You are on page 1of 5

ĐẢNG SÂM

Radix codonopsis Pilosulae

Đảng Sâm (Radix codonopsis) là rễ phơi khô của nhiều loài


Codonopsis pilosula (Franch) Nannf, Codonopsis tangshen Oliv (Xuyên
đảng sâm) và một số Codonopsis khác, đều thuộc họ Hoa chuông. Đảng
sâm được ghi đầu tiên trong sách “Bản kinh phùng nguyên” với tên
Thượng đảng nhân sâm. Cây thuốc được trồng nhiều ở các nơi Sơn Tây,
Thiểm Tây, Cam túc và Đông bắc Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây thuốc có
ở các tỉnh Lạng Sơn, CAo bằng, Lào Cai, người Thổ gọi Đảng sâm là cây
cỏ rầy cáy, mần cáy, lầy cáy. Đảng sâm có tên : Lộ đảng, đài đảng,
phòng đảng, Sứ đầu sâm.

I. Tính vị quy kinh:


Ngọt bình; quy kinh Tỳ Phế
Theo các sách cổ: Sách “Đắc phối bản thảo” ghi: Nhập thủ túc thái
âm kinh khí phần. Sách “Bản thảo tái tân”: Nhập 3 kinh tâm phế tỳ.

II. Thành phần chủ yếu: Saponin, alkaloid, sucrose, glucose,


insulin. Trong Đảng sâm Trung Quốc có: Saponin, đường chất bột và vi
lượng Alkaloid (14).

III. Tác dụng dược lý:


1. Theo y học cổ truyền:
Đảng sâm có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân dưỡng huyết, chủ trị
chứng trung khí bất túc, phế khí hư nhược, khí tân lưỡng hư, huyết hư
hoặc khí huyết lưỡng hư.
* Trích đoạn y văn cổ:
- Sách “Bản thảo phùng nguyên”: Thưởng đảng nhân sâm tuy không
có tác dụng cam ôn tuấn bổ nhưng có tác dụng cam bình thành bổ, không
như Sam sâm tính hàn chuyên tả phế khí.
- Sách “Bản thảo tùng tân”: Bổ trung ích khí, hòa tỳ vị, trừ phiền
khát. Trung khí hư ít thì dùng để điều bổ.
- Sách “Đắc bồi bản thảo”: Thượng đảng nhân sâm cùng với Hoàng
kỳ làm mạnh phần vệ, phối hợp với Thạch liên cầm lỵ, cùng dùng với
Đương quy hoạt huyết, giúp Táo nhân bổ tâm, dùng bổ phế thì chế mật
chưng chín, dùng bổ tỳ sợ khí trệ thì thêm ít Tang bì hoặc gia Quảng bì.
- Sách “Bản thảo cương mục thập di” (quyển 3): Trị phế hư, thuốc có
tác dụng ích phế khí.
- Sách “Bản thảo chính nghĩa”: Đảng sâm bổ tỳ dưỡng vị, nhuận phế
sinh tân, kiện vận trung khí, so với Nhân sâm không thua mấy. Thuốc
kiện tỳ mà không gây táo, dưỡng vị âm mà không gây thấp, nhuận phế
mà không gây mát lạnh, dưỡng huyết mà không gây nê trệ…
2. Kết quả nghiên cứu Dược lý hiện đại:
2.1. Thuốc có tác dụng tăng sức:
Chống mệt nỏi và tăng sự thích nghi của súc vật trong môi trường
nhiệt độ cao. Thực nghiệm trên súc vật cũng chứng minh Đảng sâm có
tác dụng trên cả hai mặt hưng phấn và ức chế của vỏ não. Thí nghiệm cho
thấy dịch chiết xuất thô của Đảng sâm có tác dụng làm tăng sự thích nghi
của chuột nhắt trong trạng thái thiếu dưỡng khí (do thiếu dưỡng khí ở tổ
chức tế bào, do suy tuần hoàng, hoặc do làm tăng sự tiêu hao dưỡng
khí…) thuốc đều có tác dụng với mức độ khác nhau.
2.2. Thuốc có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể:
Dùng chế phẩm Đảng sâm tiêm bụng, tiên bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
chuột nhắt đều có tác dụng làm tăng số lượng của thực bào rõ rệt, thể tích
tế bào tăng giả túc nhiều hơn, khả năng thực bào cũng tăng. Các thành
phần trong tế bào như DNA, RNA, các enzym ACP, ATP, hoạt tính của
cá enzym acid được tăng lên rõ rệt. Nồng độ cao của Đảng sâm có tác
dụng ức chết sự phân liệt của tế bào lâm ba ở người, còn nồng độ thấp lại
có tác dụng tăng nhanh sự phân liệt.
2.3. Tác dụng của thuốc đối với máu và hệ thống tạo máu:
Nước, cồn và nước sắc Đảng sâm đều có tác dụng làm tăng số lượng
hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm số lượng bạch cầu trong đó lượng bạch
cầu trung tính tăng còn lượng tế bào lâm ba lại giảm. Dịch tiêm Đảng sâm
tăng nhanh máu đông mà không có tác dụng tán huyết. Tiêm mạch máu
dung dịch Đảng sâm 20% 4ml/kg cân nặng hoặc cho uống mỗi ngày 20g
đều thấy hồng cầu tăng lên, bạch cầu giảm xuống. Có tác giả cho rằng tác
dụng bổ huyết của Đảng sâm là kết quả của chất Đảng sâm cùng với sự
cộng đồng tác dụng của chất đó với một thành phần nào đó trong lách
(trích yếu Văn kiện nghiên cứu trung dược, tr 535, Nhà xuất bản Khoa
học xuất bản 1965).
2.4. Tác dụng của thuốc đối với hệ tiêu hóa:
Dịch của Đảng sâm làm tăng trương lực cơ của hồi tràng chuột Hà
Lan cô lập hoặc bắt đầu thì giảm, tiếp theo là tăng cường độ co bóp lớn
hơn, tần số lại châm đi và thời gian kéo dài. Nồng độ thuốc tăng lên thì
trương lực cũng tăng theo. Dịch Đảng sâm có tác dụng đối kháng rõ đối
với chất 5 – HT gây co bóp ruột nhưng đối với Ach gây co bóp ruột thì
không có tác dụng. Đảng sâm có tác dụng bảo vệ rõ rệt đối với 4 loại mô
hình gây loét bao tử ở súc vật (gây loét do kích thích, gây viêm, gây loét
acid acetic, loét do thắt môn vị).
2.5. Tác dụng đối với hệ tim mạch:
Cao lỏng Đảng sâm và chiết xuất cồn tiêm tĩnh mạch chó và thỏ gây
mệ có tác dụng hạ áp trong thời gian ngắn. Tiêm tĩnh mạch dịch chiết
xuất Đảng sâm với liều lượng 2g/1kg cho mèo gây mê có tác dụng tăng
cường độ co bóp của tim , tăng lưu lượng máu cho não, chân và nội tạng.
Truyền dịch Đảng sâm với dịch tỷ lệ 1:1 20-25ml cho thỏ nhà choáng do
mất máu có tác dụng nâng áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm hạ, nhịp tim
chậm lại, so với tổ đối chiếu dùng Nhân sâm, Cam thảo, nhận thấy tác
dụng nâng áp của Đảng sâm cao hơn. Theo tài liệu “Tiếp tục nghiên cứu
tác dụng đối với huyết áp của Đảng sâm” (trích yếu Văn kiện nghiên cứu
Trung dược, tr 536,1965) thì tác dụng hạ áp của Đảng sâm trên thực
nghiệm súc vật là do tác dụng dãn mạch ngoại vi và tác dụng ức chế
Adrenalin của thuốc gây nên.
2.6. Ngoài ra
Thuốc còn có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của chuột cống, có
tác dụng nân cao corticosterone trong huyết tương, nâng cao đường
huyết.
2.7. Đảng sâm còn có tác dụng kháng viêm, hóa đàm chỉ khái.
Thuốc trên thực nghiệm in vitro có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ
khác nhau đối với các loại vi khuẩn sau: Não mô cầu khuẩn, trực khuẩn
bạch hầu, trực khuẩn đại tràng và phó trực khuẩn đại tràng, tụ cầu khuẩn
vàng, trực khuẩn lao ở người.

IV. Ứng dụng lâm sàng


1. Trong điều trị bằng đông y:
Đảng sâm thường được sử dụng thay nhân sâm trong những bài thuốc
bổ khí (nhưng lượng phải gấp 2 – 3 lần), nhất là chứng tỳ vị hư yếu, tiêu
hóa kém thường kết hợp với Bạch truật, Bạch linh, Hoài sơn, liên nhục…
Bài thuốc như Sâm kinh bạch truật án, Hương sa lục quân, Bổ trung ích
khí chữa bệnh suy dinh dưỡng trẻ em, tiêu chảy kéo dài do rối loạn hấp
thu đường tiêu hóa.
2. Dùng trị chứng thiếu máu do dinh dưỡng kém, do thiếu chất sắt
thường dùng kết hợp với Thục địa, Đương quy, Kê huyết đằng, Bạch
thược, như bài: Bổ huyết thang
Đảng sâm 16g
Kê huyết đằng 40g
Đương quy 20g
Bạch thược 12g
Thục địa 24g
Sắc nước uống
3. Đảng sâm dùng trong các bài thuốc bổ phế khí âm trị chứng
ho lâu ngày (thường gặp trong các bệnh viêm phế quản mạn tính, lao
phổi) thường phối hợp với A dao, Ngũ vị tử, Tử uyển như các bài:
* Thanh táo cứu phế thang:
Tang diệp 12g
Thạch cao 12g (sắc trước)
Đảng sâm 12g
Cam thảo 4g
Hồ ma nhân 6g
A dao 8g (hòa với nước sắc thuốc uống)
Mạch môn 12g
Hạnh nhân 6g
Tỳ bà diệp (chích mật)
Sắc uống có tác dụng nhuận phế hóa đàm
* Sinh mạch tán (nội ngoại thương biện hoặc luận)
Đảng sâm 12g
Mạch môn 12g
Ngũ vị tử 8g
 Sắc uống, có tác dụng bổ khí tư âm liễm hãn.
4. Trị xuất huyết tử cung năng
Dùng độc vị Đảng sâm lượng mỗi ngày 30 – 60g, sắc uống, chia 2 lần
(sáng – tối), uống liên tục 5 ngày trong thời kỳ kinh nguyệt. Đã trị 37 ca
khỏi 5 ca, kết quả tốt 14 ca, có kết quả 10 ca, 8 ca không kết quả (Trung y
tạp chí Chiết Giang 1986, 5, 207).
5. Trị suy nhược thần kinh:
Dùng dịch tiêm Phức phước Đảng sâm ( mỗi ml Đảng sâm có 1g,
vit.B1 50mg), tiêm bắp mỗi ngày 1 lần 2ml, liệu trình 15 ngày có kết quả
nhất định ( Báo cáo khoa học kỹ thuật Y dược Hồ Bắc 1976, 3, 25).
6. Trị huyết áp thấp
Đảng sâm 16g
Hoàng tinh 12g
Nhục quế 10g
Cam thảo 6g
Đại táo 10 quả
 Sắc uống ngày 1 thang.
15 ngày 1 liệu trình, dùng 1 – 2 liệu trình; đã trị 30 ca, 28 ca có kết
quả, 2 ca kết quả không rõ (Báo Trung Y Dược Quảng Tây, 1985, 5, 36).
7. Trị viêm phế quản mãn tính thể khí hư huyết ứ:
Phùng Thế Luân và cộng sự dùng Đảng sâm, Ngũ linh chi, SInh
khương, Thương truật, mỗi thứ 10g sắc nước uống cô còn 200ml ( lượng
uống 3 ngày) gia đường mía vừa đủ đóng vào chai, đã trị 32 ca mỗi năm,
uống thuốc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mỗi lần 10 – 20ml, ngày 3
lần (những lúc sốt cảm không uống), uống liên tục 1 – 2 tháng, có kết quả
93 – 75%, kết quả tốt 53.13%, không có phản ứng phụ (Theo tờ Thông
báo Trung dược 1986, 3, 55).

V. Liều lượng thường dùng:


6 – 30g dùng trong các bài thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Chú ý: Có tác giả báo cáo dùng lượng sâm quá lớn (mỗi liều 63g Đảng
sâm) gây cho bệnh nhân khó chịu vùng trước tim và nhịp tim không
đều, ngưng thuốc thì hết (Báo cáo của Khương Đình Lương, Tài liệu
nghiên cứu Trung Y Dược 1976, 4, 33). Theo dược điển Trung Quốc,
không nên dùng chung với Lê Lô.

You might also like