You are on page 1of 6

Phương pháp SQI

Giới thiệu của tác giả


Chương trình kiểm toán và phân tích rừng xác định một lượng lớn các đặc tính
hóa học và vật lý của đất nhằm phục vụ cho việc đánh giá chất lượng đất rừng.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã phát triển một chỉ số mới đối với sức khỏe của rừng,
chỉ số chất lượng đất (SQI), đây là một chỉ số tổng hợp từ 19 thông số đơn lẻ về
đặc tính vật lý và hóa học của đất rừng, các thông số này là các đặc trưng tiêu biểu
của chất lượng đất rừng. Các vùng đất khác nhau sẽ có những giá trị của chỉ số
SQI không giống nhau, điều này là do sự khác biệt về giá trị của các thông số đặc
tính đất rừng ở từng vùng. Chỉ số SQI là một công cụ mới phục vụ cho việc xây
dựng nền tảng về kiểm kê rừng, cũng như việc dự báo chiều hướng diễn biến của
rừng.
Tác giả
Michael C. Amacher là một nhà khoa học nghiên cứu về đất thuộc chương
trình Forest and Woodland được thực hiện bởi phòng thí nghiệm về Khoa học
rừng ở Logan, UT. Là một nhà khoa học đạt nhiều bằng cấp từ trường Đại học
bang Pennsylvania chẳng hạn như: B. S. và M. S. trong lĩnh vực hóa học và ông là
tiến sĩ về nghiên cứu hóa học đất. Ông nghiên cứu về các ảnh hưởng của tự nhiên
và nhân tạo đến sự rối loạn các đặc tính đất và ông đã phát triển nhiều phương
pháp hữu hiệu trong việc phục hồi các hệ sinh thái bị hủy hoại. Ông cũng là
chuyên gia của FIA về nghiên cứu các chỉ thị đất ở miền Tây.

Phương pháp

Hiện nay, phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng đất – SQI đã được ứng dụng
khá rộng rãi trong việc phân tích, đánh giá đối với nhiều loại đất rừng trên thế giới,
điển hình là trong các báo cáo của chương trình phân tích và kiểm kê rừng (FIA).
Chỉ số này được phát triển bởi Michael C. Amacher, Katherine P.O’Neill và
Charles H.Perry khi nghiên cứu về các loại đất rừng ở Mỹ và chỉ số SQI đã được
giới thiệu trong báo cáo của USDA vào năm 2005.
Một sự mô tả ngắn gọn về sự phát triển của chỉ thị đất và một phần nhỏ của
chương trình FIA được đưa ra bởi O’Neill và các cộng sự (2005a,b). Ba tầng rừng
và 2 loại đất khoáng chính được thu thập từ mỗi pha của FIA. Tại mỗi tầng rừng
được lấy mẫu, chúng tôi lấy ở hai vị trí (tầng mặt và tầng chứa mùn) với bán kính
30.5cm, sau đó chúng tôi đã gửi chúng đến phòng thí nghiệm của FIA để xác định
các thông số về trọng lượng mẫu, độ ẩm, tổng cacbon và nito. Hai loại đất khoáng
được lấy ở độ sâu 0-10cm và 10-20cm bằng một dụng cụ lấy mẫu đất chuyên
dụng. Phân tích mẫu đất khoáng với các chỉ tiêu về trọng lượng mẫu, độ mùn, độ
ẩm, thành phần hạt thô, nước và pH, cacbon tổng, cacbon hữu cơ, cacbon vô cơ,
tổng nito (N), 1 M NH4Cl các cation trao đổi (Na, K, Mg, Ca, Al), 1 M NH4Cl các
chất khoáng vi lượng chiết được (Mn, Fe, Ni, Cu, Zn, Cd, Pb), 1 M NH4Cl lưu
huỳnh chiết được (S), và photpho chiết được (P). Chi tiết về các yếu tố này được
trình bày trong báo cáo của Amacher và cộng sự năm 2003, và O’Neill và cộng sự
2005a,b, dịch vụ rừng USDA năm 2005. Trong phương pháp này, chúng tôi chỉ
tập trung vào sự phát triển chỉ số SQI từ việc xác định các đặc tính của đất khoáng,
đưa ra một vài ví dụ tính toán SQI sử dụng cơ sở dữ liệu đất của FIA, và chúng tôi
để xuất việc sử dụng mở rộng chỉ số SQI trong đánh giá chất lượng đất rừng.
Giá trị ban đầu các thông số của đất khoáng, ý nghĩa, và các giá trị của chúng
sẽ được liệt kê trong bảng 1. Việc giải thích ý nghĩa của các giá trị được chọn sẽ
được trình bày trong phần phụ lục của phương pháp này. Giá trị của các chỉ số tại
mỗi vị trí đối với tất cả đặc tính của đất khoáng được xác định dựa trên tổng các
giá trị theo công thức:
Tổng SQI = ∑ các giá trị đơn lẻ
Giá trị tối đa của tổng SQI là 26, đây là tổng giá trị của tất cả 19 chỉ tiêu phân
tích. Tổng SQI của từng mẫu được thể hiện dưới dạng phần trăm trên giá trị tối đa
của SQI được tính như sau:
SQI, % = (tổng SQI của mẫu / giá trị tối đa SQI của các chỉ số được phân tích)
x 100
Như vậy, các chỉ số không được xem xét đến trong công thức tính SQI được
xem như không đóng góp vào tổng giá trị của chỉ số này. Tuy nhiên, chúng tôi đề
nghị rằng tổng SQI chỉ nên được xác định trên một vài thông số trong tổng 19
thông số được phân tích, vì nếu chúng ta sử dụng tất cả 19 thông số có thể sẽ tạo
nên các nhận định không chính xác đối với chất lượng đất, bởi vì tổng giá trị SQI
trong trường hợp này sẽ bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố làm cho đánh giá của
chúng ta kém chính xác.
Bảng 1: các giá trị chỉ số chất lượng đất và các ngưỡng giá trị tương đương theo
SQI
Quy về
Thông số Giá trị Ý nghĩa
SQI

> 1,5 Có thể gây ra các ảnh hưởng có hại 0


Dung trọng
(g/cm3)
≤ 1,5 Không gây ra các ảnh hưởng có hại 1

> 50 Có thể gây ra các ảnh hưởng có hại 0


Khoáng vật trong
đất
≤ 50 Không gây ra các ảnh hưởng có hại 1
< 3,0 Axit rất mạnh - phần lớn không có cây phát triển -1

Axit mạnh - chỉ các cây chịu được môi trường axit có thể 0
phát triển trong dãy pH này trong trường hợp nồng độ các
3,01 đến 4,0
chất hữu cơ đủ để làm giảm bớt các Al chiết được và một
số kim loại khác

Axi trung bình - sự phát triển của các cây không chịu được 1
4,01 đến 5,5 môi trường axit sẽ bị ảnh hưởng do nồng độ của Al, Mn
chiết được và một số kim loại khác

Axit nhẹ - điều kiện phát triển tốt cho nhiều loài cây, đặc 2
5,51 đến 6,8
biệt đối với các cây chịu được môi trường axit

pH đất Gần trung tính - điều kiện phát triển tốt cho nhiều loài cây, 2
6,81 đến 7,2
ngoại trừ các loài cây ưa môi trường axit

Kiềm nhẹ - điều kiện phát triển tốt cho nhiều loài cây, 1
ngoại trừ các loài cây thích hợp với môi trường axit, môi
7,21 đến 7,5
trường này thiếu hụt của P tự do và một vài kim loại (ví dụ
Zn)

Kiềm trung bình - thích hợp đối với các loài cây thích nghi 1
7,51 đến 8,5 đối với dãy pH này, môi trường này có nhiều P và chứa ít
các kim loại

Kiềm mạnh - thích hợp đối với các loài cây thích nghi với 0
> 8,5 dãy pH này, môi trường này chứa nhiều P và các độc chất
oxyanion

Cao - hàm lượng cacbon hữu cơ cao thuận lợi cho nhiều 2
>5
loài cây phát triển

Tổng cacbon hữu 1 đến 5 Trung bình - lượng cacbon tương đối đầy đủ cho cây 1
cơ trong đất (%)
Thấp - có thể nói tại đây diễn ra quá trình suy giảm cacbon 0
<1 từ việc xói mòn hoặc các tiến trình suy thoái đất khác, đặc
biệt trong những vùng lạnh và ôn đới

> 0,5 Cao - nguồn dự trữ phong phú của nito trong đất 2
Tổng nito trong
0,1 đến 0,5 Trung bình - lượng nito tương đối đầy đủ cho cây 1
đất (%)
< 0,1 Thấp - có thể là dấu hiệu của sự suy giảm N hữu cơ 0

Phần trăm Na > 15 Cao - đất Sodic gây nhiều tác hại cho cây 0
trao đổi
(Natd/ECECx100) ≤ 15 Các tác động có hại không xảy ra 1

K (mg/kg) > 500 Cao - rất tốt cho cây sinh trưởng 2

100 đến 500 Trung bình - đủ cho phần lớn các loài cây 1

< 100 Thấp - có thể không đủ cung cấp cho cây phát triển 0
> 500 Cao - rất tốt cho cây sinh trưởng 2

Mg (mg/kg) 50 đến 500 Trung bình - đủ cho phần lớn các loài cây 1

< 50 Thấp - có thể không đủ cung cấp cho cây phát triển 0

> 1000 Cao - điều kiện tốt cho cây phát triển, đất đá vôi 2

101 đến 1000 Trung bình - đủ cho hầu hết các loài cây phát triển 1
Ca (mg/kg)
10 đến 100 Thấp - có thể không đủ cung cấp cho cây phát triển 0

Rất thấp - đất thiếu hụt Ca trầm trọng, gây nhiều tác hại -1
< 10
đến cây rừng

> 100 Cao - có thể gây ra các ảnh hưởng có hại 0

Trung bình - chỉ có các loài thực vật nhạy cảm với Al mới 1
11 đến 100
bị ảnh hưởng
Al (mg/kg)
Thấp - hầu như không gây ra các ảnh hưởng có hại đến 2
1 đến 10
cây trồng

<1 Rất thấp - môi trường đất kiềm 2

Cao - có thể gây ra các ảnh hưởng có hại đối các loài thực 0
> 100
vật nhạy cảm với Mn

Trung bình - gây ra các ảnh hưởng có hại, có dấu hiệu đất 1
11 đến 100
thiếu hụt Mn
Mn (mg/kg)
Thấp - các ảnh hưởng có hại ít xảy ra, đất có thể bị thiếu 1
1 đến 10
hụt Mn

<1 Rất thấp - đất thiếu nhiều Mn 0

> 10 Cao - chưa phát hiện các ảnh hưởng có hại lên cây rừng 1

Trung bình - chưa phát hiện các ảnh hưởng có hại lên cây 1
Fe (mg/kg) 0,1 đến 10
rừng

< 0,1 Thấp - đất thiếu hụt Fe, có thể là đất đá vôi 0

Ni (mg/kg) Cao - có thể gây độc đối với các thực vật nhạy cảm với Ni, 0
>5 đất rắn, vùng khai thác khoáng hoặc gần các khu công
nghiệp phát thải Ni

Trung bình - chưa phát hiện các ảnh hưởng có hại lên cây 1
0,1 đến 5
rừng

< 0,1 Thấp - các ảnh hưởng có hại lên cây rừng không nghiêm 1
trọng

Cao - gây độc đối với các loài thực vật nhạy cảm với Cu, 0
>1 là dấu hiệu của vùng đất bị nhiễm Cu do hoạt động công
nghiệp hoặc vùng khai thác khoáng

Cu (mg/kg) Trung bình - các ảnh hưởng có hại đối với cây rừng hầu 1
0,1 đến 1
như không xảy ra

Thấp - gây nên tình trạng thiếu hụt chất hữu cơ, đất đá vôi 0
< 0,1
hoặc đất cát

Cao - gây độc đối với các loài thực vật nhạy cảm với Zn, 0
> 10 là dấu hiệu của vùng đất bị nhiễm Zn do hoạt động công
nghiệp hoặc vùng khai thác khoáng

Zn (mg/kg) Trung bình - các ảnh hưởng có hại đối với cây rừng hầu 1
1 đến 10
như không xảy ra

Thấp - trong đất đá vôi và đất cát hàm lượng Zn không 0


<1
đáp ứng đủ cho cây trồng

> 0,5 Cao - Có thể gây hại đối với cây rừng 0

Trung bình - các ảnh hưởng có hại đối với cây rừng hầu 1
0,1 đến 0,5
Cd (mg/kg) như không xảy ra

Thấp - các ảnh hưởng có hại đối với cây rừng hầu như 1
< 0,1
không xảy ra

Cao - một số trường hợp có thể gây ra các tác động có hại 0
>1 đối với cây rừng, đất có dấu hiệu bị Pb do hoạt động công
nghiệp hoặc vùng khai thác khoáng

Pb (mg/kg) Trung bình - các ảnh hưởng có hại lên cây rừng hầu như 1
0,1 đến 1
không xảy ra

Thấp - các ảnh hưởng có hại lên cây rừng hầu như không 1
< 0,1
xảy ra

Cao - thường là những vùng đất có thạch cao, sự lắng tụ 0


> 100 của khí quyển, vùng khai khoáng, bị ảnh hưởng bởi các
nguồn công nghiệp
S (mg/kg)
Trung bình - các ảnh hưởng có hại lên cây rừng hầu như 1
1 đến 100
không xảy ra

<1 Thấp - đất tại một số vùng có thể bị thiếu hụt S 0

0,03 M NF4 + > 30 Cao - đất có nguồn dự trữ P dồi dào đối với các cây trong 1
0,025 M HCL môi trường đất axit, có thể tạo ra các ảnh hưởng có hại đối
(Bray 1) P với nguồn nước do việc rửa trôi của đất có hàm lượng P
(mg/kg) cao
Trung bình - đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu P cho cây 1
15 đến 30
rừng phát triển

< 15 Thấp - đất có thể bị thiếu hụt P 0

Cao - đất có nguồn dự trữ P dồi dào trong điều kiện axit 1
nhẹ đến đất kiềm, có thể tạo ra các ảnh hưởng có hại đối
> 30
với nguồn nước do việc rửa trôi của đất có hàm lượng P
pH 8,5; 0,5 M cao
NaHCO3 (Olsen)
P (mg/kg) Trung bình - đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu P cho cây 1
10 đến 30
rừng phát triển

< 10 Thấp - đất có thể bị thiếu hụt P 0

Nhận định nhỏ


Đối với đất ở tầng 10 - 20cm có xu hướng có tổng chỉ số SQI thấp hơn tầng 0 -
10cm.
Tầng đất 10 - 20cm có xu hướng có tỷ trọng cao hơn và có hàm lượng cacbon
hữu cơ thấp hơn tầng 0 - 10cm, do đó tầng 10 - 20cm thường có tổng SQI thấp.

Trong đất, các đặc tính này thường gây ảnh hưởng đến các đặc tính khác. Bởi
vì chỉ số SQI dựa trên 19 thông số phân tích đất, nên một vài giá trị sẽ bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố có khả năng tương tác với chúng.

SQI được xây dựng dựa vào 19 chỉ tiêu vật lý và hóa học, các chỉ tiêu này có
thể được sử dụng để đánh giá chiều hướng diễn biến của chất lượng đất rừng và
thành lập một cơ sở dữ liệu nền nhằm phục vụ cho đánh giá đối với các loại đất và
rừng khác.

You might also like