You are on page 1of 3

Giải phái cải tạo và nâng cao chất lượng đất rừng vườn Quốc gia Phú Quốc

1) Tại vuờn Quốc gia Phú Quớc có 3 dạng sinh thái rừng là rừng chưa phục hồi,
rừng đang phục hồi và rừng đã phục hồi. Trong đó chất lượng đất và cây rừng
tại rừng chưa phục hồi rất xấu nên cần được quan tâm cải tạo và sử dụng một
cách hợp lý. Để thực hiện điều này cần thực hiện một số biện pháp sau:
Các biện pháp chống xói mòn
Ý nghĩa của việc bảo vệ đất bị xói mòn
Vấn đề chính của việc bảo tồn đất đai là làm giảm sự xói mòn, ngăn ngừa sự
cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất và giảm sự lạm dụng quá mức đất canh tác.
Thường thì sự bảo vệ đất không nhận được kết quả rõ rệt vì tốc độ xói mòn diễn ra
rất chậm và kéo dài nên khó thấy được sự tác động hữu hiệu của nó. Thí dụ như sự
xói mòn do gió và nước mưa xảy ra mỗi năm là 1mm thì ta không thấy được tầm
quan trọng của nó, nhưng nếu sau 25 năm hoặc hơn nữa, 50 năm chẳng hạn thì đó
là một vấn đề rất lớn, nó làm cho diện mạo của đất trở nên khác hẳn.
Các biện pháp thực hiện chống xói mòn
 Một số cách cản trở tác nhân gây xói mòn
a) Tác nhân gây xói mòn do nước
- Trồng rừng tạo một lớp phủ vĩnh viễn
- Bảo vệ bề mặt đất bằng cách giữ lớp thảm mục
- Thu hẹp độ dài và dốc các sườn đồi
- Trồng các vành đai cố định
- Trồng cây theo dãy
- Tăng độ gồ ghề trên bề mặt đất
- Duy trì kích cỡ các viên đá cuội để gió không cuốn đi được
Có thể chống xói mòn đất bằng cách tổng hợp các biện pháp:
1- Nông nghiệp: canh tác theo đường đồng mức, chọn thời vụ thích hợp, bón
phân, phủ đất…trong các vùng đệm và phân khu phục hồi sinh thái
2- Lâm nghiệp: trồng rừng trên đồi núi và dọc ven biển, ven sông;
3- Hoá học kết hợp với sinh học: dùng chất liên kết màng và cây cỏ che phủ
mặt đất quanh năm.
Các biện pháp chống xói mòn trên đất dốc
Trên các đồi trọc, sườn đồi được sử dụng để canh tác, do có độ dốc nên sự
xói mòn xảy ra mãnh liệt hơn ở vùng bình nguyên. Dựa vào quan niệm lâu đời của
nông dân vùng cao và quan điểm đổi mới trong sử dụng và quản lý đất dốc. Những
tiến bộ mới trong canh tác và bảo vệ đất dốc được áp dụng như:
Tái sinh các loại đất đã bị thoái hoá không canh tác được
Có thể dùng các loài cây hoang dại, ngắn ngày, chống chịu tốt, đa chức
năng, có triển vọng áp dụng để cải tạo đất. Các loại cỏ tín hiệu, cỏ lông ẩm, cỏ
lông Ruzi có bộ rễ phát triển mạnh, cỏ Vetiver có khả năng phá vỡ lớp đất rắn bề
mặt và khi phân huỷ sẽ làm cho đất tơi xốp hơn.
Dùng tàn dư thực vật che phủ bề mặt
Phủ đất là biện pháp hữu hiệu chống xói mòn đất thông qua việc tránh tiếp
xúc trực tiếp của hạt mưa với mặt đất và hạn chế dòng chảy bề mặt. Ngoài ra còn
làm tăng hàm lượng hữu cơ cho đất qua sự phân huỷ lớp vật liệu phủ đất. Độ xốp
của đất được cải thiện nhanh từ đó làm tăng khả năng hấp thụ và giữ nước của đất,
tăng cường hoạt tính sinh học của đất, tạo điều kiện cho bộ rễ cây trồng phát triển
tốt. Che phủ đất cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thông qua
việc chống xói mòn rửa trôi đất, tăng dung tích hấp thụ của đất. Một tác dụng quan
trọng nữa là hạn chế gần như tuyệt đối cỏ dại cạnh tranh với cây trồng, từ đó giảm
công lao động làm cỏ và góp phần tăng năng suất cây trồng.
Vật liệu dùng để che phủ rất đơn giản và dễ kiếm: Sản phẩm phụ sau thu
hoạch (rơm, rạ, thân cây…), các loại cỏ, cây hoang dại, ưu tiên các loại cây hoang
dại, bán hoang dại và các loại cây đã thích nghi cao. Từ thực nghiệm quy mô nhỏ,
kỹ thuật che phủ đất dốc bằng tàn dư thực vật đã và đang được phổ biến rộng rãi,
được các vùng dân tộc miền núi phía Bắc áp dụng có hiệu quả.
Tạo lớp che phủ đất bằng lớp thực vật sống
Có thể thí điểm trồng các loại cây tán thấp xen kẽ trong khu vực, ưu tiên
các loại cây bản địa nhằm không phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái ngay tại Phú Quốc.
Cây trồng ưu tiên phải có bộ rễ nông, lan rộng, có tán lớn nhưng độ cao hạn chế
nhằm tránh cạnh tranh với các cây thân gỗ lớn có giá trị trong rừng.
Ngoài biện pháp chống xói mòn cho đất để phục hồi rừng, còn có thể giao
khoáng đất cho dân để trồng rừng hoặc cây hoa màu thích hợp với vùng đất khô
cằn như cây lạc dại là cây họ đậu sinh trưởng vô hại, có tác dụng che phủ chống
xói mòn đất dốc, cho sinh khối lớn, làm thức ăn gia súc và làm chất hữu cơ giàu
đạm cải tạo đất, rễ có nốt sần có khả năng cố định đạm cho đất.
Ngoài ra còn có thể chuyển giao những khu vực rừng chưa phục hồi này
cho các Công ty du lịch để khai thác du lịch.
2) Một vấn đề cần được quan tâm đặc biệt là hồ chứa nước tại xã Hàm Ninh, đây
là nguồn nước ngọt cung cấp cho toàn bộ cư dân Phú Quốc. Dó đó cần được quan
tâm bảo vệ nghiêm ngặt, nhất là rừng bao quanh hồ.
3) Đất cát tại vườn Quốc gia Phú quốc chiếm tỉ lệ khá lơn, tại những nơi đất cát
này cây trồng phát triển không tốt và thưa thớt. Do đó cần thực hiện một số biện
pháp để cải tạo và nâng cao chất lượng đất cũng như sử dụng các loại cây trồng
phù hợp với loại đất này
Trồng các loại cây thích hợp với đất cát và có khả năng giữ đất như cây lạc
dại là cây họ đậu sinh trưởng vô hại, có tác dụng che phủ chống xói mòn đất
dốc, cho sinh khối lớn, làm thức ăn gia súc và làm chất hữu cơ giàu đạm cải
tạo đất, rễ có nốt sần có khả năng cố định đạm cho đất.
Trồng các loại cây lâm nghiệp thích hợp với đất cát như Keo lai và tràm
hoa vàng…
4) Tình trạng lấn rừng ở thị trấn Dương Đông vẫn còn xảy ra, dó đó cần phải thực
hiện một số biện pháp để ngăn chặn việc lấn rừng
Cán bộ kiểm lâm tại đây cần phải tích cực rà soát trên địa bạn nhằm ngăn
chặn kịp thời tình trạng lấn rừng.
Thu hồi và có những biện pháp xử lý thích hợp đối với những hộ dân lấn
rừng trái phép.
5) Các công trình giao thông trên địa bàn Phú Quốc cũng ảnh hưởng đến rừng, do
đó khi quy hoạch và xây dựng các công trình giao thông cũng cần phải có phương
án bảo vệ cụ thể nhằn giảm thiểu sự thấp thoát nguồn tài nguyên rừng.

You might also like