You are on page 1of 77

1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

GVHD: SVTH:
2

1.1 Tổng quan về vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu (VLTL) là một chuyên ngành lâm sàng của y học , ứng dụng các kỹ thuật
dựa trên các nhân tố vật lý , sinh lý , tâm lý …tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể nhằm
gây kích thích và điều trị một số bệnh .
Với những ưu điểm đặc biệt , điều trị bệnh mà không cần dùng thuốc , VLTL đã nhanh
chóng chiếm được ưu thế . Tổng quát ,có thể nói những hiệu ứng phụ khi dùng thuốc hay các
phương pháp hoá trị liệu tất nhiên dẫn đến xu huớng sử dụng các phương pháp chữa bệnh dựa
trên những yếu tố tự nhiên . Nhiều bệnh nhân cũng hy vọng sử dụng các biện pháp vật lý để trì
hoãn hay tránh phẫu thuật .Hơn nữa do tuổi thọ ngày càng cao,phân bố tuổi tác trong cộng đồng
dân cư cũng đã khác, chuyển mạnh theo xu thế ngày càng có nhiều người cao tuổi trong cộng
đồng .Vì vậy số người mắc bệnh mãn tính ngày càng tăng cao, nhất là những bệnh sinh ra như
kết quả của quá trình thoái hoá .Chính với những bệnh này, phương pháp VLTL tỏ rõ những ưu
việt của mình . Nhờ sử dụng lặp lại một cách liên tục cơ chế kích thích – phản ứng , khả năng tự
tổ chức của cơ thể được phát huy và tăng sức phòng vệ,uy lực đề kháng vốn vẫn tiềmẩn trong
con người.Cũng cần nhấn mạnh vai trò VLTL trong tổng thể y học phục hồi nói chung.VLTL và
y học phục hồi là hai phương pháp điều trị gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau .Người ta tính ra
rằng , hầu hết các phương pháp sử dụng trong y học phục hồi liên quan đến các tác nhân vật lý.
Cuối cùng,VLTL cũng có nhiều dạng ứng dụng trong y học dự phòng đối với nhiều loại
bệnh khác nhau.Trong điều trị ngày nay có nhiều quá trình chuyển tiếp một các linh hoạt , bao
gồm cả việc phòng bệnh cho những người chưa phải là đối tượng của bệnh viện.
Lẽ đương nhiên, VLTL cần phải được hiểu và được nhìn nhận trong mối quan hệ
nhất quán với tất cả các phương pháp trị liệu khác, trong đó nhiều trường hợp nó chỉ là một
phương pháp điều trị bổ sung hay thay thế và cũng nhiều khi nó là phương pháp không thể thay
thế.Sự thống nhất giữa các nhà VLTL và các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa khác là một đảm
bảo quan trọng cho thành công của phương pháp này.Ngoài ra,một môi trường tin cậy giữa bệnh
nhân và nhà VLTL cũng là nhân tố có ý nghĩa lớn khiến cho sự hợp tác đôi bên là cơ sở cần thiết
để đạt tới hiệu quả mong muốn .
Hiện nay khái niệm “vật lý trị liệu” (VLTL) thường gắn liền với “phục hồi chức
năng”(PHCN)

1.2 Lịch sử vật lý trị liệu

GVHD: SVTH:
3

Vật lý trị liệu ra đời vào 2500 BC tại Trung Quốc, Hippocrates mô tả mát xa và
hydrotherapy trong 460 BC và có thể nói là một phiên bản của các cổ VLTL hiện đại ngày nay.
Ban đầu VLTL khởi nguồn từ việc mát xa nhằm xoá tan cơn mệt mỏi rồi những bài tập thể dục
đơn giản nhằm hạn chế sự suy giảm chức năng đem lại hiệu quả khá rõ rệt. Khi công nghệ
khoa học phát triển thì VLTL không còn đơn thuần chỉ là những động tác thểdục đơn giản nữa
con người đã biết áp dụng khoa học và công nghệ vào VLTL , bắt đầu xuất hiện những thiết
bị y khoa . Những thiết bị này được ngày càng được cải thiện và không ngừng nâng cao những
tính năng ,công dụng của chúng.
Trong 3 phương pháp trị liệu chính thống của y học bao gồm ngoại khoa, hoá trị liệu và
VLTL thì VLTL có lịch sử lâu đời và thăng trầm hơn cả. Hàng ngàn năm trước công nguyên
một số tác nhân vật lý như nhiệt, lạnh,từ trường của đá nam châm tự nhiên, … đã được dùng để
chữa bệnh. Đến tận cuối thế kỷ 17 chúng vẫn được xem là những trị liệu cơ bản của y học
(Beckeer,1990).
Tuy nhiên hơn 40 năm trở lại đây, những phát triển mới của khoa học và công nghệ đã giúp
các nhà khoa học phát hiện những quy luật mới liên quan đến sự sống. Khám phá của
Fukuda và Yasuda về hiệu ứng áp điện của xương (Fukuda và Yasuda,1957), khám phá của
Becker về sự tăng trưởng và sự tái sinh có bản chất điện sinh học (Becker 1990),những đo đạc
trường điện từ của các cơ quan trong cơ thể sống,…cùng với sự khám phá đã đi vào lịch sử của
Galvanic về các dòng điện sinh lý của hệ thần kinh –cơ đã làm xuất hiện một quan điểm mới về
bản chất của sự sống,bên cạnh các quá trình hoá học còn là các quá trình vật lýmà chủ yếu là các
quá trình điện từ (Becker,1987).Khi đó có thể tác động cơ thể sống bằng các trường điện từ
ngoại sinh thích hợp cũng như đánh giá trạng thái sống bằng cách nhận các tín hiệu điện từ nội
sinh nhỏ bé và khó nắm bắt
Hiện nay ngành VLTL đang được quan tâm phát triển mạnh dựa trên nền tàng kiến thức vật
lý ứng dụng mới . Đồng thời với nguyên lý chủ yếu là ít chịu sự tác động từ các yếu tố bên ngòai
(ngoại khoa , thuốc..) , phương pháp sử dụng trong thời gian lâu dài và có tác dụng tốt với các
chứng bệnh mãn tính nên VLTL ngày càng phát triển mạnh và ứng dụng rộng rãi .

1.3 Các phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu :

GVHD: SVTH:
4

* Các tác nhân vật lý :


– Quang trị liệu (lighttherapy): dùng các ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại, tia Laser:
(laser chất rắn, laser khí,laser chất lỏng)
– Nhiệt trị liệu (thermo therapie): là một phương pháp điều trị của vật lý trị liệu, trong
đó sử dụng các tác nhân gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị. Tùy theo nhiệt độ của tác nhân
gây nhiệt, chia thành 2 loại: nhiệt nóng (có nhiệt độ từ trên 37°C đến khoảng 45-50°C) và nhiệt
lạnh (thường dưới 15°C).
– Điện trị liệu (electrotherapy): dòng điện một chiều, dòng điện xung, điện trường cao
tần, điện trường cao áp, điện cảm ứng, dòng galvanic, các dòng điện giảm đau (dòng siêu kích
thích điện – xoa bớp, dòng diadynamic, dòng giao thoa), kích thích điện thần kinh cơ,… Sử dụng
hiện tương tạo ra dịch chuyển ion, thay đổi điện thế màng, kích thích sợi thần kinh, chi phối dẫn
truyền thần kinh qua sinap, hiện tượng điện di, … trong điều trị
– Siêu âm trị liệu (ultrasound therapy): dùng sóng nén.
– Thuỷ trị liệu (hydrotherapy): các kỹ thuật như ngâm, tắm, vòi tia, uống, khí dung..
– Từ trị liệu (magnetotherapy): điện từ trường, nam châm vĩnh cửu,…
– Oxy cao áp trị liệu (hyperbaric oxygentherapy –HOT)

* Cơ động học trị liệu (mechanical dynamic therapy) : xoa bớp, kéo dãn, nắn chỉnh bằng
tay, máy kéo dãn cột sống, máy rung cơ học,…
– Tác động lực của đôi bàn tay, thay đổi áp lực tạo nên bởi siêu âm, rung cơ học của
máy rung lắc, áp lực thuỷ động và đối lưu trong thuỷ trị liệu,…tác động lên các đầu tận cùng
thần kinh cảm giác và các thụ cảm xúc giác từ da tạo nên các luồng xung động hướng tâm đến
trung ương. Những tác dụng cơ học cho ta hàng loạt các tác dụng sinh học như vận động mạch
tăng tuần hoàn máu, tăng chuyển hoá, giãn cơ, giảm đau,…

*Vận động trị liệu và phục hồi (therapeutic exercises): sử dụng các bài tập vận động cơ thể
nhằm duy trì hay phục hồi các họat động thông thường của cơ thể . Phương pháp này thường
được sủ dụng song song với các phương pháp khác VLTL trong trường hợp bị tổn thương hệ vận
động do chấn thương hay thoái hóa.

GVHD: SVTH:
5

CHƯƠNG 2
ĐIỀU TRỊ BẰNG DÒNG ĐIỆN
(ĐIỆN MỘT CHIỀU,ĐIỆN XUNG)

2.1 Cơ sở vật lý
2.1.1 Dòng điện
-Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích trong môi trường dẫn điện. Có hai

GVHD: SVTH:
6

môi trường dẫn điện điển hình và quen thuộc : dây dẫn và dung dịch điện lý. Máu và các dịch sinh
học khác dẫn điện như một chất điện lý vì trong đó có nhiều loại ion khác nhau có độ linh động
cao. Muốn có dòng điện phải có sự chênh lệch điện thế hay phải có một hiệu điện thế (thế hiệu
còn gọi là điện áp). Đại lượng vật lý này được ký hiệu là U.
- Đại lượng đặc trưng cho dòng điện là cường độ dòng điện I, cho biết lượng điện tích chạy
qua tiết diện vật dẫn trong một đơn vị thời gian (s, giây). Nếu điện lượng vận chuyển q = 1C
trong khoảng thời gian t = 1s thì cường độ dòng là 1A. Đại lượng này rất hay dùng trong điện trị
liệu. Cường độ dòng cho chúng ta biết dòng mạnh hay yếu .
- Có nhiều loại dòng điện khác nhau. Một trong những tiêu chí để phân loại dựa vào dáng
điệu của cường độ I. Đầu tiên người ta phân ra hai loại dòng điện xoay chiều và dòng điện một
chiều và sau đó là dựa vào tính chất của từng dòng mà phân loại thành dòng liên tục và dòng
xung. Các dòng dùng để chữa bệnh thường là các dòng xung có dạng tương đối phức tạp. Mỗi
dòng có hình dáng riêng và có thể đặc trưng bởi các tham số :

• Biên độ xung : đó là độ lớn của xung - cường độ dòng điện khi xung tác
dụng
• Độ kéo dài của xung : thời gian khi có dòng điện tác dụng vào
• Khoảng cách thời gian giữa hai xung
• Tần số hay biên độ của cả dãy xung

Hình 2.1 : Dòng điện không đổi và dòng biến đổi tuần hoàn theo kiểu hình sine

GVHD: SVTH:
7

Hình 2.2

Hình 2.3 : Dãy xung, khoảng cách giữa các xung, thời gian và chu kỳ

2.1.2. Dòng một chiều đều

GVHD: SVTH:
8

a. Khái niệm.
- Dòng điện một chiều đều (còn gọi là dòng Galvanic) là dòng điện có cường độ và chiều không
đổi theo thời gian.

b. Các đại lượng đặc trưng cho dòng Galvanic:


+ Cường độ (I): đơn vị là Ampe (A), Miliampe (mA).
+ Hiệu điện thế (U): là mức độ chênh lệch điện thế giữa hai điện cực của nguồn điện (đơn vị
là Volt - V).
+ Điện trở (R): là sức cản dòng điện của dây dẫn.
- Theo định luật Ôm, cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở: I=U/R.

2.1.3 Dòng điện xung


a. Khái niệm.
-Xung điện là một dòng xung không liên tục trong một thời gian ngắn có xung sau đó là khoảng nghỉ.
Dòng điện xung là dòng điện có nhiều xung điện liên tiếp tạo ra. Dòng điện xung không đổi hướng là
dòng điện xung một chiều, dòng xung luôn đổi hướng gọi là dòng điện xung xoay chiều.
b. Các đặc trưng của dòng điện xung.
- Hình dạng xung: thường dùng 3 loại hình thể là xung tam giác, xung chữ nhật, và xung hình
sin. Ngoài ra còn có các xung cải biên như: xung hình thang, hình lưỡi cày, exponentiel... Hình
dạng xung khác nhau thì mức độ tác dụng kích thích hay ức chế cũng khác nhau.

Hình dạng các dòng điện xung

GVHD: SVTH:
9

Thành phần một xung

-Các thành phần của một xung, bao gồm:


+ Thời gian dốc lên: ta.
+ Thời gian đỉnh xung: ti.
+ Thời gian dốc xuống: tb.
+ Thời gian xung: tx = ta + ti + tb.
+ Thời gian nghỉ: tp.
+ Thời gian một chu kỳ xung T = tx + tp
- Sự thay đổi các cấu phần của một xung điện có ảnh hưởng đến tác dụng sinh lý và điều trị.
- Tần số xung (F): là số chu kỳ xung trong một giây (F=1/T), đơn vị là Hz. Tần số xung có ý nghĩa
rất quan trọng đối với điều trị bằng dòng điện xung
- Dòng điện xung dùng trong điều trị là dòng xung thấp tần (dưới 1000Hz) và dòng xung trung tần
(1000-10000Hz).
+ Với tần số <20Hz thì dòng điện xung gây co cơ từng cái một
+ Với tần số từ 20-50Hz thì gây co cơ liên tục,
+ Với tần số >50Hz thì gây co cơ kiểu răng cưa,
+ Với tần số >1000Hz thì không gây co cơ.
- Cường độ xung (I): là điểm biên độ xung đạt cao nhất. Cường độ xung trung bình là cường độ
bình quân theo thời gian, bao giờ cũng thấp hơn biên độ đỉnh xung .Khi tăng cường độ dòng điện
xung lên thì cảm giác của bệnh nhân sẽ thấy các ngưỡng sau:
+ Ngưỡng cảm giác: thấy cảm giác lăn tăn như kiến bò.
+ Ngưỡng rung cơ: cơ bắt đầu có đáp ứng.
+ Ngưỡng co cơ dễ chịu: cơ co dễ chịu có tác dụng giảm đau rõ rệt.
+ Ngưỡng đau: thấy cảm giác đau buốt hay đau rát.

GVHD: SVTH:
10

- Điều trị bằng dòng điện xung là kết hợp các yếu tố trên qua tác động lên cơ thể để đạt những
đáp ứng mong muốn.

2.1.4.Các loại dòng điện xung thường dùng.

a.Dòng xung một chiều

- Xung tam giác, hay gai nhọn (Faradic).

- Xung hình chữ nhật (Leduc): là xung một chiều đều.

* Dòng gai nhọn và chữ nhật đều có tác dụng kích thích thần kinh cơ trong điều trị liệt, đặc
biệt là ở cực âm. Còn dùng trong chẩn đoán điện cổ điển.

- Xung lưỡi cày (Lapique): dốc lên nhanh, dốc xuống từ từ. Có tác dụng giảm đau mạnh.

- Xung hình sin Diadynamic hay Bernard, bao gồm:

Các dòng Diadynamic

GVHD: SVTH:
11

+ Dòng xung một pha cố định 50Hz MF (monophase fixe).

+ Dòng xung hai pha cố định 100Hz DF (diphase fixe).

+ Dòng chu kỳ ngắn CP (courtes périodes): 1giây MF + 1 giây DF .

+ Dòng chu kỳ dài LP (longues périodes): 6 giây MF + 6 giây DF (Hình 4.7).

* Trong đó nhóm xung 6 giây 100Hz có thể biến điệu cường độ.

* Dòng Diadynamic có tác dụng giảm đau nhanh và rõ rệt, đặc biệt là khi kết hợp CP và LP.
Để có tác dụng kích thích thần kinh cơ, người ta kết hợp các nhóm MF theo nhịp cách: cứ 1 giây
MF xen kẽ với 1 giây nghỉ (dòng thể dục điện).

- Dòng xung Traebert (dòng 2-5, còn gọi là dòng Ultra Reiz - UR): là dòng xung hình chữ
nhật một chiều, có thời gian xung 2ms và thời gian nghỉ 5ms, nghĩa là tần số khoảng 143Hz .
Dòng này có tác dụng chống đau nhanh và kéo dài. Tuy nhiên đây là dòng cố định nên trong khi
điều trị phải tăng cường độ dòng liên tục.

Dòng xung Traebert

Trong thực hành người ta sử dụng dòng 2-5 theo phản xạ đốt đoạn tại vùng cột sống như sơ đồ sau

GVHD: SVTH:
12

- Xung một chiều trung tần (ID: intermittent current). Là xung một chiều đều có tần số
4000-8000Hz, dùng trong điện di thuốc hợp sinh lý hơn và có thể đạt được cường độ cao
hơn so với dòng một chiều đều.

Dòng một chiều trung tần

b. Dòng xung xoay chiều

- Xung kích thích thần kinh (TENS – Transcutanous Electro Neuro Stimulation): gồm 3 loại
như sau

• Dòng TENS có tác dụng kích thích thần kinh cơ rõ rệt, được dùng trong điều trị phục
hồi chức năng thần kinh cơ. Dòng TENS khi được điều biến tần số theo nhóm xung (Burst -
TENS) gọi là dòng kích thích thần kinh bột phát, dòng này có tác dụng giảm đau mạnh.

- Dòng điện xung trung tần xoay chiều (AMF Amplitude Modulated Frequency): là dòng điện
xung xoay chiều tần số từ 1000-10000Hz. Theo Wedenski, cơ không thể đáp ứng với những xung
trung tần, do đó để có đáp ứng cần phải biến điệu tạo nên các nhóm xung tần số thấp. Tần số nhóm
xung có thể biến điệu tùy theo yêu cầu, nên còn gọi là dòng biến điệu biên độ theo nhịp AMF hay
xung bọc, có tác dụng kích thích chọn lọc sợi thần kinh dầy

GVHD: SVTH:
13

Dòng trung tần xoay chiều biến điệu AMF

• Dòng AMF có thể điều biến bằng cách luôn thay đổi tần số xung bọc trong một khoảng
nhất định (gọi là khoảng tần số quét), và chương trình quét là cách thức biến đổi tần số AMF
trong khoảng tần số quét đó. Ví dụ một số chương chình quét

Các chương trình quét của dòng AMF

• Ngoài ra dòng AMF còn có thể biến điệu theo độ sâu điều biến: 25%, 50%, 75% và
100%

Các kiểu biến điệu của dòng AMF

- Dòng điện xung giao thoa (IF-interferential còn gọi là dòng Nemec): khi cho hai dòng điện
xung xoay chiều trung tần, có tần số khác nhau, chẳng hạn 4000Hz và 4200Hz, cùng tác động

GVHD: SVTH:
14

vào một vùng cơ thể, sẽ xuất hiện hiện tượng giao thoa giữa 2 dòng điện để tạo thành một dòng
xung như dòng AMF với tần số nền là 4100Hz và tần số nhóm xung là 200Hz. Dòng giao thao
có thể điều biến như dòng AMF

- Dòng xung kích thích kiểu Nga: (RS: Russian stimulation): Là dòng xung xoay chiều có tần
số 2500Hz ngắt quãng thành nhóm xung có tần số 50Hz, có thời gian 1 chu kỳ xung là 20ms trong
đó thời gian xung / thời gian nghỉ là 1/1 và 1/5.Dòng Nga được sử dụng rộng rãi để phục hồi cơ
trong chỉnh hình, chống teo cơ.

Dòng Kích thích kiểu Nga

- Vi dòng: là xung xoay chiều có cường độ rất thấp (mA), điện thế rất cao, hay dùng ở Mỹ.

• Với dòng điện, định luật quen thuộc nhất đối với chúng ta là định luật Ôhm :

I = U/R
I là cường độ dòng (A)
U là điện áp trong mạch (V)
R là điện trở đo bằng Ω

- Điện trở của tế bào, mô và hệ cơ quan trong cơ thể sống đóng vai trò quan trọng trong điện trị
liệu. Với dòng một chiều điện trở da khá cao, da ướt có trở thấp. Với dòng điện biến đổi xuất hiện
cơ chế dẫn theo kiểu tụ điện và người ta cho rằng chính màng tế bào là một tụ điện. Tần số càng cao
thì điện trở màng tế bào càng giảm và dòng đi qua sẽ càng lớn. Đặc tính này khá quan trọng khi
xét tác dụng của các loại dòng điện lên cơ thể sống.

2.2 Cơ sở sinh học

GVHD: SVTH:
15

- Các phân tử cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống là protit, glucit và lipit hay ta thường gọi là
chất đạm, chất đường và chất béo trong trạng thái tinh khiết và khô chúng không dẫn điện hay
gọi là các chất điện môi. Tuy nhiên tất cả các tế bào và mô trong cơ thể đều chứa hoặc thấm các
chất lỏng (máu và các chất dịch khác nhau như nội bào, dịch gian bào). Trong thành phần của các
dịch này ngoài các chất keo hữu cơ còn các dung dịch điện lý. Các dịch này dẫn điện cao và do đó
các phân tử cơ bản cấu tạo nên chất sống cũng là vật dẫn tương đối tốt, theo nguyên tắc : càng chứa
nhiều dịch thì độ dẫn điện càng lớn. Độ dẫn điện đối với dòng một chiều là một đại lượng vật lý
đặc trưng cho các loại mô khác nhau.
Bảng dưới đây cho ta giá trị độ dẫn điện {đơn vị đo 1/(ohm cm)} của một số mô cơ bản

Dịch não tuỷ 0.018


Huyết thanh 0.014
Máu 0.006
Cơ 0.005
Các cơ quan nội tạng 0.002 - 0.003
Mô não và thần kinh 0.0007
Mô mỡ 0.0003
Da khô 7.10-7
Xương không màng 1.10-9
Để so sánh ta ghi nhớ rằng độ dẫn điện của dung dịch đẳng trương ở 37°C là 0.019.
- Các mô trong cơ thể được cấu tạo từ các tế bào được bao bọc bởi dịch mô (dịch gian bao).
Mỗi tế bào liên quan đến hai môi trường dẫn điện tương đối tốt là dịch gian bào và dịch nội bào
(bào chất) bị ngăn cách bởi một lớp dẫn điện kém là màng tế bào. Mỗi hệ thống như vậy hoạt động
như một tụ điện và được đặc trưng bằng một giá trị của điện dung C. Khi có điện trường một chiều
tác dụng lên mô ở hai phía của màng có sự tích tụ các ion trái dấu do đó hệ thống hành xử như một tụ
điện được tích điện.

GVHD: SVTH:
16

Điện dung của cơ thể sống với cấu trúc màng điển hình, tương đươnghai tụ điện mắc nối tiếp

- Từ đó ta thấy tế bào có độ dẫn điện không phải cao lắm với dòng một chiều. Nhưng đối với
dòng xoay chiều, dòng điện chủ yếu do sự dao động của các ion trong dịch nội bào và dịch gian bào
tạo nên có giá trị lớn hơn nhiều. Hơn nữa tần số càng tăng thì giá trị của dòng điện sẽ càng lớn theo
tính chất của tụ điện. Cấu trúc màng là một cấu trúc tương đối điển hình trong tổ chức của cơ thể
sống không chỉ ở mức độ tế bào. Chẳng hạn trong các mô còn có các cấu trúc vĩ mô gồm các mạc
mô liên kết khác nhau và các màng ngăn là những tổ chức dẫn điện kém,ở hai mặt của chúng lại
có các mô dồi dào dịch - tức là dẫn điện tốt. Do đó dẫn điện theo kiểu tụ điện là một tính chất cơ
bản về mặt điện của cơ thể sống. Người ta nói các mô của cơ thể mang tính điện dung rõ rệt.

- Nhờ các tính chất điện thụ động của cơ thể sống như đã miêu tả ở trên có thể dùng các sơ đồ
tương đương khi nghiên cứu các dòng điện chạy qua cơ thể. Một mạch điện tương đương với
phần mô nằm giữa hai điện cực đặt lên bề mặt cơ thể phải chứa các thành phần có độ dẫn điện
như điện dung tức là phải có các điện trở và các tụ điện mắc nối tiếp hay mắc song song. Mạch
tương đương hay được sử dụng nhất là là mạch gồm tụ điện C mắc nối tiếp với trở R’ rồi tất cả
mắc song song với trở R (hình vẽ minh họa một thí dụ cho lớp da và các đám tế bào dưới da cùng
với lớp lót giữa điện cực và da). Một khả năng khác cho mạch tương đương là hình b : điện trở R
mắc song song với tụ điện C thường dùng cho các mô nằm sâu, trở kháng toàn mạch đối với
dòng xoay chiều hình sin có tần số f là :

GVHD: SVTH:
17

Theo biểu thức này, giả sử R và C không đổi, khi tần số tăng lên thì trở kháng sẽ giảm
xuống. Trong các điều kiện thông thường ở liệu pháp dòng một chiều thì trở kháng có giá trị
trong khoảng 1000 - 5000Ω, còn với các liệu pháp cao tần trở kháng giảm xuống chỉ còn vài
trăm thậm chí vài chục Ω. Điều cuối cùng chúng ta cần lưu ý là các thông số biểu thị các đặc tính
điện (độ dẫn và điện dung) của các cơ quan và mô trong cơ thể phụ thuộc vào nhiều trạng thái
sinh lý của chúng. Chẳng hạn cường độ dòng máu trong mạch ngoại vi ảnh hưởng rất nhiều đến
độ dẫn điện của mô có dòng máu chảy qua. Đây cũng là một nguyên tắc sử dụng trong lưu huyết
não đồ.

Sơ đồ tương đương
a. Cho lớp sát da
b. Cho các mô nằm sâu dưới da

- Trong điện thụ động với tư cách là một tụ điện, mang tế bào giữ vai trò quan trọng trong độ
dẫn điện của cấu trúc sống. Trong điện sinh lý do cấu trúc bán thấm của màng và cơ chế vận
chuyển tích cực qua màng khi tiêu thụ năng lượng nhờ phân huỷ ATP (bơm Na - K) sẽ xuất hiện sự
phân bố bất đối xứng điện tích qua màng và từ đó sinh ra điện thế màng tế bào. Sự tồn tại điện thế
màng là một đặc trưng quan trọng của sự sống tế bào và quá trình biến đổi của điện thế màng liên
quan chặt chẽ đến các chức năng sống của màng tế bào. Các tác dụng kích thích lên tế bào cơ và tế
bào thần kinh cùng sự lan truyền kích thích dọc theo các tế bào đó, các phép đo điện tim - điện
não - điện cơ … đều liên quan đến điện thế màng tế bào.

- Các phép đo chính xác đã chứng minh rằng, giữa phía trong và phía ngoài của màng tế bào
sống bao giờ cũng tồn tại một hiệu điện thế. Về giá trị, hiệu điện thế này là 70mV. Về hướng phía
trong màng tế bào tích điện âm còn phía ngoài màng tế bào tích điện dương. Điện thế này gọi là
điện thế nghỉ. Nếu điện thế màng không còn thì tế bào cũng không thể bị kích thích, sự sống của
tế bào chấm dứt. Về cơ bản điện thế màng tế bào do ion Kali sinh ra. Trong cơ thể người nồng
độ Kali trong tế bào cao hơn ngoài tế bào chừng 50 lần và tồn tại dưới dạng các ion tích điện

GVHD: SVTH:
18

dương - gọi là các cation. Các ion gắn bó với ion Kali và trung hòa nó về mặt điện tích
là các đại phân tử protein hay axít amin (gọi là các anion). Tuy nhiên màng tế bào có tính bán
thấm : các ion Kali có thể dễ dàng chui qua trong khi các đại phân tử bị chặn lại. Do nồng độ ion
Kali ở trong tế bào nhiều nên chúng chuyển ra ngoài để hướng tới cân bằng. Kết quả là phía trong
tế bào mất đi các điện tích dương và thừa ra các điện tích âm. Từ đó hình thành một điện trường
có xu hướng ngăn cản sự chuyển dời của ion ion Kali từ trong ra ngoài tế bào. Tới một lúc nào đó
hai quá trình ngược chiều này sẽ cân bằng và trạng thái dừng được hình thành. Các ion Kali ở trạng
thái dừng như vậy tạo nên một điện thế giữa hai phía màng tế bào. Điện thế này có thể tính được và
cũng có thể đo được. Đó chính là điện thế nghỉ mà ta đã nói ở trên.
- Nếu phía trong tế bào nồng độ Kali lớn hơn bên ngoài thì ở ngoài tế bào nồng độ Natri và
ion Clo lại vượt trội. Tuy nhiên ion Clo không đóng vai trò gì đáng kể trong điện thế màng.
Trong trạng thái nghỉ bình thường nồng độ Natri bên ngoài lớn gấp 10 lần nồng độ Natri bên
trong tế bào. Tuy nhiên ở trạng thái nghỉ này màng tế bào lại không cho phép ion Natri đi qua
nên Natri không đóng góp gì trong điện thế nghỉ. Tình hình sẽ hoàn toàn khác đi trong trạng thái
màng bị kích thích, chẳng hạn nhờ một dòng điện, khi đó màng thay đổi tính chất và cho phép ion
Natri đi qua.

Điện thế nghỉ trên màng tế bào sống


Bên trái : giá trị đo được Bên phải : cơ chế hình thành

Do chênh lệch nồng độ vừa nói ở trên, ion Natri đi từ ngoài vào trong tế bào theo cơ chế
khuếch tán dưới dạng một đám mây và tạo nên một điện thế dương bên trong và âm bên ngoài tế
bào. Vì ngược dấu với điện thế nghỉ (vốn dương bên ngoài và âm bên trong tế bào) quá trình này
được gọi là đảo cực. Thế hình thành lúc đó gọi là thế hoạt động. Đi vào chi tiết ta sẽ có các quá

GVHD: SVTH:
19

trình sau :

• Giảm điện thế màng. Trước hết thế nghỉ giảm dần xuống dưới một giá trị hiệu dụng
nhờ một kích thích điện từ bên ngoài hay một dòng cục bộ bên trong một hoạt động tự phát nhờ
đó độ thấm qua của màng đối với Natri tăng lên. Trong quá trình này vai trò của Natri là quyết định
thông qua các kênh dẫn mở ra đột ngột.
• Đảo cực trên màng. Dòng chuyển vận Natri từ ngoài vào trong màng tăng lên liên tục
đến lúc điện thế bên ngoài màng trở nên âm so với bên trong tế bào. Tăng điện thế hoạt động. Quá
trình vận chuyển ion Natri mang tính chất bão táp. Đây là hai quá trình song song hỗ trợ cho
nhau : độ thấm của màng đối với Natri tăng lên và điện thế màng tiếp tục theo hướng đảo cực.
Người ta nói đây là quá trình tự khuếch đại. Kết quả quá trình là dư thừa điện tích dương trong tế
bào lên đến mức tương điện thế +40, +50mV. Nếu kể điện thế nghỉ là -70mV thì tổng biên độ
của điện thế hoạt động sẽ lên tới 110, 120mV.
• Tái phân cực và quay trở về thế nghỉ ban đầu. Thế hoạt động đạt giá trị cực đại khi
màng đạt trạng thái cân bằng mới với Natri giống như cân bằng Kali trong trạng thái nghỉ, dòng
Natri không còn nữa, hệ Natri chấm dứt hoạt động đồng thời quá trình vận chuyển ion Kali từ
trong ra ngoài màng lại phát huy tác dụng. Một cân bằng mới dần được hình thành, kết quả là cả
hệ quay trở về trạng thái ban đầu, thế nghỉ được tái xác lập, màng tế bào cũng quay trở về trạng
thái ban đầu. Dấu hiệu còn lại sau một kích thích : lượng ion Kali trong tế bào ít hơn trước khi hoạt
động một chút còn lượng ion Natri trong tế bào cũng hơi nhiều hơn.
Hình vẽ dưới đây sẽ cho ta thấy toàn bộ quá trình xảy ra có liên quan đến kích thích đến
sự hình thành thế hoạt động. Lượng Natri và Kali dự trữ trong tế bào thần kinh đủ cho hàng chục
ngàn lần thực hiện những kích thích như vậy. Tuy nhiên giữa các kích thích vẫn cần có thời gian để
hệ phục hồi hoàn toàn trạng thái ban đầu.

GVHD: SVTH:
20

Thế hoạt động


Hình trên : phân cực màng
Hình dưới : điện thế hoạt động

• Nếu kích thích là dưới ngưỡng, nghĩa là cường độ kích thích quá nhỏ, sẽ có hiện tượng
đảo cực tại chỗ. Nếu hệ vận chuyển Natri được kích tới mức dòng Natri chiếm ưu thế so với dòng
Kali sẽ xảy ra quá trình đảo cực trên cả màng. Giá trị ngưỡng hiệu dụng là 55mV nghĩa là phải có
đảo cực lớn hơn 15mV mới có thể sinh ra thế hoạt động. Nếu đảo cực lớn hơn nữa thì sự hình
thành thế hoạt động vẫn sẽ diễn ra như cũ. Đây là quy luật rất phổ biến trong hiện tượng kích
thích : “Tất cả hay không có gì”.
• Sau một lần kích thích như vậy màng tế bào ở trạng thái trơ tuyệt đối (không thể bị kích
thích) hay trơ tương đối (ngưỡng kícht hích tăng). Trơ tuyệt đối là do tính bất hoạt của hệ Natri.
Còn trong tình trạng trơ tương đối vẫn cần một kích thích dưới ngưỡng nhưng thời gian tác
dụng phải dài gấp ba mới có thể sinh kích thích nối tiếp.Đấy chính là thời gian để hệ Natri phục
hồi. Nhìn chung một sợi dây thần kinh có thể chuyển tải những kích thích có tần số 500 xung/giây .
Nhờ những dòng điện tròn cục bộ, kích thích có thể truyền dọc theo sợi thần kinh hay sợi cơ. Vùng
vừa bị kích thích sẽ ở trạng thái trơ, vùng chưa bị kích thích sẽ được kích thích bằng dòng điện tròn
và trở nên kích thích (khử cực, sinh thế hoạt động,…). Cứ như vậy kích thích sẽ được truyền theo
một hướng xác định (hình vẽ bên dưới). Tốc độ truyền kích thích cũng là một tham số đặc trưng
cho các sợi thần kinh.

GVHD: SVTH:
21

Ngưỡng kích thích (a) và lan truyền kích thích (b)

GVHD: SVTH:
22

CHƯƠNG 3
SỰ HẤP THU ION QUA MÀNG TẾ BÀO:

3.1 Màng tế bào


3.1.1 Cấu trúc màng tế bào
- Màng tế bào là một khái niệm lý thuyết đã xuất hiện vào giữa thế kỷ 19 (1935)
nhưng về cơ sở tế bào học đã được nêu ra từ thế kỷ thứ 17 (Robert Hook, 1655) và

GVHD: SVTH:
23

sau đó là quan sát bằng hiển vi quang học của A.Van Leeuwen Hoek (1674).
- Màng tế bào có đặc tính thấm chọn lọc, có bản chất hóa học. Lipid và protein
liên kết với nhau theo các tỷ lệ khác nhau, hình thành một lớp mỏng lipid kép có cấu
trúc bất đối xứng cả về thành phần cấu tạo và cách sắp xếp các phân tử lipid và protein.
- Mô hình cấu trúc về màng sinh chất tế bào đã được nghiên cứu từ đầu thế kỷ
20, được nêu ra lần lượt đáng chú ý là Gorter, Greden với lớp lipid kép đơn giản
(1925), tiếp theo là Danielli-Davson (1935) với lớp lipid kép gắn thêm các phân tử
protein, sau đó là Robertson (1960) và cuối cùng hoàn thiện hơn cả là mô hình màng
khảm lỏng của Singer và Nicolson (1972)
- Màng tế bào đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của
tế bào. Màng tế bào phải có cấu trúc đáp ứng được yêu cầu của quá trình trao đổi vật chất
và năng lượng giữa tế bào với môi trường, đảm bảo thực hiện các chức năng sống của tế
bào. Mô hình khảm lỏng được S. Jonathan Singer và Garth Nicolson đưa ra năm 1972.
Theo mô hình này, khung của màng vẫn là lớp kép các phân tử lipid có các đầu phân
cực hướng về bên ngoài và đuôi không phân cực hướng vào trong. Tuy nhiên, các phân
tử phospholipid có thể di động tự do với điều kiện giữ nguyên hướng phân bố trong
một nửa lớp kép của chúng. Cholesterol sẽ hạn chế ở một mức độ nhất định sự di
chuyển của phospholipid và do đó có chiều hướng tạo sự ổn định cho cấu trúc màng.
Protein (cả dạng cầu và dạng sợi) sẽ phân bố không đồng đều trong cấu trúc kép lipid
đó. Một số protein xuyên qua màng, một số khác bám cố định vào màng ở một nửa
của lớp kép hoặc chỉ bám vào bề mặt màng tuỳ vào chức năng của chúng .
- Mô hình cấu trúc này giải thích được nhiều tính chất của màng và rất phù hợp
với tính linh động của một cấu trúc sinh học. Chính vì vậy, đây là mô hình phổ biến
nhất hiện nay.

GVHD: SVTH:
24

Mô hình màng khảm lỏng của Sanger và Nicolson (1972)

- Theo các tác giả, màng tế bào là một lớp lipit kép ở trạng thái lỏng còn các phân tử protein
được nhúng (khảm) vào lớp lipit với mức độ nông hoặc sâu khác nhau. Do ở trạng thái lỏng nên
các phân tử lipit và protein có thể di chuyển theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Tính lỏng của
màng tế bào phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ giữa 3 thành phần cơ bản tham gia vào cấu trúc màng là
photpholipit, cholesteron, protein.

3.1.2 Chức năng chung của màng tế bào


1. Duy trì hình dạng tế bào, che chắn và bảo vệ tế bào.
2. Tham gia vào quá trình phân chia tế bào. Cụ thể màng tế bào được nối với
các nhiễm sắc thể tham gia vào phân chia tế bào.
3. Tham gia vào phản ứng kết dính, màng tế bào có vai trò nhận biết và thực
hiện chức năng tương tác giữa các tế bào.
4. Chức năng enzym: Sự xúc tác của các enzym trong hệ thống enzym gắn mỏ
neo vào màng (màng ti thể, màng lục lạp). Tạo ra năng lượng sinh học, các phản ứng
năng lượng trên màng và truyền năng lượng (màng ti thể, màng lục lạp).
5. Tham gia truyền tín hiệu quang hoá và tín hiệu điều hoà trao đổi chất
(màng tế bào võng mạc truyền tín hiệu photon trong cơ chế nhìn, màng tế bào gan

GVHD: SVTH:
25

truyền tín hiệu thông tin thứ nhất (hormon adrenalin, insulin) qua AMP vòng và
protein G tác động đến điều hoà trao đổi đường trong máu.
6. Giám sát đáp ứng miễn dịch. Trên bề mặt màng có vô số thụ thể và các phân
tử biệt hóa (CD) có chức năng nhận biết và kiểm soát miễn dịch.
7. Vận chuyển các phân tử nhỏ và phân tử lớn qua màng.
- Vận chuyển đại phân tử Protein, lipid, axít nucleic, cấu trúc trên phân tử như vi
khuẩn và virus bằng các cơ chế nuốt và nhập bào.
- Vận chuyển các ion qua màng (K+, Na+, Ca2+) bằng cơ chế bơm ion.
8. Truyền tín hiệu giữa các tế bào và tương tác giữa các tế bào như tín hiệu đáp
ứng miễn dịch: Sự trình diện kháng nguyên, sự hoạt hoá và biệt hoá tế bào bằng các
Cytokin v.v…
(tham khảo từ : sinh học màng tế bào –t/g ĐỖ NGỌC LIÊN-NXB ĐHQG Hà Nội 2007)

3.1.3 Qúa trình vận chuyển Ion qua màng tế bào


- Để hiểu rõ quá trình vận chuyển ion qua màng tế bào cần hiểu biết về :
• Điện thế màng tế bào (điện thế nghỉ , điện thế hoạt động , điện thế tổn thương …)
• Các loại ion và phương pháp vận chuyển ion qua màng tế bào
- Trước khi tìm hiểu về các loại điện thế sinh vật, ta lưu ý rằng các dịch thểở hai phía trong
và ngoài màng tế bào là các dung dịch điện phân (electrolytic solutions). Nồng độ trung bình của
các anion có giá trị khoảng 155 mEq/l, đồng thời có xuất hiện một nồng độ tương ứng của các
loại cation phát triển theo phía ngược lại.
- Theo cơ chế vận chuyển vật chất qua màng sinh học ta thấy có sự phân bố trở lại của các
anion và cation ở hai phía màng. Đồng thời với quá trình vận chuyển tích cực, thì có cả sự
khuyếch tán của các ion với các độ thấm khác nhau. Kết quả cuối cùng là trong toàn bộ quá trình
hệ có sự chênh lệch nồng độ ion ở hai phía màng, do đó làm xuất hiện một hiệu số điện thế màng
(membranne potential).
Sự khuếch tán :
- Được hỗ trợ bởi kênh protein , các phân tử hữu cực như amino acid , đường và các chất
tích điện không khuếch tán đơn giản qua màng , có thể di chuyển qua tế bào theo 2 cách :
+ đi xuyên qua
+ liên kết với các protein và được tăng tốc di chuyển qua màng

GVHD: SVTH:
26

- Các chất di chuyển nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố :
+ Đường kính của phân tử .
+ Nhiệt độ của dung dịch .
+ Điện tích của vật chất .
+ Sự chênh lệch nồng độ trong hệ thống
- Ở trạng thái bình thường ta thấy có sự phân bố không đều của các ion ở hai phía của màng
sinh vật. Do có sự chênh lệch nồng độ, các ion này sẽ khuyếch tán qua màng từ nơi có nồng độ
cao đến nơi có nồng độ thấp hơn. Dưới ảnh hưởng của gradien nồng độ, các ion có khuynh
hướng tiến tới trạng thái cân bằng mới, đồng thời hình thành giữa nó một lớp điện tích kép ngay
ở trong dịch sinh vật.
- Trong cơ thể người và động vật có các protein (R+) ở dạng muối, nó là các đại phân tử
không lọt được qua màng. Mặc dầu các phân tử này không qua được màng nhưng nó đã đóng
một vai trò hết sức quan trọng, đó là đã làm ảnh hưởng nhiều đến tác dụng của áp suất thẩm thấu
lên màng.
- Do sự phân phối trở lại các ion khi trạng thái cân bằng động được hình thành, nên ở hai
phía màng có sự chênh lệch nồng độ các ion (có khả năng khuyếch tán được) qua màng.
- Một số ion khác còn lại mà không có khả năng chuyển dịch từ pha này đến pha kia được,
thì sẽ tạo thành một sự cân bằng đặc biệt. Đó chính là cân bằng Donnan. Thực nghiệm cho thấy
cân bằng Gibbs-Donnan không những phụ thuộc vào bản chất dung dịch, tính thấm chọn lọc ion,
kích thước của màng mà còn phụ thuộc nhiều vào loại điện tích của các ion trong hệ sinh vật
Ở trạng thái cân bằng Gibbs - Donnan thì giữa hai phía màng luôn luôn tồn tại một sự
chênh lệch điện thế. Hiệu điện thế xuất hiện là do có sự phân bố không đồng đều các ion ở trạng
thái cân bằng Donnan. Hiệu điện thế đó được gọi là hiệu điện thế màng (Um).
Trong cơ thể động vật, trên các tế bào, mô sống thường xuất hiện và tồn tại nhiều loại
điện thế khác nhau. Các loại điện thế này có cùng nguồn gốc như nhau nhưng tuỳ theo nguyên
nhân xuất hiện, phương pháp đo đạc và điều kiện thí nghiệm mà ta có thể phân chia ra thành
nhiều loại có tên gọi khác nhau. Đó là các loại điện thế cơ bản như điện thế nghỉ, điện thế tổn
thương, điện thế hoạt động, điện thế tại chỗ.
Điện thế tĩnh hay còn gọi là điện thế nghỉ. Đó là điện thế đặc trưng cho trạng thái sinh lý
bình thường của đối tượng sinh vật. Nếu thay đổi trạng thái sinh lý sẽ liên quan đến trạng thái

GVHD: SVTH:
27

chức năng của hệ Nói cách khác, điện thế này cũng đặc trưng cho tính chất điện của hệ thống
sống ở trạng thái trao đổi chất bình thường.
Điện thế tĩnh chính là hiệu điện thế bình thường tồn tại ở hai phía màng, được xác định
bằng cách ghi đo sự chênh lệch hiệu thế giữa tế bào chất và dịch ngoại bào . Điện thế nghỉ có hai
đặc điểm như sau:
- Mặt trong tế bào sống luôn luôn có giá trị điện thế âm so với mặt bên ngoài. Nói cách khác
chiều điện thế nghỉ là không đổi
- Bình thường điện thế nghỉ có giá trị điện thế biến đổi rất chậm theo thời gian
Các yếu tố nào làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của nó cũng đều ảnh
hưởng đế n điện thế nghỉ của hệ, chẳng hạn như:
- Dưới tác dụng của dòng điện bên ngoài.
- Giá trịđiện thế bị thay đổi khi làm thay đổi thành phần ion của môi trường.
- Sự tác động của một sốđộc tố lên hệ thống sống cũng làm biến đổi nhanh điện thế màng.
- Khi thay đổi lượng oxy trong môi trường cũng sẽ liên quan đến quá trình hô hấp của mô,
cơ..., do đó sẽ làm ảnh hưởng đến điện thế nghỉ.

3.2 Ảnh hưởng của dòng điện một chiều đều và dạng xung đến quá trình vận
chuyển ion qua màng tế bào:
Tính chất điện sinh học đã được Dr. Louis De Galvanie khám phá . Sau đó, đề tài này đã
thu hút nhiều nhà khoa học khác quan tâm và đầu tư vào việc nghiên cứu một cách lý thú.
Tuy nhiên sau hơn 100 năm, kể từ những phát hiện đầu tiên dưới sự ghi nhận của các nhà
khoa học, con người vẫn chưa giải thích được cơ chế hình thành hiện tượng điện sinh vật một
cách rõ ràng. Các kết quả thực nghiệm vẫn còn đóng khung trong việc mô tả hiện tượng. Trong
vài thập kỉ gần đây, nhờ các phương tiện ghi đo có độ nhạy cao, chính xác,
cũng như các thiết bịđiện tử hiện đại...người ta mới khám phá được nhiều qui luật hình thành
dòng điện của tế bào. Từ kết quả thực nghiệm đo được bằng các phương pháp khác nhau
nhưđồng vị phóng xạ, động học phân tử, hiển vi điện tử, hoá tế bào..., các nhà khoa học đã cho
thấy bản chất của dòng điện sinh học.
Việc xây dựng cơ sở lý thuyết và giải thích cơ chế của việc hình thành dòng điện sinh học
còn có nhiều hạn chế. Sỡ dĩ như vậy là vì khi nghiên cứu hiện tượng điện sinh vật thường gặp
phải một số giới hạn sau:

GVHD: SVTH:
28

- Tốc độ biến đổi tín hiệu trên đối tượng nghiên cứu thay đổi quá nhanh, trong khi các
giá trị đo được thường rất nhỏ, nên yêu cầu về thiết bị nghiên cứu phải là các dụng cụ ghi đo thật
nhạy và có độ chính xác thật cao.
- Đối tượng nghiên cứu thường có kích thước hết sức nhỏ (vào cỡ kích thước tế bào).
- Điều kiện nghiên cứu, phải được tiến hành với phương pháp như thế nào để không làm
ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý của đối tượng khảo sát.
Trước khi tìm hiểu về các loại điện thế sinh vật, ta lưu ý rằng các dịch thểở hai phía trong
và ngoài màng tế bào là các dung dịch điện phân (electrolytic solutions). Nồng độ trung bình của
các anion có giá trị khoảng 155 mEq/l, đông thời có xuất hiện một nồng độ tương ứng của các
loại cation phát triển theo phía ngược lại.
Hai yếu tố cơ bản có liên quan đến sự hình thành hiệu thế màng sinh học có ý nghĩa quyết
định đó là:
-Sự khuyếch tán những ion qua màng do sự chênh lệch nồng độ của các loại ion ở hai phía
màng.
-Sự vận chuyển tích cực của những ion qua màng khi chuyển dịch từ pha (phase) này sang
pha khác, tạo thành một cân bằng mới đó là sự cân bằng đặc biệt của các ion.
Với một số đặc điểm nêu trên thì mục đích và yêu cầu khi nghiên cứu hiện tượng điện sinh
vật đó là:
- Hiểu được bản chất của các loại điện thế sinh vật cơ bản như loại điện thế nghỉ, điện thế
tổn thương, điện thế hoạt động...Ngoài ra cần nắm vững về cách ghi đo, điều kiện thí nghiệm,
các giai đoạn xuất hiện.
-Xây dựng lý thuyết phù hợp để giải thích sự hình thành các loại điện thế trên. Giải thích về
các kết quả ghi nhận được, kể cả các mối quan hệ giữa chúng.
Tìm hiểu một số ứng dụng điện sinh học của các công trình nghiên cứu trong Y-Sinh học.
Đưa ra một số ứng dụng hiện tượng điện trong công tác chẩn đoán, thăm dò chức năng, cũng
như các ứng dụng để điều trị bệnh trong y học.
Việc nghiên cứu các hiện tượng điện sinh vật và kỹ thuật ghi đo các thông số liên quan có
một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đặc biệt, ngày nay với các thiết bị khoa học hiện đại, việc ứng
dụng hiện tượng điện trong Y học, xét nghiệm trên cận lâm sàng được sử dụng khá phổ biến. Do
đó ta cần phải nắm kỷ phương pháp ghi đo, hiểu rõ bản chất của các loại điện thế sinh vật cơ bản.
Ở các loại tế bào khác nhau thì điện thế nghỉ cũng có giá trị khác nhau. Giá trị này thay đổi trong

GVHD: SVTH:
29

khoảng từ -10mV đến -100mV. Sự chênh lệch điện thế tồn tại giữa các phần khác nhau trong
một hệ sinh vật cũng là một trong những yếu tố đặc trưng cho cơ thể sống.
Điện thế tổn thương là hiệu điện thế xuất hiện do sự chênh lệch
điện thế giữa vùng bị tổn thương và vùng không bị tổn thương. Sự tổn thương xảy ra có thể do
nhiều nguyên nhân khác nhau (như dưới tác động cơ học, nhiệt, điện, hoặc hoá học ...) đều làm
xuất hiện sự chênh lệch điện thế. Loại điện thế này có cùng dạng như nhau trên các đối tượng
sinh vật.
Đặc trưng cơ bản của điện thế tổn thương là:
- Giá trị của hiệu điện thế giảm dần và biến đổi chậm theo thời gian.
- Điện thế tổn thương phụ thuộc nhiều vào điều kiện khảo sát và phương pháp ghi đo.
- Độ lớn điện thế bị ảnh hưởng nhiều tuỳ thuộc vào điều kiện sinh lý của các đối tượng
nghiên cứu.
Ở trạng thái sinh lý bình thường ta thấy có sự phân bốđiện tích ban đầu ở hai phía màng sinh
học. Nếu khi các tế bào (mô) bị tổn thương, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình
vận chuyển chất, mà cụ thể là sự trao đổi các chất qua màng tế bào. Nói tóm lại, sự tổn thương
đối tượng sống mà cụ thể như tế bào (mô, cơ,..) đã làm thay đổi trạng thái chức năng của tế bào
hay sẽ làm thay đổi trạng thái sinh lý bình thường của các đối tượng nghiên cứu.
*Điện thế hoạt động.

Tất cả tế bào sống đều có đặc tính dễ bị kích thích, nghĩa là có nhiều khả năng để chuyển từ
trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt hoá dưới ảnh hưởng của các tác nhân. Sự biến đổi các thông
sốđặc trưng cho trạng thái, thực ra là do bị thay đổi tính thấm của màng.

Điện thế hoạt động là sự dao động nhanh của điện thế màng. Dao động điện màng xuất
hiện trong các tế bào thần kinh, cơ, và một số tế bào khác khi có sóng hưng phấn truyền qua. Do
đó dòng điện làm xuất hiện điện thế này còn được gọi là dòng điện hưng phấn. Tất cả tế bào sống
đều có đặc tính dễ bị kích thích, tức là có khả năng chuyển từđiều kiện sinh lý bình thường ở
trạng thái tĩnh sang trạng thái hoạt hoá. Dưới ảnh hưởng của tác nhân kích thích nào đó, tế bào sẽ
dễ dàng bị thay đổi tính chất hoá lý của màng.
Tuy nhiên thuật ngữ “tế bào dễ hưng phấn” thông thường hay được sử dụng đối với các
loại tế bào thần kinh, cơ.. ..nghĩa là các đối tượng này có khả năng đáp ứng ngay dưới tác dụng
của nguồn kích thích . Khi có sóng hưng phấn truyền đến, dấu hiệu điện tích ở hai phía màng tế

GVHD: SVTH:
30

bào bịđảo ngược hẳn lại so với giá trịđiện thế nghỉ lúc ban đầu. Hiệu điện thế này xuất hiện là do
có sự chênh lệch về giá trịđiện thế giữa hai phía của màng. Lúc này giá trị của điện thếở mặt bên
ngoài sẽ âm hơn so với điện thế mặt bên trong của nó. Đáp ứng thay đổi do kích thích thường
được biểu hiện bằng sự xuất hiện một điện thế hoạt động. Về bản chất và cơ chế hình thành điện
thế khá phức tạp, dựa vào lý thuyết ion màng ta mới có thể giải thích một cách hợp lý nhất.
+ Sự khử cực và tái phân cực:
-Ta biết rằng ở trạng thái nghỉ, có sự phân bố các loại ion ở hai phía màng làm cho bên
trong màng tích điện âm và phía bên ngoài màng tích điện dương. Điện thế đó chính là giá trị cuả
điện thế nghỉ của tế bào trạng thái bình thường
. - Khi màng tế bào được kích thích thì tế bào ở trạng thái hưng phấn. Theo Bernstein và
một số tác giả khác đã cho rằng màng tế bào thấm với một số loại ion nào đó. Khi tính thấm của
màng đối với những ion Na+ đột nhiên tăng, thì nhiều ion Na+ thấm từ ngoài vào phía trong
màng, mang đủ lượng điện tích dương vào phía trong. Trạng thái nghỉ bình thường biến mất,
phía trong màng có giá trịđiện thế dương hơn so với giá trịđiện thế âm lúc bình thường. Sự phân
cực trở lại trong lúc này được gọi là điện thế biến đổi (reversal potention) và giai đoạn này được
gọi là giai đoạn khử cực
- Ngay lập tức sau khi có sự khử cực khoảng một phần trăm giây (milisecond), màng hầu
như thấm hoàn toàn đối với các ion Na+. Do mất cân bằng ion thì bơm và K+
xuất hiện đưa ion Na+ quay trở lại. Vì vậy tạo thành đã tạo sự cân bằng mới của các ion giữa hai
phía màng. Sự phân cực lúc đó của màng giống như sự phân bố ion lúc ban đầu, nên giai đoạn
này được gọi là giai đoạn phân cực lại

3.3 Tác dụng sinh học của dòng điện


3.3.1 Dòng một chiều đều
Cấu trúc cơ thể người và động vật có thể coi như một vật thể xốp thấp dung dịch tổng hợp nhiều
thành phần (nước chiếm tỉ lệ 60%-70%) và nhiều chất điện giải khác mà NaCl chiếm tỉ lệ cao
nhất . Sự dẫn truyền điện trong tổ chức là do chuyển dời ion , khả năng dẫn truyền lệ thuộc nhiều
yếu tố như lượng dịch thể hằng số điện môi (dielectric constant) của tồ chức, sự có mặt của các
màng ngăn cách các cơ quan…). Điện trở da cao cũng cản trở dòng điện vào tổ chức .

a.Hoạt động điện sinh vật của các tổ chức sống

GVHD: SVTH:
31

- Tế bào, tổ chức sống đều có những biểu hiện về điện gắn liền với họat động của chúng,
giữa tế bào chất và môi trường ngoài tế bào luôn có sự trao đổi về dinh dưỡng và các chất điện
giải, làm cho sự tập trung của các ion không đồng đều ở hai mặt màng tế bào, tạo nên một hiệu
điện thế từ 50 đến 100 milivôn ở trạng thái yên tĩnh (gọi là điện thế nghỉ). Mặt ngoài tích điện
dương (+); mặt trong tích điện âm (–)

Điện thế nghỉ của tế bào

Khi tế bào bị kích thích chuyển sang tình trạng hưng phấn thì sự phân bố ion trên màng
thay đổi. Điện thế đo được ở chỗ bị kích thích cao hơn điện thế lúc nghỉ (gọi là điện thế hoạt
động). Ở chỗ bị kích thích, mặt ngoài màng tế bào trở thành âm (–) và lan tỏa ra xung quanh.
Kích thích nhẹ thì màng tế bào nhanh chóng phục hồi lại tình trạng cũ và vùng lan tỏa hẹp. Kích
thích mạnh thì điện thế hoạt động cao hơn, thời gian tồn tại lâu hơn và bề mặt vùng lan tỏa rộng
hơn .

Sự thay đổi điện thế khi tế bào bị kích thích

Theo thuyết "Điện màng tế bào" sự kích thích tạo ra sự biến đổi tạm thời của bề mặt màng
tế bào, làm cho các ion có thể qua lại chỗ kích thích dễ dàng hơn, làm cho tình trạng cực hóa sẵn
có của màng bị phá hủy (gọi là hiện tượng hủy cực). Kích thích sẽ lan rộng và yếu dần, mang tế
bào phục hồi lại trạng thái ban đầu. Hiện tượng điện sinh vật trên đây được sử dụng trong chẩn

GVHD: SVTH:
32

đoán (ghi điện tim, điện cơ, điện não v.v…) và trong điều trị (điều trị bằng điện một chiều, thể
dục điện v.v…)

Sự dẫn truyền dòng điện và sự thay đổi điện thế hoạt động

b. Sự dẫn truyền điện của các tổ chức sống khi dòng điện một chiều đi qua cơ thể
Sự dẫn truyền điện là khả năng để dòng điện đi qua, phụ thuộc vào lượng chứa dịch tể của tổ
chức. Dịch tể càng nhiều thì lượng ion càng nhiều, dẫn truyền điện càng lớn. Dịch não tủy huyết
tương dẫn điện tốt nhất, sau đó đến nhu mô của các phủ tạng, mỡ, tổ chức thần kinh ; da xương
là những tổ chức dẫn điện kém nhất.
Khi đặt hai điện cực lên bề mặt của cơ thể rồi nối vào một nguồn điện một chiều, giữa hai điện
cực sẽ hình thành một điện trường không đổi. Dưới tác dụng của điện trường, các ion trong tổ
chức sẽ di chuyển : ion dương (+) chạy về cực âm (–) và ion âm (–) chạy về cực dương (+). Sự di
chuyển này phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
– Độ dẫn điện riêng khác nhau của các tổ chức sẽ làm cho dòng điện đi ngoằn ngoèo theo con
đường ít sức cản nhất, có khi đi chếch rất xa con đường ngắn nhất giữa hai điện cực, theo các khe
kẽ, các dòng dịch tể giữa các cơ quan, tổ chức.

GVHD: SVTH:
33

– Do có các màng ngăn cách (màng tế bào, màng ngăn cách các tổ chức, các vách ngăn giữa
các cơ quan …) nên các ion không di chuyển tự do mà bị ùn tắc lại ở hai mặt màng, tạo nên hiện
tượng cực hóa. Hiện tượng này làm tăng điện trở của tổ chức và ngăn trở dòng điện đi qua cơ
thể.
– Tình trạng của lớp da ảnh hướng lớn đến dòng điện. Khi khô các lớp sừng hóa của bề mặt
da hầu như không dẫn điện. Khi da ẩm, dòng điện sẽ đi qua các lỗ chân lông và các tuyến mồ
hôi. Điện trở của da lúc khô với dòng điện một chiều là 50.000ôm – 200.000ôm. Khi ẩm chỉ còn
vài chục kilô ôm, có khi thấp hơn. Vì vậy các máy điều trị điện một chiều ít nhất phải có điện thế
ở đầu ra là 100V mới đủ đưa điện vào cơ thể.

c. Cơ chế tác dụng của dòng điện một chiều


Khi dòng điện một chiều đều đi qua cơ thể, giữa các điện cực có một điện trường hằng định
làm cho các ion (và các phân tử có ion bám vào) di chuyển, đồng thời có sự di chuyển các phân
tử nước về cực âm. Tốc độ di chuyển các ion không đều, ion điện tích ít, trọng lượng nhỏ, ion vô
cơ di chuyển nhanh hơn. Tốc độ các ion xuyên qua màng tế bào phụ thuộc vào kích thước ion
sau khi đã hút nước, cho nên độ tích điện của các tế bào, tổ chức ở các màng ngăn có sự thay đổi
lớn, các ion lớn bị chặn lại, còn các ion kích thước nhỏ thì vận chuyển xa hơn.
Theo thuyết "kích thích do ion", sự tập trung các ion natri và kali ở cực âm (–) làm tăng
sự kích thích tế bào do tính thấm màng tế bào tăng. Các ion canxi, magiê tụ tập ở cực dương (+)
làm giảm sự hưng phấn tế bào và làm các khe kẽ màng tế bào bịt kín lại. Các ion hyđrô tập trung
ở cực âm (–), ion oxy ở cực dương (+). Sự thay đổi mật độ các ion ảnh hưởng đến sự phân tán
của các chất dạng keo, làm chúng đẩy hoặc hút nhau mạnh hơn. Các ion hyđrô và nhóm
hyđrôxin (OH) quyết định quá trình di chuyển ion từ môi trường ngoài tế bào vào trong tế bào và
sự chuyển hóa các ion trong tế bào. Sự thay đổi pH do tăng số lượng các phân tử chất điện giải
chưa phân ly cũng kép theo sự thay đổi sức thấm qua màng tế bào.
Sự thay đổi về ion (bố trí, vận động, tính chất …) nói trên là cơ sở cho tác dụng sinh lý của dòng
điện một chiều đều :
– Sự thay đổi về ion của các lớp trên cùng của da do dòng điện một chiều gây ra, trước hết
gây kích thích các cảm thụ da, tạo nên hiện tượng cảm giác kiến bò, kim châm, nóng rát. Các
cảm giác này được đưa về các trung tâm trong tủy sóng và não. Phản ứng phản xạ tiếp theo là sự
giãn mạch ở vùng đặt điện cực kéo dài hàng giờ sau khi cắt dòng điện. Bản thân yếu tố tăng tuần

GVHD: SVTH:
34

hoàn có tác dụng điều trị cao (tăng dinh dưỡng chuyển hóa, thải trừ các chất có hại …, làm giảm
phù nề, giảm đau …) nó còn tạo ra histamin và nhiều chất có tác dụng sinh học như axêtylcholin
… làm thay đổi các quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và là nguồn gốc của nhiều phản xạ khác.
– Ở các tổ chức nằm trong đường điện di (nói cách khác là đường sức của điện trường), cũng
có sự di chuyển, tập trung ion ở hai mặt các màng ngăn làm tăng sức cản dòng điện và là nguyên
nhân kích thích các cơ quan cảm thụ nội trong mạch máu và phủ tạng, đầu mối của nhiều phản
xạ phức tạp tạo nên sự điều hòa tuần hoàn dinh dưỡng, điều hòa trương lực cơ xương, cơ phủ
tạng và thành mạch, điều hòa bài tiết và tác dụng giảm đau.
– Đáng chú là tác dụng điện một chiều đều, dùng theo cách thông thường trong vật lý trị liệu
phụ thuộc đáng kể vào lượng điện tích âm đưa vào cơ thể, nói một cách khác là phụ thuộc vào
cường độ, thời gian và bề mặt điện cực. Khi dòng điện quá yếu (dưới ngưỡng) các hiện tượng và
tác dụng sinh lý nói trên không quan sát được vì nó chưa đủ gây ra các phản ứng của cơ thể.
- Khi có dòng điện một chiều đều đi qua cơ thể xuất hiện các hiện tượng :
• Kích thích các cơ quan cảm thụ ở da dẫn đến phản ứng dãn mạch kéo dài hàng giờ là
cơ chế tác dụng quan trọng của điều trị bằng dòng một chiều đều
• Kích thích vật lý về điện học dẫn đến hàng lọat các phản ứng do thay đổi tính chất
của dịch thể.
- Những biểu hiện trên cơ thể khi điều trị bằng dòng một chiều :
• Phỏng hóa học khi da tiếp xúc trực tiếp điện cực kim lọai :
Trong tổ chức cơ thể chứa thành phần chủ yếu là nước và các chất điện giải dưới dạng các
ion (Na+, K+, Cl-...). Khi dòng điện một chiều đều đi qua tổ chức cơ thể sẽ gây nên hiện tượng
điện ly trong tổ chức, ion âm sẽ di chuyển về cực dương và ion dương thì di chuyển về cực âm

NaCl Na+ + Cl-

- Các ion Na + và Cl- khi chạm vào điện cực kim lọai bị mất điện tích trở thành nguyên tố
Cl và Na có họat tính hóa học , phản ứng với nước (H20) trở thành HCl và NaOH tại vùng da
tiếp xúc với điện cực kim lọai , HCL gây bỏng axit và NaOH gây bỏng kiềm . Bỏng do axit
thường sâu và để lại sẹo cứng , bỏng kiềm nôn và sẹo mềm

NaCl

GVHD: SVTH:
35

Tại cực dương Tại cực âm

Cl2 + H2O = 2HCl + O H2O + Na = NaOH + H

- Để tránh hiện tượng bỏng hóc học này trong điều trị dòng điện mộ chiều cần dùng một
lớp vải đệm thấm nứớc (bông dẫn điện ) đăt giữa điện cực kim loại và da .HCL và NaOH chỉ ở
trên lớp bông hay vải gần điện cực kim loại nên không gây phỏng hóa học cho da và vẫn dẫn
truyền được điện .

• Tại vùng da tiếp xúc với vải đệm :


- Da đỏ do dãn mao mạch , nhiệt độ tăng có thể kéo dài hàng giờ . Tại điểm cực dương giảm
kích thích và giảm co thắt có tác dụng chính trong giảm đau . Tại điểm cực âm tăng mẫn cảm và
trương lực có tác dụng kích thích .
• Trong vùng tổ chức có dòng điện đi qua :
- Tăng tuần hoàn máu và dinh dưỡng , tăng quá trình chuyển hóa chất .
• Tác dụng lên hệ thần kinh.
- Tác dụng lên cảm giác: có 3 ngưỡng kích thích:
+ Ngưỡng cảm giác: gây cảm giác lăn tăn châm chích như kiến bò.
+ Ngưỡng kích thích: gây cảm giác châm chích, cắn rứt như kiến cắn.
+ Ngưỡng đau: gây cảm giác đau rát, buốt.
Các ngưỡng trên khác nhau ở mỗi người, trên cùng một người thì mỗi vị trí khác nhau lại có
ngưỡng khác nhau. Trong điều trị chỉ nên dùng tới ngưỡng cảm giác là được.
- Tác dụng lên thần kinh ngoại vi: làm tăng dẫn truyền thần kinh, tăng dinh dưỡng và trao
đổi chất của các tế bào thần kinh và tổ chức xung quanh.
- Tác dụng tại các điện cực:
+ Cực dương: có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, giảm trương lực cơ.

GVHD: SVTH:
36

+ Cực âm: có tác dụng kích thích, làm tăng trương lực cơ.
- Tác dụng phản xạ thần kinh: khi đặt điện cực trên vùng đốt đoạn thần kinh của tủy sống,
dòng điện có thể gây phản ứng ở những cơ quan nội tạng cùng đốt đoạn thần kinh chi phối như:
làm tăng tuần hoàn, tăng trao đổi chất, tăng vận động bài tiết…
• Toàn thân :
- Do phản ứng tòan thân khi ứng dụng kỹ thuật điều trị theo phản xa đốt đọan hay điện một
chiều tòan thân .Từ những tác dụng trên nên hiệu quả điều trị : giảm đau , tăng nuôi dưỡng cục
bộ , tăng chuyển hó, tăng thực bào , chống viêm .
- Tác dụng trên được giải thích theo thuyết “ kích thích do ion “ Na+ , K+, Ca++, Mg++, H+, O-
, ở hai cực . Với sự vận động của phân tử nước, tốc độ chuyển dời của các ion không đồng đều
làm thay đổi mật độ các ion . Vai trò của nhóm hydroxyl (H+ và OH-) quyết định quá trình
chuyển dời từ môi trương ngòai tế bào vào trong tế bào và tọa nên sự chuyển hóc ion trong tế
bào . Sự thay đổi pH do thay đổi chất điện giải kéo theo thay đổi sức thấm qua màng tế bào . Do
vậy có thể xem điều trị bằng dòng một chiều là điều trị từ cấp tế bào.
3.3.2 Tác dụng sinh học của dòng điện xung :
Khác với dòng điện một chiều đều , dòng điện xung thay đổi cường độ theo thời gian gây
nên hiện tượng kích thích thần kinh-cơ . Đối với dòng xung một chiều cũng gây hiện tượng cực
hoá.
Từ kích thích gây hưng phấn các cơ quan cảm thụ ở da, cơ và các tổ chức dòng điện đi
qua gây nên nhiều phảm xa như dãn mạch , tăng tuần hoàn và dinh dưỡng cục bộ , tăng chuyển
hóa …kèm theo hiện tượng co rút cơ không theo ý muốn là sự tăng cường các phản ứng oxy hoá
khử , tiêu hao các chất glycogen… Dòng xung một chiểu có tác dụng vận chuyển điện tích như
dòng một chiều (gây cực hóa …)
* Khi có dòng điện xung đi qua cơ thể xuất hiện các hiện tượng :
• Tác dụng ức chế: giảm đau và giảm trương lực cơ.
Dùng các dòng điện xung có cường độ tăng từ từ, tần số cao, loại dòng như Diadynamic,
Trọbert, Burst - TENS... có tác dụng giảm đau rõ rệt, giảm trương lực cơ co thắt, thư giãn cơ.
Tác dụng giảm đau của dòng điện xung được giải thích bằng các cơ chế sau:
- Theo thuyết cổng kiểm soát của Melzack và Wall

GVHD: SVTH:
37

Sự dẫn truyền cảm giác từ ngoại vi vào tủy sống do thân tế bào nằm ở hạch gai đảm nhiệm.
Các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác (hướng tâm) gồm các loại có kích thước và tốc độ dẫn
truyền khác nhau như sau:
Loại Sợi thần kinh Týp Đường kính Tốc độ dẫn truyền
(mm) (m/s)

Aa I 12 - 20 70 - 120
Dầy Ab II 6 - 12 30 - 70
Ag II 5 - 12 30 - 50

Ad III 1-6 6 - 30
Mỏng B - 1-3 3 - 14
C IV 0,4 - 1,2 0,5 - 2

Sợi có myelin và ko có myelin


+ Các sợi Aa và Ab (týp I và II) là những sợi to, có bao myelin, tốc độ dẫn truyền nhanh,
chủ yếu dẫn truyền cảm giác bản thể (cảm giác nhiệt và xúc giác). Các sợi Ad (týp III) và C là
những sợi nhỏ đảm nhiệm dẫn truyền cảm giác đau.
+ Kích thích đau được truyền hướng tâm theo sợi Ad và C vào sừng sau tủy sống và tiếp
xúc với tế bào vận chuyển T (transmission cell) và không gây hưng phấn neurone liên hợp do đó
không gây ra ức chế dẫn truyền trước sinap của cả sợi Ad và sợi C (cổng mở), nên xung động
được dẫn truyền lên đồi thị cho ta thấy cảm giác đau.
+ Các xung động bản thể được chủ yếu theo các sợi to (Aa và Ab) cho một nhánh tiếp xúc với
neurone liên hợp và gây hưng phấn neurone này, do đó gây ức chế trước sinap dẫn truyền của cả
sợi to và sợi nhỏ (cổng đóng). Khi đó xung động đau từ sợi nhỏ Ad và C bị chặn lại trước khi
tiếp xúc với tế bào T nên không bị dẫn truyền lên trên làm cho ta có cảm giác giảm đau. Các kích
thích của điện xung (đặc biệt là các dòng xung có tần số cao từ 80-200Hz, cường độ thấp, thời
gian xung ngắn) được dẫn truyền theo các sợi to Aa và Ab làm đóng cổng kiểm soát ngăn không
cho xung động đau được dẫn truyền lên, đây chính là cơ chế giảm đau của dòng điện xung theo
thuyết “cổng kiểm soát”

GVHD: SVTH:
38

Sơ Đồ Thuyết Cổng Kiểm Soát

- Thuyết về sự phóng thích endorphine của Sjolund và Ericsson: khi kích thích bởi dòng
điện xung có tần số thấp (dưới 50Hz), cường độ cao, thời gian kéo dài như dòng xung nhóm
Burst - TENS, hay xung ngắt quãng trong điện châm, hệ thần kinh trung ương có thể sẽ phóng
thích ra endorphine là các chất giảm đau nội sinh (morphine nội sinh) gây tác dụng giảm đau
mạnh và kéo dài.
- Thuyết về ngừng trệ sau kích thích của hệ thần kinh giao cảm của Sato và Schmidt : kích
thích các sơi thền kinh nhóm II và III sẽ hạn chế hoạt động quá mức của thần kinh giao cảm .
- Ngoài ra một số tác giả qua nghiên cứu về khả năng kích thích chọn lọc các sợi thần kinh
như nhóm II và III để ức chế đau , nhóm I (A-α) để kích thích vận động . Howson (1978) cho
rằng với thời gian xung (ti) rất ngắn để kích thích các sợi nhóm II , III và A-α là tố nhất , ti <
200µs gây kích thích dây thần kinh cảm giác và vận động mà không gây kích thích sợi thần kinh
mảnh không có myelin (gây đau). Do thời gian xung (ti) ngắn nên có thể nân cường độ dòng mà
không kích thích các sợi mảnh .
Theo Lullies , dòng điện xung xoay chiều để kích thích các sợi thền kinh dầy có thể với
cường độ dòng tương đối thấp nhưng tần số > 3Hz .
- Wyss nghiên cứu dòng điện xung dạng tam giác cải biên ( xung lưỡi cày exponentiel ) thấy
để kích thích sợi thần kinh nhóm A cần cường độ và thời gian ti thấp hơn so với để kích thích sợi
thần kinh nhóm B .
Có thể nói tới nay phát triển của dòng xung rất đa dạng phong phú , đã có những tiến bộ
lớn về cơ chế tác dụng cũng như hiệu quả . Nhưng trong thực tế do tính phức tạp của bệnh sinh
nên còn nhiều vấn đề chưa được giải thích thoả đáng , một phần do những thay đổi của quá trình

GVHD: SVTH:
39

bệnh lý gây nên những đáp ứng khác nhau thậm chí ngược lại .Cho nên khi sử dụng dòng điện
xung cần vận dụng những nguyên lý cơ bản kết hợp với diễn biến thực tế của từng trường hợp để
chọn kỹ thuật tối ưu .
Hiện tượng quen của cơ thể đối với dòng điện xung.
Là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể dần dần thích nghi với kích thích. Trong thực
hành ta thấy, khi nâng cường độ đạt tới mức rung cơ mạnh, nhưng sau khoảng 1 phút độ rung cơ
yếu dần mặc dù cường độ kích thích vẫn giữ nguyên, muốn có độ rung như lúc đầu phải tăng
cường độ lên một chút. Vì vậy, trong điều trị phải hạn chế hiện tượng quen bằng cách: tăng dần
hoặc biến điệu cường độ, thay đổi tần số, thay đổi kiểu xung, mặt khác không nên kéo dài thời
gian trong một lần điều trị quá 15 phút.

3.4 HẤP THỤ THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ


- Định nghĩa “ thuốc” : là những chất ( tự nhiên, tổng hợp hay bán tổng hợp ) khi được
đưa vào cơ thể sinh vật sẽ có tác động làm thay đổi chức năng cơ thể . Sự thay đổi này có thể
hữu ích trong trường hợp điều trị hoặc có thể gây tác hại trong trường hợp ngộ độc . Do đó ranh
giới giữa thức ăn , thuốc và chất độc thường không rõ rệt , nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố , trong
đó yếu tố liều lượng là quan trọng .
- Sử dụng thuốc nhằm hấp thụ các dược chất trong thuốc . Vì an toàn và hiệu quả trong việc
dùng thuốc ta phải chú ý tìm hiểu về “dược lý học” (pharmacology) của thuốc: nguyên lý về
những qui luật tác động lẫn nhau giữa thuốc với cơ thể sinh vật . Cần tìm hiểu nguồn gốc , cấu
trúc của thuốc . Sự tác động và cơ chế của thuốc trong cơ thể , công dụng cũng như tai biến khi
sử dụng thuốc gồm 2 phần :
+ Dược động học (pharmacokinetis) : phương pháp diễn tả bằng toán học về tốc độ và
mức độ hấp thu, phân phối và đào thải của thuốc trong cơ thể. Môn học này chủ yếu làm rõ mối
liên hệ giữa số lượng thuốc và lần sử dụng thuốc, cường độ và thời gian tác động. Hiện nay có
chiều hướng tăng áp dụng hiểu biết về dược động học để sử dụng thuốc trên lâm sàng , đặc biệt
là sự cá thể hóa liều dùng. Sau đây là 3 thông số dược động quan trọng:
1. Hệ số thanh thải (clearance): Biểu thị khả năng đào thải thuốc của cơ thể.

GVHD: SVTH:
40

2. Thể tích phân phối (volume distribution): Là ước số khoảng biểu kiến trong cơ thể
có thể chứa thuốc
3. Sinh khaû duïng (bioavailability): Laø tyû leä thuoác haáp thu
vaøo heä tuaàn hoaøn so vôùi lieàu duøng..
+ Dược lực học (pharmacodynamics) : nghiên cứu về tác động của thuốc đối với cơ thể
về mặt tính chất cường độ và thời gian .
Thông thường có 4 đường đưa thuốc vào cơ thể :
1. Đường uống (đường tiêu hoá , oral , pes os , P.O)
Thuốc thường ở dạng viên hoặc dung dịch . Thuốc được hấp thu qua niêm mạc lưỡi , dạ
dày , ruột non . Đường cấp thuốc này tiện lợi , dễ thực hiện và an toàn nhất . Tuy nhiên sự hấp
thu phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng của dạ dày , ruột , thành phần thức ăn . Ở đường cấp
thuốc này có thể mất tác dụng do độ pH thấp của dịch vị và các enzym tiêu hóa có thể phá huỷ
thuốc , thường khó hoặc không sử dụng được đối với thuốc có mùi vị khó chịu , gây kích ứng ,
các thuốc có tính ion hoá
2. Đường tiêm chích (đường ngoại tiêu hoá , parentteral )
Sử dụng các loại kim tiêm đưa thuốc vào cơ thể , thường là thuốc ở dạng lỏng , dung
dịch .Thuốc khuếch tán thụ động do chênh lệch nồng độ , do mao mạch lớn nên nhiều phân tử
thuốc qua được . Thuốc tiêm chích thường hấp thu nhanh và nhanh có tác động ,giải quyết được
hạn chế của đường uống , liều dùng nhỏ hơn liều cho uống .Tuy nhiên đường tiêm chích đòi hỏi
điều kiện vô trùng , người cấp thuốc phải có kỹ thuật , kém an toàn và gây đau . Có nhiều kĩ
thuật tiêm :
• Tiêm dưới da (subcutaneous injection , S.C)
• Tiêm bắp (intramuscular, I.M)
• Tiêm tĩnh mạch (intravenous , I.V)
• Tiêm phúc mô (intraperitoneal, I.P)
• Tiêm trong da (intradermic , I.D)
3. Đường thở
Đường thấm qua màng nhày khí quản , cuống phổi , bì mô phế nang . Thường áp dụng cho
các thuốc bay hơi hoặc dễ bay hơi , khí dung . Thuốc sẽ được hấp thu qua diện tích rộng lớn của
bộ máy hô hấp và mạng mao quản và hệ tuần hoàn chung .

GVHD: SVTH:
41

4 Đường bôi ngoài da , đặt vào âm đạo , tử cung…:


• Đường bôi ngoài da : cho tác dụng tại chỗ đòi hỏi phải hoà tan được trong chất béo
như mỡ , vaseline , lanoline . Để thuốc hấp thu nhanh chóng nên chà sát mặt da để
ống tuyến mồ hôi mở rộng và các mao mạch trương nở , trộn thêm các chất như
nicotinamid hoặc chất gây kích ứng như salicylate metyl .
• Đặt vào âm đạo , tử cung …:
Dù sử dụng thuốc theo phương pháp nào cũng để hấp thụ thuốc vào cơ thể . Sự hấp thu
thuốc là quá trình dược phẩm thấm nhập vào nội môi trường . Để dược phẩm đến các receptor
(thu nhận) để phát sinh động dược lực thường phải đi qua một hay nhiều màng tế bào.Sự hấp thụ
thuốc phụ thuộc bản chất tế bào . Vì vậy khi xét đến một thuốc, bao giờ ta cũng phải xét đến khả
năng tan trong lipid của nó, mà bản chất là khả năng khuếch tán qua lớp lipid kép của màng tế
bào . Các hình thức phân tử thuốc qua màng tế bào:
-khuếch tán trực tiếp
-khuếch tán qua lỗ xuyên màng tế bào
-khuếch tán nhờ chất mang
-Ẩm bào (pinocytosis)

Receptor – thu nhận thuốc


Các cấu trúc nằm ở màng sau sinap tiếp nhận các chất truyền đạt thần kinh được gọi là các
recepter, kết hợp với thuốc và khởi đầu một chuỗi các hiện tượng sinh hóa để dẫn đến các tác
động dược lực.
Về bản chất hóa học, receptor là các đại phân tử sinh học như acid nucleic, lipid
màng tế bào nhưng hầu hết chúng có bản chất protein, gồm các loại protein như sau:
- Protein điều hòa: làm trung gian cho các chất nội sinh như chất truyền thần kinh,
autacoids, hormon.
- Enzyme như dehydofolat redutase là receptor của methotrexat.
- Protein vận chuyển: Na+, K+
Recepter tiếp nhận noradrenalin và adrenalin được gọi là adrenoreceptor. Receptor tiếp nhận
acetylcholin được gọi là cholinoreceptor. Để gây tác dụng lên cơ quan đáp ứng, acetylcholin,
noadrenalin hay adrenalin trước hết phải gắn với các receptor đặc hiệu ở tế bào đáp ứng.
Receptor thường nằm ở mắt ngoài màng tế bào, là một protein xuyên suốt theo chiều dày của

GVHD: SVTH:
42

màng tế bào. Khi chất truyền đạt gắn vào receptor thì cấu trúc của phân tử receptor bị biến đổi và
dẫn đến bị kích thích hoặc ức chế tế bào bằng cách:
-Kích thích hay ức chế tế bào đáp ứng bằng cách thay đổi tính thấm của màng: phân tử protein
receptor là một phần tạo nên màng tế bào nên khi cấu trúc không gian của nó bị thay đổi thì gây
đóng hoặc mở các kênh ion và do đó làm thay đổi tính thấm của màng đối với ion. Ví dụ: kênh
ion Na+ và kệnh ion Ca++ thường được mở ra và làm cho các ion này vào tế bào nhanh, nhiều,
gây khử cực màng và kích thích tế bào. Trong trường hợp khác thì kênh ion K+ hoặc kênh ion Cl-
lại đươck mở. Ion K+ đi ra hoặc ion Cl- đi vào tế bào gây ra ức chế tế bào. Ở một số tế bào khác
thì các ion đi vào gây ra tác dụng trực tiếp ngay lên hoạt động của tế bào. Ví dụ như ion Ca++ đi
vào tế bào gây co cơ trơn.
-Tác động lên các enzym bên trong tế bào: một cơ chế tác dụng khác của receptor là kích
thích hay ức chế một enzym hay một chất hoá học khác ở trong tế bào. Enzym thường gắn vào
đầu thò vào bên trong tế bào của phân tử protein receptor. Ở nhiều lọai tế bào khi adrenalin gắn
với receptor thì làm tăng hoạt tính của enzym adenylcyclase có ở trong tế bào dẫn đến tạo thành
nhiều AMP vòng. AMP vòng lại gây nhiều hoạt động khác của tế bào. Hiệu ứng do AMP vòng
gây ra phụ thuộc vào bộ mấy chuyển hoá của lọai tế bào đó. Nhờ biết được cơ chế này người ta
hiểu được tại sao một chất truyền đạt của hệ thần kinh thực vật lại có thể gây ức chế ở cơ quan
này nhưng lại kích thích ở cơ quan khác. Tác dụng kích thích hay ức chế là phụ thuộc vào bản
chất protein receptor trên màng tế bào và vào hiệu quả của sự thay đổi cấu trúc không gian của
phân tử này khi nó bị gắn với chất hoá học truyền đạt. Chính vì vậy mà tác dụng trên của chất
truyền đạt của thần kinh các cơ quan khác nhau thì khác nhau.
* Các adrenorecetor
Khi nghiên cứu về thuốc có tác dụng giống noadrenalin. (thuốc tăng cường giao cảm) lên các
cơ quan cho thấy có hai loại adrenoreceptor là a – receptor và b- receptor. b- receptor lại được
chia thành b1 – receptor và b2 – receptor. a - receptor có ở tế bào cơ trơn mạch máu ngoại vi,
mạch máu cơ quan nội tạng. b1 – receptor có ở cơ tim, nút xoang, nút nhĩ thất, cơ trơn thắt vòng.
b2 – receptor có ở cơ trơn thành mạch vành, mạch máu cơ vân, cơ Reissessen ở phế quản, cơ
trơn thành ống tiêu hoá, cơ trơn tử cung, bàng quang, túi mật... . a - receptor chỉ kết hợp với
noradrenalin, còn adrenalin kết hợp với cả 3 loại: a, b1 và b2- receptor.
Hiệu quả gây ra khi noradrenalin và adrenalin kết hợp với a - receptor là co mạch máu ngoại
vi và mạch máu cơ quan nội tạng. Hiệu quả gây ra khi adrenalin kết hợp với b1 receptor là tăng

GVHD: SVTH:
43

co bóp cơ tim, tăng dẫn truyền ở nút xoang và nút nhĩ thất, còn hiệu quả gây ra khi adrenalin kết
hợp với b2- receptor là giãn mạch máu mạch vành, mạch ở cơ vân, giãn cơ Ressessen ở phế quản
và cơ trơn ống tiêu hoá, cơ trơn thành tử cung, cơ bàng quang, cơ túi mật. Adrenalin và
noadrenalin do tuỷ thượng thận tiết ra cũng có tác dụng lên các a - receptor và b- receptor nhưng
hơi khác. Noradrenalin chủ yếu kích thích cáca - receptor, nhưng cũng có kích thích yếu lên các
b- receptor. Adrenalin thì kích thích cả hai a và b- receptor mạnh như nhau. Do đó tác dụng của
noradrenalin và adrenalin lên các cơ quan khác nhau phụ thuộc vào loại receptor có ở các cơ
quan đó. Nếu ở một cơ quan chỉ có toàn là b- receptor thì adrenalin sẽ có tác dụng kích thích
mạnh hơn.

* Các cholinoreceptor có hai loại:


M- cholinoreceptor (receptor muscarinic) và N- cholinoreceptor (receptor nicotinic). Receptor
M có ở tất cả tế bào được chi phối bởi các neron hậu hạch phó giao cảm cũng như ở các tế bào
được chi phối bởi các sợi hậu hạch giao cảm bài tiết acetylcholin. Receptor N có ở synap giữa
neuron tiền hạch và neuron hậu hạch (ở thân neuron hậu hạch) của cả hệ giao cảm và phó giao
cảm cũng như ở màng sợi cơ chỗ tấm vận động.
Receptor muscarinic lại được chia làm hai loại: M1 – cholinoreceptor và M2- cholinoreceptor.
Khi acetylcholin gắn receptor M1 sẽ gây khử cực ở màng sau synap, nghĩa là gây hựng phấn còn
với gắn với receptor M2 sẽ gây ra tăng phân cực ở màng sau synáp nghĩa là gây ức chế.
Như vậy cùng một chất dẫn truyền có thể gây ra các hiệu ứng khác nhau đối với các cơ quan
khác nhau trong cơ thể, điều này là phụ thuộc vào các receptor có ở quan đó. Ví dụ acetylcholin
có tác dụng ức chế hoạt động của cơ tim (vì có M2 cholinoreceptor), song lại có tác dụng gây
hưng phấn đối với cơ trơn của ống tiêu hoá (vì có M1 cholinoreceptor) adrenalin làm tăng hưng
phấn cơ tim, gây co mạch ngoại vi (nơi có a receptor) nhưng lại ức chế cơ trơn của ruột và gây
gián mạch máu cơ vân mạch máu não (nơi có b2- receptor).
Việc nắm vững tác dụng đặc hiệu của các chất dẫn truyền lên các loại receptor khác nhau có
ý nghĩa rất quan trọng cho phép sử dụng đúng các thuốc để điều trị trong lâm sàng. Ví dụ trong
trường hợp các cơ ressessen của phế quản bị co thắt (cơn hen phế quản) thì pahỉ dùng adrenalin
để tác động lên các b2- receptor mới đạt được hiệu quả mong muốn hoặc trường hợp truỵ tim
phải dùng adrenalin để tác động lên b1- receptor còn trong trường hợp truỵ mạch lại phải dùng

GVHD: SVTH:
44

noadrenalin để làm trăng huyết áp vì chất này chỉ tác dụng lên a receptor gây co mạch ngoại vi
làm tăng sức cản ngoại vi dẫn đến huyết áp được tăng lên.

3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu dược phẩm

1. Tuổi tác
- Ở giai đoạn còn non , hệ thống chuyển hóa chưa hoàn chỉnh như thiếu enzyme UDP
glucuronyl transferase nên dễ ngộ độc khi dùng các thuốc được chuyển hoá theo cách glucuro
hợp như Chloramphenicol gây hội chứng xám ở giai đoạn còn non và dễ bị nhiễm độc
illirubin, trong khi ở giai đoạn lớn tuổi chức năng của các cơ quan trên đã bị giảm nên khi dùng
thuốc cho các đối tượng trên cần phải thận trọng. Sự gắn thuốc vào protein huyết tương kém.
Hàng rào máu não chưa hoàn chỉnh vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc tác động
lên hệ thần kinh trung ương. Hệ thống bài thải thuốc qua thận cũng chưa hồn chỉnh nên thuốc
được bị thải chậm hơn ở giai đạn trưởng thành
2. Trọng lượng
- Căn cứ vào trọng lượng hoặc diện tích bề mặt cơ thể để tính liều lượng thuốc cần cấp.
3. Phái tính
- Mức độ nhạy cảm với thuốc của thú đực và thú cái có thể khác nhau. Ví dụ: con cái nhạy
cảm với thuốc ngủ, strychnin hơn con đực.
4. Trạng thái cơ thể
- M ột số cá thể nhạy cảm với thuốc do bẩm sinh hay do thâu nhận., thì ngay ở những liều
nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng dữ dội, có khi nguy hiểm đến tính mạng.
5. Cách dùng thuốc
- Liên quan đến hiện tượng quen thuốc, lệ thuộc thuốc, đề kháng thuốc.
6. Điều kiện dinh dưỡng
- Trong thức ăn, protein đặc biệt liên quan đến hiện tượng gắn kết thuốc cũng như các
enzym chuyển hóa thuốc.
7. Tình trạng bệnh lý
- Đặc biệt là các bệnh về gan thận làm thuốc chuyển hoá và bài thải chậm nên dễ gây ngộ
độc. Bệnh viêm gan hoặc xơ gan làm giảm hàm lượng cytochrome P450 ở gan nên chuyển
hóa nhiều thuốc bị giảm như pyramydon, mepropamate. Các thuốc bài thải chủ yếu qua thận

GVHD: SVTH:
45

như glycosid, quinidin khi sử dụng cần chú ý đối với thú mắc các bệnh về thận để tránh tích lũy
và gây ngộ độc.

3.6 Yếu tố ngoài cơ thể (liên quan đến thuốc)


1.Chất lượng của dược phẩm: hãng sản xuất, điều kiện bảo quản...
2. Cấu trúc hóa học: 1 thay đổi (dù rất nhỏ) về cấu tạo hóa học của dược phẩm
cũng ảnh hưởng đến tác dụng của dược phẩm đó.
Ví dụ: PABA yếu tố sinh trưởng của vi khuẩn
Sulfonamid: thuốc chống vi khuẩn
3.Tính chất vật lý: có liên quan đến
- Tính hòa tan của dược phẩm: thuốc ở dạng dung dịch nước dễ hấp thu hơn dung
dịch dầu, dung dịch dạng treo hoặc dạng rắn. Vì ở dạng dung dịch nước thuốc được hòa tan
nhanh chóng vào pha nước ở nơi hấp thu.
- Nồng độ dược phẩm tại nơi hấp thu: nồng độ này càng lớn thì sự hấp thu càng
nhanh đối với các thuốc qua màng bằng cách khuếch tán qua lớp lipid.
Chỉ có các phần tử không ion hóa mới có khả năng hòa tan trong lipid nên xét các acid
và base, chỉ các acid yếu (pKa= 2.5-7.5) và base yếu (pKa=5-11) , khả năng phân li kém nên mới
có khả năng tan tốt trong lipid.
Theo phương trình Henderson-Hasselbach:
pH = pKa + log[A-]/[HA]
Ta có, các acid có khuynh hướng tích tụ ở ngăn có pH cao, các base có khuynh hướng
tích tụ ngăn có pH thấp
-Tuần hoàn nơi hấp thu
- Bề mặt nơi hấp thu
- Tính hòa tan của dược phẩm: thuốc ở dạng dung dịch nước dễ hấp thu hơn dung
dịch dầu, dung dịch dạng treo hoặc dạng rắn. Vì ở dạng dung dịch nước thuốc được hòa tan
nhanh chóng vào pha nước ở nơi hấp thu.
- Nồng độ dược phẩm tại nơi hấp thu: nồng độ này càng lớn thì sự hấp thu càng
nhanh đối với các thuốc qua màng bằng cách khuếch tán qua lớp lipid.
4. Sự hiểu biết trong sử dụng

GVHD: SVTH:
46

- Liều dùng và nồng độ: liều tối thiểu có tác dụng (liều ngưỡng): lượng thuốc cho vào
cơ thể để bắt đầu có tác dụng.
-Liều điều trị (thường cao hơn liều ngưỡng): được sử dụng lâm sàng nhằm mục đích
khôi phục chức năng bình thường của cơ thể và gây rối loạn bệnh lý.
-Liều gây độc (cao hơn liều điều trị): liều bắt đầu có những bệnh lý độc hại.
-Liều gây chết (LD50) gây chết 50% động vật thí nhgiệm.
-Nhịp cung cấp thuốc: phụ thuộc vào thời gian bán hủy (T1/2) của thuốc. T1/2 là thời
gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm đi một nửa.
-Nhịp cung cấp thuốc (khoảng cách giữa các lần sử dụng)
Ví dụ:
3-4 lần / ngày nếu T1/2 từ vài phút - 4 giờ
2 lần / ngày nếu T1/2 từ 4 giờ - 10 giờ
1 lần / ngày nếu T1/2 từ trên 12 giờ…
5.Chỉ định và chống chỉ định (indications và contraindications)
Chỉ định: sử dụng thuốc trong trường hợp nào? bệnh gì ?.
Chống chỉ định: không được phép sử dụng thuốc trong những trường hợp cụ thể
nhằm đề phòng độc tính và các tai biến khi dùng thuốc.

GVHD: SVTH:
47

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN XUNG VÀ ĐIỆN DI THUỐC

GVHD: SVTH:
48

4.1 Điện xung trị liệu


Điện xung trị liệu ( electrotherapy) là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu bằng các
xung điện có tần số thấp và trung bình.Tín hiệu xung điện là tín hiệu điện áp hay dòng điện biến
đổi theo thời gian một cách rời rạc (tức không liên tục). Tín hiệu xung có thể là một dãy theo
xung tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ lặp lại, hay chỉ là một xung đơn xuất hiện một lần, có
cực tính (- âm, + dương) hoặc cực tính thay đổi.
4.1.1Tác dụng
- Tác dụng giảm đau và giảm trương lực cơ
Dùng các dòng điện xung có cường độ tăng từ từ, tần số cao, loại dòng như Diadynamic,
Trọbert, Burst - TENS... có tác dụng giảm đau rõ rệt, giảm trương lực cơ co thắt, thư giãn cơ.
- Tác dụng kích thích thần kinh cơ
Các dòng điện xung có tần số thấp, cường độ tăng nhanh, loại dòng như dòng tam giác, chữ
nhật, AMF, giao thoa, kiểu Nga... có tác dụng kích thích thần kinh cơ, làm tăng dẫn truyền thần
kinh, tăng trương lực cơ, tăng khối lượng cơ.
4.1.2 Chỉ định và chống chỉ định
* Chỉ định
- Giảm đau: đau lưng, đau cổ vai, đau cơ, đau thần kinh ngoại vi, đau khớp, đau chấn thương.
- Một số bệnh thần kinh vận mạch, loạn dưỡng Sudeck, bệnh Buerger, hội chứng Raynaud,
thần kinh ngoại vi.
- Kích thích thần kinh cơ: giảm sức cơ, bại, liệt, kích thích cơ trơn bị liệt...
- Viêm mạn, làm lành vết thương.
* Chống chỉ định.

GVHD: SVTH:
49

- Người mang máy tạo nhịp, mất cảm giác vùng điều trị, các khối u, đang đe doạ chảy máu.
- Không để dòng điện xung đi qua tim, bào thai, vùng có kim loại (đinh, nẹp...). Thận trọng khi
điều trị qua não.
- Người không chịu được dòng điện xung.

4.2 Điện di

Điện di là hiện tượng dịch chuyển của các vật thể mang điện tích dưới tác động của điện
trường. Sự dịch chuyển này do thành phần lực điện trong lực Lorentz.

Điện di thuốc trị liệu (electrophoresis therapy)


- là phương pháp dùng dòng điện một chiều để di chuyển một số ion thuốc có tác dụng chữa
bệnh vào cơ thể hoặc lấy các ion thuốc có hại ra khỏi cơ thể.
Nguyên lý của phương pháp điện di là: Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút
nhau. Một dung dịch mà trong đó chất hòa tan có thể phân ly thành các ion (gọi là dung dịch điện
ly), khi được đưa vào một điện cực và cho dòng điện một chiều chạy qua thì các ion cùng dấu
với điện cực đó sẽ bị đẩy ra khỏi điện cực để đi vào cơ thể. Ngược lại nếu muốn lấy một ion có
hại (ví dụ ion Ca+2) ra khỏi cơ thể thì ta đặt điện cực trái dấu vào vùng da nhiễm ion, điện cực đó
sẽ hút các ion này ra khỏi cơ thể về phía nó.
4.2.1 Tác dụng
Tác dụng của điện di thuốc gồm tác dụng do dòng điện một chiều đều và tác dụng do ion thuốc
gây ra.
1./Tác dụng của dòng điện 1 chiều đều:
- Tác dụng giãn mạch: Tại vùng da đặt điện cực có vải đệm sẽ có hiện tượng đỏ da do giãn
mạch và có thể kéo dài hàng giờ. Tác dụng giãn mạch sẽ làm tăng cường tuần hoàn và dinh
dưỡng, tăng chuyển hóa, chống viêm. Cơ chế do dòng điện tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh
vận mạch.

GVHD: SVTH:
50

- Tác dụng lên hệ thần kinh: Tại cực dương có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, giảm trương
lực cơ. Tại cực âm: có tác dụng kích thích, làm tăng trương lực cơ.
2/.Tác dụng của ion thuốc:
-Điện di thuốc ngoài tác dụng do dòng điện một chiều đều còn có tác dụng do ion thuốc gây
ra.Các ion thuốc được đưa vào bằng điện di đã được chứng minh là có hiệu lực tăng lên gấp
nhiều lần so với các đường khác. Sau đây là một số ion thuốc thường dùng:

Dung dịch thuốc Ion tác dụng Cực Tác dụng điều trị

Kali-Natri iodure (INaIK) 5% I- – Làm mềm tổ chức sẹo

Natri clorua (NaCl) 5% Cl- – Tạo phản xạ chống viêm khớp

Kali-Natri bromua (BrNa-BrK) Br- – An thần

Natri salicylat 5% Salicylat- – Chống viêm giảm đau

Novocain 5% Novocain+ + Giảm đau

Hydrocortison acetat Hydrocortison+ + Chống viêm

Nivalin Nivalin+ + Tăng cường dẫn truyền thần kinh

3/. Các yếu tố ảnh hưởng đến điện di thuốc.


- Thuốc phải hòa tan được trong nước, có khả năng phân ly thành các ion, không bị dòng điện
phá huỷ và ion thuốc khi vào cơ thể có thể tái hợp lại được. Cho nên số loại thuốc có thể dùng để
điện di không nhiều.

- Dung dịch thuốc phải tinh khiết các điện cực vải đệm phải sạch để tránh ion ký sinh khi điều
trị làm choán chỗ hay vô hiệu hóa ion thuốc.

- Hiện tượng cực hóa: là sự tích tụ các ion tại điện cực sau một thời gian dòng Galvanic đi qua
làm cản trở các ion đi vào cơ thể. Hiện tượng này xảy ra từ phút thứ 20 trở đi.

- Đặt thuốc đúng điện cực có ý nghĩa quyết định: theo nguyên tắc cho thuốc vào điện cực cùng
dấu với ion tác dụng.

GVHD: SVTH:
51

- Nồng độ dung dịch phải đạt tối ưu để có hiệu quả cao, nếu nồng độ thấp thì hiệu quả thấp,
nhưng nếu nồng độ quá cao lại gây trở ngại cho quá trình di chuyển ion thuốc trong tổ chức.

- Điện cực: gồm điện cực kim loại và vải đệm. Các điện cực kim loại đều gây phá hủy thuốc
nên không cho thuốc tiếp xúc với điện cực này. Điện cực vải đệm dầy khoảng 1cm, được giặt
sạch dưới vòi nước chảy để loại trừ các ion ký sinh, tốt nhất nên sử dụng mỗi tấm điện cực dùng
cho một loại thuốc.

4.2.2 Ưu diểm

• Khi cần ion thuốc gì thì đưa ion thuốc đó vào, các thành phần khác bị giữ lại ở điện cực
do đó không gây phù nề tổ chức như khi tiêm.
• Không gây tổn thương da, không gây đau, không gây khó chịu và không gây lây truyền
các bệnh đường máu như khi tiêm.
• Tại chỗ đặt điện cực đưa thuốc, nồng độ thuốc cao thích hợp cho những tổ chức ít mạch
máu như sẹo... mà khi dùng thuốc các đường khác ít tác dụng.

4.2.3 Phương pháp chỉ định điều trị

- Thuốc: gồm tên thuốc, nồng độ, dấu điện cực cho thuốc (điện cực tác dụng).

- Diện tích điện cực tác dụng: ghi diện tích theo cm2 hoặc ghi kích thước các cạnh của điện cực.

- Vị trí đặt điện cực tác dụng và điện cực trung tính.

- Cường độ dòng điện: cho theo diện tích điện cực tác dụng với 0,01-0,2mA/cm2.

- Thời gian mỗi lần không quá 20 phút, nếu quá sẽ gây nên hiện tượng cực hóa không còn tác
dụng điện di.

- Thời gian một đợt điều trị: khoảng 10-30 ngày

Chỉ định và chống chỉ định


1. Chỉ định

GVHD: SVTH:
52

- Giảm đau hoặc cắt cơn đau trong các chứng đau do nguyên nhân thần kinh, chấn thương,
co mạch (chứng co thắt mạch ngoại vi, hội chứng Raynaud, viêm tắc động mạch, viêm tắc
tĩnh mạch).
- Chống viêm mạn như viêm khớp, viêm dây thần kinh, viêm da, viêm màng tiếp hợp…
- Tăng dinh dưỡng và tuần hoàn tại chỗ điều trị vết thương vết loét lâu liều, sẹo xơ cứng, teo
cơ.
- Tạo phản xạ đốt đoạn điều hòa các rối loạn của các cơ quan nội tạng ở sâu và ở xa chỗ đặt
điện cực. Điều hòa quá trình hưng phấn và ức chế của vỏ não.
- Đưa một số thuốc vào cơ thể (điện di) để điều trị như: novocain 0,5% (cực dương), natri
salisylat (cực âm)... hay lấy một số thuốc ra khỏi tổ chức cơ thể như Ca+2, chì...
2. Chống chỉ định:
- Viêm da nhiễm khuẩn, eczema nhiễm khuẩn tại vùng da định đặt điện cực.
- U ác tính (dòng điện kích thích tế bào u phát triển).
- Sốt cao, tâm thần, dị ứng với dòng điện một chiều đều.

4.3 / DẠNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP:

4.3.1 Bệnh đau khớp


Triệu chứng “Đau” thường là nguyên nhân chính khiến người bệnh tìm đến thầy thuốc, đặc biệt
là trong các bệnh lý thuộc về hệ cơ xương khớp. Trước khi thăm khám, người thầy thuốc cần có
thời gian tiếp xúc với bệnh nhân (BN) để tìm hiểu về bệnh sử cũng như tiền căn bệnh tật để có
thể xác định cơ quan bị mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ… Do
vậy, người thầy thuốc rất cần sự hợp tác cũng như sự cung cấp thông tin chính xác từ phía BN để
có hướng điều trị thích hợp.

GVHD: SVTH:
53

Chụp quang tuyến (X-Ray) sẽ tìm ra khớp xương bị nhỏ hẹp lại, sụn ở
khớp xương bị ăn mòn (cartilage erosion) hoặc xương bị mọc nhánh
(bone spurs).

a. Có mấy kiểu đau?


Trong chuyên khoa Cơ Xương Khớp, người ta phân loại ĐAU làm hai nhóm theo nguyên
nhân:
-Đau kiểu cơ học: đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi
-Đau kiểu viêm: đau chủ yếu về đêm, khi nghỉ ngơi, đôi khi làm BN phải thức giấc vì đau.
Về thời gian, người ta cũng phân ra thành hai nhóm:
- Đau cấp tính: dưới 12 tuần
- Đau mạn tính: kéo dài trên 12 tuần.
Trong thực tế lâm sàng, vẫn thường gặp các thể bệnh phối hợp gây rất nhiều khó khăn cho
thầy thuốc trong việc chẩn đoán và điều trị. Bên cạnh đó, cũng có những thể bệnh gây hủy hoại
rất nhiều về mặt cấu trúc và chức năng của xương khớp, nhưng do BN bị mất hay giảm cảm giác
nên không nhận biết được. Do đó triệu chứng “không đau” lại là dấu hiệu đặc biệt mà không chỉ
người thầy thuốc mà cả bệnh nhân cũng cần nhận biết để phát hiện bệnh và xử trí kịp thời nhằm
tránh làm nặng thêm các thương tổn.
b. Đau kiểu cơ học và đau kiểu viêm có đặc điểm như thế nào?
• Đau kiểu cơ học:
Thường là triệu chứng gợi ý của các bệnh do thoái hóa (lão hóa) hay các bệnh do chấn
thương. Như đã trình bày ở trên, cơn đau kiểu cơ năng thường xuất hiện vào ban ngày, khi người
bệnh cử động. BN càng sử dụng phần cơ thể bị bệnh (làm việc, tập thể dục không phù hợp, xoa
bóp quá mức) thì lại càng thấy đau hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có cảm giác đơ cứng
vùng tay chân bị bệnh sau khi nghỉ ngơi một khoảng thời gian, nhưng triệu chứng cứng khớp
thường không kéo dài quá nửa giờ.
• Đau kiểu viêm:
Thường xuất hiện vào giữa đêm, nhất là khi gần sáng. Đối với dạng bệnh tiến triển nặng thì
triệu chứng đau có thể kéo dài suốt ngày đêm. Cơn đau không thuyên giảm khi BN nằm nghỉ và
đau thường xuyên khiến BN mệt mỏi, mất ngủ, thậm chí bị căng thẳng thần kinh (stress). Đi kèm

GVHD: SVTH:
54

với triệu chứng đau còn có các biểu hiện lâm sàng của hiện tượng viêm, đó là các dấu hiệu
sưng-nóng-đỏ. Bên cạnh đó, BN còn có thể có triệu chứng cứng khớp xuất hiện vào sáng sớm,
khi thức dậy và kéo dài nhiều giờ. Đây thường là biểu hiện của tình trạng viêm khớp cấp tính
hoặc mạn tính do các nguyên nhân khác nhau. Cần lưu ý là những cơn đau dữ dội về đêm, đôi
khi không thuyên giảm dù cho đã được điều trị tích cực với nhiều loại thuốc có thể là biểu hiện
của bệnh lý ác tính.
c. Những bệnh xương khớp thường gặp nào gâyđau kiểu cơ học?
- Loãng xương và biến chứng (gãy xương)
- Hoại tử xương
- Thoái hóa khớp (gối, vai, cột sống, háng, v.v…)
-Bệnh lý gân và dây chằng
- Hội chứng loạn dưỡng đau (giai đoạn loãng xương).
d. Những bệnh xương khớp thường gặp nào gây đau kiểu viêm?
- Nhiễm trùng xương khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp phản ứng
- Viêm khớpdo gút
- Thấp khớp cấp
- Hội chứng loạn dưỡng đau (giai đoạn phù)
e. Điều trị các bệnh lý về xương khớp như thế nào?
* Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ cho BN dùng những loại thuốc
điều trị khác nhau (kháng sinh nếu là bệnh nhiễm trùng, thuốc hạ acid uric nếu là bệnh gút, thuốc
điều trị cơ bản của viêm khớp dạng thấp v.v…)
* Điều trị triệu chứng:
- Biện pháp không dùng thuốc:
+ Cho khớp nghỉ ngơi
+ Tập luyện phù hợp, tùy theo bệnh lý và giai đoạn bệnh
+ Vật lý trị liệu: xoa bóp, các bài tập thụ động và chủ động, xung điện,…
+ Các vật dụng hỗ trợ: gậy, nạng, đai,v.v…
+ Chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Dùng thuốc:

GVHD: SVTH:
55

+ Thuốc giảm đau thông thường


+ Thuốc kháng viêm không steroid
+ Corticoid
4.3.2 Đau thắt lưng
Đau ngang lưng quần, đau có thể khu trú một nơi ở giữa cột sống hoặc đau ở các điểm cạnh
cột sống thắt lưng, hai bên đường giữa. Đau nhiều khi lan tỏa sang hai bên làm cho nhiều người
lầm tưởng là đau thận.
a.Có mấy dạng đau thắt lưng?
- Đau thắt lưng cấp tính: Xảy ra thình lình, dần dần hoặc dữ dội sau khi khiêng, nhấc vật nặng
trong tư thế cúi lưng hay trong các tư thế sai khác khiến ngay sau khi khiêng người bệnh không
đứng thẳng người lên được, phải đi đứng lom khom. Người dân thường gọi là cúp xương sống,
cụp xương sống hoặc trẹo xương sống.
- Đau thắt lưng mạn tính: Sau giai đoạn cấp tính bệnh nhân hoặc khỏi đau hoặc diễn biến
thành đau mạn tính trong 10% đến 50% các trường hợp. Đau vùng thắt lưng với những đợt đau
dài và tái phát là một thể mãn tính của hội chứng đau thắt lưng cục bộ, thường xuất hiện không
rõ nét, xuất hiện từ từ, đồng thời thoái lưu cũng chậm. Bệnh xuất hiện đau ở một tư thế. Còn
trong đau thắt lưng cấp, đau xuất hiện thành từng cơn đau, đợt đau, người bệnh không thể tự
khêu gợi cơn đau và làm mất đi cơn đau theo ý muốn.
Nguyên nhân của cơn đau thắt lưng mãn tính tái phát: chủ yếu do những biến đổi sức đàn hồi
và thể tích của đĩa đệm thắt lưng, kèm theo những tác động dây truyền thức phát tới các khớp
nhỏ đốt sống có cơ liên quan.
Những biểu hiện lâm sàng thường xuất hiện 35 – 40 tuổi và nó gắn liền với giai đoạn tiến
triển thoái hoá đĩa đệm.
- Đau thắt lưng - Đau thần kinh tọa: Diễn biến nặng hoặc ngay tức thì của đau thắt lưng cấp
tính hoặc sau một thời gian đau thắt lưng mạn tính là đau thắt lưng - đau thần kinh tọa.
* Điều trị đau thắt lưng cấp tính
Mục tiêu điều trị được đặt ra ngay từ cơn đau thắt lưng cấp tính đầu tiên nhằm: tránh cho
bệnh nhân bị tái phát, tránh trở thành đau thắt lưng mạn tính và tránh biến chứng đau thắt lưng
thần kinh tọa.Do vậy, việc điều trị mang tính chủ động hơn là thụ động.
Hơn 90% các trường hợp đau thắt lưng cấp tính chỉ cần được điều trị bảo tồn đúng đắn là
sớm phục hồi, bệnh nhân khỏi đau và sớm trở lại công việc hằng ngày. Các biện pháp bao gồm:

GVHD: SVTH:
56

- Nằm nghỉ: Nằm nghỉ từ 1 đến 3 ngày đối với các trường hợp đau ít. Nằm nghỉ từ 3 đến 7
ngày đối với các trường hợp đau nhiều.
- Thuốc men: Thuốc giảm đau thông thường; thuốc chống viêm không phải corticosteroid;
thuốc giãn cơ. Thuốc chống viêm có corticosteroid: KHÔNG NÊN sử dụng.
- Áo nẹp thân bằng nhựa: Là một phương tiện bất động tạm thời, khi đã đỡ đau thì nên bỏ áo
nẹp và tiến hành tập luyện. Không nên lệ thuộc vào áo nẹp. Mang áo nẹp mà không tập luyện thì
sẽ dễ đưa đến teo cơ cạnh cột sống và vòng lẩn quẩn lại tiếp tục.
- Kéo tạ khung chậu: Là một phương pháp vật lý cần được áp dụng đúng cách. Hiệu quả của
phương pháp này có giới hạn, không phải lúc nào cũng có kết quả tốt. Đôi khi sau kéo tạ, bệnh
nhân lại đau nặng thêm. Kéo tạ cũng là phương pháp thụ động.
- Phẫu thuật là phương pháp chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong điều trị đau thắt lưng. Tuy nhiên đây là
phương pháp không thể tránh nếu thất bại sau điều trị bảo tồn.
Việc tập luyện phục hồi chức năng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Việc tập luyện
chủ động này rất quan trọng và là điểm mấu chốt đối với điều trị đau thắt lưng cấp tính, phòng
ngừa đau thắt lưng mạn tính và các biến chứng đau thắt lưng-đau thần kinh tọa, hội chứng chùm
đuôi ngựa.
Ngay sau khi bớt đau, bệnh nhân phải tích cực tập các bài tập phục hồi chức năng để lấy lại
sự cử động, sức mạnh cơ bảo vệ thắt lưng, sự dẻo dai của cột sống, nhờ thế mà cột sống sẽ tránh
được tổn thương lần nữa và bệnh nhân sẽ tránh được những cơn đau tái đi tái lại.
Sau đó bệnh nhân cần được hướng dẫn các bài tập năng động hơn để tăng tính dẻo dai và kết hợp
các công việc nặng hơn. Các bài tập tăng sức mạnh cơ và cố định vững cột sống thắt lưng chủ
yếu là tập 2 nhóm cơ đối kháng nhau: nhóm cơ bụng và nhóm cơ cạnh cột sống, nhóm cơ mông
và nhóm cơ đầu đùi.
Sự tích cực tập luyện sẽ mang lại kết quả nhiều hơn trong việc phòng ngừa bệnh tái đi tái lại
so với việc thụ động, không tập luyện. Bệnh nhân nhờ thế mà trở lại với công việc thường ngày
sớm hơn và tránh được khả năng tái phát
* Điều trị đau thắt lưng mạn tính
Phương pháp điều trị bằng sức nóng (trườm nóng bằng bó nến, khay nhiệt điện, gối ấm
điện...) áp vào vùng thắt lưng đau.
- Một số phương pháp giảm đau bằng y học cổ truyền cũng có tác dụng tốt trong điều trị đau
thắt lưng cấp và mãn tính như: trườm nóng bằng lá ngải cứu, cám rang, muối rang, châm cứu.

GVHD: SVTH:
57

Riêng bấm huyệt và xoa bóp có thể áp dụng nhưng cần tránh những động tác mạnh lên đoạn vận
động cột sống trong giai đoạn cấp tính.
- Kéo dãn cột sống thắt lưng với lực kéo nhỏ (8 -10 kg), mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20
phút.
- Corticoid và vitamin B12... có thể áp dụng trong những trường hợp đau nặng có hội chứng
rễ, nhưng cần theo dõi đúng chỉ định của thầy thuốc.
Việc cho bệnh nhân vận động cột sống trở lại trong quá trình điều trị và sau thời gian nằm bất
động đều phải tiến hành từng bước, có hướng dẫn cụ thể. Bệnh nhân có thể đau tái phát do vận
động quá mức

4.3.3 Đau thắt lưng - Đau thần kinh tọa

Căn nguyên chính của bệnh đau lưng là do đĩa đệm ở giữa hai đốt xương sống bị lòi ra phía sau, đè vào
các rễ thần kinh ở phía sau gây ra đau

- là hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh hông, thường do mang vác nặng gây lồi,
thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đốt sống. Bệnh có thể được chữa trị bằng các phương pháp như châm
cứu, tập xà đơn, hoặc dùng các bài thuốc nam...
- Ngoài chấn thương do mang vác, đau thần kinh tọa còn có thể do nhiễm lạnh, thận khí hư
tổn hoặc bị dị tật cột sống, gai đôi gây nên. Người bệnh thường bị đau đớn kéo dài, dễ tái phát,
có thể dẫn đến liệt, teo cơ và mất sức lao động.
- Tùy thể bệnh mà có phương thức điều trị thích hợp:

GVHD: SVTH:
58

1. Châm cứu: tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh; các huyệt
nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các huyệt tại chỗ hoặc
xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau, tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, vị
trí nông sâu của từng người bệnh. Liệu trình điều trị từ 1 đến 2 tuần, giữa các liệu trình có thể
nghỉ 5 đến 7 ngày.
2. Đắp chườm vùng lưng và chân đau: bằng nước ấm nóng, muối rang, lá ngải cứu hay lá cúc
tần sao nóng thêm ít dấm, hoặc dán cao giảm đau.
3.Ngoài ra, đau thần kinh tọa còn có thể được điều trị bằng cách kết hợp Đông - Tây y như các
thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin (B1, B6, B12), thủy châm vào huyệt.

4.3.4 Viêm đa khớp dạng thấp


-là một bệnh khá thường gặp, đặc biệt là ở giới nữ. Bệnh này không chỉ có ở nước ta vốn
được coi là nước có nhiệt độ nóng ẩm nên bệnh tê thấp nhiều mà còn gặp khá nhiều ở các nước
phương Tây. Đây là một bệnh đã xác định được nguyên nhân, đó là do bệnh nhân tự sản xuất ra
một chất gọi là kháng thể có tác dụng chống lại các chất tạo ra đầu khớp của chính bản thân
mình, vì thế bệnh được xếp vào loại bệnh tự miễn dịch. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học
gần đây đã phát hiện ra các gen gây bệnh. Điều này giới thiệu tính chất di truyền và gia đình của
căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

4.3.5 Thoái hóa khớp

GVHD: SVTH:
59

Thoái hóa khớp có nhiều tên gọi như thoái khớp, hư khớp, viêm xương khớp... Thực ra đây
không phải là một bệnh mà là tình trạng lão hóa (già) của khớp, giống như mọi cơ quan bộ phận
trong cơ thể của sinh vật, sau một thời gian sinh ra, phát triển, già hóa rồi chết... Các khớp xương
ở người bao gồm các khớp ở cột sống, các khớp ở các chi... Các khớp nói chung đều có chức
năng nối các phần cơ thể, giúp cho quá trình vận động và chịu lực, chịu ma sát. Hầu hết các khớp
đều có cấu tạo gồm 3 phần chính: đầu xương, sụn, các phần mềm quanh khớp. Sụn khớp là phần
nối giữa 2 phần xương, sụn chính là nơi chịu lực và chịu sự ma sát khi vận động. Ở người cao
tuổi sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn,
khuyết..., đây chính là tình trạng ta gọi là thoái hóa.

- là một quá trình bệnh khó tránh khỏi ở người cao tuổi. Khác với các bệnh khớp do viêm
(viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp...), đây là một tình trạng lão hóa của các tế bào và tổ chức ở
khớp và quanh khớp.
- Bệnh hay gặp ở các khớp: cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối, khớp cổ chân, khớp
háng... Khi bị thoái hóa khớp gối sẽ có các dấu hiệu:
+ Đau trong khớp gối (có thể đau hai bên), đau tăng khi vận động, lên xuống bậc thang, ngồi
xổm...
+ Hạn chế vận động, có thể có tiếng lạo xạo trong khớp, đôi khi khớp sưng to, bóng nước,
trường hợp kéo dài có thể dẫn đến teo cơ ở mặt trước đùi do không vận động.

GVHD: SVTH:
60

4.3.6 Thoái hoá cột sống cổ

thoái hoá cột sống cổ

Cột sống cổ chịu một trọng lực thường xuyên nhẹ, nhưng lại phải chịu sự co thường xuyên
liên tục của các cơ vùng gáy, tạo nên một áp lực đặc biệt trên các đĩa đệm nên dễ gây tổn thương
các đĩa đệm. Thoái hóa cột sống cổ gây ra những tổn thương sâu sắc ở cột sống cổ Một trong
những hậu quả của quá trình thoái hoá cột sống cổ là thoát vị đĩa đệm. thoái hoá cột sống cổ là
bệnh phổ biến, thường khởi phát ở độ tuổi lao động liên quan đến tư thế lao động nghề nghiệp.
a. Vì sao người ta bị thoái hoá cột sống cổ?
Thoái hoá cột sống cổ do nhiều nguyên nhân gây nên: do chấn thương mạn tính, tư thế lao
động nghề nghiệp, cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng, rối loạn nội tiết và chuyển hóa, dị dạng cột sống
cổ, bệnh tự miễn dịch, di truyền...
b. Biểu hiện của thoái hoá cột sống cổ như thế nào?
Thoái hoá cột sống cổ có những biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, gồm 5 hội chứng chính sau:
- Hội chứng cột sống cổ: Thường diễn ra đột ngột do vận động cổ, sau một ngày làm việc căng
thẳng, cúi đầu lâu, sau khi tắm nước lạnh, thời tiết thay đổi... Các triệu chứng chỉ biểu hiện ở
vùng cổ gồm: đau mỏi cột sống cổ, đau cột sống cổ và co cứng cơ cạnh cổ, bệnh nhân có cảm
giác cứng gáy, đau ê ẩm cột sống cổ khi ngủ dậy; có điểm đau cột sống cổ, bệnh nhân phải
nghiêng đầu về bên đau và vai bên đau nâng cao hơn bên lành; hạn chế vận động cột sống cổ;
triệu chứng trên phim Xquang thấy đốt sống cổ mất đường cong sinh lý, gai xương, giảm chiều
cao thân đốt sống.
- Hội chứng rễ thần kinh cổ, gồm các triệu chứng: Rối loạn cảm giác, sau một chấn thương bệnh
nhân thấy đau vùng gáy lan xuống bả vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay (hội chứng vai cánh tay)

GVHD: SVTH:
61

đau sâu trong cơ xương, nhức nhối khó chịu, đau tăng khi đi, đứng, ngồi lâu, khi ho, hắt hơi, đau
giảm khi trọng tải trên cột sống giảm, cảm giác tê bì, kiến bò, rối loạn vận động, bại một số cơ
của chi trên và hạn chế vận động do đau; teo cơ chi trên...
-Hội chứng động mạch đốt sống biểu hiện bằng các triệu chứng: đau đầu vùng chẩm từng cơn,
đau lan tới đỉnh đầu, thái dương, hốc mắt, đau một bên và hay đau vào buổi sáng, đau thon thót
từng cơn; chóng mặt từng cơn ngắn khi quay đầu đột ngột, chóng mặt kèm theo cơn đau đầu
vùng chẩm và ù tai; rung giật nhãn cầu, ù tai, như ve kêu trong tai; đau tai, đau lan ra sau tai, đau
ở một tư thế nhất định của đầu; mờ mắt, tối sầm mắt thường cùng với chóng mặt, đau ở hốc mắt;
nuốt đau, cảm giác nghẹn...
- Hội chứng thực vật dinh dưỡng với các biểu hiện điển hình là: đau đĩa đệm cổ, bệnh nhân thấy
đau gáy liên tục hay từng cơn, đau sâu, cứng gáy, đau tăng khi vận động, cử động cổ có khi nghe
tiếng “lạo xạo”, co cứng gáy bên bệnh nên vai bên bệnh cao hơn bên lành, hạn chế vận động cổ;
hội chứng cơ bậc thang: co cứng các cơ cổ, nhất là cơ bậc thang trước, đau như kim châm dọc
mặt trong cánh tay lan tới ngón 4,5, đôi khi đau lan lên vùng chẩm, đau lan tới ngực, yếu và teo
cơ bàn tay, lạnh đầu chi, xanh tím, phù nề... các triệu chứng tăng lên khi giơ tay lên cao; viêm
quanh khớp vai – cánh tay, đau lan xung quanh khớp vai, thường đau âm ỉ về ban đêm, hạn chế
vận động khớp vai, teo cơ ở vai...
- Hội chứng tủy: Biểu hiện đầu tiên là dáng đi không vững, cảm giác tê ở thân, bàn tay và các
ngón tay cử động vụng về, liệt và teo cơ; liệt chân hoặc tay; teo cơ ngọn chi; đi bộ khó khăn; rối
loạn cảm giác tê bì ngọn chi trên, mất vận động chi trên; mất vận động chi dưới; rối loạn cơ thắt,
đái khó, đái són, đái ngắt quãng...Tùy theo vị trí thương tổn cột sống cổ mà các triệu chứng của
bệnh có thể xuất hiện riêng lẻ hay kết hợp giữa 5 hội chứng kể trên.
-Để chẩn đoán xác định người ta dựa vào 5 hội chứng lâm sàng và hình ảnh Xquang của thoái
hoá cột sống cổ, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ...

c. Chữa thoái hoá cột sống cổ như thế nào?


Điều trị bảo tồn và phẫu thuật là 2 phương pháp chủ yếu: Điều trị bảo tồn dùng các thuốc
giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ. Có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như

GVHD: SVTH:
62

lý liệu pháp, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và tập vận động cột sống cổ; người ta còn dùng các
phương pháp đặc biệt như: kéo giãn cột sống cổ, đeo đai cổ, tiêm ngoài màng cứng.

GVHD: SVTH:
63

CHƯƠNG 5
KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ BẰNG
DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN THUỐC

5.1 Phương pháp dòng Galvanic


Phương pháp Galvanic là phương pháp dùng dòng điện không đổi với mục đích chữa
bệnh. Dòng điện không đổi là dòng điện không đổi hướng và giữ nguyên cường độ. Các dòng
không đổi dùng để trị bệnh thường có giá trị nhỏ và những dòng này cũng mang tên gọi là dòng

GVHD: SVTH:
64

Galvanic.
5.1.1 Những khía cạnh lý sinh
- Dưới tác dụng của điện trường một chiều trong cơ thể sẽ có dòng điện chạy qua. Dòng điện
này được quy định bởi các ion luôn có sẵn và có nhiều trong các dịchsinh vật. Các ion tích điện
dương được gọi là các cation sẽ chạy về catot (cực âm) còn các ion tích điện âm được gọi là các
anion sẽ chạy về anot (cực dương). Trong dung dịch muối ăn cation Na (+) và các anion Cl (-)
chạy ngược chiều nhau về các điện cực trái dấu tuy nhiên theo quy ước chiều dòng điện là
chiều của các cation. Tốc độ chuyển động của các ion phụ thuộc vào bản chất hoá học và kích
thước của chúng. Các ion Hydro do kích thước nhỏ là ion chuyển động nhanh
nhất. Ngoài ra độ nhớt (hệ số ma sát nội) của môi trường cũng đóng vai trò hết sức
quan trọng. Chúng ta nhớ rằng các dịch sinh vật thường là các dung dịch keo và có
độ nhớt lớn.
- Khi di chuyển các ion có thể kéo theo sự di chuyển của một phần chất lỏng và các phần tử
trung hoà về điện chứa trong đó như các hạt keo, các phần tử hữu hình của máu thậm chí cả các vi
khuẩn,…Tuy nhiên chúng ta đều biết rằng cơ thể có tổ chức phức tạp với rất nhiều màng ngăn
có tính bán thấm do đó chuyển động của các ion và các phần tử bị kéo theo không đơn thuần là
chuyển động tự do dưới tác dụng của lực điện trường mà còn bị giới hạn bởi các màng ngăn cách.
Mỗi tế bào có thể xem như một vật dẫn có bản chất điện lý. Không đi sâu vào chi tiết ta chỉ biết
rằng cuối cùng thì những chuyển động phức hợp ấy tạo ra sự thay đổi trạng thái cân bằng của
chính các ion. Kết quả là từ sự thay đổi nồng độ hoá học trên các màng ngăn cách sẽ dẫn tới sự
thay đổi điên thế trên màng. Theo Nernst và Ostwald chính sự thay đổi điện thế đó là nguyên
nhân tạo sự kích thích sinh ra từ dòng Galvanic.
- Mức độ kích thích phụ thuộc vào cường độ dòng và thời gian dòng chạy qua cơ thể. Nếu
dòng điện luôn luôn đổi chiều (như các dòng xoay chiều) thì các điện cực đổi dấu và đương nhiên là
các cation và anion sẽ đổi chiều chuyển động liên tục. Sự đổi chiều diễn ra càng nhanh (tần số
dòng điện càng lớn ) thì càng ít tạo ra sự thay đổi điện thế tạo nên kích thích và do đó hiệu ứng
kích thích càng nhỏ. Tới tần số 1MHz, ứng với một triệu dao động trong một giây, sự thay đổi nồng
độ hoá học do sự dịch chuyển không còn đáng kể nữa : hiệu ứng kích thích cũng không còn. Như
vậy sự thay đổi môi trường ion trong cơ thể do dòng Galvanic tạo nên một kích thích làm nền
tảng cho quá trình điều trị. Ngoại trừ những tác dụng có tính phản xạ, hiệu quả của dòng galvanic
chỉ sinh ra ở những vùng có dòng điện chạy qua. Và điều này phụ thuộc vào việc bố trí, xếp đặt

GVHD: SVTH:
65

các điện cực và phụ thuộc vào độ dẫn điện của từng bộ phận (dòng điện bao giờ cũng chọn những
nơi có điện thế thấp nhất để đi qua) Chính những yếu tố này làm cho khả năng tác dụng của dòng
galvanic là rất rộng lớn kể cả đối với những mô nằm sâu trong cơ thể.
5.1.2 Tác dụng sinh lý
- Tác dụng sinh lý dễ thấy nhất của dòng Galvanic là sự đổi màu của phần da nằm ngay dưới
điện cực. Đó là biểu hiện của sự xung huyết dưới da, tăng cường tuần hoàn máu như là kết
quả của quá trình giãn mạch. Sự tăng tuần hoàn máu qua động mạch và tĩnh mạch còn kéo dài
hàng ngày.
- Hệ quả trực tiếp của tăng cường tuần hoàn máu là tăng cường độ các quá trình trao đổi
chất. Qua đó các quá trình dinh dưỡng, hoạt động chức năng và hồi phục của mô đều được hoàn
thiện. Như nhiều nghiên cứu thực nghiêm trên động vật đã chứng tỏ, không chỉ những cơ bị
thoái hoá chịu ảnh hưởng tốt mà mức độ và tốc độ quá trình hồi phục của những sợi thần kinh vận
động bị tổn thương cũng tốt lên một cách rõ ràng. Ngoài ra dòng Galvanic còn có tác dụng chống
viêm và tăng hấp thụ.
- Thông thường dòng Galvanic điều trị có liều thấp và chưa đủ gây nên sự co cơ nhưng nó
cũng đủ gây nên tác dụng đặc biêt trên hệ thần kinh vận động nhờ giảm ngưỡng kích thích với cả
kích thích chủ động bên trong lẫn thụ động bên ngoài cơ thể. Không kém quan trọng trên phương
điện điều trị là tác dụng chống đau của dòng Galvanic

5.1.3 Chỉ định điều trị


- Chỉ định điều trị đối với dòng Galvanic suy ra từ tác dụng sinh lý đã xét ở trên. Tác dụng
chống đau trước hết được ứng dụng để điều trị các bệnh đau nhức dây thần kinh, đáng kể nhất là
đau dây thần kinh toạ cũng như hội chứng lưng háng, đau dây thần kinh thứ năm, dây thần kinh
liên sườn cũng như các chứng herpes.
- Tác dụng tăng cường tuần hoàn máu của dòng Galvanic được sử dụng để điều trị các chứng

GVHD: SVTH:
66

tê liệt nhẹ ngoại vi do các triệu chứng khác nhau.


- Tiếp theo đó là tác dụng giãn mạch của dòng Galvanic được sử dụng khi điều trị các bệnh
liên quan tới rối loạn tuần hoàn nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn bệnh thần kinh mạch máu
(angioneuropathy), chứng co mạch (angiospasmen), tắc mạch do viêm thành mạch máu nhỏ, hội
chứng Morbus Raynaud,…và những trạng thái sau khi bị lạnh.
- Những đau đớn do hậu quả của thoái hoá, nhức bắp thịt hay những bệnh khác về cơ
(myogelosen) cũng có những biến đổi thuận lợi khi điều trị bằng dòng Galvanic.
- Một số biến đổi liên quan đến sự suy giảm chức năng da - như giảm cảm giác hay dị cảm giác
(hypo- và parasthesie), đặc biệt là những vùng da bị rối loạn về độ nhạy cảm sau những ca phẫu
thuật lớn hay sau thủ thuật cấy ghép da cũng có thể được điều trị tốt bằng dòng Galvanic. Những
bệnh da bị phồng mụn nước hay da xanh (thanh bì) ở tận chi là một chỉ định thích hợp.
5.1.4 Một số vấn đề kỹ thuật
- Vấn đề đáng lưu ý ở đây là các điện cực. Điện cực thường là tấm dẫn điện được chế tạo từ
chì lá hoặc vải cacbon. Ngày nay thông dụng thường làm từ cao su dẫn điện hay vật liệu dẫn điện
có nhiều lỗ hổng. Chuyển động định hướng của các ion Natri và Clo và sự tương tác với nước có
thể dẫn đến sự hình thành axit (HCl) dưới anot và kiềm (NaOH hoặc KOH) dưới catot. Các sản
phẩm điện phân này có thể làm da ở dưới điện cực bị bỏng nếu ta chỉ sử dụng kim loại trần làm
điện cực.Vì vậy giữa điện cực và da phải đặt một lớp đệm bằng chất liệu hút nuớc (gạc, flannel, vải
bông) có độ dày cỡ 1cm tẩm nước hoặc nước muối sinh lý. Lớp muối này không cho các sản phẩm
điện phân nói trên tiếp xúc với da đồng thời có thể giảm điện trở của hệ. Có những vùng trên mặt
da của cơ thể có những vị trí có hình thể phức tạp khi đó cần có các điện cực đặc biệt để đáp ứng
mọi yêu cầu điều trị. Chính vì thế mà hiện nay có những công ty, chuyên gia chỉ chuyên nghiên cứu
hay sản xuất điện cực.
- Da đặt điện cực phải được khảo sát trước, cách ly những vùng da tổn thương và làm sạch
chất nhờn. Việc bố trí điện cực trên mặt da bệnh nhân được xác định bởi khu vực, đặc điểm bệnh
học vì bố trí điện cực chính là điều khiển đường đi của dòng điện Galvanic trong cơ thể. Về cơ
bản, người ta bố trí địên cực theo 2 kiểu : dọc (cùng trên một mặt phẳng) và ngang (hai điện cực ở
trên hai mặt đối diện). Kiểu thứ nhất khi muốn cho dòng điện tác dụng theo mặt phẳng hay độ
dài. Kiểu thứ hai khi muốn có tác dụng của dòng Galvanic lên các vùng nằm sâu trong cơ thể.
Tuỳ theo diện tích được tác động (từ vài đến hàng trăm cm2) và cách xếp đặt các điện cực mà ta
phân biệt các kỹ thuật tác động cục bộ, phân đoạn hay toàn thân. Trong tác dụng cục bộ có tính

GVHD: SVTH:
67

khu trú các điện cực được bố trí để các đường sức đi ngang qua vùng bệnh lý. Trong phương pháp
phân đoạn các điện cực được bố trí trên các vùng da phản xạ tương ứng với các nội quan nơi cần
có tác dụng của dòng điện. Với phương pháp toàn thân dòng điện chạy qua phần lớn cơ thể. Một
thí dụ rất lý thú trong phương pháp toàn thân là bể tắm dòng Galvanic : bệnh nhân nằm trong một
bể tắm thông thường nhưng trên thành bồn tắm có gắn một dãy điện cực, như thế hai tác nhân vật
lý được sử dụng đồng thời : nước và dòng Galvanic.
- Hai điện cực có thể có diện tích bằng nhau nhưng cũng có thể sử dụng điện cực có
diện tích hết sức khác nhau, khi đó điện cực có diện tích nhỏ hơn được gọi là điện cực chủ động. Mật
độ dòng điện trên điện cực nhỏ sẽ cao hơn và ta phải luôn chú ý để giá trị này không vượt quá giá
trị điện cực cho phép. Giá trị cực đại cho phép của mật độ dòng điện trong phương pháp Galvanic là
0.1mA/cm². Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào ta cũng đo hay tính chính xác giá trị mật
độ và nhiều khi cảm giác của chính bệnh nhân đóng vai trò hết sức quan trọng. Cảm giác này
ngoài đặc trưng vật lý còn có nhiều đặc tính của độ nhạy cảm cá thể. Cường độ tác
dụng bình thường hay tối ưu là cảm giác kiểu “nổi da gà”, buốt nhẹ hay rát bỏng rất nhẹ ở chỗ đặt
điện cực. Thời gian điều trị cỡ 10 - 15 phút (đối với tác động toàn thân và phân đoạn) hay 30 -
40 phút (kỹ thuật cục bộ). Mỗi đợt điều trị thường gồm 10 - 20 liệu trình, thực hiện hàng ngày
hay cách ngày.

5.2 Kỹ thuật điện phân thuốc

Kỹ thuật điện phân thuốc là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể qua da bằng con đường điện
lý. Kỹ thuật này là một dạng đặc biệt của sự ứng dụng dòng Galvanic trong điện trị liệu. Nó cũng
có thể được sử dụng khi dòng Galvanic có dạng xung.
Nguyên tắc : Chúng ta đều biết các ion luôn chuyển động về điện cực trái dấu trong
điện trường. Vì vậy nếu thuốc được ion hoá nó cũng chuyển dịch theo nguyên tắc đó. Còn
điện trường có thể tạo ra từ dòng Galvanic khi đặt các điện cực trên da. Kết quả là thuốc sẽ được
đưa vào cơ thể qua da nhờ sử dụng dòng Galvanic. Đấy chính là kỹ thuật điện phân thuốc. Điều
đáng chú ý là phải để thuốc vào những điện cực phù hợp thì mới có dịch chuyển như mong muốn,
thuốc là các ion dương thì phải đặt vào điện cực dương (anot), còn thuốc dưới dạng các ion âm phải
đặt ở điện cực âm (catot).
- Cũng có nhiều thí nghiệm chứng minh rằng khi đưa thuốc vào cơ thể bằng phương pháp địên
phân, hiệu ứng không chỉ có ý nghĩa tại chỗ. Sau khi được cơ thể hấp thụ bằng con đường tuần

GVHD: SVTH:
68

hoàn, thuốc được đưa đi khắp cơ thể và do đó có tác dụng chung lên toàn thân. Hiệu ứng này
cần phải được lưu ý khi sử dụng phương pháp điện phân với các loại thuốc có hoạt tính cao. Chẳng
hạn khi dùng Histamin có tác dụng giãn mạch vì nếu quá liều lại có thể dẫn tới đột quỵ.
- Tuy nhiên ưu thế của phương pháp điện phân là đưa thuốc nhanh chóng trực tiếp vào phần
cơ thể mong muốn nhất là da và phần cơ quan ở ngay dưới da (chẳng hạn bao hoạt dịch ở khớp
gối) tạo ra nồng độ thuốc tại chỗ khá cao nhờ đó mà tác dụng của thuốc trở nên mạnh mẽ hơn.
- Nhược điểm của phương pháp này là phương pháp chỉ sử dụng được với một số thuốc xác
định và hầu như không thể đánh giá được chính xác lượng thuốc đã thâm nhập vào cơ thể.
- Phương pháp điện phân có thể sử dụng với các loại thuốc dưới dạng dung dịch hay mỡ bôi.
Thông thường nhất là các loại thuốc mỡ chống các loại bệnh thấp. Cũng từ nhiều năm nay loại
thuốc hay dùng trong kỹ thụât này là thuốc đồng thời có hai tác dụng : một mặt là giảm đau, mặt
khác lả giãn mạch (nhờ Histamin, môt chất vốn có sẵn trong cơ thể). Và để tránh nhầm lẫn người ta
chia thuốc ra làm 2 nhóm: nhóm tích điện dương luôn để ở anot và nhóm tích điện âm - luôn để
ở catot. Thuốc dùng trong điện phân tinh khiết không có phụ gia.
Chỉ định : Phương pháp điện di thuốc có chỉ định điều trị rất rộng rãi được xác định bằng
hai yếu tố : tính chất dược học của thuốc đưa vào và tác dụng của dòng điện. Trước hết có thể nhắc
đến các bệnh viêm khớp biến dạng nhất là những khớp lớn và dễ tiếp cận, các ổ viêm quanh khớp,
viêm và đau nhức cơ cũng như gân, đặc biệt là viêm ở những điểm bám của gân trên xương, cột
sống, hội chứng lưng tháng, các hội chứng hẹp ngoại vi (ví dụ hội chứng ống cổ tay) cũng như
nhiều dạng tổn thương sau phẫu thuật khác.
- Những ứng dụng tiếp theo liên quan tới tác dụng của Hyaluronidase để xử lý xơ cứng bì,
của axit Ascorbic để loại bỏ hiện tượng nhuộm màu trên da sau chấn thương cũng như của
muối Kali Iodua để làm mềm sẹo trên vùng da. Để giảm đa, chẳng hạn khi viêm xương khớp hay
viêm gân, cũng có thể điện phân với thuốc Procain trong dung dịch 1% - 2%. Cuối cùng nghiệm
pháp điện phân cũng có tác dụng tốt trong bệnh ra mồ hôi tay sinh ra bởi cường giáp hay căng
thẳng quá mức. Thời gian điều trị có thể kéo dài hàng tuần hay hàng tháng.
- Trong các sách chuyên sâu về kỹ thuật này người ta đã lập ra danh sách hơn 150 loại thuốc
được chọn để đưa vào cơ thể trong phương pháp điện phân, trong số đó tất nhiên có một số dược
chất thường được sử dụng ở Việt Nam : Novocain - loại dung dịch 3%, ion dương, có tác dụng
giảm đau rất tốt; Vitamin B1 - dung dịch 2 % tác động tốt lên hệ thần kinh, ion dương; Strychnin
Sunfat - dung dịch 0,1 % tê thần kinh ngoại biên, ion dương; Salysilat - loại thuốc mỡ, chống đau

GVHD: SVTH:
69

chống viêm, ion âm,…Một vài loại thuốc như vậy giúp chúng ta có một khái niệm cụ thể hơn.
Một số vấn đề kỹ thuật
 Không chỉ các dòng Galvanic, thời gian gần đây người ta còn dùng các dạng xung một
chiều có dạng phức tạp hơn để đưa thuốc vào cơ thể.
 Phương thức điện phân phổ biến nhất là đưa thuốc ngang qua da. Điện cực dùng ở dạng tiếp
xúc đặt ngay ở phía trên ổ bệnh (điện cực chủ động) ở vùng đối diện đặt điện cực thụ động. Lớp
lót bằng giấy lọc hay vải màn dưới điện cực chủ động đựoc thấm dung dịch thuốc. Nối điện
cực chủ động với cực của thiết bị cùng dấu với phân cực thuốc, điện cực thụ động nối với cực kia.
Cũng có khi điện phân thuốc đồng thời với hai loại thuốc phân cực trái dấu thì mỗi loại thuốc được
đặt dưới một điện cực theo cùng nguyên tắc trên.
 Trong một số chuyên khoa người ta còn sử dụng phương pháp điện phân buồng, điện phân
trong khoang, điện phân nội mô,…

 Cần hiểu rằng dung môi đóng vai trò quyết định trong hiệu quả điện phân. Đối với đa số
thuốc thì dung môi tốt nhất là nước nếu thuốc hoà tan tốt trong nước. Trong trường hợp ngược
lại có thể dùng cồn và dimexide (dimethylsulphoxide - DMSO) làm dung môi. Nồng độ dung
dịch DMSO nằm trong khoảng 10 - 50%. Các ion kim loại, các alkaloid, đa số kháng sinh và
sulfamid có điện tích dương và do đó phải để dưới anot Ion của metalloid và các chất dư của
axit tích điện âm và để dưới catot. Sự phân cực protein và các hợp chất lưỡng tính khác phụ
thuộc vào pH của dung dịch : trong dung dịch axit chúng tích điện dương còn trong dung dịch
kiềm chúng lại tích điện âm.

MỘT SỐ CÁCH ĐẶT ĐIỆN CỰC DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU ĐỀU VÀ ĐIỆN DI
THUỐC

GVHD: SVTH:
70

5.3 Dòng Điện Xung Trong Điều Trị Đau.


5.3.1. Lựa chọn các dòng điện xung.
a. Dòng xung 1 chiều.
- Tác dụng cực:

GVHD: SVTH:
71

+ Tại cực (+): tác dụng ức chế (giảm hưng phấn) nên có tác dụng để giảm đau.
+ Tại cực (-): tác dụng kích thích, giãn mạch, nên được dùng để kích thích thần kinh - cơ.
* Cần chú tác dụng tổn thương da tại các điện cực (tác dụng Galvanic), do đó phải có điện
cực vải đệm và không tăng cường độ dòng quá cao.
- Dòng Faradic: chọn tần số là yếu tố tác dụng quan trọng nhất trong điều trị đau, sự biến
đổi tần số mang lại tác dụng giảm đau rõ rệt. Thường dùng giảm đau ở tần số từ 80-200Hz,
trung bình là 100Hz. Tác dụng chủ yếu là kích thích co cơ, chủ yếu điều trị các nhóm cơ
thiểu năng. Tần số chuỗi xung 50 – 100 Hz.
• Tạo sự co cơ kéo dài à mỏi à phải có các chuỗi xung biên độ khác nhau, và nghỉ
ngơi giữa 2 lần co liên tiếp. Sự co cơ nhờ kích thích cũng có tác dụng hệt như co cơ tự nhiên:
tăng trao đổi chất, tăng nhu cầu oxy, nhu cầu dinh dưỡng, tăng thải loại cặn bã, giãn mạch và
tưới máu trong cơ.
• Thời gian nghỉ giữa 2 lần co nên gấp khoảng 3 tới 5 lần thời gian co. Không nên để
co cơ lâu quá 10s, vì sẽ xuất hiện thiếu dưỡng khí và dinh dưỡng ở mô.
• Dựa trên tác dụng sinh lý mà người ta thường dùng dòng này để kích thích các
nhóm cơ vân cần thiết (cơ thiểu năng, hoặc sau 1 thời gian dài không hoạt động)
- Dòng Dia: thường sử dụng kết hợp 3 phút CP + 3 phút LP để giảm đau tại chỗ. Tác dụng
chống đau do làm tăng ngưỡng đau của cơ thể. Nó cũng làm giảm trương lực cơ của những cơ
co cứng hay quá tải, tăng thải loại các chất cặn bã của mô và tế bào ra khỏi những vùng bị bầm
dập hay thâm tím. Nó thường được dùng trong các chấn thương bầm dập, trật khớp, cứng cơ.
- Dòng 2-5 được dùng theo kiểu phản xạ đốt đoạn, đặt hai điện cực dọc cột sống tại một
trong 4 vị trí:
+ Gáy: điều trị đau ở cổ vai gáy và đầu.
+ Vùng liên bả vai: điều trị đau chi trên.
+ Dọc đốt sống lưng: điều trị đau vùng ngực.
+ Vùng thắt lưng: điều trị đau thắt lưng và chi dưới.
- Kích thích các sợi thần kinh vận động hoặc cảm giác; tác dụng : chống đau (cảm giác
rung), kích thích vận động (gây co cơ). Phổ biến : đau khu vực ở cột sống do thoái hóa
hoặc sai chức năng (tư thế vận động, ngồi sai hoặc quá tải); tổn thương do viêm nhiễm
hoặc sau chấn thương ở khớp chi.
• Có thể lên 60 – 70mA, tăng từ từ theo cảm nhận bệnh nhân.

GVHD: SVTH:
72

• Có thể có hiện tượng thích nghi nên dòng sau có thể cao hơn dòng trước

b. Xung xoay chiều


- Không phân cực nên không gây tổn thương da do đó có thể tăng cường độ cao để tác
dụng sâu.
- Với dòng AMF và dòng giao thao IF:
+ Với đau mạn tính: dùng tần số nền 2000-2500Hz, tần số AMF dưới 50Hz, khoảng quét hẹp
(30-50Hz), chương trình quét nhanh đột ngột (1/1, 1/5/1/5...).
+ Với đau cấp tính: dùng tần số nền trên 4000Hz, tần số AMF từ 80-200Hz, khoảng quét
rộng (80-100Hz), chương trình quét chậm và kéo dài (6/6, 1/12/1/12...).
- Với dòng TENS: Giảm đau bằng dòng điện xung ngắn kích thích qua da (kích thích sợi
A-∂ và A-β )Tín hiệu đau được dẫn truyền nhờ sợi thần kinh A-∂ (cấp tính) và C (mãn tính)
à tủy gai (dây sống) à đồi thị à vỏ não. Sợi A-∂ liên kết synapse trực tiếp với các neuron ở
tủy gai, còn sợi C thì gián tiếp thông qua các neuron trung gian (kềm hãm và kích thích).
- Do cấu trúc liên kết synapse nên tín hiệu thần kinh lan truyền trên sợi A-β (về sự va
chạm, rung động) có khả năng điều tiết tín hiệu lan truyền trên sợi C
- Trong giảm đau dùng dòng hai pha không đối xứng, và dòng TENS nhóm (Burst -
TENS):
+ Thời gian xung: đau cấp dùng dưới 150ms , đau mạn dùng dưới 150ms.
+ Tần số: dòng TENS thông dụng có tần số cao 100Hz, cường độ dòng thấp. Dòng TENS
châm cứu có tần số thấp (dưới 50Hz), cường độ dòng cao.
+ Dòng Burst TENS: lấy một trong hai dòng trên làm nền, tần số nhóm 1-5Hz.

Phác đồ tổng quát.

Thông số Đau cấp tính Đau mạn tính


Dòng xung Êm dịu: AMF, IF, LP, 2-5, Kích thích mạnh: CP, CPid, MF, TENS châm
TENS thông dụng. cứu, Burst – TENS.

GVHD: SVTH:
73

Tần số 80-200Hz Dưới 50Hz, trung bình 30-50Hz.


Chương trình Khoảng rộng (80-100Hz), Khoảng hẹp (30-50Hz), nhanh đột ngột (1/1,
quét chậm và kéo dài (6/6, 1/5/1/5...)
1/12/1/12...)
Thời gian xung Dưới 200ms Trên 200ms
Cường độ Gấp 2-3 lần ngưỡng cảm giác Gấp 3-4 lần ngưỡng cảm giác.
Thời gian điều 4-6 phút/lần x 10 lần hàng 7-10 phút/lần x 10-25 lần cách ngày
trị ngày

5.4 Các Thiết Bị Điều Trị Đã Có Trên Thị Trường

1. Thiết bị điều trị xung đa mode (Máy điện xung) BK-ET2

Thông số kỹ thuật:
o Gồm 22 dạng xung khác nhau
o Tần số thấp
o Đa mode
o 15 chế độ điều trị thiết lập sẵn
o Có thể tự thiết lập các chế độ điều trị khác
o Cảnh báo bằng âm thanh
o Điều chỉnh cường độ dòng theo bước nhỏ bằng kỹ thuật số

• Ứng dụng để điều trị: Tổn thương dây thần kinh, viêm cơ, teo cơ, giảm đau… tùy
theo chỉ định của bác sỹ.

GVHD: SVTH:
74

• Địa chỉ đang ứng dụng: Khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện E Hà nội, Trung tâm Phục
hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai

2.Thiết bị điều trị viêm cơ khớp (Máy điện phân cơ) BK-GALm

Thông số kỹ thuật:
o Dùng dòng Galvanic kết hợp với thuốc phân ly
o Dải dòng điều trị từ 0 - 10mA, 2 cực tính
o Dải thời gian điều trị: 0 - 60phút
o Điều khiển dòng và đặt thời gian điều trị bằng kỹ thuật số
o Tự động reset dòng về 0 khi hết thời gian điều trị, cảnh báo bằng âm thanh

• Ứng dụng để điều trị: Viêm, xơ khớp vô khuẩn, chấn thương phần mềm, cứng
khớp, lành sẹo nhanh sau phẫu thuật, giảm đau… tùy theo chỉ định của bác sỹ.

• Địa chỉ đang ứng dụng: Khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện E Hà nội, Trung tâm Phục
hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Mắt Bình Định, Quy Nhơn

3.Thiết bị điều trị mắt (Máy điện phân mắt) BK-GALe

GVHD: SVTH:
75

Thông số kỹ thuật:
o Dùng dòng Galvanic kết hợp với thuốc phân ly
o Dải dòng điều trị từ 0 - 1mA, 2 cực tính
o Dải thời gian điều trị: 0 - 60phút
o Điều khiển dòng và đặt thời gian điều trị bằng kỹ thuật số
o Tự động reset dòng về 0 khi hết thời gian điều trị, cảnh báo bằng âm thanh
o Loại 1 kênh (Đơn): Dùng cho 1 bệnh nhân
o Loại 2 kênh (Kép): Dùng cho 2 bệnh nhân

• Ứng dụng để điều trị: Viêm giác mạc, viêm kết mạc và các bệnh viêm mắt khác tùy
theo chỉ định của bác sỹ.

• Địa chỉ đang ứng dụng: Bệnh viện Mắt Trung ương, Trung tâm Mắt Bình Định,
Quy Nhơn

4. THIẾT BỊ ĐIỆN ĐIỀU TRỊ TẦN SỐ THẤP - Model: E699

GVHD: SVTH:
76

Electromed E699 là thiết bị điện điều trị tần số thấp với 9 dòng chẩn đoán và điều trị tiêu chuẩn
do Phân viện Vật lý Y Sinh học thiết kế và chế tạo. Thiết bị được thiết kế theo các tham số vật lý
chuẩn quốc tế. Thiết bị là sự kết hợp của công nghệ điện tử, công nghệ thông tin và mỹ thuật
công nghiệp. Hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện các cấp.

Thông số kỹ thuật:
+ Điều khiển vi xử lý
o Kiểu dòng điều trị: Galvanic; Bernard DR; Bernard CP; Faradic; F1; Faradic F20; Trabert
UR; E100; E200; E500
o Điện áp điều trị :170 V một chiều
o Cường độ dòng điều trị: 0 – 70 mA
o Bước nhảy 0,1 mA (với dòng < 7 mA) và 1 mA (với dòng > 7 mA)
o Thời gian điều trị : 0 – 20 phút, thay đổi từng phút.
o Công suất tiêu thụ : < 250 W
o Điện áp nguồn : AC 220 V/(50 – 60Hz) ± 5%; 1A

+ Điều kiện hoạt động :


o Nhiệt độ môi trường : 100C đến 400C
o Độ ẩm : < 80%
o Kích thước : 130 x 370 x 340 mm
o Trọng lượng : < 8Kg

Khả năng ứng dụng :

GVHD: SVTH:
77

Đưa thuốc chọn lọc vào cơ thể bằng dòng điện (phương pháp Ion di)
Điều trị liệt trung ương và ngoại biên,luyện tập cơ, điều trị teo và yếu cơ
Kích thích thần kinh cảm giác, kích thích thần kinh vận động
Tăng vi tuần hoàn, giảm đau ,tăng hấp thụ và thải trừ, khử co thắt và giảm
trương lực cơ ...

GVHD: SVTH:

You might also like