You are on page 1of 31

Hạ Bá Bình Kh5a

LỜI CẢM ƠN

S
au một thời gian dài học tập và nghiên cứu ở Học Viện Hành Chính , chúng
tôi đã tiếp thu được những kiến thức khái quát nhất về quản lý Hành chính
Nhà nước trên các lĩnh vực , tuy nhiên đó mới chủ yếu là lý thuyết sơ đẳng
nhất . Để có thể giúp Sinh viên nắm chắc lý thuyết đã học được cũng như áp dụng vào
thực tiễn , Học viện đã đưa các Sinh viên đến thực tập tại các cơ quan, tổ chức . Và tôi
đã được phân công đến thực tập tại Phòng Chính sách Nhà, Đất của Sở Tài nguyên,
Môi trường và Nhà đất Hà Nội ; Phòng Chính sách là phòng chuyên môn , tham mưa
tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước các Chính sách về
Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất .

Vậy , Lời nói đầu cho tôi cảm ơn đến Học viện, các Thầy Cô trong đoàn thực
tập đã giúp Tôi có được điểm thực tập phù hợp; Cảm ơn Sở Tài nguyên, Môi trường
và Nhà đất đặc biệt là các cán bộ, công chức Phòng Chính sách Nhà, Đất đã tạo điều
kiện tốt nhất cho chúng tôi thực tập; Cảm ơn các Bạn sinh viên cùng đoàn đã giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình thực tập .
Xin trân trọng cảm ơn !

1
Hạ Bá Bình Kh5a
MỞ ĐẦU
Giấy chứng nhận quyền sở hữu Nhà ở và quyền sử dụng Đất ở ( Sau đây gọi
chung là Giấy chứng nhận - GCN ) là chứng thư pháp lý do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp cho người sở hữu nhà và người sử dụng đất nhằm mục đích bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của họ và quản lý chặt chẽ quỹ nhà và quỹ đất .
Giấy chứng nhận có một vai trò hết sức quan trọng, đối với nhà nước việc cấp
giấy chứng nhận nhằm tạo ra một công cụ, phương tiện để Nhà nước quản lý về Nhà
đất, Nhà nước lấy đó làm căn cứ để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên
quan đến Nhà đất; Góp phần thúc đẩy nhanh và thuận lợi cho công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi Đất. Đối với người dân thì đó là chứng thư
pháp lý xác lập và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của họ trong việc sở hữu nhà ở và sử
dụng đất ỏ ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền chuyển nhượng, thừa
kế, thế chấp, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, … ; Bảo đảm lợi ích chính đáng
của người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, thừa kế, nhận thế chấp,…Đối với xã
hội thì nó tạo thuận lợi cho giao dịch bất động sản, thúc đẩy sự phát triển của thị
trường bất động sản, tạo điều kiện huy động nguồn vốn thông qua hoạt động thế chấp
vay vốn …
Với vai trò quan trọng của cấp GCN nói ở trên, cộng với việc tôi được thực tập
ở Phòng Chính sách Nhà, đất, nơi thực hiện việc xác lập quyền sở hữu nhà ở cho các
loại nhà thuộc diện chính sách. Chính vì vậy tôi đã chọn “ Tìm hiều về công tác xác
lập quyền sở hữu và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
cho diện nhà thuộc chính sách cải tạo” làm đề tài Báo cáo thực tập của mình .
Nội dung của bài Báo cáo gồm có 3 chương :
Chương I. Thông tin khái quát về cơ quan thực tập
Chương II. Quy định pháp luật hiện hành về cấp giấy chứng nhận QSH
nhà ở và QSD đất ở
Chương III. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận QSH Nhà ở và QSD
Đất ở tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội .

2
Hạ Bá Bình Kh5a
CHƯƠNG I. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
I. Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội
1. Vị trí và chức năng
Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội là cơ quan chuyên môn giúp
UBND Thành phố, Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đồ,
quản lý nhà ở vả công sở trên địa bàn thành phố Hà Nội .
Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nôi chịu sưu chỉ đạo trực tiếp của
UBND Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của
Bộ TNMT, Bộ Xây dựng và các Bộ, Ngành có liên quan; chịu sự kiểm tra, giám sát
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền .
Sở TNMT và Nhà đất Hà Nội, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu
riêng và mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành .
Trụ sở cơ quan đặt tại : 18 Đường Huỳnh Thúc kháng, Quận Đống Đa, Thành
phố Hà Nội .
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình UBND Thành phố ban hành các văn bản pháp quy pháp luật về công tác
quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, khí tượng, thuỷ văn,
môi trường đo đạc - bản đồ, nhà ở và công sở ( Sau đây gọi chung là Tài nguyên, Môi
trường và Nhà đất ) trên địa bàn Thành phố .
- Trình UBND Thành phố về quy hoạch, chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm
và hàng năm về quản lý, phát triển, chính sách và khai thác, sử dụng tài nguyên, môi
trường và phát triển nhà ở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của Thành phố ;
- Tổ chức, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoach, kế hoạch,
chường trình sau khi được phê duyệt ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và
thông tin về tài nguyên, môi trường và nhà đất đến tổ chức và công dân ; tham gia
thẩm định các dự án công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi
trường và nhà đất ;
- Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và lập bản đồ về tài nguyên để có kế hoạch bảo
vệ và khai thác sử dụng ;
- Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên, môi trường
và nhà đất cấp quận, huyện, xã, phường và thị trấn;

3
Hạ Bá Bình Kh5a
- Thanh tra, kiểm tra, việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếi
nại tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường và nhà
đất theo quy định cảu pháp luật ;
Phối hợp với Ban tổ chức chính quyền Thành phố và chính quyền địa phương
giải quyết tranh chấp địa giới hành chính trên địa bàn Thành phố ;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực
tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải
cách hành chính của Nhà nước ;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về quản lý tài
nguyên, môi trường và nhà đất; Cập nhật, xây dựng hệ thống thông tin – lưu trứ tư
liệu về tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định của pháp luật; được phép thực
hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định của pháp luật ;
- Quản lý và tổ chức về công chức, viên chức và người lao động; đào tạo, bồi
dưỡng công chức, viên chức, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn làm công tác quản
lý về tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định của Bộ TNMT và UBND
Thành phố ;
- Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của
UBND Thành phố ;
- Kiến nghị với UBND Thành phố đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản của các
tổ chức, các cấp chính quyền thuộc Thành phố trái thẩm quyền hoặc vi phạm quy định
của Nhà nước và Thành phố về tài nguyên, môi trường và nhà đất .
3. Tổ chức bộ máy
3.1. Lãnh đạo : Gồm 1 Giám đốc, 3 phó giám đốc .
3.2. Tổ chức bộ máy giúp việc gồm :
- Phòng Tổ chức – hành chính ( Bao gồm bộ phận Tài chính - kế toán ) ( P1 )
- Phòng kế hoạch - Tổng hợp (P2)
- Phòng Chính sách ( Về tài nguyên và nhà đất ) (P3 )
- Phòng Đăng ký thống kê ( P4 )
- Phòng Quản lý Địa chính – nhà đất (P5 )
- Phòng quản lý tài nguyên ( P6 )
- Phòng quản lý môi trường ( P7 )
- Ban 61/CP ( P8 )
- Thanh tra Nhà nước Sở . ( P9 )

4
Hạ Bá Bình Kh5a
3.3. Các đơn vị sự nghiệp
- Ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách cấp
- Ban quản lý dự án các công trình địa chính
- Trạm quan trắc môi trường
- Trạm quan trắc nước ngầm .
3.4. Các Doanh nghiệp trực thuộc
- Công ty quản lý phát triển nhà :
+ Xí nghiệp quản lý phát triển nhà số 1
+ Xí nghiệp quản lý phát triển nhà số 2
+ Xí nghiệp quản lý phát triển nhà số 3
3.5. Sơ đồ tổ chức ( Xem mục 3 phần II )
II. Phòng Chính sách Nhà, đất
1. Chức năng nhiệm vụ
Phòng Chính sách là phòng chuyên môn , tham mưa tổng hợp giúp giám đốc sở
thực hiện chức năng quản lý nhà nước các chính sách về Tài nguyên, môi trường và
nhà đất .
Phòng Chính sách thực hiện và chịu trách nhiệm trước giám đốc sở về các
nhiệm vụ như sau :
1)Nghiên cứu đề xuất hoặc làm đầu mối tổ chức nghiên cứu soạn thảo báo cáo
Giám đốc Sở trình UBND Thành phố các văn bản hướng dẫn chính sách của Nhà
nước về quản lý Tài nguyên, môi trường và nhà đất thực hiện trên địa bàn Thành phố;
2) Thẩm định về pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Tài
nguyên, môi trường và nhà đất trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ;
3) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về Tài nguyên, môi
trường và nhà đất; phối hợp tổ chức tập huấn, đào tạo về chính sách cho cán bộ các
quận, huyện, phường, xã, thị trấn ;
4) Hệ thống và lưu giữ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn
thực hiện liên quan đến lĩnh vực quản lý Tài nguyên, môi trường và nhà đât; Tổ chức
phối hợp việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật; Kiến nghị với Giám đốc Sở trình
cấp có thẩm quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản hết hiệu lực pháp luật hoặc
những văn bản trái với quy định của Nhà nước và Thành phố ;
5) Thụ lý giải quyết đơn thư và khiếu nại của cá nhân tổ chức và thẩm định hồ
sơ cấp GCN QSH nhà ở và QSD đất ở đối với các loại nhà và đất thuộc diện chính
sách : Vắng chủ, cải tạo, công tư hợp doanh, nhà hoa, tôn giáo, quản lý theo thông tư
73 / TTg ;
5
Hạ Bá Bình Kh5a
6) Thụ lý thẩm định hồ sơ xác lập QSH nhà ở và cấp GCN QSH nhà ở và QSD
đất ở đối với các loại nhà thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết số 58/1998/NQ-
UBTVQH10 của UB TVQH về giao dịch dân sự và nhà ở được xác lập trước ngày
01/7/1991 ;
7) Tham gia với tư cách là thường trực của hội đồng 297 Thành phố ;
8) Nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực được phân công ;
9) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được giao bởi Giám đốc Sở .

2. Nhân sự

STT Họ và Tên Chức vụ Công việc đảm nhận Ghi chú


1 Nguyễn Thị Kim Hiền Trưởng.P
2
3
4
5
6
7
8
9

6
Hạ Bá Bình Kh5a

3. Sơ đồ tổ chức bộ máy
Bộ Tài nguyên và Môi trường UBND Thành
phố Hà Nội

Sở TNMT & Nhà đất Hà Nội


- 1 Giám đốc sở
- 3 phó giám đốc

P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9

Tr. phòng

Phó
Phòng

UBND Quận,
NV NV NV NV NV NV NV Huyện
1 2 3 4 5 6 7

Phòng TNMT
Công ty quản Các đơn vị Sự
lý phát triển nghiệp UBND
nhà Phường , Xã
( CB Địa
7 chính )
Hạ Bá Bình Kh5a
4. Môi trường làm việc
- Cơ sở vật chất :
Phòng Chính sách Nhà, đất, với vị trí nằm ở tầng Ba của Tòa nhà – Trụ sở của
Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất, là nơi rộng rãi, thoáng đãng, được trang bị
đầy đủ tiện nghi. Với những trang thiết bị văn phòng đầy đủ như máy tính – mỗi
người một cái và được nối mạng, máy in – hai cái, máy photocoppy – một cái …Đã
phục vụ tốt cho hoạt động của các công chức trong phòng .
- Bầu không khí nơi làm việc :
Với khoảng thời gian ngắn thực tập ở Phòng, đã cho tôi một cảm nhận rất tốt
đẹp về phòng, với những người làm việc siêng năng và không thiếu sự cởi mở, vui vẻ
trong công việc cũng như trong giao tiếp. Mỗi người được phân một công việc chính
để đảm nhận, tuy nhiện vẫn có sự trao đổi thường xuyên thậm chí là có thể không giới
hạn công việc đảm nhận, điều này vừa tạo không khí làm việc chuyên nghiệp vừa tạo
hứng phấn cho mỗi công chức khi làm việc .
- Văn hoá Công sở :
Vẫn mang những nét văn hóa truyền thống không thể thiếu ở các cơ quan, công
sở Việt Nam, đó là nét văn hóa gia đình – mọi người làm việc và giao tiếp, ứng sử
với nhau như trong một gia đình của mình. Họ quan tâm nhau, giúp đỡ nhau như
những người thân thích. Tuy nhiên nơi đây có một nét riêng, đó là do công việc mà họ
đang làm tạo ra, họ không bị tri phối nhiều về mặt thời gian làm việc trên Công sở,
mà quan trọng là tiến độ hoàn thành công việc của họ; Tiếp đó là việc có một môi
trường làm việc theo Luật pháp, với một thói quen làm việc rất hay, bất cứ vụ việc gì
cần giải quyết thì trước hết là hãng nói về luật hãng rồi mới xem xét vụ việc sau .
Theo phương châm rất rõ ràng là “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

8
CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QSH NHÀ Ở VÀ QSD ĐẤT Ở
I. Các văn bản
1. Cấp Trung ương

Văn bản Nội dung văn bản Ngày ban


hành
58/1998/NQ- Về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập 24/8/1998
UBTVQH10 trước ngày 01/7/1991
23/2003/NQ-QH11 Nghị quyết về nhà đất do Nhà nước đã quản 26/11/2003
lý , bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện
các chính sách quản lý nhà đất và chính
sách cải tạo XHCN trước ngày 01/7/1991
755/2005/NQ- Quy định việc giải quyết đối với một số 02/4/2005
UBTVQH 11 trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình
thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và
chính sách cải tạo XHCN trước ngày
01/7/1991
127/2005/NĐ-CP Hướng dẫn thực hiện NQ 23/2003/NQ- 10/10/2005
QH11 và NQ 755/2005/NQ-UBTVQH 11
19/2005/TT-BXD Hướng dẫn nghị định 127/2005/NĐ-CP 01/12/2005
03/2007/TT/BXD Hướng dẫn , bổ sung việc thực hiện NĐ 22/5/2007
127/2005/NĐ-CP

Văn bản Nội dung văn bản Ngày ban


hành
Luật Đất đai
181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai 29/10/2004
84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng 25/5/2007
nhận quyền sử dụng đất , thu hội đất , thực
hiện quyền sử dụng đất , trình tự , thủ tục
bồi thường , hỗ trợ ,tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về
đất đai
29/2004/TT-BTNMT Về hướng dẫn lập , chỉnh lý hồ sơ địa chính 01/11/2004
01/2005/TT-BTNMT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị 13/4/2005
định 181/2004/NĐ-CP
24/2004/QĐ-BTNMT Ban hành quy định về giấy chứng nhận 01/11/2004
quyền sử dụng đất
08/2006/QĐ-BTNMT Ban hành quy định về giấy chứng nhận 21/7/2006
quyền sử dụng đất
Hạ Bá Bình Kh5a
07/2007/QĐ-BTNMT Về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ 27/2/2007
thuật đăng ký quyền sử dụng đất , hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất

Văn bản Nội dung văn bản Ngày ban


hành
56/2005/QH11 Luật Nhà ở 29/11/2005
90/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật 06/9/2006
nhà ở
95/2005/NĐ-CP Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà 15/7/2005
ở và quyền sở hữu công trình xây dựng
05/2006/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị 01/11/2006
định số 90/2006/NĐ-CP .

2. Văn bản cấp Thành phố

Văn bản Nội dung văn bản Ngày ban


hành
41/2001/QĐ-UB QĐ của UBND Thành phố hà nội ban hành quy 15/6/2001
định về trình tự , thủ tục xác lập quyền sở hữu
nhà ở , cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất ở được quy định tại NĐ số
25/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của chính phủ
trên địa bàn Hà Nội
909/QĐ-UB Về việc ủy quyền cho UBND các quận, huyện : 29/01/2003
Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm,
Thanh Xuân cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị
192/2004/QĐ- Về việc tiếp tục phân cấp cho UBND các quận 24/12/2004
UB huyện quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở
4519/QĐ-UB Về việc ủy quyền cho Giám đốc Sở TNMT 05/7/2005
&NĐ xác lập quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất ở theo quy định tại khoản 1 Điều 2 QĐ
só 192/2004/QĐ-UB
23/2005/QĐ-UB Ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà
Nội
111/2005/QĐ- Sửa đổi , bổ sung một số điều , khoản của quy 27/7/2005
UB định ban hành kèm theo QĐ số 23/2005/QĐ-UB

10
Hạ Bá Bình Kh5a
3. Văn bản của Sở , phòng Chính sách Nhà , Đất

Văn bản Nội dung văn bản Ngày ban


hành
4453/TNMTNĐ-CS Hướng dẫn trình tự , thủ tục xác lập quyền 29/11/2005
sử hữu nhà và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với nhà , đất mà Nhà nước đã
thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và
chính sách cải tạo XHCN trước 01/7/1991
2563/TNMTNĐ-CS Công văn hướng dẫn cấp giấy chứng nhận 12/7/2006
quyền sử dụng đất ở thuộc diện nhà đất nhà
nước đã quản lý theo các chính sách trước
ngày 01/7/1991

II. Nội dung chính của các văn bản


1. Đối tượng, căn cứ xét cấp
Từ năm 1960 Thành phố tiến hành cải tạo những người có nhiều nhà cho
thuê . Theo số liệu thống kê trên cơ sở hồ sơ hiện đang lưu trữ tai Sở Tài nguyên
Môi trường và Nhà đất trong toàn Thành phố có 1.897 chủ nhà có nhà cho thuê ,
cho ở nhờ đã kê khai giao qua Nhà nước quản lý 4.562 ngôi nhà = 624.550 m2 .
Trong 1.897 chủ được phân ra thành các dạng sau :
+ Chủ có diện tích nhà cho thuê , cho ở nhờ trên 150m2 : 862 chủ
+ Chủ có diện tích nhà cho thuê , cho ở nhờ từ 120m2 - 150 m2 : 54 chủ
+ Chủ là tư sản , địa chủ : 627 chủ
+ Chủ nhà giao gộp sở hữu nhà của người khác : 31 chủ
+ Chủ nhà giao nhà của cộng đồng thừa kế, cộng đồng sở hữu chưa chia:33
chủ
+ Chủ có diện tích nhà cho thuê , cho ở nhờ dưới 120 m2 : 68 chủ
+ Chủ nhà hiến nhà cho Nhà nước : 24 chủ
+ Chủ nhà thuộc Đảng viên thanh toán tài sản bóc lột : 31 chủ
Chủ trương chính sách quản lý nhà cải tạo cho thuê :
Bảo đảm phương châm hòa bình cải tạo nhằm đạt yêu cầu tốt về chính trị và
kinh tế . Về chính trị là vừa đoàn kết vừa đấu tranh đi đến đoàn kết thực sự . Về

11
Hạ Bá Bình Kh5a
kinh tế là góp phần đẩy mạnh sản xuất , mở rộng giao lưu , nhằm cải thiện đời sống
nhân dân .
Tùy theo thành phần giai cấp, thái độ chính trị, địa vị xã hội và sinh hoạt
bình thường của chủ có nhà, thực hiện quản lý có phân biệt, có mức độ khác nhau.
Dựa vào quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, lấy giáo dục thuyết phục chủ
có nhà làm chính, làm cho họ tự nguyện chấp hành chính sách quản lý nhà cửa .
Nội dung cơ bản của chính sách này là chuyển chế độ tư hữu về nhà cửa cho
thuê của tư nhân qua chế độ công hữu về nhà cửa của toàn dân. Chủ sở hữu có nhà
cho thuê đến một mức khởi điểm theo quy định ( Tính bằng m2 diện tích cho thuê –
120 m2 đến 150 m2 ) thì phải giao nhà cho thuê đó cho Nhà nước. Nhà nước sẽ thay
mặt nhân dân đứng ra quản lý, sử dụng và phân phối nhà ở . Sau khi chuyển nhà
cho Nhà nước quản lý, sử dụng, phân phối, người có nhà cho thuê chỉ còn được
hưởng một khoản tiền dưới hình thức trích tiền thuê nhà, trả cho chủ nhà một tỷ lệ
cố định mà không kiểm kê định giá và trả lãi như trong cải tạo công thương nghiệp
tư bản tư doanh .
Từ những điều trên đã cho chúng ta cái nhìn khái quát về thế nào là nhà ở
thuộc chính sách cải tạo và tìm hiều nội dung chính của những chính sách đó . Còn
bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu căn cứ để xét cấp giấy chứng nhận cho những loại nhà
như thế này hiện nay :
- Đối với nhà đất mà chủ sở hữu tuy thuộc diện chính sách cải tạo cho thuê
quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/ 2003/NQ- QH11 nhưng đến ngày Nghị
quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11( tức 02/4/2005 ) có hiệu lực thi hành, cơ quan
nhà nước chưa có văn bản quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất đó thì Nhà nước
không thực hiện việc quản lý theo quy định của các chính sách trước đấy. Việc
công nhận QSH Nhà và QSD Đất ở được thực hiện theo quy định sau đây :
1. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng Nhà đất là chủ sở hữu thì phải
có chứng minh là chủ sở hữu Nhà đất đó làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cấp
GCN QSH Nhà ở và QSD Đất ở. Nếu người đang trực tiếp sử dụng Nhà đất không
đứng tên trong các giấy tờ về sở hữu Nhà thì phải kèm theo giấy tờ về mua bán,
tặng cho, đổi hoặc nhận thừa kế Nhà đất đó ;
2. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng Nhà đất không có các giấy tờ
quy định ở trên thì phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn ( Sau đây gọi
chung là UBND xã ) về việc không có tranh chấp về sở hữu và phù hợp với quy
hoạch đối với những khu vực đã có quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền

12
Hạ Bá Bình Kh5a
phê duyệt trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp GCN QSH Nhà ở và GCN
QSD Đất ở ;
Trong trường hợp có tranh chấp về sở hữu thì chỉ thực hiện cấp GCN QSH
Nhà và QSD Đất ở sau khi đã giải quyết xong tranh chấp .
3. Trường hợp Nhà đất đó có liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thì việc giải quyết được thực hiện theo Nghị quyết của UBTVQH về giao
dịch dân sự về nhà ở có yếu tố nước ngoài được xác lập trước ngày 01 /7/1991 .
4. Trường hợp Nhà đất thuộc diện phải giải tỏa theo quyết định của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền thì người thuộc diện được công nhận là chủ sở hữu được
bồi thường theo quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hội đất .
- Đối với nhà đất đã có văn bản quản lý theo quy định của các chính sách
quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 01 tháng 7 năm 19991 của
cơ quan Nhà nước nhưng trên thực tế Nhà nước chưa quản lý, chưa bố trí sử dụng
nhà đất đó thì giải quyết như sau :
1. Trường hợp Nhà đất mà người đang trực tiếp sử dụng Nhà đất là chủ sở
hữu thì phải có các giấy tờ chứng minh là chủ sở hữu tại thời điểm Nhà nước có
văn bản quản lý làm cơ sở để được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp GCN
QSH Nhà ở và GCN QSD Đất ở ;
2. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng Nhà đất đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp GCN QSH Nhà ở và GCN QSD Đất ở thì không phải thực
hiện cấp lại GCN QSH Nhà ở và GCN QSD Đất ở. Chủ sở hữu được thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà và người sử dụng Đất theo quy định của
pháp luật ;
3. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng Nhà đất có giấy tờ chứng minh
việc mua bán, chuyển đổi hoặc tặng cho ngay tình và hiện Nhà đất đó không có
tranh chấp về sở hữu thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền GCN QSH Nhà ở
và GCN QSD Đất ở;
4. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng Nhà đất là người thừa kế hợp
pháp thì phải có Di chúc hợp pháp hoặc biên bản phân chia di sản hoặc có bản án ,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ;
5. Trường hợp đang trực tiếp sử dụng Nhà đất là người được ủy quyền quản
lý hợp pháp theo quy định của pháp luật tại thời điểm ủy quyền thì áp dụng các quy
định tại khoản 1 và 2 Điều 10 của nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 của

13
Hạ Bá Bình Kh5a
UBTVQH về giao dịch dân sự về nhà đất được xác lập trước ngày 01 /7/1991 để
giải quyết .
Trường hợp người được ủy quyền quản lý không hợp pháp hoặc không có ủy
quyền quản lý thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 10 của nghị quyết số 58
/1998/NQ-UBTVQH10 để giải quyết .
6. Trường hợp Nhà đất thuộc diện phải giải tỏa theo quyết định của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền thì người thuộc diện được công nhận là chủ sở hữu được
bồi thường theo quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất .
7. Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà đất không thuộc diện quy
định tại Điểm 1,2,3,4 và 5 thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết
số 755/2005/NQ-UBTVQH11 để thực hiện xác lập sở hữu toàn dân đối với nhà đất
đó .
2. Trình tự, thủ tục thực hiện cấp và Thẩm quyền cấp
2.1. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
- Đơn xin cấp GCNQSD đất;
- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có);
- Văn bản uỷ quyền xin cấp GCNQSD đất (nếu có).
Việc cấp GCNQSD đất được quy định như sau:
- Văn phòng đăng ký QSD đất có trách nhiệm :
+ Thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết;
+ Lấy ý kiến xác nhận của UBND phường về tình trạng tranh chấp đất đai
đối với thửa đất;
+ Trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về QSD đất quy định
tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì lấy ý kiến của UBND phường
về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa
đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;
+ Công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ
điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất trong thời gian mười lăm (15) ngày;
14
Hạ Bá Bình Kh5a
+ Xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp GCNQSD
đất;
+ Nếu Hồ sơ không đủ điều kiện : Ghi ý kiến vào đơn xin ý kiến cấp
GCNQSD Đất ;
+ Nếu Hồ sơ đủ điều kiện : Xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSD đất . Làm
trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản
đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính;
+ Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối
với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định
của pháp luật;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm :
+ Kiểm tra hồ sơ ;
+ Trình Ủy ban nhân dân cùng ;
- UBND cùng cấp :
+ Cấp GCNQSD Đất ;
+ Ký Hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được thuê đất .
Thời gian thực hiện các công việc trên không quá năm mươi lăm (55) ngày
làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp
GCNQSD đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ
ngày Văn phòng đăng ký QSD đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử
dụng đất nhận được GCNQSD đất.
( Trình tự được sơ đồ hóa ở trang kế tiếp )

15
Văn phòng đăng ký
Hộ gia đình , cá nhân
QSD Đất
xin cấp GCNQSD
Đất. Nộp 01 bộ hồ sơ.

UBND cùng cấp Hồ sơ không Hồ sơ đủ điều


đủ điều kiện kiện .

Phòng Tài nguyên và


Môi trường
1.2.Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở
- Hộ gia đình , cá nhân gửi đơn (theo mẫu) tới (1):
+ UBND xã nơi có nhà ở đối với khu vực nông thôn (2) ;
+ UBND cấp huyện nơi có nhà ở đối với khu vực đô thị (3) .
- Khi nhận đơn, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm :
+ Thông báo cụ thể thời gian thực hiện đo vẽ nhà ở và hướng dẫn hoàn tất hồ
sơ đề nghị cấp GCN;
+ Tổ đo vẽ cùng với hộ gia đình phải đối chiếu các bản sao trong hồ sơ với
giấy tờ gốc về nhà ở (4) ;
+ Viết giấy biên nhận về việc đã hoàn tất hồ sơ đề nghị cấp GCN và hẹn thời
gian giao GCN.
( Tổ đo vẽ không được yêu cầu người đề nghị cấp giấy nộp thêm bất kỳ một loại
giấy tờ nào khác ngoài các giấy tờ pháp luật quy định )
Đối với những trường hợp tại nông thôn khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp
GCN, UBND xã phải đối chiếu các bản sao trong hồ sơ với giấy tờ gốc về nhà ở và
xác nhận vào bản vẽ sơ đồ nhà do chủ nhà tự đo vẽ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND
cấp xã phải chuyển hồ sơ cho UBND cấp huyện (5) .
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND
cấp huyện phải kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên GCN, ký GCN và vào sổ
đăng ký QSH nhà ở . Trong trường hợp không đủ điều kiện cấp GCN thì UBND
cấp huyện phải thông báo bằng văn bản để người đề nghị cấp giấy biết rõ lý do.(6)
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký GCN,UBND cấp huyện
phải thông báo cho chủ sở hữu biết về việc nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định
của pháp luật. Đối với khu vực nông thôn thì UBND cấp huyện chuyển thông báo
cho UBND xã để chuyển cho chủ sở hữu (7).
- Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp nghĩa
vụ tài chính theo quy định, chủ sở hữu phải nộp nghĩa vụ tài chính để được nhận
GCN.
Đối với khu vực đô thị thì việc giao GCN, thu các khoản lệ phí và các giấy tờ
gốc về nhà ở được thực hiện tại UBND cấp huyện.
Đối với khu vực nông thôn, UBND cấp huyện tổ chức việc giao GCN, thu
các khoản nghĩa vụ tài chính và các giấy tờ gốc về nhà ở tại UBND cấp xã nơi có
nhà ở được cấp giấy.
- Trước khi nhận GCN, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản lệ phí và
các giấy tờ gốc về nhà ở cho UBND cấp huyện để lưu hồ sơ và ký nhận vào sổ
đăng ký quyền sở hữu nhà ở .
- Định kỳ hàng quý, UBND cấp huyện phải có thông báo để UBND cấp xã
biết danh sách những trường hợp đã được cấp GCN hoặc không đủ điều kiện cấp
GCN, trong đó có ghi rõ danh sách những trường hợp là người Việt Nam ở nước
ngoài hoặc người nước ngoài (nếu có) thuộc địa bàn do UBND cấp xã quản lý.
( Trình tự được sơ đồ hóa ở trang kế tiếp )
Hộ gia đình , cá
nhân
(1)

Khu vự Nông
Khu vực Đô thị thôn

UBND cấp UBND cấp Xã


Huyện (3)
(2)

Đo vẽ UBND cấp
(4) Huyện
(5)

UBND cấp
Huyện

Hồ sơ đủ điều Hồ sơ không
kiện đủ điều kiện

Trong thời hạn


05 ngày làm
việc ….
(7)
Hạ Bá Bình Kh5a
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẪY CHỨNG NHẬN QSH
NHÀ Ở VÀ QSD ĐẤT Ở TẠI SỞ TNMT
1. Quy trình giải quyết công việc
1.1. Hộ gia đình , cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại UBND Phường nơi có nhà đất
Hồ sơ gồm có :
1) Đơn xin cấp GCN ( theo mẫu )
2) Tờ khai Nhà ở, Đất ở ( nghi rõ diện tích nhà , đất , số thửa tờ bản đồ )
( theo mẫu )
3) Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do đơn vị có thư cách pháp nhân thực hiện
4) Hồ sơ hiện trạng nhà do đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện
5) Các giấy tờ chứng minh về QSH Nhà ở và QSD Đất ở, những giấy tờ
có liên quan đến diện tích xin cấp GCN ( bản chính )
6) Giấy ủy quyền (Được phòng công chứng nhà nước xác nhận ) trong
trường hợp đồng sở hữu chủ hoặc đồng thừa kế chưa chia
7) Giấy khai nhận di sản thừa kế có xác nhận của UBND phường đối với
trường hợp được thừa kế nhà ở
8) Giấy chứng tử đối với trường hợp thừa kế và có liên quan
9) Chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu thường trú của người đứng tên
trong GCN ( Bản phô tô )
1.2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc
Hội đồng đăng ký Nhà ở, Đất ở Phường có trách nhiệm:
- Lập biên bản xác nhận thời điểm sử dụng đất ;
- Tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất ;
- Về thời gian chuyển nhượng Nhà đất, thời gian xây dựng, cải tạo nhà .
Riêng trường hợp diện tích xin cấp giấy chứng nhận là diện tích xây dựng
nhà trên đất trống trong khuôn viên nhà Nhà nước đã quản lý ( trong biển số nhà có
diện tích công , tư xen kẽ ) , UBND phường phối hợp cùng Xí nghiệp quản lý và
phát triển nhà chịu trách nhiệm lập biên bản có đủ đại diện của từng hộ dân trong
19
Hạ Bá Bình Kh5a
biển số nhà với nội dung xác nhận người có đơn xin cấp giấy chứng nhận đã sử
dụng lâu dài , ổn định , không có tranh chấp , khiều kiện .
UBND Phường chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản xét duyệt đến Phòng
TNMT quận , huyện.
1.3. Trong thời gian 05 ngày làm việc
Phòng TNMT quận , huyện :
- Xác nhận loại đất , sự phù hợp với quy hoạch , quy định về hành lang bảo
vệ các công trình hạ tâng kỹ thuật , khu vực di tích lịch sử , an ninh quốc phòng .
- Chuyển toàn bộ hồ sơ đến Sở TNMT&NĐ .
1.4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Sở TNMT&NĐ thực hiện theo trình tự sau :
1) Theo phiếu giao việc của Giám đốc Sở , Phòng chính sách Sở thụ lý giải
quyết theo các bước sau :
Bước 1:
- Nghiên cứu hồ sơ ;
- Làm giấy hỏi đến các Phòng ban, đơn vị có liên quan :
+ Xác nhận thửa đất theo số thửa và tờ bản đồ địa chính mới với số thửa , tờ
bản đồ cũ đẻ xác định biển số nhà, vị trí, diện tích đất , diện tích nhà xin cấp GCN ;
+ Đối chiếu với hồ sơ gốc hiện trạng quản lý .
Các phòng, ban, đơn vị khi nhận được giấy hỏi, trong thời gian 05 ngày làm
việc có trách nhiệm trả lời theo nội dung Phòng Chính sách đề nghị .
- Thông báo bổ sung hồ sơ và đi xác minh ( Trường hợp cần thiết ) ;
- Với các trường hợp đã đủ điều kiện , báo cáo và dự thảo quyết định xác lập
QSH nhà ở và QSD đất ở trình lãnh đạo Sở ;
- Trường hợp diện tích nhà , đất xin cấp GCN là diện tích xây dựng trên đất
trống trong khuôn viên nhà nhà nước đã quản lý , Sở TNMT&NĐ chịu trách nhiệm
xác định về nghĩa vụ tài chính phải nộp ;

20
Hạ Bá Bình Kh5a
- Trường hợp diện tích nhà , đất xin cấp GCN trước đây là diện tích phụ sử
dụng chung , nay các hộ đã tự phân chia , hoạch định thì phải có xác nhận của đơn
vị quản lý là Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội và chính quyền sở tại .
- Trường hợp liên quan đến thừa kế hoặc mất giấy tờ sở hữu thì sở tài nguyên
môi trường và nhà đất có văn bản gửi báo hà nội mới đề nghị đăng 3 số báo liên
tiếp và gửi UBND phường nơi có nhà , đất để niêm yết tại trụ sở UBND phường
trong thời hạn 30 ngày theo hướng dẫn tại Văn bản số 2144/UB- NNĐC ngày
17/7/2003 của UBND thành phố .
- Trường hợp diện tích đất , nhà xin cấp GCN là diện tích xây dựng sai phép ,
không phép thì Sở TNMT&NĐ có văn bản đề nghị UBND quận , huyện xử lý việc
xây dựng không phép , sai phép ( Trường hợp thẩm quyền thuộc Sở, Ngành chuyên
môn thì có văn bản gửi Sở , Ngành chuyên môn ) .
Bước 2: Thừa ủy quyền UBND Thành phố :
- Lãnh đạo Sở ban hành quyết định xác lập QSH nhà ở và QSD đất ở cho hộ
gia đình , cá nhận ;
- Xác định nghĩa vụ tài chính hộ gia đình , cá nhân phải nộp vào ngân hàng .
Bước 3:
Phòng chính sách chuyển toàn bộ hồ sơ và kết quả thụ lý cho Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ hành chính ( có kèm theo Mục lục bàn giao ) .
2) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính có trách nhiệm :
- Gửi thông báo và trả các hồ sơ không đủ điều kiện cấp GCN ;
- Mời Phòng TNMT quận ( nơi có nhà , đất ) đến để bàn giao toàn bộ hồ sơ
đủ điều kiện cấp GCN .
1.5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc
- Phòng TNMT quận , huyện ( nơi có nhà , đất ) căn cứ quyết định của Sở
TNMT&NĐ , dự thảo Quyết định và GCN , trình UBND quận , huyện ký quyết
định và GCNQSD Đất ở .

21
Hạ Bá Bình Kh5a
- Sau khi UBND quận huyện ký GCN , trong thời gian 03 ngày làm việc ,
Phòng TNMT quận , huyện có trách nhiệm :
+Thông báo cho người được cấp GCN biết để thực hiện nghĩa vụ tài chính
đối với nhà nước ;
+ Có văn bản báo cáo Sở TNMT&NĐ biết kết quả , kèm theo quyết định và
bản photo GCN để lưu hồ sơ .
- Phòng chính sách Sở TNMT&NĐ có trách nhiệm lưu hồ sơ quyết định và
bản photo GCN do Phòng TNMT quận , huyện chuyển đến .
1.6. Khi người được cấp GCN thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với nhà nước
Phòng TNMT quận , huyện giao Giấy chứng nhận .
II. Kết quả đạt được; Khó khăn gặp phải; Tồn tại , hạn chế ; Nguyên nhân của
chúng và một số kiến nghị , giải pháp
1. Kết quả
Tuy khối lượng công việc rất lớn , mỗi năm nhận khoảng hơn 100 bộ hồ sơ
, cộng với tính chất phức tạp của vụ việc , cụ thể trong năm 2007 đã thu lý 163 bộ
hồ sơ . Song với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc Phòng chính sách đã xác
lập quyền sở hữu và cấp GCNQSH Nhà , cấp GCNQSD Đất ở cho 220 trường hợp
xin cấp giấy chứng nhận , trong đó năm 2007 là 101 bộ hồ sơ còn các năm trước là
119 bộ , đang giải quyết 62 bộ hồ sơ của năm 2007 .
Phòng chính sách đã thụ lý ,xem xét nhiều trường hợp và đã kiến nghị Giám
đốc Sở ra Quyết định xác lập Quyền sở hữu nhiều vụ việc kéo dài trong nhiều năm,
liên quan đến các giao dịch dân sự . Trong đó có cả những vụ việc liên quan đến
khiếu nại tố cáo của người dân đến cơ quan nhà nước , nhũng trường hợp liên quan
đến yếu tố nước ngoài rất phức tạp .
Để có thể minh họa cho những trường hợp ở trên , tôi sẽ đưa ra một ví dụ
mang tính tổng quát nhất , có thể cho thấy sự phức tạp của vụ việc và qua đó thấy
được những kết quả đạt được của Phòng chính sách là rất tốt .

22
Hạ Bá Bình Kh5a
Ví dụ minh họa :Về việc Xác lập quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở tại số 4 phố Nguyễn Trung Trực, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba
Đình , Hà Nội
Phòng Chính sách được giao thụ lý hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở 05 hộ gia đình tại số 4 phố Nguyễn Trung Trực,
phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội gồm các hộ : Nguyễn Gia
Minh, Bùi Công Chung, Nguyễn Dương Hoàng, Trần Thị Thành, Nguyễn Văn ích
1) Theo tài liệu hồ sơ hiện đang lưu trữ tại Sở tài nguyên môi trường và
Nhà đất thể hiện:
- Nhà số 4 Phố Nguyễn Trung Trực mang BKĐT số 61+62 khu Quan Thánh
nguyên đứng tên chủ sở hữu chủ: bà Nguyễn Thị Đãi và ông Nguyễn Văn Ninh,
thuộc thửa đất 231, tờ 1 khu chữ P có tổng diện tích đất 120,0 m 2+ 132,0 m2 , diện
tích sử dụng nhà 282,40 m2 diện tích chính là 263,00 m2; diện tích phụ 19,4 m2.
- Trong thời kỳ cải tạo nhà cửa năm 1960 ông Nguyễn Văn Ninh đã tham gia
học tập và kê khai nhà số 4 Nguyễn Trung Trực có diện tích chính 263,0 m2, diện
tích phụ 36,15 m2 diện tích chủ ở chính 248,0 m2 trong số diện tích chủ ở này chủ
thực ở là 32,00 m2 còn là quán trọ.
- Tại bản Kiểm thảo ngày 18/01/1961 của ông Ninh có ghi “ Nhà 12 Lê Quý
Đôn kiểu biệt thự bê tông xin được chính phủ quản lý toàn bộ. Nhà số 4 Nguyễn
Trung Trực ngoài các căn buồng thuộc phạm vi quán trọ phục vụ chỗ ở cho quán
trọ chúng tôi hiện có 5 người.... chúng tôi xin ở căn buồng 32,00 m2 để ở và thờ
cúng, và cho các con học tập và nghiên cứu học tập.....”
- Trong hồ sơ không thấy có bàn giao nhà của chủ nhà, không thấy có bản
sao quyết định 1166 của UBNHC thành phố về diện tích được để lại sau cải tạo nhà
cửa cho chủ nhà.
- Theo báo cáo của Xí nghiệp KDN Ba Đình tại Công văn số 102 CV/XNBĐ
Ngày 21/04/ 2003 về quản lý sử dụng số 4 Nguyễn Trung Trực thì tại biển số nhà 4
Nguyễn Trung Trực xen kẽ sở hữu, có 1 hộ thuê nhà là hộ ông Bùi Công Trung
thuê diện tích 28,7 m2 tầng 1 (Hợp đồng thuê nhà số 5612 ngày 02/06/1995). Hiện
ông Trung đã mua nhà theo Nghị định 61/CP”.
- Do có diện tích hiện nhà nước chưa quản lý , các con chủ nhà đã sử dụng
và bán 1 phần nên ngày 18/7/2003 Sở Tài nguyên và Môi trường đã đưa trường
hợp nhà số 4 phố Nguyễn Trung Trực ra xin ý kiến Hội đồng 297 Thành phố. Sau
khi xem xét hồ sơ và thảo luận, Hội đồng 297 thành phố đã thống nhất kết luận : “
Ngôi nhà số 4 phố Nguyễn Trung Trực thuộc diện nhà cải tạo, thực tế nhà nước chỉ
quản lý và ký hợp đồng cho thuê diện tích 28,70 m 2 tại tầng 1, các diện tích còn lại
gồm diện tích chủ ở và diện tích chủ cho thuê quán trọ, hiện nhà nước không quản
lý.
Căn cứ điều 1 Quyết định số 297/CT ngày 02/10/1991 của Chủ tịch HĐBT:
“ Nhà ở trong diện cải tạo nhưng cho đến ngày 01/07/1991 mà nhà nước không
23
Hạ Bá Bình Kh5a
tiến hành các thủ tục quản lý và thực tế cơ quan nhà nước không quản lý hoặc sử
dụng, thì nhà nước vẵn công nhận quyền sở hữu của chủ nhà” thì ngoài diện tích
28,70 nhà nước quản lý, các diện tích còn lại tại số 4 phố Nguyễn Trung Trực vẫn
thuộc quyền sở hữu của chủ nhà. Sở Địa chính Nhà đất trình UBND thành phố cấp
giấy chứng nhận cho các hộ có đơn xin cấp giấy chứng nhận theo báo cáo trên.” .
2) Theo hồ sơ kê khai xét cấp giấy chứng nhận của 5 hộ:
- Ngày 18/09/1974 bà Nguyễn Thị Đãi và ông Nguyễn Văn Ninh có lập “Bản
di chúc” để phân chia tài sản cho các con không có cấp nào xác nhận, có nội dung
sau:
+ Con trai lớn ông Nguyễn Gia Khang được 2 căn buồng tổng công 32 m 2, 1
căn bếp nhỏ 4 m2 nhà phụ.
+ Con gái thứ 2, 4 : bà Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thị Nghĩa được 1 căn
buồng diện tích 20,0 m2 ( tầng dưới nhà).
+ Con trai thứ 3 : Nguyễn Gia Minh được sử dụng 2 căn diện tích 30 m2 và
15 m2 ( tầng dưới nhà).
+ Diện tích tầng 2: 120 m2 và phụ 24 m2 cho khách sạn Long Biên thuê giao
lại quyền quản lý và sở hữu cho con trai lớn là Nguyễn Gia Khang.
- Cụ Nguyễn Văn Ninh chết năm 1975. Với lý do bản di chúc ngày
18/09/1974 chưa kịp trình UBND quận xác nhận, ngày 05/10/1987 bà Nguyễn Thị
Đãi có lập “Bản di chúc” để phân chia tài sản cho các con được UBND quận Ba
Đình xác nhận ngày 23/10/1987, có nội dung:
1/ bà Đãi cùng chồng là ông Nguyễn Văn Ninh sinh hạ được 4 người con:
Nguyễn Gia Khang, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Gia Minh, Nguyễn Thị Nghĩa.
2/ Phần diện tích tầng 2: 120 m2 và phụ 24 m2 cho khách sạn Long Biên
thuê giao lại quyền quản lý và sở hữu cho con trai lớn là Nguyễn Gia Khang.
3/ Phần nhà dưới: +Con trai lớn ông Nguyễn Gia Khang được căn buồng
tổng công 30 m2, 1 căn bếp nhỏ 4 m2 nhà phụ.
+ Con trai thứ 3: Nguyễn Gia Minh được sử dụng 2 căn diện tích 30 m2 và
15 m2
+ Con gái thứ 2, 4 : bà Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thị Nghĩa được căn
buồng diện tích 22,0 m2 đã bán cho bà Nguyễn Thị Hường để sử dụng và đi ở chỗ
khác.
Nay, tôi làm bản di chúc này để xin xác nhận lại những điều khoản mà tôi và
chồng tôi là cụ Ninh đã ký trong di chúc ngày 18/9/1974.
- Cụ Nguyễn Thị Đãi chết năm 1990, Ngày 13/11/1993 các con bà Nguyễn
Thị Đãi và ông Nguyễn Văn Ninh là ông Nguyễn Gia Khang, Bà Nguyễn Thị Vinh,
ông Nguyễn Gia Minh, bà Nguyễn Thị Nghĩa và có tham dự bà Nguyễn Thị Mai
Trinh (là chị gái con bà cả, vợ ông Nguyễn Văn Ninh đã mất năm 1934) có lập “
Biên Bản xin khai nhận thừa kế nhà số 4 Nguyễn Trung Trực Hà Nội” được UBND
phường Nguyễn Trung Trực xác nhận ngày 13/11/1993, có nội dung:
Điều 1: Chúng tôi xác nhận 2 bản Di chúc, 1 bản do cụ cụ Ninh, cụ Đãi vào ngày
18/5/1974 và bản thứ 2 do cụ Đãi lập ngày 5/10/1987 ( 2 bản di chúc đều đã được
24
Hạ Bá Bình Kh5a
cấp thẩm quyền giám định và công chứng), cùng thông nhất như nhau về phân chia
tài sản thừa kế nhà số 4 phố Nguyễn Trung Trực.., cụ thể như sau:
1- Con trai trưởng Nguyễn Gia Khang được thừa kế diện tích 32 m 2 nhà
chính tầng 1 và 4 m2 nhà bếp.
2- Con trai thứ Nguyễn Gia Minh được thừa kế 2 phòng diện tích 48 m2 nhà
chính tầng 1 ( mặt phố Nguyễn Thiệp).
3- Hai con gái là Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thị Nghĩa được thừa kế 1 phòng
diện tích 20,0 m2 nhà chính tầng 1.
4- Ngoài diện tích nối trên, ông Nguyễn Gia Khang còn được thừa kế diện
tích 120 m2 nhà chính tầng 2 và 24 m2 nhà phụ tầng 1 ( phần diện tích này đã cho
khách sạn Long Biên sau đổi là Hồng Hà thuê từ năm 1965 đến tháng 7/1993, sau
28 năm cho thuê ông Khang đã cùng khách sạn Hồng Hà, thương lượng và đặt vấn
đề với công ty Khách sạn Hà Nội cho hủy hợp đồng thuê nhà và bán giao trả nhà.
Biên bản trao trả đã được UBND phường Nguyễn Trung Trực xác nhận ngày
31/7/1993).
3) Căn cứ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của 05 hộ tại số nhà 4 phố
Nguyễn Trung Trực có đơn xin cấp GCN có nguồn gốc nhà đất của từng hộ
như sau:
1/ Hộ bà ông Nguyễn Gia Minh và vợ bà Nguyễn Phấn Lạp theo di chúc và
thoả thuận phân chia thừa kế của bố mẹ là bà Nguyễn Thị Đãi và Nguyễn Văn
Ninh diện tích sử dụng nhà 48,00 m2 tầng 1 nhà 2 tầng, mái ngói.
2/ Hộ ông Nguyễn Dương Hoàng và vợ bà Trần Phương Thảo mua 1 phòng,
tầng 1, nhà phụ có diện tích sử dụng nhà 15,00 m 2 của bên bán là ông Nguyễn Gia
Khang được chia theo thoả thuận phân chia thừa kế theo văn tự bán nhà được
UBND phường Nguyễn Trung Trực xác nhận ngày 29/12/1993.
3/ Hộ bà Trần Thị Thành mua 1 phòng, tầng 1, nhà phụ có diện tích sử dụng
nhà 10,50 m2 có nguồn gốc của ông Nguyễn Gia Khang được chia theo thừa kế
được thể hiện trong bản tường trình của bà Trần Thị Thành ngày 03/12/2002 được
UBND phường Nguyễn Trung Trực xác nhận bà Trần Thị Thành đang sử dụng nhà
đất ở tại số 4 Nguyễn Trung Trực, hiện tại không có tranh chấp.
4/ Hộ ông Nguyễn Văn ích và vợ bà Nguyễn Thị Kim Xuân có nguồn gốc
nhà đất:
- Ngày 26/08/1980 bà Nguyễn Thị Vinh (tức Minh) là con gái bà Nguyễn
Thị Đãi và Nguyễn Văn Ninh viết giấy tay đổi 1 phòng 18,00 m2 tầng 1 được chia
thừa kế theo di chúc cho bà Trần Thị Hường ( được nhắc lại trong di chúc lập ngày
05/10/1987)
- Ngày 29/09/1990 bà Trần Thị Hường viết giấy tay bán diện tích 18,00 m 2
tầng 1 cho ông Nguyễn Văn ích được UBND phường Nguyễn Trung Trực xác
nhận.
- Ngày 03/12/2002 bà Nguyễn Thị Kim Xuân ( là chồng ông Nguyễn văn
ích có viết bản tường trình về nguồn gốc nhà đất, được UBND phường Nguyễn

25
Hạ Bá Bình Kh5a
Trung Trực xác nhận bà xuân đang sử dụng 1 phần nhà số 4 Nguyễn Trung Trực,
hiện tại không có tranh chấp.
5/ Hộ ông Bùi Công Trung và vợ bà Cao Thị Bích Thảo mua 1 phòng, tầng
2, mái ngói có diện tích sử dụng nhà 31,75 m2 của bên bán là ông, bà: Nguyễn Gia
Khang, Nguyễn Thị Mai Trinh, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Gia Minh, Nguyễn Thị
Nghĩa, theo Văn tự bán nhà được UBND phường Nguyễn Trung Trực xác nhận
ngày 29/12/1993.
Do 3 hộ gia đình : ông Nguyễn Dương Hoàng, bà Nguyễn Thị Thành và hộ
ông Bùi Công Chung chưa xác định rõ được hình thức sử dụng đất. Do vậy ngày
21/11/2006, Phòng Chính sách đã có Báo cáo trình Phó Giám đốc Nguyễn Đăng
Bình về việc xác lập quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của 02 hộ gia
đình : ông Nguyễn Gia Minh và ông Nguyễn Văn ích . Sau khi xem xét báo cáo
của, Phó Giám đốc Nguyễn Đăng Bình có ý kiến chỉ đạo của anh: “ Nên tham
khảo ý kiến của cơ quan tư pháp về tính pháp lý của bản Di chúc”.
Ngày 05/1/2007, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất có Công văn số
62/TNMT&NĐ-CS gửi Sở Tư pháp về việc cho ý kiến về tính pháp lý của 2 bản Di
chúc của ông Nguyễn Văn Ninh lập ngày 18/09/1974 và bà Nguyễn Thị Đãi lập
ngày 05/10/1987.
Ngày 18/12/2007, Sở Tư pháp có Công văn số 1528 gửi Sở Tài nguyên Môi
trường và Nhà đất có nội dung: “ Sau khi nghiên cứu hồ sơ tài liệu Sở Tư pháp Hà
Nội có ý kiến như sau:
Việc xem xét tính pháp lý của 2 bản di chúc liên đến nhà số 4 Nguyễn Trung
Trực là một việc hết sức khó khăn và phức tạp, do vậy Sở Tài nguyên Môi trường
và Nhà đất nên tổ chức cuộc họp tư vấn xin ý kiến các ban ngành của thành phố
như: Toà án nhân dân thành phố, Sở Tư pháp Hà Nội và đại diên các Phòng Công
chứng.”.
Hiện nay ông Nguyễn Gia Minh và vợ bà Nguyễn Phấn Lạp có Đơn khiếu
nại gửi Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất đề nghị xét cấp Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại số 4 phố Nguyễn Trung Trực cho
gia đình ông với lý do: hộ gia đình ông Nguyễn Gia Minh do Sở Tài nguyên Môi
trường và đất thụ lý lại không được cấp Giấy chứng nhận còn hộ ông Nguyễn Gia
Khang ( là anh ruột ông Minh) do UBND quận Ba Đình thụ lý và đã cấp Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mà 2 hộ ông Minh và ông
Khang cùng được thừa kế nhà đất theo 2 bản di chúc trên .
Giải quyêt của Phòng chính sách:
- Ngôi nhà số 4 Nguyễn Trung Trực theo hồ sơ cải tạo ông Nguyễn Văn Ninh
đã tham gia học tập và kê khai giao qua nhà nước quản lý nhà số 4 phố Nguyễn
Trung Trực và 12 phố Lê Quý Đôn, diện tích chủ ở là 32,00 m2 tầng 1 nhà số 4 phố
Nguyễn Trung Trực , diện tích nhà nước quản lý là 28,70 m2, diện tích còn lại
trước là quán trọ sau đó cho khách sạn Long Biên sau đổi là Hồng Hà thuê từ năm
1965 đến tháng 7/1993, sau 28 năm cho thuê ông Khang đã cùng khách sạn Hồng
Hà, thương lượng và đặt vấn đề với công ty Khách sạn Hà Nội cho hủy hợp đồng
26
Hạ Bá Bình Kh5a
thuê nhà và bàn giao trả nhà. Biên bản trao trả đã được UBND phường Nguyễn
Trung Trực xác nhận ngày 31/7/1993, sau đó những người sử dụng đã trả lại cho
chủ nhà sử dụng.
- “Bản Di chúc” của bà Nguyễn Thị Đãi và ông Nguyễn Văn Ninh ngày
18/09/1974, để phân chia tài sản cho các con tuy không có cấp nào xác nhận
nhưng được coi là hợp pháp vì đã được Viện khoa học hình sự giám định chữ ký
của ông Ninh. Và được nhắc lại trong Bản di chúc của bà Nguyễn Thị Đãi (được
UBND quận Ba Đình xác nhận), Biên bản họp khai nhận thừa kế ngày 13/11/1993
được UBND phường Nguyễn Trung Trực xác nhận.
- Hộ ông Nguyễn Gia Minh và vợ bà Nguyễn Phấn Lạp xin cấp Giấy chứng
nhận có nguồn gốc được sang tên thừa kế và hộ ông Nguyễn Văn Ích xin cấp Giấy
chứng nhận có nguồn gốc giấy tờ mua của các thừa kế ông Nguyễn Văn Ninh được
UBND phường Nguyễn Trung Trực xác nhận không có tranh chấp. Do đó Căn cứ
khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính
phủ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc
hội và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội : “ Đối với nhà đất tuy thuộc diện phải thực hiện các chính
sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11 nhưng đến ngày Nghị
quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 có hiệu lực thi hành, Nhà nước chưa có văn
bản quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất đó thì nhà nước Nhà nước không tiếp tục
thực hiện việc quản lý trước đây. Việc công nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử
dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:
1. ..... Nếu người đang trực tiếp sử dụng nhà đất không đứng tên trong các
giấy tờ về sở hữu nhà thì phải kèm theo giấy tờ về mua bán, tặng, cho, đổi hoặc
nhậm thừa kế nhà đất đó”.
Căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành khác, Xét hồ sơ xin cấp Giấy
chứng nhận của 03 hộ gia đình cá nhân do Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở phường
Nguyễn Trung Trực xét duyệt và UBND quận Ba Đình đề nghị tại số nhà 4 phố
Nguyễn Trung Trực.
Nay phòng kiến nghị Giám đốc Sở ra Quyết định xác lập quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất ở cho 02 hộ gia đình cá nhân ở tại số nhà 4 phố Nguyễn
Trung Trực, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội .

2. Khó khăn
Do chính sách cải tạo nhà của Nhà nước ta thực hiện vào những năm 60 ,
chính vì vậy mà cho đến nay Nhà đất thuộc diện cải tạo đã có nhiều thay đổi về
quyền sở hữu , sử dụng , đã có nhiều giao dịch dân sự diễn ra xung quanh nhà ở và
đất ở đó . Chính vì vậy mà việc xác lập quyền sở hữu và cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở gặp rất nhiều khó khăn .
27
Hạ Bá Bình Kh5a
Qua ví dụ ở trên cũng đã cho thấy sự khó khăn trong việc xác lập quyền sở
hữu , trong đó có các khó khăn như việc xem xét , xác minh nguồn gốc ngôi nhà ,
xem xét tính hợp pháp của các giao dịch dân sự liên quan đến việc Mua bán , trao
đổi , thừa kế , tặng cho , ủy quyền quản lý ,… Nhà và đất .
Khó khăn nữa là những trường hợp xác lập có yếu tố nước ngoài , nó liên
quan đến quan hệ hữu nghị của khối việt kiều ở nước ngoài và Trong nước , cũng
như mối quan hệ hữu nghị giữa hai Quôc gia với nhau .

3. Những tồn tại , hạn chế


Qua những khó khăn ở trên , cũng đã cho chúng ta thấy một phần tại sao việc
cấp giấy chứng nhận còn diễn ra chậm chạp đến như vậy , có những trường hợp
kéo dài trong nhiều năm mà đến nay vấn chưa giải quyết xong .
Ví dụ minh họa :
Việc cấp giấy chứng nhận còn không thống nhất và còn có sự khác nhau giữa
các cơ quan có thẩm quyền .
Ví dụ : Theo như ví dụ ở phần 2, Ông ninh có Đơn khiếu nại Sở với lý do
Hộ gia đình ông Nguyễn Gia Minh do Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất thụ
lý lại không được cấp Giấy chứng nhận còn hộ ông Nguyễn Gia Khang ( là anh
ruột ông Minh) do UBND quận Ba Đình thụ lý và đã cấp Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mà 2 hộ ông Minh và ông Khang cùng được
thừa kế nhà đất theo 2 bản di chúc trên .
Tình trạng Người dân đi khiếu nại vượt cấp , hay là khiếu kiện cơ quan nhà
nước ngày càng nhiều .
Những thủ tục hành chính còn phức tạp ; Cán bộ , công chức còn gây phiền
hà , thậm chí là nhũng nhiều dân . Đây là mầm mống cho bệnh tham nhũng phát
triển .

28
Hạ Bá Bình Kh5a
4. Nguyên nhân
4.1. Nguyên nhân khách quan
Do bản thân các chính sách cải tạo của Nhà nước trước đây gây ra , cũng như
sự mâu thuần , chồng chéo của các chính sách , pháp luật của Nhà nước về Nhà và
đất trong những giai đoạn sau này .
Do sự hiểu biết pháp luật của Người dân còn nhiều hạn chế , việc giải quyết
một vụ việc phải dựa vào một hệ thống các căn cứ pháp lý , không thể theo suy
nghĩ của người dân là chỉ cần căn cứ vào một căn cứ nào đó .
Do nhu cầu giao dịch dân sự liên quan đến nhà đất là tất yếu , song những
giao dịch đó lại không có căn cứ pháp lý rõ ràng hay nói cụ thể hơn là tính hợp
pháp của nó không rõ ràng.
4.2. Nguyên nhân chủ quan
Hệ thống chính sách , pháp luật của Nhà nước còn không đồng bộ , tính ổn
định không cao , còn có sự chòng chéo , mâu thuẫn ;
Sự phối hợp trong công việc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
việc xác lập quyền sở hữu và cấp giấy chứng nhận còn kém , không đồng bộ trong
các khâu tổ chức ;
Trình độ của cán bộ , công chức còn hạn chế trong chuyên môn nghiệp vụ ;
còn có tư tưởng vụ lợi cho ban thân mình ;
Do bản thân người xin cấp giấy chứng nhận không cung cấp đủ tài liệu cho
cơ quan nhà nước trong việc xác lập quyền sở hữu và cấp giấy chứng nhận .
5. Kiến nghị , giải pháp
5.1. Giải pháp chung
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách , pháp luật của nhà nươc về nhà đất
nói chung và việc xác lập quyền sở hữu , cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất ở nói riêng . Tiến tới vào năm 2009 Quốc Hội sẽ sửa đổi bổ
sung Luật Đất đai , đây là bước ngoặt quan trọng , Chính phủ cũng như các cơ quan
khác cần có kế hoạch tổ chức thi hành , hướng dẫn thực hiện cho tốt .
29
Hạ Bá Bình Kh5a
Xây dựng , tổ chức cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp giấy
chứng nhận khoa học , hợp lý ;
Tuyên truyền , phổ biến chính sách ,pháp luật vể nhà đất cho người dân hiểu
và thực hiện cho đúng ;
Thông qua Luật công vụ , đưa nhanh vào thực thi trong cuộc sống để có một
hành lang pháp lý chặt chẽ điều chỉnh hành vi , thái độ của Cán bộ , công chức ;
Hạn chế tối đa hiện tượng hách dịch , nhũng nhiễu dân của một bộ phận cán bộ ,
công chức , ngăn chặn từ xa bện tham nhũng.
5.2. Giải pháp riêng
- Vể cơ sở vật chất kỹ thuật , Phòng chính sách nói riêng và các phòng ban
(đối với những phòng ban chưa có ) của Sở nói chung cần có thêm một Máy Fax
cho tiện trao đổi công văn giấy tờ trong nội bộ Sở cũng như giao dịch với người
dân ;
- Về quy trình giải quyết công việc , Tôi muốn nhấn mạnh hơn nữa vai trò
của Phòng Một cửa của Sở , đây phải là nơi giữ vai trò là đầu mỗi của các thủ tục
hành chính – là nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết công việc . Trên thực tế thì
bộ phận này hoạt động chưa hiệu quả chính vì vậy làm ảnh hưởng đến công việc
của Sở nói chung và Phòng chính sách nói riêng, làm tốc độ cấp giấy chứng nhận
còn chậm chạp .
Việc lấy ý kiến của các Bộ, ngành , cá nhân , tổ chức có liên quan đến việc
xác lập quyền sở hữu cần được thực hiện có bài bản hơn , thực hiện tốt từ khâu
chuẩn bị , gửi giấy mời ,…đến khâu tổ chức , điều hành cuộc họp …Nhằm đạt kết
quả cao nhất , hạn chế hội họp nhiều lần gây lãng phí .
- Về trình độ chuyên môn của công chức ở Phòng chính sách , không có
nhiều vấn để phải bàn , nhưng về kỹ năng sử dụng máy tính cần phải khắc phục .
Đặc biệt liên quan đến sử dụng , khai thác , trao đôi thông tin giữa các thành viên
trong phòng , giữa các phong ban của Sở thông qua sử dụng Mạng Lan – mạng nội
bộ.
30
Hạ Bá Bình Kh5a
KẾT LUẬN

Công tác xác lập quyền sở hữu và câp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở ,
quyền sử dụng đất ở cho diện nhà chính sách cải tạo là một công việc hết sức phức
tạp , khó khăn đòi hỏi người thực thi phải có am hiểu sâu sắc về các chính sách và
pháp luật của nhà nước qua các thời kỳ . Cộng với thời gian thực tập ngắn , không
có nhiều cơ hội để tìm hiều về cơ chế giải quyết công việc cũng như trực tiếp giải
quyết công việc . Chính vì vậy bài Báo cáo còn mang tính lý thuyết nhiều , chưa có
nhiều thực tiễn , tuy nhiên đó là những cơ sở vững chắc cho chúng ta giải quyết
công việc một cách nhanh nhất và hiệu quả cao .

31

You might also like