You are on page 1of 13

CHẤT TÌNH

TRONG THƠ TRẦN HUY SAO


( Nhân đọc tập thơ Nhánh Rong Phiêu)

Nhà thơ Trần Huy Sao (phải) và tác giả Phạm Hồng Ân (giữa)
Khoảng cuối thập niên 60, lúc tôi còn gửi sáng tác đăng trên Bách Khoa,
Văn Học…thì ở Văn, tôi thấy xuất hiện một cây bút mới : Trần Huy Sao.
Phải. Thơ anh rất mới. Mới từ cách dùng chữ, gieo vần, cho đến cả chất
tình trong thi tứ. Chưa kịp làm quen nhau, chiến tranh đã đẩy tôi ra chiến
trường khốc liệt. Trôi giạt qua Miên, lưu lạc đến Phú Quốc, rồi Poulo
Panjang, Poulo Obi, Côn Sơn…cho đến những ngày bức tử cuối cùng
của Việt Nam Cộng Hòa. Từ đó, tôi không có dịp đọc thơ anh, dù chỉ là
những dòng thơ rải rác trên các báo “văn nghệ” ở Sài Gòn.
Mãi đến khi định cư ở Mỹ, gần 30 năm sau đó, tôi lại thấy tên anh xuất
hiện rầm rộ trên các báo San Diego. Và thế là, chúng tôi gặp nhau, làm
quen và trao đổi thơ văn cho đến ngày hôm nay.
Quen nhau, không có nghĩa là choàng hoa, ca tụng lẫn nhau. Tôi muốn
đứng ở vị trí khách quan, ngoài vòng tình bạn, để đọc thơ Trần Huy Sao.
Và có đôi điều – một cách trung thực – viết về anh, viết về một dòng thơ
miên man, chảy mãi không ngừng. Không bến. Không bờ.
Tôi nhận tập thơ Nhánh Rong Phiêu đã in thành sách, như đã nhận rất
nhiều tập thơ của nhiều nhà thơ khác nhau, từ khắp nơi gửi tặng. Nhánh
Rong Phiêu giản dị hơn, khép nép hơn – giống tấm lòng đôn hậu của anh
: chất phác, thật thà.
Lật vào trong, người đọc nhận ra ngay tập thơ có 2 phần rõ rệt : phần I :
Bên trời cố quận, anh viết về Mạ, về Thày, về bằng hữu, về những nơi
chốn anh đã đi qua, đã để lại biết bao kỷ niệm. Phần II : Thơ tình giấy
nõn, anh viết về tình yêu, về người con gái nào đó trong đời. Có thể là
người tình thủy chung. Có thể là chị Trần Huy Sao. Có thể, cám ơn chị.
Chị là một phần sống của Nhánh Rong Phiêu. Một phần hồn to lớn của
một nguồn thơ diệu kỳ.
Tôi muốn dừng ở đây. Để nói dến chất tình trong phần II của thơ anh :
Thơ tình giấy nõn.
Thơ tôi viết chẳng có gì trau chuốt
Chẳng cao xa, chẳng làm vẻ khác người
Chỉ chân thật một tấm lòng não nuôt
Đời buồn tênh từ một cuộc đổi dời.
( Lời tâm sự cùng em )
Trần Huy Sao tự bày tỏ tâm tình bằng những câu thơ hết sức giản dị.
Anh bắt đầu tình cảm rất chân thật, đi thẳng vào lòng người bằng một
tiếng than não nuột. Có lẽ, vì thế, thơ anh đã làm rung động biết bao con
tim trên cõi đời này?
Chất tình trong thơ Trần Huy Sao còn là thứ tình hương đồng cỏ nội,
mộc mạc, quê mùa :
Về quê em lại càng thương em
Người chân chất, tấm lòng chân thật
Khi đã yêu thì thiệt cứ lòng yêu
Mà khi ghét cứ thậm cùng là ghét !
(Khi qua phà Bắc Mỹ Thuận)
Chất tình bay từ mùi trái sầu riêng thơm phức :
Trái sầu riêng rụng về khuya
Đường em đi học sớm trưa ngang nhà.
(Sầu riêng)
Đến từng bông cải bông cau hương vị nồng nàn :

Em về bông cải bông cau Vườn xưa năm, tháng dãi dầu nắng mưa.
(Vườn xưa hoa cải)
Cho đến tận nhụy hoa cúc vàng, mượt mà, óng ánh :
Mùa thu hoa cúc nở
Vàng mượt cả sân nhà
Anh đi xa, thì chớ
Anh về, nhớ ghé qua.
( Cúc vàng, Em và mùa thu )
Rồi đến bông Bưởi, bông Nhài thoang thoảng nhẹ nhàng :
Tấc lòng để lại cố hương
Còn thương bông Bưởi còn vương hương Nhài.
( Vườn xưa Hoa Cải )
Cả luôn bông sứ trắng, nhà thơ cũng không tha :
Bông sứ trắng lòng em cũng trắng
Để tôi về xanh lá tương tư.
( Bông Sứ )
Đâu phải chỉ có hương thơm của hoa trái mới kết thành Chất Tình trong
thơ Trần Huy Sao ? Anh lấy cả món ăn thuần túy, món ăn truyền thống
của Dân Tộc Việt Nam làm biểu tượng cho tình yêu, làm chất nhớ chất
thương trong suốt khoảng đời tha phương nơi xứ người
Tới Bắc Mỹ Thuận trời xế chiều
Mùi thịt nướng thơm lừng tươm mỡ
Khô cá lóc dậy mùi sông nước
Tiếng mời chào rộn rã xôn xao…
Hay :
Em hẹn anh khi về qua sông nước
Sẽ đãi anh nồi cá-lóc-canh-chua
Chưa nếm tới nhưng lòng anh cứ tưởng
Sẽ ngất ngây như mặn ngọt môi em.
( Khi qua phà Bắc Mỹ Thuận )
Hoặc :
Đĩa sò um đêm phường Vĩnh Hải
Hình như sóng dội bãi Hàng Dương.
( Nhớ Nha Trang )
Trong kho tàng tục ngữ-ca dao, có những câu bất tử nói về thổ sản đã
truyền tụng cho đến hôm nay. Ví dụ : “Dưa La, cà Láng, nem Báng,
tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét…” Nối điêu luyện khi
ghép địa danh quê hương vào mỗi đặc trưng, tromg thơ, một cách rất tài
tình :
Rượu rót nghe thơm vùng Vạn Giã
Ghé miếng nem chua ngọt Ninh Hòa
Nắng chói chang rọi đồng Võ Cạnh
Chờ mát hiu cơn gió Bình Tân.
( Nhớ Nha Trang )
Có thể gọi : Trần Hoài Thư, Trần Trung Đạo. Võ Doãn Nhẫn…là các
nhà thơ có chiều sâu. Bởi khi đọc tác phẩm của họ, tôi phải dừng lại ít
lâu – suy nghĩ – mới thấy được nét tài hoa ẩn chứa trong ngôn ngữ.
Riêng Trần Huy Sao, thơ anh như dòng sông trải dài, như luồng nước
mát…chảy tới đâu thấm trực tiếp vào ruột gan người đọc tới đó. Bởi lẽ
ấy, nên nguồn rung cảm của anh cũng chính là nguồn rung cảm của độc
giả. Anh nói lên tâm sự họ. Anh viết dùm họ. Tôi gọi thơ anh có chiều
rộng.
Thật vậy, chất tình trong thơ Trần Huy Sao có chiều rộng, mênh mông,
cuồn cuộn…vô bến bờ.Anh làm thơ tình một cách tự nhiên, say mê và
không ngừng nghỉ từ thuở niên thiếu cho đến bây giờ. Với anh, thơ là
nghiệp, là duyên. Nó gắn vào số phận anh. Lao lung hoặc hạnh phúc
cùng anh suốt kiếp, suốt đời.
Tôi nhớ, hình như danh hào JEAN COCTEAU đã viết : “ Thi ca là một
tôn giáo không kỳ vọng” (La póesie est une religion sans espoir). Đúng.
Thi ca là một tôn giáo. Là một đạo tài hoa. Là môt tín ngưỡng tình yêu .
Là một thông điệp đau thương của nhân loại. Ở đó, nhóm tín đồ “than
mây khóc gió” tự nguyện gia nhập, để từ thế hệ này sang thế hệ khác,
nối tiếp nhau, làm rướm máu những thiên thi sử.
Và hơn 30 năm làm tín đồ trung thành của đạo thi ca, anh vẫn luôn
chứng tỏ mình là người tài hoa, có sức sáng tác mãnh liệt, phải thế
không anh Trần Huy Sao?
*PHẠM HỒNG ÂN

.TIẾNGVANG
TỪ NHỮNG CÁNH HOA HỒNG
( Nhân đọc thi phẩm TÌNH THƠ của nữ sĩ Hải Yến )
Nữ sĩ Hải Yến (phải)
Có một danh ngôn của DON MARQUIS đã làm tôi trăn trở suốt quãng
đời làm thơ của mình :
“Xuất bản một tập thơ cũng giống như vứt những cánh hoa hồng xuống
vực thẳm mịt mù và chờ đợi cái tiếng vang.” ( Publishing a volume of
verse is like dropping a rosepetal down the Grand Canyon and waiting
for the echo ). Bây giờ – Nữ sĩ Hải Yến – đang bắt đầu làm công việc
mạo hiểm đó. Rồi, nữ sĩ chờ đợi. Chờ đợi cái tiếng vang từ vực thẳm
lạnh lùng kia. Và tôi là một trong những tiếng vang đầu tiên dội lên từ
đáy vực. Nhưng chắc chắn, tiếng vang sẽ không đến nổi khô khan – bởi
những cánh hoa hồng vứt đi – đều là những cánh hoa tươi thắm tuyệt
trần.
Tôi đọc 40 bài thơ trong tập “ Tình Thơ ” của Hải Yến rất nhiều lần, ở
nhiều nơi khác nhau. Có lúc, tôi đọc thơ chị ở biển. Có lúc, tôi đọc trong
phòng ngủ, trong những đêm dài thao thức. Có lúc, tôi đọc trên xe, buổi
sáng khi chờ đến giờ vào việc. Tựu trung, bất cứ nơi đâu, tôi cũng đọc
trôi chảy. Vì thơ chị như những luồng sóng biển dễ đưa đẩy, dàn trải lên
nhau từng điệu khúc bi ca, thống thiết gào lên số phận và định mệnh
buồn thảm của đời người.
Nếu Hải Yến là một cánh chim suốt đời chao lượn ở vùng đại dương
mênh mông, thì thơ chị – tất nhiên – phải có nhiều gắn bó với biển. Có
lẽ, vì thế, chị nhắc đến : nước, sóng, gió...rất nhiều ở trong tập “ Tình
Thơ ”. Hình như, đó là chất liệu để chị vẽ lên bức chân dung một cách
sống động.
Đọc “ Tình Thơ ” của Hải Yến, tôi còn bắt gặp đó đây...vài hình ảnh quê
hương thân ái đã xa vời. Bên kia sông là chợ Đông Ba, mù mờ dưới cơn
mưa lất phất đầu mùa. Rồi...cầu Trường Tiền trầm tư soi mình dưới đáy
nước muôn đời, trên đấy thấp thoáng biết bao chiếc nón bài thơ của các
nữ sinh Đồng Khánh tan học. Rồi...Ngọ Môn, Văn Lâu – lâu đài cổ kính
của thuở hoàng vương tráng lệ ngày nào.
Thơ Hải Yến rất trong sáng, thật thà. Thật thà nhưng xoáy vào tim óc
người đọc, bắt người đọc phải xuôi về kỷ niệm, quặn thắt cõi lòng. Ngôn
ngữ của chị đều đặn như giọt mưa rơi, đủ âm bậc, có cả cung thương
cung oán – hòa vào nhau, bật thành một bản tình ca tuyệt diệu.
Những giọt-mưa-ngôn-ngữ nhắc tôi cảnh chiến trường ngày xưa – ở đó,
đồng đội còn chia nhau từng mẩu thuốc lá khét lẹt, từng ngụm rượu đế
chua lè, từng lát thịt hộp mốc thếch – mà vẫn vui tươi, sát vai nhau bảo
vệ quê hương. Những giọt mưa nhắc tôi nhớ những chinh phụ son sắt
chờ chồng. Những người vợ tay xách tay mang, vượt suối trèo non, lặn
lội đến tận trại tù xa xôi thăm chồng. Những giọt mưa nhắc tôi nhớ số
phận kẻ tha phương. Ôi! hàng trăm nỗi buồn...cứ đeo đẳng, da diết...
Thơ là cõi lòng, là tâm sự thi nhân. Không ai lại đi phê bình cõi lòng,
hay sửa chữa tâm sự người khác bao giờ. Tôi chỉ muốn hân hạnh, được
làm TIẾNG VANG của những cánh hoa hồng. Những cánh hoa hồng
thắm tươi – lúc này – nữ sĩ Hải Yến đang nôn nao một cách sung sướng,
nhẹ nhàng buông tay, vứt thẳng xuống vực thẳm mịt mù.
*PHẠM HỒNG ÂN
Tác giả Phạm Hồng Ân trong buổi giới thiệu thi phẩm TÌNH THƠ.

Tác Giả ( phải ) và Ông Minh Tâm ( Chủ Nhiệm báo NẮNG MỚI )

. TỪ
MỘT QUYỂN SÁCH CỦA
ĐỨC CHÚA TRỜI.
( Nhân đọc tác phẩm “ NIỀM SUY TƯ ” của Mục Sư PHAN THANH
BÌNH )
Tác Giả và nhà thơ Vũ Hoàng Thư (Chủ trương Biển Khơi liên mạng).
Tôi đọc tác phẩm “ Niềm Suy Tư ” của Mục Sư PHAN THANH BÌNH
vào những ngày đầu năm 2000. Lúc loài người trên khắp thế giới đang
hân hoan, nô nức đón chào Thiên Niên Kỷ mới. Lúc người ta túa ra
đường. Hòa vào đám đông. Reo hò. Tung hô. Chúc tụng nhau. Giữa ánh
sáng rực rỡ của pháo bông, của tia đèn cực mạnh. Giữa tiếng nhạc, tiếng
ca, tiếng cười...suốt sáng thâu đêm. Lúc người ta đã quên đi. Chỉ cách
đây vài ngày. Những ngày cuối năm 1999. Người ta còn lục tục kéo
nhau đi mua lương khô, tích nước, trữ dầu...Nơm nớp lo sợ năm 2000.
Lo sợ vấn đề Y2K. Lo sợ nhân loại bị diệt vong hoặc tận thế, chấm dứt
sự sống trên hành tinh chúng ta?
Tôi không cố ý – cũng chẳng có tài – phê bình một tác phẩm. Cũng
không phải là người điểm sách, đưa đường dẫn lối cho độc giả tìm đến
tác phẩm. Tôi chỉ muốn bày tỏ đôi điều, thể hiện sự ngưỡng mộ tác giả,
sau khi đọc xong “Niềm Suy Tư” một cách nghiêm túc.
Thật ra, nhân loại đã có chung một “niềm suy tư”, từ khi loài người có
mặt trên trái đất. Con người luôn suy tư về nguồn gốc của mình : từ đâu
tới? Và luôn trăn trở : sống để làm gì? Khi chết, sẽ đi về đâu? Suốt 66
chương sách dài trên 280 trang – cám ơn Mục Sư – Ông đã làm được
việc đó. Ông đã dẫn dắt tôi đi vào tận cùng cõi sâu thẳm của con người.
Bằng lý luận đơn giản, dễ hiểu. Bằng lời văn xúc tích, hàm chứa lý tình
sâu sắc. Bằng hàng loạt dẫn chứng thú vị, từ thời : cổ đến kim, từ chuyện
: Tàu sang Tây..., từ các danh ngôn : Á qua Âu..., từ áng ca dao bất
hủ...đến những đoạn thơ trác tuyệt của các thi sĩ nổi tiếng. Ông đã cố
gắng giải đáp thỏa đáng các vấn nạn trên, một cách rạch ròi.
Tôi nhớ, Đại Văn Hào VICTOR HUGO đã từng nói : “...Và người nào
cũng là một quyển sách mà tự tay THƯỢNG ĐẾ đã viết nên” (...Et tout
home est un livre òu DIEU lui-même écrit ). Con người là quyển sách
của THƯỢNG ĐẾ. Ở đó, NGÀI đã viết ra, đã sáng tác, đã sáng tạo, ký
gửi, ủy thác...những ước muốn của NGÀI. Hay nói rõ hơn, con người do
ĐỨC CHÚA TRỜI tạo ra “...đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời,
loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất”. (Sáng Thế
Ký 1:26). Để chứng minh điều này – ở mỗi chương sách – tác giả cố tình
dựng lên hai thực thể con người đối kháng nhau quyết liệt. Con-người-
Phàm và con- người-Thánh. Con-người-Phàm là con người tha hóa, chối
bỏ cội nguồn. Con-người-Thánh là con người trở lại, xưng tội với
CHÚA, làm điều THÁNH, để chuẩn bị đi về cội nguồn Thánh của mình.
Qua 66 chương sách, như qua 66 tấm gương phản chiếu, tác giả muốn
ngầm bắt tôi soi nhìn, soi thấu tâm can...và tự ngắm mình trong đó. Cám
ơn Mục Sư. Tôi đã gặp lại bóng dáng tôi : cả cũ lẫn mới. Cái cũ kiêu kỳ,
đáng ghét dường bao! Cái mới lại khép nép, đáng yêu khôn xiết! Cái cũ
càng bạo tàn, cái mới càng nhân hậu. Cái cũ càng khổ đau, cái mới càng
hạnh phúc. Đoạn tuyệt cái cũ, bắt đầu từ cái mới. Tức là được “sanh lại”,
theo ước muốn của ĐỨC CHÚA TRỜI.
Bình sinh, tôi rất ít nghiền ngẫm các loại sách triết lý khô khan, hoặc
mang màu sắc giáo điều cứng nhắc. Thú vị thay! “Niềm Suy Tư” không
thuộc dạng đó. Bút pháp của tác giả đã điêu luyện, đến mức...lôi cuốn tôi
ngay từ trang sách đầu đến trang sách cuối. Tôi đã đọc một mạch.
Không ngừng nghỉ. Không mệt mỏi.
“Niềm Suy Tư”, quả thật, là một quyển sách quí. Là một tác phẩm dẫn
Đạo, đưa Đạo vào đời. Vì vậy, sách rất cần thiết cho mọi giới – kể cả
những người chưa một lần biết CHÚA.
*PHẠM HỒNG ÂN
(Tháng 1/2000)
Tác Giả (trái) và nhóm thơ văn Trăng Viễn Xứ ( San Diego ).

*ĐOC “THIÊN CỔ BÙI NGÙI”


CỦA PHẠM HỒNG ÂN.
*TIẾT THỊ TRUNG TRINH
Tập bản thảo “Thiên Cổ Bùi Ngùi” của anh Phạm Hồng Ân đã nằm gọn
trong tay tôi, lúc tôi vừa chân ướt chân ráo đến định cư tại Virginia. Anh
gửi nó đến đây như thay lời chúc mừng, như món quà dành tặng người
đồng hương, tình cờ gặp nhau nơi đất khách.
“...Áo Tím ơi! cố gắng đọc từng trang, từng dòng, từng chữ...trong tập
bản thảo này. Rồi cho anh xin một bài tựa, hay một ý kiến về nó, để anh
yên tâm xuất bản. Nhớ trung thực nhé cố nhân!...”
Ôi, những dòng chữ thân thuộc hiện đến, thuở học trò xa xưa lại vụt ùa
trong trí tưởng, khiến tôi bàng hoàng nhớ về mái trường trung học công
lập Cà Mau ngày nào. Lúc đó, anh học trên tôi bốn lớp. Anh là một
chàng học trò nhút nhát, hiền lành đến độ ngơ ngác, thường bị các bạn
trêu chọc, bông đùa. Anh biết làm thơ rất sớm, thơ anh xuất hiện trên
báo Sài Gòn từ năm anh học đệ ngũ. Tuy nhiên, đối với tôi, thơ anh lúc
đó rất lập dị, khó hiểu và trừu tượng một cách kệch cởm. Đại loại như:
“...Bắt đầu lạ những râu đời chán nản
Ta bỏ về thành phố lạnh hơn sông
Mai đốt lửa cháy tàn miền dĩ vãng
Để già nua che kín mặt như rừng...”
( Nghĩ về Vũ Nhật Thúy – thơ PHA 1965 )
Hay các câu trữ tình, lãng mạn đến độ “ kỳ quái ”:
“...Em về, buồn mọc dung nhan
Thuyền quyên lệ rữa hai hàng phấn đen...”
( Người trong cuộc – thơ PHA 1966)
Nhưng khi anh lên Sài Gòn, cuộc sống ném anh vào binh lửa, quẳng anh
vào những trớ trêu của tình đời, bấy giờ thơ anh mới bắt đầu “ có hồn ”:
“...Thầy trở lại nhìn các em lần nữa
Những đầu xanh thơm bút vở học trò
Những chiếc áo viền đường bay quá khứ
Những màu môi sáng rực tuổi ngây thơ...”
( Nói với học trò – thơ PHA 1968)
Và đây là đôi dòng chân thật, từ giã bạn bè trước khi nhập ngũ :
“...Mai biệt xứ làm thân tàu bé nhỏ
Rượu mềm mội chưa ấm lại lòng đâu?
Đời rách rưới lang thang tìm bến đỗ
Bạn bè ơi, thương tiếc mãi thêm sầu...”
(Biệt xứ – thơ PHA 1969)
Rồi lần lữa nhiều năm trôi qua, tôi không gặp lại anh...Rồi sau cuộc đổi
đời khốc liệt năm 1975, chúng tôi càng cách xa nhau hơn, tưởng chừng
như không thể tương phùng. Thế mà, hôm nay, cầm trên tay quyển bản
thảo “Thiên Cổ Bùi Ngùi” với những dòng chữ thân thuộc ngày nào,
lòng tôi bỗng chùng xuống, rưng rưng không nén được xúc cảm.
Tôi đã đọc kỹ từng trang, từng dòng, từng chữ...như anh đã gửi gấm. Tôi
đã ngồi suốt đêm thâu, nhớ lại những kỷ niệm, những gian truân mà thế
hệ anh đã trải qua, một cách đọa đày. Phải chăng chính thế, mỗi lời thơ
có mỗi chiều sâu...rất sâu của cuộc đời. Bài thơ nào cũng chan chứa tình
người, đượm đầy tính-nhân-bản-luận. Dường như, anh có khát vọng
vươn lên từ vũng tối âm u, xây dựng tình-yêu-tuyệt-đối trong một đất
nước chiến tranh đến độ rã rời. Không có thứ tuyệt đối cho tình yêu,
cũng như không có loại xã hội tĩnh lặng một cách lý tưởng – khát vọng
anh chỉ là ảo vọng tan tành, chỗ...phía sau nỗi chấn động tàn khốc
đó...đã làm bật ra “chất-thơ-của-riêng-anh”, trào ra những trang THIÊN
CỔ BÙI NGÙI đầy bi thiết.
Thí dụ như viết về quê hương, anh phơi bày hiện thực một cách rất chân
thật và bẽ bàng, khác với “kiểu” quê hương “ru ngủ”, “chiêu hồi Việt
Kiều” bằng mọi hình tượng vỗ về như : “chùm khế ngọt, con đò nhỏ,
cánh diều...” mà một số nhà thơ miền nam sau 75 đã “bẻ bút” ca ngợi :
“...Quê hương là điều đã mất
Là điều còn lại trong tim...”
Hoặc :
“...Quê hương là men rượu đắng
Cụng ly say khướt một đời
Quê hương là vành khăn trắng
Tháng tư che kín một thời...”
(Tiếc Thương – TCBN trang bảy)
Đọc thơ anh, sau một đêm dài trăn trở, khi xếp sách lại, cố dỗ giấc ngủ,
tôi lại vẫn còn thao thức với những kỷ niệm. Ôi! những kỷ niệm như vết
chém, hằn sâu trong ký ức, hằn sâu trên da thịt đời người. Mỗi bài thơ
trong THIÊN CỔ BÙI NGÙI là mỗi tình huống anh đã trải qua, anh đã
va chạm. Những trang thiên cổ mở ra...rồi khép lại. Quá trọn vẹn. Quá
đầy đủ. Rất tiếc, tôi không thể nặn óc moi tim viết TỰA được cho anh –
như lời anh gửi gấm – bởi cố viết như thế nào đi nữa, cũng không thể
làm sáng giá thêm anh. Vì chính anh, chính thơ anh...đã chiếm lĩnh hết
rồi.
Hai câu thơ của anh trong bài PHẬN KIỀU :
“...Dưới ánh sáng Nguyễn Du
Thúy Kiều vẫn bất tử...”
(Phận Kiều – TCBN trang ba tám).
Phải chăng là những “dòng tiên tri” về “số-phận-thơ-anh”. Tôi có thể
diễn nôm na rằng, dưới ánh sáng của nền thi ca hải ngoại, THIÊN CỔ
BÙI NGÙI sẽ bất tử...và “số-phận-thơ-anh” cũng sẽ lận đận như số phận
Thúy Kiều.
*tiết thị trung trinh

phạm hồng ân
tác giả

tác phẩm
*các bài giới thiệu Sách.
hiên thư các
2006

You might also like