You are on page 1of 6

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG LÚA MIẾN NGỌT


3 MẪU CÔNG TY THANH PHONG – THÁI BÌNH

A./ Mục tiêu


Lúa miến ngọt ( Sweet Sorghum) được chọn là nguyên liệu để sản xuất Nhiên liệu sinh
học BIOETHANOL vừa đảm bảo An ninh lương thực, giá thành rẻ, vừa là nguyên liệu quí
cho thực phẩm. Dưới bốn loài Miến ngọt chính có hàng trăm thứ (variety), hàng trăm cây
trồng riêng (cultivar), lại có rất nhiều dòng lai. Một giống lúa Miến ngọt nào đó có thể phát
triển rất tốt ở nước khác nhưng có thể không thích hợp với Việt nam. Hiện nay Công Ty
SECOIN đã và sẽ có một số hạt giống lúa Miến ngọt của Mỹ, Anh quốc, Pakistan, Ấn độ, Bờ
biển Ngà, Thái lan và Trung quốc. Chính vì vậy mà việc khảo sát, xác định và phân tích hàm
lượng đường có trong các giống Lúa miến ngọt nhằm mục đích nghiên cứu chọn lọc hoặc lai
được giống lúa Miến ngọt có sản lượng cao về thân ngọt (sweet stalk) và sản lượng hợp lý về
hạt để từ đó tiến hành trồng trên thực địa với qui mô lớn.
Tiến hành thí nghiệm trên các giống nhập từ Paskitan, Thái Lan được trồng tại công ty
Thanh Phong, Thái Bình. Ngày gieo là 28/2/2009 và ngày nhận mẫu là 20/5/2009. Cụ thể là
ba mẫu có nguồn gốc:
 Mẫu Trường Đại học Kentucky
 Mẫu Paskixtan
 Mẫu Thái Lan

B./ Nội dung thí nghiệm


I./ Tổng quan nguyên liệu

Nhìn tổng quan nguyên liệu ban đầu tại thời điểm gieo hạt và thu hái ta thấy cả ba
giông đều tươi, thân nhiều nước. Giống Kentucky mọc lên 3 nhánh nên mỗi nhánh có thân
nhỏ hơn, có hoa. Còn giống Thái Lan và Paskitan kích thước thân ngang nhau, cây Lúa miến
của Thái Lan có hoa. ( xem hình vẽ )

1
II./ Xử lý nguyên liệu
Cũng giống như họ cây Mía, cây Lúa miến ngọt chủ yếu lấy thân làm nguyên liệu cho
sản xuất nhiên liệu sinh học bởi trong thân chứa một hàm lượng đường nhất định để sản xuất
BIOETHANOL. Chính vì vậy mà các mẫu Lúa miến khi đem phân tích, xác định hàm lượng
đường đều được xử lý tách vỏ lấy lõi rồi ép để lấy dịch mật rỉ.

Bảng kết quả thành phần % lõi và vỏ so với toàn thân như sau:

Mẫu Kentucky Mẫu Paskitan Mẫu Thái Lan


Khối lượng
660 510 580
mẫu (g)
Tách vỏ - lõi Vỏ Lõi Vỏ Lõi Vỏ Lõi
Khối lượng
280 380 214 296 270 310
(g)
Tỷ lệ (%) 42.42% 57.58% 41.96% 58.04% 46.55% 53.45%

2
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy 3 mẫu Lúa miến trồng ở Công ty Thanh Phong Thái
Bình có khối lượng toàn thân lớn hơn hẳn so với các mẫu Lúa miến trồng tại Công ty 19/5
Nghệ An và ở Đông Triều Quảng Ninh (Mẫu Bờ biển ngà: 410g); mẫu Thái Lan 340g; Mẫu
Sorghum Bicolor: 360g) và có tỉ lệ lõi so với toàn thân tương đối đồng đều v, cao nhất là mẫu
Paskitan có phần lõi chiếm 58.04%. Còn mẫu Thái Lan tỉ lệ phần lõi là 53.45%, thấp hơn so
với mẫu Thái Lan trồng ở công ty 19/5- Nghệ An (61.76%).
Sau khi tách vỏ và lõi của các mẫu Lúa miến, ta lấy phần lõi ép lấy mật rỉ. Phương
pháp ép có thể dùng máy ép mía nhưng yêu cầu rửa sạch để đảm bảo vệ sinh và không lẫn
dịch mật rỉ từ cây Mía. Sau khi ép xong, cho vào các lọ thuỷ tinh đem cân chính xác khối
lượng.

Bảng kết quả thành phần % mật rỉ ( dịch đường ) so với lõi của Thân Lúa miến Ngọt

Mẫu Kentucky Mẫu Paskitan Mẫu Thái Lan


Khối lượng mẫu
380 296 310
(g)
Ép dịch đường – Dịch Dịch Dịch
Bã Bã Bã
bã ( g ) đường đường đường
Khối lượng (g) 105.3 258.8 93.4 181.5 95.6 198.6
Tỷ lệ (%)
27.63 68.11 31.55 61.32 30.84 64.06
(so với lõi)
Tỷ lệ (%)
15.95 18.31 16.48
(so với toàn thân)

Nhận xét: Điều đặc biệt ở cả ba mẫu trồng tại công ty Thanh Phong-Thái Bình là lượng
dịch đường thu được rất nhiều, bình quân là 98.1ml, nhiều hơn hẳn so với các mẫu đã thí
nghiệm trước đó (nhiều nhất cũng chỉ khoảng 43ml), tỉ lệ dịch đường so với lõi (21.63-
31.55%) và so với toàn thân(từ 15.95-18.31%) cũng cao hơn các mẫu trồng tại công ty
19/5 và Đông Triều –Quảng Ninh, nguyên nhân là do mẫu được thu hoạch đúng thời
điểm, lúc cây còn tươi, còn các mẫu trước là để thời gian lâu. Xét về tỉ lệ dịch đường so
với lõi và tỉ lệ dịch đường so với toàn thân ta thấy mẫu Paskitan nhiều hơn các mẫu
Kentuky và Thái Lan, (chiếm đến 31.55% so với lõi và 18.31% so với toàn thân).

3
III. / Xác định hàm lượng đường khử bằng phương pháp Lane – Eynon

1. Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất


- Bình định mức và bình tam giác các loại
- Cốc đong, buret, pipet, bếp điện
- Feling A (I) 69,5g CuSO4.5H20/1lit
- Feling B (II) 346 tactrat kép K.Na.C4H406.4H20 hoà tan bằng khoảng 350ml nước
cất, khuấy đến tan.
- Dung dịch đường khử chuẩn 1%: Pha dung dịch Glucoza tinh khiết 1% nghĩa là
pha 1g Glucza trong 100ml nước cất
2. Các bước tiến hành
a. Thí nghiệm thử:
- Đổ dịch đường ( mẫu thí nghiệm ) vào buret sau khi đã lọc sơ bộ tránh làm tắc
buret. Lần thí nghiệm này làm thử nên không cần pha loãng dịch đường.
- Dùng pipet hút thật chính xác 5ml dung dịch Feling I, 5ml dung dịch Feling II cho
vào bình tam giác 250ml.
- Thêm 10 -20 ml nước cất và lắc đều
- Đưa giá buret vào gần Bếp điện.
- Đặt bình tam giác lên bếp (có tấm amiang). Nhỏ từ buret một lượng dịch đường
khoảng 0,5-1ml vào bình ( lượng này phải làm thử ), nếu thừa phải bớt đi hoặc pha
loãng dịch đường theo tỉ lệ thường là 1:2 lượng này rất khác nhau phụ thuộc vào
hàm lượng đường khử có trong mẫu .
- Đun nhanh mẫu đến sôi. Để sôi đều có thể thêm vào dung dịch 1 ít miếng vụn thuỷ
tinh hoặc dầu khoáng.
- Ghi thời gian bắt đầu sôi và đun sôi chính xác trong 2phút

4
- Thêm 5 - 6 giọt metyl xanh, dung dịch phải có màu xanh. Nếu không có màu xanh
chứng tỏ lượng mẫu quá lớn, phải làm lại thí nghiệm, giảm bớt lượng mẫu cho vào
trước khi đun.
- Để buret chứa mẫu cao hơn bình tam giác khoảng 2 – 3cm và chuẩn độ tiếp bằng
dịch đường ở trạng thái sôi ( không nhấc bình ra khỏi bếp ) để tránh hiện tượng oxy
hoá của metyl xanh gây sai số phép phân tích đến khi mất màu xanh. Chú ý lắc đều
mỗi khi nhỏ dung dịch vào định phân. Thời gian chuẩn độ này chỉ được kéo dài
trong 1phút. Vì vậy lần thí nghiệm này là lần làm thử, chưa lấy số liệu. Ghi tổng
lượng mẫu tiêu tốn cho quá trình định phân.
b. Thí nghiệm chính:
- Tiến hành thí nghiệm lần hai giống như trên, lần này cho gần hết lượng dung dịch
tiêu tốn vào bình tam giác trước khi đun sôi, chỉ chừa lại 0,5ml để định phân kết
thúc trên bếp ở trạng thái sôi. Đảm bảo tổng thời gian phản ứng là 3phút ( 2 phút
đun sôi và 1 phút chuẩn độ ). Lần này lấy kết quả chính xác số ml tiêu tốn để tính
toán. (V1ml)
c. Thí nghiệm với dung dịch đường khử chuẩn RS 1%:
- Cho dung dịch đường khử chuẩn RS 1% vào buret.
- Dùng pipet hút chính xác 5ml Feling I và 5ml feling II, 10 -20ml nước cất vào bình
tam giác. Cho trước vào bình khoảng 3 – 4ml dung dịch từ buret. Đặt lên bếp điện
đun đến sôi, đun sôi chính xác 2phút, thêm 5 – 6 giọt metyl xanh và tiếp tục chuẩn
độ ở trạng thái sôi đến mất màu xanh giống như phép chuẩn độ trên. Ghi tổng
lượng dung dịch tiêu tốn ( V2ml)
- Sau 3 lần thí nghiệm với dung dịch đường khử chuẩn ta có kết quả chuẩn độ RS1%
như sau: Lần 1= 3,95ml ; Lần 2 = 3,85ml; Lần 3 = 3,85ml. Do đó kết quả trung
bình V2= 3,88ml.
3. Kết quả thí nghiệm:
Hàm lượng đường khử trong dịch đường được tính theo công thức
RS% của dịch = (V2/V1).1%
Bảng % hàm lượng đường có trong dịch đường là:
Mẫu Kentucky Mẫu Paskitan Mẫu Thái Lan
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
V1 (ml) 0.5 0.5 0.48 0.45 0. 47 0. 47 0.75 0.75 0.70
V2 (ml) 3,88 3,88 3,88 3,88 3,88 3,88 3,88 3,88 3,88

5
% đường 7.76 7.76 8.08 8.62 8.26 8.26 5.17 5.17 5.54
Bìnhquân 7.87% 8.38% 5.29%

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy hàm lượng đường trong các mẫu trồng tại công
ty Thanh Phong - Thái Bình nhiều hơn so với các mẫu trồng tại công ty 19/5 và Đông Triều –
Quảng Ninh. Mẫu có nguồn gốc Paskixtan là nhiều nhất chiếm đến 8.38%.
Tổng kết lại quá trình thì nghiệm ta thấy rằng tại cùng một thời điểm gieo và thu hái,
mẫu có nguồn gốc từ Paskixtan có khối lượng một cây nhỏ nhất (510g) nhưng có hàm lượng
dịch đường nhiều nhất (18.31%) và hàm lượng đường có trong thân cũng lớn nhất.

Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2009


Phan Thị Phương Dung
Email: secoinbio@secoin.vn

You might also like