You are on page 1of 28

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN


----oOo----

Đề tài:

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC


NGOẠI KHOÁ MÔN VĂN
Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

Giáo viên: TRẦN HÀ NAM


Tổ bộ môn: VĂN

Năm học: 2004 - 2005


KINH NGHIỆM TỔ CHỨC
NGOẠI KHOÁ MÔN VĂN
Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
------------

I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, khái niệm “dạy học tích hợp” đã trở
nên quen thuộc với đội ngũ giáo viên. Trong yêu cầu dạy tích hợp,
ngoại khoá là một hoạt động bổ trợ có hiệu quả cao giúp các em hứng
thú với môn học, phát huy tính tích cực của học sinh. Nhận thức về
tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá đối với bộ môn Văn ở cấp
THPT, trong thời gian chúng tôi đã và đang tiến hành các hoạt động
ngoại khoá phù hợp với đặc thù bộ môn ở trường THPT chuyên Lê Quý
Đôn, Bình Định. Qua thực tiễn tổ chức các hình thức ngoại khoá cho
học sinh trường chuyên, chúng tôi đã rút ra được những kinh nghiệm
tổ chức ngoại khoá của Câu lạc bộ Văn học (CLBVH), xin được trao đổi
với đồng nghiệp cũng như đề xuất một số biện pháp khả thi đối với học
sinh THPT.
1. Cơ sở lí luận:
Đối với bộ môn Văn trong nhà trường phổ thông, từ lâu hoạt động
ngoại khoá đã được xác định rõ vị trí, mục tiêu , nhiệm vụ. Mục đích
của hoạt động ngoại khoá văn học là góp phần tạo ra lối sống văn hoá
và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt
động ngoại khoá văn học học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ,
đạo đức, thể dục và mỹ dục. Hoạt động ngoại khoá văn học phát huy
tính năng động chủ quan, tính tích cực xã hội, tinh thần sẵn sàng vì
người khác, đồng thời tạo điều kiện phát hiện sở thích, thiên hướng cá
nhân và phát triển năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo, giúp cho
việc hướng nghiệp môn Văn. (Phương pháp dạy học văn – GS Phan
Trọng Luận chủ biên, 1996, tr.381). Nói về nhiệm vụ, khả năng của
hoạt động ngoại khoá, tài liệu trên cũng nhấn mạnh: Hoạt động ngoại
khoá có nhiệm vụ hướng dẫn thị hiếu nghệ thuật đúng đắn, rèn luyện
óc thẩm mỹ, lối sống năng động hài hoà cho học sinh.
… Hoạt động ngoại khoá văn học góp phần hình thành, nâng cao
hoạt động lĩnh hội và sáng tạo thẩm mỹ của học sinh.(sđd, tr. 382 -
383)
Với vai trò không thể phủ nhận của hoạt động ngoại khoá, bất cứ
một giáo viên Văn nào cũng có thể phát huy những đặc thù bộ môn để
2
giúp học sinh đến với bộ môn bằng tất cả hứng thú, từ đó nâng cao
được hiệu quả học tập môn Văn.
Như vậy, theo xu hướng dạy học hiện đại, với sự chuyển đổi
trung tâm của hoạt động từ giáo viên sang học sinh, ngoại khoá chính
là cách thức bổ trợ tích cực đối với bộ môn Văn.
2. Cơ sở thực tiễn:
Không thể không thừa nhận một thực tế là hiện nay có nhiều học
sinh tỏ ra thờ ơ với bộ môn Văn. Trong tất cả các trường THPT, dường
như hoạt động ngoại khoá đều được các đồng nghiệp quan tâm và đã
có nhiều hình thức ngoại khoá tạo được dư luận tốt và có sức hấp dẫn
đối với học sinh. Đó là những cố gắng để giúp học sinh không chỉ tiếp
xúc với bài học trên lớp mà thấy được những giá trị văn chương, mối
quan hệ giữa văn học với đời sống.
Việc tổ chức hoạt động ngoại khoá ở trường THPT chuyên Lê Quý
Đôn, hướng đến đối tượng học sinh chuyên hiện nay, cũng là hình thức
giúp các em tránh được tình trạng dạy chay học chay khi điều kiện vật
chất còn thiếu thốn. Đồng thời, nếu tổ chức tốt những hoạt động ngoại
khoá theo chủ điểm thì học sinh sẽ có điều kiện tự thử sức mình xử lý
các vấn đề văn học, điều đó cũng có thể xem như cách thực hành bộ
môn tốt nhất.
Bên cạnh đó, ở địa bàn thành phố cũng như trong điều kiện thông
tin sách báo, mạng internet đang gia tăng thì nhu cầu đọc, thưởng thức
văn chương của học sinh ngày càng tăng. Trong luồng thông tin đó,
không ít những luồng gió xấu độc hại cũng như chưa có một sự định
chuẩn khiến cho học sinh nhiều lúc tỏ ra hoang mang về sự ‘lệch pha”
giữa văn trong trường với văn chương ngoài đời.
Đứng ở vị trí một trường mũi nhọn giáo dục chất lượng cao, việc
sinh hoạt ngoại khoá đã trở thành vấn đề có sức hút đối với các bộ
môn nói chung và bộ môn Văn nói riêng. Trong những kỹ năng cần
thiết cho một học sinh chuyên Văn, không thể thiếu kỹ năng hoạt động
ngoại khoá. Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, môn Văn trong nhà
trường cũng góp phần hỗ trợ cho các hoạt động đoàn thể. Vì vậy, tổ
Văn từ khi thành lập trường năm 2000 đến nay luôn chú trọng thực
hiện hoạt động ngoại khoá. Với tư cách người tổ chức, lập kế hoạch
hoạt động ngoại khoá cho tổ bộ môn, người viết đã có dịp kiểm chứng
từ một số hình thức ngoại khoá để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao
chất lượng học tập bộ môn Văn.
Thực tế cho thấy, nếu tổ chức Câu lạc bộ Văn học ngoại khoá có
hiệu quả, các em sẽ có sự quan tâm với bộ môn, trên cơ sở đó các em
hào hứng hơn với bộ môn trong giờ chính khoá.
3
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGOẠI KHOÁ TẠI TRƯỜNG THPT
CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN, BÌNH ĐỊNH:
Ngay từ khi mới thành lập trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, năm
2000, dù lực lượng còn mỏng, tổ Văn chỉ có ba giáo viên, nhưng trong
kế hoạch xây dựng nền tảng và tổ chức hoạt động cho lớp chuyên,
chúng tôi đã chú trọng đưa nội dung ngoại khoá vào kế hoạch hoạt
động của tổ.
1. Giai đoạn đầu tiên (2000 – 2002):
a. Những thuận lợi và khó khăn:
Những ngày mới thành lập trường, chỉ vẻn vẹn có 10 lớp thuộc
hai khối 10 và 11 ở các môn chuyên: Toán, Lý, Hoá, Văn, Anh. Tỷ lệ
học sinh tự nhiên cao hơn khối xã hội, số lượng học sinh ít. Cơ sở vật
chất hầu như không có gì vì phải học nhờ trường Quốc Học suốt hai
năm liền. Mọi sinh hoạt phải gói ghém trọn vẹn trong phạm vi hội
trường mượn của trường Quốc Học. Vì vậy tổ chức ngoại khoá chỉ bó
hẹp trong phạm vi lớp học và chủ yếu hướng vào mũi nhọn môn
chuyên.
Điểm thuận lợi là các em đều ham học và có không khí học tập
tốt, sẵn sàng hào hứng tham gia các hoạt động của nhà trường. Ban
Giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường luôn ủng hộ và khuyến
khích các hình thức ngoại khoá của các tổ bộ môn, nhiều buổi ngoại
khoá có sự tham gia nhiệt tình và hỗ trợ tích cực của các giáo viên
trong nhà trường.
b. Định hướng hoạt động ngoại khoá:
Trong hoàn cảnh như vậy, không thể tổ chức những hoạt động có
quy mô lớn, chúng tôi định hướng hoạt động ngoại khoá quy mô nhỏ
trong phạm vi lớp chuyên:
+ Tổ chức câu lạc bộ văn học, duy trì hoạt động thường xuyên
trong phạm vi các lớp chuyên văn.
+Phối hợp hoạt động ngoại khoá với các tổ bộ môn và các đoàn
thể trong nhà trường.
+ Kết hợp ngoại khoá môn Văn trong các dịp hoạt động lớn toàn
trường như cắm trại, kỷ niệm các ngày lễ lớn.
2. Giai đoạn từ năm học 2002 đến nay:
a. Những thuận lợi và khó khăn:
Từ năm 2002, trường đã có cơ sở mới độc lập. Nhà trường có hội
trường lớn với sức chứa khoảng 600 học sinh, hai phòng học lớn có sức

4
chứa khoảng 100 học sinh, phù hợp cho những hoạt động chung cho
các lớp. Học sinh đầy đủ 3 khối lớp 10, 11, 12. Các em cũng đã làm
quen với đặc thù học tập của trường chuyên, đã có những nhân tố
nòng cốt cho hoạt động phong trào. Bên cạnh học sinh các lớp chuyên
có những thành viên thuộc các lớp không chuyên (hiện nay có 5 lớp với
hơn 200 học sinh), có thêm nhiều nhân tố tạo được sự ổn định của Câu
lạc bộ Văn học. Trường được trang bị máy tính cấu hình mạnh, có nối
kết internet và tài khoản truy cập thuộc hệ thống giáo dục từ năm
2004.
Tuy nhiên, những khó khăn của nhà trường là lực lượng quá mỏng.
Tổ bộ môn nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm các công tác khác.
b. Định hướng hoạt động ngoại khoá:
Trong điều kiện thuận lợi hơn, ngoài những hình thức đã tiến hành
có hiệu quả trong các lớp chuyên, chúng tôi đã mở rộng phạm vi và
hình thức hoạt động của câu lạc bộ văn học, tổ chức các hoạt động
ngoại khoá với quy mô lớn hơn.
Ngoài ra, chúng tôi phối hợp các tổ chức xã hội, cơ quan báo chí
tuyên truyền, hội VHNT tỉnh giới thiệu những sáng tác mới của học sinh
trong các kỳ sinh hoạt ngoại khoá.
Bên cạnh đó, bước đầu chúng tôi thử nghiệm mô hình “sân chơi ảo”
trên mạng internet, lập diễn đàn học sinh nhằm cung cấp tư liệu văn
cũng như cho các em có thể trực tiếp thảo luận những vấn đề văn học
trên sân chơi của riêng mình.

5
III. CÁC HÌNH THỨC NGOẠI KHOÁ ĐÃ ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ,
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
A. Các hoạt động ngoại khoá chủ yếu:
Ngay từ khi học sinh vào lớp 10, chúng tôi đã tìm hiểu hứng thú
cũng như khả năng của các em qua các phiếu thăm dò cũng như hồ
sơ. Có nhiều học sinh ở lớp dưới là hạt nhân của các phong trào, hoạt
động ở Cung văn hoá thiếu nhi. Nhiều em đã đạt giải trong các cuộc thi
Kể chuyện sách, Tiếng hát hoa phượng đỏ… Đó là cơ sở để phát
huy năng lực của các em trong sinh hoạt ngoại khoá, xây dựng đội ngũ
nòng cốt cho Câu lạc bộ Văn học của trường.
1. Trong những năm đầu mới thành lập trường,dù lực lượng còn
mỏng nhưng chúng tôi chủ động cũng lập kế hoạch, xây dựng Câu lạc
bộ văn học Lê Quý Đôn, không phân hoá giữa lớp chuyên Văn và các
lớp chuyên khác. Vì vậy khi tổ chức sinh hoạt, tạo được sân chơi chung
cho học sinh toàn trường. Tổ Văn không chỉ đóng vai trò nòng cốt
trong việc phát động phong trào sáng tác nhân các ngày lễ trong năm
mà còn huy động được lực lượng giáo viên các tổ khác cùng tham gia.
Mô hình hoạt động Câu lạc bộ Văn học được duy trì đều đặn trong tất
cả các năm học và có sức cuốn hút đối với học sinh.
2. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho các lớp chuyên: Trong tổ
chức hoạt động ngoại khoá, điều quan trọng đối với người tổ chức là
phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc ngoại khoá,thật sự tạo được
hứng thú cho học sinh. Bởi lẽ “hoạt động ngoại khoá văn học không
phải là giảng dạy và học tập lại bộ môn văn, nhưng nó luôn luôn gắn
liền với nội dung giảng dạy (cơ sở vật chất) của bộ môn, trình độ giáo
viên và gắn với trình độ tri thức và năng lực vận dụng của học sinh về
văn học”(Phương pháp dạy học Văn), cho nên không thể tách rời nội
dung ngoại khoá với chương trình Văn ở cấp THPT. Việc định hướng
sinh hoạt bám sát chương trình chính khoá còn giúp học sinh lớp
chuyên Văn có điều kiện tìm hiểu tư liệu, kiến thức liên quan đến bài
học để hiểu chắc, hiểu sâu những nội dung đã học.
Trong hình thức này, chúng tôi hướng đến việc hình thành cho
các em văn hoá tranh luận cũng như bước đầu làm quen hoạt động
nghiên cứu khoa học ở cấp phổ thông. Một định hướng nữa trong hình
thức sinh hoạt này là bảo đảm tính thực tiễn, hướng văn chương đến
đời sống. Các em có thể chủ động hơn trong việc tiếp cận các vấn đề
văn học, có thể nêu chính kiến trên cơ sở một thị hiếu thẩm mỹ lành
mạnh.
3. Tổ chức dã ngoại - giao lưu sáng tác :Một trong những hình
thức có sức cuốn hút với học sinh là tham quan dã ngoại và giao lưu
6
văn học. Nguồn kinh phí tổ chức hoạt động dã ngoại chủ yếu từ quỹ
hoạt động của lớp và tổ bộ môn, sự hỗ trợ của nhà trường cũng như sự
tài trợ của các đơn vị giao lưu. Những hoạt động này luôn có sự hướng
dẫn định hướng của giáo viên. Các em có dịp tiếp xúc, trao đổi những
vấn đề văn học với các nhà văn,nhà thơ là Hội viên Hội Nhà Văn, Hội
VHNT tỉnh, có những dịp hiểu hơn về các giá trị văn chương, có những
hiểu biết về văn học địa phương, thời sự văn học… Đối với những học
sinh có năng khiếu, chúng tôi tìm cách cho các em thể hiện năng lực
bằng cách vận động tham gia các cuộc thi phê bình sáng tác của trung
ương và địa phương cũng như giới thiệu sáng tác trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
4. Xây dựng diễn đàn học sinh: Đáp ứng nguyên tắc ngoại khoá
“phải tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng văn hoá trong việc ngăn
ngừa và phản công vào thị hiếu và lối sống văn hoá đồi trụy, phản
động…”, chúng tôi cũng mạnh dạn cho các em bình luận, đánh giá,
tranh cãi xung quanh một số “hiện tượng văn học”, thời sự văn học qua
hoạt động giao lưu qua đó cũng có thể uốn nắn cho các em những
đánh giá lệch lạc.Không những thế, chúng tôi kết hợp với các Ngày lễ
kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày học sinh – sinh viên, Ngày
thành lập Đoàn để mở rộng diễn đàn, tổ chức các em tranh luận các
nội dung liên quan đến chính các em. Đó là dịp nâng cao năng lực nhận
thức các vấn đề xã hội và tự nhận thức bản thân của các em.
B. Mô hình sinh hoạt ngoại khoá:
1. Tổ chức của CLB Văn học:
Ngay từ năm học đầu tiên, chúng tôi đã tiến hành xây dựng Câu
lạc bộ Văn học Lê Quý Đôn để điều hành các sinh hoạt ngoại khoá. Bộ
khung của CLB gồm Tổ trưởng chịu trách nhiệm chính, đề xuất và triển
khai kế hoạch hoạt động cho các thành viên. Các ủy viên CLB gồm các
giáo viên trong tổ và lớp trưởng các lớp chuyên Văn làm nhóm trưởng
các khối. Hiện nay, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm mô hình cử trợ
lý học sinh (lớp trưởng lớp 11 Văn) để triển khai kế hoạch và đôn đốc
thực hiện xuống cho các trưởng khối 10, 11, 12 (chọn từ lớp trưởng
các lớp chuyên Văn). Mọi kế hoạch hoạt động trong năm và hàng tháng
triển khai xuống các thành viên đều được thông qua tổ chuyên môn và
nhóm trưởng. Các giáo viên phổ biến cho học sinh các lớp, nòng cốt là
thành viên các lớp chuyên Văn. Các lớp còn lại trong trường thông qua
khối trưởng tập hợp bài vở gửi lên Ban chủ nhiệm để tham gia chương
trình. Ban chủ nhiệm CLB tổ chức sân chơi cho các em trên tinh thần
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, hướng dẫn các em tự
đảm nhiệm vai trò trong sinh hoạt. Mỗi kỳ sinh hoạt Câu lạc bộ do một
trưởng khối chịu trách nhiệm chuẩn bị các khâu tổ chức dưới sự dẫn

7
dắt của giáo viên bộ môn cũng như có sự kiểm tra của chủ nhiệm CLB,
sau khi đã thống nhất các phương án tiến hành mới đưa ra sinh hoạt
chung.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CLB NGOẠI KHOÁ

BAN GIÁM HIỆU

CÁC CHỦ NHIỆM CLB CÁC TỔ BỘ


ĐOÀN THỂ (Tổ trưởng) MÔN

Giáo viên văn Trợ lý HS

Các trưởng khối HS

Thành viên CLB

Trên cơ sở của tổ chức Câu lạc bộ như vậy, chúng tôi đáp ứng
được những nhiệm vụ mà Ban Giám hiệu yêu cầu cũng như phối hợp
chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường và học sinh để tổ chức
những hình thức sinh hoạt ngoại khoá đa dạng và phong phú.
2. Tổ chức hoạt động:
Tùy theo từng tính chất hoạt động mà có thể xây dựng chương
trình cho phù hợp. Thời điểm thích hợp để tổ chức các hoạt động ngoại
khoá là vào các dịp lễ lớn trong năm, kết hợp với hoạt động của đoàn
trường. Có như vậy mới khỏi bị chồng chéo lên kế hoạch các tổ khác
cũng như kế hoạch chung của nhà trường. Sinh hoạt ngoại khoá theo
mô hình Câu lạc bộ, trong điều kiện của nhà trường có thể phân theo
từng học kỳ, mỗi học kỳ sinh hoạt thành 2 đợt. Tuỳ thời điểm có thể tổ
chức các hình thức phù hợp, không ảnh hưởng đến chương trình chính
khoá cũng như bị chi phối bởi các kỳ thi học sinh giỏi, thi học kỳ

8
+ Học kỳ 1: Tổ chức hoạt động vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo
Việt Nam 20 tháng 11 và Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
22 tháng 12.
+ Học kỳ 2: Tổ chức vào tháng 3, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế
Phụ nữ và Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Tháng 5, tổ chức tổng kết hoạt động trong năm học của Câu lạc bộ Văn
học.
3. Cách thức hoạt động
a. Sinh hoạt chuyên đề cho lớp chuyên:
Trong định hướng cho học sinh chuyên Văn, chúng tôi tổ chức
hình thức sinh hoạt chuyên đề nhằm phát huy những phẩm chất cũng
như khả năng vận dụng kiến thức chuyên để giải quyết các vấn đề văn
học theo các chủ điểm được định hướng qua từng kỳ sinh hoạt như:
Hình tượng người phụ nữ trong ca dao –dân ca, Đất Nước trong
Thơ, Văn học lãng mạn và Văn học hiện thực 30 – 45… Hoạt động
dành cho học sinh chuyên Văn có những đặc thù riêng, bảo đảm
nguyên tắc “giúp học sinh phát triển khả năng ứng biến, khả năng huy
động tri thức, kinh nghiệm, phương tiện tập trung để hoàn thành công
việc nhanh chóng có hiệu quả”. Nội dung này nếu ở các trường khác
phải đến cuối học kỳ 2 lớp 11 mới được học trong chính khoá, bài “Hội
thảo Khoa học xã hội”, nhưng thời lượng quá ít và thực tế không mấy
học sinh quan tâm đến bài học này. Nhưng ở trường chuyên, chúng tôi
tiến hành ngay từ lớp 10, vào thời điểm giữa học kỳ II, lúc này học
sinh đã được trang bị một khối lượng kiến thức để chuẩn bị thi học sinh
giỏi, giúp kiến thức của các em được củng cố chuyên sâu.
Sinh hoạt chuyên đề đòi hỏi phải định hướng đề cương cũng như
gợi ý của giáo viên cho học sinh và có quá trình chuẩn bị ít nhất hai
tuần. Học sinh trong lớp được chia thành từng nhóm nhỏ cùng thực
hiện đề tài. Vấn đề thảo luận trong sinh hoạt chuyên đề không ôm đồm
quá nhiều cũng như tránh tình trạng lần lượt từng nhóm cử người lên
thuyết trình mà không có phản hồi. Để tập làm quen hình thức này,
giáo viên tổ chức cho học sinh tập thảo luận những vấn đề nhỏ tại lớp.
Theo kinh nghiệm tổ chức hình thức này ở các lớp chuyên Văn do tôi
chủ nhiệm, lớp học được chia thành 3 nhóm: 2 nhóm thuyết trình và
một nhóm phản biện. Vai trò từng nhóm được phân công cụ thể:
+ Nhóm thuyết trình: thu thập, xử lí tư liệu, hình thành đề cương,
cử người thuyết trình, cùng bảo vệ những luận điểm của nhóm mình.
+ Nhóm phản biện: Đọc tóm tắt đề cương của các nhóm thuyết
trình, lường trước tình huống đặt câu hỏi, cử đại diện tranh luận.

9
Các thành viên tham gia ở các nhóm cùng viết bài bổ sung ý kiến,
hoàn chỉnh nội dung thuyết trình của nhóm theo gợi ý của giáo viên.
Sau đó, giáo viên tuyển chọn những bài tốt nhất để thuyết trình, thảo
luận. Tuy nhiên, với những hoạt động lớn quy mô toàn trường, chúng
tôi giao cho mỗi lớp đảm trách một phần việc, như mô hình làm việc
theo nhóm ở lớp. Nhằm tránh sinh hoạt chuyên đề trở nên khô khan,
chúng tôi chủ động định hướng nội dung sinh hoạt chuyên đề cho toàn
năm học. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch, phân công giáo viên chịu trách
nhiệm cụ thể từng mảng nội dung để hướng dẫn học sinh thực hiện.
Mỗi kỳ hoạt động ngoại khoá, Chủ nhiệm Câu lạc bộ phân công cho
một lớp chịu trách nhiệm chính, có hướng dẫn gửi xuống cho từng lớp.
Lớp đăng cai chịu trách nhiệm trang trí, gửi giấy mời, chuẩn bị bài vở.
Các lớp còn lại tham gia theo nội dung được phân công.
Chẳng hạn, phân công chuẩn bị sinh hoạt chuyên đề về Hình
tượng phụ nữ, chúng tôi dự kiến như sau:
HÖÔÙNG DAÃN NOÄI DUNG
CAÂU LAÏC BOÄ VAÊN HOÏC ( KHOÁI 10 TOÅ CHÖÙC)
CHAØO MÖØNG NGAØY 8 THAÙNG 3 năm 2003
1. Hình töôïng ngöôøi phuï nöõ trong ca dao: (hình töôïng cuï
theå: ngöôøi meï, ngöôøi chò, ngöôøi vôï…)
2. Hình töôïng ngöôøi phuï nöõ trong vaên hoïc trung ñaïi (bình
theo taùc phaåm): Chinh phuï ngaâm, Cung oaùn ngaâm, thô
Hoà Xuaân Höông, thô Nguyeãn Du, thô Cao Baù Quaùt…. Coù
theå phaûn baùc quan nieäm cuûa Nguyeãn Coâng Tröù, Taûn
Ñaø xung quanh hình töôïng Thuùy Kieàu.
3. Ngöôøi phuï nöõ trong vaên hoïc 30 – 45: choïn loïc phaân tích
moät ñoaïn trích tieâu bieåu.
4. Thi saùng taùc : Caûm nhaän veà moät vaøi hình töôïng phuï
nöõ trong caùc taùc phaåm ñöôïc hoïc: daønh cho caû ba khoái
10 – 11 – 12. Ñoïc saùng taùc veà chò em phuï nöõ (Coù theå öu
tieân cho nam giôùi, bình choïn danh hieäu “ngöôøi ñaøn oâng
lòch laõm”)
5. Huøng bieän veà vai troø cuûa phuï nöõ (daønh cho “anh em”,
chò em laøm giaùm khaûo)
6. Toå chöùc troø chôi: oâ chöõ, ñoá vui veà chuû ñeà 8 – 3 .
Trong đó, nội dung 1 và 2 giao cho lớp 10 chuyên Văn chuẩn bị bài
thuyết trình, nội dung 3 giao cho học sinh 11 chuyên Văn chuẩn bị. học
sinh lớp 12 chuyên Văn được giao nhiệm vụ phản biện những nội dung
thuyết trình của các lớp dưới. Giao cụ thể trách nhiệm như vậy cho nên
từ nhóm thuyết trình đến nhóm phản biện đều làm việc tích cực,có
hiệu quả và phát huy được những kiến thức chính khoá để phản biện
và bảo vệ các luận điểm được nêu ra trong buổi sinh hoạt. Các nội
dung 4, 5, 6 trong hướng dẫn là kết hợp giữa sinh hoạt chuyên đề với ý
nghĩa kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam, tạo không khí vui vẻ hoà đồng

10
giữa các lớp chuyên với nhau. Cuối buổi sinh hoạt, giáo viên phụ trách
tổng kết, chốt lại các vấn đề thảo luận.
Phát huy cách sinh hoạt này, các lớp chuyên đã tích cực tham gia
và tổ chức tốt các sinh hoạt chuyên đề ngoại khoá tiếp theo như:
Chuyên đề Văn xuôi lãng mạn và Văn xuôi hiện thực, Đất Nước trong
thơ…
Một trong những yếu tố có thể kích thích sự sáng tạo cũng như
hấp dẫn được học sinh là phải có sự khen thưởng kịp thời. Chẳng hạn:
thưởng bài thuyết trình hay nhất, phần phản biện sắc sảo nhất, phần
thưởng cho đội thắng chung cuộc… Phần thưởng được trích từ kinh phí
của tổ, chủ yếu mang ý nghĩa tượng trưng như : sổ, bút, bánh kẹo
nhưng cũng giúp các em hào hứng hơn. Các kỳ sinh hoạt chuyên đề
gần đây, chúngtôi kết hợp với phươngtiện máy vi tính, máy chiếu để
các em thuyết trình kết hợp với công nghệ đa phương tiện
(multimedia) nên tạo được hiệu quả trực quan hơn. Bên cạnh đó, đã
mở rộng mời học sinh các lớp chuyên Anh cùng tham gia.
Qua thực tế hoạt động,chúng tôi đã hình thành được mô hình sinh
hoạt chuyên đề môn Văn (xem sơ đồ):

11
BAN CHỦ NHIỆM
CLBVH

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐIỀM


CHÍNH KHOÁ SINH HOẠT TRONG THÁNG
CẦN THẢO LUẬN SINH HOẠT

CÁC NHÓM
THÀNH VIÊN TRƯỞNG KHỐI
HS CHỦ TRÌ THUYẾT TRÌNH
THAM GIA

NHÓM PHẢN BIỆN

GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH


KẾT LUẬN

b. Hình thức dã ngoại – giao lưu sáng tác:


Trong các năm qua, chúng tôi đã tổ chức cho các em tham gia
hoạt động văn hoá văn nghệ của tỉnh cũng như của thành phố Quy
Nhơn: Giao lưu các nhà thơ nữ Bình Định năm 2002 tại Thư viện tỉnh;
Giao lưu Văn nghệ sĩ của CLBVH Xuân Diệu năm 2003, Giao lưu chương
trình “Nhà giáo làm thơ” năm 2004 tại Hội trường trường chuyên, Giao
lưu “Thơ tuổi xanh” tại Đài PTTH Bình Định đầu năm 2005. Các em đã
được tổ chức thăm khu lưu niệm nhà thơ Hàn Mặc Tử. Đặc biệt, trong
hai năm qua, học sinh Lê Quý Đôn đã đại diện học sinh THPT tham gia
“Ngày Thơ Việt Nam” tổ chức tại đồi Thi Nhân (Quy Nhơn) vào dịp Tết
Nguyên Tiêu.
Đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động này là học sinh các lớp
chuyên Văn và những em có năng khiếu văn nghệ, yêu thích văn
chương ở các lớp chuyên và không chuyên khác trong toàn trường.
Hoạt động này tạo được hứng thú cho học sinh vì là dịp các em tiếp
xúc với thực tế, học hỏi được nhiều điều bổ ích từ các chuyến dã ngoại

12
cũng như tiếp xúc văn nghệ sĩ. Trong hình thức này, giáo viên đóng vai
trò người hướng đạo, khuyến khích các em đặt câu hỏi giao lưu. Đồng
thời, giáo viên còn đóng vai trò người tổ chức, nhắc nhở các em thể
hiện đúng thái độ ứng xử, tự tin và có ý thức tổ chức kỷ luật khi đại
diện cho nhà trường tham gia vào các sinh hoạt văn học nghệ thuật
của cộng đồng, địa phương.
Trên thực tế, qua những buổi giao lưu đầu tiên còn ít nhiều bỡ
ngỡ rụt rè, đến nay các em đã mạnh dạn và rất chủ động trong những
buổi giao lưu. Theo đánh giá của Câu lạc bộ sáng tác trẻ của Hội Văn
học Nghệ thuật tỉnh Bình Định cũng như đánh giá của Ban chủ nhiệm
CLBVH Xuân Diệu thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh, học sinh trường Lê
Quý Đôn thật sự là những nhân tố mới góp phần tạo nên sinh khí cho
các hoạt động văn học nghệ thuật của lớp trẻ và học sinh sinh viên.
Không chỉ đóng vai trò quần chúng, thành viên Câu lạc bộ Văn
học trường Lê Quý Đôn đã đóng góp những sáng tác và tham gia với tư
cách thành viên của các Câu lạc bộ Văn học của tỉnh. Chúng tôi đã phối
hợp với Hội VHNT tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Trung
tâm Văn hoá tỉnh tổ chức những buổi giới thiệu sáng tác của học sinh
Lê Quý Đôn, chương trình “Giao lưu thơ Tuổi xanh” nhân kỷ niệm ngày
học sinh sinh viên 9 – 1 có sự tham gia của giáo viên và học sinh Lê
Quý Đôn để lại những ấn tượng tốt trong lòng khán giả xem truyền
hình Bình Định. Các em đã có thể trực tiếp trả lời phỏng vấn một cách
khá chững chạc. Từ những sáng tác đầu tiên của học sinh còn phải qua
sự biên tập của giáo viên để được đăng, các em đã tự mình khẳng định
năng khiếu bằng hàng loạt những sáng tác giàu cảm xúc, trong sáng,
được Tạp chí Văn nghệ Bình Định, báo Bình Định đăng tải.
Tham gia vào các hoạt động này, chúng tôi khuyến khích các em
tự hình dung các tình huống giao tiếp để ứng xử kịp thời, có văn hoá,
đồng thời cũng đóng vai trò cố vấn định hướng cho sáng tác, đỡ đầu
cho những em có năng lực phát huy được khả năng của chính mình. Sự
hợp tác giữa Câu lạc bộ Văn học Lê Quý Đôn với các cơ quan Văn nghệ,
báo chí tiếp tục được duy trì thường xuyên có hiệu quả. Em Duyên Mới
lớp 12V (khoá 2000 – 2003) có bài dự thi được đăng trên báo Giáo dục
- Thời đại. Em Nguyễn Thị Ngọc Diễm (lớp 11V) hiện nay là trưởng
nhóm học sinh của CLB Sáng tác trẻ (Hội VHNT Bình Định), em Bùi
Đình Vinh (lớp 11V) được kết nạp vào CLBVH Xuân Diệu, là thành viên
trẻ nhất của CLB có bề dày 15 năm này. Hàng chục học sinh chuyên
Văn, chuyên Anh, chuyên Hoá, lớp không chuyên được chọn sáng tác
giới thiệu trên các báo Trung ương và địa phương…
Nhằm hỗ trợ hoạt động sáng tác của các em, hàng năm chúngtôi
đều phát động phong trào sáng tác tập san và duy trì đều đặn, qua đó

13
tuyển chọn được nhiều sáng tác của học sinh qua các năm. Các em viết
về thầy cô, bạn bè, mái trường, quê hương với tất cả sự chân thành và
trong sáng của tuổi học trò. Trong năm học vừa qua, các em lớp 10
chuyên Văn còn tự đứng ra tập hợp sáng tác của học sinh toàn trường
trong cuộc thi, thông qua sự đồng ý của chủ nhiệm, đóng thành tập
sách lưu hành nội bộ, mở Gian hàng sách trong đợt kỷ niệm 26 – 3,
được nhiều học sinh “ủng hộ”, trong đó có rất nhiều học sinh lớp 12 ra
trường mong có một tập thơ văn lưu niệm về trường. Đây là hình thức
sáng tạo đã được Đoàn trường hoan nghênh và báo cáo tại kỳ kiểm tra
công tác Đoàn của năm học 2003 – 2004, được tính thành nội dung
sáng tạo được cộng điểm thi đua của Đoàn trường. Trong năm học
2004 – 2005, chúng tôi đã hoàn thành cuộc vận động sáng tác Viết về
mái trường và đang gấp rút tuyển chọn những sáng tác của học sinh
trong 5 năm qua để in một tuyển tập kỷ niệm 5 năm thành lập trường
c. Thử nghiệm diễn đàn học sinh:
Theo định hướng xây dựng diễn đàn học sinh, chúng tôi đã tổ
chức cho các em thảo luận về quan hệ thầy trò – bè bạn qua một kỳ
sinh hoạt tại trường. Các em được toàn quyền chủ trì diễn đàn, tổ chức
thảo luận những câu hỏi do chính các em đặt ra. Đây là buổi sinh hoạt
khá thú vị, có sự trợ giúp của hệ thống AVNet trong phòng Vi tính của
nhà trường. Các em được sử dụng công nghệ tiên tiến, ngoài trao đổi
chung qua tai nghe, có thể trao đổi riêng nhờ hệ thống ngắt tín hiệu
của bộ điều khiển ComWeb. Theo chúng tôi, những dịp sinh hoạt như
vậy có thể giúp các em trao đổi thẳng thắn những tâm tình, bồi dưỡng
nhân cách, là yếu tố hết sức cần thiết đối với một học sinh chuyên Văn.
Trên thực tế, các em hiện nay được tiếp xúc thường xuyên với
thông tin đủ các luồng trên Internet, trong đó có không ít những vấn
đề có liên quan đến văn chương trái ngược hẳn với những nội dung
trong chương trình chính khoá và cũng không ít “luồng gió độc” làm
ảnh hưởng đến nhận thức của các em. Vì vậy, việc xây dựng diễn đàn
học sinh trên Internet là một phần trách nhiệm của các giáo viên Văn
trong nhà trường. Chúng tôi đã thử nghiệm xây dựng một diễn đàn học
sinh chuyên Văn (địa chỉ: http://c.1asphost.com/lequydonbd).
Trên diễn đàn này, chúng tôi đã đăng tải những tài liệu giúp cho các
em tham khảo, đồng thời cũng dành cho các em giới thiệu những sáng
tác của mình, trao đổi những vấn đề văn học. Diễn đàn chưa đặt được
trang chính thức, mới ở dạng miễn phí. Điều này khiến không ít học
sinh băn khoăn vì trong thực tế, nhiều học sinh Lê Quý Đôn sinh hoạt
tại diễn đàn thanh niên học sinh Quy Nhơn, do các học sinh ở Quy
Nhơn tập hợp nhau lại (www.quynhoncity.com) chủ yếu tham gia
vào mục “Học đường ký sự” và “Bến Văn”. Các em muốn có một địa chỉ

14
riêng của trường để cùng trao đổi tâm tình các vấn đề về cuộc sống,
học tập cũng như gửi gắm những cảm xúc, trao đổi những sáng tác, có
sự theo dõi nhắc nhở khuyên nhủ của giáo viên để các em tự tin hơn
trong cuộc sống. Thiết nghĩ, đây cũng là một hình thức sinh hoạt nên
phát huy.
C. Một số kinh nghiệm rút ra từ hoạt động Câu lạc bộ:
Qua thực tiễn tổ chức, điều hành các hình thức sinh hoạt CLB Văn
học ở trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, chúng tôi rút ra một số kinh
nghiệm sau:
1. Hoạt động ngoại khoá là hình thức bổ ích giúp các em chơi mà
học một cách hiệu quả. Để đạt chất lượng tốt, cần có sự kết hợp, ủng
hộ của Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm và
Ban Thi đua nhà trường, xem như một hoạt động phong trào thi đua
giữa các lớp, sẽ động viên được các em tham gia đông đảo. Trong
những năm qua, tổ Văn đã luôn nhận được sự ủng hộ quý báu này.
2. Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn học phối hợp đồng bộ, thường
xuyên và tích cực thì sẽ chủ động trong kế hoạch, tổ chức các hình
thức phù hợp với từng thời điểm trong năm. Cần chú trọng những dịp
sinh hoạt vào các ngày lễ lớn để định ra chủ điểm sinh hoạt kết hợp với
hoạt động kỷ niệm thì hoạt động ngoại khoá sẽ đạt chất lượng tốt,
tránh được tình trạng quá tải vì phải tham gia quá nhiều những hoạt
động cùng một lúc.
3. Sinh hoạt CLB ngoại khoá ngoài những thành viên nòng cốt ở
các lớp chuyên Văn cần chú ý phát hiện và giới thiệu các thành viên lớp
khác thì hoạt động sẽ sôi nổi và có ý nghĩa giáo dục cao, tạo được
hứng thú học tập bộ môn Văn cho các em. Trong hoạt động ngoại
khoá, cần dành nhiều thời gian cho các em chủ động từ các khâu
chuẩn bị, điều khiển sinh hoạt, đóng góp ý kiến, trình bày sáng tác…
4. Ban chủ nhiệm CLB, các giáo viên Văn cần giúp học sinh phát
huy được năng khiếu: văn nghệ, sáng tác. Thực tế cho thấy, những học
sinh có năng khiếu luôn là những em có tình cảm đúng đắn và thái độ
tích cực trong học tập, cảm thụ văn chương. Học sinh cũng rất hào
hứng trước những sáng tác của bạn bè cũng như của bản thân. Cần
quan tâm phối hợp với các tổ chức xã hội, các đơn vị văn hoá nghệ
thuật ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động dành cho học sinh sẽ
giúp các em phát huy tính tích cực cũng như nâng cao năng lực giao
tiếp,, hiểu biết các vấn đề xã hội. Trên cơ sở đó, các em học môn Văn
đạt kết quả tốt hơn, có nhận thức sâu và tình cảm đúng.
Trên đây là một số kinh nghiệm ngoại khoá chúng tôi đã tích lũy
được từ việc tổ chức hoạt động của Câu lạc bộ Văn học trường THPT
15
chuyên Lê Quý Đôn. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chắc chắn sẽ
còn những mặt chưa hoàn thiện, bên cạnh những mặt thành công cũng
còn một số mặt hạn chế. Rất mong được các đồng nghiệp quan tâm
góp ý.

16
THỐNG KÊ SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ MÔN VĂN
I. NĂM HỌC 2000 – 2001:
A. Sinh hoạt chuyên đề:
1 – Ca dao dân ca viết về mẹ.
2 – Văn học trung đại thế kỷ XIX
B. Hoạt động sáng tác – giao lưu:
1 - Thi sáng tác về người phụ nữ kỷ niệm 8 – 3
2 – Giao lưu các nhà thơ nữ tại Thư viện Tổng hợp
II. NĂM HỌC 2001 – 2002:
A. Sinh hoạt chuyên đề:
1 – Hình tượng người lính cách mạng trong thơ 45 – 75
2 – Tham gia cuộc thi Bình Thơ trong nhà trường của báo
Giáo dục - Thời đại. Có 02 bài được chọn đăng: Trần Hà Nam (GV) và
Phạm Thị Duyên Mới (11V)
B. Hoạt động sáng tác – giao lưu – tham quan:
1 – Thi sáng tác chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
2 - Giao lưu với CLB Xuân Diệu (ngày 14 hàng tháng) tại
Trung tâm VHTT tỉnh Bình Định.
3 – Tham gia trang Sáng tác trẻ của tạp chí Văn nghệ Bình
định
4 – Tổ chức cho lớp 11V tham quan khu lưu niệm Hàn Mặc
Tử tại Gành Ráng.
III. NĂM HỌC 2002 – 2003:
A. Sinh hoạt chuyên đề:
1 – Văn học lãng mạn và văn học hiện thực 30 – 45 (12V
chủ trì)
2 – Văn xuôi Tự lực Văn đoàn (11V chủ trì)
B. Hoạt động sáng tác – giao lưu – tham quan:
1 – Thi sáng tác tập san toàn trường
2 – Tham quan nhà lưu niệm Xuân Diệu tại Gò Bồi
3 – Giao lưu CLBVH Xuân Diệu hàng tháng
IV. NĂM HỌC 2003 – 2004:
A. Sinh hoạt chuyên đề:
1 - Người phụ nữ trong ca dao và thơ trung đại, thơ hiện đại
2 – Hình tượng Văn học
B. Hoạt động sáng tác – giao lưu – tham quan:
1 – Tham gia sinh hoạt CLB Xuân Diệu hàng tháng
2 – Giao lưu với các nhà thơ là Hội viên hội Nhà Văn Việt
Nam: Lệ Thu, Thanh Mừng,Lê Văn Ngăn.
3 – Giao lưu với CLBVH Xuân Diệu tại trường
4 – Tham gia CLB Sáng tác trẻ của Hội VHNT Bình Định,
sinh hoạt tại Hội trường Hội VHNT tỉnh hàng tháng.

17
5 – Tham dự Ngày thơ Việt Nam – Nguyên Tiêu lần thứ Nhất
tại Đồi Thi Nhân – Gành Ráng. Giới thiệu thơ học sinh Lê Quý Đôn trên
báo Tuổi trẻ.
6 - Giới thiệu 02 gương mặt thơ học sinh Lê Quý Đôn: Lê
Anh Nguyệt, Nguyễn Hà Huyền Trân
7 – Giao lưu bút nhóm Hoa Xương Rồng của Trung tâm
khuyết tật Nguyễn Nga.
8 - Giới thiệu gương mặt hội viên mới của CLBVH Xuân
Diệu: Bùi Đình Vinh – HS Lê Quý Đôn.
V. NĂM HỌC 2004 – 2005:
A. Sinh hoạt chuyên đề:
1 - Chủ đề “Đất Nước trong ca dao và Thơ Việt Nam từ thế
kỷ XX đến năm 1975.”
2 - Hội thảo chuyên đề : “Một số vấn đề thời sự Văn học
Nghệ thuật hiện nay”
B. Hoạt động sáng tác – giao lưu – tham quan:
1 - Cuộc thi sáng tác Viết về mái trường (từ tháng 10/2004 –
5/2005) cho học sinh toàn trường.
2 – Giao lưu với các nhà giáo làm thơ, do hội VHNT tỉnh và Đài
Truyền hình Bình Định tổ chức tại hội trường trường THPT chuyên Lê
Quý Đôn.
3 – Giao lưu nhân Ngày học sinh – sinh viên 9/1/2005, chương
trình “Thơ với Tuổi xanh” của Đài PTTH Bình Định phát sóng. Giới thiệu
02 gương mặt thơ học sinh Lê Quý Đôn: Nguyễn Thị Ly Ly, Nguyễn
Quỳnh Trọng Đức.
4 – Tham gia chương trình Ngày Thơ Việt Nam – Nguyên Tiêu
2005 do Hội VHNT Bình Định tổ chức tại Đồi Thi Nhân.
5 - Giới thiệu trang thơ học sinh Lê Quý Đôn trên báo Bình Định
điện tử cuối tháng 2/2005.
6 – Tiếp tục tham gia CLBVH Xuân Diệu và CLB Sáng tác trẻ.
Đăng các sáng tác của học sinh trên trang sáng tác trẻ của Tạp chí Văn
nghệ Bình Định, mục “Nếp nhà” của báo Bình Định.

18
KẾT QUẢ CUỘC THI SÁNG TÁC VIẾT VỀ MÁI TRƯỜNG (2005)
Tuyển chọn được 33 bài thơ, 21 tác phẩm văn xuôi, 01 bản nhạc
vào vòng chung kết. Trong đó :
I. Giải tập thể:
Nhất : Tập thể lớp 11 chuyên Văn
Nhì: Tập thể lớp 11 chuyên Hoá
Ba: Tập thể lớp 12 chuyên Anh
KK: Tập thể lớp 12 chuyên Văn
Tập thể lớp 10 chuyên Văn
Tập thể lớp 11A2
Tập thể lớp 12A1
II. Giải cá nhân:
1. Văn:
Nhất: Nguyễn Thị Hoàng Nguyên – 12 chuyên Văn
Nhì: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh - 12 chuyên Văn
KK: Ngô Nguyễn Kim Diễm - 12 chuyên Văn
Thanh Bông - 12 chuyên Anh
Châu Trúc - 12 chuyên Anh
Phùng Thị Thuỳ Trang - 11 chuyên Hoá
Nguyễn Thị Thuỳ Trang - 11A2
2. Thơ:
Nhất: Nguyễn Xuân Ái Nhật - 12 chuyên Anh
Nhì: Bùi Đình Vinh - 11 chuyên Văn
Ba: Đào Nguyên Phương Thảo - 10 chuyên Văn
KK: Nguyễn Văn Huynh - 12 chuyên Hoá

19
Một số hình ảnh - kết quả hoạt động CLBVH qua 5 năm:

Ảnh: Giao lưu với CLB Xuân Diệu tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Ảnh: Bìa tập san giải Nhất năm học 2002 - 2003

20
1. Sáng tác học sinh tham gia hoạt động kỷ niệm 8 -3:

Ảnh: Thơ của Nguyễn Như Tâm Bình, giải Nhất thi thơ năm học 2000 –
2001, đọc tại buổi Giao lưu các nhà thơ nữ, in trong tạp chí Văn nghệ
Bình Định năm 2001

21
2. Sáng tác tham gia giao lưu, hội thơ Nguyên Tiêu:
a. Thơ tham dự đêm thơ Nguyên Tiêu (5/2/2004):
Phạm Thị Tuyết Trinh
(Lớp 10 A1)
CỔ TÍCH
Em muốn vo bông tuyết kết thành hoa
Làm nguyệt quế đội lên đầu như cô bé Lọ Lem ngày xưa trong cổ tích
Em muốn đợi giữa rừng bạch dương xạc xào ca hát
Bảy Chú Lùn xinh xắn sẽ đi qua
Em muốn ôm vào lòng cánh sóng bạc bãi bờ xa
Áp vỏ ốc vào tai nghe chuyện Nàng Tiên Cá
Em muốn bay cao cùng mười một chàng hoàng tử
Dệt áo sao trời cho công chúa Lidơ

Em muốn dang đôi cánh tuổi mộng mơ


Trong giấc điệp huy hoàng em thấy mình ở đó
Để mãi âm vang trong từng trang truyện cổ
Giai điệu vĩ cầm – khúc dạo nỗi lòng em.

Phạm Thị Tuyết Trinh


HOA CỎ MAY
Ôi loài cỏ hoa ai đã đặt tên
Mà thương nhớ cả một miền trẻ dại
Tuổi thơ ơi có bao giờ quay lại
Những buổi chăn trâu áo dính cỏ may đầy

Khi chiều xuống sợ mẹ la rầy


Cùng xúm xít gỡ đi từng hạt cỏ
Ôi hạnh phúc tuổi thơ sao bé nhỏ
Chia tay rồi ríu rít hẹn lần sau

Những tháng năm chia sẻ cùng nhau


Nàng công chúa vương miện bằng bông cỏ
Em hát khúc đồng dao giữa dịu dàng cơn gió
Mây trắng bồng bềnh bay qua những niềm vui

Vạt cỏ ngày xưa vẫn tím mãi một màu


Nuôi lớn những giấc mơ từ cổ tích
Bao kỷ niệm của một thời tinh nghịch
Hoa cỏ dệt thành bóng dáng thơ ngây.

22
Nguyễn Thị Phương Anh
(Lớp 10A1)
MƯA TRONG
Biết từng hạt mưa xuân là màu trắng
Như thủy tinh ngàn mảnh vỡ tan rồi
Nay rơi xuống long lanh màu nắng mới
Em đưa tay hứng lấy giọt mưa trong

Giọt ngọc trắng rơi vào cành đào đỏ


Vào cúc thơm vào cả nhánh mai vàng
Vào cửa sổ nơi con chim đứng hót
Vào hàng cây chớm nở đoá hoa hồng

Từng mảnh trắng li ti không thèm rớt


Để trời xanh gió thoảng chút se se
Xuân rực rỡ nét hoa khoe sắc mới
Tách trà thơm khai bút vị đầu năm

Xuân hạnh phúc mang theo màu hạnh phúc


Cùng lá xanh mơn mởn chút hương xanh
Hoà vào lá một nỗi buồn người cũ
Có giọt mưa trong mắt thắm xuân hồng
Hà Thanh Hậu
(Lớp 10A1)
XUÂN VÀ MẸ
Tôi từng hỏi xuân là gì vậy nhỉ ?
Là nắng vàng hoa nở muôn nơi?
Là tuổi thơ vui trong áo mới?
Hay nụ cười luôn nở trên môi?

Hỏi mẹ, mẹ nhìn tôi âu yếm


‘Xuân là con, con cũng là xuân
Con cho mẹ niềm vui sức sống
Mẹ cần con như cả mùa xuân!”

Mười lăm tuổi tôi rời xa mẹ


Xa những gì quen thuộc thân thương
Tôi mới hiểu mùa xuân thật cụ thể
Là mẹ tôi, người lặng lẽ bên đời

23
Nguyễn Thị Ngọc Diễm - Trưởng nhóm học sinh của CLB Sáng tác trẻ- Hội VHNT
MƯỜI SÁU TUỔI
Mười sáu tuổi trong con là một màu vàng
Bên mẹ, bên anh, bên nắng mới
Áo trắng con bay phấp phới
Mười sáu tuổi đến trường trong gió bay

Mười sáu tuổi trong con có màu hồng


Có mơ ước đầy trong
Và một thoáng mắt đưa nhìn mơ mộng
Mưa phùn bay, đếm lá rơi đầy

Mười sáu tuổi của con còn là màu xanh


Một khung trời mở ra đầy hạnh phúc
Bên bạn bè, người thân, đất nước
Con lớn lên trong nắng mới từng ngày

Mười sáu tuổi trong con nhiều màu lắm mẹ ơi


Có ánh trăng bàng bạc ở trên trời
Có màu của niềm vui và ước vọng
Mang trong lòng nhiều giấc mộng mẹ ơi!

Bùi Đình Vinh - Hội viên CLBVH Xuân Diệu Bình Định
MUA TRĂNG
Một vầng trăng của Hàn Mặc Tử
“Nửa trăng kia ai cắn vỡ rồi”
Một vầng trăng giữa hai khoé mắt
Nửa vầng trăng trôi về phía chơi vơi
Một nửa vầng trăng ở đầu Nam cuối Bắc
Cầu bập bênh hai phía đã gió mùa
Một nửa vầng trăng, cánh bông trăng lay lắt
Ai đi tìm một nửa để mà mua?
Có bao nhiêu trăng đi qua đời Hàn Mặc Tử
Đã mấy lần Hàn đã “vớt trăng lên”
Vầng trăng mộng hoá thành bất tử
“Ai mua trăng” trôi trên sóng bập bềnh?

24
b. Thơ học sinh Lê Quý Đôn tham gia Ngày Thơ Việt Nam
Nguyên Tiêu Ất Dậu 2005:
NGUYỄN VĂN HUYNH
(12 HOÁ-SiNH)
Nhớ Mẹ
Còn gì bằng con nhớ mẹ đêm nay
Khi ngoài kia…
Gió rì rào kẽ lá
Bước chân ai ngoài hành lang vội vã
Như dáng mẹ về ấm lại cảnh khuya
Con ra đi ngày ấy buổi trưa
Mẹ lặt vội nắm rau xanh
Buổi cơm vui, nhìn con ăn lần cuối
Hôm con đi bờ tre gió thổi
Mẹ hút nhìn… xa mãi
Con trở về thầm lặng tháng năm…
Giờ ngồi đây, nơi phương ấy xa xăm
Con nhớ quá một vùng quê bé nhỏ
Dáng mẹ gầy đâu đó
In hằn lên trang vở nơi con
N.V.H
NGUYỄN XUÂN ÁI NHẬT
(12 ANH)
NẮNG HỌC TRÒ
Mình thấy nắng dâng lên trong mắt ấy
Nắng dịu dàng như lắng đọng mùa thu
Ánh tinh nghịch lén nhìn qua trang vở
Tóc mây bay trong cái nắng đầu mùa

Mình hỏi ấy vì sao lại có nắng


Ấy thẹn thùng lắc đầu: “hổng biết đâu”
Hổng biết? Sao làm người ta khổ thế?
Đến bao giờ ai mới hiểu lòng ai

Rồi một mai khi ve kêu hè tới


Biết có còn gặp lại nắng năm xưa
Sẽ nhớ lắm cái lắc đầu ngày ấy
Nhớ nắng thân thương trong ngần tuổi học trò …
A.N

25
3. Bài tham gia sinh hoạt chuyên đề CLBVH Lê Quý Đôn:
Nguyễn Đinh Nhị Giang
(Lớp 12 Văn – năm 03 - 04)
Bình thơ: Gửi tháng mười một
(Nguyễn Bạch Dương)
Thưa thầy con kịp lớn khôn
Trường đình đã mất đâu còn dấu xưa
Con đầy ngày nắng ngày mưa
Lưng thầy còng chuyến đò đưa nối bờ
+
Con cầm vụng dại câu thơ
Nụ hồng đỏ thắm biết giờ gửi đâu?
Mùa nước lũ sông đục ngầu
Con run run bước qua cầu rưng rưng
+
Dáng thầy in bóng chập chùng
Nhỏ nhoi con đếm tưởng chừng lá trôi
Bàn tay con giữ chơi vơi
Thầy không níu giữ - lá rơi xa ngàn
+
Con về gõ cửa, hân hoan
Tháng mười một với rộn ràng nhớ ơn
Con thèm trở lại mái trường
Khoanh tay cuối lớp... nghe thơm lời thầy!

Khi soi mình vào dòng thời gian bất tận, thấy mình giờ đây đã lớn khôn cũng chính là lúc ta chợt
nhận ra những ngày xưa yêu dấu đã xa xôi biết dường nào. Và điều còn sót lại chỉ là những ký ức của
một thời đã qua. Bài thơ Gửi tháng mười một được mở đầu bằng hình ảnh của một cậu học trò đang
khoanh tay, cúi đầu trước hoài niệm trường xưa, thầy cũ và lễ phép thưa:
Thưa thầy con kịp lớn khôn
Trường đình đã mất đâu còn dấu xưa
Con đầy ngày nắng ngày mưa
Lưng thầy còng chuyến đò đưa nối bờ
Mỗi lứa học trò được thầy dạy dỗ từ cái không biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều. Thầy đã dốc hết
sức của mình để vun vén, chăm bón để cho những cây đời non tơ kia lớn lên. Mỗi lần ấy chính là
chuyến đò mà thầy chèo chống giữa dòng sông Cửu Long mênh mông. "Chuyến đò đưa nối bờ" ấy
cứ thế nối tiếp nhau từ lứa này sang lứa khác, từ những bến bờ đầu tiên tiếp bước ra nghìn trùng xa
xôi. Và chúng ta - những người học trò dẫu có đi năm châu bốn bể vẫn không thể nào quên được
chuyến đò đầu đời. Những chuyến đò là những bài học đầu tiên của mỗi con người bước ra từ ghế
nhà trường.
Có lẽ bài thơ của Nguyễn Bạch Dương đã đụng đến những tấm lòng thầm kín với những nỗi niềm,
tâm sự chưa dám nói ra. Và bốn câu thơ đầu của bài thơ đã ôm trọn những ý tứ của các khổ thơ còn
lại, khắc hoạ đậm nét công lao của thầy. Hình ảnh "lưng thầy còng chuyến đò đưa nối bờ" đã in đậm
trong lòng người đọc. Qua bao năm tháng chèo chống, thầy đã già đi và mệt mỏi vì đã đưa bao lứa
học trò đến bờ trí thức, bao ngày nắng, bao ngày mưa đã làm bạc phai màu áo. Và có lẽ dáng dấp
thầy cũng thay đổi nhiều. Từ "còng" đã gợi lên bóng dáng của thầy thật nhỏ nhoi. Hình ảnh ấy giống
như hình ảnh mẹ "oằn" vai sớm tối vất vả lo cho chúng con. Chắc là vậy, tình thầy cũng bao la như
tình mẹ và nó sẽ vang vọng mãi trong lòng của chúng ta.
Bốn câu thơ tuy giản dị mà chân tình, nó thấm đẫm tình cảm "tôn sư trọng đạo" của một người
học trò nhỏ đối với thầy khi ngày đầu đến lớp. Hai từ xưng hô Thầy và Con không được đánh bóng màu
mè mà nó được thốt lên bằng một sự chân thành vốn có, làm tôn thêm cảm xúc, kỷ niệm xuyên suốt bài
thơ. Lời thơ mộc mạc nhưng có sức ngân vọng của thời gian. Bài thơ đã làm sống lại những ký ức tuổi
thơ trong lòng mỗi chúng ta.

26
MỤC LỤC:

1. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI tr.02

2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGOẠI KHOÁ


TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN BÌNH ĐỊNH tr.04

3. CÁC HÌNH THỨC NGOẠI KHOÁ ĐÃ ÁP DỤNG


VÀ HIỆU QUẢ, KINH NGHIỆM THỰC TIỄN tr.06

4. THỐNG KÊ SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ MÔN VĂN tr.16

5. PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH - KẾT QUẢ NGOẠI KHOÁ tr.19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

27
4.
Tài liệu tham khảo:
1. Phương pháp dạy học Văn (Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn
Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996)
2. Các phương pháp dạy học Ngữ Văn (Tài liệu BDTX của Đại học Cần
Thơ)
3. Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy
học (Tài liệu BDTX chu kỳ 93 – 96 - Bộ GD&ĐT – 1995)

28

You might also like