You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành:
ĐẠI SỐ VÀ LÝ THUYẾT SỐ
Đề tài:
BIỂU DIỄN MỘT SỐ TỰ NHIÊN THÀNH TỔNG CỦA CÁC
LŨY THỪA BẬC HAI

1. Giới thiệu đề tài


Lý thuyết số là một ngành của toán học lý thuyết nghiên cứu về tính chất của số nói
chung và số nguyên nói riêng, cũng như những lớp rộng hơn các bài toán mà phát triển
từ những nghiên cứu của nó.
Một trong những phân môn riêng của Lý thuyết số đó là Lý thuyết số cộng tính, phân
môn này nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc triển khai các số nguyên dương thành
các số có dạng xác định.
Bài toán đầu tiên thuộc loại này là việc phân tích một số chính phương thành tổng
của hai số chính phương. Từ thế kỷ XVII trước công nguyên, người Babilon đã giải được
bài toán này. Đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên, nhà toán học Pythagore đã phát
minh ra Định lý Bình phương đường huyền, từ đó nảy sinh câu hỏi: một số nguyên tố p
như thế nào thì có thể là cạnh huyền của một tam giác vuông nguyên. Nghĩa là, p có
dạng a2 + b2 , với a, b là các số nguyên.
Năm 1640, nhà toán học Fermat đã phát biểu rằng ông giải quyết được vấn đề này và
cũng chứng minh được định lý về sự biểu diễn một số tự nhiên n > 1 dưới dạng tổng của
hai bình phương nguyên, mặc dù ông không công bố chứng minh! Mãi đến năm 1747, nhà
toán học Euler đã đưa ra một chứng minh hoàn chỉnh đầu tiên. Sau đó, rất nhiều chứng
minh khác nhau cũng đã được công bố.
Một câu hỏi được đặt ra rất tự nhiên, đó là khi nào một số tự nhiên biểu diễn được
dưới dạng tổng của ba bình phương số nguyên, bốn bình phương số nguyên . . .
Theo tiến trình của lịch sử toán học, năm 1770, nhà toán học Lagrange đã chứng minh
được rằng mọi số tự nhiên đều có thể biểu diễn được dưới dạng tổng của bốn bình phương
số nguyên.

1
Việc tìm lời giải cho bài toán biểu diễn một số tự nhiên dưới dạng tổng của ba bình
phương số nguyên khó thực hiện hơn nhiều, vì không như tổng của hai hay bốn bình
phương số nguyên, tích của tổng của ba bình phương số nguyên không phải là tổng của
ba bình phương số nguyên!
Năm 1798, nhà toán học Legendre đã chứng minh rằng một số nguyên dương biểu diễn
được dưới dạng tổng của ba bình phương khi và chỉ khi nó không có dạng 4a (8k +7). Chứng
minh của ông là chưa hoàn chỉnh và sau đó đã được nhà toán học người Đức C. F. Gauss
hoàn thiện.
Rất nhiều bài toán tương tự như vậy đến nay vẫn chưa có được lời giải cụ thể. Trong
khóa luận này, tôi xin phép được nghiên cứu về vấn đề “Biểu diễn một số tự nhiên
thành tổng của các lũy thừa bậc hai”. Cụ thể, khóa luận sẽ trình bày lại chứng minh
các định lý về việc biểu diễn một số tự nhiên dưới dạng tổng của hai, ba và bốn bình
phương số nguyên. Đồng thời từ đó đưa ra một số kết quả khác có liên quan.

2. Nội dung khóa luận


Khóa luận gồm có bốn chương:
Chương 1. Một số kiến thức cơ sở.
Chương này trình bày một số kiến thức cơ bản về lý thuyết số và đại số nhằm phục
vụ cho những chứng minh của các chương sau.
Chương 2. Vành các số nguyên Gauss và định lý về tổng của hai bình
phương.
Chương này trình bày một cách chứng minh định lý về tổng của hai bình phương
thông qua việc xây dựng vành các số nguyên Gauss.
Chương 3. Vành các quaternion và định lý về tổng của bốn bình phương.
Chương này trình bày một cách chứng minh định lý về tổng của bốn bình phương
thông qua việc xây dựng vành các quaternion.
Chương 3. Dạng toàn phương nguyên và định lý về tổng của ba bình
phương.
Chương này trình bày một cách chứng minh định lý về tổng của ba bình phương thông
qua việc sử dụng dạng toàn phương nguyên.

2
3. Kết quả dự kiến của đề tài
• Xây dựng vành các số nguyên Gauss, vành các quaternion và dạng toàn phương
nguyên.

• Chứng minh định lý về việc biểu diễn một số tự nhiên dưới dạng tổng của hai, ba
hoặc bốn bình phương.

• Rút ra một số kết quả có liên quan khác.

4. Tài liệu tham khảo

Tài liệu
[D] L. E. Dickson, History of the theory of numbers, volume II, Diophantine anlysis,
Chelsea Publishing Company New York, 1971.

[H] G. H. Hardy and E. M. Wright, An introduction to the theory of number, Oxford


University, 1960.

[L] E. Landau, Elemantary number theory, Chelsea Publishing Company New York, 1958.

[M] Nguyễn Văn Mậu (chủ biên), Số phức và áp dụng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.

You might also like