You are on page 1of 10

RẦY NÂU NHỎ

(Bài viết tham khảo từ Báo cáo trong Hội nghị tổng kết công tác BVTV 2009 các tỉnh Miền Trung và
Tây Nguyên tổ chức ngày 3/12/2009 tại TP Pleyku – Gia Lai)
1. KÍ CHỦ RẦY NÂU NHỎ
Lúa, Yến mạch, Bắp (ngô), Lúa mì, Mía...

Rầy nâu nhỏ: Small Brown Planthopper (Laodelphax striatellus Fallén)


2. PHÂN BỐ
* Châu Âu: Áo, Bỉ, Sec, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hungari, Ireland, Ý, Hà Lan...
* Châu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Việt Nam

* Việt Nam: Rầy nâu nhỏ phát hiện cuối tháng 4 đầu tháng 5/2009 trên giống Nếp TK 90 và
Bắc Ưu số 7 giai đoạn trỗ bông
- Phân bố tại Tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Bắc Ninh
- Tổng diện tích nhiễm trên 35 ha. Mật độ phổ biến 1.000-1.500 con/m 2, cao 4.000-6.000
con/m2, cá biệt 18.000 – 20.000 con/m2, gây lép lững cao trên một số diện tích. Trong đó bị nặng là
giống lúa Nếp TK 90
3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RẦY NÂU NHỎ
* Thành trùng:
- Như rầy nâu, rầy lưng trắng nhưng nhỏ hơn, thích vào đèn
- Đầu màu vàng nhạt.
- Đốt lưng con đực nối với cánh có màu đen
- Đốt ngực con cái có màu vàng nhạt ở giữa, màu đen dọc theo rìa sau.
- Có những chấm đen ở giữa cánh nơi cuối thân
- Thành trùng có 2 dạng cánh
- Con cái đẻ 50-200 trứng, sống 3 tuần.
- Thành trùng bị hấp dẫn bởi ánh sáng đèn
* Trứng:
- Màu trắng
- Đẻ thành hàng trên gân chính của lá hoặc bẹ lá gần gốc lúa.
- Mỗi trứng có mũ chụp lên trên đỉnh.
* Ấu trùng:
- Chích hút nhựa gốc lúa
- Màu nâu nhạt đến nâu đậm.
- Vào mùa đông ấu trùng T4 nằm tiềm sinh trên cây ký chủ trung gian như lúa, lúa mì, đại
mạch, mía, bắp...
4. TÁC HẠI
- Rầy nâu nhỏ chích hút làm cho bông lúa có hạt biến màu sẫm, hạt lép lững nhiều
- Là côn trùng môi giới truyền bệnh virus lùn sọc đen RSV (Rice stripe virus disease)
Tác hại của bệnh RSV
Rầy nâu nhỏ tại Việt Nam - Rầy nâu nhỏ Hà Nội
5. CÁCH TRUYỀN BỆNH: TRUYỀN BỆNH LIÊN TỤC VÀ QUA TRỨNG
- Lấy mầm bệnh: gần 15 phút
- Ủ bệnh: 7~10 ngày
- Truyền bệnh: hơn 15 phút
- Sau khi lấy mầm bệnh, virus nhân mật số trong cơ thể rầy, truyền bệnh suốt cuộc đời và truyền
qua trứng
- Ở thế hệ đầu tiên, thành trùng truyền bệnh cho ruộng lúa. Thế hệ thứ 2, thứ 3 sẽ phát tán mầm
bệnh khắp cánh đồng
6. CÁC ĐẶC ĐIỂM KHÁC BIỆT
a. Kích thước

Laodelphax striatellus (Rầy nâu nhỏ) Nilaparvata lugens (Rầy nâu)


Con đực: Con đực:
dài 1.8-2.4mm + Cánh dài: 3.7- 4.2 mm
+ Cánh ngắn: 2.5-2.8 mm
Con cái: Con cái:
+ Cánh dài: 3- 4.75 mm + Cánh dài: 4.4- 4.6 mm
+ Cánh ngắn: 2.4- 3 mm + Cánh ngắn: 2.8-3.4 mm

b. Màu sắc lưng và mắt

Nilaparvata lugens Laodelphax striatellus


Nâu lợt Nâu đậm, nâu đen
Đầu tù Đầu nhọn
Mắt xa Mắt gần

c. Dạng cánh

Laodelphax striatellus Nilaparvata lugens


Nâu nhạt Nâu sẫm

d. Vệt đen trên cánh

Laodelphax striatellus Nilaparvata lugens


Có viền rõ Có viền không rõ

e. Chân

Laodelphax striatellus Nilaparvata lugens


Nâu lợt Nâu đậm
Nhỏ hơn Lớn hơn

f. Cựa Chân

Laodelphax striatellus Nilaparvata lugens


g. Mặt trước của đầu

Laodelphax striatellus (trái) Nilaparvata lugens (phải)


7. PHÒNG TRỪ RẦY NÂU NHỎ
- Theo dõi diễn biến mật số Rầy nâu nhỏ
- Trồng giống kháng hoặc giống chống chịu
- Bố trí lịch gieo sạ hợp lý
- Cắt đứt chuổi thức ăn để giảm mật số
- Phun thuốc phòng trừ. Chú ý phòng trị trên nương mạ ở đầu vụ để hạn chế mật số ở giữa và
cuối vụ

You might also like