You are on page 1of 4

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG


Ngành đào tạo: Chung cho tất cả các ngành

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM


Loại học phần: Tự chọn
I. Thông tin về giảng viên:
1. Giảng viên tham gia giảng dạy:
−Mai Bá Ấn, Tiến sỹ Văn học, Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính, Giảng viên
chính.
Điện thoại: 0905005755, Email: maibaan@tckt.edu.vn
−Vũ Văn Khanh, Cử nhân văn hóa
Điện thoại: 0904397679, Email: vuvankhanh@tckt.edu.vn
2. Địa chỉ liên hệ: Khoa Lý luận Chính trị - Điện thoại: 055.3845290
II. Thông tin về học phần:
Tên học phần: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Mã số học phần: VHVN012
1. Số tín chỉ: 02
2. Mục tiêu học phần:
- Mục tiêu về kiến thức: SV có được những kiến thức cơ bản, có hệ thống
về văn hóa và tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam; nắm được các đặc trưng
cơ bản và am hiểu những thành tố cấu thành bản sắc văn hóa dân tộc.
- Mục tiêu về kỹ năng: Trên cơ sở kiến thức tiếp thu, SV rèn luyện kỹ năng
nhìn nhận, đánh giá đúng đắn một hiện tượng, một giá trị văn hóa (cả vật thể và phi vật
thể) cụ thể nhằm vận dụng vào trong quan hệ công tác của mình.
- Mục tiêu về thái độ người học: Trên cơ sở nắm và hiểu kiến thức về bản sắc
văn hóa dân tộc, SV biết quý trọng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nâng
cao lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, yêu quê hương, lòng tự trọng bản thân; tiếp
thu tinh hoa văn hóa thời đại, rèn luyện lối sống văn hóa, góp phần xây dựng một nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến - đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Học phần tiên quyết:
4. Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam gồm 2 chương, bao gồm những kiến thức cơ
bản nhất về văn hóa và văn hóa Việt Nam, đi vào tìm hiểu các thành tố chính của văn
hóa Việt Nam, trong đối sánh với các loại hình văn hóa chính trên thế giới. Cuối cùng
khái quát được bản sắc văn hóa dân tộc cùng những định hướng và nội dung xây dựng
nền văn hóa mới.

1
5. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Nghiên cứu kĩ giáo trình "Cơ sở Văn hoá Việt Nam" do nhà trường phát hành.
- Lên lớp nghe giảng bài và ghi chép.
- Tự nghiên cứu các phần quy định cho SV tự nghiên cứu trong đề cương môn
học.
- Liên hệ với phong tục, tập quán tại địa phương mình sinh sống, những nếp
văn hoá cá nhân để củng cố, kiểm định kiến thức cơ bản.
- Đọc thêm tài liệu tham khảo về văn hóa giới thiệu ở mục 8: Tài liệu học tập.
- Tham gia chất vấn những vấn đề còn vướng mắc, thảo luận những vấn đề do
giảng viên nêu ra.
- Tham gia làm bài kiểm tra định kỳ, thi kết thúc học phần
- Thi hết học phần
6. Tài liệu học tập:
- Giáo trình chính:
Giáo trình Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Mai Bá Ấn, Trường Cao đẳng Tài chính
Kế toán, 2004
- Tài liệu tham khảo:
[1] Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm , Trường ĐH Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 1996
[2] Đề cương bài giảng Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trường Đại học TCKT Hà Nội, 1997
[3] Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Phan Ngọc, NXB Văn học, 1994
(Đọc những phần liên quan đến đề cương môn học, đặc biệt là phần SV tự nghiên
cứu)
7. Kiểm tra đánh giá học phần:
- Kiểm tra thường xuyên (trọng số 0,2)
- Kiểm tra định kỳ (trọng số 0,3): Hình thức tự luận
- Thi kết thúc học phần (trọng số 0,5): Hình thức tự luận
- Thang điểm: 10 (Theo Quy chế Học vụ)
8. Hình thức tổ chức dạy học:
- Lịch trình giảng dạy chung:
Hình thức tổ chức dạy- học
Thuyết trình
Nội dung Thực hành, Tự học, tự Tổng số
Lý Bài Thảo
thực tập... nghiên cứu
thuyết tập luận
Chương 1 4 0 2 0 12 18
Chương 2 16 0 8 0 48 72
Cộng 20 0 10 0 60 90

2
- Lịch trình giảng dạy cụ thể:
Tuần Hoạt động giảng dạy Giờ lũy kế
Chương 1
- GV giảng, phát vấn, tổng kết nội dung mục 1.1.1
1 2
- SV phát biểu ý kiến ở mục 1.1.1, giao cho chuẩn bị mục
1.1.2 sang tuần 3 thảo luận.
- GV giảng, phát vấn, tổng kết nội dung mục 1.2.1
2 4
- SV phát biểu ý kiến ở mục 1.2.1
- GV hướng dẫn thảo luận, tổng kết nội dung mục 1.1.2, 1.2.2
3 - SV thảo luận, trao đổi, nghiên cứu mục 1.1.2, 1.2.2 (xem 6
trong giáo trình)
Chương 2
4 - GV giảng, phát vấn, tổng kết nội dung mục 2.1.1 8
- SV nghe giảng, phát biểu ý kiến ở mục 2.1.1
- GV giảng, phát vấn, tổng kết nội dung mục 2.1.2
5 10
- SV phát biểu ý kiến ở mục 2.1.2
- GV giảng, phát vấn mục 2.2.1
6 12
- SV nghe giảng, phát biểu ý kiến ở mục 2.2.1
- GV giảng, phát vấn, tổng kết nội dung mục 2.2.2
7 14
- SV nghe giảng, ghi chép, phát biểu ý kiến ở mục 2.2.2
- GV hướng dẫn thảo luận, tổng kết nội dung mục 2.2.1, 2.2.2
8 16
- SV thảo luận, nghiên cứu mục 2.2.1, 2.2.2 (xem giáo trình)
- GV giảng, phát vấn mục 2.3.1
9 18
- SV nghe giảng, ghi chép, phát biểu ý kiến ở mục 2.3.1
- GV giảng, phát vấn mục 2.3.2, 2.3.3
10 20
- SV nghe giảng, ghi chép, phát biểu ý kiến ở mục 2.3.2, 2.3.3
- GV hướng dẫn thảo luận, tổng kết nội dung mục 2.3.1, 2.3.3
11 - SV thảo luận, nghiên cứu mục 2.3.1, 2.3.3 22
Kiểm tra định kỳ (tiết 2)
- GV giảng, phát vấn, tổng kết nội dung mục 2.4
12 24
- SV nghe giảng, ghi chép, phát biểu ý kiến ở mục 2.4
- GV giảng, phát vấn mục 2.5
13 26
- SV nghe giảng, phát biểu ý kiến ở mục 2. 5
- GV hướng dẫn thảo luận tổng kết quá trình du nhập, đặc
điểm của các mục 2.5.1, 2.5.2, 2.5.3, 2.5.4
14 28
- SV thảo luận quá trình du nhập, đặc điểm của các mục 2.5.1,
2.5.2, 2.5.3, 2.5.4 (xem trong giáo trình)
- GV hướng dẫn thảo luận, tổng kết nội dung mục 2.6, tổng
15 kết học phần. 30
- SV thảo luận, nghiên cứu mục 2.6, ghi chép phần ôn tập.
9. Nội dung chi tiết của học phần:
Chương 1
VĂN HOÁ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
1.1. Văn hóa
1.1.1. Khái niệm

3
1.1.2. Chức năng của văn hoá
1.2. Văn hóa Việt nam
1.2.1. Những vấn đề chung về văn hoá Việt Nam
1.2.2. Tiến trình văn hoá Việt Nam
Chương 2
CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓA VIỆT NAM
2.1. Văn hóa nhận thức
2.1.1. Nhận thức về vũ trụ
2.1.2. Nhận thức về con người
2.2. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
2.2.1. Văn hóa tổ chức nông thôn
2.2.2. Văn hoá tổ chức quốc gia
2.2.3. Văn hoá tổ chức đô thị
2.3. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
2.3.1. Văn hoá tín ngưỡng và phong tục
2.3.2. Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ
2.3.3. Văn hóa nghệ thuật thanh sắc và hình khối
2.4. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên:
2.4.1.Vấn đề ăn
2.4.2. Vấn đề ăn mặc
2.4.3. Vấn đề ở và đi lại
2.5. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
2.5.1.Văn hoá Việt Nam với Phật giáo
2.5.2. Văn hoá Việt Nam với Nho giáo
2.5.3. Văn hoá Việt Nam với Đạo giáo
2.5.4. Văn hoá Việt Nam với Thiên Chúa giáo
2.6. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa
2.6.1. Bản sắc văn hoá Việt Nam
2.6.2. Văn hoá Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại - Khó khăn và thuận lợi
2.6.3. Nội dung xây dựng nền văn hoá Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa
10. Ngày Hội đồng nghiệm thu: Ngày 09.10.2008
Quảng Ngãi, ngày tháng 11 năm 2008
HIỆU TRƯỞNG

Bùi Phụ Anh

You might also like