You are on page 1of 22

A.

LẠM PHÁT:
I. Khái niệm và đo lường:

1. Khái niệm:

Là hiện tượng tiền giấy dư thừa so với nhu cầu cần thiết.

2. Biểu hiện
- Là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất
định.
Điều này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hoá dịch vụ đồng thời phải tăng
lên cùng 1 tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Một nền kinh tế vẫn có thể trải
qua lạm phát khi giá của 1 số hàng hoá giảm, nếu như giá cả của các hàng hoá và dịch vụ
khác tăng đủ mạnh.
- Lam phát cũng có thể là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ.
Trong bối cảnh lạm phát, thì 1 đơn vị tiền tệ chỉ có thể mua được ngày càng ít hàng hoá
và dich vụ hơn. Hay nói cách khác, khi có lạm phát, chúng ta sẽ phải chi càng nhiều đồng
nội tệ hơn để mua 1 giỏ hàng hoá hàng hoá và dịch vụ cố định.
Nếu thu nhập bằng tiền ko theo kịp tốc độ trượt giá, thì thu nhập thực tế tức là sức mua
của thu nhập bằng tiền sẽ giảm. Do vậy, thu nhập thực tế tăng lên hay giảm xuống trong
bối cảnh có lạm phát phụ thuộc vào điều gì xảy ra với thu nhập bằng tiền, tức là, phải
chăng các các cá nhân có nhận thêm số đồng nội tê đã giảm giá giá trị đủ để bù đắp cho
sự gia tăng của mức giá. Mọi người ko nhất thiết trở nên nghèo hơn trong bối cảnh có
lạm phát.
- Lạm phát không chỉ đơn thuần là sự tăng của mức giá mà đó phải là sự gia tăng
liên tục trong mức giá.
Nếu như chỉ có 1 cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá thì giá cả chỉ bùng lên rồi lại giảm
trở lại mức ban dầu ngay sau đó. Hiện tượng tăng giá tạm thời như vậy ko được gọi là
lạm phát. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi cú sốc thường có ảnh hưởng dài đối với nền kinh
tế và do đó có thể gây ra lạm phát.

Giảm phát:
Là hiện tượng mức giá chung của các loại hàng hóa và dịch vụ giảm xuống trong một
thời gian nhất định.
Ví dụ: vào cuối năm 2008,ở VN đã xảy ra tình trạng giảm phát. Chỉ số lạm phát ngày
càng có xu hướng giảm dần, tháng 8 là 1,56%; đến tháng 9 chỉ còn 0,18%; tháng 10 giá
cả bắt đầu có xu hướng giảm (âm 0,19%); sang tháng 11, chỉ số giá cả giảm với mức độ
sâu hơn (âm 0,76%) và tháng 12/2008 - tháng cuối cùng năm 2008, chỉ số giá cả vẫn tiếp
tục giảm
Giảm lạm phát:
Là hiện tượng xảy ra khi tỉ lệ lạm phát của năm được xét thấp hơn tỉ lệ lạm phát của năm
trước
Thiểu phát:
Là hiện tượng xảy ra khi tỉ lệ lạm phát thực tế nhỏ hơn tỉ lệ lạm phát dự kiến làm sản
lượng thực nhỏ hơn sản lượng dự kiến.
Ví dụ: Một số tình huống thiểu phát ở VN như trong năm ăm 2008 đánh dấu một
năm lạm phát cao, song chỉ đến đầu quý 3, do các biện pháp kiềm chế lạm phát quá mức,
bắt đầu có nỗi lo thiểu phát và "Nhiều người lo ngại Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ
tương tự, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 giảm 0,19%. Đây là lần đầu tiên
sau một năm rưỡi trở lại đây, CPI ở mức âm

3. Đo lường lạm phát:

a) Công cụ đo lường lạm phát:

Đê đo lường lạm phát ngưởi ta sử dụng chỉ số giá


Có 3 loại chỉ số giá thông dụng:
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI
- Chi số giá sán xuất PPI/WPI
- Chỉ số giá giảm phát GDP (D%)

• Chỉ số giá tiêu dùng CPI:


Đo lường biến động của mức giá trung bình của những hàng hóa và dịch vụ thông thường
mà một gia đình tiêu dùng ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc.
Có hai cách đo lường CPI:
Cách 1:
n

∑p q it i0
CPI = i =1
n

∑p i =1
i0 i0q

Trong đó:
- pit : giá sản phẩm i ở kỳ hiện hành
- pi 0 : giá sản phẩm i ở kỳ gốc
- qi 0 : Số lượng mặt hàng i được quy định tính trong chỉ số
Cách 2:
n
p
CPI = ∑ it d i 0
i =1 pi 0

Trong đó:
d i 0 : tỉ trọng chi tiêu cho hàng hóa i chiếm trong tổng chi tiêu ở năm gốc.
p0 q0
di 0 =
∑p q 0 0

• Chỉ số giá sản xuất PPI:


Đo lường biến động của mức giá trung bình của những hàng hóa dịch vụ bán sỉ, được
dùng làm đầu vào cho sản xuất ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc
n

∑p q it i0
PPI = i =1
n

∑p
i =1
i0 i0q

• Chỉ số giảm phát GDP ( D%)


Đo lường biến động của mức giá trung bình của tất cả hàng hóa dịch vụ mà một nền kinh
tế sán xuất được, ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc.
n

∑pq it it
D% = i =1
n

∑pi =1
q
i 0 it

b) Các cách đo lường tỉ lệ lạm phát:

Có hai cách đo lường tỉ lệ lạm phát:

Cách 1:

Hay ta có công thức:

Pt - Pt - 1
∏= *100%
P t -1

Trong đó:
∏: tỷ lệ lạm phát thơì kỳ t
Pt: mức giá thời kỳ t
Pt-1: mức gía thời kỳ trước đó
Muốn tính được ∏ trước hết các nhà thống kê phải quyết định sử dụng chỉ số giá nào để
phản ánh mức giá. Người ta thường dùng GDP và CPI để đo lường mức giá chung. Tuy
nhiên mục tiêu là xác định ảnh hưởng của lạm phát đến mức sống thì CPI tỏ ra thích hợp
hơn. Trong thực tế các số liệu công bố chính thức về lạm phát thường được tính trên cơ
sở CPI.

Cách 2:
 D% 
TLLP =  t −1 *100 %
D%
 t −1 
Với :
D% t : tỉ số giảm phát năm t
D% t −1 : tỉ số giảm phát năm trước t-1

II. Phân loại lạm phát:

Có hai căn cứ:


- Theo khả năng dự đoán
- Theo tỷ lệ lạm phát

a) Theo khả năng dự đoán:

• Lạm phát dự đoán:


Là lạm phát diễn ra đúng như dự kiến. Mọi người đã tính trước sự tăng giá đều đặn của
nó (ví dụ tăng 1% một tháng)
Tác động:
Lạm phát này không gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế vì dân chúng sẽ làm giảm thiệt hại
bằng hai cách:
- Thứ nhất: hạch toán thêm tỉ lệ lạm phát (trượt giá) vào những chỉ tiêu có liên quan.
- Thứ hai: nếu lạm phát dự đoán xảy ra với tỉ lệ lạm phát cao, người dân sẽ tránh giữ
tiền mà thay vào đó là vàng và ngoại tệ mạnh.
Ảnh hưởng không tốt của lạm phát dự đoán:
- Tạo chi phí cơ hội của việc giữ tiền
- Kích thích gia tăng khối tiền trong việc giao dịch

• Lạm phát ngoài dự đoán:


Là phần ti lệ lạm phát luôn vượt ra ngoài khả năng dự đoán của con người. con người
luôn bị bất ngờ bởi tốc độ của nó. Khi đó:

TLLP thực= TLLP dự đoán+ TLLP ngoài dự đoán

Lạm phát ngoài dự đoán gây ra sự phân phối lại của cải trong dân chúng ( giữa người đi
vay và người cho vay, giữa người trả lương và người hưởng lương…)

b) Theo tỷ lệ lạm phát

• Lạm phát vừa phải:

Khái niệm:
Là lạm phát một con số, có tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm.
Được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được. Đối với các nước
đang phát triển lạm phát dừng ở mức 1 con số coi là lạm phát vừa phải.
Ví dụ:
Lạm phát ở Mỹ năm 2007 là năm 2007 dự kiến duy trì ở mức 2- 2,25%. Đây
chính là tỷ lệ lạm phát vừa phải
Tác động:
Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến
nền kinh tế. Trong bối cảnh đó mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện giao dịch và
ký các hợp đồng dài hạn tính theo đồng nội tệ và họ tinh rằng giá và chi phí của hàng hoá
mà họ mua và bán sẽ ko đi chệch quá xa

• Lạm phát phi mã :

Khái niệm:
Lạm phát trong phạm vi 2, 3 con số 1 năm.

Ví dụ: Tỉ lệ lạm phát của VN cuối năm 2007 là 12,63% và đến tháng 4-2008, tỷ lệ này
đã là 21,42%

Việt nam và hầu hết cá nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tạp trung sang nền kinh
tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải
cách

Tác động:
Nhìn chung lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng
kinh tế nghiêm trọng. trong bối cảnh đó đồng tiền bị mất giá rất nhanh, cho nên mọi
người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch ngắn ngày. Mọi người có xu
hướng tích trữ hàng hoá, mua bất đọng sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại
tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dich có giá trị lớn và tích luỹ của
cải.
• Siêu lạm phát :

Khái niệm:
Tỷ lệ lạm phát rất lớn, từ 4 con số trở lên (khoảng 1000% trở lên trong một năm)

Ví dụ:
- Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau chiến tranh
thế giới thứ nhất : giá 1 tờ báo đã tăng từ 0.3 mác vào tháng 1/1921lên đến
70.000.000mác chỉ trong chưa đầy 2 năm sau.; từ tháng giêng năm 1922 đến tháng
11/ 1923, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác
động tiêu cực tới nền kinh tế Đức đến mức nó được coi là một trong những nguyên
nhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nếu như cuối tháng 2/2008, lạm phát ở Zambawe là 165.000% thì tới tháng 5 vừa
qua, con số này đã tiến sát 2.000.000%. Vào thời điểm cuối tháng 3, người ta chỉ mất
15 triệu đô Zimbabwe để mua một ổ bánh mì, thì giờ đây họ phải chi tới 600 triệu.
Một chai dầu ăn 2 lít nay có giá tới 5 tỷ đô, bằng cả tháng lương của một công nhân
có thu nhập thấp.
Định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm
phát hàng tháng từ 50% trở lên lạm phát 50% một tháng có thể thực sự ko gây ấn tượng,
nhưng nếu tỷ lệ lạm phát này duy trì liên tục suốt 12 tháng thì tỷ lệ lạm phát cả năm sẽ
lên đến 13000 phần trăm. Theo định nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15
cuộc siêu lạm phát.
Một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát:
- Thứ nhất, các biện pháp này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định.
- Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát đã có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến
tranh, nội chiến, hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. Vào
những năm 1980, các cú sốc bên ngoài và cuộc khủng hoảng nợ của thế giới thứ ba
đã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra siêu lạm phát ở 1 số nước MỸ la-tinh.

Tác động:
Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong cung tiền, điều
này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải cài trợ cho thâm hụt ngân sách quá lớn. Hơn
nữa một khi lạm phát cao đã bắt đầu , tình hình thâm hụt ngân sách có thể trở nên ko thể
kiểm soát được: lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu từ thuế tính theo phần trăm
so với GDP mà điều này đến lượt nó làm tưng thâm hụt ngân sách và dẫn đến lạm phát
cao hơn. Dựa trên các bằng chứng lịch sử, dường như là thâm hụt ngân sách kéo dài được
tài trợ phát hành tiền trong khoảng từ 10- 12 % của GDP sẽ gây ra lạm phát.

Lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển thường
diễn ra dài và vì thế hậu quả của nó trầm trọng và phức tạp hơn. Chính vì thế nhiều nhà
kinh tế học kết hợp 3 loại lạm phát trên và thời gian diễn ra của nó để chia lạm phát ở
các nước này thành 3 loại:
- Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỉ lệ lạm phát đến 50% một năm
- Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỉ lệ lạm phát trên 50% một
năm
- Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỉ lệ lạm phát trên 200% một năm

III. Các nguyên nhân gây ra lạm phát :

1. Lạm phát do cầu kéo:

Khái niệm:
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá
mức tự nhiên.
Thực ra đây cũng là một cách định nghĩa về lạm phát dựa vào nguyên nhân gây ra lạm
phát : lạm phát được coi là sự tồn tại của một mức cầu quá cao.

Nguyên nhân:
Theo lý thuyết này nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích do nền kinh tế chi
tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Tuy nhiên để cho định nghĩa này có sức thuyết phục thì
cần phải giải thích tại sao chi tiêu lại liên tục lớn hơn giá trị sản xuất . Chúng ta sẽ lần
lượt xem xét các thành tố của AD:
P
AS0
P1

P2
AD1
xxa

AD0

Y* Y1 Y
Lạm phát có thể hình thành khi:
- Xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư tức là thay
đổi C và I.
Chẳng hạn khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của
những mặt hàng này sẽ gia tăng, làm cho lạm phát tăng lên và ngược lại. tượng tự, lạm
phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu đầu tư: sự lạc quan của các nhà đầu
tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đâỷ giá cả tưng lên.
- Có sự gia tăng quá mức trong các chương trình chi tiêu của chính phủ.
Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ
tầng, thì mức giá sẽ tăng. Ngược lại, khi chính phủ quyết định cắt giảm các chuương trình
chi tiêu công cộng, hoặc các công trình đầu tư lớn dã kết thúc thì mức giá sẽ giảm.
- Do nhu cầu xuất khẩu.
Tuy nhiên, hàng xuất khẩu tác động tới lạm phát trong nước theo 1 cách khác: khi nhu
cầu XK tăng, lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức giá
trong nước. ngoài ra nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm
phát, đặc biệt trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, vì điều này có thể là nguyên nhân dẫn
tới sự gia tăng lượng tiền cung ứng. Tình hình ngược lại sẽ xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu
trì trệ và luồng vốn nước ngoài chảy vào giảm do nền kinh tế thế giới hay trong khu vực
rơi vào 1 cuộc suy thoái.
- Bên cạnh đó, sự gia tăng cầu còn do sự tăng cung tiền của NHTW

2. Lạm phát do chi phí đẩy :

Khái niệm:
Là lạm phát cũng xảy ra khi 1 số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế
ngay cả trong thời kỳ tài nguyên không được sử dụng hết.
Trong đồ thị AD-AS, một cú sốc như vậy sẽ làm đường AS dịch chuyển lên trên và sang
bên trái. Trong bối cảnh đó, mọi biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đều biến động
theo chiều hướng bất lợi: Y giảm  thất nghiệp và lạm phát đều tăng. Chính vì vậy, loại
lạm phát này được gọi là lam phát do chi phí đẩy hay lam phát kém suy thoái.
Trong trường hợp này, yêu cầu khôi phục lại trạng thái toàn dụng được đặt ra. Thông
thường chính phủ sẽ thực hiện chính sách gia tăng chi tiêu, giảm thuế hoặc tăng cung tiền
để tăng tổng cầu.

Có 3 loại chi phí có thể gây ra lạm phát là:


- Tiền lương: Khi công đoàn thành công trong viêc đẩy tiền lương tăng cao, các
doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện. Vòng xoáy đi lên
của tiền lương và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng nếu chính phủ tìm cách
tránh suy thoái bằng cách mở rộng tiền tệ.

- Thuế gián thu: Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời đến tất cả
các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát.ở đây , thuế gián thu ( kể cả thuế nhập
khẩu, các loại lệ phí bắt buộc) đóng 1 vai trò đặc biệt quan trọng vì chúng tác động
trực tiếp tới giá cá hàng hóa. Nếu so sánh với các nước phát triển là những nước có tỷ
lệ thuế trực thu cao, chúng ta có thể nhận định rắng ở các nước đang phát triển, nơi
mà thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ thuế thì thay đổi thuế
gián thu dường như co tác động mạnh hơn tới lạm phát.

- Giá nguyên liệu nhập khẩu: đối với các nền kinh tế nhập khẩu, nhiều loại nguyên
liệu cấu kiện cần thiết mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay
đổi giá cả của chúng( có thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đoái biến động) sẽ
có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng
mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm mạnh trên thị trường tài chính
quốc tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ.
Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng lẽ, nhưng cũng có thể gây ra tác động tổng
hợp, làm cho lạm phát gia tăng với tốc độ cao( lạm phát cao ) và rất cao( siêu lạm phát).
Nếu chính phủ phản ứng quá mạnh thông qua các chính sách thích nghi, lạm phát có thể
trở nên ko kiểm soát được, như tình hình của nhiếu nước trong những năm 1970- 1980.

3. Lạm phát ỳ của nền kinh tế:

Khái niệm:
Là lạm phát có tỉ lệ giá tăng lên theo một tỉ lệ khá ổn định trong một thời gian dài.

Trong các nền kinh tế hiện đại trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có
xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo 1 tỷ lệ khá ổn định. Tỷ
lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ.

Đây là loại lạm phát hoàn toàn được dự tính trước. Mọi người đã biết trước và tính đến
khi thoả thuận về các biến tỷ lệ lạm phát cân bằng trong ngắn hạn và nó sẽ được duy trì
cho đến khi có các cú sốc tác động đến nền kinh tế

.
Trong đồ thị AD-AS, cả đường AD, AS cùng dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau.
Sản lượng luôn được duy trì ở mức tự nhiên, trong khi mức giá tăng với một tỷ lệ ổn định
theo thời gian

IV. Tác động của lạm phát:

1. Phân phối lại thu nhập:


Nếu các tầng lớp có thu nhập cao nắm các tài sản được chỉ số hóa như ngoại tệ phần
nhiều trong khi có người có thu nhập thấp có thu nhập thấp bằng đồng nội tệ thì khi lạm
phát xảy ra sẽ nâng cao sự bất bình đẳng ngay cả khi lạm phát dự tính được.
2. Điều chỉnh lãi suất danh nghĩa:
Theo hiệu ứng Fisher, khi tỉ lệ lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng sẽ tăng cùng tỉ
lệ. lãi suất thực sẽ vẫn giữ nguyên.
3. Tác động đến sán lượng:
theo kinh tế vĩ mô hiện đại thì không có mối quan hệ trực tiếp giữa lạm phát và mức sán
lượng vì có trường hợp lạm phát cao nhưng sản lượng cao (lạm phât do cầu kéo) và lạm
phát cao nhưng sán lượng thấp (do chi phí đẩy).
4. Kích thích gia tăng khối tiền trong nền kinh tế:
Khi lạm phát diễn ra, mọi người sẽ có xu hướng cộng thêm phần trượt giá vào các chỉ
tiêu có liên quan, do đó nhu cầu về tiền giao dịch tăng.
5. Tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế khá phức tạp. Lạm phát có tác dụng
dương tới tăng trưởng khi ở mức khoảng 10% một năm, tác động này trở nên hơi âm khi
trong khoảng 10-15% một năm và khi tỉ lệ lạm phát vượt quá 15% một năm thì quan hệ
giữa lạm phát và tăng trưởng là âm

V. Chi phí xã hội của lạm phát:


Lạm phát có thể gây ra một số tác hại mà chúng ta không dễ phát hiện được.
- Chi phí mòn giày
- chi phí thực đơn
- Giá cả tương đối biến động mạnh hơn
- Thay đổi gánh nặng thuế
- Sự nhầm lẫn và bất tiện
- Tái phân phối của cải một cách tùy tiện

VI. Các biện pháp để ổn định lạm phát:

1. Thay đổi cung tiền phải luôn đặt trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. mối
quan hệ này được biểu hiện qua công thức:

P.Q = M.V
- P: mức giá
- Q: sản lượng thực
- M: cung tiền
- V: vòng quay trung bình của tiền
Do đó, NHTW cần bám sát chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của Quốc Hội đề ra hàng năm đẻ
điều tiết chính sách tiền tệ, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế mà không gây ra lạm phát vượt
mức ( với ở đây giả định là vòng quay đồng tiền cố định)

2. Gia tăng tiền lương phải đặt trong mối quan hệ với năng suất lao động

Tiền lương tăng  chi phí sx tăng  giá tăng  nguy cơ lạm phát do chi phí đẩy
Vì thế, mức lương tăng phải nhỏ hơn năng suất lao động để tiền lương trong một đơn vị
sản phẩm dẽ giảm và không có hiện tượng chi phí tăng mặc dù tiền lương tăng.

3. Quản lý ngân sách nhà nước khi phát hành tiền để bội chi ngân sách
Phải khống chế mức bội chi ngân sách. Ngân sách NN chỉ được bội chi cho đầu tư phát
triển và được quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quá, không bội chi thường xuyên, không
phát hành tiền, không vay thương mại nước ngoài và vay ngắn hạn trong nước để bù đắp
bội chi. Nguồn bù đắp bội chi chủ yếu bằng nguồn vốn ODA, vay trung và vay dài hạn
bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ.

4. Giải phóng các tiềm năng sản xuất của đất nước, khai thác tối đa, có hiệu quả
các nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, thị trường, công nghệ tiên tiến, kinh
nghiệm quản lý.

5. Xóa bỏ độc quyền, thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Độc quyền làm cho giá cả xã hội ở mức cao, ngược lại khi thị trường ở mức độ canh
tranh hoàn hảo giá sẽ có xu hướng giảm do cạnh tranh.
Cạnh tranh sẽ thúc đấy cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý kinh tế, làm giảm chi phí sản
xuất để thắng được cái đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng xã hội được lợi: hàng hóa nhiều, đa
dạng còn giá thì giảm.

VII. MỘT VÍ DỤ VỀ LẠM PHÁT:

Lạm phát tăng tốc trong năm 2004

Sau 1 thời gian kiềm chế ở mức thấp, lạm phát đã bùng lên trong năm 2004. Điều này
đươc coi là 1 trong những sự kiện kinh tế nổi bật của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, CPI năm 2004 tăng 9,5 %, trong đó chỉ số giá nhóm lương thực- thực
phẩm tăng cao nhất 15,6 % ( lương thực tăng 14,3%, thực phẩm tăng 17,1%) nhóm dược
phẩm y tế tăng 9,1%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 7,4% các nhóm hàng khác
tăng từ 2,2%- 5,9%. Đây là mức tăng giá cao nhất trong 9 năm qua và cũng là năm đầu
tiên kể từ năm 1999 tỷ lệ lạm phát vượt ngưỡng do Quốc hội đề ra(5%). Câu hỏi đặt ra
là tại sao lạm phát ở Việt Nam lai tăng đột biến như vậy?
Trước hết, cần phải khẳng định rằng diễn biến lạm phát toàn cầu đã có ảnh hưởng quan
trọng đến động thái lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua.Cùng với quá trình hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, những biến động của giá cả
trên thị trường thế giới đã có tác động rõ rệt đến thị trường trong nước. Thực tế là tình
trạng lạm phát quá thấp và thậm chí là trạng giảm phát vào những năm 1999- 2000không
phải la do chính sách tài khoá và tiền tệ quá thắt chặt hay do nền kinh tế tăng trưởng quá
cao gây ra tình trạng dư thừa hàng hoá, mà nguyên nhân chủ yếu là do xu hướng giảm giá
toàn cầu sau 1 cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á. Còn trong năm 2004, bất
chấp nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, trong khi các chính sách tài khoá và tiền tệ không
có điều chỉnh đáng kể so với các năm trước, nhưng lạm phát vẫn tăng tốc.
Thực ra lạm phát cao trong năm 2004 không phải là hiện tượng riêng có của Việt Nam
mà là hiện tượng kinh tế mang tính toàn cầu. Hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới đều
đối mặt với mức lạm phát cao hơn trong năm 2004. Lạm phát cao ở nước ngoài đã lan
truyền vào nền kinh tế Việt Nam qua cả hai kênh: xuất khẩu và nhập khẩu. Với kênh xuất
khẩu, theo tính toán của Bộ Thương mại tính trung bình gía hàng xuất khẩu của Việt
Nam nâm 2004 đã tăng 8% so với năm 2003. Sự gia tăng giá xuất khẩu làm tăng giá thu
mua trong nước và góp phần làm tăng mức giá chung trong thị trường nội địa. Đồng thời,
khi thu nhập của các nhà sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu được cải thiện, họ sẽ
mua nhiều hàng hoá và dịchvụ hơn, điều này liên tục làm tăng tổng cầu. kết quả là cả
mức giá và sản lượng đều tăng lên tăng lên mức cao hơn. Đây là 1 lý do quan trọng làm
cho nền kinh tế trong năm 2004 vừa tăng trưởng nhanh hơn ,vừa trải qua lạm phát cao
hơn. Còn với kênh nhập khẩu, giá của nhiều vật tư quan trọng nhập khẩu như: phôi thép,
hạt nhựa, hoá chất sản xuất tân dược, xăng dầu, khí đốt hoá lỏng, phân bón hóa học,
clinker, phụ liệu ngành dệt may… đã tăng lên đáng kể trong năm 2004. Các doanh
nghiệp đều tìm cách đưa chi phí cao hơn vào giá cả và do đó đẩy giá nhiều mặt hàng sản
xuất trong nước tăng lên.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nước Châu Á khác cũng chịu những tác động bên ngoài
tương tự như Việt Nam, nhưng mức lạm phát của họ chỉ dưới 5% . Do vậy , lạm phát cao
ở Việt Nam trong năm 2004 phải có sự đóng góp quan trọng của các nhân tố bên trong
dưới đây:
Thứ nhất, dịch cúm gà lan rộng 57 tỉnh, thành phố làm cho nước ta thiệt hại hơn 1300 tỷ
đồng, làm giảm 1% tăng trưởng GDP, làm chết 1/10 đàn gia cầm, đẩy hàng nghìn bộ
chăn nuôi đến bờ vực phá sản. Do giá thịt gà tăng cao cùng với sự quan ngại về sự an
toàn sử dụng thực phẩm, người dân đã chuyển mạnh sang sử dụng các loại thực phẩm
thay thế( thịt lợn, thịt bò ,cá,..) Nhưng do nguồn cung về các thực phẩm này ít co giản
trong ngắn hạn, nên giá của chúng đã tăng mạnh trong 2004. Số liệu thống kê cho thấy
gía thực phẩm cao là nguồn chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát cao bất thường trong năm
2004.
Thứ hai, Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện nỗ lực kích cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trong năm 2004. Nhìn chung,tốc độ tăng của tổng phương tiện thanh toán, dư nợ
tín dụng và chi tiêu Chính phủ trong năm 2004được duy trì ở mức cao tương tự như trong
giai đoạn 1999- 2003. Tuy nhiên các bằng chứng thực nghiệm cho thấy các nguồn lực
nhìn chung đã được sử dụng gần tới giới hạn trên. Trong bối cảnh đó nếu không có các
khoản đầu tư mới để tăng năng lực sản xuất, sự gia tăng tổng cầu sẽ chủ yếu làm tăng
mức giá mà ít ảnh hưởng đến sản lượngvà việc làm. Điều này cũng cảnh báo về tiềm
năng mà chính sách kích cầu có thể tiếp tục khai thác trong thời gian tới.
Thứ ba, tâm lý tăng trưởng và đưa tiền mới có mệnh giá lớn vào lưu hành cũng tao ra
yếu tố tâm lý bất lợi làm tăng tốc độ chu chuyển của tiền và do đó làm tăng giá cả thị
trường trong nước.
Thứ tư, việc điều hành quản lý của nhà nước còn chưa theo kịp yêu cầu, nhất là trong hệ
thống phân phối lưu thông (điển hình là thép và thuốc chữa bệnh) đã tạo kẽ hở cho các
nhà cung ứng thông đồng tích trữ hàng để đầu cơ tăng giá.

B. THẤT NGHIỆP:

I. Định nghĩa:
- Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến
thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để
phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
- Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế hoạch
hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong
độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam
(nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi).
- Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực hay nguồn
lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ. Trong đó lực lượng
lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi lao
động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp). Lao động dự trữ bao
gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không có
nhu cầu lao động.
- Trong đó:
• Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần của xã hội.
• Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp
luật cấm.
 Vậy:
• Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động,
không có việc làm và đang tìm kiếm việc làm.
Dân số

Số người trong độ tuổi lao Số người ngoài độ tuổi


động lao động

Có khả năng lao động Không có khả năng lao động

Nguồn nhân lực

Lực lượng LĐ Ngoài Lực lượng LĐ

Thất nghiệp Có việc làm

• Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ lệ % số người thất nghiệp so với lực lượng lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp = (số người thất nghiệp*100%)/( lực lượng lao động )

II. Nguyên nhân của thất nghiệp:

- Ở xã hội cộng đồng xã hội nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc
mọi thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc.
- Trong xã hội phong kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người luôn có
việc làm.

- Trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của họ (nô lệ) rỗi rãi
trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc làm
cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là
thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ
lao động).

 Thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy
theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho
việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm
chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp. Người lao động không có các nguồn lực sản
xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp.

• Giải thích thất nghiệp theo các học thuyết kinh tế học:

- Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau.

• Kinh tế học Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản
xuất và sa thải công nhân. (khi suy thoái KT xảy ra)

• Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng

• Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến
từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn
người lao động.

• Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện.

• Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi
nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản.

• Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ
Latinh chỉ ra, ở các nước đang phát triển, tình trạng thất nghiệp cao trong phụ
nữ và thanh niên còn là hậu quả của những quy định về trách nhiệm chủ lao
động.

III. Phân loại thất nghiệp:

1. Thất nghiệp tạm thời (thất nghiệp cọ xát):


- Là loại thất nghiệp xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm
một nơi làm phù hợp hơn hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang
chờ việc…
- Loại thất nghiệp này tồn tại ngay cả khi thị trường lao động cân bằng.
- Tồn tại trong 1 thời gian ngắn.

2. Thất nghiệp cơ cấu:


- Xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động, do:
• Sự không tương thích của phân bố lao động và phân bố chỗ làm việc (khác biệt
địa lý hoặc khác biệt kỹ năng).
• Người thất nghiệp không muốn hoặc không thể thay đổi nơi ở hoặc chuyển đổi kỹ
năng.
3. Thất nghiệp chu kỳ:
- Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp theo lý thuyết Keynes) là loại thất nghiệp được tạo ra
trong tình trạng nền kinh tế suy thoái khi tổng cầu lao động thấp hơn tổng cung lao
động.
- Thất nghiệp chu kỳ gây ra tình trạng công nhân bị sa thải.

• Ngoài ra, còn có các loại thất nghiệp:


- Thất nghiệp mùa vụ: do công việc mang tính mùa vụ. Ví dụ: thợ hồ xây nhà.
- Thất nghiệp vô hình: người lao động có việc, nhưng công việc không đủ để làm đủ
thời gian quy địnhè Năng suất thấpè Thu nhập thấp.
- Thất nghiệp trá hình: người lao động có việc, nhưng khai báo thất nghiệp nhằm
hưởng trợ cấp thất nghiệp.

* Ví dụ về tình trạng thất nghiệp ở Canada đầu thập kỉ 90:


- Tổng cầu giảm mạnh đầu thập kỉ 90, do:
● Chính sách tiền tệ chống lạm phát của Ngân hàng Canada, làm tăng lãi suất thực tế và
giảm nhu cầu đầu tư.
● Chi tiêu tiêu dùng giảm, do sự giảm lòng tin người tiêu dùng trong tương lai.
● Giảm xuất khẩu ròng, do sự suy thoái ở Hoa Kỳ và tỷ giá hối đoái cao bất thường.
- Sự giảm sút về nhu cầu lao động do việc cơ cấu lại rộng khắp trong toàn bộ nền kinh tế
Canada ảnh hưởng bởi Hiệp định Tự do Thương mại, sự ra đời của GST, và thay đổi kỹ
thuật mạnh mẽ trong ngành công nghiệp máy tính.
- Vậy tổng cầu AD giảm xuống tạo ra sự tăng lên thất nghiệp chu kỳ, trong khi việc cơ
cấu lại tạo ra thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp tự nhiên.

Mức lương thực tế Thất nghiệp Mức thất nghiệp GDP thực tế

(Tỷ đô la theo giờ) (tỷ đô la)


1990, quý I $13.65 23 7.5% 710.5

4. Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên:


- Các giả thiết của kinh tế học cổ điển được áp dụng trong lý luận về tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên, đó là nền kinh tế ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, thị trường hàng
hóa và thị trường lao động có khả năng điều chỉnh tức thời trước các biến động của
giá cả.
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng.

Ls = Ld  Ut = Un.
LLLĐộng (LF) = số người có việc làm + số người không có việc làm.

- Giả định rằng con số này tăng lên khi mức lương thực tế tăng - chúng ta có thể xây
dựng một đường lực lượng lao động (LF) dốc đi lên như trong hình dưới đây.

- Số lượng người
có việc làm được xác
định bởi điểm mà ở đó LD = LS.
- Số lượng người không có việc làm được xác định bằng sự chênh lệch giữ lực lượng
lao động và điểm cắt nhau giữa LD và LS, như được chỉ ra trong Hình 1.

Như hình trên chỉ ra, thậm chí tại mức việc làm đầy đủ chúng ta vẫn có một số người thất
nghiệp, chúng ta gọi đó là thất nghiệp tự nhiên.

Điều quan trọng là cần nhận thức được rằng khi cầu về lao động = cung về lao động, vẫn
có một mức thất nghiệp tự nhiên phát sinh từ luân chuyển thị trường lao động tự nhiên 
Un > 0

- Trong thị trường lao động luôn có một dòng người lao động có/mất việc làm, gia
nhập/thoát ra khỏi lực lượng lao động.
- Ở mức thất nghiệp tự nhiên, tỉ lệ lạm phát là vừa phải.
5. Tác hại của thất nghiệp:
- Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác,
tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu
cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh
vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra
rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm
chất lượng sức khỏe.
- Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việc thu
nhập thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ
cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao
động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho
mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp,
hạn chế cơ hội thăng tiến, v.v..),trình độ, năng lực. Cái giá khác của thất nghiệp còn
là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những
công việc không phù hợp với trình Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc
dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết.
- Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công
đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ
nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập
công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất
nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi
phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.
- Người thất nghiệp dễ ở trong tình trạng mình là người thừa tuy nhiên sự tác động là
khác nhau giữa hai giới. Ở phụ nữ nếu không có việc làm ngoài thì việc nội trợ và
chăm sóc con cái vẫn có thể được chấp nhận là sự thay thế thỏa đáng, ngược lại ở
người nam, đem thu nhập cho gia đình gắn chặt đến giá trị cá nhân, lòng tự trọng.
Nam giới khi mất việc làm thường tự ti, rất nhạy cảm và dễ cáu bẳn, họ có thể tìm
đến rượu, thuốc lá để quên đi buồn phiền, tình trạng này kéo dài ngoài khả năng gây
nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe còn có thể khởi tạo một vấn đề mới đó
là bạo hành gia đình. Họ cũng dễ bị rối loạn tâm lý như buồn phiền, mất ngủ, trầm
cảm và như đã nói ở trên đôi khi còn dẫn đến hành vi tự sát.
- Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các
nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm
và dịch vụ.
- Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy
mô.
- Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu
dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình
trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó
mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.
• Tóm lại:
 Đối với cá nhân người lao động:
- Giảm thu nhập
- Kỹ năng, chuyên môn mai một
- Hạnh phúc gia đình bị đe dọa…
 Đối với xã hội:
- Sản lượng nền kinh tế giảm sút
- Chính phủ phải tăng chi tiêu cho trợ cấp
- Tệ nạn xã hội, tội phạm gia tăng

6. Lợi ích của thất nghiệp:


- Tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực giảm lạm phát. Điều này được
minh họa bằng đường cong Phillips trong kinh tế học.

- Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động.
Người lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong
muốn và điều kiện cư trú. Về phía giới chủ, tình trạng thất nghiệp giúp họ tìm
được người lao động phù hợp, tăng sự trung thành của người lao động. Do đó, ở
một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi
nhuận.

7. Biện pháp giảm thất nghiệp:


• Chính sách nhằm vào cung lao động
- Giảm trợ cấp thất nghiệp
- Giảm thuế thu nhập
- Đào tạo và đào tạo lại cho đúng hướng
• Chính sách nhằm vào cầu lao động
- Trợ cấp hoặc giảm thuế đối với giá nguyên vật liệu.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất.
- Phát triển mọi thành phần kinh tế và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
• Đối với thất nghiệp chu kỳ:
- Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng
- Thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng
 Tăng tổng cầu

C. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

Mối quan hệ này được mô tả bằng đường cong Phillips.

1. Trong ngắn hạn.

Trong lạm phát, nếu lạm phát do cầu thì khi giảm lạm phát, sản lượng thực giảm và do đó
tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên, được mô tả bằng đường cong Phillips ngắn hạn.

Kinh tế Mỹ thập niên 1960 có hiện tượng tỷ lệ lạm phát khá cao mặc dù tốc độ tăng
trưởng GDP cũng cao. Để giải thích hiện tượng đó, các nhà kinh tế của trường phái kinh
tế học vĩ mô tổng hợp đã sử dụng kết quả nghiên cứu của Phillips và dựng nên đường
cong Phillips dốc xuống phía phải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức tỷ
lệ thất nghiệp và trục tung là các mức tỷ lệ lạm phát. Trên đường này là các kết hợp giữa
tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Dọc theo đường cong Phillips, hễ tỷ lệ thất nghiệp
giảm xuống thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên; và ngược lại. Từ đó, trường phái kinh tế học vĩ
mô tổng hợp lý luận rằng để giảm tỷ lệ thất nghiệp chính phủ đã sử dụng chính sách quản
lý tổng cầu, song do tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ ngược chiều bền vững với tỷ lệ lạm
phát, nên tăng trưởng kinh tế cao đương nhiên gây ra lạm phát. Lạm phát là cái giá phải
trả để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

2. Trong dài hạn:

Chủ nghĩa tiền tệ đã bác bỏ lý luận nói trên của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp.
Họ cho rằng đường cong Phillips như trên chỉ là đường cong Phillips ngắn hạn.
Friedman đã đưa ra khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, theo đó khi thị trường lao động
ở trạng thái cân bằng vẫn có thất nghiệp. Đây là dạng thất nghiệp tự nguyện. Vì thế, ở
trạng thái cân bằng, tỷ lệ thất nghiệp vẫn là một số dương. Và khi nền kinh tế cân bằng,
thì lạm phát không xảy ra. Đường cong Phillips ngắn hạn dốc xuống phía phải và cắt trục
hoành ở giá trị của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Hễ chính phủ áp dụng các biện pháp nhằm
đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức này, thì giá cả sẽ tăng lên (lạm phát), và có sự dịch
chuyển lên phía trái dọc theo đường cong Phillips ngắn hạn. Sau khi lạm phát tăng tốc, cá
nhân với hành vi kinh tế điển hình (hành vi duy lý) sẽ dự tính lạm phát tiếp tục tăng tốc.
Trong khi tiền công danh nghĩa không đổi, lạm phát tăng nghĩa là tiền công thực tế trả
cho họ giảm đi. Họ sẽ giảm cung cấp lao động, thậm chí tự nguyện thất nghiệp. Tỷ lệ thất
nghiệp lại tăng lên đến mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở
mức cao. Nếu nhà nước vẫn cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức tự nhiên, cơ
chế như trên lại xảy ra. Hậu quả là, trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức tự nhiên
mà tỷ lệ lạm phát lại bị nâng lên liên tục. Chính sách của nhà nước như vậy là chỉ có tác
dụng trong ngắn hạn, còn về dài hạn là thất bại.
Tập hợp các điểm tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và các mức tỷ lệ lạm phát liên
tục bị đẩy lên cao tạo thành một đường thẳng đứng. Đường này được gọi là đường
Phillips dài hạn.

3. Ý nghĩa mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp:

- Có một mức thất nghiệp tối thiểu mà nền kinh tế có thể chịu đựng được trong dài
hạn mà không gây ra lạm phát.
- Có thể lợi dụng đường cong Phillips ngán hạn:

• Đưa tỉ lệ thất nghiệp xuống dưới tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên nhưng cái giá
phải trả là lạm phát tăng cao.
• Hoặc phải chịu tỉ lệ thất nghiệp cao để đẩy lạm phát xuống.
GVBM: TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư
Lớp: K08402A
Thành viên:
• NGÔ PHUƠNG LAN – K08402
• PHÙNG THỊ THẢO NHUNG-K08402
• NGUYỄN HÒANG PHUỢNG THẢO-K084020185
• LÊ THỊ ANH THƯ-K084020194
• NGUYỄN HOÀNG KIM THƯ-K084020195

You might also like