You are on page 1of 6

Bài tập nhóm tháng thứ hai – Lý luận Nhà nước và pháp luật – Nhóm B2 K3411

I. Lời mở đầu

Trong quá trình hình thành lịch sử loài người, chúng ta đã trải qua bốn kiểu nhà nước. Trong đó
nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng, hoàn thiện và phát triển nhất trong lịch sử các kiểu
nhà nước bóc lột. Mặc dù tính đến nay, sự tồn tại của nhà nước tư sản ngắn hơn nhiều so với nhà nước
chủ nô và nhà nước phong kiến song, chính nó đã mang lại cho nền văn minh nhân loại nhiều tiến bộ lớn.
Bên cạnh sự tiến bộ mà kiểu nhà nước này đem lại thìcòn có một số hạn chế.
Vìthế để hiểu rõ hơn về nhà nước tư sản, nhóm B2 quyết định chọn đề tài :”Nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của nhà nước tư sản” làm vấn đề thảo luận trong bài tập nhóm tháng thứ hai.

II. Nội dung chính

1. Tìm hiểu những khái niệm liên quan:


Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức
và hoạt động dựa trên những nguyên tắc điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật nhằm vận hành
quyền lực nhà nước hay thực hiện các chức năng nhiệm vụ cụ thể của nhà nước.

“Nguyên tắc” có nghĩa là các cơ sở cốt lõi nền tảng . Khái niệm nguyên tắc trong khoa học pháp
lý hiện đại được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo, những định hướng cơ bản. Như vậy có thể hiểu nguyên
tắc tổ chức và hoạt động là những tư tưởng chỉ đạo, những định hướng cơ bản được xác lập trong hiến
pháp làm cơ sở nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của nhà nước tư sản.

2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động trong bộ máy nhà nước tư sản:
Hệ thống nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước tư sản rất phong phú và nhiều loại. Trong
đó các nguyên tắc cơ bản có tính bao quát đối với toàn thể bộ máy nhà nước thường được ghi nhận trong
hiến pháp đạo luật cơ bản của nhà nước bao gồm:
 Nguyên tắc phân quyền.
 Chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân.
 Nguyên tắc pháp chế và nhà nước pháp quyền tư sản.
 Nguyên tắc đa nguyên chính trị, đa đảng.
 Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người.

a. Nguyên tắc phân quyền


Nguyên tắc phân quyền được hình thành trên cơ sở của thuyết phân quyền – một trong những
học thuyết chính trị pháp lý tiến bộ do các học giả tư sản tự do ở châu Âu xây dựng vào thế kỷ 18 mà
người tiêu biểu nhất là Montésquieu. Theo ông: “Quyền lực nhà nước chia thành ba bộ phận: quyền lập
pháp, quyền hành pháp, và quyền tư pháp”, trong đó:

1
Bài tập nhóm tháng thứ hai – Lý luận Nhà nước và pháp luật – Nhóm B2 K3411

Quyền lập pháp thuộc về nghị viện: Nghị viện về mặt hình thức là cơ quan đại diện cao nhất, có
chức năng thể chế hóa các quy định chính trị quan trọng của Đảng cầm quyền thành đạo luật, đồng thời
là cơ quan kiểm tra hoạt động của cơ quan hành pháp.
Quyền hành pháp thuộc về chính phủ: Chính phủ ở các nước tư sản chiếm vị trítrung tâm trong
hệ thống các cơ quan nhà nước. Việc lập chính phủ ở từng nước có khác nhau nhưng dựa trên nguyên
tắc chung là Đảng phái nào chiếm đa số ghế trong nghị viện thìcó quyền lập chính phủ. Hoạt động hành
pháp thể hiện ở hai nội dung cơ bản là chấp hành pháp luật và thực hiện công tác quản lý hành chính nhà
nước, quản lý công vụ và công sở.
Quyền tư pháp thuộc về tòa án: Chức năng của tư pháp là giải quyết tranh chấp, xét xử vi phạm
pháp luật theo luật định. Các thẩm phán của tòa án tư sản ngyà nay mang tính chuyên nghiệp cao, được
bổ nhiêm trong thời gian dài thậm chí suốt đời nếu không phạm tội. Tòa án đóng vai trò quan trọng
trong việc thức hiện quyền lực chính trị của giai cấp tư sản.
Tóm lại ba quyền này phải đối trọng nhau, không có một cơ quan nào đứng trên ba cơ quan đó.
Nếu cả ba thứ quyền lực này tập trung trong tay một người hoặc một cơ quan nào đó sẽ tạo ra sự lạm
dụng quyền lực và là nguyên nhân dẫn đến sự xâm phạm các quyền công dân và quyền con người.
Ngoài ra, quyền lực nhà nước còn được phân chia theo chiều dọc gồm cơ quan trung ương và cơ
quan địa phương. Việc phân chia như vậy sẽ phân định được chức năng, nhiêm vụ, giới hạn cho các hệ
thống cơ quan nhà nước. Nhờ đó tránh được sự chồng chéo lẫn lộn hoặc tranh giành quyền lực giữa các
hệ thống cơ quan nhà nước.

b. Chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân:


Nguyên tắc này lần đầu tiên được xác lập trong “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ năm 1776 và
“Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp năm 1789. Chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về
nhân nhân, thể hiện tất cả các công việc quan trọng nhất của nhà nước do nhân dân định đoạt. Nhân dân
có thể thực hiện chủ quyền tối cao của mình bằng các phương pháp dân chủ trực tiếp (vídụ như: trưng
cầu dân ý, bầu cử phổ thông đầu phiếu) hoặc các biện pháp dân chủ gián tiếp thông qua nghị viện và các
cơ quan dân cử ở địa phương. Các công việc quan trọng nhất của đất nước là các công việc liên quan
đến vận mệnh quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.

c. Nguyên tắc pháp chế và nhà nước pháp quyền tư sản.


Pháp chế được hiểu là sự tuân thủ của công dân, của các tổ chức, các cơ quan và nhân viên nhà
nước đối với các yêu cầu của pháp luật. Pháp chế tồn tại trong chế độ nhà nước và pháp luật tư sản như
là nguyên tắc cơ bản với những đòi hỏi chặt chẽ: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, tất cả các đạo
luật, các văn bản khác đều phải phù hợp với hiến pháp, nếu trái với hiến pháp thìbị coi là vô hiệu. Và
nhà nước tư sản có các quy định để đảm bảo các nguyên tắc này và phải có sự tuân thủ nghiêm chỉnh,
đầy đủ của công dân đối với các yêu cầu của pháp luật.
Nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước, trong đó các hoạt động của các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội và mọi công dân đều tuyệt đối tuân theo các quy định của hiến pháp và pháp luật.
Hơn thế nữa, nó đòi hỏi phải có thiết chế kiểm tra, giám sát các nhánh quyền lực tối cao trong bộ máy
nhà nước.

2
Bài tập nhóm tháng thứ hai – Lý luận Nhà nước và pháp luật – Nhóm B2 K3411

d. Nguyên tắc đa nguyên chính trị, đa đảng:


Nguyên tắc đa nguyên chính trị, đa đảng là một trong những nguyên tắc cơ bản và phổ biến của
nền dân chủ tư sản đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản của tổ chức nghị viện và chính phủ tư sản.
Nguyên tắc này được thể hiện trong hiến pháp – đạo luật cơ bản cùa nhà nước, nó cho phép công dân có
quyền tự do chính kiến; công dân có thể chỉ trích đường lối chính trị của chính phủ và công khai thể hiện
quan điểm chính trị của mình, cho phép sự tồn tại của nhiều đảng phái chính trị tự do tranh cử trong các
cuộc bầu cử nghị viện và tổng thống.

e. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người:
Đây là một nguyên tắc đặc biệt quan trọng để thiết lập chế định quyền công dân và quyền con
người ở các nhà nước tư sản. Nguyên tắc này mặc dùkhông trực tiếp liên quan đến tổ chức bộ máy nhà
nước nhưng nó lại liên quan trực tiếp đến chức năng quản lý của nhà nước. Trên thực tế, chính phủ tư
sản không thiết lập bất kỳ một hệ tư tưởng nào là hệ tư tưởng thống soái trong xã hội; chính phủ không
can thiệp vào hoạt động báo chí, xuất bản; đồng thời báo chícó thể phê phán chính phủ khi chính phủ có
những quyết sách không đứng đắn, có hiện tượng tham nhũng, bê bối.

3. Thực tiễn áp dụng những nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy
nhà nước tư sản ở một số nước điển hình.
Trên thực tế, việc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản có những biểu hiện khác nhau giữa
các nước:

a. Nước Mỹ:
Nguyên tắc phân quyền: Được thể hiện một cách rõ nét nhất. Theo hiến pháp năm 1787, quyền lực
nhà nước được phân chia thành các quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc kiềm chế và
đối trọng giữa các quyền đó. Quốc hội Mỹ nắm toàn quyền lập pháp, tổng thống Mỹ do nhân dân bầu ra
nắm trọn quyền hành pháp, quyền tư pháp do tòa án tối cao nắm. Nguyên tắc này được áp dụng một
cách cứng rắn. Trong hệ thống liên bang, mối quan hệ giữa các quyền đó có những đặc điểm sau: Chỉ có
quốc hội mới có quyền lập pháp, tổng thống không có quyền giải tán quốc hội, không được ngăn cản
quốc hội họp, hay bế mạc các phiên họp của quốc hội. Ngược lại, tổng thống không chịu trách nhiệm
trước quốc hội, không bị quốc hội miễn nhiệm. Các bộ trưởng chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống.
Luật được quốc hội thông qua, được tổng thống ký và ban bố, tổng thống có quyền giải quyết các đạo
luật. Đối với tòa án chỉ tuân theo pháp luật mà không chịu sự phụ thuộc vào các cơ quan lập pháp, hành
pháp. Mặt khác tòa án cũng không được can thiệp vào hoạt động của các cơ quan đó. Vì vậy, mặc dù cơ
chế phân quyền ở Mỹ là cứng rắn nhưng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không phải
hoàn toàn không có sự xâm nhập, đan xen trong một chừng mực nhất định giữa các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp.

Chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân: Nguyên tắc này thực hiện một cách không triệt để ở Mỹ.
Chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách phiêu lưu quân sự bất chấp dư luận của nhân dân Mỹ nên
đã sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, Trung Đông điển hình năm 2003 ở I-Rắc.

3
Bài tập nhóm tháng thứ hai – Lý luận Nhà nước và pháp luật – Nhóm B2 K3411

Nguyên tắc pháp chế và nhà nước pháp quyền tư sản: Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và
mọi công dân đều tuyệt đối tuân theo các quy định của hiến pháp và pháp luật: Ba lần tổng thống đương
nhiệm bị xét xử theo thủ tục đàn hạch.

Nguyên tắc đa nguyên chính trị và đa đảng: Tồn tại hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Các Đảng này
tự do tranh cử trong các cuộc bầu cử nghị viện và tổng thống.

b. Nước Nhật:
Nguyên tắc phân quyền: Được áp dụng khá mềm dẻo. Nhật Hoàng không có quyền lực đối với
Chính phủ. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan lập pháp duy nhất ở Nhật Bản.
Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện. Quyền hành pháp thuộc về Nội các bao gồm Thủ tướng và các
Bộ trưởng chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội. Thủ tướng do Quốc hội chỉ định và phải là thành
viên của Quốc hội. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm và bãi miễn các Bộ trưởng. Nếu Hạ viện thông qua
nghị quyết không tín nhiệm hoặc bác bỏ nghị quyết tín nhiệm Chính phủ thìNội các phải từ chức trừ phi
Hạ viện bị giải tán trong vòng 10 ngày. Bộ máy tư pháp hoàn toàn độc lập với các ngành lập pháp và
hành pháp, bao gồm toà án tối cao, 8 toà án cấp cao, Chánh án do Hoàng đế bổ nhiệm trên cơ sở Nội các
chỉ định, thẩm phán do Nội các bổ nhiệm.

Nguyên tắc đa nguyên chính trị và đa đảng: Tồn tại các đảng chính là: Dân chủ-Tự do, Dân chủ, Tân
Komeito, Tự do, Bảo thủ, Cộng sản, Dân chủ xã hội. Sau năm 1995 cho đến tháng 8 năm 2009 Đảng
Dân chủ-Tự do là đảng nắm quyền lực, hiện nay là Đảng Dân chủ, song vẫn phải phụ thuộc vào sự hợp
tác liên minh với các đảng khác để có được đa số tuyệt đối trong Quốc hội.

c. Nước Pháp:
Nguyên tắc phân quyền: Không được áp dụng một cách triệt để trong tổ chức bộ máy nhà nước.
Tổng thống: Chiếm vị trívô cùng quan trọng vừa là nguyên thủ quốc gia vừa nắm quyền hành pháp mặc
dù chính phủ do thủ tướng đứng đầu, được tổng thống bổ nhiệm. Tổng thống do nhân dân bầu ra có
quyền yêu cầu nghị viện thảo luận một số điều luật thậm chí toàn bộ bộ luật. Cơ quan lập pháp là
Thượng viện và Hạ viện. Chính phủ nắm toàn bộ bộ máy hành chính và vũ trang. Tòa án tối cao do quốc
hội bầu ra.

Chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân: Hiến pháp năm 1958 của Pháp được áp dụng một cách rộng
rãi. Chính phủ đã trưng cầu dân ý khi giải quyết các vấn đề quan trọng như việc dùng đồng Euro.

Nguyên tắc đa nguyên chính trị và đa đảng: Tồn tại khá nhiều đảng phái chủ yếu chia thành hai cực
đó là: Lực lượng cánh tả: Đảng Xã hội (PS), Đảng Cộng sản Pháp (PCF), phong trào cấp tiến cánh tả
(MRG). Lực lượng cánh hữu, phe giữa: Đảng Tập hợp vìnền cộng hòa (RPR), Đảng liên minh vìphong
trào nhân dân(UMP). Hiện nay Đảng UMP đang là Đảng nắm quyền lực tại Pháp.

4
Bài tập nhóm tháng thứ hai – Lý luận Nhà nước và pháp luật – Nhóm B2 K3411

III. Kết luận

Bộ máy nhà nước tư sản hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nhà nước tư
sản, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Sự biểu hiện của những nguyên
tắc ấy có những điểm khác nhau giữa các nhà nước khác nhau. Song khái quát lại có thể thấy các nhà
nước tư sản được tổ chức và hoat động theo một số nguyên tắc cơ bản như:nguyên tắc phân chia quyền
lực, pháp chế, dân chủ, đa nguyên chính trị và đa đảng, tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân và con
người.

Qua việc phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước tư sản ta thấy được sự phát triển
khá hoàn thiện của bộ máy nhà nước tư sản. Trong đó các cơ quan được tổ chức và hoạt động một cách
khoa học đảm bảo cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước của giai cấp tư sản, đảm bảo phát huy những
thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Song bên cạnh tính ưu việt thìbộ máy nhà nước
tư sản vẫn bộc lộ nhiều hạn chế vídụ như các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, tôn trọng và bảo vệ các
quyền công dân và con người… được áp dung ở một số nước chưa triệt để còn mang nặng tính líthuyết
chưa áp dung nhiều trên thực tế.

Tuy còn nhiều hạn chế song nhìn chung những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước tư sản khá hợp lí đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước tư sản. Vìvậy để bộ
may nhà nước tư sản hoat động có hiệu quả thỉ cần có các biện pháp tổ chức các cơ quan nhà nước một
cách hợp líchặt chẽ để phát huy các mặt ưu việt của nó, phùhợp với quá trình phát triển của xã hội.

5
Bài tập nhóm tháng thứ hai – Lý luận Nhà nước và pháp luật – Nhóm B2 K3411

Danh mục tài liệu tham khảo

[1]. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Chủ biên PGS.TS Lê Minh
Tâm, Nxb. Công an nhân dân 2003.

[2]. Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật. Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội.

[3]. Giáo trình lí luận về nhà nước và pháp luật, PGS.TS Nguyễn Văn Động, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2008.

[4]. Nội dung cơ bản của môn học líluận nhà nước và pháp luật,Chủ biên: TS.Nguyễn Thị Hồi và TS.Lê
Vương Long , Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội, 2008.

[5]. . Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại – Lí luận và thực tiễn. PGS.TS Thái Vĩnh Thắng, Nxb.Tư
pháp, Hà Nội, 2008.

You might also like