You are on page 1of 30

Câu 1: Hoạt động xây dựng bao gồm những công việc gì ?

Luật xây dựng có


quan hệ như thế nào đối với các hoạt động xây dựng ? (SGK_07)

a.Theo Luật XD thì hoạt động xây dựng bao gồm việc lập quy hoạch xây dựng, lập
dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây
dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt
động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

b. Luật XD qui định mối quan hệ khắng khít và chi phối các hoạt động XD. Luật XD
điều chỉnh mọi hoạt động xây dựng (bao gồm lập quy hoạch xd, lập dự án đầu tư xd,
khảo sát, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công, giám sát thi công quản lý dự
án…và các hoạt động có liên quan). LXD cũng điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của
các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng.

Câu 2: Những yếu tố tạo thành nên công trình là gì ? Luật xây dựng qui định như
thế nào để quản lý các yếu tố đó ? (SGK_07)

a. Theo Luật XD, công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao
động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định
vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước
và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.

b. Để quản lý các yếu tố đó, Luật XD bao gồm luật và các văn bản dưới luật quy định
các nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ trong các hoạt động xd, trong đó có quan hệ về
quản lý nhà nước, quản lý nghề nghiệp, quản lý kỹ thuật và chất lượng.

Cụ thể là những quy phạm về quy hoạch xây dựng, lập và quản lý dự án đầu tư xây
dựng, về thiết kế, về thi công, về quản lý chất lương công trình… Ngoài ra còn có rất
nhiều văn bản quy phạm về bảo hiểm xây dựng, hành nghề xd, quyền tác giả tác phẩm
kiến trúc, các quan hệ xã hội trong xd… cũng được ban hành.

Câu 3: Tại sao mục đích và yêu cầu của luật XD là nhằm bảo đảm công tác XD
thực hiện đúng với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhà nước ?

Trong bất kỳ một kế hoạch phát triển kinh tế nào của nhà nước cũng đều có quy hoạch
kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, để định hướng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế
trong từng giai đoạn cụ thể. Những quy hoạch kinh tế xã hội này xuất phát từ những dự
báo về sự ảnh hưởng của các biến động kinh tế xã hội trong nước và trên Thế giới.
Mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn có thể
khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu chính đó là sự phát triển bền vững.

Do đó, những mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ phát triển kinh tế đóng vai trò chủ đạo
và là cơ sở để chúng ta đưa ra các giải pháp quy hoạch va định hướng công tác xây
dựng thích hợp cho những giai đoạn ngắn hạn cũng như dài hạn để đảm bảo sự phát
triển đúng đắn và bền vững cho toàn xã hội. Do đó, LXD phải đảm công tác XD thực
hiện đúng với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, cu thể là phải
tuân thủ theo các giải pháp quy hoạch cụ thể đã được nhà nước phê duyệt.

Câu 4: Hoạt động xây dựng phải đảm bảo những nguyên tắc nào ? (SGK_08)

Theo điều 4 Luật XD thì tổ chức, cá nhân hoạt động XD phải tuân thủ các nguyên tắc
cơ bản sau đây:

1. Bảo đảm XD công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình;
bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan chung, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc
điểm văn hóa xã hội của từng địa phương, kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với quốc
phòng, an ninh.

2. Tuân thủ qui chuẩn XD, tiêu chuẩn kĩ thuật XD.

3. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài
sản, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.

4. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình kĩ
thuật hạ tầng.

5. Bảo đảm tiết kiệm có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác
trong XD.

Ngoài ra, trong quá trình đầu tư xây dựng, các cá nhân, tổ chức có liên quan phải tuân
thủ các nguyên tắc nghề nghiệp và nhiệm vụ của mình để đảm bảo hoạt động xây dựng
đáp ứng được các yêu cầu mà Luật pháp quy định.

Câu 5: Chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước và chức năng quản
lý đầu tư XD của nhà đầu tư khác nhau như thế nào ?

Đối với các hoạt động đầu tư, xây dựng của nhân dân, chức năng quản lí nhà nước
của cơ quan nhà nước là quản lí về mặt luật pháp, hành chánh, qui hoạch, kiến trúc và
môi trường sinh thái.

Cu thể,công tác quản lý đầu tư và xd của nhà nước nhằm đảm bảo các yêu cầu và
nguyên tắc cơ bản như sau:

_Bảo đảm đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo từng thời kỳ. Thực
hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoác, hiện đại hóa.
_Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong nước cũng
như ngoài nước. Khai thác tốt các tiềm năng về tài nguyên cũng như con người. Bảo
vệ môi trường, chống lãng phí trong hoạt đông đầu tư, xây dựng.

_Bảo đảm phát triển bền vững, mỹ quan và trìng độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đảm
bảo chất lương, thời hạn, chi phí, bảo hành công trình.

Chức năng quản lí đầu tư XD của nhà đầu tư là quản lí về kinh doanh khai thác
đối với dự án đầu tư.

Cụ thể là sự quản lý của nhà đầu tư nhằm bảo đảm các dự án đầu tư phải đáp ứng
được các yêu cầu sau:

_Phù hợp QH phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch (QH) phát triển ngành và QH xây
dựng

_An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn phòng
chống cháy nổ, bảo vệ môi trường

_Đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án.

Câu 6: Việc cung cấp thông tin về qui hoạch được thực hiện dưới các hình thức
nào ? (SGK_29, 31)

Việc cung cấp thông tin được thực hiện dưới các hình thức:

- Công khai đồ án qui hoạch XD, bao gồm: sơ đồ, mô hình, bản vẽ.

- Giải thích qui hoạch XD.

- Cung cấp chứng chỉ qui hoạch.

Cụ thể, nghị định 28/2005/NĐ-CP quy định các cơ quan quản lý xây dựng các cấp có
trách nhiệm cung cấp thông tin có liên quan đến quy hoạch khi tổ chức, cá nhân có yêu
cầu trong phạm vi đồ án quy hoạch do mìng quản lý. UBND cấp huyện có trách nhiệm
tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin khi có yêu cầu. Thời gian caung
cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản tối đa là 20 ngày làm việc kể từ khi có yêu
cầu.

Câu 7: Thế nào là vùng có chức năng tổng hợp và vùng có chức năng chuyên
ngành ? Qui hoạch XD vùng có những nội dung gì ? (SGK_35)

TL: Vùng có chức năng tổng hợp là vùng mà trong đó có nhiều ngành kinh tế, kĩ thuật
đồng bộ phát triển và hoạt động.
Vùng có chức năng chuyên ngành là vùng mà trong đó có một ngành kinh tế, kĩ
thuật làm động lực chủ lực phát triển cho vùng đó.

Nội dung của qui hoạch XD vùng:

1. Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; xác định các động lực
phát triển vùng.

2. Xác định hệ thống các đô thị, các điểm dân cư, các khu công nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, du lịch; các khu vực bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên,
di tích lịch sử văn hóa; các khu vực cấm XD, các khu dự trữ phát triển.

3. Xác định mạng lưới, vị trí, qui mô các công trình đầu mối hạ tầng kĩ thuật mang
tính mang tính chất vùng hoặc liên vùng.

4. Dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện.

5. Dự báo tác động của môi trường vùng và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh
hưởng xấu đến môi trường trong đồ án qui hoạch xây dựng vùng.

Câu 8: Đô thị được hình thành và phân loại dựa trên những yếu tố nào ? Có mấy
loại đô thị theo qui định hiện nay ? (SGK 41_43)

Đô thị được hình thành và phân loại dựa trên các yếu tố sau đây:

a. Chức năng: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.

b. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%.

c. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ các hoạt động của dân cư tối
thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, qui chuẩn qui định đối với từng loại đô thị.

d. Qui mô dân số ít nhất là 4.000 người.

e. Mật độ dân số phù hợp với qui mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.

Theo Nghị định 72-CP của Chính phủ ngày 05-10-2001 về phân loại và phân cấp
quản lí đô thị thì đô thị được phân làm 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I,
đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V.

Câu 9: Đô thị bao gồm những khu chức năng nào ? Khi qui hoạch các khu chức
năng cần phải bảo đảm các yêu cầu gì ? (SGK_48)

Các khu chức năng đô thị bao gồm:


a. Các khu vực XD các công trình sử dụng hỗn hợp ( nhà ở, hành chánh, dịch vụ,
sản xuất không độc hại…);

b. Các khu vực XD nhà ở;

c. Các khu vực XD các công trình dịch vụ đô thị;

d. Các khu vực XD các khu cây xanh, công viên, vườn hoa đô thị;

e. Các khu vực XD các công trình hành chánh ngoài cấp quản lí hành chánh của
đô thị;

f. Các khu chức năng ngoại giao;

g. Các viện nghiên cứu, trường chuyên nghiệp, bênh viện chuyên ngành cấp ngoài
đô thị;

h. Các khu sản xuất phi nông nghiệp: công nghiệp, kho tang, bến bãi (chứa hang
hóa), lò mổ gia súc;

i. Các khu vực XD công trình tôn giáo, tín ngưỡng;

j. Các khu vực XD các công trình giao thông, bao gồm: giao thông nội thị và giao
thông đối ngoại (mạng lưới đường giao thông, nhà ga, bến tàu, bến xe đối
ngoại, cảng đường thủy, cảng hành không…);

k. Các khu vực XD các công trình đầu mối hạ tầng kĩ thuật đô thị và các khoảng
cách an toàn về môi trường (nghĩa trang, cấp điện, cấp và thoát nước, xử lí
nước thải, xử lí rác thải, phòng chống cháy…);

l. Các khu vực đặc biệt (khu quân sự, an ninh…);

m. Các khu vực cây xanh chuyên dùng: vườn ươm, cây xanh nghiên cứu, cây
xanh cách li…

n. Các khu chức năng đô thị khác.

Các yêu cầu đối với qui hoạch khu chức năng đô thị: qui hoạch khu chức năng đô
thị cần bảo đảm tính hệ thống, đồng thời bảo đảm yêu cầu bố trí hỗn hợp nhiều loại
chức năng khác nhau trong từng khu vực cụ thể một cách hợp lí để bảo đảm tính hiệu
quả, linh hoạt, bền vững cho từng khu vực đô thị.

Câu 10: Qui hoạch chung XD đô thị gồm những nội dung gì ? (SGK_50)

Nội dung qui hoạch chung XD đô thị:


1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trang về kinh tế - xã hội; dân
số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về XD cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng
kĩ thuật và vệ sinh môi trường đô thị.

2. Xác định tiềm năng, động lực hình thành và phát triển đô thị; tính chất, qui mô
dân số, lao động và qui mô đất đai XD đô thị; các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật chủ
yếu các giai đoạn phát triển đô thị.

3. Định hướng phát triển không gian đô thị.

4. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị.

5. Dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện.

6. Thiết kế đô thị.

7. Đánh giá tác động môi trường đô thị và đề xuất các biện pháp để giảm thiểu
ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đồ án qui hoạch chung XD đô thị.

Câu 11: Qui hoạch chi tiết XD đô thị và thiết kế đô thị trong đồ án qui hoạch chi
tiết gồm những nội dung gì ? (SGK_59,60_ ghi ngắn gọn)

Nội dung qui hoạch chi tiết (theo điều 24 Luật XD):

1. Xác định mặt bằng, diện tích đất XD các loại công trình trong khu vực lập qui
hoạch chi tiết XD đô thị.

2. Xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới XD, cốt XD của các công trình hạ tầng kĩ
thuật trong khu vực lập qui hoạch.

3. Các giải pháp thiết kế về hệ thống các công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị, các biện
pháp bảo đảm cảnh quan, môi trường sinh thái và các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật
có liên quan.

4. Đối với các qui hoạch chi tiết cải tạo đô thị phải đề xuất các phương án cải tạo
các công trình hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra và phù hợp với qui hoạch
chung XD khu vực.

Nội dung thiết kế qui hoạch chi tiết XD đô thị:

1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến qui hoạch khu đất bao gồm các yếu tố
khách quan như mối quan hệ giữa khu đất với môi trường chung quanh; những
điều kiện, tiềm năng của khu đất; tình hình hoạt động kinh tế, kĩ thuật, xã hội…

2. Phân tích, đánh giá khu đất và xác định nhiệm vụ qui hoạch.
3. Bố cục qui hoạch kiến trúc: được thể hiện qua sơ đồ cấu trúc qui hoạch, qui
hoạch sử dụng đất, qui hoạch kiến trúc và cảnh quan đô thị, qui hoạch hệ thống
hạ tầng kĩ thuật đô thị…

4. Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật cụ thể ( về tiêu chuẩn bình quân m2/ đầu người, diện
tích đất, các loại đất, qui mô số người cư trú, mật độ cư trú, mật độ XD, qui mô
và diện tích các công trình phục vụ, bình quân diện tích công trình các loại…).

Câu 12: Qui định quản lí qui hoạch chi tiết gồm những điểm gì ? (SGK_70, 71)

Gồm những nội dung sau đây:

1. Qui định ranh giới, phạm vi lập qui hoạch chi tiết XD.

2. Qui định về vị trí, ranh giới, tính chất, qui mô các khu chức năng trong khu vực
thiết kế; các chỉ tiêu về mật độ XD, hệ số sử dụng đất, tầng cao, cốt XD đối với
từng lô đất; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới XD và các yêu cầu cụ thể về kĩ thuật đối
với từng tuyến đường; phạm vi và hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kĩ
thuật.

3. Qui định về vị trí, qui mô và phạm vi, hành lang bảo vệ đối với các công trình XD
ngầm, trên mặt đất và trên cao.

4. Qui định về bảo tồn, tôn tạo, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc, di tích
lịch sử - văn hóa, địa hình cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái.

5. Các qui định về thiết kế đô thị trong đồ án qui hoạch chi tiết.

Câu 13: Chứng chỉ qui hoạch gồm những nội dung gì ? (SGK_72)

Nội dung chứng chỉ qui hoạch bao gồm các qui định sau đây:

1. Các qui định về sử dụng đất đai, như:

- Tính chất hoặc công dụng của công trình.

- Mật độ XD tối đa.

- Bề ngang tối thiểu của mặt tiền khu đất.

- Vị trí chỉ giới đường đỏ, chỉ giới XD.

- Loại công trình XD, cấm XD công trình.

2. Các qui định về kiến trúc qui hoạch và sử dụng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, như:

- Mối quan hệ công trình với tổng thể.


- Chiều cao tối đa của công trình ( kể từ cốt san nền đến chỗ cao nhất của ngôi
nhà ).

- Yêu cầu thể hiện kiến trúc: mái nhà, hàng rào, màu sắc, vật liệu trang trí mặt
ngoài công trình.

- Yêu cầu về cây xanh, môi trường.

- Độ cao nền nhà.

- Chỗ đỗ ô tô.

- Đầu mối hệ thống kĩ thuật của công trình với hệ thống chung của đô thị.

Câu 14: Những công trình đầu tư thuộc nhóm nào phải lập báo cáo đầu tư
(nghiên cứu tiền khả thi) trước khi lập dự án đầu tư (nghiên cứu khả thi), nhóm
nào không phải lập báo cáo đầu tư mà chỉ lập dự án đầu tư. Những loại công
trình đầu tư nào thì lập báo cáo kinh tế kĩ thuật ? (SGK_93)

a. Những công trình đầu tư phải lập báo cáo đầu tư ( nghiên cứu tiền khả thi) trước
khi lập dự án đầu tư ( báo cáo nghiên cứu khả thi ) là :

_ Các công trình thuộc các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn (Trường
hợp dự án đã được Quốc hội hoạc Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì chỉ
cần lập báo cáo nghiên cứu khả thi)

_Các dự án nhóm B xét thấy cần thiết (người có thẩm quyền đầu tư xem xét quyết
dịnh và có yêu cầu bằng văn bản)

b. Nhóm công trình không phải lập báo cáo đầu tư mà chỉ lập dự án đầu tư là :

_ Các công trình thuộc nhóm A đã được Quốc hội hoặc Chính phủ quyết định chủ
trương đầu tư.

_Các công trình thuộc dự án nhóm B.

_Các dự án nhóm C không thuộc các loại công trình phải lập báo cáo kinh tế kỹ
thuật.

c. Các công trình chỉ lập báo cáo kinh tế - kĩ thuật là :

- Công trình XD cho mục đích tôn giáo.

- Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, XD mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu
tư dưới 3 tỷ đồng.
- Các dự án hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng sử dụng vốn ngân
sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, qui hoạch XD và đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong kế
hoạch đầu tư hàng năm.

Câu 15: Thuyết minh dự án đầu tư cần thể hiện cụ thể những phương án nào ?
(soạn theo hướng dẫn của Thầy, thấy hơi khó hiểu, đọc them SGK_97)

Trong nội dung của phần thuyết minh dự án đầu tư, những phương án cần thể hiện cụ
thể là

1. Phân tích thị trường: đáng giá nhu cầu trong va ngoài nước ở hiện tại, tương
lai.

2. Khả năng phát triển, khả năng sản xuất , bên cạnh đó còn có chương trình
sản xuất và các yêu cầu đáp ứng.

3. Các phương án về khu vực, đại điểm và địa điểm cụ thể đã lựa chọn, phân tích
kỹ các mặt như : điều kiện cơ bản ( điều kiện tự nhiên, hiện trạng đất đai, môi
trường ), điều kiện xã hội, các đặc điểm vế quy hoạch.

4. Tác động đến môi trường và các giải pháp xử lý.

5. Phần công nghệ kỹ thuật ( các phương án công nghệ chính, nội dung chuyển
giao công nghệ, giá cà… Các giảii pháp phụ trợ, các thiết bị…)

6. Gỉai pháp xây dựng, thi công xây lắp

7. Phân tích tài chính.

Câu 16: Thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư gồm những nội dung gì ? (SGK_99)

Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm:

1. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các
bản vẽ để diễn giải thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:

- Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế.

- Thuyết minh công nghệ.

- Thuyết minh XD.

(Xem thêm chi tiết SGK_99).


2. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu, bao
gồm:

- Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình XD theo
tuyến.

- Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc, khối
lượng chủ yếu, mốc giới, tọa độ, cao độ XD.

- Sơ đồ công nghệ, sơ đồ phòng chống cháy nổ với các thông số kĩ thuật chủ yếu
đối với công trình có yêu cầu công nghệ.

- Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình, bản vẽ hệ thống kĩ thuật
và hệ thống hạ tầng kĩ thuật công trình.

Câu 17: Trách nhiệm của chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lí dự án khi thực
hiện hình thức tư vấn điều hành dự án theo hợp đồng ? (SGK_111)

Trách nhiệm của chủ đầu tư trong trường hợp thuê tư vấn tổ chức quản lí dự án:

1. Lựa chọn và kí hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lí dự án đủ điều kiện năng
lực phù hợp với dự án;

2. Kí thanh toán cho nhà thầu theo yêu cầu của tư vấn quản lí dự án;

3. Tạo mọi điều kiện cho hoạt động của tổ chức tư vấn quản lí dự án;

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại khi thông đồng với tổ
chức tư vấn quản lí dự án hoặc nhà thầu làm thất thoát vốn đầu tư.

Tổ chức tư vấn quản lí dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư
về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Phải bồi thường thiệt hại do lỗi của
mình gây ra trong quá trình quản lí dự án. Tư vấn quản lí dự án phải chịu trách
nhiệm về các hoạt động quản lí dự án tại công trường XD.

Câu 18: Trách nhiệm của chủ đầu tư và tổng thầu EPC khi thực hiện quản lí dự
án theo hình thức chìa khóa trao tay ? (SGK_113)

Chủ đầu tư có trách nhiệm:

1. Làm thủ tục trình duyệt các nội dung của dự án;

2. Tổ chức đấu thầu để lựa chọn tổng thầu;

3. Kí kết và thực hiện hợp đồng đã kí với nhà thầu;


4. Tổ chức việc thực hiện giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng XD cho nhà
thầu theo tiến độ trong hợp đồng và các qui định của pháp luật;

5. Đảm bảo vốn để thanh toán theo kế hoạch và hợp đồng kinh tế;

6. Giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án;

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác.

Nhà thầu có trách nhiệm:

1. Thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã kí với chủ đầu tư.

2. Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tiến độ, chất lượng, giá cả và
các yêu cầu khác của dự án theo đúng hợp đồng đã kí kết.

3. Trường hợp có giao thầu lại cho các nhà thầu phụ thì phải thực hiện đúng cam
kết trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng do tổng thầu đã kí với chủ đầu tư.

4. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về quá trình thực hiện dự án cho đến khi bàn giao
cho chủ đầu tư khai thác, vận hành dự án.

5. Thực hiện bảo hành công trình và các chế độ bảo hiểm theo qui định của pháp
luật.

Câu 19: Thiết kế công trình XD gồm những bước gì ? Công trình XD nào phải làm
thiết kế 1 bước, thiết kế 2 bước, thiết kế 3 bước (cụ thể các bước thiết kế đó) ?
(SGK_118)

Theo điều 54 Luật XD thì thiết kế XD công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở,
thiết kế kĩ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.

Tùy theo tính chất, qui mô của từng loại công trình, thiết kế XD công trình có thể
được lập 1 bước, 2 bước hoặc 3 bước như sau:

1. Thiết kế 1 bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình qui
định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kĩ thuật.

2. Thiết kế 2 bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công
được áp dụng đối với công trình qui định phải lập dự án đầu tư XD công trình.

3. Thiết kế 3 bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kĩ thuật và bước
thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình qui định phải lập dự án
đầu tư XD và có qui mô lớn, phức tạp.
Câu 20: Theo quy chuẩn XD thì thiết kế công trình XD cần phải bảo đảm những
yêu cầu gì ? Dựa vào đâu (căn cứ) để thiết kế công trình ? (SGK từ trang 115 đến
trang 117)

Yêu cầu đối với thiết kế XD công trình:

1. Thiết kế XD công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:

a. Phù hợp với qui hoạch XD, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các qui định về
kiến trúc; dự án đầu tư XD công trình đã được phê duyệt.

b. Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án XD công trình có
thiết kế công nghệ.

c. Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng
quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công
trình lân cận.

d. Nội dung thiết kế XD phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thỏa
mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mĩ quan, giá thành hợp lí.

e. An toàn, tiết kiệm, phù hợp với qui chuẩn, tiêu chuẩn XD được áp dụng; các
tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu
chuẩn liên quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế
theo tiêu chuẩn cho người tàn tật.

f. Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công
trình; đồng bộ với các công trình liên quan.

2. Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu qui
định nêu trên còn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a. Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hóa, xã
hội của từng vùng, từng địa phương.

b. An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả
cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công
trình; sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của
đám cháy đối với công trình lân cận và môi trường xung quanh.

c. Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng.

d. Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm
tiết kiệm năng lượng.

Căn cứ để thiết kế công trình:


1. Dự án đầu tư được duyệt.

2. Các tài liệu về thăm dò, khảo sát địa hình, địa chất thủy văn, khí tượng, các tài
liệu khác về kĩ thuật XD, điều tra cơ bản, điều tra kinh tế xã hội do tổ chức
chuyên môn có tư cách pháp nhân lập.

3. Qui chuẩn XD, tiêu chuẩn kĩ thuật, các định mức đơn giá, thiết kế mẫu được
Nhà nước ban hành. Trường hợp áp dụng qui chuẩn tiêu chuẩn nước ngoài thì
phải được Bộ XD chấp thuận.

4. Các văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành có liên quan.

Câu 21: Để đảm bảo an toàn cho hệ thống kết cấu và bộ phận kết cấu của công
trình trong quá trình XD, công tác thiết kế cần đáp ứng các yêu cầu gì ?
(SGK_130)

Yêu cầu chung về an toàn kết cấu:

1. Không bị hư hại, võng, nứt, ăn mòn, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh
hưởng tới việc sử dụng và gây nguy hiểm cho tính mạng của con người và tài
sản.

2. Có đủ độ bền (tuổi thọ) đảm bảo việc sử dụng bình thường của ngôi nhà mà
không cần sửa chữa lớn trong thời hạn qui định.

3. Không gây ảnh hưởng bất lợi (lún, nứt…) đến các ngôi nhà bên cạnh trong thời
gian XD và sử dụng công trình.

4. Việc thiết kế và XD các công trình phải đảm bảo các yêu cầu về khả năng chịu
lực, khả năng sử dụng bình thường và tuổi thọ của công trình.

Câu 22: Thiết kế phòng chống cháy nổ công trình nhằm đảm bảo những yêu cầu
chung nào ? (SGK_135)

Việc phòng chống cháy nổ cho công trình XD nhằm:

- Bảo đảm an toàn cho người ở trong công trình khi xảy ra cháy.

- Tạo điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho các hoạt động chữa cháy, cứu
nạn.

- Hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung
quanh.

Mọi công trình đều phải được đảm bảo an toàn về phòng chống cháy, bao gồm
những yêu cầu về:
- Tính chịu lửa của kết cấu.

- Ngăn cách cháy.

- Thoát nạn.

- Trang thiết bị báo cháy, chữa cháy.

Đối với các công trình có nguy cơ cháy nổ cao, hoặc có đông người ở bên trong,
hoặc có quy mô lớn, khi thẩm định, xét duyệt thiết kế phải có văn bản chấp thuận về
an toàn phòng chống cháy của cơ quan phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền.

Câu 23: Những đối tượng công trình nào cần sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển
hình ? (SGK_162)

Đối tượng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu:

1. Công sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ;

2. Công sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;

3. Công sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh;

4. Công sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Câu 24: Thuyết minh thiết kế kĩ thuật cần trình bày những gì ? (SGK_157,158)

Thuyết minh thiết kế kĩ thuật cần nêu rõ các phần sau đây:

1. Thuyết minh tổng quát, về các mặt :

- Căn cứu để lập thiết kế kỹ thuật;

- Nội dung cơ bản dự án đầu tư được duyệt; đồ án thiết kế được chọn và các
phương án so sánh.

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật XD sử dụng

2. Thuyết minh các điều kiện tự nhiên, tác động của môi trường, điều kiện kĩ thuật
chi phối thiết kế

3. Thuyết minh kinh tế kĩ thuật như :

_Năng lực, công suất thiết kế và các thông số của công trình
_Phương án, danh mục, chất lương sản phẩm va tiêu thụ sản phẩm

_Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hiệu quả của phương án.

4. Thuyết minh công nghệ ( các công nghệ về dây chuyền công nghệ, thiết bị, an
toàn lao động, phòng chống cháy nổ…)

5. Thuyết minh xây dựng ( Phương án quy hoạch tổng mặt bằng, giải pháp về
kiến trúc và kỹ thuật xây dựng, xây lắp, thiết bị, vật tư ,các công trình kỹ thuật
hạ tầng vat rang trí nội ngoại thất, so sánh các chi tiêu kinh tế kỹ thuật giữa
các phương án )

6. Thuyết minh thiết kế tổ chức thi công: nêu các chỉ dẫn chính về các biện pháp
thi công và an toàn trong quá trình xây dựng.

Câu 25: Bản vẽ thiết kế kĩ thuật và thiết kế bản vẽ thi công bao gồm những loại
bản vẽ nào ?

Bản vẽ thiết kế kĩ thuật bao gồm: (SGK_159)

1. Các bản vẽ hiện trạng của mặt bằng và vị trí trên bản đồ của công trình được
thiết kế.

2. Các bản vẽ chuẩn bị kĩ thuật khu đất XD (san nền, thoát nước mưa), và các
công trình kĩ thuật hạ tầng ngoài nhà (đường, cấp điện, cấp nước, thải nước,
xử lí nước thải, bảo vệ môi trường).

3. Bản vẽ dây chuyền công nghệ và vị trí các thiết bị chính.

4. Các bản vẽ kiến trúc mặt bằng các tầng, các mặt cắt ngang, cắt dọc chính, các
mặt đứng của các hạng mục công trình.

5. Bố trí trang thiết bị và các bộ phận công trình phụ cần thiết.

6. Bản vẽ chi tiết các bộ phận cơ cấu phức tạp.

7. Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính:
nền, móng, cột, dầm, sàn, mái…

8. Trang trí nội thất.

9. Phối cảnh toàn bộ công trình.

10. Các hệ thống công trình kĩ thuật bên trong công trình: cấp điện, cấp nước, thải
nước, thông gió, điều hòa nhiệt, thông tin, báo cháy, chữa cháy.
11. Lối thoát nạn và giải pháp chống cháy nổ công trình.

12. Hoàn thiện XD bên ngoài: hàng rào, cây xanh, sân vườn.

13. Tổng mặt bằng tổ chức XD và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.

14. Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận công trình (nếu chủ đầu tư có
hợp đồng riêng).

Bản vẽ thi công bao gồm các chi tiết sau đây: (SGK_161)

1. Chi tiết về mặt bằng, mặt cắt của các hạng mục công trình

2. Chi tiết các bộ phận công trình

3. Chi tiết về lắp đặt thiết bị công nghệ, trong đó thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước,
quy cách và số lượng từng loại thiết bị, cấu kiện, linh kiện và vật liệu. Những
ghi chú cần thiết cho người thi công.

4. Trang trí nội, ngoại thất chi tiết.

5. Biểu tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị, vật liệu của từng hạng mục công
trình và toàn bộ công trình (thể hiện đầy đủ các qui cách, số lượng của từng
loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị).

Câu 26: Giữa qui hoạch XD và thiết kế công trình XD có mối quan hệ như thế
nào?

Quy hoạch XD và thiết kế công trình XD có mối liên quan mật thiết, trong đó, quy họach
xây dựng giữ vai trò hướng dẫn, định hướng thiết kế công trình xây dựng.

Địa điểm XD công trình phải phù hợp với dự án qui hoạch được duyệt của khu vực.
Trường hợp khu vực chưa có qui hoạch được phê duyệt, địa điểm XD công trình phải
do cấp có thẩm quyền phê duyệt qui hoạch chuẩn y.

Vị trí XD và giải pháp kiến trúc của công trình phải phù hợp với qui hoạch chung
XD đô thị, qui hoạch chi tiết của từng khu vực và tuân thủ những qui định về qui hoạch
XD.

Câu 27: Việc chon địa điểm XD công trình cần phải đáp ứng những yêu cầu gì ?
(SGK_128)

Khi lập thiết kế nền móng và kết cấu công trình, dựa vào cơ sở nào để có giải
pháp hợp lí ? (SGK_134,135)

a. Địa điểm XD công trình phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với dự án qui hoạch được duyệt của khu vực. Trường hợp khu vực
chưa có qui hoạch được phê duyệt, địa điểm XD công trình phải do cấp có thẩm
quyền phê duyệt qui hoạch chuẩn y.

- Không nằm trong khu vực cấm XD (vì những lí do bảo vệ: môi trường, tài
nguyên, cảnh quan, di tích, bảo vệ các công trình hạ tầng, công trình quốc
phòng).

- Không làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan và không gây ô nhiễm môi trường quá
giới hạn cho phép.

- Bảo đảm các yêu cầu về phòng chống cháy, nổ.

- Tiết kiệm đất, nhất là đất canh tác.

Vị trí XD và giải pháp kiến trúc của công trình phải phù hợp với qui hoạch
chung của đô thị, qui hoạch chi tiết của từng khu vực và tuân thủ những qui
định về qui hoạch XD.

b. Cơ sở nào để có giải phápnền móng hợp lý là:

1. Yêu cầu của nền móng

Nền móng công trình phải đảm bảo

- Biến dạng của nền và công trình không được vượt quá trị số giới hạn cho phép
để sử dụng công trình bình thường.

- Trị số giới hạn cho phép của biến dạng đồng thời giữa nền và công trình được
qui định trong Qui chuẩn XDVN.

- Nền đủ sức chịu tải đề không xảy ra mất ổn định hoặc phá hoại nền.

- Trường hợp các kết cấu trên móng không tính theo biến dạng không đều của
nền và không có yêu cầu đặc biệt đối với công trình, biến dạng cho phép của
nền và công trình được qui định trong Qui chuẩn XDVN.

2. Thiết kế nền phải chú ý đến:

- Đặc trưng của công trình định xây, kết cấu của nó và các tải trọng tác động lên
nền móng cũng như các điều kiện sử dụng sau này.

-Ảnh hưởng bất lợi của môi trường ngoài, như ảng hưởng của nước mưa và nước
dưới đất. động đất, lũ lụt…
Câu 28: Những công trình XD nào phải được tổ chức thi tuyển thiết kế kiến
trúc ? (SGK_167)

Theo Nghị định 16-CP ngày 27-02-2005 của Chính phủ thì các công trình XD sau đây
phải được tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc:

1. Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên;

2. Các công trình văn hóa, thể thao và các công trình công cộng khác có qui mô
cấp I, cấp đặc biệt;

3. Các công trình có kiến trúc đặc thù trong đô thị lớn như tượng đài, cầu vượt
sông, cầu cạn có qui mô lớn, trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà ga đường
sắt trung tâm, nhà ga cảng hàng không quốc tế, các công trình là biểu tượng
về truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương.

Câu 29: Theo luật đấu thầu thì có bao nhiêu hình thức đấu thầu ? Thế nào là đấu
thầu 1 túi hồ sơ, đấu thầu 2 túi hồ sơ, trường hợp nào thì thực hiện đấu thầu 1 túi
hồ sơ, 2 túi hồ sơ ? (SGK_193, 195)

a. Luật đấu thầu qui định 03 phương thức đấu thầu sau đây:

1. Đấu thầu rộng rãi.

2. Đấu thầu hạn chế.

3. Phương thức đấu thầu 2 giai đoạn

(Tham khảo thêm, sợ vô phần thi bị nhầm lẫn rồi trả lời sai :

Luật đấu thầu qui định 4 hình thức lưa chọn nhà thấu sau đây:

1. Đấu thầu rộng rãi

2. Đấu thầu hạn chế

3. Chỉ định thầu

4. Chào hàng cạnh tranh.

5. Tự thực hiện.

6. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

7. Trường hợp đấu thầu quốc tế.)


b. Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng
rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.
Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kĩ thuật và đề xuất về tài chính theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu.Việc mở thầu được tiến hành 1 lần.

Phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu
thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kĩ
thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở
thầu được tiến hành 2 lần; trong đó, đề xuất về kĩ thuật sẽ được mở trước để đánh
giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kĩ thuật được đánh giá
là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có
yêu cầu kĩ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kĩ thuật cao
nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.

c. Trường hợp thực hiện đấu thầu 1 túi hồ sơ áp dụng đối với hình thức đấu thầu
rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu
EPC.

Trừơng hợp đấu thầu 2 túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu
thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. (thấy hơi nghi ngờ ở phần
này, nếu rảnh thì xem lại SGK_195 nha)

Câu 30: Những nguyên tắc của đấu thầu là gì ? Việc phân chia gói thầu phải căn
cứ vào điều kiện nào ? (SGK_196, SGK_204)

a. Những nguyên tắc cơ bản của đấu thầu XD: (SGK_196 giải thích dài dòng, tự
xem thêm để hiểu nha)

1. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau ( Những điều kiện đặt ra và các
thông tin cung cấp cho các đơn vị dự thầu phải ngang bằng nhau, không được
phân biệt đối xử. Để bảo đảm cạnh tranh, Luật đấu thầu còn quy định về các đối
tượng là các nhà thầu khi tham gia đấu thầu )

2. Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ (Các tổ chức dự thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu
đấu thầu có liên quan đếnn gói thầu với các thông tin thông tiết, rõ ràng được
thể hiện trong hồ sơ mời thầu, được chủ công trìng cung cấp)
3. Nguyên tắc đánh giá công bằng ( thông qua hội đồng xét thầu cùng với hệ thống
các chỉ tiêu, chỉ số để đánh giá công khai, bảo đảm khách quan và công bằng.
Lật cũng quy định một số nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu)

4. Nguyên tắc trách nhiệm phân minh ( Quy định cụ thể các nghĩa vụ, trách nhiệm,
quyền lợi của bên đấu thầu và bên mời thầu)

Ngoài ra còn có các nguyên tắc bảo hành, bảo lãnh, bảo hiểm và năng lực
dành cho bên dự thầu.

b. Viêc phân chia gói thầu được thực hiện như sau:

- Gói thầu là 1 phần của dự án, trong 1 số trường hợp đặc biệt gói thầu là
toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc
nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm 1 lần đối với mua sắm thường xuyên.

- Gói thầu là căn cứ để tổ chức đấu thầu và xét thầu. Việc phân chia dự án
thành gói thầu phải hợp lí, trước hết phải căn cứ vào công nghệ, tính chất
hoặc trình tự thực hiện dự án. Gói thầu phải được phân chia theo qui mô hợp
lí và đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Chủ đầu tư không được phân chia dự án
thành các gói thầu quá nhỏ (trừ 1 số trường hợp đặc biệt) làm giảm tính hợp lí
của dự án và làm tăng chi phí đấu thầu.

- Giá trị dự kiến của gói thầu không được vượt dự toán (nếu gói thầu là 1 hạng
mục) và tổng giá trị các gói thầu không được vượt tổng mức đầu tư hoặc tổng
dự toán (nếu có) đã được phê duyệt.

- Đối với tuyển chọn tư vấn, giá trị dự kiến của gói thầu căn cứ theo mức ước tính
so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

Câu 31: Công tác quản lí thi công bao gồm những nội dung gì ? (SGK_211)

Quản lí thi công XD công trình bao gồm quản lí chất lượng XD, quản lí tiến độ XD, quản
lí khối lượng thi công XD công trình, quản lí an toàn lao động trên công trường XD,
quản lí môi trường XD. Riêng quản lí chất lượng XD được thực hiện theo các qui định
của Nghị định về quản lí chất lượng công trình XD.
a. Quản lí tiến độ XD là (để) đảm bảo tiến độ thi công XD công trình phải phù hợp
với tổng tiến độ của dư án đã được duyệt.

b. Quản lí khối lượng thi công XD công trình: Việc thi công xây dựng công trình
phải được thực hiện theo khối lượng thiết kế được duyệt.

Khối lượng thi công XD công trình được tính toán, xác nhận giữa các bên có liên
quan, được đối chiếu với khối lương thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm
thu, thanh toán hơp đồng. Khi có phát sinh thì phải được chủ đầu tư và người
quyết định đàu tư xem xét, chấp thuận, phe duyệt.

c. Quản lí an toàn lao động trên công trường XD : nhà thầu thi công XD và các bên
có liên quan phải lập các biện pháp an toàn và chịu trách nhiêm theo luật định về
sự an toàn cho người và công trình trên công trường XD.

Câu 32: Mở công trường XD cần phải bảo đảm những yêu cầu nào ? (SGK _215)

Theo điều 78 Luật XD thì trong quá trình thi công XD công trình, nhà thầu thi công XD
có trách nhiệm đảm bảo những yêu cầu sau:

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản,
công trình đang XD, công trình ngầm và các công trình liền kề. Đối với những
máy móc, thiết bị phục vụ thi công phải được kiểm định an toàn trước khi đưa
vào sử dụng.

- Thực hiện các biện pháp an toàn riêng đối với những hạng mục công trình hoặc
công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.

- Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi
xảy ra mất an toàn trong thi công XD.

Về biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường trong thi công, điều 79 luật XD cũng qui
định trong quá trình thi công XD công trình, nhà thầu XD có trách nhiệm:

- Có biện pháp bảo đảm môi trường bao gồm môi trường không khí, môi trường
nước, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường.

- Bồi thường thiệt hại do những vi phạm về vệ sinh môi trường do mình gây ra
trong quá trình thi công và vận chuyển vật liệu XD…

Câu 33: Thiết kế mặt bằng thi công phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng những nội dung
gì ? (SGK_216)

Mọi công trường, trước khi tiến hành thi công đều phải thiết kế mặt bằng thi công. Trên
mặt bằng thi công phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng:
1. Các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy.

2. Vị trí các công trình được thi công, công trình phục vụ thi công, kho bãi, đường
sá.

3. Khu vực thu gom vật liệu phế thải, đất đá dư thừa.

4. Tuyến đường đi lại, vận chuyển, hệ thống điện, nước phục vụ thi công và sinh
hoạt.

5. Hệ thống thoát nước mưa, nước thải trên công trường và biện pháp xử lí trước
khi đưa vào hệ thống công cộng.

Câu 34: Theo qui chuẩn XDVN, để đảm bảo an toàn lao động trên công trường
cần phải đáp ứng những điều kiện gì ? ( SGK_220)

Theo qui chuẩn XDVN thì chủ thầu XD phải đảm bảo những yêu cầu về an toàn lao
động dưới đây:

1. Chỉ được phép khởi công XD sau khi đã lập thiết kế mặt bằng thi công như qui
định ở phần trước, trong đó thể hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động,
vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ.

2. Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ về bảo hộ lao động.

3. Phải có biện pháp cải thiện điều kiện lao động cho công nhân.

4. Phải thực hiện các qui định về qui phạm kĩ thuật an toàn, vệ sinh lao động. Có
sổ nhật kí an toàn lao động và thực hiện đầy đủ chế độ thống kê, khai báo, điều
tra phân tích nguyên nhân tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

5. Công nhân làm việc trên công trường phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của
công việc được giao về tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ bậc thợ và chứng chỉ
học tập an toàn lao động.

6. Mọi công nhân làm việc trên công trường phải được trang bị và sử dụng đúng
các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với tính chất của công việc, đặc biệt
đối với các trường hợp làm việc ở những nơi nguy hiểm như: trên cao, dưới
hầm lò, nơi có nguy cơ tai nạn về điện, cháy, nổ, nhiễm khí độc,…

7. Đảm bảo tiện nghi phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động: nhà vệ sinh,
nhà tắm, nơi trú mưa, nắng; nhà ăn và nghỉ giữa ca, nước uống đảm bảo vệ
sinh, nơi sơ cứu và phương tiện cấp cứu tai nạn.
8. Nội qui kỉ luật về an toàn. (coi thêm sách).

Câu 35: Người lao động trên công trường cần phải bảo đảm đầy đủ các tiêu
chuẩn nào ? (SGK_222)

Người lao động làm việc trên công trường XD phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

1. Phải đủ 18 tuổi trở lên.

2. Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu ngành nghề do cơ quan y
tế cấp. Hàng năm phải được kiểm tra sức khỏe định kì ít nhất là 1 lần. Những
người làm việc ở trên cao, dưới nước, trong hầm kín, ở những nơi có nhiệt độ
cao, bụi, hơi khí độc hại, tiếng ồn và rung động lớn thì cứ 6 tháng phải được
kiểm tra sức khỏe 1 lần. Phụ nữ có thai, có con nhỏ dưới 9 tháng, người có các
bệnh (tim, huyết áp, thần kinh, tai điếc, mắt kém) không được làm các việc nói
trên.

3. Có giấy chứng nhận đã học tập và đã qua kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao
động phù hợp với ngành, nghề do giám đốc đơn vị xác nhận.

4. Đã được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện
làm việc theo chế độ qui định.

5. Phải chấp hành nghiêm chỉnh nội qui kỉ luật và an toàn lao động do công trường
đề ra.

Câu 36: Thế nào là chất lượng công trình XD, quản lí chất lượng công trình XD,
đảm bảo chất lượng công trình XD ?

Theo qui định quản lí chất lượng công trình:

- Chất lượng công trình XD là những yêu cầu tổng hợp đối với đặc tính an toàn
bền vững, mĩ quan, kinh tế của công trình phù hợp với qui chuẩn XD, tiêu chuẩn
kĩ thuật, phù hợp với hợp đồng kinh tế và pháp luật hiện hành của Nhà nước;

- Quản lí chất lượng công trình XD là tập hợp những hoạt động của cơ quan có
chức năng quản lí chung thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng,
kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng sản phẩm XD.

- Đảm bảo chất lượng công trình XD là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và
có hệ thống được tiến hành trong cả ba giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện
đầu tư và kết thúc XD đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Câu 37: Chế độ giám sát kĩ thuật của chủ đầu tư (giám sát thi công) gồm những
nội dung gì ? (SGK_236,237,238)

Theo quyết định số 224-BXD ngày 24-12-1990 của Bộ Xây dựng ,gồm những nội dung:

1. Trách nhiệm của cán bộ giám sát kỹ thuật:

Cán bộ giám sát kỹ thuật là đại diện của chủ đầu tư trên hiện trường, có trách
nhiệm giám sát thường xuyên hay kiểm tra định kỳ và kiểm tra từng bộ phận
hạng mục CT theo yêu cầu kiểm tra.

2. Các giai đoạn giám sát kỹ thuật:

• Trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng:

- Đối chiếu đồ án thiết kế với các tiêu chuẩn , điều kiện kỹ thuật và thực tế hiện
trường, phát hiện các sai sót bất hợp lý, đề nghị với tổ chức thiết kế sửa đổi.

- Nghiên cứu bản vẽ thi công, nắm vững chi tiết kết cấu từng bộ phận hạng
mục công trình được phân công theo dõi.

- Kiểm tra việc bàn giao mặt bằng xây dựng với tổ chức xây lắp( tim, cốt, các
mốc định vị công trình).

• Trong giai đoạn xây lắp:

- Theo dõi kế hoạch, tiến độ thi công:

- Kiểm tra việc xây lắp phù hợp với thiết kế và các yêu cầu về kỹ thuật.

- Phối hợp với cán bộ kỹ thuật của đơn vị xây lắp để kịp thời phát hiện những
sai sót, ngăn ngừa việc làm không đúngvới thiết kế và các điều kiện kỹ thuật
thi công.

• Thực hiện việc kiểm tra định kỳ: thông thường từng 10 ngày và theo từng giai
đoạn để đánh giá chất lượng, khối lượng hoàn thành làm căn cứ để nghiệm thu.

3. Tổ chức thực hiện:

- Mọi sự giám sát kỹ thuật phải lập biên bản các trường hợp sai phạm và phải
ghi vào nhật ký công trình, nêu các yêu cầu cụ thể về biện pháp khắc phục.

- Cán bộ giám sát kỹ thuật có trách nhiệm tham gia vào Hội đồng nghiệm thu
để nghiệm thu theo bộ phận hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
- Cán bộ giám sát kỹ thuật có quyền yêu cầu tổ chức xây lắp thực hiện đúng
thiết kế được duyệt, trường hợp có sự sai sót trong thiết kế thì có thể yêu cầu
tổ chức thiết kế điều chỉnh.Nhưng phải báo cáo với chủ đầu tư.

- Cán bộ giám sát kỹ thuật có quyền ko nghiệm thu & đề nghị ko thanh toán
nếu các khối lượng thực hiện ko đúng thiết kế, ko đảm bảo chất lượng hoặc
phát hiện các biến dạng đáng ngờ có thể xảy ra sự cố CT.

- Cán bộ giám sát kỹ thuật phải chịu mọi trách nhiệm về việc giám sát, xác định
ko đúng & các quyết định của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ.

- Cán bộ giám sát chất lượng ko được kiêm nhiệm công tác xây lắp, thiết kế
CT mà mình phụ trách giám sát.Ko được quyết định thay đổi thiết kế & dự
toán được duyệt.

Câu 38: Chế độ giám sát của tác giả thiết kế gồm những nội dung gì ? (SGK_241)

1. Mục đích: việc giám sát của tác giả thiết kế là quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức
thiết kế lập đồ án thiết kế CT nhằm mục đích:

- Giám sát việc xây dựng theo đúng thiết kế được duyệt.

- Bảo đảm năng lực thiết kế, chất lượng, tiến độ xây dựng và giá thành CT xây
dựng.

2. Thời gian thực hiện: trong suốt quá trình xây dựng CT, kể từ khi khởi công cho
đến khi bàn giao chính thức toàn bộ CT.

3. Tính chất: công tác giám sát của tác giả thiểt kế ko thay thế cho công tác
giám sát chất lượng thi công của chủ đầu tư và tổ chức nhận thầu xây lắp. Việc
thi công đúng bản vẽ thiết kế là trách nhiệm của tổ chức thầu xây lắp.

Mọi hậu quả xấu về chất lượng, tiến độ giá thành CT, việc thi công ko đúng đồ
án thiết kế hoặc thiết kế kỹ thuật thi công gây ra thì tổ chức nhận thầu xd hoàn
toàn chịu trách nhiệm.

4. Nội dung công tác giám sát của tác giả thiết kế bao gồm:

- Giám sát sự phù hợp của việc thi công CT với các giải pháp kỹ thuật, chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật được duyệt trong thiết kế kỹ thuật và kết cấu CT được thể
hiện trong bản vẽ thi công.

- Giám sát sự phù hợp của việc thi công với các tiêu chuẩn kỹ thuật quy trình
quy phạm, định mức kinh tế htoe pháp luật quy định và các chỉ dẫn trong bản
vẽ thi công.
- Theo dõi và xử lý kịp thời các sai phạm của thi công so với thiết kế được
duyệt.

- Giám sát chất lượng thi công, nhất là các CT có kết cấu phức tạp, việc lắp
đặt các thiết bị công nghệ chủ yếu, các phần CT quan trọng có ảnh hưởng
đến chất lượng CT như nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hoàn thiện bên
trong và ngoài CT.

- Xử lý, bổ sung, sửa đổi bản vẽ thi công và dự toán, giải quyết các vấn đề
phát sinh trong qua trình thi công có liên quan đến công tác thiết kế.

- Trình bày, giải thích các vấn đề liên quan đến đồ án thiết kế theo yêu cầu của
tổ chức thi công và của chủ đầu tư.

5. Phương thức thực hiện :

- Thực hiện ở hiện trường.

- Tổ chức thiết kế + chủ nhiệm đồ án thiết kế phải thường quyên có mặt tại CT
trong suốt quá trình thi công.

- Chủ nhiệm đồ án thiết kế trực tiếp chịu trách nhiệm trước tổ chức thiết kế về
việc giám sát tổ hợp CT.

- Các nhận xát,chỉ dẫn, thỏa thuận, kiên nghị của tổ giám sát đều phải ghi vào
sổ nhật ký giám sát tác giả thiết kế.

Câu 39 : Nhà thầu xây dựng phải tổ chức quản lý chất lượng như thế nào ?

a. Nguyên tắc chung:

- Doanh nghiệp xây dựng(DNXD)(tổng thầu,chủ thầu,thầu phụ) phải chịu trách
nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng XD toàn bộ CT.

- DNXD chỉ được nhận thầu thi công xây lắp những CT tương ứng với điều
kiện và năng lực được xác nhận trong chứng chỉ hành nghề XD.Phải thi công
đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật XD và hợp đồng giao
nhận thầu XD.

- DNXD khi tiến hành xây lắp phải chịu sự giám sát, kiểm tra chất lượng của
chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan giám định Nhà nước về chất lượng
CT.

a. Yêu cầu:
- Đối với công tác tự kiểm tra chất lượng: chấp hành đúng yêu cầu của thiết kế
và cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu.

- Nhà thầu XD phải báo cáo đầy đủ quy trình, phương án tự kiểm tra chất
lượng sản phẩm với chủ đầu tư để chủ đầu tư kiểm tra và giám sát thực hiện.

- Nhà thầu XD chỉ đề nghị chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu các công tác xây lắp
đã hoàn thành sau khi bộ phận chuyên trách kiểm tra chất lượng của nhà
thầu đã kiểm tra và xác nhận.

b. Tổ chức:

- Tất cả những nhân viên chuyên môn của doanh nghiệp XD phải được đào
tạo nghiệp vụ và có chứng chỉ chuyên môn.

- Các thiết bị dùng trong kiểm tra chất lượng phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ
thuật theo công tác kiểm định và phải thực hiện đăng kiểm theo quy định của
pháp luật.

- Vật liệu, cấu kiện XD do doanh nghiệp sử dụng phải có chứng chỉ xuất
xưởng.

- Trong quá trình XD phải thực hiện đầy đủ công tác thí nghiệm đối với sản
phẩm XD và phải lập đầy đủ hồ sơ,tài liệu về việc thí nghiệm này.

- Trường hợp doanh nghiệp XD sử dụng vật liệu hay cấu kiện XD do mình sản
xuất thì doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng của loại vật liệu đó đúng với
tiêu chuẩn của Nhà nước và khi sử dụng vào CT cũng phải tiến hành thí
nghiệm để kiểm tra chất lượng.

Câu 40: Trong quá trình thi công cần phải tổ chức nghiệm thu cho những đối
tượng nào? Từ khi khởi công XD đến khi hoàn thành CT có bao nhiêu
giai đoạn nghiệm thu. Nội dung nghiệm thu trong mỗi giai đoạn đó là gì ?

i/Đối tượng nghiệm thu:

- Những kết cấu hoặc bộ phận CT có tầm quan trọng đặc biệt.

- Những kết cấu hoặc bộ phận CT bị che khuất.

- Những thiết bị máy móc đã lắp đặt xong.

- Những bộ phân CT đã XD xong cần nghiệm thu để chuyển sang giai đoạn thi
công tiếp theo.
- Từng hạng mục CT hoặc toàn bộ Ct đã XD xong để đưa vào khai thác sử
dụng.

ii/Các giai đoạn nghiệm thu: (các giai đoạn và nội dung cụ thể)

a. Nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp CT:

1. Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.

2. Kiểm tra các tài liệu và kết quả thử nghiệm,đo lường để xác định khối lượng và
chất lượng của vật liệu, kết cấu hoặc bộ phận CT, trong đó bắt buộc phải kiểm
tra:

- Kết quả thí nghiệm chất lượng của biện pháp gia cố nền, thử sức chịu tải của
cọc…

- Kết quả thí nghiệm đất, đá,bê tong.

- Kết quả thí nghiệm mối hàn,kết cấu thép.

- Kết quả đo đạc kích thước hình học,tim,mốc, biến dạng,chuyển vị,thấm,khối
lượng kết cấu, bộ phận,hoặc CT.

- Kết quả đo chiều dày lớp sơn chống cháy.

- Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm, chạy thử..các thiết bị công nghệ.

3. Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với tài liệu thiết kế được
duyệt và các tiêu chuẩn tương ứng về chất lượng của Nhà nước, của ngành.và
các quy định chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất vật liệu, thiết bị công nghệ.

4. Nếu công việc kiểm tra xác định đối tượng kiểm tra đạt được những yêu cầu
theo quy định thì chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu có chữ ký của các thành
viên trong tổ chức nghiệm thu.

b. Nghiệm thu khi hoàn thành CT:

1. Kiểm tra toàn bộ khối lượng xây lắp và chất lượng của từng hạng mục hoặc
toàn bộ CT so với thiết kế được duyệt.

2. Kiểm tra kết quả thử nghiệm, chạy thử đồng hồ hệ thống thiết kế công nghiệp.

3. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về môi trường, vệ sinh lao động và
phòng chống cháy nổ thực tế của CT so với thiết kế được duyệt và các tiêu
chuẩn kỹ thuật tương ứng.

4. Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành CT.


5. Kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện pháp lý và kỹ thuật cho phép sử dụng CT
kỹ thuật ngoài hàng rào.

Câu 41: Có mấy cấp bảo trì CTXD? Căn cứ vào đâu để chủ quản lý sử dụng CT
thực hiện bảo trì? Trường hợp nào thực hiện chế độ bảo trì thường
xuyên, bảo trì định kỳ, bảo trì đột xuất? (SGK_251; 252)

Câu 42: Trình bày vắn tắt trìng tự đầu tư XD công trình ( gạcg đầu dòng từng
công việc cụ thể) từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc XD (nghiệm thu
hoàn toàn công trình)

You might also like