You are on page 1of 10

Tổ chức Phi chính phủ nuớc ngoài và quá trình hoạt động tại VN

CÁC TÔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT
ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

A. Mở đầu

Trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các tổ chức phi
chính phủ – một bộ phận quan trọng trong hệ thống tổ chức nhân dân còn được gọi là tổ
chức xã hội dân sự (xã hội công dân) ngày càng nổi lên như một lực lượng quan trọng
trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển xã hội. Các tổ chức phi chính phủ là một
hiện tượng có tính toàn cầu đến mức mà ngày nay người ta đã nói tới một “Cộng đồng
phi chính phủ”. Dưới nhiều tên gọi khác nhau, các tổ chức phi chính phủ có mặt ở khắp
mọi nơi trên thế giới. Trong quá trình phát triển xã hội, bên cạnh những nỗ lực của các
chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ đã góp một phần vào quá trình
nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo, những người bị thiệt thòi trong xã hội,
các nạn nhân bị thiên tai và chiến tranh giúp tự phát triển một cách bền vững.

Trong thập kỷ cuối của thế kỷ 20, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động lớn.
Khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các nước,
các khu vực càng trở nên gay gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu như thiên
tai lớn xảy ra liên miên, môi trường suy thoái nghiêm trọng, dân số và đại sắc tộc xảy ra
ở nhiều nơi. Trong tình hình đó, nhu cầu về viện trợ nhân đạo, giúp đỡ người nghèo, nạn
nhân thiên tai và chiến tranh ngày càng lớn trong khi nguồn tài trợ cho các hoạt động
nhân đạo và phi lợi nhuận này ngày càng trở nên hạn hẹp. Viện trợ phát triển nói chung
của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) tiếp tục có xu hướng
giảm, tỷ lệ thu nhập quốc dân chi cho viện trợ tiếp tục giảm từ 0,33% (năm 1990) xuống
còn 0,23% (năm 1998).

Vai trò của các TCPCP, tổ chức xã hội dân sự được nâng cao trong cộng đồng các nước
tài trợ và trên trường quốc tế, được coi là những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bền vững,
khắc phục nghèo khổ và tham gia xây dựng chính sách, bảo đảm dân chủ nhân quyền,
xây dựng quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước đang phát triển. Nhiều Hội nghị
của các TCPCP mang tính quốc tế, khu vực đã được tổ chức song song với các Hội nghị
của Liên hiệp quốc và Hội nghị khu vực hoặc liên khu vực, các diễn đàn quốc tế quan
trọng về những vấn đề toàn cầu hoá, những vấn đề xã hội và thương mại đều có sự tham
vấn của các TCPCP. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng chính sách, các tổ chức quốc tế,
thiết chế tài chính quốc tế, Chính phủ các nước phát triển và một số nước đang phát triển
đã hình thành cơ chế tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các TCPCP. Liên hiệp quốc, các
tổ chức liên khu vực và chính phủ các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Bỉ, Canada, Đức,
Hà Lan, Na Uy, Ôxtrâylia, Pháp, Thuỵ Điển và Thuỵ Sĩ và một số tổ chức quốc tế như
UNDP, EU, WB, ADB, UNFPA tăng cường chuyển tài trợ song phương qua các TCPCP
nước mình hoặc qua các TCPCP nói chung hoạt động trong lĩnh vực họ quan tâm. Chính
phủ các nước phát triển tăng cường thông qua các TCPCP để triển khai các dự án viện trợ
và thực hiện chính sách đối ngoại của mình.
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá,
thường xuyên bị thiên tai đe doạ, cuộc sống của nhân dân, nhất là ở vùng miền núi (vùng
đồng bào dân tộc ít người), ven biển miền Trung, còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn,
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước để đạt được mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ và văn minh. Trong sự nghiệp to lớn và nặng nề này, chúng ta luôn tranh thủ và đánh
giá cao sự giúp đỡ quí báu, có hiệu quả của các chính phủ và các tổ chức quốc tế cũng
như các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa
dạng hoá, đa phương hoá, vừa hợp tác vừa đấu tranh, Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII,
VIII và IX đã khẳng định phương hướng: “Mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân
dân, tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức nhân dân các nước,
nâng cao hiệu quả hợp tác, với các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế, góp phần
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta và nhân
dân các nước trong khu vực và trên thế giới”
Việt Nam có quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (Sau đây viết tắt là
TCPCPNN) từ lâu, trên nhiều lĩnh vực: cứu trợ thiên tai; giúp đỡ người khuyết tật, các
vấn đề xã hội; giáo dục đào tạo; viện trợ y tế; phát triển nông thôn; xoá đói giảm nghèo;
bảo vệ môi trường; trao đổi văn hoá và khoa học kỹ thuật...Trong công cuộc đổi mới hiện
nay, chính sách đối ngoại của Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều các TCPCPNN đến
Việt Nam; các quan hệ và hoạt động viện trợ của các tổ chức này ngày càng đi vào chiều
sâu, tất cả 61 tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh trung du miền núi, các vùng dân tộc ít người
và vùng ven biển đều nhận được viện trợ của các TCPCPNN. Sự giúp đỡ tuy không lớn
so với viện trợ chính thức (ODA), nhưng đã mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân
dân tại những khu vực có dự án như: làm đê chống lũ lụt, ngăn nước mặn; chăm sóc sức
khoẻ ban đầu; chương trình nước sạch nông thôn; tín dụng vốn quay vòng cho phụ nữ,
nông dân nghèo; xây dựng trường tiểu học; phòng chống HIV/AIDS; bảo vệ môi
trường...Mặc dù kết quả của những trợ giúp này còn ở mức khiêm tốn, nhưng nó đã góp
phần đáng kể vào cuộc đấu tranh trên mặt trận xoá đói giảm nghèo, giúp chúng ta khắc
phục khó khăn trên con đường phát triển. Tính đến tháng 6 năm 2003, Việt Nam đã có
quan hệ với khoảng 500 TCPCPNN. Trong mấy năm gần đây, tổng giá trị các tổ chức
này giải ngân cho Việt Nam trung bình khoảng 80 triệu USD một năm.

Tài liệu này chỉ có thể đề cập những nét khái quát về thực trạng quan hệ của Việt Nam
với các TCPCPNN từ sau khi miền Nam giải phóng đến nay, công tác quản lý hoạt động
của các TCPCPNN, triển vọng trong thời gian tới và một số kiến nghị về biện pháp phát
huy hiệu quả công tác quản lý hoạt động phi chính phủ.

B. Nội dung

Khái niệm: TCPCPNN trong tài liệu này là những tổ chức được thành lập ở ngoài Việt
Nam, không thuộc chính phủ, hoạt động cứu trợ và phát triển trên cơ sở tự nguyện và
không vì mục đích lợi nhuận.

1. Thực trạng quan hệ của Việt Nam với các TCPCPNN


1.1. Quan hệ với các TCPCPNN qua các thời kỳ

Quan hệ với các TCPCPNN là một mảng trong quan hệ ngoại giao nhân dân, nó gắn liền
với đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và tình hình phát triển qua từng
giai đoạn của đất nước. Trước tháng 5/1975, nhiều TCPCPNN đã hoạt động tại Việt
Nam, nhưng chủ yếu ở miền Nam, chỉ có rất ít tổ chức viện trợ cho miền Bắc. Ở miền
Nam Việt Nam , từ năm 1954 các TCPCPNN bắt đầu hoạt động và tăng nhanh, đến cuối
năm 1974 đã có khoảng trên 60 TCPCPNN hoạt động tại miền Nam. Các tổ chức này chủ
yếu hoạt động trong vùng Mỹ - nguỵ chiếm đóng với mục đích chính là cứu trợ những
người di cư từ Bắc vào Nam và sau đó là những nạn nhân của cuộc chiến tranh của Mỹ.
Các TCPCPNN đã rút khỏi miền Nam sau ngày 30/4/1975.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Việt Nam thống nhất đất nước, hoạt động
của các TCPCPNN tăng nhanh. Mặc dù vậy các hoạt động này bị ảnh hưởng của những
biến động chính trị trong khu vực và Việt Nam nên có lúc suy giảm đáng kể. Qua bảng
thống kê dưới đây chúng ta thấy có thể chia hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam
làm 3 giai đoạn : 1975 - 1978; 1979 - 1988; 1989 - 2003.

* Giai đoạn 1975 - 1978

Sau khi miền Nam được giải phóng, nhiều TCPCPNN từng hoạt động tại miền Nam
trước năm 1975 đã dần dần trở lại trong bối cảnh nước Việt Nam thống nhất. Số tổ chức
đã từng có mặt ở miền Bắc Việt Nam mở rộng chương trình. Nhiều TCPCPNN mới có
quan hệ với Việt Nam . Thời kỳ này có thể coi là một điểm cao của hoạt động TCPCPNN
ở Việt Nam với khoảng 70 TCPCPNN , giá trị viện trợ hàng năm trung bình khoảng 30
triệu USD. Trong số này có tới 2/3 là các TCPCPNN Mỹ. Hoạt động chủ yếu là cung cấp
thuốc men, lương thực cho những nạn nhân chiến tranh và thiên tai, một số ít giúp xây
dựng bệnh viện, phục hồi chức năng và phát triển sản xuất công nông nghiệp ở khu vực
đô thị và phụ cận tại 20 tỉnh, thành phố.

* Giai đoạn 1979 - 1988

Với việc Việt Nam đưa quân đội vào giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng
của Khơme đỏ, Mỹ và các nước phương Tây đã thực hiện chính sách bao vây cấm vận
đối với Việt Nam . Nhiều TCPCPNN gặp nhiều khó khăn trong tìm nguồn tài trợ giúp
Việt Nam. Số lượng các TCPCPNN không giảm so với năm 1978 nhưng giá trị dự án
thấp hơn giai đoạn trước rất nhiều bằng khoảng 1/3 so với trung bình các năm trước, 70%
giá trị viện trợ bằng hiện vật.

* Giai đoạn 1989 đến nay

Từ năm 1989 đến nay, gắn liền với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, với những
chuyển biến tích cực của nền kinh tế và những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực do
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ
với tinh thần Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng
đồng thế giới, quan hệ giữa Việt Nam với các TCPCPNN đã có những bước phát triển
mới, cả về số lượng các tổ chức và giá trị viện trợ của các TCPCPNN hoạt động tại Việt
Nam năm 2002 tăng gấp hơn 7 lần (500 tổ chức/70 tổ chức); giá trị viện trợ tăng gấp 2,6
lần so với giai đoạn 1975 -1978 (80 triệu USD/30 triệu USD) và gấp 8 - 10 lần giai đoạn
1979 - 1988 (80 triệu USD/10 triệu USD). Quan hệ (TCPCPNN và đối tác Việt Nam) đôi
lúc hình thành và phát triển theo chiều sâu.

Viện trợ phi chính phủ trước đây chủ yếu do các tổ chức thuộc khu vực Bắc Mỹ và Tây
Âu tiến hành thì giai đoạn này đã có thêm nhiều tổ chức khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Nếu trong những giai đoạn trước đây, chương trình viện trợ của các TCPCPNN
thường tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng thì từ năm 1989 trở lại đây, ở mức độ khác nhau, đã trải khắp tất cả 61 tỉnh và
thành phố.

Viện trợ của các TCPCPNN thường rất đa dạng và không ổn định. Phương thức hoạt
động cơ bản của các TCPCPNN là trực tiếp làm dự án và trực tiếp quan hệ với địa
phương cơ sở. Giai đoạn 1989 đến nay là thời kỳ đa số các TCPCPNN tiến hành các dự
án mang tính phát triển bền vững (Phát triển bền vững ở đây không chỉ về kinh tế mà còn
về cả y tế, xã hội, giáo dục, môi trường và cả trong viện trợ khẩn cấp..). Cho đến nay có
trên 80% giá trị viện trợ tập trung cho các dự án này. Hiện nay chưa thể phân định một
cách chính xác tỷ lệ viện trợ phi chính phủ theo từng ngành, nhưng có thể phân loại giá
trị viện trợ theo 6 lĩnh vực chính : Y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và
viện trợ khẩn cấp. Đáng chú ý đối với các lĩnh vực trên, TCPCPNN ngày càng quan tâm
nhiêu hơn về mặt nâng cao năng lực và vận động thay đổi thể chế.

Các nguồn tài trợ chính của các TCPCPNN


- Chính phủ (các chương trình phát triển , ODA..)
- Liên chính phủ
- Liên hợp quốc
- Các tổ chức tôn giáo
- Các quĩ
- Công ty
- Cá nhân (hội viên, các cá nhân hảo tâm, tự nguyện..)
- Ngân sách tự có thông qua các hoạt động dịch vụ, kinh doanh (đầu tư bất
động sản, buôn bán..)

1.2. Lĩnh vực hoạt động viện trợ của TCPCPNN tại Việt Nam

Ở Việt Nam, chúng ta có thể kể ra các lĩnh vực hoạt động của TCPCPNN sau đây:

+ Các dự án liên quan đến các vấn đề xã hội: giúp đỡ cộng đồng, những người tàn tật,
nạn nhân của chiến tranh, thiên tai và các đại dịch như: HIV/AIDS, ma tuý, và tệ nạn xã
hội như mại dâm...

+ Các dự án liên quan đế y tế: giúp trang thiết bị y tế, thuốc men, xây dựng trạm xá, các
khoa của bệnh viện, cử các đoàn khám chữa bệnh cho người nghèo, học sinh nhằm nâng
cao ý thức phòng chống bệnh nhất là các bệnh liên quan đến mắt, răng hàm mặt.
+ Các dự án về giáo dục: giúp xây dựng trường sở, trang thiết bị dậy học, hỗ trợ học
bổng, trợ cấp thêm một số điều kiện vất chất để cải thiện cuộc sống của học sinh nghèo
đặc biệt là ở vùng núi, vùng sâu vùng xa và nổi lên cả là cử giáo viên tình nguyện dạy
tiếng Anh, Pháp ... và một số môn học khác ta đang cần cho phát triển bền vững và hội
nhập, đồng thời có nhiều dự án dậy nghề có hiệu quả.

+ Các lĩnh vực liên quan đế phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống cho người nghèo ở
nông thôn thành thị trong đó có các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở thuỷ lợi, trạm bơm,
giống cây trồng, vật nuôi... Nổi bật hiện nay là các dự án tín dụng giúp người nghèo ở
nông thôn thành thị biết làm kinh tế nhỏ và vừa để có thể tồn tại trong một nên kinh tế thị
trường.

+ Các dự án liên quan đến môi trường môi sinh và bảo tồn bảo tàng các di sản văn hoá.
Các dự án này đã giúp cho người dân bảo vệ rừng, môt trường môi sinh trong các đô thị
và các bờ biển, phòng chống ô nhiễm các loại. Các dự án liên quan đến bảo tồn bảo tàng,
các di sản văn hoá cùng nhận được nhiều quan tâm.

+ Các dự án phòng chống thiên tai và viện trợ khẩn cấp mang tính bền vững tạo nên
nhiều mô hình có giá trị như nhà, trường học và trạm xá sống chung với bão, lũ lụt tại các
tỉnh miền trung và đồng bằng sông Cửu Long....

Các dự án trên thường được lồng ghép với nhau như các dự án phát triển nông thôn tổng
hợp và phát triển cộng đồng tổng hợp. Càng ngày các dự án nâng cao năng lực và làm
chính sách càng được các TCPCPNN quan tâm nhiều hơn. Sau đây xin được nêu một số
thí dụ:

+ Dự án phát triển nông thôn tổng hợp mang tính cộng đồng trên qui mô huyện hay cụm
xã. Các dự án này thường bao gồm nhiều phần khác nhau:

• Các công trình thuỷ nông như các hồ chứa nước, đập, trạm bơm và hệ thống tưới tiêu
phục vụ sản xuất nông nghiệp trong khu vực được thụ hưởng dự án. Mục tiêu của các
công trình này là làm cho người dân bớt phụ thuộc vào thiên nhiên, chủ động hơn trong
tưới tiêu nước và trên cơ sở đó tăng năng suất cây trồng, nhất là lúa nhằm cải thiện đời
sống nhân dân.

• Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: giúp xây dựng hệ thống trạm xá xã, đào tạo các cán bộ y
tế, cung cấp trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, xây dựng hệ thống nước sạch và giúp
chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

• Lâm nghiệp: Trồng cây ăn quả và lấy gỗ góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện
môi sinh.

• Giáo dục: giúp nâng cấp trường học, trang thiết bị trường học, cấp học bổng cho học
sinh nghèo, phụ cấp cho giáo viên.
Mục tiêu chung của các dự án này là giải quyết đồng bộ các khó khăn kinh tế xã hội, giúp
khu vực đó tự phát triển bền vững sau khi các TCPCPNN đó ngừng tài trợ. Những dự án
này thường kéo dài từ 3 - 5 năm, có dự án kéo dài 8 năm. Nguyên tắc chung mà các
TCPCPNN thường áp dụng là địa phương phải chủ động trong việc tìm ra những vấn đề
cấp bách cần giải quyết và có những giải pháp cụ thể . Dạng dự án này được ActionAid
(Anh), Oxfam Anh, Tầm nhìn thế giới (quốc tế) WVI, JIVC (Nhật), Care quốc tế.. tiến
hành tại Sơn La, Hà Tĩnh, Quảng Nam - Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế..

+ Dự án chuyên ngành mang tính công đồng ở đơn vị huyện hay cụm xã. Các dự án này
thường được thực hiện khá rộng rãi trên lĩnh vực y tế như chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
chống suy dinh dưỡng, cung cấp trang thiết bị y tế cho bệnh viện, các phòng khám đa
khoa và các trạm xá xã; đào tạo cán bộ y tế cấp cơ sở, chú trọng tới vấn đề y tế cộng
đồng.. Bên cạnh dự án y tế cộng đồng, các dự án chuyên ngành khác như VAC, trồng dâu
nuôi tằm, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, vốn quay vòng.

+ Dự án giải quyết công ăn việc làm, dạy nghề cho thanh niên. Dạng dự án này được thực
hiện trên hai lĩnh vực sau:

• Dự án giải quyết công ăn việc làm trong khuôn khổ chương trình “lương thực cho lao
động của EC”, “lương thực cho phát triển của Mỹ”. Loại dự án này thường tập trung cho
việc đắp đê, hồ chứa nước, đập, trạm bơm, kênh dẫn. Mục tiêu chung là cấp lương thực
cho người lao động ở những vùng khó khăn để họ xây dựng những công trình trên nhằm
chủ động hơn nữa trong sản xuất nông nghiệp, nhất là ở những vùng đông dân, độc canh
lúa, hạn hán kéo dài hoặc bị hậu quả nặng nề do thiên tai.

• Dự án dạy nghề: Dạng dự án này thường được thực hiện tại các trung tâm đô thị, nơ dân
cư đông đúc, có nhiều thanh niên không co công ăn việc làm, thu nhập thấp, giúp cho
người khuyết tật. Dự án được thực hiện thông qua các trung tâm dậy nghề, trung tâm bảo
trợ xã hội, trung tâm lao động nữ.. Mục tiêu của dự án là trang bị kiến thức về một nghề
nghiệp nhất định như sửa chữa xe máy, sửa chữa điện tử, nghề may, nghề mộc, nuôi dạy
trẻ.. để có việc làm và tăng thu nhập.

+ Các dự án cho vay vốn quay vòng. Thông qua một đối tác cụ thể như hội phụ nữ, hội
nông dân, đoàn thanh niên.. để tổ chức tập huấn về cách sử dụng và quản lý vốn do các
TCPCPNN cho vay, tạo đIều kiện cho người nghèo tăng thu nhập. Nguyên tắc chung là
các TCPCPNN không thu hồi lại vốn mà chuyển nó thành vốn của đối tác Việt Nam dể
tiếp tục chuyển cho các đối tượng khác vay sau chu kỳ vay vốn hoặc dùng vốn đó để thực
hiện một dự án khác trong địa phương. Dự án loại này đang được nhiều TCPCPNN thực
hiện vì với một số vốn không lớn mà có thể giúp được nhiêù người nghèo trong thời gian
dài.

+ Dự án giúp phát triển các doanh nghiệp. Mục đích chính của dạng dự án này là hỗ trợ
cho lĩnh vực kinh tế tư nhân, mở các lớp đào tạo về quản trị kinh doanh và hỗ trợ vốn cho
thanh niên, kể cả số nghèo không có công ăn việc làm, thiếu vốn và số có vốn nhỏ nhưng
thiếu kinh nghiệm kinh doanh và cần vốn lớn để mở rộng sản xuất. Tổ chức Care quốc tế
thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức Di trú công giáo quốc tế(ICMC) giúp Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam ..

+ Quyên góp vật chất. Thường là trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đồ chơi cho trẻ
em... giúp các bệnh viện, những địa phương bị thiên tai và những vùng còn gặp nhiều khó
khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất. Mục tiêu chung là khắc phục tình trạng quá thiếu thốn
dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm cho những vùng nghèo hoặc bị
thiên tai tàn phá năng nề. Dạng viện trợ này chủ yếu do một số TCPCP Mỹ, Đức, Pháp,
Canada, Ôxtraylia tiến hành.

+ Xây dựng khả năng (capacity building). Đây là dạng dự án/ chương trình nhằm giúp
các cơ quan, tổ chức của Việt Nam tăng cường khả năng tổ chức, quản lý, hoạt động.
Thường là những chương trình đào tạo, trao đổi kinh nghiệm quản lý dự án, những kỹ
năng cụ thể trong các hoạt động liên quan đến quản lý điều hành và phát triển.

+ Người tình nguyện. Có một số tổ chức chuyên làm chương trình về người tình nguyện,
có những tổ chức kết hợp, lồng ghép với các chương trình y tế, giáo dục và các chương
trình phát triển khác. Những người này được các TCPCPNN tuyển chọn trên cơ sở tự
nguyện sang giúp Việt Nam. Có thể chia làm hai loại tình nguyện sau:

• Những đoàn bác sĩ chuyên khoa sang giúp phẫu thuật vá môi, hở hàm ếch, phục hồi
chức năng, khám chữa bệnh miễn phí. Những đoàn này thường sang trong thời gian ngắn
làm tại một vài địa phương đã xác định trước. Sau khi thực hiện xong chương trình thì
tặng lại địa phương các trang bị y tế mang theo.

• Những giáo viên tiếng Anh, Pháp (dạy từ tiểu học đến đại học), giáo viên kỹ thuật,
chuyên gia trên từng lĩnh vực cụ thể sang Việt Nam dài hạn thường từ một đến hai năm.
Hiện nay có khoảng 200 giáo viên tình nguyện của gần 20 TCPCPNN đang dạy tiếng
Anh, Pháp, vi tính và một số chuyên môn khác cho một số trường và cơ quan của Việt
Nam.

2. Khuôn khổ pháp lý cho công tác vận động và hoạt động của TCPCPNN
2.1. Khuôn khổ pháp lý các TCPCPNN

Trong hơn 20 năm qua, để tăng cường công tác vận động và tạo điều kiện cho các
TCPCPNN hoạt động đúng pháp luật Việt Nam, Việt Nam đã trải qua nhiều thử nghiệm
nhất định trước khi có cơ sở pháp lý như hiện nay. Có thể nói đây vẫn là lĩnh vực hết sức
mới mẻ của ta. Từ năm 1989 về trước, do điều kiện khách quan thời gian đó, các văn bản
pháp lý liên quan tới TCPCPNN mang tính chất tập trung cao. Việc cho phép từng đoàn
TCPCPNN vào hoạt động đến việc sử dụng từng khoản viện trợ của các TCPCPNN đều
phải có ý kiến của Chính phủ hoặc các cơ quan tổng hợp Chính phủ. Sau đây là thống kê
một số văn bản pháp qui có liên quan trực tiếp đến công tác vận động của các
TCPCPNN.

* Ngày 24.5.1996, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định 339/TTg thành lập Uỷ ban công
tác về các tổ chức phi chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác phi chính
phủ của Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Ngày 24/4/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 59/2001/QĐ-TTg thành lập Uỷ ban
công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (Uỷ ban)

- Thành phần của Uỷ ban gồm:


+ Chủ nhiệm Uỷ ban: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
+ Ủy viên thường trực: Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
+ Các Uỷ viên gồm:
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng
Thứ trưởng Bộ Tài chính
Thứ trưởng Bộ Công an
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ

* Ngày 24/5/1996, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 340/TTg ban hành quy chế
hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Theo qui chế, các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài để được tiến hành các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân
đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận hoặc mục đích khác, phải được phép của
Chính phủ Việt Nam dưới các hình thức: Giấy phép hoạt động, Giấy phép lập văn phòng
dự án hoặc Giấy phép lập văn phòng đại diện.

Để thực hiện Quy chế này, ngày 7/8/1996, Uỷ ban đã ban hành Hướng dẫn thực hiện quy
chế số 05/UB-PA (dành cho các cơ quan, địa phương Việt Nam) và Hướng dẫn thực hiện
qui chế số 06/UB-PA (dành cho các TCPCPNN).
- Nghị định 85/1998/NĐ-CP ngày 20/10/1998 của Chính phủ về việc tuyển chọn, sử dụng
và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt
Nam.

- Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật
thuế giá trị gia tăng:

-Quyết định 28/1999/QĐ-TTg ngày 23/2/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành
Quy chế quản lý, sử dụng viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
được sử đổi thành Quyết định 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng viện trợ của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam.

- Thông tư số 22/1999/TT/BTC ngày 26/2/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản
lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại.

- Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động về tôn
giáo.

- Thông tư số 119/1999/TT-BTC ngay 5/10/1999 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn
thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng đối với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại
diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Thông tư số 02/2000/TT-BTC ngày 5/1/2000 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn hoàn
thuế Giá trị gia tăng đối với hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức trong nước mua bằng tiền
viện trợ nhân đạo của nước ngoài.

2.2. Cơ chế phối hợp vận động và hỗ trợ hoạt động các TCPCPNN

Ở Trung ương, tại Quyết định số 51/HĐBT ngày 25/5/1989, Liên hiệp là cơ quan đầu
mối trong quan hệ với các TCPCP, Liên hiệp đã thành lập bộ phận chuyên trách về công
tác phi chính phủ lấy tên là Ban điều phối viện trợ nhân dân (tiếng Anh viết tắt là
PACCOM); quyết định 80/CT ngày 28/3/1991 của Chỉ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã xác
định chức năng nhiệm vụ của cơ quan đầu mối, thành lập nhóm công tác phi chính phủ,
ngày 24/5/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 339/TTg thành lập Uỷ ban
công tác về các tổ chức phi chính phủ, Quyết định 59/2001/QĐ-TTg thành lập Uỷ ban
công tác phi chính phủ nước ngoài và chỉ định Chủ tịch Liên hiệp là Uỷ viên cơ quan
thường trực về công tác phi chính phủ nước ngoài, Liên hiệp đã cử Ban điều phối viện trợ
nhân dân chịu trách nhiệm trực tiếp làm việc với tất cả các TCPCPNN hoạt động tại Việt
Nam. Đồng thời, Ban điều phối viện trợ nhân dân cũng chịu trách nhiệm phối hợp cùng
các Cục - Vụ chức năng của các Bộ, ngành trung ương cũng như các địa phươngkiến nghị
và đề xuất xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam.

Ở địa phương, vẫn còn tồn tại nhiều mô hình “cơ quan đầu mối về công tác phi chính
phủ” khác nhau như :Ban/Sở /Phòng Ngoại vụ, Văn phòng Uỷ ban, Liên hiệp các tổ chức
hữu nghị, Sở kế hoạch và đầu tư, có tỉnh đã thành lập Uỷ ban công tác phi chính phủ với
cơ quan Đối ngoại tỉnh là cơ quan thường trực về công tác phi chính phủ song mô hình
nằm trong cơ quan đối ngoại là chủ yếu và phù hợp nhất.

3. Triển vọng quan hệ Việt Nam với các TCPCPNN

Trong những năm đầu của thế kỷ 21, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, chứa
đụng những yếu tố khó lường trước. Sự phát tiển không ổn định của nền kinh tế thế giới
nói chung và các nền kinh tế lớn, thiên tai nặng nề tại nhiều vùng trên thế giới, chiến
tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột tôn giáo và sắc tộc tiếp tục diễn biễn phức tạp
có thể ảnh hưởng không tốt tới nguồn tài trợ của các TCPCP hoạt động nhân đạo và phi
lợi nhuận, nhất là nguồn tài trợ từ các nước OECD cho các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam. Các TCPCP đang ngày càng trở thành một lực lượng có vai trò quan trọng
trong các hoạt động nhân đạo và phát triển bền vững và các tổ chức tài trợ và Chính phủ
các nước phát triển, trong đó có Mỹ và Tây Âu tiếp tục coi trọng việc triển khai viện trợ
và chính sách đối ngoại qua TCPCP, đặc biệt là tại các nước có nền kinh tế đang chuyển
đổi.

Trong những năm qua, chúng ta đã tranh thủ được nguồn tài trợ phi chính phủ này song
chỉ mới ở mức bình quan đạt 1 USD/người dân/1năm. Với những khó khăn mới về tài trợ
trong những năm đầu của thế kỷ 21, có thể số lượng các TCPCP hoạt động tại Việt Nam
và giá trị viện trợ của họ sẽ không tăng mà giữ được ở mức hiện tại vì những lý do sau:

- Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh với những hậu quả nghiêm trọng cần khắc phục, là
nước rất nghèo tính theo thu nhập về đầu người, thường xuyên bị thiên tai và là một nước
có nền kinh tế đang nằm trong quá trình chuyển đổi theo cơ chế thị trường, định hướng
XHCN và do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Một mặt đa số các TCPCP cũng muốn giúp ta giữ
sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và dịch vụ xã hội.

- Về cơ bản, môi trường pháp lý của Việt Nam, đặc biệt là việc ta cho phép các TCPCP
hoạt động, lập Văn phòng Đại diện, Văn phòng dự án và cơ chế hỗ trợ ở các cấp là tương
đối rõ ràng và thuận lợi cho hoạt động của họ.

- Trong thời gian qua, các TCPCP đã tích luỹ được kinh nghiệm trong quan hệ và làm
việc với các đối tác Việt Nam và hiêủ sâu hơn tình hình, nhu cầu của nước ta. Điều đó
cho phép các TCPCP xây dựng được những dự án sát với nhu cầu thực tế và đáp ứng
được yêu cầu của các nhà tài trợ để xin tài trợ được thuận lợi hơn.

- Việc duy trì sự có mặt để thu thập thông tin, thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức phi
chính phủ địa phương/xã hội dân sự nhằm một mặt dần dần dùng họ thay thế các đối tác
truyền thống Việt Nam hiện nay trong triển khai hoạt động viện trợ hay các dịch vụ xã
hội, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội và mặt khác cùng họ tác động vào cơ cấu các
tổ chức xã hội dân sự trong một nền kinh tế thị trường của Việt Nam trong một chừng
mực nhất định đều là mong muốn của nhiều TCPCP, do vậy sự can dự của họ vẫn tiếp
tục tăng cường.

Về phương thức và lĩnh vực viện trợ, trong một vài năm tới có khả năng sẽ không có thay
đổi gì lớn. Các dự án mang tính lĩnh vực bao trùm sẽ được quan tâm nhiều hơn so với các
dự án nhỏ lẻ. Thay vì tập trung tài trợ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, ngày càng có nhiều
dấu hiệu cho thấy các TCPCPNN tập trung vốn cho các dự án tín dụng, tiết kiệm, vốn
quay vòng, cho phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân; các
dự án về môi trường, môi sinh, bảo vệ động vật và đa dạng hoá sinh học sẽ có nhiều vốn
tài trợ hơn; viện trợ phòng chống thiên tai mang tính bền vững sẽ thay thế dần những
hình thức viện trợ cứu tế; viện trợ nâng cao nguồn năng lực, làm chính sách và phát triển
tổ chức xã hội dân sự (tổ chức phi chính phủ Việt Nam) sẽ được đặc biệt quan tâm và
phát triển. Vì các lĩnh vực trên đã phù hợp với quan tâm và nguồn tài trợ của nhà và các
cơ quan tài trợ thuộc các nước phát triển, Liên hiệp quốc và các thiết chế tài chính .

( Hi vọng với tài liệu trên sẽ giúp các bạn trả lời được một số câu hỏi trong đề cương.
VD: quá trình phát triển TCPCPNN tại VN...)

You might also like