You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường ĐH Duy Tân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG


Ngành đào tạo:……………………………..

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học


2. Số tín chỉ: 2 tín chỉ
3. Trình độ: sinh viên bậc cao đẳng, đại học.
4. Phân bổ thời gian
- Nghe giảng: 70%
- Hội thảo, tự học, tiểu luận, xêmina: 30%
5. Điều kiện tiên quyết: đã học xong các học phần Triết học Mác – Lênin và Kinh tế
chính trị Mác – Lênin.
6. Mục tiêu của môn học:
- Xác lập cơ sở lý luận để có thể tiếp cận nội dung môn học Lịch sử Đảng
cộng sản Việt Nam và môn học tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Trang bị một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của môn CNXHKH.
Cung cấp cho sinh viên những căn cứ lý luận khoa học để hiểu đường lối, chính sách
xây dựng CNXH ở Việt Nam, lý giải và có thái độ đúng với thực tiễn xã hội, nâng cao
lòng tin vững chắc vào con đường đi lên CNXH, con đường mà Đảng, chủ tịch Hồ
Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.
- Xây dựng, phát triển nhân sinh quan cách mạng và tu dưỡng đạo đức con
người mới.
7. Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học gồm 12 chương với những nội dung cơ
bản của môn CNXHKH.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Từ buổi học thứ 2, 100% sinh viên phải có tài liệu và tài liệu phải theo đúng
hướng dẫn của giảng viên.
- Trước khi đến lớp nghe giảng sinh viên phải đọc trước giáo trình, đánh dấu
những chỗ chưa hiểu, khó hiểu để theo dõi giảng viên giải thích hoặc nêu câu hỏi để
giảng viên giải đáp.
- Sinh viên phải đến lớp chuyên cần, nếu vắng mặt phải có đơn xin phép
giảng viên, trong đơn ghi rõ lý do vắng mặt.
- Trong lớp sinh viên phải chú ý nghe giảng, hăng hái thảo luận, tranh luận,
đề xuất nhiều câu hỏi cho giảng viên.
- Ở nhà sinh viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, tự học, đối chiếu nội
dung giảng dạy với giáo trình, liên hệ với thực tiễn để hiểu sâu, nắm chắc và vận dụng
tốt kiến thức đã học.
- Sinh viên phải có nhận thức đúng về vai trò của môn CNXHKH, xác định
thái độ, trách nhiệm học tập đúng đắn, có phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả,
chấp hành tốt quy chế học tập, thi cử.
9. Tài liệu học tập:
- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên
soạn (Tái bản năm 2006).
- Giáo án điện tử môn Chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Hỏi đáp môn Chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Văn kiện Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Dựa trên Quy chế 25 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Quy chế 340 của Trường Đại học Duy Tân.
- Quy định 362 của Khoa Mác – Lênin.
Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên là đánh giá cả quá trình, tổng hợp nhiều
thành tố cụ thể như sau:
- Thái độ chuyên cần, thảo luận: 15%
- Tiểu luận: 20%
- Thi giữa kỳ: 15%
- Thi hết học phần: 50%
11. Thang điểm: Cho điểm theo thang điểm 10
12. Nội dung chi tiết của môn học:
TT TÊN CHƯƠNG SỐ GIỜ LÝ XÊMINA
CHƯƠNG CỦA THUYẾT
CHƯƠNG
I Vị trí, đối tượng, phương pháp và chức 2 1 4
năng của CNXHKH
II Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN 3 2
III Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công 4 3
nhân
IV Cách mạng xã hội chủ nghĩa 3 2

V Thời đại ngày nay 2 1 4


VI Xã hội xã hội chủ nghĩa 4 3
VII Nền dân chủ XHCN và nhà nước 3 2
XHCN
VIII Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh 3 2
giữa công nhân với nông dân và trí
thức trong quá trình xây dựng CNXH
IX Vấn đề dân tộc trong quá trình xây 3 2 4
dựng CNXH
X Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây 3 2
dựng CNXH
XI Vấn đề gia đình trong quá trình xây 3 2
dựng CNXH
XII Vấn đề nguồn lực con người trong quá 3 2
trình xây dựng CNXH
TỔNG 36 24 12

CHƯƠNG I

VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, CHỨC NĂNG


CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
I. VỊ TRÍ CỦA CNXH KHOA HỌC
1. Quan niệm chung về “CNXH” và “CNXH khoa học”
2. Vị trí của CNXH khoa học
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA CNXH KHOA HỌC
1. Đối tượng nghiên cứu của triết học và kinh tế chính trị Mác – Lênin là cơ sở lý luận
của CNXH khoa học
2. Đối tượng nghiên cứu của CNXH khoa học
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CNXH KHOA HỌC
IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CNXH KHOA HỌC VA Ý NGHĨA CỦA
VIỆC NGHIÊN CỨU CNXH KHOA HỌC
1. Chức năng và nhiệm vụ của CNXH khoa học
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập CNXH khoa học
---------------------------

CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TƯ TƯỞNG XHCN


1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng XHCN
2. Phân loại tư tưởng XHCN
II. LƯỢC KHẢO TƯ TƯỞNG XHCN TRƯỚC MÁC
1. Tư tưởng XHCN thời cổ đại (chế độ nô lệ)
2. Tư tưởng XHCN thời trung đại (Chế độ phong kiến)
3. Tư tưởng XHCN từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII
4. Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đầu thế kỷ XIX
4. Giá trị và những hạn chế của CNXH không tưởng trước Mác:
III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CNXH KHOA HỌC
1. Những điều kiện và tiền đề cho sự ra đời của CNXHKh
2. Các giai đoạn cơ bản trong sự phát triển của CNXH khoa học
3. Đảng cộng sản Việt Nam với sự vận dụng và phát triển CNXH khoa học
---------------------------------

CHƯƠNG III

SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

I. KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI
CẤP CÔNG NHÂN
1. Khái niệm
2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
3. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
II. VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN SỨ
MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1. Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển Đảng của giai cấp công nhân
2. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân
III. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
1. Đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân Việt Nam
2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
3. Đảng Cộng sản Việt Nam với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Việt Nam

---------------------------------
CHƯƠNG IV
CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. CÁCH MẠNG XHCN - QUY LUẬT PHỔ BIẾN CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN
BIẾN TỪ CNTB LÊN CNXH
1. Cách mạng XHCN và nguyên nhân nổ ra cuộc cách mạng đó
2. Những điều kiện của cuộc cách mạng XHCN
3. Tiến trình phát triển của cách mạng XHCN
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ ĐỘNG LỰC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG XHCN
1. Mục tiêu của cuộc cách mạng XHCN
2. Động lực của cách mạng XHCN
3. Nội dung của cuộc cách mạng XHCN
4. Đặc điểm của cách mạng XHCN
III. LÝ LUẬN CÁCH MẠNG KHÔNG NGỪNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC -
LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM
1. Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin
2. Sự vận dụng lý luận cách mạng không ngừng của Đảng Cộng sản Việt Nam
----------------------------
CHƯƠNG V

THỜI ĐẠI NGÀY NAY

I. KHÁI NIỆM THỜI ĐẠI VÀ THỜI ĐẠI NGÀY NAY


1. Quan niệm về thời đại và thời đại ngày nay
2. Thời đại ngày nay và các giai đoạn chính của nó
II. TÍNH CHẤT VÀ MÂU THUẪN CƠ BẢN CỦA THỜI ĐẠI NGÀY NAY
1. Tính chất của thời đại ngày nay
2. Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay
III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ XU THẾ VẬN ĐỘNG CỦA THỜI ĐẠI
NGÀY NAY
1. Những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay
2. Những xu thế phát triển chủ yếu của thế giới hiện nay
--------------------------------
CHƯƠNG VI

XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CSCN


1. Khái niệm “hình thái kinh tế - xã hội CSCN”
2. Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội CSCN
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI XHCN
1. Cơ sở vật chất của CNXH là nền sản xuất công nghiệp với trình độ công nghệ hiện
đại
2. Về chế độ sở hữu: Không còn chế độ chiếm hữu tư nhân đối với những TLSX chủ
yếu của xã hội, thiết lập chế độ công hữu về TLSX
3. Các hình thức, phương pháp tổ chức, kỷ luật lao động mang tính chất xã hội hoá
ngày càng cao
4. CNXH thực hiện nguyên tắc “phân phối theo lao động” l
àm cơ sở cho mọi quan hệ phân phối của toàn xã hội
5. Nhà nước XHCN là nhà nước “của dân, do dân, vì dân” và hệ thống chính trị mang
bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
6. CNXH giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, thực hiện sự bình đẳng xã hội, tạo
điều kiện cho con người phát triển toàn diện
III. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH TRONG SỰ PHÂN KỲ HÌNH THÁI KINH
TẾ - XÃ HỘI CSCN
1. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN
2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về TKQĐ lên
3. Tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH
4. Những đặc điểm cơ bản của TKQĐ lên CNXH
IV. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1. Tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam
2. Những đặc điểm và nội dung cơ bản của TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay
--------------------------

CHƯƠNG VII

NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ


NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. DÂN CHỦ VÀ NỀN DÂN CHỦ XHCN


1. Quan niệm về vấn đề dân chủ
2. Bản chất của nền dân chủ XHCN
II. NHÀ NƯỚC XHCN
1. Hệ thống chính trị trong TKQĐ lên CNXH
2. Bản chất và đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta
3. Nhà nước XHCN
III. CẢI CÁCH NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Cải cách Nhà nước - một trong những nội dung cơ bản của hệ thống chính trị ở Việt
Nam hiện nay
2. Cải cách Nhà nước XHCN ở nước ta hiện nay
------------------------------------

CHƯƠNG VIII

LIÊN MINH GIỮA CÔNG NHÂN VỚI NÔNG DÂN VÀ TRÍ THỨC
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP TRONG TKQĐ LÊN CNXH


1. Quan niệm về cơ cấu xã hội - giai cấp
2. Xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp trong TKQĐ lên CNXH
3. Tính tất yếu của liên minh giữa nông dân với nông dân và tri thức trong TKQĐ lên
CNXH
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LIÊN MINH GIỮA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VỚI
NÔNG DÂN VÀ TRÍ THỨC TRONG TKQĐ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm của giai cấp công nhân, nông nhân và tầng lớp trí thức Việt Nam
2. Nội dung cơ bản của liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức trong TKQĐ
lên CNXH ở Việt Nam
-----------------------------------

CHƯƠNG IX

VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH


XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. DÂN TỘC VÀ HAI XU HƯỚNG KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN DÂN
TỘC
1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của dân tộc
2. Sự hình thành dân tộc
3. Hai xu hướng của sự phát triển các dân tộc và biểu hiện hai xu hướng khách quan đó
trong thời đại ngày
II. NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH DÂN TỘC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
2. Các dân tộc được quyền tự quyết
3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
III. VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG
VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam
2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
----------------------------
CHƯƠNG X

VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH


XÂYDỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO


1. Khái niệm “Tôn giáo”
2. Nguồn gốc của sự ra đời tôn giáo
3. Bản chất của tôn giáo
4. Tính chất của tôn giáo.
II. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CNXH
1. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH
2. Những quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây
dựng CNXH
III. VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA
ĐẢNG CỦA NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
2. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
----------------------------------
CHƯƠNG XI

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH


TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. GIA ĐÌNH, MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI


1. Khái niệm gia đình
2. Quan hệ giữa gia đình và xã hội
II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG CNXH
1. Điều kiện và tiền đề kinh tế - xã hội
2. Các điều kiện và tiền đề chính trị và văn hoá - xã hội
3. Chế độ hôn nhân - cơ sở trực tiếp của xây dựng gia đình XHCN
III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Đặc điểm và thực trạng gia đình ở nước ta hiện nay
2. Một số nội dung chủ yếu của xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay
-------------------------------------
CHƯƠNG XII

VAI TRÒ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI


TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY
DỰNG CNXH
1. Con người và nguồn lực con người
2. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng CNXH
II. PHAT HUY NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
1. Những kết quả đạt được
2. Những hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người
3. Những phương hướng và giải pháp phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam

13. Ngày phê duyệt: 25/08/2008


12. Cấp phê duyệt: Hiệu trưởng trường ĐH Duy Tân

Đà Nẵng, ngày……..tháng…….năm 2008


Hiệu trưởng Trưởng khoa Tổ trưởng Bộ môn Giảng viên

Trần Hồng Phong Đoàn Thị Cẩm Vân

You might also like