You are on page 1of 2

Những quan niệm nghề nghiệp sai lầm

Trong quá trình tìm và làm việc, đôi khi bạn bị chi phối bởi những quan niệm không
đúng. Chẳng hạn bạn cho rằng phải làm công việc liên quan đến chuyên ngành đã học
mới dễ thành công, nhưng thực tế lại không hẳn như vậy…

Dưới đây là một vài quan niệm nghề nghiệp sai lầm. Nếu bạn đang giữ quan niệm đó, hãy
mau mau thay đổi đi!

Những người giỏi nhất mới kiếm được việc


Thực tế: Những người giành được công việc là người ấn tượng nhất dù bằng cấp của họ
không “bằng ai”. Ấn tượng ở đây có thể là bộ hồ sơ xin việc, phong cách trả lời phỏng
vấn tự tin, bầu nhiệt huyết hừng hực, luôn sẵn sàng hết mình vì công việc, khả năng vượt
trội so với các ứng viên khác, sự thông minh, v.v…
Đôi khi, bạn chỉ có bằng trung cấp nhưng lại rất giỏi giao tiếp. Hay bạn rất chân thành và
chăm chỉ. Nói tóm lại, bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng bằng nhiều cách chứ không
phải chỉ có bằng cấp không đâu.

Công việc nhất thiết phải liên quan đến chuyên ngành tôi đã được đào tạo
Thực tế: Không đúng đâu! Đôi khi bạn đã mất cả 4 năm để học một chuyên ngành mà
bạn không hề thích, đừng phí phạm thêm cả phần đời còn lại của mình để gắn bó với nó
nữa. Bạn có thể học ngoại ngữ nhưng lại rất thành công trong kinh doanh. Có thể bạn
không hề biết rằng mình có một năng khiếu tiềm ẩn nào đó chưa được khai thác.
Bảng điểm đẹp và tấm bằng loại ưu giúp tôi tìm được một công việc tuyệt vời
Thực tế: Tấm bằng khá-giỏi của bạn không phải là chiếc vé duy nhất để có được một
công việc. Bảng điểm đẹp cũng không phải là tấm giấy thông hành đảm bảo chắc chắn
cho bạn một công việc tốt. Nhiều nhà tuyển dụng thích những nhân viên làm được việc
và có nhiều kinh nghiệm hơn.

Tôi sẽ chung thủy với một công việc


Thực tế: Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp chỉ gắn bó với công việc đầu tiên từ 1-3 năm.
Sau khi đã ra trường đời và có kinh nghiệm, họ thường tìm cho mình một công việc tốt
hơn. Hơn nữa, trong thời đại này, “nhảy việc” cũng chẳng phải là điều gì quá xa lạ. Bản
thân những nhà quản lý cũng chưa chắc đã “chuộng” bạn mãi.
Khi không hài lòng với công việc hiện tại, khi bạn cảm thấy mình bị đối xử không tốt,
hãy tìm cho mình một chân trời mới. Đừng an phận và im lặng. Đã qua rồi cái thời người
lao động phục vụ cả cuộc đời cho một ông chủ.

Gia đình và bạn bè có thể giúp tôi chọn đúng nghề


Thực tế: Nhớ rằng chính bạn chứ không phải cha mẹ, anh chị hay bạn bè sẽ sống chết với
nghề đã chọn. Gắn kết với công việc là bạn, vậy thì người chọn nghề cũng sẽ là bạn. Tất
nhiên bạn có thể tham khảo thêm ý kiến người thân, nhưng chính bạn chứ không phải ai
khác sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Chỉ có bạn mới hiểu rõ mình thật sự phù
hợp với công việc nào.
Tôi chưa tốt nghiệp, tôi chưa cần chuẩn bị hồ sơ
Thực tế: Bắt đầu viết resume ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường là một quyết định
sáng suốt. Khi đó, bạn sẽ nhận ra mình còn quá nhiều lỗ hổng về kinh nghiệm, về bằng
cấp, năng lực,… và bạn sẽ bổ sung chúng kịp thời.

Phỏng vấn xin việc thật dễ dàng nếu khéo ăn nói


Thực tế: Chỉ khéo nói và biết thể hiện mình chưa đủ. Các nhà tuyển dụng nhiều kinh
nghiệm sẽ nhìn ra trong câu nói của bạn có bao nhiêu phần trăm là sự thật đấy.
Tôi đã gửi hồ sơ. Nếu cần, họ sẽ tự liên lạc
Thực tế: Cách tiếp cận bị động này không còn phù hợp với thị trường lao động ngày nay;
bạn cần chủ động liên lạc và đề nghị được phỏng vấn. Đừng sợ “mất giá”, tính chủ động
và tự tin luôn được đánh giá cao.

Lương bổng là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định nhận một công việc
Thực tế: Sai! Hai yếu tố quan trọng nhất chính là nội dung công việc và sếp mới. Bạn sẽ
phải dành nhiều thời gian cho công việc hơn cho gia đình và bất cứ thứ gì khác, do đó hài
lòng với công việc được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, đôi khi bạn sẽ phải nhìn mặt sếp
nhiều hơn mặt vợ (chồng). Một vị quản lý có tính cách “không thể chấp nhận được” sẽ
khiến đầu bạn nổ tung.
Lương bổng là chuyện quan trọng nhưng đừng quá để ý đến nó mà quên đi những tiêu
chuẩn khác.

Công ty sẽ lo cho sự nghiệp của tôi


Thực tế: Ngày nay khác rồi bạn ơi. Trong thị trường lao động đầy biến động này, ngay cả
khi bạn làm tốt thì cũng chưa chắc công ty sẽ đảm bảo cho tương lai của bạn.

You might also like