You are on page 1of 2

Thất nghiệp có phải do không có việc?

Viện Nghiên cứu thanh niên cho biết có


tới 68,21% tổng số người thất nghiệp là
thanh niên (TN), đông nhất thuộc về lứa
tuổi từ 20 - 24 (27,6%). Có rất nhiều lao
động (LĐ) trẻ đã "đứng núi này trông núi
nọ" và họ quyết định "nhảy việc" nên việc
làm hiện tại không ổn định.

"Thừa thầy, thiếu thợ"

Nhiều hội chợ việc làm được tổ chức Đào tạo chưa đáp ứng với thị trường lao động
hằng năm nhưng thanh niên vẫn thất
nghiệp.
Theo TS Nguyễn Thị Hải Vân, Phó vụ trưởng
Vụ Lao động - Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), từ năm 2000-2004, lực lượng LĐ ở Việt
Nam liên tiếp gia tăng với tốc độ cao, trong vòng 4 năm tăng bình quân 1,165 triệu
LĐ/năm (đến năm 2004 là 43,3 triệu LĐ). Cơ cấu lực lượng LĐ trẻ có xu hướng thay
đổi trong thời gian qua, trong đó LĐ trẻ ở khu vực nông thôn khá cao (chiếm
78,04%).

Tuy LĐ trẻ khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao so với LĐ trẻ khu vực thành thị
nhưng nhìn chung khoảng cách về trình độ học vấn, nghiệp vụ, tay nghề ở 2 khu
vực này là khá xa. Kết quả điều tra LĐ - việc làm (năm 2001-2004) chỉ ra rằng,
bình quân hằng năm tạo được từ 1,4-1,55 triệu việc làm mới, trong đó việc làm cho
TN chiếm khoảng 70%. Thế nhưng tỷ lệ thất nghiệp của LĐ trẻ vẫn cao hơn mức
chung của cả nước. Theo báo cáo kết quả LĐ, việc làm hằng năm từ năm 2000 -
2005 của Bộ LĐ-TB&XH thì tỷ lệ thất nghiệp của TN vẫn cao hơn mức chung của cả
nước, riêng năm 2003 là cao gấp 2 lần (4% so với 2%) và tỷ lệ thất nghiệp của LĐ
TN thành thị cao hơn ở nông thôn, tỷ lệ này ở nông thôn năm 2003 là 2% nhưng
thành thị lên tới 11% (cao gấp 5,5 lần). Có tới gần 68,21% tổng số người thất
nghiệp là LĐ TN, đông nhất thuộc về lứa tuổi từ 20 - 24 (27,6%). Mặc dù các chỉ số
đánh giá chất lượng LĐ trẻ Việt Nam trong những năm qua có tăng lên đáng kể,
song những người sử dụng LĐ lại đang ca thán khi gặp nhiều khó khăn trong việc
tìm người LĐ có kỹ năng phù hợp. Một trong nhiều nguyên nhân của vấn đề này
xuất phát từ cơ cấu đào tạo "thầy nhiều hơn thợ". Đào tạo đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật còn nhiều bất cập so với yêu cầu của thị
trường LĐ.

Vì sao thanh niên lại thất nghiệp?

Ở Việt Nam, dự tính có khoảng 1,4 triệu TN tìm việc bước vào thị trường LĐ hằng
năm. Chương trình thí điểm việc làm cho TN (VIE/04/M50/NET) của Tổ chức LĐ
quốc tế ILO chỉ ra rằng, thách thức trong việc tạo việc làm cho TN ở Việt Nam là kỹ
năng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp giữa hệ thống đào tạo và giáo
dục, các nhu cầu thị trường LĐ và quan niệm lạc hậu về vai trò và trách nhiệm giới.
Ngoài ra, không được tư vấn việc làm một cách đầy đủ cũng hạn chế khả năng tiếp
cận thông tin và lựa chọn nghề nghiệp một cách thích hợp. Anh Dương Văn Tịnh,
Giám đốc Trung tâm DVVL TN Hà Nội cho rằng cần phải loại bỏ nếp nghĩ có từ lâu
trong TN là thói quen đề cao việc học để "làm thầy" mặc dù nếu bản thân học "làm
thợ" sẽ tốt hơn hay "thích làm Nhà nước, không thích làm cho tư nhân"; như vậy là
thiếu thực tế bởi không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu xã hội. Một bộ
phận LĐ trẻ có biểu hiện ngộ nhận khả năng bản thân; một bộ phận khác lại tự ti,
không đánh giá hết năng lực thực sự của mình. Chọn nghề theo "nếp nghĩ" sẽ dễ
mắc những sai lầm. Rất nhiều LĐ trẻ "nhảy việc" để tìm kiếm thu nhập cao nên dẫn
đến tình trạng dễ bị mất việc. Cũng theo anh Dương Văn Tịnh, hiện nay các thông
tin về việc làm, tuyển dụng, dạy nghề của các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm
thường theo con đường "niêm yết công văn" nên thường gây cảm giác "úp úp, mở
mở", thiếu niềm tin cho người LĐ. Để khắc phục tình trạng này, anh Tịnh đề xuất
các trung tâm cần hình thành các "phòng nguồn LĐ", có nhiệm vụ nắm bắt các
thông tin liên quan sớm nhất, đầy đủ nhất; bảo đảm tính công khai, kịp thời để
người LĐ có thể đối chiếu, tham khảo.

Qua kinh nghiệm thực tế, anh An Đình Doanh - Trưởng ban TN nông thôn (T.Ư
Đoàn) đề nghị nên giải quyết việc làm cho TN thông qua một số mô hình là các dự
án phát triển kinh tế như làng TN lập nghiệp, khu kinh tế TN xung phong, dự án xây
dựng cầu nông thôn, xây dựng đảo TN... Cách làm này có thể thu hút và tạo công
ăn việc làm cho một số lượng rất lớn LĐ trẻ hằng năm.

9 vấn đề cần thiết cho người lao động

Ngày 1.10, Phòng Thông tin thị trường lao động (Phòng TTTTLĐ) trực thuộc Trung
tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM đã hoạt động chính thức theo sự chỉ đạo của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội TP.HCM. Người lao động (NLĐ) sẽ được hỗ trợ cụ thể
như thế nào từ Phòng TTTTLĐ này? Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Anh
Tuấn (ảnh) - Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, Trưởng phòng
TTTTLĐ. * Thị trường LĐ có rất nhiều điều cần thông tin, Phòng TTTTLĐ sẽ chú
trọng cung cấp cho NLĐ những gì, thưa ông?

- Ông Trần Anh Tuấn: Trong 3 tháng cuối năm và sang năm 2006, chúng tôi xác
định phối hợp các đơn vị để chuyển tải thông tin về 9 vấn đề cần thiết đến NLĐ
như: thị trường LĐ (cung, cầu, các điều kiện làm việc, lương, thu nhập); các ngành
nghề đang có xu hướng tuyển dụng nhiều LĐ; đào tạo nghề; thông tin và hỗ trợ các
đề án, phương án về phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp; chương trình
xuất khẩu LĐ; các chương trình và tổ chức du học... Trong đó, chúng tôi chú trọng
cung cấp thông tin về kỹ năng và cơ hội cho những người tự tạo việc làm, để giúp
họ xóa đói giảm nghèo. Tất cả thông tin liên quan đến thị trường LĐ đều được cung
cấp miễn phí với mong muốn ngày càng nhiều NLĐ sẽ "gõ" đúng cánh cửa họ cần
tìm.

* Đối với vấn đề xuất khẩu LĐ, Phòng TTTTLĐ sẽ hỗ trợ NLĐ những gì để họ tránh
bi kịch bị lừa hoặc bị "đem con bỏ chợ"?

- Làm cho NLĐ hiểu rõ về những chương trình xuất khẩu LĐ (XKLĐ) là một hoạt
động rất cần thiết trong thời điểm hiện nay và đáp ứng chức năng thông tin tuyên
truyền công tác XKLĐ của Sở LĐ-TB-XH. Để hạn chế những sự cố cho NLĐ, trước
mắt chúng tôi chỉ "dám" giới thiệu những chương trình XKLĐ từ khoảng 50 doanh
nghiệp XKLĐ đóng trên địa bàn TP.HCM và được Sở quản lý. Chúng tôi cung cấp cho
NLĐ cả những thông tin về các chiêu lừa thường gặp trong XKLĐ để họ cảnh giác...
Trên cơ sở đó, NLĐ sẽ được định hướng để đi đến những đơn vị đáng tin cậy, tránh
đi "lộn chỗ" đến các công ty lừa đảo, cò mồi.

* Liệu cách chuyển tải gần như là thủ công: cung cấp thông tin tuyển dụng trên
giấy và NLĐ phải đến trao đổi, đọc trực tiếp có quá lạc hậu trong xu hướng "net
hóa" ngày càng mạnh mẽ?

- Phải nhìn nhận rằng, ngoài một bộ phận NLĐ là trí thức hoặc có điều kiện thì ước
tính có đến 70% NLĐ, trong đó có rất nhiều LĐ trẻ chưa có hoặc không có điều kiện
để tiếp cận thông tin tuyển dụng dựa trên công nghệ hiện đại (tìm việc trên mạng).
Lực lượng đại trà này mới là đối tượng chính chúng tôi hướng tới. Họ cần được trao
đổi trực tiếp và cần một sự tiếp nhận thông tin cụ thể, đơn giản và dễ hiểu. Mặt
khác, trong hoạt động của Phòng TTTTLĐ, chúng tôi cũng đã xây dựng hẳn nội dung
"tổ chức cho NLĐ và người sử dụng LĐ đăng ký tham gia diễn đàn giao lưu, bản tin,
website "Người tìm việc - Việc tìm người" để đáp ứng nhu cầu của NLĐ và xu hướng
của xã hội hiện đại. Phòng TTTTLĐ mới ra đời và hầu như không có mô hình nào cụ
thể trước đó để áp dụng nên chắc chắn sẽ gặp khó khăn và cần hoàn thiện dần.

(Theo Thanh Niên)

You might also like