You are on page 1of 2

Tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới tăng cao

Tổng giám đốc Tổ chức lao động quốc tế


(ILO) Juan Somavia cảnh báo thế giới
đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng
về thất nghiệp nghiêm trọng và kêu gọi
các nước cần có những chính sách mới và
hành động thực tiễn mới có thể giải quyết
được tình trạng này.

Năm 2005, tuy kinh tế toàn cầu tăng trưởng


4,3%, nhưng số người thất nghiệp đã lên tới
con số kỷ lục 192 triệu người, tăng thêm 2,2
triệu người, tỷ lệ thất nghiệp tới 6,3%. Tỷ lệ
thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 chiếm 25% lực lượng lao động toàn cầu, tăng gần gấp
3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp ở những người cao tuổi hơn.

Tại khu vực Mỹ Latinh, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 7,7%. Khu vực các nền kinh tế
phát triển tỷ lệ thất nghiệp là 6,7%. Khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Trung
Đông và Bắc Phi 13,2%. Báo cáo hàng năm của Uỷ ban Liên hợp quốc về kinh tế
châu Phi (ECA) cho biết tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở châu Phi luôn ở mức cao hơn
10% kể từ năm 1995 đến nay và thu nhập của người lao động chưa đựơc cải thiện.

Các khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Tiểu lục địa châu Phi có tỷ lệ thất nghiệp trong
thanh niên cao nhất thế giới, từ 20% đến 25%. Nhiều nước ở châu Âu như Ba Lan,
Hy Lạp, Pháp, Italia và Slovakia, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cũng khoảng
20%.

Theo Văn phòng quốc tế về việc làm (BIT), cơ hội tìm đựơc việc làm trong thanh
niên rất thấp.

Báo cáo mang tựa đề “Đối phó với thách thức do thất nghiệp và đói nghèo ở châu
Phi ” nêu rõ tình trạng thất nghiệp ở châu lục này còn cao, muốn đạt được mục tiêu
xoá đói giảm nghèo, mỗi năm cần tạo thêm 8 triệu việc làm mới. ECA cho rằng để
giúp châu Phi cải thiện thị trường lao động, các nhà tài trợ cần triển khai những
biện pháp cụ thể như xoá nợ, tăng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
và quan tâm hơn nữa đến điều kiện giáo dục cho người dân.

Thất nghiệp đi đôi với nghèo đói. Hơn một nửa trong tổng số 2,8 tỷ lao động trên
thế giới vẫn có mức thu nhập chưa đầy 2 USD/ngày và không được cải thiện so với
1,4 tỷ người cách đây một thập kỷ. Khu vực cận sa mạc Sahara của châu Phi có số
lao động sống dưới mức nghèo đói với thu nhập dưới 1 USD/ngày, tăng thêm 2,5
triệu người. Báo cáo của Liên hợp quốc công bố ngày 8/2 đánh giá về “Thập kỷ xoá
đói giảm nghèo đầu tiên” (1997- 2006) nói Tuyên bố Thiên niên kỷ có thể sẽ không
đạt được đúng thời hạn khi mà trên thế giới hiện còn hơn 1 tỷ người có mức sống
dưới 1 USD/ngày .

Trong phiên họp đầu năm nay của Hội đồng bộ trưởng Pháp, Tổng thống Pháp
Jacque Chirac đảm bảo rằng Pháp sẽ thực hiện các cam kết giải quyết thâm tụt
ngân sách nhà nước, các vấn đề nợ công cộng và việc làm cho người lao động. Theo
kết quả thăm dò dư luận do các cơ quan truyền thông Pháp tiến hành cho thấy việc
giảm tỷ lệ người thất nghiệp sẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu năm 2006. Có tới 77%
số người trả lời vấn đề việc làm hiện nay ở Pháp là quan trọng nhất. Viện quốc gia
về thống kê và nghiên cứu kinh tế (Insee) cho biết thanh niên nước này đang chịu
những ảnh hưởng nặng nề của nạn thất nghiệp. Theo số liệu của Viện này, từ năm
2002 đến năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên tăng thêm 3 điểm, lên
18,1%. Tính đến tháng 11/2005, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên dưới 25 tuổi là
22,8%. Ngoài ra, có tới 1/5 thanh niên Pháp chỉ có việc làm tạm thời. Theo Insee,
hiện nay ở Pháp, người trong độ tuổi lao động có bằng cấp cao cũng khó có thể
kiểm đựợc việc làm lâu dài và ổn định.

Thất nghiệp cao không được kiềm chế dẫn tới các cuộc biểu tình của người lao
động. Riêng ngày 7/2/2005 đã có tới 150 cuộc biểu tình với sự tham gia của
150.000 người gồm các viên chức, sinh viên, học sinh và người lao động diễn ra ở
nhiều địa phương như Paris, Marseille, Rennes, Toulouse, Bordeaux... phản đối dự
thảo về hợp đồng tuyển dụng lao động (CFE) do chính phủ của Thủ tướng
Dominique de Villepin đề xuất.

Tại Paris có tới 45.000 người tham gia biểu tình với sự tham dự của lãnh đạo các tổ
chức xã hội và công đoàn như Tổng liên đoàn lao động Pháp (CGT), Liên đoàn quốc
gia sinh viên Pháp (Unef), Lực lượng công nhân (FO) và nhiều thành viên của đảng
Xã hội... Các cuộc biểu tình ngày 7/2 đã khiến cho sân bay Orly ở ngoại ô Paris gần
như bị tê liệt.

Nhiều chuyến bay của Air France đã phải đình hoãn. Chương trình nghị sự của Quốc
hội Pháp buộc phải thay đổi, thời gian làm việc kéo dài hơn và nhiều văn kiện bị gác
lại.

Sau 2 ngày tranh cãi tại Quốc hội, ngày 9/2, Hạ viện Pháp đã thông qua kế hoạch
của chính phủ về một hình thức hợp đồng làm việc mới, theo đó chủ lao động được
phép sa thải người làm công bất cứ khi nào trong thời gian thử việc 2 năm nếu
người làm thuê không đáp ứng yêu cầu. Với kế hoạch này, chính phủ Pháp sẽ
khuyến khích chủ lao động thuê thanh niên vào làm việc, giảm đựơc tỷ lệ thất
nghiệp hiện ở mức 23% số thanh niên từ 18-25 tuổi.

Tại Anh, số liệu chính thức của Văn phòng thống kê quốc gia Anh (OSN) vừa công
bố cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2005 tăng 5%, mức cao nhất trong 13 năm
qua. Số người thất nghiệp tăng 111.000 người tháng 12/2005, đưa số người thất
nghiệp lên 1,53 triệu người trong 3 năm qua. Số người lĩnh trợ cấp thất nghiệp tăng
thêm 7.200 người trong tháng 12 so với tháng 11/2005, nâng tổng số người lĩnh trợ
cấp thất nghiệp lên hơn 909.000 người, tăng hơn 84.000 người so với cùng kỳ năm
trước.

Theo Bộ lao động Mỹ hiện nay có khoảng 2,7 triệu người lao động nước này bị thất
nghiệp, trong đó riêng tuần đầu tháng 1 năm nay số người thất nghiệp lần đầu tăng
thêm 17.000 người, nâng tổng số công nhân bị thất nghiệp lần đầu lên 309.000
người. Đảng Dân chủ chỉ trích Nhà trắng phải chịu trách nhiệm về mất gần 3 triệu
việc làm trong thời gian từ giữa năm 2000 đến nay, do hậu quả của chính sách tự
do hoá thương mại khiến cho nhiều công ty Mỹ hoạt động trong nứơc khó khăn
buộc họ phải chuyển việc làm ra nứơc ngoài.

Giám đốc Chương trình cơ hội kinh tế, bà Tamara Drow cho biết có tới 60% thanh
niên Mỹ trong độ tuổi từ 18-34, chủ yếu là sinh viên mới ra trường khó kiếm được
việc làm, bị mắc nợ, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trong cuốn sách có tựa
đề “Bị mắc bẫy” đó là lý do lớp trẻ ở độ tuổi từ 20 đến 30 ở Mỹ không thể ngóc đầu
lên được”.

Bà Tamara Drow phân tích nhiều nguyên nhân đẩy thanh niên Mỹ vào tình cảnh nợ
nần sau khi ra trường và cho rằng đây là vấn đề cần phải được giải quyết tại nước
Mỹ. Báo cáo về tình hình kinh tế,tài chính gửi lên Quốc hội Mỹ mới đây, FED dự báo
tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ từ 4,75% đến 5% trong năm nay.

(Theo Diễn Đàn Doanh Nghệp)

You might also like