You are on page 1of 2

Ác mộng thất nghiệp của trí thức trẻ

Theo điều tra của Viện Nghiên cứu thanh niên,


70% sinh viên Việt Nam cho biết lo lắng hàng đầu
hiện nay là việc làm. Một điều tra khác khẳng định
chưa đến 10% cử nhân khoa học tìm được việc
trong các viện nghiên cứu và trường đại học.

Cơ chế tuyển dụng của Việt Nam làm chảy máu chất
xám hay chính chất lượng trí thức trẻ đang có vấn đề?

Nguyễn Mạnh Cường, 23 tuổi, tốt nghiệp ĐH, trở thành nhân viên phục vụ tại sàn
nhảy Cosmos - Ngọc Khánh (Hà Nội). Để tìm được công việc đúng chuyên môn,
Cường đã làm một việc chưa từng có tiền lệ: Tự nguyện đi học trung cấp chính trị.

Hai năm, học phí 3,9 triệu đồng, bằng tiền túi. Một cán bộ phường, nơi anh nộp hồ
sơ xin việc nói bằng cử nhân, ngoại ngữ và tin học bây giờ nhiều như lá. Cần một
văn bằng ấn tượng hơn. Cường học với hy vọng, trong thời gian anh ngồi mài dũa
kiến thức trong Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, vị cán bộ phường kia chưa về
hưu.

May hơn Cường, tiến sĩ Vũ Như Quyền được đào tạo ở nước ngoài. Nhận bằng tiến sĩ
tại Học viện Thú y và Công nghệ sinh học quốc gia, Matxcơva - Liên bang Nga, anh
về nước với nhiều dự định. Hai trong số đó là viết giáo trình, thay đổi cách dạy SV,
và nghiên cứu các biện pháp mới trị bệnh cho gia súc. Trầy trật đi xin việc không
đâu nhận dù là làm hợp đồng. Thất nghiệp đúng nghĩa, nhà khoa học trẻ trở về quê.

Thôn Cống Vòng, xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh, Nam Định, có trâu bò lợn gà nhưng
không phòng nghiên cứu, không máy tính, không tài liệu, điện thoại cũng không.

Còn đây là câu chuyện về 20 y bác sĩ trẻ ở Bình Định. Trước khi đi phục vụ tại 18 xã
vùng sâu, vùng xa, họ nhận được lời hứa sau hai năm sẽ bố trí công việc mới. Trở
về, dành cho họ vẫn là lời hứa. Không có việc làm, trong hội nghị tổng kết dự án Y
bác sĩ trẻ tình nguyện 2004, hầu hết đều có nguyện vọng trở lại vùng sâu, vùng xa,
dù làm việc không lương. Đề nghị này hình như cũng phải đợi xem xét.

Việc làm cho trí thức trẻ ít xuất hiện trong những mục tiêu cụ thể của Chính phủ. Có
thể bởi nạn thất nghiệp vẫn được làm nhẹ đi bởi những con số ảo, ví dụ hơn 90%
SV ra trường có việc làm (Dự án Giáo dục đại học). Một anh lao động phổ thông
không thể làm thay việc của trí thức, nên thất nghiệp là thấy ngay. Còn trí thức thất
nghiệp thì anh ta xuống làm công việc phổ thông. Và xã hội có ảo giác tình trạng
thất nghiệp chưa trầm trọng. Nhưng trong thực tế, hàng trăm ngàn SV ra trường
mỗi năm, trông chờ chủ yếu vào chỗ trống từ số công chức về hưu trong các cơ
quan.

Sự mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng là do thiếu một quy hoạch tổng thể. Việt
Nam không đầu tư cho nền kinh tế tri thức mạnh mẽ như Singapore, sẵn sàng mở
một tổ hợp nghiên cứu lớn, với đủ thiết bị và phòng thí nghiệm cho 2.000 nhà khoa
học và nhà nghiên cứu làm việc. Hay Malaysia chi hơn 500 triệu USD xây dựng các
viện nghiên cứu riêng trong lĩnh vực công nghệ sinh học, bảo đảm chỗ làm việc cho
hàng trăm nghìn cử nhân sinh học hàng năm...

Sự mất cân đối thứ hai là trong đào tạo ngành nghề. Khi Việt Nam tuyên bố đi vào
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khoảng 50% số SV được hướng vào ba ngành vàng
là quản trị kinh doanh, báo chí và luật.

Hàng vạn cử nhân quản trị kinh doanh ra trường làm những việc không dính dáng gì
đến chuyên môn, có cả bưng bê ở các quán cơm bình dân, oshin và tiếp thị.

Việt Nam đặt mục tiêu phát triển công nghệ thông tin, lập tức các trường ồ ạt cho
ra lò kỹ sư làm phần mềm không cần biết nhu cầu xã hội, không quan tâm Việt
Nam đang cần kỹ sư xây dựng, chuyên gia tài chính giỏi về tin học hơn là những
người biết về máy tính đơn thuần.

Nhìn sang Singapore, lĩnh vực công nghệ thông tin cần 10.000 người mỗi năm, họ
chỉ đào tạo 2.500. Hàn Quốc đào tạo 48.000 kỹ sư tin học trong khi có tới 100.000
vị trí làm việc.

Rõ ràng trí thức trẻ Việt Nam đã bị thua thiệt về cơ hội.

Có một mâu thuẫn. Các cơ quan nhà nước tuyển chọn người quá chặt chẽ, quá khó
nhưng người được chọn lại không làm được việc ngay. Trong khi cách tuyển dụng
của các công ty nước ngoài nhanh, đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.

Trừ đi yếu tố tiêu cực, có thể nói các cơ quan nhà nước đang đi ngược quy trình.
Tiêu chí thực hiện tốt công việc trên vị trí của mình bị xem nhẹ. Các yếu tố ngoại vi
biến thành yếu tố quyết định. Nguồn nhân lực bị giới hạn bởi lý lịch và các loại văn
bằng.

Tuyển dụng thực chất hay hình thức sẽ tác động, định hướng lại giới trí thức. Lạm
phát bằng giả bởi bằng cấp được coi trọng quá mức. SV có đủ thứ bằng nhưng lại
không chuyên sâu một lĩnh vực gì, bởi con người không được đánh giá qua năng lực
thực sự. Xảy ra bi kịch trí thức, người làm khoa học thích chuyển sang làm quản lý
là bởi xã hội đề cao quan tước. Quan chức được coi trọng hơn, đời sống tốt hơn.

Trong lĩnh vực khoa học, làm quan cũng dễ kiếm đề tài hơn. Tất nhiên người ta phải
dồn về đó. Đông người có tâm lý học để làm quan, đòi vào bộ máy, trong khi quỹ
lương thì thiếu. Thất nghiệp là không tránh khỏi.

Cách tuyển dụng hình thức hiện nay cũng là lý do khiến một số trí thức giỏi, đặc
biệt những người có cá tính mạnh không tìm được vị trí làm việc xứng đáng.

Theo SVVN, nhìn nhận trí thức trẻ hiện nay, có một đánh giá hơi nặng nề: trí thức
Việt Nam kêu ca bị coi thường, chất xám ở Việt Nam bị trả giá rẻ mạt. Nhưng, tại
sao không đặt câu hỏi, liệu chất xám của chúng ta có đáng được trả giá cao hơn
không, và chất xám đó có thể làm được gì?

Nặng nề, nhưng đáng quan tâm. Trong số 13.500 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học Việt Nam
(số liệu Bộ GD-ĐT) chỉ có khoảng 500 người (3,7%) có sản phẩm được quốc tế ghi
nhận. Các thị trường lao động trí thức hàng đầu để các công ty đa quốc gia nhắm
tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia. Việt Nam chỉ đứng thứ 20 trên 25 nước.

Một chuyên gia cho rằng, Việt Nam đào tạo khối lượng lớn cử nhân nhưng không
thành trí thức. Ví dụ cay đắng nhất là mỗi năm hàng ngàn trí thức trẻ bước vào bộ
máy hành chính. Nhưng nền hành chính công bao nhiêu năm tiếp tục trì trệ, lạc
hậu, hành dân. Đội ngũ cán bộ công chức đang bị coi là khâu yếu nhất trong tiến
trình cải cách hành chính.

Đào tạo trí thức trẻ thực chất là đào tạo hai con người trong một. Một người trí thức
và một người chuyên gia. Nền giáo dục hiện nay chưa đặt ra mục tiêu này rõ ràng,
không có quy trình đào tạo, và đó là nguyên nhân nhiều người ra trường thợ không
thành thợ, thầy không ra thầy.

Việt Nam đang cần một nguồn nhân lực trí thức trình độ cao để xây dựng một hình
thái kinh tế mới cao hơn, hoàn thiện và hiệu quả hơn, đó là kinh tế tri thức. Với yêu
cầu này, nếu chất xám của trí thức trẻ nhạt màu thì cũng nên coi đó là một nguyên
nhân thất nghiệp.

(Theo Ngôi sao

You might also like