You are on page 1of 2

Nghề nghiệp » Việc làm

63% cử nhân, kỹ sư ra trường thất nghiệp

Bộ GD-ĐT cho biết có 37% cử nhân hoặc kỹ sư sau khi


tốt nghiệp có việc làm; có nghĩa là 63/100 người có
bằng đại học bị thất nghiệp (!). Con số trên là một
trong những con số kinh hoàng: Không ai tưởng tượng
nổi chúng ta có thể lãng phí nhiều như vậy tài năng và
tiền của, trong khi đất nước vẫn còn nghèo.

Bộ GD-ĐT cho biết có 37% cử nhân hoặc kỹ sư sau khi tốt


nghiệp có việc làm; có nghĩa là 63/100 người có bằng đại học
bị thất nghiệp (!). Con số trên là một trong những con số
kinh hoàng: Không ai tưởng tượng nổi chúng ta có thể lãng
phí nhiều như vậy tài năng và tiền của, trong khi đất nước
vẫn còn nghèo.

Sự cảnh báo đến từ nhiều hướng. Thứ nhất, và cũng là vấn đề lớn nhất; chương
trình đào tạo đang đi sai quỹ đạo thực tế một cách nghiêm trọng. Làm sao có thể
đào tạo rồi "bỏ quên" cái vốn không dễ tìm, dễ thấy ở nhiều quốc gia khác? Đại học
bị biến thành một trò đùa dai, bởi 16-18 năm đèn sách trở thành một thực tiễn vô
bổ khi xã hội không cần đến những bằng cấp ấy. Nếu thế, chúng ta cho mở trường
đại học ở khắp mọi tỉnh, mọi nơi để làm gì? Thứ hai, một khi xã hội "hắt hủi" sinh
viên tốt nghiệp đại học một cách đại trà, chứng tỏ rằng đầu ra và đầu đến bất cập
một cách khó chấp nhận. Không lẽ một bên cứ đào tạo, còn bên kia không biết sử
dụng vào việc gì? Thứ ba, chất lượng đào tạo quá kém; hay nói một cách dễ nghe
hơn là không ít trường đại học không đủ "tư cách" trong "con mắt" của cuộc đời.
Bệnh thành tích trong trường hợp của "con bệnh" này dường như vô phương cứu
chữa.

Sự thất nghiệp, trong bất cứ ngành nghề nào, là nguyên tắc của cạnh tranh để phát
triển. Thế nhưng, một khi nó đi vượt quá hai chữ số thì quả thật, "câu chuyện" đã
trở thành cái nghiêm túc đích thực của sai lầm và muôn vàn tiếng thở dài. Bởi thực
tế đã có một câu trả lời chung: sinh viên ngày nay ra trường kém khả năng giao
tiếp; công ty nhận về phải đào tạo lại; không đủ kiến thức thực tế... Và sự thật đã
rõ mười mươi: Trường đại học đã không hoàn toàn dạy theo nhu cầu của xã hội.
Sinh viên vẫn đang phải học những môn học vô bổ, trùng lặp; những ngành học
cùng máu, khác tên; những môn học cách xa với chuyên môn nhiều hơn cả sự xa
cách giữa trời và đất; và vẫn có những "trường đại học" của tỉnh được mở khi mà cơ
sở vật chất, cơ sở khoa học chưa đủ đáp ứng...

Nếu chúng ta lật ngược lại thế cờ: Đào tạo cho ai, vì ai, vì cái gì; ắt chúng ta sẽ có
câu trả lời. Và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm, hy vọng sẽ không
phải là 37%.

You might also like