You are on page 1of 108

Tài liệu hướng dẫn

Sản xuất sạch hơn


Sản xuất Giấy và Bột giấy

Cơ quan biên soạn


Trung tâm Sản xuất sạch Việt nam
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong


công nghiệp
Chương trình hợp tác phát triển
Việt nam – Đan mạch về môi trường
BỘ CÔNG THƯƠNG

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 1
Mục lục
Mục lục.................................................................................................................. 1
Mở đầu.................................................................................................................. 4
1 Giới thiệu chung............................................................................................. 5
1.1 Ngành giấy và bột giấy của Việt nam ..................................................... 5
1.2 Mô tả quy trình sản xuất ......................................................................... 6
1.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu thô................................................................. 9
1.2.2 Sản xuất bột .................................................................................... 9
1.2.3 Chuẩn bị phối liệu bột.................................................................... 12
1.2.4 Xeo giấy......................................................................................... 12
1.2.5 Khu vực phụ trợ............................................................................. 13
1.2.6 Thu hồi hóa chất............................................................................ 13
1.3 Hiện trạng chất thải............................................................................... 14
1.3.1 Nước thải....................................................................................... 14
1.3.2 Khí thải .......................................................................................... 16
1.3.3 Chất thải rắn .................................................................................. 16
2 Sản xuất sạch hơn – Nguyên tắc, nhu cầu và phương pháp luận .............. 17
2.1 Giới thiệu về Sản xuất sạch hơn (SXSH) ............................................. 17
2.2 Nhu cầu về SXSH................................................................................. 18
2.3 Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn .................................. 20
2.4 Các kỹ thuật SXSH ............................................................................... 24
3 Các cơ hội SXSH trong nhà máy giấy và bột giấy....................................... 26
3.1 Các cơ hội SXSH trong khu vực chuẩn bị nguyên liệu thô................... 26
3.2 Các cơ hội SXSH trong khu vực sản xuất bột giấy .............................. 27
3.3 Các giải pháp SXSH cho khu vực chuẩn bị phối liệu bột và xeo.......... 37
3.4 Giải pháp SXSH cho công đoạn thu hồi hóa chất ................................ 43
3.5 Các giải pháp SXSH cho khu vực phụ trợ............................................ 44
4 Phương pháp luận 6 bước đánh giá SXSH................................................. 48
4.1 Bước 1: Khởi động ............................................................................... 49
4.1.1 Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm ........................................................ 49
4.1.2 Nhiệm vụ 2: Các bước quy trình & nhận diện các dòng thải......... 53
4.2 Bước 2: Phân tích các công đoạn ........................................................ 60
4.2.1 Nhiệm vụ 3: Chuẩn bị sơ đồ quy trình........................................... 60
4.2.2 Nhiệm vụ 4: Cân bằng nguyên liệu, năng lượng và cấu tử........... 62
4.2.3 Nhiệm vụ 5: Xác định tính chất của dòng thải ............................... 74
4.2.4 Nhiệm vụ 6: Định giá cho các dòng thải ....................................... 75
4.2.5 Nhiệm vụ 7: Xác định nguyên nhân............................................... 77
4.3 Bước 3: Phân tích các bước quy trình ................................................. 81
4.3.1 Nhiệm vụ 8: Xây dựng các giải pháp SXSH.................................. 81
4.3.2 Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội SXSH ........................................ 85
4.4 Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH................................................ 86
4.4.1 Nhiệm vụ 10: Tính khả thi kĩ thuật................................................. 86
4.4.2 Nhiệm vụ 11: Tính khả thi kinh tế .................................................. 88
4.4.3 Nhiệm vụ 12: Tính khả thi môi trường........................................... 90
4.4.4 Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp để thực hiện............................. 91
4.5 Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH............................................... 93
4.5.1 Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện .................................................. 93
4.5.2 Nhiệm vụ 15: Triển khai các giải pháp .......................................... 94
4.5.3 Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả ................................ 94
4.6 Bước 6: Duy trì hoạt động SXSH ......................................................... 95

2 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
5 Trở ngại trong việc thực hiện SXSH và cách khắc phục ............................. 96
5.1 Các rào cản thái độ............................................................................... 96
5.1.1 Bàng quan với các vấn đề quản lý nội vi và môi trường ............... 97
5.1.2 Không muốn thay đổi..................................................................... 97
5.1.3 Các biện pháp khắc phục các rào cản thái độ............................... 97
5.2 Các rào cản mang tính hệ thống .......................................................... 98
5.2.1 Thiếu các kỹ năng quản lý chuyên nghiệp .................................... 99
5.2.2 Các hồ sơ sản xuất sơ sài............................................................. 99
5.2.3 Các hệ thống quản lý không đầy đủ và kém hiệu quả................... 99
5.2.4 Các biện pháp khắc phục rào cản mang tính hệ thống ............... 100
5.3 Các rào cản tổ chức ........................................................................... 101
5.3.1 Tập trung hoá quyền ra quyết định.............................................. 101
5.3.2 Quá chú trọng vào sản xuất ........................................................ 102
5.3.3 Không có sự tham gia của công nhân......................................... 102
5.3.4 Các biện pháp khắc phục các rào cản mang tính tổ chức .......... 102
5.4 Các rào cản kỹ thuật........................................................................... 103
5.4.1 Năng lực kỹ thuật hạn chế........................................................... 103
5.4.2 Tiếp cận thông tin kỹ thuật còn gặp hạn chế............................... 104
5.4.3 Các hạn chế về công nghệ.......................................................... 104
5.4.4 Các biện pháp khắc phục rào cản kỹ thuật ................................. 104
5.5 Các rào cản kinh tế............................................................................. 105
5.5.1 Các ưu đãi tài chính chủ yếu ưu tiên cho .........................................
khối lượng sản xuất hơn là chi phi phí sản xuất.......................... 106
5.5.2 Nguyên liệu thô giá rẻ và dễ kiếm ............................................... 106
5.5.3 Chính sách đầu tư hiện hành ...................................................... 106
5.5.4 Các biện pháp khắc phục các rào cản kinh tế............................. 106
5.5.5 Triển khai các giải pháp có tính hấp dẫn về tài chính ................. 107
5.5.6 Phân bổ chi phí hợp lý và đầu tư có kế hoạch ............................ 107
5.5.7 Các chính sách công nghiệp lâu dài............................................ 107
5.5.8 Các khuyến khích về tài chính..................................................... 107
5.6 Các rào cản từ phía chính phủ ........................................................... 107
5.6.1 Các chính sách công nghiệp ....................................................... 108
5.6.2 Các chính sách môi trường ......................................................... 108
5.6.3 Các biện pháp khắc phục rào cản chính phủ .............................. 108

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 3
Mở đầu
Sản xuất sạch hơn được biết đến như một tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
thông qua việc sử dụng nguyên nhiên liệu có hiệu quả hơn. Việc áp dụng sản
xuất sạch hơn không chỉ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất, mà
còn đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng môi trường, qua đó giảm bớt chi phí
xử lý môi trường.

Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành sản xuất giấy được biên soạn
trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm Sản xuất sạch Việt nam, thuộc Viện
Khoa học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà nội và Hợp
phần sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp (CPI), thuộc chương trình Hợp tác
Việt nam Đan mạch về Môi trường (DCE), Bộ Công thương.

Mục tiêu chính của tài liệu hướng dẫn này là nhằm từng bước hướng dẫn thực
hiện Đánh giá SXSH (CPA) cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy tại Việt Nam.
Đối tượng của bộ tài liệu hướng dẫn này là các lãnh đạo nhà máy, các kỹ thuật
viên và nhân viên của các ban ngành chính phủ và các tổ chức chịu trách nhiệm
thúc đẩy và điều chỉnh/quy định công tác quản lý môi trường tại các nhà máy sản
xuất giấy và bột giấy tại Việt Nam.

Các cán bộ biên soạn đã dành nỗ lực cao nhất để tổng hợp thông tin liên quan
đến hiện trạng sản xuất của Việt nam, các vấn đề liên quan đến sản xuất và môi
trường cũng như các thực hành tốt nhất có thể áp dụng được trong điều kiện
Việt nam.

Trung tâm Sản xuất sạch Việt nam và Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong Công
nghiệp xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của ông Rajiv Garg, cán bộ Hội đồng
Năng suất quốc gia của Ấn Độ, các cán bộ của Công ty Cổ phần Tư vấn EPRO
và đặc biệt là Chính phủ Thụy sĩ, thông qua Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên
hợp quốc UNIDO và chính phủ Đan mạch, thông qua tổ chức DANIDA đã hỗ trợ
thực hiện tài liệu này.

Mọi ý kiến đóng góp, xây dựng tài liệu xin gửi về: Trung tâm Sản xuất sạch Việt
nam, email: vncp@vncpc.org hoặc Văn Phòng Hợp phần Sản xuất sạch hơn
trong công nghiệp, email: cpi-cde@vnn.vn.

Hà Nội, tháng 4 năm 2008

Nhóm biên soạn

4 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
1 Giới thiệu chung

Chương này nhằm giới thiệu tổng quan về các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam nhằm
cung cấp thông tin tổng quát về các xu thế về thị trường và tương lai của ngành công nghiệp này.
Kể từ chương này người đọc sẽ có thể hiểu được các loại quy trình khác nhau và nguyên liệu thô
được sử dụng trong ngành giấy và bột giấy. Cuối cùng, người đọc cũng có thể ước tính về các loại
chất thải và ô nhiễm khác nhau sinh từ ngành công nghiệp này ở Việt Nam.

Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời hàng nghìn
năm. Thành phần chính của giấy là xenluloza, một loại polyme mạch thẳng và
dài có trong gỗ, bông và các loại cây khác. Trong gỗ, xenlulo bị bao quanh bởi
một mạng lignin cũng là polyme. Để tách xenluloza ra khỏi mạng polyme đó
người ta phải sử dụng phương pháp nghiền cơ học hoặc xử lý hóa học.

Quy trình sản xuất bột giấy bằng phương pháp nghiền cơ học là quy trình có
hiệu quả thu hồi xenluloza cao nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng và không loại bỏ
hết lignin, khiến chất lượng giấy không cao.

Trong sản xuất giấy ngày nay, quy trình Kraft được áp dụng phổ biến nhất. Tuy
nhiên, hiệu suất thu hồi xenlulo ở quy trình hóa học không cao bằng quy trình
nghiền cơ học, nhưng quy trình hóa học này cho phép loại bỏ lignin khá triệt để,
nên sản phẩm giấy có độ bền tương đối cao.

Dư lượng lignin trong bột giấy làm cho giấy có màu nâu, vì vậy muốn sản xuất
giấy trắng vàng chất lượng cao thì phải loại bỏ hết lignin. Thường người ta oxy
hóa lignin bằng clo nhưng phương pháp này đều gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy
các nhà hóa học đã tích cực nghiên cứu các quy trình thân môi trường để áp
dụng cho việc tẩy trắng giấy.

Đầu thập niên 1990, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển quy trình khử mực in trên
giấy nhằm mục đích tái chế giấy báo và tạp chí cũ. Quy trình này dựa trên cơ sở
xúc tác enzym là xenluloza và tiêu tốn ít năng lượng, hiện nó đã được nhiều
công ty ở Mỹ và các nước khác áp dụng.

Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các quy trình sinh học để áp dụng cho
sản xuất bột giấy, với mục đích giảm tiêu hao năng lượng và tăng độ bền của
giấy.

1.1 Ngành giấy và bột giấy của Việt nam


Theo thống kê của Hiệp hội giấy Việt Nam, ngành giấy đạt tốc độ tăng trưởng
cao và liên tục trong những năm vừa qua. Từ năm 1990 đến 1999, tốc độ tăng
trưởng bình quân là 16%/năm, 3 năm sau đó (2000, 2001 và 2002) đạt
20%/năm. Dự báo tốc độ tăng trưởng 5 năm tiếp theo là 28%/năm.

Với tốc độ tăng trưởng cao như vậy, cùng với gia tăng sản phẩm giấy nhập
khẩu, đã giúp định suất tiêu thụ giấy trên đầu người của Việt Nam tăng từ

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 5
3,5kg/người/năm trong năm 1995 lên 7,7kg/người/năm trong năm 2000, 11,4
kg/người trong năm 2002 và khoảng 16 kg/người/năm trong năm 2005.
Để đáp ứng được mức độ tăng trưởng trên, ngành giấy Việt Nam đã có chiến
lược phát triển từ nay đến 2010, đến năm 2010, sản lượng giấy sản xuất trong
nước sẽ đạt tới 1,38 triệu tấn giấy/năm (trong đó khoảng 56% là nhóm giấy công
nghiệp bao bì và 25% là nhóm giấy vệ sinh) và 600.000 tấn bột giấy.

Hiện tại, bên cạnh khó khăn về chủ động nguồn bột giấy, ngành giấy Việt Nam
đang đối mặt với các thách thức về quy mô, trình độ công nghệ và các vấn đề về
xử lý môi trường.

Đặc trưng của ngành giấy Việt nam là quy mô nhỏ. Việt nam có tới 46% doanh
nghiệp có công suất dưới 1.000 tấn/năm, 42% có công suất từ 1.000-10.000
tấn/năm và chỉ có 4 doanh nghiệp có công suất trên 50.000 tấn/năm. Số lượng
các doanh nghiệp có quy mô lớn trên 50.000 tấn/năm sẽ ngày càng gia tăng do
quá trình đầu tư tăng trong giai đoạn 2006-2007. Quy mô nhỏ làm ảnh hưởng
đến tính cạnh tranh sản xuất do chất lượng thấp, chi phí sản xuất và xử lý môi
trường cao.

Công nghệ sản xuất từ những năm 70-80 hiện vẫn còn đang tồn tại phổ biến,
thậm chí ở cả những doanh nghiệp sản xuất quy mô trên 50.000 tấn/năm.

Nước thải, lignin là những vấn đề môi trường chính đối với ngành sản xuất giấy.
Việc xử lý là bắt buộc trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, phát thải khí từ
nồi hơi, chất thải rắn của quá trình nấu, bùn thải của hệ thống xử lý nước thải
cũng là những vấn đề môi trường cần được quan tâm.

Hiện tại Chiến lược Phát triển ngành giấy và bột giấy Việt nam khuyến khích việc
thành lập các doanh nghiệp sản xuất bột có công suất trên 100.000 tấn/năm, và
sản xuất giấy trên 150.000 tấn/năm. Hiệp hội Giấy Việt nam đang xúc tiến xây
dựng tiêu chuẩn phát thải môi trường ngành, đồng thời đề xuất cắt giảm hỗ trợ
đối với các cơ sở sản xuất có quy mô dưới 30.000 tấn/năm.

1.2 Mô tả quy trình sản xuất


Nguyên liệu thô được dùng trong sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam gồm hai
nguồn căn bản là từ rừng (tre và gỗ mềm) và giấy tái chế. Bột giấy được dùng để
sản xuất những loại sản phẩm khác nhau như giấy viết, giấy bao bì, bìa các-
tông, v.v... là khác nhau. Tuy nhiên có thể pha trộn bột giấy được tạo ra từ
những nguyên liệu thô khác nhau để có được những đặc tính mong muốn cho
thành phẩm. Ví dụ: trong sản xuất bìa carton, bột giấy làm từ tre có thể được trộn
với bột giấy làm từ giấy thải để xơ có được độ bền cần thiết khi cấu thành giấy
thành phẩm. Các bộ phận sản xuất khác nhau và quy trình vận hành của từng bộ
phận được liệt kê trong Bảng 1.

6 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Bảng 1: Các bộ phận sản xuất và các quy trình vận hành tương ứng
Bộ phận Danh mục nguyên liệu thô Các công đoạn sản xuất

Chuẩn bị Có nguồn gốc từ rừng (tre) Băm nhỏ, làm sạch, tách loại mảnh lớn,
nguyên liệu cát, v.v...

Có nguồn gốc từ giấy thải Loại bỏ kim loại, dây, thủy tinh, gỗ, sợi
vải, giấy sáp, v.v...

Sản xuất bột Có nguồn gốc từ rừng (tre) Nấu, nghiền, rửa bột, nghiền đĩa, tẩy,
làm sạch và cô đặc.

Có nguồn gốc từ giấy thải Thường giống như đối với công đoạn xử
lý nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng

Chuẩn bị phối Có nguồn gốc từ rừng (tre) Nghiền đĩa, ly tâm, phối trộn, pha bột
liệu bột
Có nguồn gốc từ giấy thải Nghiền đĩa, ly tâm, phối trộn, pha bột

Xeo Có nguồn gốc từ rừng (tre) Tách nước, sấy

Có nguồn gốc từ giấy thải

Khu vực phụ Có nguồn gốc từ rừng (tre) Hệ thống khí nén, hệ thống nồi hơi và
trợ thiết bị hơi nước, hệ thống cung cấp
Có nguồn gốc từ giấy thải
nước sản xuất.

Thu hồi hóa Có nguồn gốc từ rừng (tre) Nồi hơi thu hồi, lò nung vôi, thiết bị bốc
chất hơi

Có nguồn gốc từ giấy thải Không có

Hình 1 trình bày sơ đồ quy trình tổng quát về quá trình sản xuất giấy.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 7
Nguyên liệu thô
(tre, nứa, gỗ mềm…) CHUẨN BỊ
NGUYÊN LIỆU
Chặt, băm, cắt

Nấu
Thu hồi
hóa chất
Rửa Dịch đen
Nước

Sàng
NGHIỀN BỘT

Làm sạch

Hóa chất Tẩy trẳng

Nước Rửa Nước


thải

Hóa chất Nghiền đĩa

CHUẨN BỊ BỘT

Nước Làm sạch ly tâm Nước


thải

Xeo

XEO GIẤY

Hoàn tất

Hình 1. Sơ đồ quy trình sản xuất giấy và bột giấy

8 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Sản xuất giấy là quá trình sử dụng nhiều năng lượng và nước. Các nguồn năng
lượng chính là nhiên liệu (than, các sản phẩm dầu khí) để chạy nồi hơi, điện và
dầu diesel cho máy phát điện.

Suất tiêu hao năng lượng tại các nhà máy ở Việt Nam có sự dao động rất lớn. Sự khác nhau đó
chủ yếu là do sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau và do tỉ lệ phối hợp nguyên liệu thô khác
nhau (tre, giấy phế liệu, và bột giấy nhập khẩu), ví dụ tiêu thụ năng lượng cho sản xuất giấy tissue
sẽ lớn hơn nhiều so với giấy bao gói hoặc giấy viết. Suất tiêu hao năng lượng điện và nhiệt (hơi
nước) tương ứng là 1000- 2400 kWh/tấn giấy và 3 x 106 Kcal/tấn - 6.5 X 106 Kcal/tấn. Suất tiêu hao
nước nằm trong khoảng từ 100 đến 350 m3/ tấn giấy.

1.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu thô

Nguyên liệu thô được sử dụng là tre, các loại gỗ mềm khác, giấy phế liệu hoặc
tái chế, v.v… Trường hợp là gỗ thì sau khi đã cân trọng lượng, gỗ xếp đống
trong sân chứa và sau đó được mang đi cắt thành mảnh.

Với loại tre mỏng thì dùng máy cắt mảnh 3 lưỡi, còn với loại gỗ/tre dầy hơn thì dùng máy cắt có đĩa
dao 6 lưỡi. Kích cỡ của mảnh được tạo ra là từ 15-35mm. Các mảnh quá to và quá nhỏ sẽ được
loại ra. Mảnh có kích cỡ phù hợp sau đó sẽ được chuyển đến khu vực sản xuất bột giấy để nấu.

Khi sử dụng các nguyên liệu thô như giấy thải, thì giấy thải sẽ được sàng lọc để
tách các loại tạp chất như vải sợi, nhựa, giấy sáp hoặc giấy có cán phủ. Các tạp
chất này sẽ được thải ra như chất thải rắn và phần nguyên liệu còn lại sẽ được
chuyển đến công đoạn sản xuất bột giấy.

1.2.2 Sản xuất bột

Nấu: Gỗ thường gồm 50% xơ, 20-30% đường không chứa xơ, và 20-30% lignin.
Lignin là một hợp chất hóa học liên kết các xơ với nhau. Các xơ được tách ra
khỏi lignin bằng cách nấu với hóa chất ở nhiệt độ và áp suất cao trong nồi nấu.
Quá trình nấu được thực hiện theo mẻ với kiềm (NaOH) và hơi nước.

Lượng NaOH được sử dụng khoảng 10-14% của nguyên liệu thô. Một mẻ nấu được hoàn tất sau
khoảng 8 giờ và trong khoảng thời gian đó các loại khí được xả ra khỏi nồi nấu. Trong quá trình nấu
phải duy trì tỉ lệ rắn/lỏng (dung tỉ của từng mẻ) nằm trong khoảng là 1:3 đến 1:4.

Sau nấu, các chất nằm trong nồi nấu được xả ra nhờ áp suất đi vào tháp phóng.
Bột thường được chuyển qua các sàng để tách mấu trước khi rửa.

Rửa: trong quá trình rửa, bột từ tháp phóng và sàng mấu được rửa bằng nước.
Dịch đen loãng từ bột được loại bỏ trong quá trình rửa và được chuyển đến quá
trình thu hồi hóa chất. Bột được tiếp tục rửa trong các bể rửa. Quá trình rửa này
kéo dài khoảng 5-6 giờ.

Sàng: Bột sau khi rửa thường có chứa tạp chất là cát và một số mảnh chưa
được nấu. Tạp chất này được loại bỏ bằng cách sàng và làm sạch li tâm. Phần
tạp chất tách loại từ quá trình sàng bột khi sản xuất giấy viết và giấy in sẽ được
tái chế làm giấy bao bì (không tẩy trắng). Phần tạp chất loại ra từ thiết bị làm
sạch li tâm thường bị thải bỏ. Sau sàng, bột giấy thường có nồng độ 1% sẽ được
làm đặc tới khoảng 4% để chuyển sang bước tiếp theo là tẩy trắng. Phần nước

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 9
lọc được tạo ra trong quá trình làm đặc sẽ được thu hồi và tái sử dụng cho quá
trình rửa bột. Loại bột dùng sản xuất giấy bao bì sẽ không cần tẩy trắng và được
chuyển trực tiếp đến công đoạn chuẩn bị xeo.

Tẩy trắng: Công đoạn tẩy trắng được thực hiện nhằm đạt được độ sáng và độ
trắng cho bột giấy. Công đoạn này được thực hiện bằng cách sử dụng các hóa
chất. Loại và lượng hóa chất sử dụng phụ thuộc vào loại sản phẩm sẽ được sản
xuất từ bột giấy đó. Trường hợp sản phẩm là giấy viết hoặc giấy in thì công đoạn
tẩy trắng được thực hiện theo 3 bước, trước mỗi bước bột đều được rửa kỹ.
Trong quá trình này, lignin bị phân hủy và tách ra hoàn toàn, tuy nhiên, xơ cũng
bị phân hủy phần nào và độ dai của giấy cũng giảm đi. Các hóa chất dùng cho
loại tẩy này là clo, dioxit clo, hypoclo và hydroxide natri. 3 bước tẩy trắng bột
truyền thống là:

Bước 1: Clo hóa bột giấy bằng khí clo, khí này sẽ phản ứng với lignin để tạo ra
các hợp chất tan trong nước hoặc tan trong môi trường kiềm.

Bước 2: Lignin đã oxi hóa được loại bỏ bằng cách hòa tan trong dung dịch kiềm.

Bước 3: Đây là giai đoạn tẩy trắng thực sự khi bột được tẩy trắng bằng dung
dịch hypochlorite.

Sau tẩy trắng, bột sẽ được rửa bằng nước sạch và nước trắng (thu hồi từ máy
xeo). Nước rửa từ quá trình tẩy trắng có chứa chlorolignates và clo dư và, do
vậy, không thể tái sử dụng trực tiếp được. Vì thế nước này sẽ được trộn với
nước tuần hoàn từ các công đoạn khác và tái sử dụng cho quá trình rửa bột
giấy.

Hiện nay, việc nghiên cứu số bước tẩy trắng, kết hợp sử dụng các hóa chất tẩy
trắng thân thiện với môi trường như peroxide đã được triển khai áp dụng thành
công tại một số doanh nghiệp trong nước.

QUÁ TRÌNH TÁCH MỰC: Đối với giấy loại đã qua in, ví dụ: báo, cần phải được tách mực mới có
thể sản xuất ra loại giấy in chất lượng cao. Trong quá trình tách mực, người ta thường cho một tác
nhân kiềm và hóa chất tẩy trắng vào từ công đoạn sản xuất bột giấy. Sau khi tiến hành sàng sơ bộ,
dịch nhuyễn chứa xơ được đưa qua các bể tuyển nổi. Mực nổi trên mặt bể được đẩy đi nhờ dòng
khí sục từ đáy bể. Hoặc một cách khác, sau khi sàng sơ bộ, các xơ thô từ máy nghiền sẽ được xử
lý bằng các bước rửa liên tiếp, qua đó mực và các tạp chất khác sẽ được loại bỏ qua phần nước
lọc. Quá trình tác mực thường gồm có một công đoạn tẩy trắng riêng biệt, sử dụng peoxit hydro
hoặc muối hydrosulphit. Việc bổ sung các bước công nghệ nói trên yêu cầu cần phải có thêm các
bước rửa và cô đặc.

10 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Một trong số các nguyên liệu sản xuất giấy bao bì, giấy tissue, giấy viết hoặc in ở Việt nam là
giấy tái chế như giấy báo, tiền giấy cũ và bẩn, hộp các-tông cũ… Với giấy loại, người ta sử
dụng thiết bị nghiền cơ khí, như máy nghiền thuỷ lực. Giấy được trộn với nước thành một hỗn
hợp đồng nhất. Các chất bẩn nặng như cát và đá sẽ được loại bỏ nhờ quá trình di chuyển dịch
chứa các chất lơ lửng qua các sàng đãi. Tại đây kim loại nặng sẽ lắng xuống và được định kỳ
loại khỏi hệ thống. Bột từ nghiền thuỷ lực được làm sạch trong thiết bị làm sạch nồng độ cao,
tiếp theo là máy phân tách turbo dùng để phân riêng các chất bẩn nặng nhẹ tương ứng. Sau khi
qua sàng, bột được chuyển đến thiết bị rửa ly tâm. Tại thiết bị rửa ly tâm, cát sẽ được tách ra
nhờ lực ly tâm. Sau đó bột giấy sẽ được chuyển đến thiết bị làm đặc. Tại đây nước sẽ được
tách bớt và bột giấy trở nên đặc hơn. Bột giấy sau làm đặc sẽ được chuyển qua thiết bị lọc tinh,
để làm bột đạt tới độ mịn yêu cầu, rồi tới một bể chứa. Tại bể chứa trước máy xeo, người ta sẽ
cho thêm vào dịch bột các thuốc màu và hóa chất. Sơ đồ dưới đây mô tả một quy trình điển
hình cho công đoạn làm bột giấy từ giẩy thải:

Giấy loại

Nước lọc đục Nghiền thủy lực nồng độ cao

Bể chứa

Điều hòa lưu lượng

Nước tuần hoàn Rửa nồng độ cao Phần tách loại


từ máy xeo
Phần tách loại
Lưới ngang Lưới Hệ thống xử lý

Nước lọc Nước lọc


Hộp phân tách trong trong

Phần
Rửa ly tâm I Rửa ly tâm II Rửa ly tâm III tách
loại
Chấp nhận
Nước trắng trong Làm đặc

Hộp phân tách


Bể chứa nước lọc
trong và đục
Tách nước

Ép trục vít

Vít chặn

Đánh tơi

Trộn gia nhiệt


sơ bộ

Vít tải nạp

Phân tán

Kho chứa

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 11
1.2.3 Chuẩn bị phối liệu bột

Bột giấy đã tẩy trắng sẽ được trộn với các loại bột khác từ giấy phế liệu hoặc bột
nhập khẩu. Sự pha trộn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và loại giấy cần sản
xuất. Hỗn hợp bột được trộn với chất phụ gia và chất độn trong bồn trộn. Thông
thường, các hóa chất dùng để trộn là nhựa thông, phèn, bột đá, thuốc nhuộm
(tùy chọn), chất tăng trắng quang học và chất kết dính, …, gồm các bước sau:

• Trộn bột giấy và chất phụ gia để tạo ra dịch bột đồng nhất và liên tục.

• Nghiền đĩa để tạo ra được chất lượng mong muốn cho loại giấy cần sản
xuất.

• Hồ (để cải thiện cảm giác và khả năng in cho giấy) và tạo màu (thêm
pigments, chất màu và chất độn) để đạt được thông số chất lượng như
mong muốn.

1.2.4 Xeo giấy

Bột giấy đã trộn lại được làm sạch bằng phương pháp ly tâm để loại bỏ chất phụ
gia thừa và tạp chất, được cấp vào máy xeo thông qua hộp đầu. Về tách nước
và xeo giấy thì máy xeo có 3 bước phân biệt:

• Bước tách nước trọng lực và chân không (phần lưới)

• Bước tách nước cơ học (phần cuốn ép)

• Bước sấy bằng nhiệt (các máy sấy hơi gián tiếp)

Ở phần lưới của máy xeo, quá trình tách nước khỏi bột diễn ra do tác dụng của
trọng lực và chân không. Nước từ mắt lưới được thu vào hố thu bằng máy bơm
cánh quạt và liên tục được tuần hoàn để pha loãng bột tại máy rửa ly tâm. Ở một
số máy xeo, lưới được rửa liên tục bằng cách phun nước sạch. Nước được thu
gom và xơ được thu hồi từ đó nhờ biện pháp tuyển nổi khí (DAF). Nước trong từ
quá trình tuyển nổi khí DAF, còn gọi là nước trắng, được tuần hoàn cho nhiều
điểm tiêu thụ khác nhau. Các nhà máy không có DAF thì sẽ hoặc thải bỏ nước
rửa lưới ra cống thải hoặc tuần hoàn một phần sử dụng cho quá trình rửa bột.

Sau phần lưới là phần cắt biên để có được độ rộng như ý. Phần biên cắt đi của
tấm bột giấy rơi xuống một hố dài dưới lưới và được tuần hoàn vào bể trước
máy xeo.

Ở cuối của phần lưới máy xeo, độ đồng đều của bột tăng đến khoảng 20%.
Người ta tiếp tục tách nước bằng cuộn ép để tăng độ đồng đều lên khoảng 50%.

Cuối cùng, giấy được làm khô bằng máy sấy hơi gián tiếp đạt khoảng 94% độ
cứng và được cuốn thành từng cuộn thành phẩm.

12 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
1.2.5 Khu vực phụ trợ

Khu vực phụ trợ bao gồm cấp nước, cấp điện, nồi hơi, hệ thống khí nén, và
mạng phân phối hơi nước.

Ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một ngành sử dụng nhiều nước và việc
cấp nước được đảm bảo bằng cách lấy nước từ mạng cấp nước địa phương
hoặc bằng các giếng khoan của công ty. Có một số trường hợp các công ty lấy
nước trực tiếp từ sông thì khi đó nước cần phải được xử lý trước khi sử dụng
vào sản xuất. Mặc dù vây, nước sử dụng cho nồi hơi phải được xử lý kỹ lưỡng
để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu.

3
Nhìn chung, để sản xuất mỗi tấn giấy thì cần từ 100-350 m nước. Nồi hơi của Việt nam thường có
công suất 3-10 tấn/giờ. Các nồi hơi sử dụng than đá hoặc dầu làm nhiên liệu. Áp suất hơi nước tối
đa là 10kg/cm2. Hơi nước được dùng trong các máy sấy và máy xeo có áp suất khoảng 3-4 kg/cm2
2
và trong các nồi nấu là 6-8 kg/cm .

Trong các nhà máy giấy và bột giấy, khí nén được dùng cho vận hành máy xeo,
các thiết bị đo, các khâu rửa phun,… Các máy nén thường là yếu tố góp phần
làm giảm hiệu quả sử dụng năng lượng.

Hệ thống phân phối hơi trong các nhà máy giấy thường khá phức tạp. Khói thải
từ nồi hơi được thải ra thông qua một quạt gió đẩy vào ống khói. Hệ thống kiểm
soát khói thải như cyclon đa bậc, túi lọc, và ESP có thể được sử dụng để kiểm
soát phát thải hạt lơ lửng.

Một số nhà máy có các bộ phát điện dùng diesel để đảm bảo các yêu cầu về
điện năng, đề phòng trường hợp mất điện từ lưới điện quốc gia.

1.2.6 Thu hồi hóa chất

Dịch đen thải ra sau quá trình nấu có chứa lignin, ligno sulphates, và các hóa
chất khác. Các hóa chất này được thu hồi tại khu vực thu hồi hoá chất và được
tái sử dụng cho quá trình sản xuất bột giấy. Đầu tiên, dịch đen được cô đặc bằng
phương pháp bay hơi. Tiếp đó, dịch đen đã cô đặc được dùng làm nhiên liệu đốt
trong nồi hơi thu hồi. Các chất vô cơ còn lại sau khi đốt sẽ ở dạng dịch nấu chảy
trên sàn lò. Dich nấu chảy chứa chủ yếu là muối carbonate chảy xuống từ trên
sàn lò và được giữ bằng nước; chất này gọi là dịch xanh. Dịch xanh này được
mang đến bồn phản ứng (bồn kiềm hóa) để phản ứng với vôi Ca(OH)2 tạo thành
natri hydroxide và calcium carbonate lắng xuống. Phần chất lỏng sẽ được dùng
cho quá trình sản xuất bột giấy, còn calcium carbonate được làm khô và cho vào
lò vôi để chuyển thành calcium oxide bằng cách gia nhiệt. Calcium oxide lại được
trộn với nước để hóa vôi. Hình 2 mô tả chu trình thu hồi hóa chất và nấu bột:

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 13
Mảnh gỗ
Thiết bị rửa bột

BỘT

Nồi nấu

Tháp phóng Bồn chứa dịch


đen loãng

Kiềm hóa
và thu hồi vôi
Thiết bị bay hơi

Bồn chứa
dịch nấu

Nồi hơi thu hồi

Hình 2. Chu trình thu hồi hóa chất và nấu bột

1.3 Hiện trạng chất thải


Nhà máy giấy và bột giấy sinh ra chất thải dạng nước thải, khí thải, và chất thải
rắn. Loại phát thải nổi bật nhất là nước thải, tiếp đó là khí thải và chất thải rắn.

1.3.1 Nước thải

Các nhà máy giấy và bột giấy sinh ra một lượng lớn nước thải và nếu không
được xử lý thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguồn tiếp nhận. Bảng 2 cho
thấy các nguồn nước thải khác nhau trong một nhà máy giấy và bột giấy.

14 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Bảng 2: Các nguồn nước thải từ các bộ phận và thiết bị khác nhau

Bộ phận Các nguồn điển hình


Sản xuất bột giấy 9 Hơi ngưng khi phóng bột
9 Dịch đen bị rò rỉ hoặc bị tràn
9 Nước làm mát ở các thiết bị nghiền đĩa
9 Rửa bột giấy chưa tẩy trắng
9 Phần tách loại có chứa nhiều sơ, sạn và cát
9 Phần lọc ra khi làm đặc bột giấy
9 Nước rửa sau tẩy trắng có chứa chlorolignin
9 Nước thải có chứa hypochlorite
Chuẩn bị phối liệu 9 Rò rỉ và tràn các hoá chất / phụ gia
bột 9 Rửa sàn

Xeo giấy 9 Phần tách loại từ máy làm sạch ly tâm có chứa xơ, sạn và cát
9 Chất thải từ hố lưới có chứa xơ
9 Dòng tràn từ hố bơm quạt
9 Phần nước lọc ra từ thiết bị tách nước có chứa xơ, bột đá và
các chất hồ
Khu vực phụ trợ 9 Nước xả đáy
9 Nước ngưng tụ chưa được thu hồi
9 Nước thải hoàn nguyên từ tháp làm mềm
9 Nước làm mát máy nén khí

Thu hồi hóa chất 9 Nước ngưng tụ từ máy hóa hơi


9 Dịch loãng từ thiết bị rửa cặn
9 Dịch loãng từ thiết bị rửa bùn
9 Nước bẩn ngưng đọng
9 Nước ngưng tụ từ thiết bị làm mát và từ hơi nước

Phần lớn nước thải phát sinh là nước dùng trong quy trình tiếp xúc với nguyên
liệu thô, với các sản phẩm và sản phẩm phụ, và chất dư thừa.

Quá trình sản xuất bột giấy bằng kiềm tiêu tốn khoảng 2 tấn gỗ cho mỗi tấn bột giấy sản xuất ra,
nghĩa là sẽ có khoảng một nửa lượng nguyên liệu thô bị hòa tan trong dịch nấu. Các quy trình sản
xuất bột giấy cho loại giấy viết và giấy in có sản lượng bột khoảng 45-50%. Tải lượng BOD5 từ các
quy trình này là khoảng từ 300-360 kg đối với 1 tấn bột giấy khô gió, tương tự như vậy tải lượng
COD tạo ra bằng khoảng 1200 – 1600 kg đối với 1 tấn bột giấy khô gió.
Tại các nhà máy mà bột giấy được tẩy trắng, thì công đoạn tẩy chính là công đoạn gây ô nhiễm
nhiều nhất. Nước thải từ công đoạn tẩy chiếm 50-75% tổng lượng nước thải và chiếm 80-95% tổng
lượng dòng thải ô nhiễm.

Sản xuất giấy về căn bản là một quá trình vật lý (thuỷ cơ), nhưng các chất phụ
gia trong quá trình xeo giấy như các hợp chất hồ và phủ, cũng là một trong
những nguyên nhân gây ra ô nhiễm. So với quá trình làm bột, nước thải từ các
công đoạn sản xuất giấy có phần cao hơn về hàm lượng chất rắn lơ lửng nhưng
hàm lượng BOD lại ít hơn. Các chất ô nhiễm xuất phát từ nước trắng dư, phần
tách loại từ quá trình sàng, và do tràn xơ, các chất độn và chất phụ gia. Chất ô
nhiễm lơ lửng chủ yếu là xơ và hợp chất với xơ, các chất độn và chất phủ, chất
bẩn và cát trong khi đó các chất ô nhiễm hòa tan là các chất keo từ gỗ, thuốc
nhuộm, các chất hồ (tinh bột và gôm), và các phụ gia khác. Tổng lượng nước

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 15
thải và giá trị tải lượng ô nhiễm cho một tấn giấy khô gió trước khi xử lý của một
nhà máy giấy và bột giấy tại Việt Nam được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3: Ô nhiễm của nhà máy giấy và bột giấy điển hình tại Việt Nam

Thông số Giá trị


3
Lưu lượng (m /t) 150-300

BOD5 (kg/t) 90- 330

COD (kg/t) 270- 1200

SS (kg/t) 30-50

1.3.2 Khí thải

Một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở nhà máy sản xuất giấy là
mùi. Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, methyl mercaptant,
dimethyl sulphide và dimethyl-disulphide. Các hợp chất này còn thường được gọi
là tổng lượng lưu huỳnh dạng khử (TRS). Các hợp chất này được thoát ra từ
quá trình nấu, khi phóng bột. Các hợp chất mùi phát sinh khác có tỉ lệ tương đối
nhỏ hơn so với TRS và có chứa hydrocarbons.

Một nguồn ô nhiễm không khí khác là do quá trình tẩy trắng bột giấy. Tại đây, clo
phân tử bị rò rỉ theo lượng nhỏ trong cả quá trình tẩy. Tuy nồng độ ô nhiễm
không cao nhưng loại phát thải này lại cực kỳ độc hại.

Trong quá trình thu hồi hóa chất, một lượng SO2 nồng độ cao cũng bị thoát ra
ngoài. Các ô-xít lưu huỳnh được sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (như
than đá, dầu FO, v.v...) được sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nước. Phát thải bụi
cũng được quan sát thấy tại một số lò hơi đốt than khi không có đủ các thiết bị
kiểm soát bụi (cyclon, túi lọc, ESP, v.v...). Một lượng nhỏ bụi cũng được thoát ra
khi cắt mảnh gỗ. Bên cạnh những loại phát thải này còn có rất nhiều loại phát
thải tức thời khác từ quá trình sản xuất.

1.3.3 Chất thải rắn

Chất thải rắn gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ quá trình làm
sạch ly tâm, cát và sạn. Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng, và cặn từ tầng
làm khô của trạm xử lý nước thải. Bên cạnh đó, đôi khi còn có cặn dầu thải từ
thùng chứa dầu đốt. Khi sử dụng than, xỉ và phần than chưa cháy từ lò hơi cũng
là nguồn thải rắn cần phải được thải bỏ một cách an toàn. Lượng thải rắn của
các công đoạn/hoạt động khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô
hoạt động, thành phần nguyên liệu thô, v.v... và rất khó ước tính.

Tuy nhiên, nếu tính trung bình thì ở Việt Nam khi sản xuất ra 1 tấn giấy sẽ sinh ra một lượng chất
thải rắn khoảng từ 45-85 kg. Tuy nhiên, lượng đó chưa bao gồm các phế liệu như biên giấy, v.v... là
phần sẽ được tuần hoàn trở lại sản xuất.

16 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
2 Sản xuất sạch hơn – Nguyên tắc, nhu cầu và
phương pháp luận

Chương này giới thiệu các nguyên tắc về SXSH, các yêu cầu của tiếp cận này và tiềm năng thực
hiện đối với ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy tại Việt Nam. Chương này sẽ giới thiệu
tổng quan phương pháp luận về SXSH và các bước khác nhau trong phương pháp luận này. Người
đọc cũng sẽ được giới thiệu nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định các lựa chọn SXSH trong sản
xuất giấy và bột giấy. Chi tiết hướng dẫn sử dụng phương pháp luận này và cách tiếp cận từng
bước sẽ được cung cấp cụ thể hơn trong Chương 4.

2.1 Giới thiệu về Sản xuất sạch hơn (SXSH)


Quá trình công nghiệp hóa nhanh và rộng là một trong những yếu tố đóng góp
quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với sự
bùng nổ tăng trưởng công nghiệp thường là các vấn đề về môi trường. Một trong
các cách thức tiếp cận để giải quyết vấn đề này là phương pháp tiếp cận “cuối
đường ống (EOP)”, tức là xử lý phát thải/chất thải chỉ sau khi chúng đã phát sinh.
Về thực tiễn, điều này đồng nghĩa với xây dựng và vận hành các cơ sở xử lý
nước thải, các thiết bị kểm soát ô nhiểm không khí và các bãi chôn lấp an toàn -
đây là những công việc rất tốn kém.

Xét đến quy trình công nghiệp cần phải hiểu rằng bất cứ quy trình hoặc hoạt
động nào cũng không bao giờ đạt được hiệu suất 100%. Luôn có tổn hao nào đó
vào môi trường và không thể chuyển thành dạng sản phẩm hữu dụng. Tổn hao
này là sự lãng phí hay sự ô nhiễm luôn gắn liền với sản xuất công nghiệp. Yếu tố
này thường được nhắc đến như “cơ hội bị mất đi trong quá trình sản xuất”. Tỷ lệ
phát sinh chất thải thường rất cao và có một thực tế là rất ít nhà sản xuất công
nghiệp nhận ra điều này. Hiện nay tiếp cận xử lý cuối đường ống vẫn đang được
áp dụng phổ biến trong các cơ sở công nghiệp, nhưng khả năng tiếp nhận ô
nhiểm của môi trường đang gần như cạn kiệt và các đơn vị sản xuất công nghiệp
dần nhận thức được sự cần thiết phải xem xét lại các công đoạn sản xuất của
mình. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện khái niệm về một tiếp cận mang tính chủ
động để giảm chất thải tại nguồn trong quản lý chất thải. Tiếp cận chủ động này
được gọi là Sản xuất sạch hơn (SXSH).

SXSH được định nghĩa là sự áp dụng liên tục chiến lược môi trường tổng hợp
mang tính phòng ngừa trong các quy trình, sản phẩm, và dịch vụ nhằm nâng cao
hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

• Với các quy trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn các nguyên liệu
thô và năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu thô độc hại, và giảm lượng và
độ độc của tất cả các phát thải cũng như chất thải;

• Với các sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm thiểu các tác động tiêu cực
trong vòng đời sản phẩm, từ khi khai thác nguyên liệu thô cho tới khi thải
bỏ cuối cùng; và

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 17
• Với các dịch vụ, SXSH là sự tích hợp các mối quan tâm về môi trường
trong quá trình thiết kế và cung ứng dịch vụ.

Sự khác biệt căn bản giữa EOP hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm và SXSH là
thời điểm. Kiểm soát ô nhiễm là phương pháp tiếp cận sau khi vấn đề đã phát
sinh, “phản ứng và xử lý”; trong khi đó, SXSH lại mang tính chủ động, theo "triết
lý dự đoán và phòng ngừa". Phòng ngừa, như được thừa nhận rộng rãi, luôn
luôn tốt hơn xử lý, như câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Khi giảm thiểu chất
thải và ô nhiễm thông qua SXSH thì đồng thời sẽ giảm tiêu thụ nguyên liệu và
năng lượng. SXSH luôn hướng tới hiệu suất sử dụng đầu vào gần tới 100%
trong giới hạn về khả thi kinh tế. Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh rằng,
SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị: SXSH đề cập tới thay đổi thái độ
quan điểm, áp dụng các bí quyết và cải tiến quy trình sản xuất cũng như cải tiến
sản phẩm. Các khái nhiệm khác tương tự như SXSH là:

• Giảm thiểu chất thải;


• Phòng ngừa ô nhiễm; và
• Năng suất xanh.

Những khái niệm này về căn bản là tương tự như SXSH, với ý tưởng nền tảng là
làm cho các công ty trở lên hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.

2.2 Nhu cầu về SXSH


Phương pháp kiểm soát cuối đường ống truyền thống khi áp dụng cho các cơ sở
sản xuất giấy và bột giấy quy mô vừa và nhỏ là rất tốt kém. Trong một số trường
hợp, chi phí cho một trạm xử lý chất thải lên tới 20% tổng chi phí vốn của nhà
máy và thiết bị. Ngoài ra phí vận hành hàng năm có thể lên đến 12-15% tổng
doanh thu của ngành. Vì vậy một phương pháp tiếp cận tốt hơn sẽ là khai thác
các cơ hội SXSH để giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn rồi tiến hành kiểm soát phần ô
nhiễm còn lại. Tiếp cận này không chỉ mang lại hiệu quả về nguồn lực, giảm chi
phí sản xuất, mà còn giảm thiểu cả chi phí xử lý dòng thải.

Khái niệm về SXSH cũng cần thiết khi nhìn nhận từ các khía cạnh khác như:

Nhu cầu do các quy định pháp luật

Để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định về phát thải (lỏng, rắn hoặc khí) thì thường
đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải trang bị các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức
tạp và tốn kém, ví dụ các trạm xử lý nước thải. Sau khi áp dụng SXSH, việc xử lý
lượng chất thải còn lại trở lên dễ dàng và ít tốn kém hơn. Sở dĩ làm được điều
này là do SXSH đã giúp giảm thiểu chất thải về mọi mặt: khối lượng, trọng
lượng, và cả độ độc.

Nhu cầu do việc triển khai hệ thống quản lý môi trường (EMS)
ISO 14000 là một quy trình cấp chứng nhận đối với EMS, nhằm đảm bảo rằng

18 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
các công ty cam kết thực hiện cải tiến liên tục trong hoạt động môi trường của
mình. Chứng nhận này cũng thể hiện sự quan tâm của công ty đến môi trường.
Một số nhà nhập khẩu luôn đòi hỏi chứng chỉ ISO của công ty trước khi họ đặt
hàng. SXSH sẽ giúp việc triển khai hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000
dễ dàng hơn nhiều. Sở dĩ như vậy là do hầu hết các công việc ban đầu đã được
thực hiện thông qua đánh giá SXSH.

Nhu cầu do mong muốn tiếp cận các cơ hội phát triển thị trường mới
Nhận thức của khách hàng về các vấn đề môi trường ngày càng nâng cao đã
làm nảy sinh nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Kết quả là
khi nỗ lực thực hiện SXSH thì đã mở ra các cơ hội phát triển thị trường mới cho
mình và sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao hơn, có thể bán được với giá
cao hơn.

Nhu cầu do mong muốn tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn tài chính
Các đề án đầu tư dựa vào SXSH sẽ chứa đựng thông tin chi tiết về tính khả thi
môi trường, kỹ thuật và kinh tế của khoản đầu tư dự kiến. Điều này tạo ra một cơ
sở vững chắc để giành được sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng hoặc các quỹ
môi trường. Ví dụ: trong công nghiệp giấy và bột giấy, nếu một giải pháp SXSH
là lắp đặt một chụp kiểm soát vận tốc ở bộ phận xeo giấy, thì cần phải tiến hành
phân tích chi tiết về tiềm năng tiết kiệm hơi nước, tăng công suất sản xuất…
Công ty có thể trình kết quả phân tích này lên các ngân hàng để xin vay vốn cho
dự án lắp đặt chụp kiểm soát vận tốc. Trên thị trường quốc tế, các tổ chức tài
chính đang rất quan tâm đến vấn đề suy thoái môi trường và đang nghiên cứu
đơn xin vay vốn theo quan điểm môi trường.

Nhu cầu cần thiết cho việc cải thiện môi trường làm việc
Bên cạnh nâng cao hiệu quả môi trường và kinh tế, SXSH còn có thể cải thiện
các điều kiện về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động. Ví dụ,
việc giảm thiểu rò rỉ clo tại công đoạn tẩy trắng sẽ giảm mùi clo khó chịu trong
không khí nhờ đó có thể nâng cao năng suất của người công nhân. Các điều
kiện làm việc thuận lợi có thể nâng cao tinh thần cho người lao động và đồng
thời tăng cường sự quan tâm tới vấn đề kiểm soát chất thải. Các hành động như
vậy sẽ giúp cho công ty của bạn thu được lợi thế cạnh tranh.

Nhu cầu do vấn đề bảo tồn tài nguyên


Bảo tồn nguyên liệu thô: Vì chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nên không có nhà
sản xuất công nghiệp nào có thể trang trải cho những tổn thất tài nguyên dưới
dạng chất thải. Suất tiêu hao các nguyên liệu này có thể giảm đi đáng kể khi áp
dụng các giải pháp SXSH như tối ưu hóa quy trình, tuần hoàn và các biện pháp
quản lý tốt nội vi.

Ở một cơ sở sản xuất giấy và bột giấy đặc thù quy mô vừa/nhỏ ở Việt Nam, có thể tiết kiệm nguyên
liệu thô (gồm cả xơ và hóa chất) vào khoảng 6-15 %, mang lại lợi ích khoảng 4.000.000.000 đồng
mỗi năm

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 19
Bảo tồn nguồn nước: Nước là nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt và một số cơ
sở công nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước. Việc khai thác nguồn
nước ngầm liên tục còn phải cộng thêm cả chi phí cho việc bơm hút nước. Hơn
thế nữa, một yếu tố rất quan trọng thường bị bỏ qua trong các ngành công
nghiệp chế biến đó là càng sử dụng nhiều nước trong quy trình sản xuất thì chi
phí cho hóa chất và năng lượng cũng càng nhiều.

Trong ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam tiềm năng tiết kiệm nước là khoảng
từ 15-20%, điều này có thể mang lại tiết kiệm chi phí khoảng 275.000.000 VND mỗi năm.

Bảo tồn năng lượng:

Công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng với chi phí chiếm từ
12-15% tổng chi phí sản xuất. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng thông qua các biện pháp đơn giản
và chi phí thấp sẽ là khoảng 10-12% tổng lượng năng lượng đầu vào. Có một số trường hợp tổng
tiềm năng bảo tồn năng lượng (gồm các giải pháp thay đổi công nghệ, ví dụ lắp đặt hệ thống đồng
phát sử dụng sinh khối nông nghiệp) là khoảng từ 20-25%.

Ngày nay dưới sức ép về thay đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu, các
chương trình như Cơ chế phát triển sạch và thương mại Carbon đang là cơ hội
sẵn sàng để các cơ sở công nghiệp tận dụng bằng cách bán lượng phát thải khí
nhà kính (GHG) mà họ đã giảm được qua các năm nhờ áp dụng các biện pháp
bảo tồn năng lượng.

Bảng 4 dưới đây sẽ mô tả tình hình tiêu thụ tài nguyên trong các cơ sở sản xuất
giấy và bột giấy ở Việt Nam so với các quốc gia khác, từ đó gợi ý tiềm năng có
thể khai thác bằng việc áp dụng các nguyên lý của phương pháp luận SXSH.

Bảng 4: So sánh tiêu thụ tài nguyên và tiềm năng cho các cơ hội SXSH

Hạng mục Việt Nam Ấn Độ (nhà máy Nhà máy ở Bắc Âu Tiềm năng
sử dụng phế (giấy bao bì tẩy
thải nông trẳng – gỗ mềm)
nghiệp)
Xơ (sản lượng %) 44 – 55% 40 – 44% 55% Trung bình
Hóa chất ( kg/T) 80 - 150 71-135 75 Trung bình
6 6 6 6 6 6
Nhiệt năng 3 x 10 – 8 x 10 3 x 10 – 5 x 10 1 x 10 –4,6 x 10 Cao
(kCal/tấn)
(Kg/tấn than đá) 575- 1500 575 - 1000 192 -880
(Kg/tấn dầu) 294 - 784 294 - 490 98- 450
Điện (kWh/tấn) 900-1900 855 - 980 700 - 850 Cao
3
Nước (m /tấn) 175 - 350 180 - 280 20- 40 Cao

2.3 Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn
Phân tích dòng nguyên liệu và năng lượng vào và ra của một quy trình là yếu tố
trọng tâm của đánh giá SXSH. Việc thực hiện một đánh giá SXSH phải được
thực hiện theo tiếp cận có phương pháp luận và logic giúp nhận diện được các

20 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
cơ hội SXSH, giải quyết các vấn đề về chất thải và phát thải ngay tại nguồn, và
đảm bảo tính liên tục của các hoạt động SXSH tại nhà máy. Tiếp cận đánh giá
phân tích này được tổng quannhư mô tả trên Hình 3. Chương 4 sẽ giới thiệu chi
tiết từng bước thực hiện đánh giá SXSH theo tiếp cận này.

Mặc dù theo định nghĩa thì đánh giá SXSH bao gồm cả các vấn đề về nguyên
liệu và năng lượng, nhưng trong thực tế các vấn đề năng lượng đối với các quy
trình ít khi được xem xét một cách chi tiết trừ các vấn đề về bảo ôn, rò rỉ, thu hồi
nước ngưng, v.v… nghĩa là chỉ đối với các dòng hữu hình. Đây là điều đáng tiếc
vì SXSH và nâng cao hiệu quả năng lượng thường có tính bổ trợ cho nhau rất
cao và sự tích hợp giữa hai hoạt động này có thể tạo ra sức mạnh mở rộng
phạm vi ứng dụng và đem lại các kết quả có hiệu quả cao hơn – cả về môi
trường và kinh tế. Tài liệu này sẽ đề cập đến cả nguyên liệu và năng lượng trong
ngành giấy và bột giấy.

Hình 3: Phương pháp luận về đánh giá SXSH

Do SXSH thường được áp dụng đối với những lãng phí tài nguyên hữu hình (ví
dụ nguyên liệu), nên hiện tượng lãng phí ngẫu nhiên sẽ là rất ít. Nhìn chung, có
thể tính toán truy tìm được vật liệu đầu vào cho một công đoạn nào đó thông qua
các sản phẩm đầu ra định tính và định lượng được. Điều này không phải lúc nào

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 21
cũng đúng khi xem xét các dòng năng lượng. Trong khi cùng áp dụng quy luật
căn bản đó cho các dòng năng lượng đầu vào (về căn bản, năng lượng “vào”
phải bằng năng lượng “ra”), thì vấn đề gặp phải ở đây là các dòng năng lượng
đầu ra thường khó nhận biết hơn so với dòng vật liệu. Vì thế, việc xác định và
đánh giá các dòng năng lượng lãng phí dạng ẩn và sử dụng thiếu hiệu quả
thường gặp nhiều khó khăn. Điều này đặc biệt đúng với các thiết bị chạy điện
như máy bơm, quạt, máy nén khí, v.v… khi năng lượng đầu vào dưới dạng điện
năng có thể dễ dàng đo lường được, nhưng mức độ chuyển đổi hiệu quả sang
đầu ra hữu ích (v.d: nước được bơm, khí được nén, v.v…) thì lại không thể định
lượng trực tiếp được.

Các mâu thuẫn có thể nảy sinh

SXSH và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng (HQSDNL) có tính bổ trợ cho
nhau rất cao. Tuy nhiên, trong một số tình huống, các kết quả có lợi thu được
của một phương pháp luận (chẳng hạn SXSH) lại có thể được hiểu là đối lập với
phương pháp còn lại (HQSDNL). Dưới đây là một số ví dụ minh chứng cho điều
này:

• Tuần hoàn là một kỹ thuật SXSH rất có lợi, nhưng tuần hoàn dầu và chất bôi
trơn, tái sử dụng các ổ đệm đã qua sửa chữa hoặc quấn lại các động cơ bị
cháy (đặc biệt là trường hợp việc sửa chữa hoặc quấn lại được thực hiện
không hoàn chỉnh) thường dẫn đến tiêu hao năng lượng ở mức cao hơn.
• Làm lạnh bằng công nghệ hấp thụ hơi là một giải pháp SXSH chuyên nghiệp
và thân thiện sinh thái khi so sánh với các máy nén hơi đang thịnh hành. Tuy
nhiên, khi xét về mặt sử dụng năng lượng thì các hệ thống hấp thụ hơi lại có
hiệu quả thấp hơn.
• Các bóng đèn huỳnh quang tuýp gầy có hiệu quả năng lượng hơn loại bóng
sợi đốt, nhưng về mặt môi trường (SXSH) thì việc phủ thủy ngân làm cho loại
bóng này ít thân thiện sinh thái hơn.

Các bước thực hiện phương pháp luận SXSH 6 bước được mô tả trong Hình 4.
Chương 4 sẽ trình bày chi tiết hơn từng bước để thực hiện SXSH.

22 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước quy trình và nhận diện các dòng thải

BƯỚC 2 : PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC QUY TRÌNH


Nhiệm vụ 3: Chuẩn bị lưu đồ của quy trình sản xuất
Nhiệm vụ 4: Cân bằng vật liệu, năng lượng và cấu tử
Nhiệm vụ 5: Xác định đặc tính dòng thải
Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải
Nhiệm vụ 7: Xem xét lại quy trình để xác định ra các nguyên nhân

BƯỚC 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH


Nhiệm vụ 8: Xây dựng các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các giải pháp SXSH có thể thực hiện được

BƯỚC 4: LỰA CHỌN CÁC GiẢI PHÁP SXSH


Nhiệm vụ 10: Tính khả thi kỹ thuật
Nhiệm vụ 11: Tính khả thi kinh tế
Nhiệm vụ 12: Tính khả thi môi trường
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp để thực hiện

BƯỚC 5: THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH


Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Nhiệm vụ 15: Thực hiện
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả

BƯỚC 6: DUY TRÌ SXSH


Nhiệm vụ 17: Trở về bước 1

Hình 4: Các bước thực hiện phương pháp luận SXSH

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 23
2.4 Các kỹ thuật SXSH
Sản xuất sạch hơn là phương pháp tiếp cận mới và sáng tạo để giảm mức độ sử
dụng tài nguyên trong quá trình sản xuất dựa vào một loạt các kỹ thuật. Các kỹ
thuật này có thể được phân thành 3 nhóm như sau:

Giảm thiểu tại nguồn

Quản lý tốt nội vi: đây là kỹ thuật phòng ngừa các chỗ rò rỉ, chảy tràn thông qua
bảo dưỡng phòng ngừa và kiểm tra thiết bị thường xuyên, cũng như kiểm soát
việc thực hiện đúng hướng dẫn công việc hiện có thông qua đào tạo và giám sát
phù hợp.

Thay đổi quy trình: kỹ thuật này bao gồm:

Thay đổi nguyên liệu đầu vào: Thay thế nguyên liệu đầu vào bằng các nguyên
liệu tái tạo, ít độc hại hơn hoặc dùng các vật liệu phụ trợ có tuổi thọ hữu ích dài
hơn.

Kiểm soát quy trình tốt hơn: Theo dõi việc tuân thủ thông số vận hành của quy
trình thiết kế, sửa đổi các quy trình làm việc, các hướng dẫn vận hành thiết bị để
đạt hiệu quả cao hơn hơn, giảm lãng phí và phát thải.

Cải tiến thiết bị: Cải tiến các thiết bị sản xuất và phụ trợ hiện có, ví dụ lắp thêm
bộ phận đo đạc kiểm soát nhằm vận hành các quy trình với hiệu quả cao hơn và
giảm tỉ lệ phát thải.

Thay đổi công nghệ: Thay thế công nghệ, trình tự trong quy trình và/hoặc cách
thức tổng thể nhằm giảm thiểu lãng phí và phát thải trong quá trình sản xuất.

Tuần hoàn và tái sử dụng

Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ: tái sử dụng các nguyên liệu bị lãng phí cho
công đoạn khác trong dây chuyền sản xuất hoặc cho một ứng dụng hữu ích khác
trong công ty.

Sản xuất các sản phẩm phụ hữu dụng: Thay đổi quy trình phát sinh chất thải
nhằm biến nguyên liệu bị lãng phí thành một dạng nguyên liệu có thể được tái sử
dụng hoặc tuần hoàn cho ứng dụng khác ngoài công ty.

Cải tiến sản phẩm

Các tính chất, mẫu mã và bao bì của sản phẩm có thể được điều chỉnh để giảm
thiểu tác động môi trường khi sản xuất hoặc sau khi đã sử dụng (thải bỏ).

Bảng 5 nêu các ví dụ khác nhau về các kỹ thuật SXSH được ứng dụng cho
ngành công nghiệp giấy và bột giấy.

24 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Bảng 5: Ví dụ về kỹ thuật SXSH cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy

¾ Sửa chữa các chỗ rò rỉ

QUẢN LÝ
TỐT NỘI
¾ Khóa các vòi nước khi không sử dụng
¾ Che chắn các sàng rung để tránh bị tràn

VI
¾ Loại bỏ các chỗ tắc trong các vòi phun lưới và nỉ
¾ Kiểm ra các bẫy hơi thường xuyên
Thay đổi ¾ Sử dụng các chất màu không độc hại trong sản
nguyên liệu xuất giấy màu
đầu vào ¾ Sử dụng phương pháp tẩy bằng peoxit hydro
GIẢM THẢI TẠI NGUỒN

Kiểm soát ¾ Tối ưu hóa quá trình nấu


quy trình ¾ Sản xuất bột ở độ đồng đều cao nhất có thể
¾ Sử dụng các chất hóa học hỗ trợ giúp giữ màu để
THAY ĐỔI QUY TRÌNH

tối ưu hoá việc sử dụng chất màu


Cải tiến thiết ¾ Lắp đặt các vòi phun hiệu quả
bị ¾ Có bể phóng đủ lớn để tránh tràn bột giấy
¾ Thêm thiết bị nghiền giấy đứt
¾ Sử dụng máy rửa ly tâm cao áp tiêt kiệm bột
¾ Sử dụng tụ bù để tăng hệ số công suất
¾ Sử dụng bộ truyền động vô cấp để phù hợp với tải
luôn thay đổi
Thay đổi ¾ Cải tiến quy trình sản xuất bột giấy
công nghệ ¾ Dùng nồi nấu đứng trong nấu bột
¾ Xem xét quy trình sản xuất bột giấy khác
¾ Cải tiến quy trình rửa và tách nước thông qua sử
dụng ép đai lưới kép.
¾ Dùng quy trình tẩy khác, chẳng hạn tẩy bằng
ozone
¾ Tuần hoàn nước công nghệ và nước trắng trong
THU HỒI VÀ TÁI

khâu rửa bột, tẩy trắng và pha loãng bột


SỬ DỤNG TẠI

¾ Tuần hoàn bột trong hố dài ở máy xeo


TUẦN HOÀN VÀ TÁI SỬ DỤNG

¾ Thu hồi và tuần hoàn nước ngưng


CHỖ

¾ Thu hồi và tuần hoàn bột từ nước trắng bằng cách


lắp đặt hệ thống SAVE ALL
¾ Thu hồi bột bằng tuyển nổi khí
¾ Đồng phát điện
¾ Sử dụng xơ ngắn/phế phẩm xơ để làm giấy bồi
TẠO RA SẢN PHẨM

¾ Sử dụng phần còn lại trong khâu làm sạch nguyên


liệu thô làm nhiên liệu cho lò hơi
PHỤ HỮU ÍCH

¾ Sản xuất các loại giấy sản lượng cao


CẢI TIẾN SẢN PHẨM

¾ Sản xuất giấy không tẩy thay vì giấy tẩy trắng

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 25
3 Các cơ hội SXSH trong nhà máy giấy và bột giấy
Chương này cung cấp thông tin tổng quan về cơ hội SXSH có thể ứng dụng tại các nhà máy giấy
và bột giấy ở Việt Nam. Các cơ hội SXSH này được có thể triển khai tại cơ sở sản xuất quy mô nhỏ
điển hình với công suất sản xuất 30-50 tấn giấy mỗi ngày

3.1 Các cơ hội SXSH trong khu vực chuẩn bị nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô nhỏ mịn và ngoại cỡ không thể dùng để tạo ra bột giấy, mà lại là
yếu tố tiêu tốn hóa chất và hơi nước. Ngoài ra, loại vật chất này khi đi ra khỏi quá
trình sản xuất là nguyên nhân gây ô nhiễm COD & TS cao. Các tạp bẩn gây tác
động bất lợi đối với hiệu quả rửa và gây quá tải thiết bị rửa ly tâm. Các chất bẩn
này nếu thoát ra khỏi thiết bị rửa ly tâm sẽ gây ra các đốm (các đốm đen) trên bề
mặt giấy thành phẩm, làm tăng độ mòn và hỏng thiết bị cơ khí (thiết bị làm sạch,
máy bơm, v.v…) và quan trọng hơn cả là giảm độ chảy của bột trên lưới máy
xeo, dẫn đến giảm tốc độ máy xeo và gây tổn thất cho sản xuất. Một số chất bẩn
thường phát sinh trong khi chuẩn bị nguyên liệu thô không đúng cách gồm:

• Nguyên liệu có nguồn gốc tre gỗ: bụi mịn, các mảnh gỗ quá khổ, cát,
silica

• Giấy thải: kim loại, dây, thủy tinh, gỗ, vải sợi, giấy sáp

Bảng 7 tóm tắt một số cơ hội SXSH trong khu vực chuẩn bị nguyên liệu.

Bảng 7. Các cơ hội SXSH trong khu vực chuẩn bị nguyên liệu

STT Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả Tác động Ghi chú
SXSH kiến thuật thi kinh tế môi trường
1 Lưu trữ - Giảm Có đủ I= 30.000- - Giảm TS Biện pháp này
nguyên lượng không gian 60.000 USD và COD dễ thực hiện
liệu trong nước tiêu để xếp gỗ S= không biên nhưng lại cần có
điều kiện thụ trong mái được xác một khu vực lưu
khô ráo - Giảm che định trữ được chuẩn
lượng ô bị tốt. Tiềm năng
nhiễm môi tiết kiệm so với
trường mức đầu tư
không hấp dẫn
- Giảm lắm đối với các
nhiễm bẩn nhà máy có
cát và đá công suất ít hơn
300 tấn
giấy/ngày
2 Sàng - Giảm hóa Thiết bị: I= 16.000- --- Tiêu thụ điện
mảnh chất và hơi Sàng rung 18.000USD tăng
(mảnh khi nấu Quy trình:
quá khổ Có
và mịn)
Không gian:
Thường có
Nhân lực:
không cần

26 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
STT Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả thi Tác động Ghi chú
SXSH kiến thuật kinh tế môi trường
3 Chuyển - Không tràn Thiết bị = I= 10.000- Không khả thi
mảnh tới và thất Gầu tải 12.000USD đối với các nhà
nồi nấu thoát mảnh Quy trình: S = không máy nhỏ, nhưng
bằng hệ trong khâu Có được xác chắc chắn sẽ
thống gầu vận chuyển định làm tăng năng
tải Không gian: suất tại các nhà
thường là máy lớn

Nhân lực:
Không cần
4 Hệ thống - Giảm Thiết bị:Hệ I= 8.000- Giảm 90% Tiêu thụ điện
kiểm soát lượng bụi thống tách 15.000USD lượng bụi năng tăng
và loại bỏ - Thu (túi lọc) S= 100.000 trong môi
bụi hồi/bán bụi Quy trình: –300.000 trường xung
như một Thường có USD quanh
loại sản sẵn
phẩm phụ Không gian:
Thường có
sẵn
5 Máy tạo - Mảnh đều Thiết I = 2000 Biện pháp này
mảnh loại hơn bị:Thay đĩa USD dễ triển khai
đĩa có từ - Năng suất và động cơ S = không
4-6 lưỡi cao hơn Quy được xác
trình:Không định
đổi
Không gian
diện tích:
Không đổi
I- Đầu tư; S-tiết kiệm; P-Thời gian hoàn vốn

3.2 Các cơ hội SXSH trong khu vực sản xuất bột giấy
Sản xuất bột là khu vực gây ô nhiễm nhiều nhất trong một nhà máy giấy và bột
giấy, chiếm khoảng 80% tải lượng ô nhiễm. Đồng thời đây cũng là khâu có thể
áp dụng nhiều cơ hội SXSH nhất, kể từ việc thay thế nguyên liệu thô cho đến cải
tiến công nghệ và tuần hoàn. Các lợi ích tiềm năng tổng thể thu được từ việc
triển khai SXSH ở khu vực bột giấy được nêu trong bảng 6. Các cơ hội có thể áp
dụng trong khu vực này được nêu trong bảng 8.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 27
Bảng 6. Tiềm năng áp dụng SXSH trong khu vực sản xuất bột từ nguyên
liệu từ rừng

Khu vực tiềm năng Tiết kiệm/ chất lượng USD/tấn


được nâng cao

Giảm hóa chất SX bột giấy Có thể giảm được 1% với 1,0 – 3,0
một số hóa chất
Thu hồi xơ 20-45 kg/t 2,0 – 4,0
3
Bảo tồn (tiết kiệm) nguồn nước 20 – 60 m /t 0,5 – 1,0
Giảm năng lượng hơi 0,2 – 0,6 t/t 1,0 – 2,5
Giảm sử dụng hóa chất tẩy trắng 2-10 kg/t 2,0 – 3,0
Tăng năng suất bột giấy 5-7% --
Tổng 9,0 – 18,5
Giảm chi phí xử lý cuối đường ống 20-30% 6,5 – 10,0
Giảm kiểm soát phát thải 20-30% 3,5 – 6,5
Tổng cộng ~19-35 USD/tấn

Bảng 8. Các cơ hội SXSH trong sản xuất bột giấy

T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật thi kinh tế môi trường
1 Ngâm - Nâng cao Thiết bị: I= 3-5.000 Khó tính toán Giải pháp này
nguyên mật độ xếp - Băng tải USD được lượng có thể dễ dàng
liệu chính chặt (4-6%) S= 1,5- giảm ô nhiễm triển khai tại
(mảnh) với - Bể cấp các nhà máy
- Tăng công dung dịch 3.000 USD
dịch đen bột giấy từ nhỏ
thu hồi - Vòi phun P= < 2 năm
7-10%
trong các (tưới)
nhà máy - Giảm thời
gian nấu từ - Bể cấp
giấy sử dịch đen
dụng 5-7%
- Giảm sử - Thiết bị
nguyên
dụng kiềm trộn chân
liệu tre gỗ
vịt
- Giảm yêu
cầu về hơi Quy trình: Phù
hợp với mọi
- Cho phép loại phế phẩm
dung tỉ thấp nông nghiệp
- Chất lượng Nhân lực:
bột giấy Không cần có
đồng đều thêm nhân lực
hơn
2 Nồi nấu đa - Tăng công Không Tiết kiệm Giảm lượng Thời gian cần
trọng (nấu suất nồi từ việc khí thoát ra từ thêm để nâng
bã nguyên nấu 10-15% giảm tiêu nồi nấu 10- tải trọng gấp
liệu thô - Giảm sử thụ hơi 15% đôi sẽ dài hơn
trong nồi dụng hơi nước có thời gian phải
cầu quay nước thể định bù do giảm số
được gia lượng theo lượng mẻ nấu
nhiệt trực - Tăng sản từng để bảo đảm
tiếp bằng lượng bột trường hợp tạo ra cùng
hơi nước) cụ thể. Còn một lượng bột
các khoản giấy
tiết kiệm
khác tương
đối khó
định lượng

28 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật thi kinh tế môi trường
3 Giảm tỉ lệ - Giảm 5- Không Không Không có tác Không cần tài
rắn/lỏng 10% lượng động trực tiếp chính, giải
(dung tỉ) hơi tiêu thụ pháp này có
- Giảm thời thể dễ dàng
gian nấu thực hiện
được
4 Hơi gián - Dung tỉ Thiết bị: Có I= 30.000- Không có tác Giải pháp này
tiếp cho giảm sẵn tại cơ sở 90.000 động trực tiếp có thể không
nấu theo - Giảm tiêu USD áp dụng được
mẻ * thụ năng S= Không cho các nhà
lượng ở được định máy nhỏ có
bước thu lượng công nghệ lạc
hồi hóa hậu
chất
- Thu hồi
nước
ngưng để
tái sử dụng
ở lò hơi
5 Thu hồi -
hơi từ bể
phóng và
tái sử
dụng làm
nóng
nước
trong bộ
trao đổi
nhiệt
6 Nấu bằng - Tạo khả Quy trình: S= chưa Giảm lượng ô Do có những
ammoniu năng sử Chưa được được định nhiễm bất lợi như nồi
m sulphite dụng dịch trình diễn lượng khoảng 80% nấu bị ăn mòn,
trung tính đen như thành công; có vì dịch đen nhiệt độ và
phân bón thể bị chứng được dùng thời gian nấu
- Giảm thiết minh là không cho các ứng cao hơn, và
bị tẩy hóa khả thi dụng nông phát thải khí
chất nghiệp ammonia, cho
nên giải pháp
này còn cần
phải được
thẩm định
thêm.
7 Nấu bằng - Giảm Trong thực tế S = Không Giảm độ màu Nếu điều kiện
Natri lượng hóa không khả thi xác định trong chất pH thích hợp
sulphite chất tẩy được thải không duy trì
kiềm tính trắng được thì nồi
- Độ dai của nấu có thể sẽ
giấy tốt hơn bị ăn mòn.
Quá trình này
- Giảm yêu giới hạn ở các
cầu về rửa cấp độ nhất
- Giảm tiêu định khi mà độ
thụ nước dai của giấy
- Tăng khả không phải là
năng tẩy yếu tố quan
trọng.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 29
T Cơ hội Lợi ích dự kiến Yêu cầu kỹ Tính khả Tác động Ghi chú
T SXSH thuật thi kinh tế môi trường
8 SX bột giấy - Sản lượng bột Thiết bị: Các I = 33.000- Giảm TS và Tiêu thụ hơi
sản lượng giấy cao 85- nồi nấu hóa 90.000US COD 10- nước và
cao, tức quá 90% cơ D 15% (tùy điện tăng,
trình sản - Giảm hóa chất Công S= Không thuộc vào có thể áp
xuất bột hóa nấu nghệ:Có sẵn định lượng sản lượng) dụng cho
cơ đối với trong nước được các nhà máy
sản phẩm nhỏ
giấy không
tẩy
9 Tối ưu hóa - Nâng cao chất Thiết bị: I= 3-5.000 Giảm lượng Được
quá trình nấu lượng bột - Chỉ số S= không ô nhiễm tổng khuyến cáo
(nghĩa là vận - Giảm lượng bị nhiệt độ định lượng thể sử dụng cho
hành tại áp tách loại do được tất cả các
suất hơi, - Chỉ số áp nhà máy
nấu chưa đủ suất
nhiệt độ và hoặc do sàng
liều lượng - Bảng điều
hóa chất cần - Giảm lượng khiển
thiết) thiết bị nghiền
đĩa Nhân lực:
Cần có công
- Giảm sử dụng nhân vận
hóa chất hành có tay
- Giảm yêu cầu nghề
về hơi
- Tăng sản
lượng bột
10 Ép trục vít - Cải thiện việc Thiết bị: I= 4.000- Giảm lượng Giải pháp
để loại bỏ thu hồi dịch - Bể tuần 9.000 USD nước thải này đang ở
hơi dịch đen đen hoàn 40-50% so giai đoạn
nồng độ cao - Cho phép với việc rửa thử nghiệm
trong bột - Bể phóng S= 5.000- trống truyền và đang
tuần hoàn dịch 10.000
giấy đen để sử - Nồng độ thống được triển
cao USD khai tại một
dụng kiềm dư
- Bơm pha số nhà máy
- Tuần hoàn giấy. Có thể
dịch đen nóng loãng P=< 1 năm
nén trục vít
sẽ làm giảm - Nén trục
sẽ không
lượng hơi cần vít
được chấp
dùng - Đường nhận cho
- Giúp cho ống một số loại
nguyên liệu Quy trình: giấy nhất
thô thấm dịch Hệ thống định.
đen tốt hơn vận chuyển
- Giảm thời bột giấy
gian rửa chưa rửa
- Tiết kiệm cấn được
nước trong sửa đổi
khâu rửa Công nghệ:
- Giảm nhu cầu Có sẵn trong
sử dụng năng nước nhưng
lượng trong xử cần điều
lý chất thải chỉnh
- Cho phép làm Nhân lực:
khô dịch đen Cần có thêm
bằng mặt trời công nhân
lành nghề

30 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật thi kinh tế môi trường
11 Nén đai - Dễ dàng Thiết bị: I= 45.000- Giảm thể Là một thiết bị
lưới kép để vận - Máy bơm 300.000 tíchdòng thải đa năng và có
loại nước chuyển và tuần hoàn, USD tới 60-70% thể dùng được
ra khỏi bột xử lý dịch ép đai lưới với nguyên
đen kép liệu thô là các
S= 30.000- loại phế phẩm
- Tuần hoàn - Bể phóng 150.000
dịch đen nông nghiệp.
- Bơm bột USD Đai lưới kép
nóng có
thể làm nồng độ cao được dùng
giảm - Tháp làm P=<2 năm nhiều nhất cho
lượng hơi đặc các quy trình
sản xuất bột
- Nguyên Quy trình: Hệ
sản lượng cao
liệu thô thống rửa gần
hoặc bột từ
thấm dịch như được loại
rơm sử dụng
đen tốt bỏ
công nghệ bán
hơn Công nghệ: hóa học. Tốt
- Có khả Hiện có nhưng nhất là nên áp
năng giảm chi phí cao dụng vào công
tiêu thụ Nhân lực: Cần đoạn cuối do
điện có nhân lực đầu ra là
- Tiết kiệm lành nghề lượng bột giấy
nước trong nồng đô cao.
khâu rửa
- Giảm yêu
cầu về sử
dụng năng
lượng
trong xử lý
chất thải
12 Máy rửa - Cải tiến Thiết bị: I= 0,2 – Giảm lượng Giải pháp này
lọc chân khâu thu - Kết cấu xây 0,3 triệu phát thải được đề xuất
không hồi và xử dựng cao USD cho các nhà
dùng để lý dịch đen S= 18.000- máy có quy
rửa bột - Tháp làm mô vừa (>= 35
- Cho phép đặc 30.000
giấy có: tuần hoàn USD tấn/ngày)
- Thiết bị dịch đen - Bơm bột có
độ sệt cao) P=8-10
cột khí để sử dụng năm
áp kiềm dư - Cột khí áp
- Có bơm - Tuần hoàn hoặc bơm
chân dịch đen chân không
không nóng sẽ - Thiết bị rửa
giảm nhu chân không
cầu về hơi Quy trình: Tích
- Nguyên hợp cách rửa
liệu thô nhiều bậc
thấm dịch ngược dòng
đen tốt Công nghệ:
hơn Có sẵn trong
- Giảm thời nước nhưng
gian rửa chi phí cao
do rửa liên Nhân lực: Cần
tục có nhân lực
- Giảm yêu lành nghề
cầu về
năng
lượng cho
khâu xử lý
chất thải.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 31
T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ thuật Tính khả Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thi kinh tế môi trường
13 Tách dịch - Nâng cao Thiết bị : I= 1.500 – Giảm tải Giải pháp
đen đặc hiệu suất thu - Bơm thu gom 2.500 USD lượng natri này đơn
ban đầu hồi và xử lý S= 4.500 – trong chất giản và dễ
ra khỏi dịch đen - Bơm và đường thải triển khai ở
ống 7.500 USD
các bể và - Tái sử dụng các nhà máy
vòng tuần Quy trình: Cần có P=<1 năm nhỏ sử dụng
kiềm dư nhơ
hoàn tuần hoàn hệ thống cống nguyên liệu
nhiều hết dịch đen thoát riêng cho là phế phẩm
mức có dịch đen loãng và nông
thể - Tuần hoàn đặc nghiệp.
dịch đen
nóng sẽ làm
giảm được
yêu cầu về
hơi
- Nguyên liệu
thô thấm
dịch đen tốt
hơn
14 Xử lý - Khí biogas Thiết bị: I= 0,3 – 0,5 Giảm lượng Giải pháp
yếm khí sinh ra có - Bể phản ứng triệu USD ô nhiễm tổng này không
đối với thể dùng làm (yếm khí) S= 60- thể tới 30- có tính hấp
dịch đen nhiên liệu 150.000 40% dẫn về kinh
- Khoang chứa tế với các
- Giảm chi phí khí ga USD
xử lý nhà máy
- Đầu đốt P=> 5 năm đặc biệt
- Giảm dòng nhỏ.
thải màu - Hệ thống đường
ống Xử lý sinh
Công nghệ:Có học toàn bộ
sẵn và đã được lượng dịch
chứng minh hiệu đen nhìn
quả, nhưng chi chung là
phí cao không khả
thi.
Nhân lực: Cần có
nhân lực có tay
nghề và được đào
tạo
15 Thu hồi - Thu hồi Thiết bị: I= 1-2 triệu Giảm lượng Dễ dàng áp
hóa chất kiềm 60-80% - Lò hơi thu hồi USD COD tới dụng được
từ dịch - Giảm lượng và hệ thống đi S= 50.000- 85% tại các nhà
đen (ở ô nhiễm kèm 100.000 máy giấy và
các nhà USD bột giấy sử
máy sử - Máy bơm dụng
dụng - Thiết bị hóa hơi P=>20 nguyên liệu
nguyên đa cấp năm tre gỗ
liệu tre - Trạm kiềm hóa
gỗ)
- Thu hồi bùn vôi
(CRS)
hoặc hệ thống
thải bỏ
Công nghệ:
Chưa được kiểm
chứng, một số
nước Mỹ Latinh,
Thổ Nhĩ Kỳ, Ai
Cập sử dụng
CRS
Nhân lực: Cần có
nhân lực lành
nghề

32 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả thi Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật kinh tế môi trường
16 Nghiền đĩa - Giảm tiêu Thiết bị: Máy I= 3.000- Giảm chất Được dùng
bột nóng thụ năng nghiền 7.000 USD thải rắn cho các loại
lượng điện Quy trình: S= khó định giấy không tẩy,
- Giảm độ Trình tự rửa lượng lớp bồi.
xuống cấp và nghiền
của giấy cần được
- Chất lượng sửa đổi điều
bột giấy tốt chỉnh
hơn
- Giảm
lượng bị
loại khi
sàng
- Nâng cao
khả năng
chảy trên
lưới
17 Nấu lại - Tiết kiệm Vận chuyển I= đa dạng Giảm chất
các đầu nguyên liệu từ sàng S= 3.000- thải rắn
mẩu dùng thô sang nồi 10.000 USD
cho SX - Tiết kiệm nấu
giấy không hóa chất
tẩy (tại các nấu
nhà máy
sử dụng
nguyên
liệu tre gỗ)
18 Biến lignin - Giảm Thiết bị: Nhà I= 1,0-1,3 Giảm lượng Đây là một giải
thành lượng ô xưởng và triệu USD COD tới 50% pháp vô cùng
lignosulph nhiễm và thiết bị SX S= 45.000- nếu không tốn kém và
onate màu của lignosulphat 60.000 USD chôn lấp dịch gần như tương
dòng thải e đen đương với việc
P=20 năm xây dựng một
- Tạo thêm Công nghệ:
sản phẩm Chưa được nhà xưởng
phụ, để chứng minh mới. Áp dụng
thay thế cho dịch đen được cho các
nhập khẩu có nguồn nhà máy giấy
gốc nông nhỏ không thu
nghiệp hồi hóa chất.
Áp dụng cho
các nhà máy
sử dụng canxi
sunphit.
19 Thu hồi - Giảm tải Thiết bị: I= 24.000- Giảm lượng Thị trường
lignin cho lượng ô - Nhà 30.000 USD COD tới 50 % chất cải tạo
ứng dụng nhiễm và xưởng và S= chưa đất và phân
cải tạo đất màu của thiết bị để được tính bón từ lignin
dòng thải thu hồi toán được do chưa phát triển
- Tạo ra lignin thị trường
thêm sản - Axit chưa phát
phẩm phụ Sulphuric triển
- Nâng cao và các hóa
sản lượng chất khác
nông Quy trình:
nghiệp Cần phải có
tách lớp tinh
vi

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 33
T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả thi Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật kinh tế môi trường
20 Hệ thống - Giảm nhu Quy trình: Chưa định Giảm tải Chỉ khuyến
rửa theo cầu sử Máy rửa và lượng được lượng chất cáo cho các
nguyên dụng nước đường ống thải hữu cơ nhà máy sử
tắc chảy - Giảm tiêu chống ăn cho trạm xử dụng nguyên
ngược thụ điện mòn. lý cuối đường liệu tre gỗ.
dùng cho ống Nước trong
công đoạn - Giảm tải công đoạn
tẩy lượng ô kiềm hoá được
nhiễm tái chế tuần
- Tẩy trắng hoàn cho công
tốt hơn đoạn kiềm hoá
trước đó.
Nước trong
công đoạn axit
hoá được tuần
hoàn công
đoạn axit hoá
trước đó.
21 Khử clo - Bột có độ Công nghệ: Chi phí cao Giảm biên tải Ứng dụng cho
liên tiếp sáng hơn Cần có cơ lượng ô các nhà máy
(thay thế - Tăng sản sở hạ tầng nhiễm hữu cơ sử dụng
clo, tại lượng bột trong nhà cho trạm xử nguyên liệu tre
bước tẩy máy để lý cuối đường gỗ.
đầu tiên - Cho phép chuẩn bị ống
bằng dioxit thực hiện dioxit clo
clo hoá ở Giảm phát
clo) thải halogen
nhiệt độ
cao hữu cơ (AOX)
- Giảm tải
lượng ô
nhiễm cho
trạm xử lý
cuối đường
ống
22 Tẩy bằng - Chất lượng Thiết bị: Bể Giải pháp này Vận chuyển Giải pháp này
NaOCI bột cao hơn chứa NaOCI không có tính và thải bỏ có thể triển
- Giảm phát khả thi về chất thải rắn khai được nếu
sinh bùn mặt kinh tế giảm. giá thị trường
cặn trong do chi phí Có khả năng của NaOCI và
quá trình cho NaOCI tạo ra CaOCI2 tương
chuẩn bị cao chloroform đương nhau.
hóa chất trong dòng
tẩy trắng thải
- Giảm yêu
cầu về
chuẩn bị
hóa chất
nhờ dung
dịch tẩy có
nồng độ clo
cao hơn

34 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả thi Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật kinh tế môi trường
23 Tẩy bằng Đạt được lợi Thiết bị: I= 15.000- Không khí tại Giải pháp này
H2O2 ích môi trường Thiết bị vận 30.000 USD xưởng vẫn chưa
rõ rệt do: chuyển và S=Chưa không còn được thử
- Không có clo đo đếm H2O2 định lượng clo nghiệm với
trong dòng Quy trình: được Không còn các nhà máy
khí của nhà Đòi hỏi phải clo trong sử dụng
máy cẩn thận và dòng thải nguyên liệu
an toàn trong thô là phế
- Không có clo Không AOX phẩm nông
trong nước khi vận
chuyển Không sinh nghiệp
thải ra bùn cặn Hóa chất tẩy
- Không tạo ra trong quá rất đắt
AOX trình chuẩn
- Không tạo ra bị dung dịch
bùn cặn trong tẩy trắng
quá trình
chuẩn bị hóa
chất tẩy trắng
- Giảm diện
tích khu vực
chuẩn bị hóa
chất
- Loại bỏ được
nguy cơ trong
khâu vận
chuyển clo
24 Tẩy có Có lợi ích lớn Thiết bị: Chưa định - Ít chlorine Biện pháp này
chất trợ về môi Thiết bị tạo lượng trong vẫn chưa
Oxy trường do: oxy không khí được trình
- Giảm nồng Quy trình: tại xưởng diễn tại các
độ clo trong Yêu cầu về và trong nhà máy sử
không khí an toàn trong chất thải dụng nguyên
trong xưởng vận chuyển hơn liệu là phế
oxy - Tạo ra ít phẩm nông
- Ít chlorine nghiệp. Rõ
trong chất AOX hơn
ràng là tính
thải hơn khả thi kinh tế
- Tạo ra ít của nó tại các
AOX hơn nhà máy này
- Không tạo ra là không có.
bùn cặn trong
quá trình
chuẩn bị hóa
chất tẩy trắng
- Giảm diện
tích khu vực
chuẩn bị hóa
chất
- Giảm nguy
cơ trong vận
chuyển clo

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 35
T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả thi Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật kinh tế môi
trường
25 Tẩy ozone Có lợi đáng Thiết bị: Chưa định - Không Đang được triển
kể đối với Xưởng tạo lượng có clo khai thương mại
môi trường: ozone Xưởng sản trong tại một số nhà
- Không có Quy trình: xuất ozone không máy đã áp dụng
clo trong Các yêu cầu có chi phí khí tại tẩy không clo. Chỉ
không khí về an toàn đầu tư rất tốn xưởng khả thi tại các nhà
tại xưởng trong khâu kém - Không máy quy mô lớn.
- Không có chuẩn bị và có clo
clo trong vận chuyển trong
dòng thải ozone dòng thải
- Không tạo Công nghệ: - Không
ra AOX Trong nước tạo ra
chưa có AOX
- Không tạo sẵn, vẫn
ra bùn cặn - Không
chưa được tạo ra
trong quá kiểm chứng
trình chuẩn bùn cặn
đối với các trong
bị hóa chất nhà máy sử
tẩy trắng quá trình
dụng chuẩn bị
- Giảm diện nguyên liệu hóa chất
tích khu là phế phẩm tẩy trắng
vực chuẩn nông
bị hóa chất nghiệp.
- Loại bỏ
những
được nguy
cơ do vận
chuyển clo
26 Tẩy sinh - Giảm Cần phải tìm Chưa rõ Không có Vẫn chưa có ứng
học lượng clo hiểu xem S= không tác động dụng thương mại
cần cho liệu trong được định trực tiếp nào của phương
công đoạn nước đã có lượng pháp tẩy sinh học
tẩy sẵn loại
- Không tạo enzymes
ra dioxin cần thiết hay
chưa.
- Được báo
cáo là có
tính kinh tế
27 Cung cấp - Giảm thời Thiết bị: I= 30.000- Không có Giải pháp này áp
nước gian nấu - Đường 150.000 USD tác động dụng được cho
nóng để 30-45 phút ống và S= 36.000- trực tiếp các thiết bị bị thất
duy trì tỉ - Giảm yêu máy bơm 175.000 USD thoát năng lượng
dung trong cầu về hơi - Bộ thu hồi có bộ thu DG và
nồi nấu, P=<1 năm được vận hành ít
từ 0,2-0,5 nhiệt thải
nhiệt thải tấn/tấn giấy nhất 40% thời
được thu Công nghệ: gian
hồi từ máy Có sẵn trong
phát điện nước
Diesel
(DG)
28 Bảo ôn Giảm yêu cầu Thiết bị: Vật I= 3.000- Không Cần phải quan
cho nồi về hơi liệu bảo ôn 15.000 USD tâm đặc biệt tới
nấu S= 6.000- lớp bảo ôn nhằm
30.000 USD tránh hiện tượng
chùn và hỏng do
P=< 1 năm bị tràn dịch đen.

36 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
3.3 Các giải pháp SXSH cho khu vực chuẩn bị phối liệu bột và
xeo
Máy xeo là thiết bị tiêu thụ nước sạch nhiều nhất (khoảng 60% tổng lượng nước
tiêu thụ của nhà máy). Một lượng lớn dòng thải có chứa xơ được thải ra từ công
đoạn này. Các cơ hội về SXSH chủ yếu là giảm thiểu lượng nước thải thải ra,
cùng với việc thu hồi và tái sử dụng xơ. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng
lượng của máy xeo thông qua bảo toàn năng lượng và giảm các vật chất bị tách
loại bằng cách áp dụng biện pháp kiểm soát quy trình tốt hơn và cải tiến công tác
bảo dưỡng cũng là những giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế. Bảng 9 trình bày
một số cơ hội SXSH có thể triển khai tại công đoạn chuẩn bị phối liệu bột và xeo.

Bảng 9. Các cơ hội SXSH cho khu vực chuẩn bị phối liệu bột và xeo

T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả thi Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật kinh tế môi trường
1 Dùng - Tăng tính Không I= Chưa định Có thể giảm Tính hiệu quả
polyalumin dẫn lưu lượng được TS của hồ được
ium - Giúp lọc tốt S= Chưa trong dòng nâng cao khi
silicate hơn định lượng thải PASS được sử
sulphate dụng với tinh bột
(Pass) làm - Cho phép cation
chất hồ sản xuất
hóa thay được loại
cho phèn giấy có định
lượng cao
2 Sử dụng - Sản xuất ra Công nghệ: I= Không Không có tác Chỉ áp dụng
chất độn cùng 1 tấn Chưa được đáng kể động trực được cho các
trung tính giấy nhưng trình diễn tại S=Cần được tiếp nhà máy sản
để tạo giấy tiêu thụ ít các nhà máy định lượng xuất giấy in và
tỷ trọng bột giấy sử dụng giấy viết
cao hơn nguyên liệu
- Chi phí sản là phế phẩm
xuất thấp nông nghiệp
hơn và lợi Quy trình:
nhuận cao Chỉ áp dụng
hơn được khi
nhiệt độ bột
trong bể trộn
thấp hơn
38oC
3 Chỉ số - Điều chỉnh Thiết bị: I= 3.000- Giảm biên Giảm phụ thuộc
nồng độ nồng độ bột Thiết bị đo 6.000 USD về tải lượng vào nhận định
bột trở nên dễ chỉ số nồng S= 4.000- TS của con người
dàng hơn độ bột 8.000 USD Các biện pháp
- Tránh được P=<1 năm này có thể áp
sự biến dụng cho các
động định nhà máy nhỏ.
lương giấy Áp dụng trên
- Giảm hiện phạm vi toàn
tượng đứt nhà máy
giấy
- Cho phép
sấy giấy
đồng đều

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 37
T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả thi Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật kinh tế môi trường
4 Thiết bị - Tụ động Thiết bị: I= 50.000- Giảm biên Phù hợp hơn
điều chỉnh điều chỉnh Thiết bị điều 90.000 USD tải lượng TS với quy trình sản
nồng độ nồng độ bột chỉnh nồng S= 6.000- xuất bột giấy
bột - Tránh được độ bột 15.000 USD liên tục. Giải
sự biến pháp này rất tốn
P=<7 năm kém và không
động định
lượng giấy có tính khả thi
kinh tế đối với
- Giảm được các thiết bị nhỏ.
hiện tượng
đứtgiấy
- Cho phép
sấy giấy
đồng đều
5 Thay thế - Giảm độc Độc tính có Vẫn chưa Ảnh hưởng Giải pháp này
các chất tính của trong các định lượng biên về độc cần có thêm
màu hiện dòng thải loại chất được vì tính của những nghiên
tại bằng - Giảm hàm màu hiện tại chưa biết dòng thải, cứu cơ bản về
các chất lượng chất và việc phát được chi phí kim loại độc tính của các
màu độctrong triển các của loại chất nặng được loại chất màu
không sản phẩm chất màu màu thay thế loại trừ. hiện tại và phát
hoặc ít độc không có triển loại chất
hại hơn - Hoạt động độc tính vẫn màu ít độc hại
thân thiện chưa được hơn.
với môi nghiên cứu
trường
6 Sử dụng - Tiết kiệm Trong nước I=không Giảm độc Giải pháp này
các hoạt chất màu có sẵn một S= chi phí tính trong có thể dễ dàng
chất cố - Giảm độc số loại hoạt cho các hoạt dòng thải áp dụng nhưng
định màu tính trong chất cố định chất cố định chỉ hấp dẫn đối
dòng thải màu; màu và các với các cơ sở
SARSOLAN khoản tiết sản xuất dùng
TAMOL kiệm tiềm nhiều chất màu.
NNOX năng vẫn
cần được
định lượng
7 Lắp đặt - Giảm thiệt Thiết bị: I= 16.000- Giảm tải Triển khai dễ
các bộ tổn thất sản - Thiêt bị 20.000 USD lượng ô dàng
kiểm soát phẩm kiểm soát S= 50.000- nhiễm biên
mức dung - Giảm chi mức dung 70.000 USD
dịch và phí tái xử lý dịch
các tường P=<0,5 năm
chắn cho - Hệ thống
các bể cảnh báo
trung gian - Các vách
chắn
- Thiết bị báo
động
8 Phòng - Giảm năng Thiết bị kiểm I= 5.000 Giảm lượng Dễ triển khai
tránh lượng điện tra: USD BOD, COD
nghiền đĩa - Nâng cao - Máy kiểm
quá mức chất lượng tra độ
- Giảm ô nghiền
nhiễm - Thiết bị gạn
(BOD/COD/ lọc phân
TSS) tích xơ

38 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
T Cơ hội Lợi ích dự kiến Yêu cầu kỹ Tính khả thi Tác động Ghi chú
T SXSH thuật kinh tế môi trường
9 Ngăn - Tăng thu hồi xơ Không I= Không Không có tác Đơn giản
ngừa tràn - Điều kiện làm S= 2.000- động lớn và dễ thực
bột giấy từ việc tốt hơn 10.000 USD hiện
thùng đầu
máy xeo P=<1 năm
bằng cách
bố trí hợp
lý bộ phận
che chắn
gần các
điểm đầu
của lưới
10 Pha loãng - Đạt được nồng Thiết bị: I=US$ 300- Không có tác Đơn giản
điều chỉnh độ bột nhất Đường ống bổ 500 động lớn và dễ thực
độ mịn ở quán của sung (đường S=US$2.000 hiện
bơm bột - Dễ dàng kính nhỏ có -3.000
chuyển đổi sản van để kiểm
soát tốt lượng P=<1 năm
xuất từ định
lượng này nước cấp để
sang định pha loãng)
lượng khác
- Giảm đứt giấy
11 Cung cấp - Giảm thất thoát Thiết bị: Bơm I=US$3.000- Có khả năng Các khoản
bơm dịch xơ ra chảy tràn nồng độ bột 5.000 giảm nhiều tiết kiệm và
có nồng ở hố dài khi cao S=US$ SS và COD tác động
độ bột cao đứt giấy 5.000 môi trường
ở hố dài - Giảm tiêu thụ phụ thuộc
P=<1 năm vào mức
nước ở hố dài
độ chảy
- Giảm tải trên tràn của
khoang dài khoang dài
- Giảm thất thoát
xơ trong phần
nước lọc Áp dụng
khoang dài được cho
các nhà
máy giấy
có thiết kế
kém
12 Kiểm soát - Tỷ lệ giấy đứt Thiết bị: I=US$ 600- Giảm SS Dễ triển
áp suất giảm - Bể nước 1000 biên khai
nước cho riêng S=US$
vòi phun 1.000-2000
cắt biên - Bơm áp suất
cao P=US$,1
năm
13 Tuần hoàn - Thu hồi xơ Thiết bị: I=US$ 1,500 Giảm tải Dễ thực
phần nước - Giảm tiêu thụ Đường ống và – 3,000 lượng TS và hiện
lọc từ nước máy bơm S=US$ COD 2-5 %
boong 3,000-5,000
trong công - Giảm tải lượng
đoạn rửa ô nhiễm P=<1 năm
bột

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 39
T Cơ hội Lợi ích dự kiến Yêu cầu Tính khả Tác động Ghi chú
T SXSH kỹ thuật thi kinh tế môi trường
14 Dùng chăn - Giảm đứt giấy Thiết bị: I=US$ Giảm ô Sẽ tăng năng
kép để - Khả năng chấp Lô chăn bổ 10.000- nhiễm suất sấy của
giảm hiện nhận bột mịn sung 12.000 kerosin trong máy xeo
tượng cao hơn S=US$ dòng thải Thích hợp cho
dính giấy 10.000- các nhà máy
do ép - Nâng cao công
suất do máy 15.000 giấy sợi ngắn
chạy tốc độ P=<1 năm
cao hơn
- Giảm tiêu thụ
kerosin
- Giảm tiêu thụ
phèn ở máy
xeo
- Giảm yêu cầu
về hơi nước
trong máy sấy
do công đoạn
tách nước cơ
học có hiệu
suất cao hơn
- Giảm VOC
trong nước thải
15 Tránh tràn - Giảm thất thoát Thiết bị: I=không Giảm tải Rất đơn giản và
hố bơm xơ - Đường đáng kể lượng TS và dễ làm
bột bằng - Giảm yêu cầu ống nhỏ S=Khó COD nhưng
cách kiểm pha loãng trong định lượng khó đính
soát mực - Dòng lượng
hố dài chảy
nước
trong hố trọng lực
bơm hoặc Quy trình:
tuần hoàn Thiết bị
nước tràn kiểm soát
từ hố dài. mực nước
cần phải
thúc đẩy
và kiểm
soát được
việc cấp
nước sạch.
Tuần hoàn - Giảm lượng Thiết bị: I-US$ Giảm thể Tránh hiện
16 nước hố nước sạch tiêu - Bộ lọc đa 15.000- tích dòng tượng các vòi
lưới trong thụ trong các lớp 22.000 thải phun bị tắc do
các vòi vòi phun S=US$ xơ, yêu cầu lọc
phun - Bơm áp trên trên thiết bị
- Giảm thể tích suất cao 3.000-
dòng thải 5.000 "save all" đa đĩa.
- Sử dụng Tất cả lượng
thu hồi P=< 4 năm
nước được đưa
nước đi tách xơ và
sau đó tuần
hoàn phần nước
lọc được trên
các vòi phun
của máy.
Xơ cũng được
tuần hoàn lại
khoang chứa
của máy xeo.

40 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
T Cơ hội Lợi ích dự kiến Yêu cầu Tính khả Tác động Ghi chú
T SXSH kỹ thuật thi kinh tế môi trường
17 Loại bỏ cát - Ngăn cát và Thiết bị: I-US$ 500- Không Tránh được việc
và chất trơ chất trơ đi vào Sàng đãi 200 phải thường
ra khỏi trạm xử lý S=không xuyên làm sạch
nước thải nước thải đường cống thải
của máy (ETP)
rửa ly tâm. - Giảm sự mòn
và thủng bơm
trong ETP từ
đó giảm bảo
dưỡng
18 Cung cấp - Giảm tiêu thụ Thiết bị: I-US$ Giảm thể Dễ thực hiện
các đầu nước - Dạng 5.000- tích dòng
phun tốt - Hiệu suất làm quạt phẳng 8.000 thải
hơn trong sạch cao hơn hoặc các S=US$
các vòi nên khả năng đầu phun 3.000-
phun làm hoạt động của phù hợp 5.000
sạch thiết bị cũng tốt khác thay P=< 2 năm
hơn cho các vòi
ống đục lỗ
thô sơ hiện
tại
- Bơm áp
lực cao
Công
nghệ:Các
đầu phụ và
máy bơm
có sẵn
trong nước
19 Điều chỉnh - Giảm tiêu hao Không I-không Không Chiều rộng của
độ rộng giấy do xén S=phụ giấy do nhu cầu
của giấy - Giảm tái xử lý thuộc vào thị trường chi
bằng vòi giấy bavia nhu cầu phối. Thường thì
phun cắt của thị việc cắt giấy sẽ
biên - Giảm tiêu thụ chủ yếu theo
hơi biên ở lô trường cho
loại giấy có kích cỡ yêu cầu.
sấy
độ rộng
khác nhau
20 Lắp đặt - Giảm yêu cầu Thiết bị: I-US$ Giảm thất Khoản tiết kiệm
thiết bị tái sử lý - Máy 20.000- thoát xơ có thể cao hơn
nghiền - Giảm tiêu thụ nghiền 50.000 khi sản xuất giấy
giấy đứt hóa chất và giấy đứt S=US$ viết do lưu lại
ngay tại chất độn 6.000- các chất độn và
máy xeo - Đường hóa chất
- Giảm yêu cầu ống vận 12.000
vận chuyển do chuyển
máy nghiền đặt bột giấy
gần điểm cắt - Bơm
giấy
Quy trình:
- Giảm tải lượng Cần có
ô nhiễm diện tích
10 m2
trong khu
vực máy
xeo

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 41
T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật thi kinh tế môi trường
21 Lắp đặt - Tăng khả Thiết bị: Bộ lô I-US$ -- Giải pháp này
thêm bộ lô năng tách ép 25.000- thường được
ép nước cơ Quy trình: Cần 40.000 áp dụng trong
học phải có không S=US$ trường hợp có
- Giảm tiêu gian giữa lô ép 15.000- đủ không gian.
thụ hơi hiện tại và bộ 20.000 Chuyển máy
nước trong phận sấy sấy là một
P=< 2 năm công việc
khâu sấy
tương đối
- Tăng tốc độ phức tạp vào
máy xeo và tốn kém.
từ đó nâng
cao công Trang bị thêm
suất bộ phận chính

22 Thay thế - Giảm đứt Thiết bị: Người I-US$ Giảm tải Giải pháp này
kịp thời lô giấy ta đã báo cáo 6.000- lượng TS và yêu cầu giám
ép phía - Giảm tiêu rằng các quả lô 10.000 yêu cầu sát chặt chẽ
trên để thụ kerosin SS và MS đã tôi S=US$ các quả lô ép
giảm hiện và các chất hoạt động hiệu 10.000- để thay thế
tượng chống dính quả hơn các 15.000 ngay khi có
dính do ép quả lô kiểu hiện tượng
- Tăng 3-4% truyền thống P=< 1 dính do ép
công suất năm, dựa tăng
- Giảm tải trên tuổi
lượng ô thọ quả lô
nhiễm bình quân
6 tháng
23 Cung cấp - Tăng năng Thiết bị: I-US$ Giảm biên ô Giải pháp này
thêm chụp suất máy - Chụp tốc độ 50.000- nhiễm không là tốn kém đối
tốc độ cao xeo cao 80.000 khí với các nhà
ở máy sấy - Cải thiện S=US$ máy nhỏ. Tuy
hơi nước - Giải pháp này nhiên thời gian
biên hiệu được khuyến 60.000-
suất sấy 80.000 hoàn vốn rất
nghị cho bước ấn tượng.
sấy cuối cùng P=< 1 năm
Cần phải dừng
Công nghệ: Có máy lâu để lắp
sẵn trong nước đặt hệ thống.
Trang bị thêm
bộ phận chính
24 Thiết bị - Tăng Công nghệ: Cho hệ Giảm 4% tải Hệ thống DAF
save all để cường thu - Có ba loại hệ thống DAF: lượng TS và sử dụng nhiều
thu hồi xơ hồi xơ thống save all. I-US$ COD hóa chất và
- Giảm tải 30.000- năng lượng
- Tuyển nổi khí hơn nhưng lại
lượng ô hoà tan 50.000
nhiễm có thể khả
(DAF), lắng, S=US$ năng thu hồi
- Giảm thể và lọc đĩa. 15.000- xơ cao hơn.
tích dòng Thiết bị: Máy 25.000 Hệ thống này
thải bơm hệ thống P=< 2 năm cũng yêu cầu
- Phần nước save all cần phải quan
lọc có thể Quy trình: tâm cẩn thận
dùng thay Cho hệ
khi vận hành.
cho nước - Tiêu thụ thêm thống lắng:
năng lượng Bộ lọc đĩa
sạch I-US$
save all là hoạt
- Tiêu thụ thêm 10.000-
động thay gặp
chất điện ly đa 15.000
hơn cả tại các
cực S=US$ nhà máy mới
Nhân lực: DAF 10.000- áp dụng cho
cần phải có 15.000 hầu hết các
nhân sự có tay P=< 1 năm loại giấy.
nghề

42 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật thi kinh tế môi trường
25 Lắp đặt - Cải tiến sản Phần cứng: Chưa định
một hệ xuất Tuyển nổi yêu lượng
thống kiểm - Sản lượng cầu cần có nhân được
soát chất cao hơn sự tay nghề cao
lượng trực Phần cứng: Yêu
tuyến - Cải thiện
chất lượng cầu cần phải
sản phẩm nghiên cứu chi
tiết hơn
- Giảm suất
tiêu hao
năng lượng
và nước
26 Thay đổi - Giảm thất Thay đổi cỡ mắt I = US $ Giảm TS
cỡ mắt thoát xơ lưới của máy 500
lưới từ 40 rửa potcher S = Không
lên 80 um có số liệu
tại thiết bị
rửa
27 Thay đổi - Giảm thất Thay đổi cỡ mắt I = US$ Giảm TS
cỡ mắt thoát xơ lưới của thiết bị 500
lưới từ 40 làm đặc S = Không
µm lên có số liệu
100 µm tại
thiết bị làm
đặc
28 Tăng nhiệt - Tăng khả không I = US$ Giảm TS Cần khám phá
độ nghiền năng thu 125 khả năng áp
đĩa bột hồi xơ S= US$ dụng tại các
nóng - Giảm phế 5.000 nhà máy sử
phẩm sàng dụng nguyên
liệu gỗ

3.4 Giải pháp SXSH cho công đoạn thu hồi hóa chất
Mục đích chính của việc thu hồi hóa chất là để lấy lại những hóa chất đã dùng
trong quá trình nấu bột. Việc thu hồi này được thực hiện bằng cách cô đặc dịch
đen và đem đốt trong nồi hơi thu hồi.

Trong các nhà máy sử dụng quy trình sản xuất bột kraft, dung dịch nóng chảy
sau khi đốt có chứa cacbonat natri, và sunphua natri. Sau đó dịch nóng chảy
được hòa tan để tạo ra dịch xanh. Dịch xanh sẽ được kiềm hóa bằng vôi tôi để
tạo ra dịch trắng sử dụng trong các nồi nấu. Bùn vôi được tạo ra bởi kiềm sôi sẽ
được rửa và thu hồi lại bằng cách nung thành vôi trong một lò quay. Một số nhà
máy sử dụng nguyên liệu thô có chứa silic thì sẽ không thu hồi bùn vôi mà thải ra
các bãi chôn lấp. Các giải pháp được trình bày trong bảng 10.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 43
Bảng 10. Các cơ hội SXSH trong thu hồi hóa chất

T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả thi Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật kinh tế môi trường
1 Tối ưu hóa - Giảm tổng Phần cứng: I=US$ Giảm thể Tái sử dụng
thu hồi lượng phát Tách hơi 3.000-4000 tích và tải phần ngưng tụ ở
nhiên liệu thải các nước (Cột S=US$ lượng ô các nhà máy
ngưng tụ hợp chất chưng cất đa 6000-8000 nhiễm hưu giấy bao bì
lưu huỳnh giai đoạn) cơ
P= 0,5 năm
- Giảm tiêu Nguồn đốt hệ
thụ nước thống tái tuần
hoàn
2 Cung cấp - Thu hồi sản Phần I=US$ 0,6 – Giảm TS từ Không khả thi ở
lò vôi để phẩm phụ cứng:Lò vôi, 1,0 triệu 10,0 đến rất nhiều nhà
nung bùn - Giảm chi bộ phận lắng S=US$ 0,3 – 15,0 kg/tấn máy sử dụng
vôi phí vận tĩnh điện lò 0,5 triệu giấy nguyên liệu là
chuyển và vôi và phần phế phẩm nông
cứng đi kèm P = 2 năm nghiệp và tre do
xử lý chất
thải tích tụ silic

3 Tránh tràn - Cải thiện Không I=US$10.000 Giảm TS từ


bùn vôi điều kiện -15.000 5,0 đến 10,0
trong rửa làm việc S= USS$ kg/tấn giấy
bùn - Giảm phát 20.000-
thải 30.000
P= 0,5 năm
4 Thay thế - Giảm lượng Phần cứng: I=US$0,5 – Không
máy hóa hơi tiêu thụ Thiết bị hóa 0,7 triệu
hơi đa tác - Giảm số lần hơi màng rơi S= USS$ 0,1
động bằng dừng sản và các phụ – 0,15 triệu
máy hóa xuất kiện
hơi màng P= năm
rơi - Ít ăn mòn

3.5 Các giải pháp SXSH cho khu vực phụ trợ
Khu vực phụ trợ thường bao gồm lò hơi (không bao gồm lò hơi thu hồi ở khu vực
thu hồi hóa chất), trạm làm mềm nước, và tua-bin cũng như máy phát điện diesel
(DG). Lò hơi là nguồn phát sinh chất thải chính dưới dạng khí, nước và rắn. Đây
thường được xem là hệ thống hỗ trợ sản xuất duy nhất và vì thế ít khi người ta
quan tâm đến tính hiệu quả của nó.

Do đó các cơ hội SXSH trong khu vực phụ trợ chủ yếu tập trung vào cải tiến hiệu
quả và các cơ hội thu hồi/tuần hoàn. Bảng 11 tóm tắt những giải pháp SXSH cho
khu vực phụ trợ.

44 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Bảng 11. Các cơ hội SXSH cho khu vực phụ trợ

T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả thi Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật kinh tế môi trường
1 Sử dụng - Giảm bám Thiết bị: I=US$ Giảm ô Chi phí bổ sung
nước cặn ống lò Trạm làm 4.000-8000 nhiễm không cho việc tái chế
mềm làm hơi và vì thế mềm nước S=US$ khí 3-5% hóa chất và yêu
nước cấp giảm tỷ lệ Công nghệ: 4.000-8.000 cầu nhân lực là
cho nồi hỏng ống Có sẵn trong rất thấp so với
hơi P=< 1 năm khoản tiết kiệm
- Tăng hiệu nước
quả và công được. Sử dụng
Nhân lực: nước mềm có
suất nồi hơi Yêu cầu tác dụng tốt với
- Giảm thất nhân sự có tuổi thọ nồi hơi.
thoát nhiệt tay nghề
qua nước xả Là giải pháp
đáy quan trọng trong
các nồi hơi áp
- Giảm chi phí suất cao.
bảo dưỡng
nồi hơi
- Giảm yêu
cầu xả đáy
2 Lắp đặt - Tăng cường Thiết bị: Vật I=US$ Giảm ô Dễ thực hiện
bể nước công suất liệu cách 1.000-2.000 nhiễm không
cấp và sinh hơi nhiệt S=US$ khí
bể thu - Giảm yêu 3.000-6.000
hồi nước cầu về nhiên
ngưng P=< 1 năm
liệu
3 Cách - Giảm áp suất Thiết bị: Vật I = US$ Giảm biên ô Dễ thực hiện
nhiệt tốt hệ thống và liệu cách 2.000- nhiễm không
cho ống hiện tượng nhiệt 10.000 khí
dẫn hơi giảm nhiệt độ S=US$
- Giảm tổn thất 1.000-
nhiệt từ ống 10.000
dẫn hơi P=< 1-2
- Nấu hiệu quả năm
hơn do áp
suất hơi cao
hơn
4 Bảo - Giảm suất Quy trình: I = US$ Giảm ô Cần phải chuẩn
dưỡng tiêu hao Bảo dưỡng 3.000-8.000 nhiễm không bị và tuân thủ kế
định kỳ nhiên liệu 5- phòng ngừa S=US$ khí từ bộ DG hoạch bảo
cho bộ 10% 6.000- dưỡng phòng
DG 10.000 ngừa
P=< 1 năm
5 Tối ưu - Giảm tiêu thụ Phần cứng: I = US$ Không có Cần phải dừng
hóa hệ nhiên liệu - Bảo tồn nồi 1.000- ảnh hưởng máy trong một
thống - Giảm tiêu thụ hơi tầng sôi 12.000 lớn khoảng thời gian
đồng hơi nước S=US$ đáng kể
phát - Tua-bin
phát điện 4.000-5.000
bằng
cách P=< 3 năm
nâng
cấp/hiện
đại hóa

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 45
T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả thi Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật kinh tế môi trường
6 Thu hồi - Giảm tiêu thụ Đường ống
nhiệt thải nhiên liệu trao đổi nhiệt
từ bộ DG
7 Lắp đặt - Có thể tránh Thiết bị: I = US$ Không có tác Giải pháp này
thiết bị việc phát do Thiết bị kiểm 5.000- động trực có thể áp dụng
kiểm soát do vượt quá soát nhu cầu 10.000 tiếp được cho các
nhu cầu nhu cầu về tối đa S= khó định thiết bị có các
tối đa điện đã cam Công nghệ: lượng giới hạn nhu cầu
kết Có sẵn trong cam kết thấp.
nước Khoản tiết kiệm
được có thể phụ
thuộc vào số lần
nhu cầu tối đa
vượt quá mức
cam kết.
8 Thiết lập - Cho phép Thiết bị: I=US$ Giảm ô Đơn giản, dễ
cơ chế các nồi hơi Thiết bị kiểm 3.000-7.000 nhiễm không thực hiện
kiểm soát hoạt động soát cấp S= khó định khí
cấp với công suất Công nghệ: lượng Giảm phát
nhiên liệu tối đa bằng Có sẵn trong sinh tro bụi
(vỏ trấu) cách đảm nước
cho nồi bảo đốt
hơi nhiên liệu
đều đặn
9 Cấp - Giảm hiện Thiết bị: US$ 200 – Ảnh hưởng Đơn giản, dễ
nước bổ tượng khóa Đường ống 300 biên thực hiện
sung cho hơi ở máy S=US$
nước bơm nước 3,300-5000
ngưng ngưng (trên cơ sở
- Giảm tiêu sẵn có)
hao hơi xì từ P=< 1 năm
bể nước
ngưng
10 Tối ưu - Giảm yêu Nhân lực: I= Không Giảm ô Giải pháp này
hóa quá cầu về nhiên Công nhân S= dựa trên nhiễm không yêu cầu phải có
trình liệu do giảm lò hơi được việc nồng độ khí cải tiến trong
cháy tổn thất nhiệt đào tạo vận 2-7% CO2 thực hành sản
trong lò qua khói lò hành nồi hơi hiên tại có xuất
hơi và than để có thể tối thể tăng lên
không cháy ưu hóa quá 10%
hết trong xỉ trình đốt
cháy
11 Đường - Giảm tổn thất Thiết bị: Vật I=US$ 700 – Không có Đơn giản và dễ
thu hồi nhiệt liệu cách 1.000 ảnh hưởng thực hiện
nước - Nhiệt độ nhiệt S=US$ 700 lớn
ngưng nước cấp – 1 .000
cao hơn và vì P= 1 năm
thế sinh hơi
nhanh hơn
12 Tránh rò - Giảm tổn thất Không I= không Không có tác Giải pháp này
rỉ nước nhiệt đáng kể động gì lớn yêu cầu công
ngưng và - Giảm yêu S= khó định tác bảo dưỡng
hơi nước cầu về bù lượng sửa chữa phải
nước diễn ra kịp thời

46 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
T Cơ hội Lợi ích dự Yêu cầu kỹ Tính khả thi Tác động Ghi chú
T SXSH kiến thuật kinh tế môi trường
13 Hợp lý - Giảm nhiệt Thiết bị: Khó định Không có tác Cần phải đặc
hóa độ và hiện Đường ống lượng; có động lớn biệt chú ý tránh
đường tượng rớt áp thể khác các đoạn cong
hơi và nhau tùy và các đoạn nối
đường trường hợp phụ không cần
nước thiết trên đường
ngưng ống nước
ngưng.
14 Bộ kiểm - Giảm tiêu thụ Phần cứng: Không được Không có --
soát vi nhiên liệu - Thiết bị định lượng ảnh hưởng
xử lý đối - Giảm tiêu thụ cảm ứng lớn
với điện ôxi
không
khí dư tại - Công cụ
nồi hơi kiểm soát
- Cần có
VSD cho
các quạt và
loại này có
sẵn trong
nước
15 Sử dụng - Phát điện Thiết bị: I = không Không có tác Cần phải kiểm
tua-bin Tua-bin nhỏ được định động tra xem trong
nhỏ dùng cho hơi lượng nước có sẵn
áp suất nước bão S= không tua-bin loại nhỏ
ngược hòa được định không, tuy nhiên
trong các lượng ta có thể nhập
van hạ khẩu loại thiết bị
áp để này
giảm từ
10kg/cm
2 xuống
3 kg/cm2
15 Bít kínn - Giảm tiêu thụ Không I = Không Không có tác
các chỗ điện S= không động
rò trong được định
đường lượng
ống dẫn
khí nén
16 Tạo ra - Giảm tiêu thụ Không I = Không Không có tác
khí nén ở điện S= không động
áp suất được định
thấp lượng
17 Định kỳ - Giảm tiêu thụ Không I = Không Không có tác
làm sạch điện S= không động
bộ phận được định
lọc khí lượng
vào trong
máy nén

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 47
4 Phương pháp luận 6 bước đánh giá SXSH

Chương này giới thiệu chi tiết cách thức tiếp cận từng bước để tiến hành đánh giá sản xuất sạch
hơn tại một nhà máy giấy và bột giấy. Các phiếu công tác sẽ được cung cấp tại cuối mỗi nhiệm vụ
nhằm hỗ trợ cho việc thu thập, phân tích và biên soạn dữ liệu. Mặc dù các phiếu công tác này được
thiết kế riêng cho các nhà máy giấy và bột giấy, nhưng vẫn chưa thực sự sát với từng điều kiện của
mỗi doanh nghiệp, và vì thế tuỳ thuộc vào quy trình và sản phẩm khác nhau cần điều chỉnh cho
phù hợp.
Bên cạnh các phiếu công tác, chương này còn cung cấp ví dụ cụ thể về một nhà máy giấy và bột
giây. Ví dụ này được xây dựng dựa trên nghiên cứu đánh giá SXSH đã được thực hiện tại các nhà
máy khác nhau ở Việt Nam. Kèm theo những ví dụ, chương này cũng đưa ra những nhận xét về sự
thoả đáng của các dữ liệu và phân tích đã tiến hành. Các nhận xét này sẽ giúp ích cho độc giả khi
thu thập và phân tích dữ liệu cho các đánh giá SXSH tương lai.

Lý thuyết cơ bản sau mỗi đánh giá SXSH (CPA) là bất kỳ vật chất nào đi vào một
nhà máy thì sẽ đi ra dưới dạng này hoặc dạng khác; Tuy nhiên, giả định căn bản
được đưa ra là nguyên liệu được dự trữ sẽ không trải qua bất cứ sự thay đổi nào
về dạng và về chất. Thực hiện CPA giúp phát hiện ra nguồn phát thải trong quy
trình để từ đó có thể hạn chế các nguyên nhân và đồng thời chất lượng sản
phẩm có thể cũng được nâng cao.

SXSH tại một nhà máy giấy và bột giấy cần có sự tham gia của tất cả các khu
vực sản xuất như đã liệt kê ở Chương 1, vì ở bất kỳ khu vực nào cũng có tiềm
năng giảm thiểu phát thải. Ngoài ra, các giải pháp SXSH của mỗi khu vực sẽ có
hiệu ứng liên đới và tương hỗ với các bộ phận khác. Ví dụ, nếu thực hiện tốt
khâu làm sạch nguyên liệu thô (cắt nhỏ tre trước khi đem nấu, hoặc phân loại
giấy phế liệu kỹ hơn trước khi nghiền thuỷ lực) thì sẽ làm giảm lượng hóa chất,
hơi nước trong quá trình sản xuất bột và cũng sẽ có tác động đến tổng lượng
nước tiêu thụ và chất lượng bột giấy tốt hơn, v.v… Vì thế, điều quan trọng là phải
áp dụng phương pháp tiếp cận từng bước để phối hợp tất cả các bộ phận với
nhau và đảm bảo thực hiện SXSH. Phương pháp tiếp cận cần phải có sự linh
hoạt cần thiết để thích ứng với những tình huống bất ngờ. Phương pháp tiếp cận
này cũng đảm bảo việc khai thác tối đa những cơ hội SXSH. Chương này sẽ
luận bàn về một tiếp cận đặc trưng đã được thử nghiệm và kiểm chứng ở nhiều
ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Công ty Giấy Việt Trì đã thực hiện các nghiên cứu SXSH năm 1999. Công ty Giấy Việt Trì là một
doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp. Nhà máy của công ty giấy Việt Trì được xây
dựng năm 1958 và đi vào hoạt động năm 1961. Mặt bằng có diện tích 150.000m2. Công ty có tổng
số 680 công nhân. Nhà máy sử dụng nguyên liệu là tre và không có trạm thu hồi hóa chất. Công ty
đã có kế hoạch mở rộng sản xuất lên công suất 25.000 tấn/năm. Kế hoạch sản xuất năm 2010 đạt
50.000 tấn/năm.

48 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
4.1 Bước 1: Khởi động
4.1.1 Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm

CPA sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi được thực hiện theo nhóm. Vì thế việc
thành lập nhóm là một phần quan trọng khi lên kế hoạch triển khai CPA. Nhóm
sẽ gồm các thành viên là nhân viên của doanh nghiệp, và được sự hỗ trợ thêm
từ trung tâm sản xuất sạch hoặc chuyên gia tư vấn trong nước khi cần. Cần phải
chú ý tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên thông qua các cuộc họp định
kỳ. Chọn lựa thành phần của nhóm là một công việc hết sức quan trọng vì nếu
làm không tốt thì nhóm có thể gặp phải những trở ngại từ nội bộ và cả từ bên
ngoài (ví dụ từ phía các nhân viên và công nhân của doanh nghiệp).

Với các doanh nghiệp lớn, một nhóm có thể bao gồm trong đó một đội nòng cốt (gồm đại diện của
các phòng ban khác nhau) và một số thành phần cho từng nhiệm vụ cụ thể. Với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, nhóm có thể chỉ gồm chủ doanh nghiệp và một quản đốc - người giám sát các hoạt
động hàng ngày. Nhóm này nên khởi xướng, điều phối và giám sát các hoạt động CPA.
Ở các nhà máy giấy và bột giấy quy mô lớn, một nhóm có thể gồm 8-10 thành viên, còn với các
nhà máy nhỏ thì nhóm có thể chỉ cần từ 4-6 thành viên.

Để thực hiện có hiệu quả, về cơ bản, nhóm phải có đủ kiến thức để phân tích và
rà soát thực hành sản xuất hiện tại của doanh nghiệp. Họ cần phải có óc sáng
tạo để phát hiện, xây dựng và đánh giá những cải tiến trong thực hành sản xuất.
Cuối cùng, họ phải có đủ năng lực triển khai những can thiệp khả thi về kinh tế.

Ở một nhà máy giấy và bột giấy, nhóm này cần phải gồm nhân sự của các bộ
phận chuẩn bị nguyên liệu thô, sản xuất bột giấy, chuẩn bị phối liệu bột, máy
xeo, (bộ phận thu hồi hóa chất, bộ phận tẩy trắng ở các nhà máy có sản xuất tích
hợp), các trang thiết bị phụ trợ, và bảo dưỡng. Tùy vào nhu cầu cụ thể, nhà máy
có thể mời các chuyên gia bên ngoài tham gia vào thành phần của nhóm.

Nhóm SXSH trước hết cần phải lên kế hoạch công việc và các vấn đề về tổ chức
cần thiết để đảm bảo sẽ có các dữ liệu hoặc các thông tin cần thiết trong nhiều
giai đoạn đánh giá. Đến cuối quá trình đánh giá, nhóm cần phải thu thập được
các thông tin chung về nhà máy. Phiếu công tác 1 sẽ hỗ trợ việc thu thập và tổng
hợp thông tin.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 49
PHIẾU CÔNG TÁC 1: Thông tin chung

PHIẾU CÔNG TÁC 1

Tên và địa chỉ công ty

NHÓM SXSH Tên Chức vụ Bộ phận


1
2
3
4
5
6
7
8
Thông tin cơ bản về công ty và chi tiết sản phẩm
Công suất lắp đặt, tấn khô gió
Các sản phẩm chính (ADT)/ năm Vận hành thực tế, ADT/ năm
Giấy viết
Giấy bao gói
Giấy tissue
Giấy đặc biệt
Khác
Khu vực bột giấy
Tẩy trắng
Không tẩy trắng
Khu vực xeo
Tẩy trắng
Không tẩy trắng
Các đầu vào sử dụng
tấn/năm tấn/năm
Tre Kiềm
NG UYÊN LIỆU

Neozapha Clo
HÓ A CHẤT

Eucylyptus Peoxit hidro


Bột giấy nhập Hypo
Giấy phế liệu Vôi
Giấy báo Nhựa
Khác Phèn
Các chất độn
Khác
Lượng
CÁC TÀI NGUYÊN NƯỚ C VÀ

3
Nước mua m /năm Công suất
CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

3
Nước giếng khoan m /năm Nồi hơi 1 t/giờ
Nồi hơi 2 t/giờ
NĂNG LƯỢ NG

Điện mua kwh/năm Máy nén 1 cfm


Điện phát kwh/năm Máy nén 2 cfm
Máy phát
Than đá t/năm điện 1 KVA
Dầu đốt cho lò hơi t/năm Thu hồi hóa
Dầu đốt để phát điện t/năm chất t/giờ
Máy phát
điện 2 KVA

50 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
PHIẾU CÔNG TÁC 1 (Ví dụ)

Tên và địa chỉ công ty Công ty giấy Việt Trì, Huyện Thanh Miếu, Tp Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ
ĐT - 210 846 702
NHÓM SXSH Tên Chức vụ Vai trò
1 Nguyễn Văn Hiển Phó tổng giám đốc Thành viên
2 Dương Văn Chiến Kỹ thuật viên môi trường Thành viên
3 Đinh Văn Ngại Trưởng phòng kỹ thuật Thành viên
4 Vũ Ngọc Thức Phó phòng kỹ thuật Thành viên
5 Nguyễn Ngọc Châu Công nhân Thành viên
6 Nguyễn Trọng Quý Kế toán Thành viên
7 Nguyễn Công Thành Phó giám đốc nhà máy bột giấy Thành viên
8 Nguyễn Thành Chung Phó giám đốc nhà máy giấy Thành viên
9 Lưu Đinh Toàn Phó giám đốc phân xưởng nồi hơi Thành viên
10 Bùi Thị Hoa Công nhân Thành viên
11 Nguyễn Thị Băng Công nhân Thành viên
12 Lê Thị Hiền Công ty giấy Bãi Bằng Thành viên
13 Nguyễn Thị Quỳnh Hương Đại Học Xây Dựng Hà Nội Thành viên
14 Nguyễn Xuân Sinh Công ty thiết kế hóa chất công nghiệp Thành viên
15 Ngô Đinh Bính Tập đoàn hóa chất Việt Nam Thành viên
Thông tin cơ bản về công ty và sản xuất (1999)
Sản phẩm chính Công suất lắp đặt ADT/ măm năm
Giấy viết 9000 7439
Giấy bao bì 3000 654
Giấy Tissu 500 333
Giấy đặc biệt không
Khác không
Nhà máy bột giấy
Tẩy 10000 4727
Không tẩy
Nhà máy giấy
Tẩy
Tổng 12500 Tổng 9072
Không tẩy
Các đầu vào sử dụng
tấn/năm Tấn/năm
Tre 27927 Kiềm 2512
NGUYÊN LIỆU

Neozapha Clo 740


HÓA CHẤT

Eucylyptus Peroxit hidro không


Bột giấy nhập 2801 Hypo không
Giấy phế liệu 1272 Vôi 625
Giấy báo Nhựa 67
Khác Phèn 336
Đất sét 622
Khác
Số lượng
NƯỚC VÀ NĂNG LƯỢNG

Nước mua m3/năm 2385000 Công suất


CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

Nước giếngkhoan m3/năm không áp dụng Nồi hơi

Điện mua kwh/năm 8735500 Trạm thu hồi HC không áp dụng

Điện phát kwh/năm không áp dụng Máy nén


Than đá t/năm 8211 Máy phát diesel
Dầu đốt lò hơi t/năm 1065
Dầu phát điện t/năm không áp dụng

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 51
NHẬN XÉT: Nhóm được thành lập càng lớn thì việc tổng hợp số liệu và sự phối hợp giữa các thành
viên trong nhóm ở những giai đoạn tiếp theo sẽ ngày càng khó khăn. Hơn thế nữa việc tập hợp đầy
đủ các thành viên trong các cuộc họp cũng gặp những khó khăn nhất định.

Một số dữ liệu của nhà máy không sẵn có, vì thế các thành viên của nhóm cần
thu thập và điền vào các thông tin còn thiếu.

Một đánh giá SXSH sẽ yêu cầu phải có một lượng tài liệu và thông tin nhất định.
Nếu chưa có những yếu tố này thì sẽ phải xây dựng và cập nhật. Phiếu công tác
2 sẽ giúp đánh giá mức độ sẵn có của thông tin.

PHIẾU CÔNG TÁC 2: Tính sẵn có của thông tin

TÍNH SẴN NGUỒN VÀ CÁCH


THÔNG TIN GHI CHÚ
CÓ TIẾP CẬN
Sơ đồ nhà máy
Phiếu theo dõi sản xuất
Phiếu theo dõi sử dụng nguyên liệu
Phiếu theo dõi sử dụng tài nguyên
Sơ đồ mô tả quy trình
Cân bằng vật liệu
Cân bằng năng lượng
Cân bằng nước
Hồ sơ phế phẩm và chất lượng
Phiếu theo dõi bảo dưỡng
Phân tích chất thải
Các thông tin khác
Sản lượng
Chỉ số Kappa của bột đã nấu
Thời gian chu kỳ nấu
Các bước và thời gian tẩy
Các kết quả kiểm tra hiệu suất nồi hơi
Kiểm tra rò rỉ khí nén
Khảo sát cách nhiệt đường ống hơi
nước
Hiệu suất trạm xử lý dòng thải

Ví dụ sau đây về nhà máy giấy Việt Trì

52 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Phiếu công tác 2 : Tính sẵn có của thông tin (Ví dụ)

NGUỒN VÀ TIẾP
THÔNG TIN TÍNH SẴN CÓ GHI CHÚ
CẬN
Sơ đồ nhà máy Không có Cần phải vẽ
Phiếu theo dõi sản xuất Có
Phiếu theo dõi sử dụng Sẽ thu thập từ
Có nhiều bộ phận Khó tổng hợp
nguyên liệu
khác nhau
Phiếu theo dõi sử dụng tài Sẽ thu thập từ
Có nhiều bộ phận Khó tổng hợp
nguyên
khác nhau
Sơ đồ mô tả quy trình Có
Cân bằng vật liệu Không có
Cân bằng năng lượng Không có
Cân bằng nước Không có
Hồ sơ phế phẩm và chất
Không có
lượng
Phiếu theo dõi bảo dưỡng Có
Phân tích chất thải Không có

Nhận xét: Dữ liệu sẵn có rất không khớp nhau và vì thế hầu hết dữ liệu cần phải được thu thập.
Dữ liệu chưa có cần phải được các thành viên của nhóm tổng hợp.

4.1.2 Nhiệm vụ 2: Các bước quy trình & nhận diện các dòng thải

Khi đã có thông tin chung về nhà máy, nhóm SXSH phải liệt kê tất cả các bước
chính trong quy trình, cụ thể là chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất bột giấy, chuẩn bị
phối liệu bột, xeo, và các khu vực phụ trợ bao gồm cả hệ thống thu hồi hóa chất.
Nhóm SXSH cần phải tiến hành một cuộc khảo sát thực địa.

Khảo sát thực địa là một kỹ thuật đơn lẻ hiệu quả nhất để có được thông tin ban
đầu về hoạt động sản xuất trong một thời gian ngắn. Nhóm SXSH không nên tiến
hành khảo sát thực địa khi đang dừng sản xuất (như vào cuối tuần hay trong chu
kỳ sản xuất ít, hoặc trong các ca đêm). Nhóm nên bắt đầu khảo sát từ khu vực
tiếp nhận nguyên liệu và kết thúc ở bộ phận có liên quan đến thành phẩm. Khảo
sát thực địa cũng cần phải tiến hành ở cả các khu vực phụ trợ như nồi hơi, máy
phát điện, bể chứa nhiên liệu, trạm bơm, các trạm làm lạnh, trạm xử lý nước thô,
trạm xử lý nước thải, v.v… Khảo sát thực địa không phải nhằm mục đích tìm ra
lỗi mà là để hiểu thấu đáo các dòng nguyên liệu và năng lượng, và để phát kiến
các ý tưởng nâng cao hiệu quả, tăng lợi nhuận và cải tiến môi trường tổng thể.
Tiến hành khảo sát thực địa cũng là một cơ hội để “kết bạn” nhằm có thêm các
mối liên hệ và xây dựng quan hệ hợp tác tiềm năng trong tương lai. Vì vậy,
người thực hiện không được phê phán mà phải tỏ thái độ xây dựng và đưa ra
các gợi ý cải tiến.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 53
Nhóm SXSH khi nghiên cứu lần đầu tiên tại khu vực sản xuất cần phải xác định
được đầu vào và đầu ra của các dòng thải. Các khu vực phát thải chủ yếu và rõ
ràng cần phải được ghi chép lại như gợi ý trong phiếu công tác 3. Việc ghi chú
các dòng thải theo trạng thái vật lý của chúng (rắn, lỏng, khí) sẽ giúp ích trong
bước định lượng phát thải tiếp sau. Nếu có thể thì nhóm nên xác định và ghi
chép lại những nguyên nhân phát sinh chất thải.

Trong một nhà máy giấy và bột giấy, việc quản lý nội vi kém là một trong những
yếu tố chính dẫn đến phát thải ở mức cao. Tuy nhiên, ở rất nhiều nhà máy, vấn
đề này hầu như bị lãng quên. Ngoài ra, đây cũng chính là bước khởi đầu đơn
giản và hấp dẫn nhất đối với SXSH. Trong khi tiến hành nghiên cứu lần đầu tiên
tại khu vực sản xuất, nhóm SXSH nên hết sức chú ý các khu vực thực hiện
không hữu hiệu công tác quản lý nội vi.

Phiếu công tác 4 có thể dùng để ghi chép lại tình trạng quản lý nội vi của từng bộ
phận. Một số vấn đề thường gặp trong vấn đề quản lý nội vi ở các nhà máy giấy
và bột giấy được thể hiện trong phiếu công tác này. Tuy nhiên nội dung của
phiếu vẫn chưa thể coi là toàn diện và nhóm SXSH cần phải dựa vào đó mà xây
dựng thêm để đảm bảo yêu cầu công việc.

Sau khi đã ghi chép lại thực trạng quản lý nội vi, các số liệu về chi phí cơ bản
cần phải được ghi chép lại vào phiếu công tác 5. Ở bước này, chỉ cần thu thập
thông tin về chi phí nguyên liệu đầu vào là đủ. Đây là những thông tin này có thể
dễ dàng thu được từ các kho hoặc phòng mua vật tư.

54 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
PHIẾU CÔNG TÁC 3: Các bước quy trình kèm theo dòng thải

Tre
B am boo
W as te paper Giấy loại
A gro
Phế res
thải idue
nông nghiệp
O thers Loại khác Bụi t(R)
Dus (s )
CHUẨN
RA W M A TEBỊ
RIA L
E lec tric ity STạp
c reeening Rejec
loại từ sàng (R) ts (s )
Điện PNGUYÊN
RE P A RALIỆU
TIO N

W ater Nước
Caus tic (NaO H)
Xút (NaOH) Rò rỉ,ages
Leak rơi vãi,, srửa sàn
pills (L) was h (
, floor
S team Dịch đen (L)
blac k liquor (l)
E lec tric ity Hơi/Điện Rửa was
pulp bột (L)h (l)
Chlorine Clo BChảy
W T tràn
overflow (l) lọc (L)
ở bể nước
SẢN XUẤT BỘT
Hy po Hypo P ULP ING S E CTIO N BRửa
leactẩy
h was
(L) h (l)
Hy drogen perox ide
Peroxide STạp
c reening
loại từ sàngRejec(R)ts (s )
Centric
Tạp loạileaner
từ rửa lyrejec
tâm (R)ts (l)
Thic
Nước k ner
trắng filtarte
sau làm(l)đặc (L)
Dec
Nướck er filterate
trắng sau tách(l) nước (L)
Flas h s team
Hơi nước xì (K)
(g)
V ented air (g)
Khí xả (K)

Phụ gia
A dditives OChất
thersthải khác
Mầu/chất CHUẨN
S TO CKBỊ
Dy es and Fillersđộn SRơi
pillsvãi (R)
Điện
BỘT
P RE XEO
P A RA TIO N
E lec tric ity Floor was h
Rửa sàn (L)

Chất
P oly elec điệntephân
troly
Phèn Nước dư trong hố lưới (L)
A lum E x c es s wire pit water (l)
E lec tric ity Điện Tạp loạileaner
Centric từ rửa lyrejec
tâm (L)
t (l)
XEO
S team Hơi P A P E R M A K ING SNước dư ex
ave all tuần hoàn
c es save all(l)
s water (L)
W ater Couc
Nướchtừdec k er(L)
hồ dài filterate(l)
Nước
B io A ids OLoại
thers was te
khác
Chất trợ sinh học

Flas
Hơi h s team
nước (K) (g)
Fuel O il Dầu DG s et ex haus
PHỤ TRỢ Thải máy phát DGt (K)
(g)
Coal Than UTILITIE S BThải
oilernồiFlue gas (g)
hơi (K)
E lec tric ity Điện BTro
oiler
nồiashơih (R)
(s )
BBùn
leactẩy
hing
(R) s ludge (s )
OKhác
ther was te
Nước ngưng
Condens ate(l)(L)
Khí nén
Leak ingròc om
rỉ (K)pres s ed air (g)

Lim e Vôi Foul c ondens ate (L)


(l)
Hơi ngưng ô nhiễm
B lac k liquorDịch đen ATro
s h (R)
(s )
THU
CHE HỒI HÓA
M ICA L
W ater Nước Lim
Bùnevôi m ud(R) (s )
CHẤT
RE CO V E RY
S team Hơi SRơi
pillsvãi(s(R)
)
E lec tric ity OChất
therthảiwas khác
te
ĐIện

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 55
Phiếu công tác 3: Các bước quy trình với dòng thải (ví dụ)
Ví dụ từ nhà máy giấy Việt Trì

TRE
T

Khu chặt mảnh:


Bụi, cát
Kho chứa và chặt mảnh

Nước
NaOH
Cl2, CaO Dịch đen
Nhà máy bột giấy: Bụi
Nấu, rửa, sàng và tẩy trắng
P Khí thải
h
Nước
Than ụ
Dầu
t Nước thải
Hơi nước Nhà máy xeo: Nước ngưng
r Nước Rửa, làm sạch, định hình, sây, Khí thải
ợ Chất phụ gia đóng gói

Sản phẩm: giấy in, giấy bao bì, giấy tissue...

Nhận xét: Các bước quy trình chính được liệt kê rất rộng và tổng quan. Do đó sơ đồ trên không
cung cấp được một bức tranh chi tiết của các dòng thải chính phát sinh từ từng bộ phận để từ đó
lựa chọn ra các khu vực trọng điểm để lựa chọn và phân tích chi tiết.

Trong thực tế, tại giai đoạn này, nhóm SXSH đã nhận ra rằng bộ phận xeo, đặc biệt là máy xeo số
2 (PM2) có tiềm năng SXSH lớn nhất vì đây là dây chuyền có công suất sản xuất tối đa. Theo
nhóm SXSH cho biết “Sau khi xem xét thiết bị và công nghệ, nhóm SXSH đã quyết định lựa chọn
một số mục tiêu cho giai đoạn đầu bao gồm:
- Giảm lượng nước tiêu thụ
- Giảm tiêu thụ bột tại nhà máy giấy
- Giảm lượng thải
Căn cứ vào hiện trạng sản xuất tại Công ty và các khía cạnh công nghệ - kinh tế - môi trường,
nhóm SXSH đã quyết định lựa chọn nhà máy giấy làm khu vực trọng tâm để bắt đầu chương trình
SXSH do đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất và là khu vực đánh giá cũng như
hoàn thiện cân bằng theo SXSH dễ dàng nhất. hà máy xeo có ba dây chuyền sản xuất giấy: PM1,
PM2 và máy xeo giấy tissue. PM2 sản xuất nhiều sản phẩm nhất và có tiềm năng SXSH cao hơn”.

Vì thế, từ bước này trở đi, nhóm SXSH chỉ tiến hành các đánh giá SXSH đối với máy xeo số 2. Tuy
nhiên, vấn đề quản lý nội vi đã được xác định cho toàn nhà máy.

56 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
PHIẾU CÔNG TÁC 4: Hiện trạng quản lý nội vi

Khu vực Các quan sát liên quan đến quản lý nội vi
Chuẩn bị nguyên liệu • Nguyên liệu bị tràn ra khỏi băng chuyền
• Nguyên liệu chặt mảnh bị tràn khỏi máy chặt
• Mất diện tích chứa giấy phế liệu
• Các vấn đề khác
Sản xuất bột • Tràn nguyên liệu trong khi nạp và dỡ nồi nấu.
• Rò rỉ/tràn kiềm, hypo v.v…
• Tổn thất xơ do lỗi mắt lưới của trống rửar/ trống tẩy, khoang
bột, v.v…
• Rò rỉ dịch đen từ nắp đệm của bơm
• Các đường ống hơi nước không được bảo ôn
• Các bẫy hơi bị rò rỉ hoặc không hoạt động
• Các vấn đề khác
Chuẩn bị phối liệu bột xeo • Tràn các chất phụ gia như gôm, chất màu do vận chuyển
không phù hợp
• Chảy tràn bột ra khỏi khoang chứa do bột ở mức cao
• Bắn bột ra khỏi khoang chứa
• Bố trí mặt bằng sản xuất kém
• Tràn nước trắng
Xeo • Các vòi nước để mở
• Chảy tràn từ hố bơm/ hố lưới
• Chảy tràn từ khay nước
• Tràn nước làm kín bơm chân không
• Khác
Các thiết bị phụ trợ • Rò rỉ khí nén từ bình chứa khí trong xưởng máy nén
• Đặt mắt gió trong ống khí lò hơi không thích hợp
• Khác

Có rất nhiều giải pháp không cần phải trải qua phân tích kỹ lưỡng để có thể nhận
diện được. Thường việc duy nhất cần làm là khảo sát toàn nhà máy, để ý và
chuẩn bị sẵn các câu hỏi tại sao trước một số thực hành sản xuất nào đó hoặc
tại sao một số tình trạng nào đó lại tồn tại. Việc mời một chuyên gia bên ngoài tới
khảo sát luôn có một ý nghĩa tích cực vì người này có thể đưa ra được một cách
nhìn mới về hoạt động hiện tại của nhà máy.

Đánh giá SXSH ở nhà máy Hoàng Văn Thụ đã được khởi động bằng việc các thành viên của nhóm
SXSH tiến hành khảo sát thực địa với sự hỗ trợ của cán bộ Trung tâm khoa học và công nghệ môi
trường và đại diện của UNEP. Ngay trong khi tiến hành khảo sát này, nhóm đã nhận diện 23 giải
pháp SXSH hiển nhiên, trong số đó có 19 giải pháp có thể áp dụng trong thời gian ngắn. Hơn thế
nữa, rất nhiều trong số các giải pháp này là những giải pháp chi phí thấp hoặc không chi phí, chỉ
cần cải tiến cải tiến nhỏ đối với thiết bị hoặc điều chỉnh công tác bảo dưỡng. Việc ứng dụng các giải
pháp này chính là một sự khởi đầu tốt đẹp cho những nỗ lực SXSH tại nhà máy, điều này đã khích
lệ ban lãnh đạo cũng như công nhân viên tiếp tục nỗ lực hơn trong toàn bộ quá trình đánh giá
SXSH.

Một trong những bài học kinh nghiệm từ trường hợp này là “Đừng bỏ qua những
sự việc tưởng như hiển nhiên”. Rất nhiều các giải pháp SXSH đã được tìm ra
một cách dễ dàng, và việc triển khai các giải pháp này ở ngay giai đoạn đầu tạo
động lực mạnh mẽ cho đánh giá sau này.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 57
Công ty giấy Việt Trì đã thực hiện công tác quản lý nội vi, tuy nhiên vẫn còn có
một số điểm cần cải thiện. Tại nhà máy còn quan sát được một số cơ hội quản lý
nội vi nổi bật sau đây:

Phiếu công tác 4: Hiện trạng quản lý nội vi (ví dụ)

Khu vực Các quan sát liên quan đến quản lý nội vi
Chuẩn bị nguyên liệu • Mảnh nguyên liệu vung vãi khắp nơi do công đoạn cắt mảnh
thực hiện trong không gian mở
Sản xuất bột • Mảnh rơi vãi khi nạp vào nồi nấu
• Rò rỉ, rơi vãi hóa chất
• Rò rỉ dịch đen từ nắp đệm máy bơm
• Các đường ống hơi và vỏ nồi nấu không được cách nhiệt
• Các bẫy hơi rò rỉ và không hoạt động
Chuẩn bị phối liệu bột • Tràn chất phụ gia như gôm, chất màu, do vận chuyển không
đúng cách
• Chảy tràn bột từ bể chứa do đầy quá
• Chảy tràn nước trắng
Xeo • Vòi nước để mở
• Chảy tràn từ hố bơm/hố lưới
• Chảy tràn nước khay
• Chảy tràn nước làm kín bơm chân không
Các thiết bị phụ trợ • Rò rỉ khí nén từ bình chứa ở xưởng máy nén
• Đặt mắt gió trong đường ống dẫn khí của nồi hơi không đúng
quy cách
• Tổn thất than do bụi than

58 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
PHIẾU CÔNG TÁC 5: Chi phí nguyên liệu đầu vào

Bộ phận/ hóa chất đầu vào Chi phí/ Tiêu thụ Tiêu thụ/tấn Chi phí/ tấn giấy
Tấn hàng năm giấy
Chuẩn bị nguyên liệu thô
Tre nứa
Giấy phế liệu
Bột giấy nhập
Khác
Sản xuất bột giấy
Kiềm
Đá vôi
Hypo
Clo
Peoxit hidro
Axít
Khác
Chuẩn bị phối liệu bột
Phèn
Nhựa
Đá tan
Gôm
Chất màu
Các phụ gia khác
Xeo
Polyelectrolyte
Tinh bột
Các hóa chất khác
Khu vực phụ trợ
Nước mua
Nước giếng
Than đá
Dầu nhiên liệu cho lò hơi
Dầu chạy máy phát diesel
Hơi nước tạo ra
Điện mua
Điện phát
Hóa chất làm mềm nước
Khác

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 59
Chi phí nguyên liệu đầu vào của nhà máy giấy Việt Trì cho máy xeo số 2 được
thể hiện trong bảng sau:

Phiếu công tác 5: Chi phí nguyên liệu đầu vào (ví dụ)

Mục Giá Tiêu thụ/tấn giấy Chi phí/tấn giấy


VND/đơn vị (VND)
Giấy in và giấy viết (tấn) 6.428.580 7439 (sản phẩm)
Bột đã tẩy (90%), kg 4.704 590 2775.36
Bột nhập (88%), kg 6.842 346 2367.332
Giấy phế liệu (88%), kg 2.576 59 151.984
Phèn, kg 1.762 39 68.718
Nhựa, kg 7.653 8 61.224
Đất sét, kg 740 85 62900
CaCO3, kg 1.238 -
AKD, kg 18.290 -
Tinh bột cation, kg 11.101 -
Chất trợ lưu, kg 70.237 -
Than, kg 348 445 154860
Dầu nhiên liệu (FO), kg 1.636 117 191.412
Điện, KWh 720 773 556560
Nước, m3 500 154 77000

4.2 Bước 2: Phân tích các công đoạn


4.2.1 Nhiệm vụ 3: Chuẩn bị sơ đồ quy trình

Việc chuẩn bị sơ đồ quy trình là bước quan trọng trong đánh giá SXSH. Để xây
dựng được một sơ đồ quy trình có hiệu quả nhất, nhóm SXSH nên bắt đầu từ
việc lên danh sách các công đoạn vận hành quan trọng, từ khâu tiếp nhận
nguyên liệu thô tới công đoạn lưu kho/ bàn giao thành phẩm. Tiếp theo, mỗi công
đoạn này có thể biểu diễn bằng một sơ đồ khối cho biết các bước chi tiết với
những đầu vào và đầu ra tương ứng. Bằng việc kết nối các biểu đồ khối của các
công đoạn vận hành đơn lẻ này thì sẽ xây dựng được một lưu đồ mô tả quy trình
sản xuất. Đôi khi, cách tốt nhất để xây dựng và củng cố một lưu đồ quy trình là
thực hiện một số các cuộc khảo sát thực địa. Khi chuẩn bị lưu đồ quy trình thì
nhóm SXSH cần chú ý một số điểm sau:

- Sử dụng các hình hộp để thể hiện công đoạn vận hành. Với mỗi khối, viết
tên của công đoạn và tất cả các điều kiện vận hành đặc biệt cần phải chú ý;
v.d: với công đoạn nấu, có thể cần ghi rõ nhiệt độ 180° C và áp suất 1,2 at.

- Thể hiện tất cả các đầu vào và đầu ra ở từng khối, chỉ rõ các nguyên liệu thô
chính, sản phẩm trung gian và thành phẩm, nước và hơi (nếu có thể), nước
thải, phát thải khí và chất thải rắn.

- Lưu đồ quy trình cần phải sử dụng nhiều loại biểu tượng khác nhau để thêm

60 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
thông tin về quy trình. Ví dụ, nêu rõ vận hành theo mẻ hay liên tục. Đồng
thời có thể sử dụng các vạch liền hoặc vạch đứt để thể hiện sự phát thải
thuộc loại liên tục hay không liên tục.

- Cần phải hết sức chú ý quan sát các hoạt động liên quan đến khởi động, tắt
máy và bảo dưỡng; các thay đổi liên quan đến sản phẩm hoặc sản xuất thời
vụ, v.v... Điều này có thể được thực hiện một cách hiệu quả nhất khi chuẩn
bị riêng một lưu đồ thể hiện một quy trình hoặc công đoạn được vận hành
theo một điều kiện đặc biệt.

Một lưu đồ thể hiện quy trình cần phải liệt kê và, nếu có thể, phải nêu được các
đặc điểm của dòng vào và dòng ra. Cần phải đặc biệt quan tâm đến các dòng
tuần hoàn. Mặc dù có thể xây dựng các lưu đồ quy trình cho toàn bộ nhà máy,
nhưng ở bước này ta chưa cần làm điều đó mà chỉ cần phân tích những công
đoạn hoặc bộ phận lãng phí nhất - tức là có nhiều tiềm năng SXSH nhất. Hay
nói cách khác, để đạt hiệu quả cao nhất, ta nên xác định khu vực trọng tâm
căn cứ vào thông tin thu thập được và khảo sát thực địa đã được thực
hiện.

Sơ đồ quy trình công nghệ (ví dụ)

Tại nhà máy giấy Việt Trì, công đoạn xeo và máy xeo số 2 đã được chọn làm khu
vực trọng điểm. Lưu đồ quy trình của khu vực này được mô tả như sau:
Giấy loại/giấypaper;
Broken/waste vụn
bột nhập
imported pulp;
bột tẩy trắng
bleached pulp

Pulping
Nghiền Định hình
Formation

Rửa
Washing Pressing
Ép

Nghiền đĩa
Refining Sấy
Drying

Rửa ly tâm
Centri-cleaner Cuộn,Cutting
Rolling, cắt

Sàng
Screen Giấy
Paper

Hộp đầu
Headbox

NHẬN XÉT: Sơ đồ quy trình cũng cần nêu chi tiết về đầu vào và đầu ra

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 61
Sơ đồ quy trình chi tiết sẽ giống như sau:
Giấy đứt và giấy
phế liệu

Nước sạch
Nước trắng Nghiền 1

Bột đã tẩy
Nước sạch W1. Nước thải
Nước trắng Rửa 1

Nước sạch Rửa 2 W2. Nước thải


Nước trắng Bột nhập

Nước sạch Nghiền 3

Nước trắng Bể chứa 1

Nghiền đĩa

Nước trắng
Giấy đứt Bể chứa 2

AKD
Tinh bột
Làm sạch ly tâm W3. Nước thải
Nước sạch

CaCO3
W4. Nước thải
(không liên tục, lượng
Nước sạch Sàng nhỏ không định lượng
được)
Chất trợ lưu

Hộp đầu
Giấy đứt (trở lại bể chứa
2)
Nước trắng (về bể chứa 2)
Nước trắng (trở về tháp
Nước sạch Định hình
nước trắng, rửa ly tâm
và máy nghiền 1)

Nước sạch Ép, 38% W5. Nước thải

Hơi nước Sấy, 92% W6. Nước ngưng (tới nồi


hơi)
Giấy đứt (về nghiền 1)

Cắt, 92%

Thành phẩm
4.2.2 Nhiệm vụ 4: Cân bằng nguyên liệu, năng lượng và cấu tử

Cân bằng nguyên liệu: Sau khi đã lập sơ đồ quy trình công nghệ, bước quan

62 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
trọng nhất là tiến hành cân bằng nguyên liệu cho công đoạn được chọn. Cân
bằng nguyên liệu và năng lượng (M&E) là một công cụ kiểm kê căn bản cho
phép theo dõi định lượng đầu vào và đầu ra về nguyên liệu và năng lượng. Nền
tảng của cân bằng nguyên liệu là sơ đồ quy trình công nghệ. Một hoạt động quan
trọng trong cân bằng M&E là kiểm tra rằng “cái gì đi vào đều sẽ phải đi ra ở nơi
nào đó”. Vì vậy tất cả các đầu vào đều có những đầu ra tương ứng. Cân bằng
nguyên liệu và năng lượng có ý nghĩa quan trọng đối với các đánh giá SXSH vì
sẽ giúp cho việc xác định và định lượng những thất thoát và phát thải mà trước
đó không phát hiện được. Các phép cân bằng này cũng hữu dụng cho việc giám
sát các tiến bộ đạt được từ chương trình SXSH và đánh giá chi phí cũng như lợi
ích của chương trình này. Mặc dù ta không thể đặt ra những hướng dẫn đầy đủ
để xây dựng cân bằng nguyên liệu và năng lượng, nhưng một số chỉ số vẫn có
thể có ích. Dưới đây là các thành tố đặc biệt của phép cân bằng nguyên liệu:

Thiết lập phép cân bằng nguyên liệu đối với tất cả các công đoạn lớn trong nhà
máy; ví dụ như chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất bột, chuẩn bị phối liệu bột, xeo
giấy và thu hồi hóa chất.

Tiếp đến, chọn lựa một số công đoạn trong nhà máy làm trọng tâm để tiến hành
đánh giá SXSH và tinh chỉnh lại bảng cân bằng nguyên liệu. Khi kiểm tra bất cứ
công đoạn nào của toàn bộ hệ thống, nên sử dụng các tiểu hệ thống đơn giản, ví
dụ đối với năm công đoạn chính kể trên thì có thể chia ra đánh giá như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:


- Làm sạch
- Phân riêng giấy có nhiều mực, hoặc các gim kim loại và nhựa trong giấy
phế liệu
- Sàng loại mảnh quá lớn hoặc quá bé từ máy cắt mảnh trong trường hợp
nguyên liệu tre

Sản xuất bột:


- Nấu bột đối với nguyên liệu tre gỗ hoặc nghiền thuỷ lực với nguyên liệu
giấy tái chế
- Rửa
- Nghiền đĩa và sàng
- Rửa ly tâm
- Tẩy trắng khi sản xuất giấy viết

Chuẩn bị phối liệu bột:


- Trộn
- Điều chỉnh tính chất bột
- Thu hồi hóa chất
- Thiết bị bốc hơi
- Lò thu hồi
- Phân hủy tan chảy
- Tôi vôi

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 63
- Kiềm hóa
- Rửa bùn
- Lò vôi

Xeo giấy:
- Nghiền đĩa và làm sạch
- Máy xeo
- Tách nước
- Sấy

Phiếu công tác 6 có thể giúp thực hiện cân bằng nguyên liệu. Đối với một nhà
máy giấy và bột giấy cần chú ý các điểm sau trong khi tiến hành cân bằng
nguyên liệu:
- Nhất thiết phải đo chất rắn lơ lửng (SS) và tổng chất rắn (TS) của dòng
thải
- Các dòng tuần hoàn thường đi từ khu vực sản xuất này đến khu vực
khác, ví dụ nước từ máy xeo được tái sử dụng cho công đoạn tẩy và rửa
bột.
- Các dòng thải khác nhau có thể được đo lường bằng nhiều đơn vị cho
thuận tiện, nhưng sau đó các đơn vị này cần phải được quy đổi về một
đơn vị chung trong khi tiến hành cân bằng nguyên liệu.

Để làm cân bằng nguyên liệu, đặc biệt là đối với xơ và nước, thường người ta
khuyến cáo sử dụng cân bằng nồng độ, mặc dù phép đo nồng độ liên tục và
chính xác thường rất khó thực hiện nếu không có những dụng cụ đắt tiền. Với
các nhà máy nhỏ thì nên tiến hành cần bằng nguyên liệu bằng cách đo trực tiếp
các dòng nước đầu vào, các dòng sản phẩm theo từng bước quy trình và các
dòng nước thải.

Cân bằng năng lượng: Tiến hành một phép cân bằng năng lượng là một công
việc phức tạp hơn cân bằng nguyên liệu. Nguyên nhân là có thể truy tìm nguyên
liệu đầu vào cho một hoạt động thông qua các đầu ra định lượng và có thể quan
sát được, còn đối với các dòng năng lượng thì không phải lúc nào ta cũng có thể
làm được điều này. Mặc dù đối với các dòng năng lượng, ta vẫn áp dụng chung
một nguyên lý cơ bản (lượng năng lượng ‘vào’ phải bằng lượng năng lượng ‘ra’),
nhưng các dòng năng lượng đầu ra thường khó nhận biết hơn so với các nguyên
liệu đầu ra. Vì thế, việc nhận diện và đánh giá các dòng tổn thất năng lượng ẩn
và mức độ không hiệu quả trong sử dụng năng lượng là một phần việc khó khăn
hơn rất nhiều. Điều này đặc biệt đúng đối với các trường hợp các thiết bị sử
dụng điện như máy bơm, máy nén khí, v.v... khi năng lượng đầu vào ở dưới
dạng điện năng và có thể dễ dàng đo được, nhưng mức độ hiệu quả khi chuyển
đổi sang đầu ra hữu ích (nước được bơm, khí được nén, v.v...) lại không thể
định lượng trực tiếp được. Sau đây là những ví dụ về các trường hợp điển hình
khi nếu chỉ xem xét các dòng năng lượng hữu hình thì có thể sẽ bỏ sót các tổn
thất năng lượng ở đầu ra:

64 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
- Tổn thất do vận hành không đủ tải đối với thiết bị sử dụng điện.
- Tổn thất do vận hành không tải (hiệu quả thấp) các thiết bị sử dụng điện.
- Tổn thất do điện trở đối với dòng chảy (điện trở cao nhưng có thể tránh
được ở các dây dẫn điện và các đường ống dẫn chất lỏng)
- Tổn thất năng lượng do thiết bị xuống cấp (bánh công tác của bơm, vòng
đệm của bơm, v.v... xuống cấp sẽ làm tăng tiêu hao).

Để xác định được chắc chắn đầu ra (cả dạng nhận biết được và không nhận biết
được) từ hệ thống năng lượng, trong đánh giá SXSH cần phải đánh giá/quan
trắc một số thông số khác bên cạnh thông số thiết yếu – như nhiệt độ, dòng
chảy, độ ẩm, độ đặc, phần trăm thành phần, v.v... Các thông số cần phải được
đánh giá/quan trắc bổ sung có thể là: kW (kilowatt điện đầu vào); kV (kilovolts—
điện thế vào); I (amperes—dòng điện); PF (hệ số công suất của thiết bị điện cảm
ứng); Hz (tần số dòng điện xoay chiều); N (số vòng/phút hoặc tốc độ quay của
thiết bị); P (áp suất các dòng chất lỏng/khí); DP (sụt áp trong các dòng chất lỏng
và khí đầu vào/ra); Lux (độ rọi); GCV, NCV (giá trị calo tổng thể và ròng của
nhiên liệu); v.v...

Trong thực tế có thể không thực hiện được phép cân bằng năng lượng chính xác
và đúng hoàn toàn, nhưng các thiết bị phụ trợ như nồi hơi, lò, thiết bị hóa hơi,
v.v... bảng cân bằng năng lượng sẽ có ích trong việc xác định và ước lượng tổn
thất năng lượng ở các thiết bị và từ các hệ thống đó. Phiếu công tác 7 là một
bảng cân bằng năng lượng được thực hiện đối với một xưởng lò hơi trong một
nhà máy giấy và bột giấy.

Cân bằng cấu tử: Việc tiến hành phép cân bằng cấu tử đối với xơ và nước
trong một nhà máy giấy và bột giấy có ý nghĩa rất quan trọng. Cân bằng xơ có
thể được thực hiện bằng cách đo tổng lượng chất rắn tại mỗi công đoạn của quy
trình và trong các dòng thải. Những phép cân bằng này cho thấy trực tiếp mức
độ hiệu quả trong sử dụng nguyên liệu xơ, nước và hóa chất. Những phép cân
bằng này còn cho biết tầm quan trọng của các dòng thải khác nhau về mức độ
tổn thất, từ đó giúp đặt thứ tự ưu tiên cho các dòng thải này nhằm xây dựng các
giải pháp SXSH. Phiếu công tác 8 và 9 sẽ là những gợi ý khi tiến hành các phép
cân bằng xơ và nước.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 65
PHIẾU CÔNG TÁC 6: Cân bằng vật liệu cho một ngày

Công đoạn Đầu vào Đầu ra Chất thải


Tên Lượng Tên Lượng Lỏng Rắn Khí
Chuẩn bị nguyên liệu
Chặt mảnh Tre nứa Mảnh Mạt
Khác gỗ
Phân loại và Giấy tái chế Giấy và mảnh Loại
sàng Gỗ mảnh được phân loại bỏ
Sản xuất bột
Nấu Gỗ mảnh Khí
Dịch đen Hơi
Nước trắng
Kiềm
Hơi
Khác
Nghiền thủy Giấy tái chế chưa tẩy Nước Váng
lực Giấy tái chế đã tẩy thải
Bột nhập
Nước
Hóa chất khử mực
Khí nén
Tháp phóng Bột đã nấu Rơi vãi Hơi
Dịch den
Nước
Rửa Bột Nước
Nước thải
Sàng Bột sau rửa Nước Loại
Nước thu hồi thải
Nước tuần hoàn
Nước sạch
Rửa ly tâm Bột sau sàng Nước Loại
Nước thải
Làm đặc Bột sau rửa Nước
Nước thải
Tẩy Bột làm đặc Nước
Clo thải
Soda
Nước
Hypo
Peroxide
Khác
Rửa Bột sau tẩy Nước
Nước thải
Khác
Chuẩn bị phối liệu bột
Trộn Bột sau rửa
Bột giấy tái chế
Khuấy Bột sau trộn
Phụ gia
Khác
Xeo giấy
Rửa ly tâm Bột sau khuấy
Nước
Tách nước Bột sau rửa ly tâm
Nước
Sấy Bột sau tách nước
Hơi

Phiếu công tác 6: Cân bằng nguyên liệu (Ví dụ)

66 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Tên Nguyên liệu đầu vào Nguyên liệu đầu ra Các dòng thải
Có hai cách để trình bày dữ liệu cân bằng nguyên liệu. Có thể trình bày bằng hình ảnh sử dụng sơ đồ quy trình
công nghệ chi tiết với số lượng đầu vào ở bên trái và các đầu ra là dòng thải ở bên phải như trong ví dụ dưới
đây. Ngoài ra có thể trình bày theo dạng bảng như hộp ví dụ tiếp theo. Ví dụ này đã được lấy từ phân tích
Giấy phế liệu &
SXSH được thực hiện tại nhà máy giấy Việt Trì. giấy đứt 100kg

Nước sạch ..................... 5m3


Nước trắng ........ 5 m3; 0.17% Nghiền 1

Bột giấy tẩy:


Nước sạch .................... 6 m3 40m3; 1.7% W1. Nước thải ...........55.5m3
Nước trắng ......10 m3; 0.19% Rửa 1 Có chứa................0.02% xơ

Nước sạch .................. 18 m3 Rửa 2 W2. Nước thải ...........38.5m3


Nước trắng ..... 20 m3; 0.19% Có chứa................0.01% xơ

Nước sạch ................. 4.6 m3 Nghiền 3

Nước trắng ...5.5 m3; 0.19% Khoang chứa 1

Thiết bị nghiền đĩa

Nước trắng .... 3.1 m3; 0.93%


Khoang chứa 2
Giấy đứt............................ kg

AKD ............................ 12 kg
Tinh bột........................ 10 kg
W3. Nước thải .............1.7m3
Nước sạch .................. 14 m3 Làm sạch ly tâm Có chứa.................0.02% xơ
Nước trắng 164.3 m3; 0.17%
CaCO3 ....................... 177 kg
W4. Nước thải ...............m3
(lượng nhỏ không định
Nước sạch .................... 5 m3 Sàng lượng được, không liên
tục)
Chất trợ..................... 2.21 kg

Hộp đầu
Giấy đứt............................ kg
(trở lại khoang chứa 2)
Nước trắng ...... 3.1m3; 0.93%
(tới khoang chứa 2)
Nước sạch .................. 15 m3 Định hình Nước trắng ..213.4m3; 0.17%
(trở lại tháp nước trắng; thiết bị làm
sạch ly tâm và nghiền 1)

Nước sạch .................... 3 m3 Ép, 38% W5. Nước thải .............4.9m3

Hơi nước .............................. Sấy, 92% W6. Nước ngưng..............m3


(tới lò hơi)
Giấy đứt...................... 100kg
(tới nghiền 1)

Cắt, 92%

Sản phẩm

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 67
Tên Nước Xơ Khác Tên Nước Xơ Khác Nước Xơ Khác
m3 kg kg m3 kg kg thải kg kg
m3
Tháp Nước trắng 44 74,8 Tới Rửa 1 10 19 8,5 7,3
nước Tới Rửa 2 20 38
trắng Tới khoang chứa 1 5.5 10.5
Nghiền 1 Giấy đứt và giấy 100 Bột 1 10 108,5
phế liệu 5 0
Nước sạch 5 8,5
Nước trắng
Rửa 1 Bột giấy 1 10 108, Bột 1 đã rửa 10,5 799,5 55,5 11
Bột giấy đã tẩy 40 5
Nước sạch 6 683
Nước trắng 10 0
19
Rửa 2 Bột 1 đã rửa 10,5 799, Bột 1 đã làm sạch 10 833,7 38,5 3,8
Nước sạch 18 5
Nước trắng 20 0
38
Nghiền 3 Bột giấy nhập 0 185 Bột giấy 3 4.6 185
Nước sạch 4,6 0
Khoang Bột 1 đã làm sạch 10 833, Bột sau khoang chứa 20,1 1029,2
chứa 1 Bột 3 4,6 7 1
Nước trắng 5,5 185
10.5
Thiết bị Bột sau khoang 20,1 1029 Bột đã nghiền đĩa 20,1 1029,2
nghiền chứa 1 ,2
đĩa
Khoang Bột đã nghiền đĩa 20,1 1029 Bột giấy sau khi ở 23,2 1058
chứa 2 Nước trắng 3,1 ,2 khoang chứa 2
Giấy đứt - 28,8
-
Thiết bị Bột từ khoang 23,2 Bột đã làm sạch ly 199,8 1333 22 1,7 4,3 ??
làm sạch chứa 2 12 tâm
ly tâm AKD 10
Tinh bột 14 0
Nước sạch 164,3 279,.
Nước trắng 3
Sàng CaCO3 177 Bột đã sàng 204,8 1333 199
Bột đã làm sạch ly 199,8 1333 22
tâm 5 0
Nước sạch
Hộp đầu Bột sau sàng 204,8 1333 199 Bột giấy sau hộp đầu 204,8 1333 201,21
Chất trợ 2,21
Định hình Bột từ hộp đầu 204,8 1333 201,21 Bột sau định hình 3,4 941,6 201,21
Nước sạch 15 0 Nước trắng tới 3,1 28,8
khoang chứa 2
Nước trắng tới tháp 44 74,8
Nước trắng tới thiết 164,3 279,3
bị làm sạch ly tâm
Nước trắng tới 5 8,5
nghiền 1
Ép Bột sau định hình 3,4 941, 201,21 Giấy ướt 1,5 876 201,21 4,9 65,6 58,21
Nước sạch 3 6
0
Sấy Giấy ướt 1,5 876 201,21 Giấy đã sấy 0,08 776 143 1,4 Hơi
Hơi nước Giấy đứt 100 nước
(tới nghiền 1)
Cắt Giấy khô 0,08 776 144 Sản phẩm 1000 kg
Chú ý rút ra từ cân bằng nguyên liệu:

Phép cân bằng cho thấy lượng chất độn tổn thất (AKD, tinh bột, CaCO3, chất keo) trong quy trình: 12+10+177+2,2–143 = 58,2kg,
trong đó CaCO3 là thành phần chính.
Lượng xơ không định lượng được là 65,6 kg do có sự khác biệt giữa phép đo và sự tính toán.

68 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
PHIẾU CÔNG TÁC 7: Cân bằng năng lượng cho lò hơi

ThanThan

Than mịn (bụi than bi mất)


PhunPhun
nướcnước Bãi than
Phát thải

ThanThan

Điện
Sàng thủ công &
tán nhỏ
Điện Nước

Hóa chất
Hóa chất
điều điều
hòa hòa17.0 MkJ/giờ
17.0 MJ/giờ
(thực)
(thực) Than 1.1 tấn/giờ (thực)

Quạt hút
0.5
MJ/giờ Thông số chuẩn Khói thải
THÔNG SỐ THAM CHIÊU
Bơm BFW (thực) 250mm WC, 200oC,
20kw Tổn thất
Tổn 13.2%
thất 13.2%
Thông số chuẩn Công Sinh hơi (thực)
(thực)
8 tấn/giờ, 13kg/cm2 đoạn 2.25 2.25
Mkj/giờ
MJ/giờ
(thực)
(thực)
Thông Chuẩn Vận hành Tổn thât xả đáy 1.4%
số quy 0.24MJ/giờ (thực)
Quạt đẩy
trình 2 2
Áp 12kg/cm 10kg/cm
Thông số chuẩn Tro không cháy hết
100mm cột nước; theo xỉ 4.85%
30oC, 15kw Lượng 6 tấn/giờ 4 tấn/giờ 0.83 MJ/giờ (thực)

Thiết bị Nồi hơi

11.40 MJ/giờ (thực) Hơi ướt


Điện Không khí Tổn thất ẩn
9kw (thực) 12.61 tấn/giờ (thực)
14.34 tấn/giờ (chuẩn) Tách hơi • H2 và ẩm: 2.5 MJ/giờ
(thực ), 14.4%
• Bức xạ:0.17 Mj/giờ
(thực), 1%
Nước ngưng nóng 3% • Ẩm trong không khí: 0.03
0.09 MJ/giờ (thực) MJ/giờ (thực), 0.15%

Hơi khô 97%


11.31 MJ/giờ (thực)

Phiếu công tác 7: Cân bằng năng lượng (ví dụ)

Hầu hết các nhà máy giấy và bột giấy ở Việt Nam đều quan tâm tới việc thực hiện cân bằng năng
lượng và nghiên cứu kiểm toán. Tuy nhiên, vì đây là một công việc khó khăn nếu muốn đạt tới một
cân bằng năng lượng hoàn chỉnh cho toàn bộ quá trình sản xuất, nên các công ty đều thực hiện
các cân bằng năng lượng nhỏ trên cơ sở cấu tử, ví dụ: quay vòng nước ngưng, v.v... để tìm ra các
lựa chọn SXSH. Cho tới nay, chưa có một cần bằng năng lượng chi tiết nào được thực hiện.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 69
PHIẾU CÔNG TÁC 8: Cân bằng tổng chất rắn cho một ngày

Công đoạn Đầu vào Đầu ra Chất thải


Tên Lượng Tên & lượng Chất rắn lơ lửng SS Chất
trong nước thải thải rắn
Chuẩn bị nguyên liệu
Chặt mảnh Tre nứa Mạt gỗ
Khác
Phân loại và Giấy tái chế Loại bỏ
sàng Mảnh
Sản xuất bột
Nấu Mảnh
Dịch đen
Nước trắng
Kiềm
Hơi
Khác
Nghiền thủy Giấy tái chế chưa tẩy Váng
lực Giấy tái chế đã tẩy
Bột nhập
Nước
Hóa chất khử mực
Khí nén
Tháp phóng Bột đã nấu Hơi
Dịch den
Nước
Rửa Bột
Nước
Sàng Bột sau rửa Loại
Nước thu hồi
Nước tuần hoàn
Nước sạch
Rửa ly tâm Bột sau sàng Loại
Nước
Làm đặc Bột sau rửa
Nước
Tẩy Bột làm đặc
Clo
Soda
Nước
Hypo
Peroxide
Khác
Rửa Bột sau tẩy
Nước
Khác
Chuẩn bị phối liệu bột
Trộn Bột sau rửa
Bột giấy tái chế
Khuấy Bột sau trộn
Phụ gia
Khác
Xeo giấy
Rửa ly tâm Bột sau khuấy
Nước
Tách nước Bột sau rửa ly tâm
Nước
Sấy Bột sau tách nước
Hơi

70 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Phiếu công tác 8: Cân bằng chất rắn tổng thể (Ví dụ)

Tên công Nguyên liệu đầu vào Nguyên liệu đầu ra Các dòng thải
đoạn Tên Xơ Khác Tên Xơ Khác Xeo Khác
kg kg kg kg kg kg
Tháp Nước trắng 74,8 Tới máy rửa 1 19 7,3
nước Tới máy rửa 2 38
trắng Tới khoang chứa 1 10,5
Nghiền 1 Giấy đứt và phế liệu 100 Bột giấy 1 108,5
Nước sạch 0
Nước trắng 8,5
Rửa 1 Bột 1 108,5 Bột 1 đã rửa 799,5 11
Bột đã tây 683
Nước sạch 0
Nước trắng 19
Rửa 2 Bột giấy đã rửa 1 799.5 Bột 1 đã làm sạch 833.7 3.8
Nước sạch 0
Nước trắng 38
Nghiền 3 Bột giấy nhập 185 Bột giấy 3 185
Nước sạch 0
Khoang Bột 1 đã làm sạch 833,7 Bột sau khoang 1029,
chứa 1 Bột 3 185 chứa 1 2
Nước trắng 10.5
Thiết bị Bột sau khoang chứa 1 1029,2 Bột đã nghiền đĩa 1029,
nghiền 2
đĩa
Khoang Bột đã nghiền đĩa 1029,2 Bột giấy sau khoang 1058
chứa 2 Nước trắng 28,8 chứa 2
Giấy vỡ -
Thiết bị Bột sau khoang chứa 2 Bột đã làm sạch ly 1333 22 4,3
làm sạch AKD 12 tâm
ly tâm Tinh bột 10
Nước sạch 0
Nước trắng 279,3
Sàng CaCO3 177 Bột đã sàng 1333 199
Bột đã làm sạch ly tâm 1333 22
Nước sạch 0
Hộp đầu Bột đã sàng 1333 199 Bột sau hộp đầu 1333 201,21
Chất trợ lưu 2,21
Định hình Bột sau hộp đầu 1333 201,21 Bột sau định hình 941,6 201,21
Nước sạch 0 Nước trắng tới 28,8
khoang chứa 2
Nước trắng tới tháp 74,8
Nước trắng tới thiết
bị làm sạch ly tâm 279,3
Nước trắng tới 8,5
nghiền 1
Ép Bột sau định hình 941,6 201,21 Giấy ướt 876 201,21 65,6
Nước sạch 0
Sấy Giấy ướt 876 201,21 Giấy khô 776 143
Hơi nước Giấy đứt 100
(tới nghiền 1)
Cắt Giấy khô 776 144 Sản phẩm 1000 kg

Nhận xét: Ví dụ về cân bằng tổng lượng chất rắn đã được lập ra từ kết quả của phép cân bằng
nguyên liệu được thực hiện tại nhà máy giấy Việt trì. Tuy nhiên cũng cần phải nhận ra rằng với máy
xeo thì tổn thất chủ yếu là xơ – chính là chất rắn lơ lửng trong nước thải. Các hóa chất và các phụ
gia năm trong thành phần hòa tan và thường đi ra dưới dạng TDS.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 71
PHIẾU CÔNG TÁC 9: Cân bằng nước

Công đoạn Nồng độ Lượng Nước sử dụng Nước dùng cho


nước m3/ngày công nghệ
Vào Ra trong bột Tuần Cấp Tổng Thực
thay đổi hoàn thêm dùng
Nước nồi nấu, hơi, hàm
ẩm mảnh
Nghiền thủy lực
Rửa
Rửa bột
Chuyển bột
Sàng
Rửa ly tâm
Làm đặc
Tẩy
Nghiền đĩa
Chuản bị bột xeo
Rửa ly tâm máy xeo
Phun trên lưới
Giặt chăn
Nước lọc hố dài
Chảy tràn từ hỗ bơm
cánh quạt
Làm mát máy nén
Làm mát khác
Nước cấp nồi hơi
Nước ngưng tuần hoàn
Độ thay đổi hàm lượng nước trong bột = (100/nồng độ bột vào)-(100/nồng độ bột ra) x sản lượng
ngày
Tổng nước công nghệ = nước trong bột + nước tuần hoàn + nước cấp mới
Tổng nước công nghệ thực dùng = nước trong bột + nước cấp mới

72 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
PHIẾU CÔNG TÁC 9: Cân bằng nước (Ví dụ)

Ví dụ về nhà máy giấy Việt Trì. Cân bằng nước được thực hiện cho 1.000 kg thành phẩm.

Giấy tái chế và giấy rách:


100kg
3
Nước sạch .............18 m

3
Nước sạch................ 5m Nghiền 1
3

3
Nước sạch............... 6 m
3
10 m3 Rửa 1 W1. Nước thải......55.5m

20 m3 3
Rửa 2 W2. Nước thải ..... 38.5m

3
Nước sạch 4.6 m Nghiền 3

5.5 m3
Khoang chứa 1

Nghiền đĩa

3
3.1 m
Khoang chứa 2

164.3 m3
3
Nước 14 m Rửa ly tâm

3
W3. Nước thải........1.7m
3
Nước 5m Sàng

3
W4. Nước thải.......... m
Hộp đầu

Nước15 m3

Định hình 3
Nước trắng.........169.3m
Tháp nước trắng 3
44 m

Ép
3
W5. Nước thải ....... 4.9m
3
Nước 3 m
Sấy

Cắt

3
W7. 8.5 m
Lưu kho

Nhận xét: Đây là một phương pháp khác để diễn tả cân bằng nước. Phương pháp này khá hiệu
quả do nhận diện được dòng thải cũng như tiềm năng tuần hoàn của dòng thải tới các bước quy
trình khác nhau.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 73
4.2.3 Nhiệm vụ 5: Xác định tính chất của dòng thải

Việc xác định tính chất các dòng thải sẽ giúp ta đánh giá được tải lượng ô nhiễm
đi vào môi trường và hệ số phát thải riêng. Điều này sẽ giúp xác định được chi
phí xử lý và thải bỏ. Cần phải theo dõi các dòng thải đã được xác định; sau đó có
thể lấy mẫu và các thông số khác nhau để phân tích trong phòng thí nghiệm.
Nếu công ty không có phòng thí nghiệm riêng thì có thể lấy mẫu rồi gửi đi phân
tích tại các phòng xét nghiệm khác. Mặc dù trong một nhà máy giấy và bột giấy
cũng còn có các phát thải khí và chất thải rắn nhưng các nguồn phát sinh nước
thải đóng vai trò rất quan trọng. Phiếu công tác 10 có thể giúp xác định tính chất
của các dòng nước thải.

PHIẾU CÔNG TÁC 10: Xác định tính chất của nước thải

Nguồn nước thải Lưu BOD COD TSS TS Nhiệt độ


o
lượng kg/ngày kg/ngày kg/ngày kg/ngày C
3
m /ngày
Tháp phóng
Rửa bột
Rửa sau tẩy trắng
Tràn và rò rỉ
Nước lọc từ bong chứa
Chảy tràn từ làm đặc
Các nguồn khác
Khu vực kết hợp sản
xuất bột
Rửa ly tâm máy xeo
Nước dư hố lưới
Chảy tràn từ hố máy
bơm cánh quạt
Chảy tràn bể thu hồi
save all
Rửa sản
Dòng khác
Khu vực kết hợp máy
xeo
Toàn nhà máy

74 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Phiếu công tác 10: Xác định đặc tính nước thải (Ví dụ)

Nước thải từ các dòng thải bắt nguồn từ máy xeo PM2 ở công ty giấy Việt Trì đã được phân tích
trong phòng thí nghiệm. Các kết quả được trình bày cho mỗi tấn giấy được sản xuất.

Các bước quy trình Dòng thải Lưu lượng, Tổng chất rắn lơ lửng TSS
3
m / tấn giấy (kg/tấn giấy SX)
SX

Rửa 1 W1 55,5 11kg


Rửa 2 W2 38,5 3,8 kg
Làm sạch ly tâm W3 1,7 4,3kg sợi và các chất bẩn mịn
Sàng W4 Một lượng nhỏ nước thải không
định lượng được do việc thải
không liên tục
Ép W5 4,9 Chủ yếu là nước
Sấy W6 1,7 Cặn
Tháp nước trắng W7 8,5 7,3kg
Các chất độn bị mất W8 57,21kg các chất phụ gia sau
hộp Đầu (chủ yếu chứa CaCO3)
Xơ không định lượng được 65,6

Nhận xét: Nước thải đã được phân tích từ với giả thiết rằng xơ có mặt trong nước thải dưới dạng
chất rắn lơ lửng. Phép phân tích BOD, COD và các thông số liên quan khác đã không được tiến
hành và báo cáo. Vì thiếu các thông số đó nên rất khó tính toán chi phí xử lý khi định giá cho dòng
thải ở phiếu công tác tiếp theo.

4.2.4 Nhiệm vụ 6: Định giá cho các dòng thải

Để mô tả được tiềm năng thu lợi từ các dòng thải, một yêu cầu cơ bản là phải
tính được chi phí cho các dòng thải đó. Chi phí này cần phản ánh tổn thất bằng
tiền theo chất thải. Rõ ràng một dòng thải không dễ thấy được các chi phí có thể
định lượng, trừ khi gắn liền với sự tổn thất trực tiếp về nguyên liệu hoặc sản
phẩm, ví dụ: tiêu hao kiềm do thải bỏ dịch đen hoặc tổn thất xơ trong nước thải.
Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn thì ta có thể thấy một số yếu tố chi phí trực tiếp
và gián tiếp có liên quan đến các dòng thải. Các yếu tố chi phí có thể có gồm:

• Chi phí cho nguyên liệu trong phế thải;

• Chi phí cho sản phẩm trong dòng thải;

• Chi phí cho hơi nước và điện sử dụng trong quá trình;

• Chi phí xử lý và thải bỏ;

• Chi phí cho nước, xử lý và bơm nước;

• Các chi phí khác.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 75
Các yếu tố chi phí kể trên cần phải được xác định cho từng dòng thải và sau đó
ta có thể tính toán tổng chi phí cho từng đơn vị chất thải. Trong hầu hết các
trường hợp, rất khó tính toán tất cả các thành phần chi phí. Để tính toán thất
thoát nguyên liệu ta cần tiến hành phân tích xác định các thành phần khác nhau
của chất thải và khối lượng của chúng. Ví dụ: để tính toán tổn thất xơ trong dòng
thải, cần đo TVSS (tổng lượng chất rắn lơ lửng dễ bay hơi) trong dòng thải; hoặc
tiêu hao soda kiềm có thể được xác định tương đối bằng cách tính toán hàm
lượng hydroxide kiềm trong dòng thải.

Tương tự tính toán chi phí xử lý dòng thải, số liệu về chi phí xử lý trung bình với
mỗi kg COD hoặc BOD được giảm đi có thể tham khảo Quản đốc tram xử lý
nước thải. Chi phí này sau đó có thể áp được cho các dòng thải tương ứng. Đôi
khi dòng thải không phải lúc nào cũng được tính bằng tải lượng ô nhiễm, mà có
thể là tổn thất nhiệt như nước ngưng không được thu hồi. Trong những trường
hợp như vậy, chi phí dòng thải có thể tương đương với tổn hao nhiệt năng được
tính tương ứng với lượng than đá, dầu, ga hoặc điện tùy thuộc vào bản chất của
loại nhiên liệu sử dụng trong quy trình. Phiếu công tác 11 sẽ giúp định giá cho
các dòng thải.

PHIẾU CÔNG TÁC 11: Chi phí của các dòng thải

Nguồn nước Chi phí xơ Chi phí nước Chi phí xử lý Chi phí khác Tổng
thải Lượng Chi Lượng Chi phí Lượng Chi phí Lượng Chi phí Lượng Chi phí
phí
Tháp phóng
Rửa bột
Rửa sau tẩy trắng
Phế phẩm từ rửa
ly tâm
Tràn do rò rỉ
Nước lọc từ bong
chứa
Chảy tràn từ làm
đặc
Rửa ly tâm máy
xeo
Nước dư hố lưới
Chảy tràn từ hố
máy bơm cánh
quạt
Chảy tràn bể thu
hồi save all
Rửa sản
Dòng khác
Máy xeo

76 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Phiếu công tác 11: Chi phí các dòng thải (ví dụ)

Các dòng thải được xác định trong các nhiệm vụ trước được định giá dựa trên cơ sở các tài nguyên
bị tiêu hao. Từ công đoạn xeo, các tài nguyên chính bị tiêu hao sẽ là xơ, nước và các hóa chất (chủ
yếu là cacbonat canxi, và các chất độn). Ví dụ dưới đây được lấy từ công ty giấy Việt Trì. Chi phí
hàng năm được tính toán dựa trên công suất 7000 tấn/năm, giá nước: 500VND/m3; xơ:
6000VND/kg; các chất phụ gia: 1.238VND/kg (vì thành phần chủ yếu của phế thải vô cơ chỉ là
CaCO3, nên chỉ tính đến chi phí cho cacbonat canxi).

Các bước quy Dòng Khối Đặc tính dòng thải Chi phí, VND
trình thải lượng, của 1 tấn giấy Trên 1 tấn Theo năm
3
m /tấn thành
giấy phẩm
Rửa 1 W1 55,5 11kg sợi và chất bẩn 93.750 656.250.000
Rửa 2 W2 38,5 3,8 kg sợi và chất 42.050 294.350.000
bẩn
Làm sạch ly tâm W3 1,7 4,3kg sợi và chất bẩn 26.650 186.550.000
Sàng W4 Lượng nước thải nhỏ - -
không định lượng
được do việc thải ra
không liên tục
Ép W5 4,9 Chủ yếu là nước 2.450 17.150.000
Sấy W6 1,7 Dưới dạng hơi nước, 850 5.950.000
sẽ được xác định ở
bước tiếp theo
Tháp nước trắng W7 8,5 7,3kg xơ 48.050 336.350.000
Các chất độn bị mất W8 57,21kg chất phụ gia 70.825 495.775.000
bị thải ra sau hộp đầu
(chủ yếu chứa
CaCO3)
Xơ không định 65,6 Phần này được phân 393.600 2.755.200.000
lượng được bổ cho các nguồn thải
kể trên
Tổng 678.252 4.747.575.000

Nhận xét: Cần xem xét chí phí xử lý và thải bỏ đố với dòng thải. Khi có tổn hao nước ngưng cần
xem xét kỹ hơn những tổn hao năng lượng.

4.2.5 Nhiệm vụ 7: Xác định nguyên nhân

Bây giờ ta có thể rà soát quy trình đối với các dòng thải tốn kém nhất. Thông qua
phép cân bằng nguyên liệu và năng lượng, ta cần tiến hành “phân tích nguyên
nhân” để xác định các nguyên nhân phát sinh dòng thải. (Có rất nhiều công cụ
giúp thực hiện công việc phân tích này. Biểu đồ xương cá hay còn gọi là biểu đồ
Ishikawa là một trong những công cụ như vậy – xem sơ đồ ở cuối chương). Các
nguyên nhân này sẽ là những cơ sở để đề xuất các giải pháp SXSH. Các
nguyên nhân này có thể gồm cả những nguyên nhân vô tình hoặc hữu ý, ta có
thể dùng phiếu công tác 12 để ghi chép lại những nguyên nhân này. Có thể có
rất nhiều các nguyên nhân khác nhau từ những lỗi đơn giản đến những lý do kỹ
thuật phức tạp. Ví dụ dưới đây sẽ minh chứng cho điều này.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 77
78 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Các nguyên nhân kỹ thuật o Lệ thuộc vào bơm ly tâm
• Quản lý nội vi o Sử dụng chất tẩy clo thay vì tẩy
o Các vòi nước, van, bích bị rò rỉ ozone/peroxide
o Khí nén, hơi nước bị rò
o Ứng dụng nghiền đĩa lạnh thay vì
o Vòi nước chạy liên tục nghiền đĩa bằng kiềm nóng
o Các bể luôn bị chảy tràn
o Sử dụng cách loại hơi nước tự nhiên
o Chảy tràn nguyên liệu xơ từ các đai bị khỏi máy sấy hơi nước thay vì sử dụng
mòn các chụp hút tốc độ cao
o Tràn hóa chất trong quá trình vận
o Sử dụng các vòi không đảm bảo hoặc
chuyển
thập chí là các đường ống bị thủng
thay vì dùng các loại đầu phun dạng
• Vận hành và bảo dưỡng
cánh quạt phẳng
o Điều kiện nấu không đạt mức tối ưu –
kiểm soát nhiệt độ không tốt o Sử dụng các hệ thống phát điện và hơi
riêng biệt thay vì sử dụng một hệ thống
o Nồi nấu quá hoặc non tải
đồng phát
o Nồi nấu và đường ống hơi nước bị
mòn hoặc không được cách nhiệt o Không thu hồi hóa chất trong dịch đen
o Bảo dưỡng bẫy hơi không đúng cách
• Thiết kế quy trình/thiết bị
o Mắt lưới bị mòn rỉ trống rửa và bể làm
đặc, dẫn đến rò rỉ/ thất thoát xơ o Sử dụng dao 3 lưỡi trong máy cắt
mảnh thay vì dùng dao 6 lưỡi
o Vận hành máy nghiền đĩa khi không
cần thiết dẫn đến nghiền đĩa quá độ o Kích thước tháp phóng không đủ dẫn
đến tràn dịch đen
o Bảo dưỡng lưỡi cắt không đúng cách
o Không thu hồi hơi nước xì từ tháp
o Áp suất nước thấp và kiểm soát kém
phóng
tại vòi cắt mép và vòi phun rửa lưới.
o Sử dụng các động cơ quá cỡ
o Tiếp tục sử dụng các lô ép đã mòn với
bề mặt gồ gề dẫn tới tốn lực và do đó o Không có các tụ bù điều chỉnh hệ số
tăng tổn thất trong sản xuất. công suất
o Không bảo dưỡng đúng cách hệ thống o Vận hành lò hơi ở mức dưới 60% giá
tách nước ngưng khỏi máy sấy. trị theo đánh giá
o Không có nghiền giấy đứt
• Chất lượng nguyên liệu thô o Sử dụng bộ tiết kiệm xơ áp thấp trong
o Mảnh quá cỡ hoặc dưới cỡ máy làm sạch ly tâm
o Lưu kho mảnh không đảm bảo o Không có thiết bị điều chỉnh/hiển thị độ
đồng đều
o Phân loại giấy phế liệu không tốt
o Hố dài và bơm hố dài không đủ công
o Dây nhựa lẫn trong giấy phế liệu
suất
o Tách vỏ gỗ không đúng cách
o Sử dụng chăn đơn thay vì chăn kép
o Thân gỗ bẩn được đem thẳng đến máy
trong máy xeo đối với bột xơ ngắn
chặt mảnh
Các nguyên nhân quản lý
• Bố trí mặt bằng
• Đào tạo nhân sự
o Mở rộng tạm thời và thiếu quy hoạch
o Không có hệ thống đào tạo chính thống
o Thu thập và xử lý các phế loại từ công
đoạn sàng không tốt o Tỷ lệ vào ra của nhân sự có trình độ kỹ
o Bố trí đường hơi nước và khí nén thuật tốt là lớn.
không đảm bảo dẫn đến giảm áp không o Thiếu nhân sự kỹ thuật, gây gia tăng áp
cần thiết. lực cho công nhân
o Thiếu các chính sách nhân sự về kế
• Công nghệ hoạch nhân sự
o Sử dụng cách nấu truyền thống thay vì
cách nấu liên tục cải tiến.
• Động lực của công nhân
o Sử dụng sàng quay thay vì sàng rung
khi làm sạch mảnh gỗ. o Thiếu sự khuyến khích từ phía lãnh
đạo đối với nhân viên
o Nạp trực tiếp nguyên liệu khô và hóa
chất nấu vào nồi nấu thay vì nạp o Không có hệ thống khen thưởng
nguyên liệu đã ngâm tẩm trước o Sản xuất quá căng để tận dụng chi phí
o Sử dụng bể rửa để rửa thay cho máy con người
rửa chân không dẫn đến tiêu thụ nhiều o Thiếu cam kết và quan tâm của ban
nước và dịch đen bị loãng lãnh đạo cao nhất
o Vận hành khi độ đồng đều thấp thay vì
độ đồng đều cao và trung bình.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 79
Biểu đồ Ishikawa hay còn gọi là biểu đồ xương cá chủ yếu được sử dụng để xác định các nguyên
nhân của vấn đề để nhận định vấn đề hoặc đề xuất giải pháp nhằm tránh hoặc loại bỏ các nguyên
nhân đó.
Biểu đồ Ishikawa được sử dụng khi một nhóm cố gắng tìm kiếm các giải pháp tiềm ẩn cho một vấn
đề và tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ. Biểu đồ này rất hữu ích đối với vấn đề tương đối lớn, và khai
thác từ nhiều khía cạnh hoạt động.
Ta có thể sử dụng biểu đồ xương cá để cấu trúc hóa các mối quan hệ nhân-quả cho một vấn đề.
Phân tích nhân quả cho phép phân tích vấn đề một cách hệ thống hơn là chỉ đưa ra được các giải
pháp khắc phục tức thời xung quanh vấn đề.

Môi trường Nguyên Con người


liệ Chữ viết trên bản
vẽ không rõ ràng Người sử dụng
thư viện không
Bản vẽ được được thông báo
phân nhóm dưới ầ ủ
Không gian quá nhiều chỉ số
chật hẹp Nội dung của hồ Người dùng quá phụ
khô ó thuộc vào người quản
Máy in xanh lý hồ sơ
có mùi Bản vẽ không
cập nhật
Thiếu nhân lực
Khó khăn khi
xác định vị trí
bản vẽ

Các ngăn tài liệu


Bản vẽ được tổ chức Lập chú dẫn nằm rải rác Các tủ tài liệu
dưới quá nhiều nhóm không tốt
Không có nhãn
rõ ràng
Không có thẻ máy để
tạo ra các nhãn tiêu
chuẩn
Phương pháp Máy móc

Ví dụ trong hình trên về thể hiện cách sử dụng biểu đồ Ishikawa có thể áp dụng được để xác định
nguyên nhân của vấn đề.
Để xây dựng một biểu đồ xương cá thì một phương pháp đơn giản nhất là sử dụng phương pháp
phân nhóm 4M1E. Theo phương pháp này tất cả các nguyên nhân chính và phụ phải được chia
thành các nhóm ảnh hưởng là Con người, Máy móc, Nguyên liệu, Phương pháp và Môi trường.
Việc chia nhóm đối tượng theo mô hình 4M1WE có thể là điểm xuất phát và có thể làm kỹ hơn nữa.
Các bước chính trong công cụ này là:
- Xác định vấn đề và đặt ở phía bên phải của biểu đồ, tại điểm cuối của đường kẻ ngang
- Xác định các nguyên nhân chính và nối vào đường kẻ ngang bằng các mũi tên
- Động não để tìm những nguyên nhân phụ và đính vào các đường nguyên nhân chính.
- Tìm ra nguyên nhân gốc rễ bằng cách xác định các nguyên nhân liên quan
- Đề xuất các giải pháp cho nguyên nhân gốc rễ.

PHIẾU CÔNG TÁC 12: Tóm tắt nguyên nhân

Dòng thải Công đoạn Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan

80 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Phiếu công tác 12: Phân tích nguyên nhân (ví dụ)

Dòng thải/ Loại chất Nguyên nhân Chủ Khách


công đoạn thải quan quan
Rửa Bột giấy Bột giấy có chứa rất nhiều xơ ngắn hình thành √
W1 & W2 trong quá trình tẩy trắng, vì thế có xơ bị thoát qua
566,2 triệu VND/ năm và sàng
294,3 triệu VND/ năm Sàng rửa quá cũ và bị mòn √
Lưỡi dao bột đặt không chuẩn lên bề mặt của √
sàng, vì thế bột đã rửa có thể trở lạI máy rửa
Bản thân máy rửa cũng rất cũ và có nhiều chỗ √
thủng
Sử dụng nước không hợp lý: hiện tại công ty đang √
sử dụng nước trắng từ dưới đáy tháp nước trắng
có hàm lượng sơ cao
Nước bột Máy rửa cũ, mức chân không thấp, vì thế cần phải √
giấy có 2 máy rửa
Giấy tuần hoàn từ nghiền 1 để làm đặc dung dịch, √
vì thế sau đó nó được đưa vào máy rửa một cách
không cần thiết
Nước Không có hệ thống thu gom và tuần hoàn nước √
thải của máy rửa
Máy làm sạch ly tâm Bột giấy Máy rửa ly tâm rất cũ và chỉ có 3 mức √
(W3)
188,5 triệu VND /năm
Sàng W4 Bột giấy Mắt sàng rộng hơn hộp đầu √
Lượng nhỏ không định Nước Nước trắng không được tận dụng tối đa. Vẫn còn √
lượng được trắng một số bước có thể dùng được nước trắng nhưng
hiện chưa được áp dụng
Ép và sấy Bột giấy Tỷ lệ giấy đứt cao (6%) do độ dai kém √
W5, W6 Giấy đứt do vận hành hoặc do kỹ năng của công √
17,1 triệu VND/năm cho nhân vận hành kém
W5
Tháp nước trắng (W7) Bột giấy Hệ thống đã cũ và bị hư hại, vì thế quá trình tách √
336 triệu VND/năm nước khỏi bột đã không được triệt để
Nước bột Một phần nước trắng chưa sử dụng bị tràn ra
giấy cống thải

Nhận xét: Các nguyên nhân kể trên vẫn chưa đủ chi tiết để đưa ra được các giải pháp SXSH. Trên
thực tế có vẻ ở đây đang đưa ra các giải pháp SXSH cho tất cả các dòng thải.

4.3 Bước 3: Phân tích các bước quy trình


4.3.1 Nhiệm vụ 8: Xây dựng các giải pháp SXSH

Sau khi đã nhân diện và xác định các nguyên nhân phát thải, ta có thể đưa ra
các biện pháp SXSH. Tóm tắt các dòng thải như trong phiếu công tác 13 sẽ giúp
ước lượng định tính nhanh các khả năng thực hiện SXSH.

Ở bước này ta có thể ứng dụng các kỹ thuật như động não và thảo luận nhóm
để xác định tất cả các giải pháp SXSH có thể có. Tìm ra các giải pháp tiềm năng
nhờ vào kiến thức và tính sáng tạo của các thành viên trong đội.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 81
Động não là một công cụ được dùng rất phổ biến để khởi phát ý tưởng. Tuy nhiên các ý tưởng
chưa cần được giải thích một cách chi tiết tại bước này. Công việc kiểm tra tính khả thi của ý tưởng
được thực hiện bằng các câu hỏi hoặc động não mang tính phản biện. Mục đích chính của quá
trình động não là để đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt khi giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó đã
được xác định từ trước.

Công cụ này được ứng dụng theo nhóm khi cố gắng nhận diện những nguyên nhân gốc rễ có thể
có hoặc khi tìm kiếm các giải pháp cho một vấn đề. Động não cũng có thể được sử dụng trong xây
dựng và triển khai kế hoạch khi cần lập ưu tiên và thứ tự cho nhiều giải pháp khác nhau.

Ta có thể sử dụng nguyên tắc sau đây khi tiến hành động não. Mặc dù vậy, các nguyên tắc này là
tương đối linh hoạt và có thể phải điều chỉnh cho phù hợp với các tình huống cụ thể.

- Duy trì buổi họp trong không khí thoải mái


- Trưởng nhóm chỉ nên hỗ trợ cho cuộc họp
- Mời các thành viên có liên quan của nhóm tham gia họp
- Xác định các vấn đề một cách rõ ràng. Mọi người trong cuộc họp cần phải có chung cách hiểu
về vấn đề, nếu không các ý tưởng sẽ bị chệch mục đích chính.
- Sử dụng phương pháp bánh xe lăn tự do (tự do cho ra ý tưởng) hoặc phương pháp theo vòng
(từng người đóng góp ý tưởng) để đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt.
- Ghi lại tất cả các ý tưởng. Các ý tưởng không nên bị loại bỏ tới khi chứng minh được là ý tưởng
đó không khả thi.

Bên cạnh việc động não, để xây dựng được các giải pháp SXSH thì cần xem xét
hết thêm các giải pháp SXSH như đề gợi ý trong Chương 3. Các giải pháp SXSH
trong chương đó mới cần phải được phân tích kỹ hơn trong bối cảnh của nhà
máy áp dụng. Một số nguồn hỗ trợ xây dựng các giải pháp SXSH khác có thể là:

• Các chuyên gia từ các nhà máy giấy lớn khác

• Các chuyên gia tư vấn ngoài công ty

• Các chuyên gia của các trường Đại Học và TTSXSVN

• Hiệp hội giấy

• Các tổ chức quốc tế khác như UNIDO, UNEP v.v…

Rất nhiều các cơ hội SXSH thuộc các khu vực khác nhau của nhà máy được tóm
tắt lại và lập bảng như trong phiếu công tác 13. Ở đó kỹ thuật SXSH cho từng
giải pháp sẽ tiếp tục được xác định.

82 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
PHIẾU CÔNG TÁC 13: Tóm tắt các dòng thải và cơ hội SXSH

Khu vực Cơ hội Khả năng


SXSH Giảm thiểu tại nguồn Tuần hoàn
QLNV TDNL KSQT CTTB TDCN TH&TSD SPP
Chuẩn bị 1
nguyên liệu 2
3
4
Sản xuất bột 1
2
3
4
Chuẩn bị phối 1
liệu bột 2
3
4
Xeo giấy 1
2
3
4
Các thiết bi phụ 1
trợ 2
3
4
Thu hồi hóa 1
chất 2
3
4

Ghi chú: QLNV (Quản lý nội vi), TDNL (thay đổi nguyên liệu), KSQT (kiểm soát quy trình), CTTB
(cải tiến thiết bị), TDCN (thay đổi công nghệ), TH&TSD (tuần hoàn và tái sử dụng), SPP (tạo ra sản
phẩm phụ)

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 83
Phiếu công tác 13 A: Các dòng thải và cơ hội SXSH
Ví dụ của Công ty giấy Việt Trì
Dòng thải và Chất thải Nguyên nhân Các cơ hội SXSH
chi phí
Rửa Bột giấy Bột giấy có chứa rất nhiều xơ Nghiên cứu các giải pháp làm tăng
W1 & W2 ngắn, hình thành từ quá trình chất lượng tẩy, giảm lượng xơ ngắn.
tẩy trắng vì thế có nhiều xơ bị lọt Có thể là phương pháp tẩy peroxide.
566,2 triệu qua sàng
VND/năm và Sàng rửa cũ và mòn Thay sàng rửa hoặc sửa các lỗ thủng
294,3 triệu trên sàng
VND/năm Lưỡi dao bột được lắp không Điều chỉnh vị trí của lưỡi dao để tiếp
chuẩn trên bề mặt sàng dẫn đến xúc đều với bề mặt của sàng
bột giấy đã rửa quay trở lại máy
rửa
Máy rửa cũ và có nhiều chỗ Sửa các lỗ thủng
thủng
Công ty đang sử dụng nước Tách riêng nước trắng phía trên và
trắng từ đáy của tháp nước phía dưới để sử dụng: Lấy nước trắng
trắng chứa nhiều xơ trên cùng để hòa loãng bột giấy ở
trong máy rửa và lớp nước dưới để
hòa loãng bột giấy đã rửa
Nước Máy rửa cũ, mức chân không Nghiên cứu đầu tư mới một máy rửa
chứa bột thấp, vì thế cần 2 máy rửa một lần
Giấy tuần hoàn từ nghiền 1 để Không cấp giấy tuần hoàn vào máy
làm đặc dung dịch,vì thế việc rửa. Nên lắp đặt một thiết bị làm đặc.
cấp vào máy rửa là không cần Bột giấy sang nghiền 1 có thể đi qua
thiết một thiết bị làm đặc, nước tách ra sẽ
được tuần hoàn
Nước Không có hệ thống thu gom và Thu gom nước thải từ máy rửa 2 để
tuần hoàn nước thải của máy dùng cho máy rửa 1
rửa
Thiết bị làm Bột giấy Thiết bị ly tâm rất cũ và chỉ có 3 Tăng thêm một cấp nữa cho máy ly
sạch ly tâm cấp tâm hoặc mua máy mới
W3

188,5 triệu
VND/năm
Sàng Bột giấy Mắt sàng to hơn hộp đầu Cố định hộp đầu vào thành sàng
W4 Nước Nước trắng không được tận Hợp lý hóa việc sử dụng nước trắng,
trắng dụng tối đa. Vẫn còn một số ví dụ dùng để pha loãng bột giấy trong
Lượng nhỏ, bước khác có thể sử dụng nước công đoạn định hình.
không định trắng mà hiện chưa thực hiện
lượng được
Ép và sấy Bột giấy Tỷ lệ giấy đứt cao (6%) do độ Tăng độ dai của bột giấy bằng cách
W5, W6 dai thấp nghiên cứu công nghệ tẩy
Giấy đứt do vận hành hoặc do Tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng
17,1 triệu tay nghề công nhân vận hành công nhân
VND/năm cho kém
W5
Tháp nước Bột giấy Hệ thống cũ và bị hư hại vì thế Duy trì hệ thống lắng - hoặc cụ thể
trắng việc tách nước khỏi bột không hơn là sửa chữa mặt côn phía trong
W7 hiệu quả của tháp
Nước bột Một phần nước trắng không Tăng cường sử dụng nước trắng để
336 triệu giấy được sử dụng bị chảy tràn ra giảm hiện tượng chảy tràn; thu gom
VND/năm cống nước tràn để sử dụng trong một dây
chuyền sản xuất khác

Các cơ hội SXSH đã được chia theo nhóm và được kết hợp một cách phù hợp sau khi đã thảo luận
nhóm và đã xây dựng được 12 giải pháp SXSH sau đây. Các giải pháp này đã được phân tích để
có thể phân chia thành các nhóm kỹ thuật khác nhau để ứng dụng.

84 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Phiếu công tác 13 B: Tóm tắt các dòng thải và khả năng áp dụng của các
giải pháp SXSH (Ví dụ)

GIẢI PHÁP SXSH NHÓM


QLNV KSQT KSTB CTTB TDCN TH SP
Nâng cao chất lượng bột giấy √
Thay thế sàng rửa hoặc sửa các √ √
chỗ thủng
Điều chỉnh dao bột trên máy rửa √ √
Sử dụng hợp lý nước trắng ở √
tháp
Đầu tư mua một máy rửa mới √
Đầu tư một thiết bị làm đặc bột √
làm từ giấy phế liệu
Tuần hoàn nước thải từ máy rửa √
2 để tái sử dụng trong máy 1
Tăng một cấp nữa cho rửa ly tâm, √ √
mua máy mớI
Điều chỉnh hộp đầu để cố định √
sàng
Sử dụng nước trắng một cách tối √
đa
Cải tiến tháp nước trắng √
Tổ chức đào tạo nâng cao cho √
nhân viên vận hành

Ghi chú: QLNV: Quản lý nội vi, KSQT: Kiểm soát quy trình, KSTB: Kiểm soát thiết bị, CTTB: Cải
tiến thiết bị, TDCN: Thay đổi công nghệ, TH: Tuần hoàn, SP: Cải tiến sản phẩm

4.3.2 Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội SXSH

Các giải pháp đã được xây dựng ở trên sẽ được kiểm tra tính khả thi. Quy trình
lọc bỏ nên đơn giản, nhanh và trực tiếp và thường chỉ mang tính chất định tính.
Mọi điểm cần phải thật rõ ràng, không nên có bất kỳ thành kiến mơ hồ nào. Mục
đích của việc lọc bỏ nhằm tránh tiến hành phân tích khả thi chi tiết không cần
thiết cho các cơ hội không thực tế hoặc không khả thi (ví dụ, thu hồi hóa chất
kiểu truyền thống, hoặc sử dụng phương pháp tẩy thuần tuý hydrogen peroxide).
Phiếu công tác 14 sẽ giúp nhận diện và liệt kê các cơ hội SXSH: (a) có thể triển
khai ngay mà không cần phân tích khả thi (các giải pháp rõ ràng); (b) cần phải
phân tích khả thi tỉ mỉ hơn; và (c) có thể loại bỏ. Trong bảng này chỉ cần đánh
dấu vào mục phù hợp, và không cần phân tích chi tiết.

PHIẾU CÔNG TÁC 14: Sàng lọc các cơ hội SXSH có thể thực hiện được

TT Cơ hội SXSH Phân loại


Triển khai ngay Phân tích thêm Loại bỏ
1
2
3
4
5

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 85
PHIẾU CÔNG TÁC 14: Sàng lọc các cơ hội SXSH khả thi (ví dụ)
Nhà máy giấy Việt Trì

Các giải pháp SXSH Triển khai Phân tích Loại bỏ


ngay thêm
Nâng cao chất lượng bột giấy √
Thay thế sàng rửa hoặc sửa các chỗ thủng √
Điều chỉnh dao bột trên máy rửa √
Sử dụng nước trắng ở tháp một cách hợp lý √
Đầu tư mua một máy rửa mới √
Đầu tư một thiết bị làm đặc bột giấy làm từ giấy phế liệu √
Tuần hoàn nước thải từ máy rửa 2 để tái sử dụng ở máy 1 √
Tăng một cấp nữa cho rửa ly tâm, mua máy mới √
Điều chỉnh hộp đầu để cố định sàng √
Sử dụng nước trắng một cách tối đa √
Cải tiến tháp nước trắng √
Tổ chức đào tạo nâng cao cho nhân viên vận hành √

4.4 Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH


Việc chọn một giải pháp SXSH để thực hiện đòi hỏi không chỉ phải xem xét tính
khả thi kinh tế-kỹ thuật mà còn phải có lợi cho môi trường. Danh sách các cơ hội
cần phân tích thêm ở trên sẽ được nghiên cứu theo các khía cạnh sau:

4.4.1 Nhiệm vụ 10: Tính khả thi kĩ thuật

Đánh giá tính khả thi kỹ thuật nhằm xác định xem liệu giải pháp SXSH được đề
xuất có thực hiện được với một ứng dụng cụ thể nào đó không. Việc đánh giá
thường bắt đầu bằng cách kiểm tra tác động của giải pháp đề xuất đối với quy
trình, sản phẩm, tỉ lệ sản xuất, an toàn, v.v… Nếu trong trường hợp có sự khác
biệt lớn so với thực hành quy trình hiện tại (ví dụ, tẩy ozone thay vì tẩy hypo
trong khâu sản xuất bột) thì có thể cần phải tiến hành thử nghiệm trong phòng thí
nghiệm và chạy thử để đánh giá tính khả thi kỹ thuật. Phiếu công tác 15 là một
bảng mẫu đặc thù để đánh giá về kỹ thuật.

Các biện pháp không có tính khả thi về kỹ thuật (do không có sẵn công nghệ,
thiết bị, không gian hoặc bất cứ lý do nào khác) cần phải đưa vào danh sách
riêng để các cán bộ kỹ thuật nghiên cứu kỹ hơn. Các giải pháp có tính khả thi về
mặt kỹ thuật thì sẽ được tiếp tục phân tích tính khả thi về mặt kinh tế.

86 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
PHIẾU CÔNG TÁC 15: Phân tích tính khả thi kỹ thuật

A) YÊU CẦU KỸ THUẬT


Nội dung Yêu cầu Sẵn có trong nước
Có Không
1 Phần cứng
Thiết bị
Thiết bị đo
Công nghệ
2 Không gian
3 Nhân lực
4 Dừng sản xuất
B) TÁC ĐỘNG KỸ THUẬT
Khu vực Tác động
Tích cực Tiêu cực
Sản lượng
Chất lượng sản phẩm
Tiết kiệm năng lượng
Hơi nước
Điện
Tiêu thụ hóa chất
An toàn
Bảo dưỡng
Độ linh hoạt khi vận hành
Khác

Phiếu công tác 15: Phân tích tính khả thi về kỹ thuật (ví dụ)

Giải pháp và mô tả Tính khả thi kỹ thuật / Yêu cầu về


Khôn Thiết bị Thời gian Bảo Đào An
g gian lắp đặt dưỡng tạo toàn
Giải pháp 1 – Nâng cao chất lượng Thấp sẵn có, Thấp (lắp Thấp Không Không
bột giấy chỉ cần đặt nhanh)
Nghiên cứu và cảI tiến quá trình sản một
xuất bột để nâng cao chất lượng bột, khoản
tiết kiệm nước và giảm thiểu chất đầu tư
thải ra môi trường.
Những nhiệm vụ đầu tiên là:
• Lắp đặt hệ thống thu hồi dịch
đen tại bước rửa sau nấu để
bảo quản nguyên liệu
• Nghiên cứu phương pháp tẩy
bằng peroxit

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 87
Giải pháp và mô tả Tính khả thi kỹ thuật / Yêu cầu về
Khôn Thiết bị Thời gian Bảo Đào An
g gian lắp đặt dưỡng tạo toàn
Giải pháp 2 – Sử dụng hợp lý nước Thấp Thấp Thấp Thấp Không Không
trắng từ tháp nước trằng (Hầu (nhanh)
Đầu tư một hệ thống để bơm lớp hết các
nước trắng ở phía trên của tháp. Vì thiết bị
thế, nước trắng sẽ được sử dụng cần
hiệu quả hơn: lớp đáy có thể dung thiết
để pha loãng bột, và lớp mặt dùng đều sẵn
để rửa bột. (Hiện tại, chỉ có bơm để có)
bơm nước từ đáy tháp)
Giải pháp 3 - Tuần hoàn nước thải Thấp Thấp Thấp Thấp Không Không
của rửa 2 để tái sử dụng cho rửa 1 (Hầu (nhanh)
Đầu tư một hệ thống tuần hoàn hết các
nước thải từ phần ra của rửa 2 để thiết bị
tái sử dụng ở rửa 1 nhằm tuần hoàn đều sẵn
bột và nước có)
Giải pháp 4 – Cải tiến tháp nước Không Thấp Thấp Thấp Không Không
trắng (Hầu (nhanh)
Đầu tư để cảI tiến phần lắng đã bị hết các
hỏng của tháp để lắng hiệu quả hơn thiết bị
và vì thế có thể thu hồI được nhiều đều sẵn
bột hơn có)
Giải pháp 5, và 6 Không thực hiện phân tích vì thiếu số liệu

Nhận xét: Trong số 12 giải pháp SXSH được xác định thì có 5 giải pháp có thể thực hiện ngay.
Những giải pháp này thường cần rất ít hoặc không tốn chi phí. Chỉ có những giải pháp cần phân
tích thêm thì cần phải xem xét về tính khả thi kĩ thuật và kinh tế. Phiếu công tác này đã được nhóm
SXSH điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của mình. Phân tích chi tiết như trong phiếu công tác
15 sẽ được thực hiện cho mỗi giải pháp SXSH như một bản thảo. Báo cáo tổng hợp sẽ như bảng
trình bày ở trên.

4.4.2 Nhiệm vụ 11: Tính khả thi kinh tế

Tính khả thi kinh tế thường là các thông số chính để ban lãnh đạo chấp nhận
hoặc từ chối đề xuất SXSH. Để mọi việc được thuận lợi thì cần phải có một vài
giải pháp SXSH thật hấp dẫn về mặt kinh tế để báo cáo lên ban lãnh đạo. Chiến
lược này sẽ giúp thu hút được sự quan tâm và cam kết cao hơn. Phân tích kinh
tế có thể được thực hiện bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, ví dụ, phương
pháp tính toán thời gian hoàn vốn, phương pháp IRR (tỷ lệ hoàn vốn nội tại),
phương pháp NPV (giái trị hiện tại ròng), v.v… Với các khoản đầu tư nhỏ, các
giải pháp ngắn hạn có tính khả thi kinh tế cao thì chỉ cần áp dụng phương pháp
đơn giản nhất là tính thời gian hoàn vốn là đủ. Phiếu công tác 16 dưới đây sẽ
giúp phân tích tính khả thi kinh tế. Phiếu này có thể được điều chỉnh cho phù hợp
với các giải pháp khác nhau, nhưng cần phải chú ý xây dựng nó càng đơn giản
và càng rõ ràng càng tốt.

Xin nhắc lại, không nên bỏ đi bất cứ giải pháp nào kể cả những giải pháp không
có tính khả thi về kinh tế. Có thể có một số giải pháp đem lại cải thiện đáng kể về
môi trường và vì thế, có thể được thực hiện dù không có tính hấp dẫn về kinh tế.

88 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
PHIẾU CÔNG TÁC 16: Phân tích tính khả thi về kinh tế

Tên/mô tả giải pháp SXSH


Đầu tư VND Tiết kiệm VND
Phần cứng Hơi nước
1 Điện
2 Hóa chất 1
3 Hóa chất 2
4 Bột
5 Nước
6 Nhân công
Thiết bị Giảm phí xử lý chất thải
Yêu cầu về đất Giảm phí thải bỏ chất thải
Chi phí khác Chi phí khác
TỔNG TỔNG
Chi phí vận hành hàng năm VND
Lãi
Khấu hao TIẾT KIỆM RÒNG = TIẾT KIỆM – CHI PHÍ VẬN
Bảo dưỡng HÀNH
Nhân công – tay nghề cao
Nhân công – tay nghề thấp
Hơi nước/ nhiên liệu HOÀN VỐN = (ĐẦU TƯ/TIẾT KIỆM RÒNG) X 12
Điện THÁNG
Hóa chất
Chi phí do dừng máy
Chi phí khác
TỔNG

Phiếu công tác 16: Tính khả thi kinh tế (ví dụ: Nhà máy giấy Việt Trì)
Giải pháp và mô tả Tính khả thi kinh tế
Chi phí đầu tư Chi phí vận hành Lợi ích/ tiết kiệm Hoàn
VND tăng thêm, VND vốn
GP 1 – Nâng cao chất Nghiên cứu: 20 372.540.000 đồng 463.520.000 đồng 10
lượng bột giấy triệu cho: từ: tháng
Nghiên cứu và cải tiến Thiết bị: 70
quy trình sản xuất bột để triệu Điện 2 máy bơm: giảm 0,5% kiếm
nâng cao chất lượng bột, (Bể dịch đen 10KW x 6 giờ/ngày nếu sử dụng dịch
3
tiết kiệm nước và giảm 1m : 2 triệu; x 300 ngày x 830 đen để bào vệ
thiểu phát thải ra môi Bơm dịch đen: đ/kWh = 14.940.000 nguyên liệu thô:
trường. 20 triệu; 500kg/tấn x 400
Các nhiệm vụ đầu tiên là: Đường ống Nhân công để duy tấn/tháng x 12
• Lắp đặp hệ thống thu (Φ100, 200m): trì nguyên liệu thô: tháng x 3.200đ/kg x
hồi dịch đen tại bước 22 triệu; 800.000 đ/tháng x 0,5% = 38.400.000
rửa/ sau công đoạn Bơm thể tích: 6 12 tháng =
nấu để bảo vệ triệu; Lắp đặt: 2 9.600.000 Giảm 20kg clo/tấn
nguyên liệu triệu) sản phẩm:
• Nghiên cứu phương Peroxit (10kg/tấn bột 500 tấn/tháng x 12
pháp tẩy bằng peroxit giấy): tháng x 15 kg x
500 tấn/tháng x 12 3800đ/kg =
tháng x 10kg x 5800 342.000.000
đ/kg = 348.000.000

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 89
Giải pháp và mô tả Tính khả thi kinh tế
Chi phí đầu tư Chi phí vận hành Lợi ích/ tiết kiệm Hoàn
VND tăng thêm, VND vốn
GP 2 – Sử dụng hiệu quả 21 triệu VND 44.820.000 đồng 75.600.000 đồng 5
nước trắng trong tháp cho: điện chạy máy bơm từ: tháng
Đầu tư hệ thống bơm
nước trắng ở lớp mặt Bơm bột: 10 10Kw x 18 giờ/ngày Thu hồi 2% bột
trong tháp. Như vậy triệu x 300 ngày x giấy từ tháp nước
nước trắng sẽ được sử 830đ/Kwh = trắng
dụng hiệu quả hơn: lớp Ống (Φ150, 44.820.000 đồng 7000 tấn/năm x
nước dưới cùng có thể 50m): 10 triệu 7,2kg/tấn x 25% x
dùng để hòa loãng bột 6000 đ/kg =
giấy và lớp nước trên Lắp đặt: 1 triệu 75.600.000 đồng
dùng để rửa. (Hiện nay,
chỉ có bơm từ đáy tháp)
GP 3 – Tuần hoàn nước 37 triệu đồng 33.615.000 đồng 112.000.000 đồng 6
thải từ rửa 2 để tái sử cho cho: từ: tháng
dụng trong rửa 1
Máy bơm bột: Điện chạy máy bơm Giảm tiêu thụ nước
3
Đầu tư một hệ thống tuần 15 triệu 7,5KW x 18 15m /tấn sản phẩm
hoàn nước thải từ rửa 2 giờ/ngày x 300 ngày 7000 tấn/năm x
để tái sử dụng trong rửa Ống (Φ150, x 830đ/KWh = 20m3/tấn x 500
1 để tuần hoàn bột giấy 50m): 10 triệu 33.615.000 đồng đ/m3 = 70.000.000
và nước đồng
Bể chứa nước
thải (10m3): 10 Thu hồi 1kg bột
triệu giấy/1 tấn sản
phẩm
Lắp đặt: 2 triệu. 7000 tấn/năm x 1
kg/tấn x 6000 đ/kg
= 42.000.000 đồng
GP4 – Cải tiến tháp nước 40 triệu VND để Không 42.000.000 đồng 12
trắng cải tiến bộ phận từ: tháng
Đầu tư cải tiến bộ phận lắng
lắng đã hư hại của tháp Thu hồi bột giấy
để quá trình lắng đạt hiệu trong nước trắng
quả cao hơn, từ đó thu 7000 tấn/năm x 1 x
hồi được nhiều bột giấy 6000đ/kg =
hơn 42.000.000 đồng

Nhận xét: Phân tích đã tiến hành khá chi tiết; điểm cần cải tiến duy nhất ở đây là với mỗi hoạt
động ta có thể dùng một phiếu như thế này để tính toán các khoản tiết kiệm. Nhưng đây không
phải là một quy tắc cứng nhắc và bất di bất dịch.

4.4.3 Nhiệm vụ 12: Tính khả thi môi trường

Các giải pháp SXSH phải được đánh giá từ khía cạnh tác động tới môi trường.
Có rất nhiều trường hợp, lợi ích môi trường thể hiện rất rõ ràng: giảm độc tính
và/hoặc lượng chất thải. Các tác động khác có thể là những thay đổi khả năng
xử lý, thay đổi về khả năng áp dụng các quy định về môi trường…. Ở các bước
đầu tiên, khía cạnh môi trường có vẻ như không phải là yếu tố thúc ép như các
khía cạnh kinh tế. Tuy nhiên, cần phải nhân thức rằng trong tương lai gần, và
hiện đã diễn ra ở các nước đang phát triển, các khía cạnh môi trường sẽ trở
thành yếu tố xem xét quan trọng nhất bất kể tính khả thi kinh tế là gì. Phiếu công
tác 17 là bản danh mục giúp đánh giá tính khả thi môi trường.

90 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
PHIẾU CÔNG TÁC 17: Phân tích tính khả thi môi trường

Tên/mô tả giải pháp


Môi trường Thông số Tác động môi trường
Định tính Định lượng
Không khí Bụi
Khí xx
Khác
Nước BOD
COD
TS
Khác
Chất thải rắn Chất thải rắn
Bùn hóa chất
Bùn hữu cơ

Phiếu công tác 17: Phân tích tính khả thi môi trường
(Ví dụ ở nhà máy giấy Việt Trì)
Giải pháp và mô tả Đánh giá môi trường

Giải pháp 1 – Nâng cao chất lượng bột giấy Giảm thể tích và tải lượng
Nghiên cứu và cải tiến quy trình sản xuất bột để nâng cao chất lượng ô nhiễm trong 500 m3
bột, tiết kiệm nước và giảm thiểu phát thải ra môi trường. nước thải xả vào môi
Các nhiệm vụ đầu tiên là: trường
• Lắp đặp hệ thống thu hồi dịch đen tại bước rửa/ sau công
đoạn nấu để bảo vệ nguyên liệu thô Tiêu thụ điện nhiều hơn
• Nghiên cứu phương pháp tẩy bằng peoxit
Giải pháp 2 – Sử dụng hiệu quả nước trắng trong tháp Giảm tải lượng ô nhiễm
Đầu tư một hệ thống để bơm nước trắng ở lớp mặt trong tháp. Như trong nước thải;
vậy nước trắng sẽ được sử dụng hiệu quả hơn: lớp nước dưới cùng 36 Kg SS/ ngày
có thể dùng để hòa loãng bột giấy và lớp nước trên dùng để rửa. Tiêu thụ điện nhiều hơn
(Hiện nay, chỉ có bơm từ đáy tháp)
Giải pháp 3 – Tuần hoàn nước thải từ rửa 2 để tái sử dụng trong Giảm thể tích nước thải:
rửa 1 20m3 / tấn sản phẩm
Đầu tư một hệ thống thu hồi nước thải từ rửa 2 để tái sử dụng trong Giảm tải lượng ô nhiễm
rửa 1 để tuần hoàn bột giấy và nước trong nước thải
Tiêu thụ điện nhiều hơn
Giải pháp 4 – Cải tiến tháp nước trắng Giảm tải lượng ô nhiễm
Đầu tư cải tiến bộ phận lắng đã bị hư hại cho tháp để quá trình lắng trong nước thải
đạt hiệu quả cao hơn từ đó thu hồi được nhiều bột giấy hơn

Nhận xét: Bản phân tích trên chưa chi tiết về lượng ô nhiễm COD và BOD. Tuy nhiên
các dòng thải từ công đoạn xeo không chứa tải lượng ô nhiễm hữu cơ ở mức cao, vì thế
mà dễ điều chỉnh. Nhưng chi phí xử lý cũng cần xem xét khi tính toán khả thi kinh tế.

4.4.4 Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp để thực hiện

Sau khi đã đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường, ta sẽ lựa chọn các giải
pháp SXSH để triển khai. Hiển nhiên là các giải pháp hấp dẫn nhất chính là
những giải pháp có lợi ích kinh tế lớn nhất, tính khả thi kỹ thuật cao. Tuy nhiên,
ngày càng có nhiều trường hợp, đặc biệt là khi chịu áp lực, thì các yếu tố về môi

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 91
trường lại là tiêu chí lựa chọn đầu tiên. Có nhiều trường hợp khi có rất nhiều giải
pháp SXSH được xây dựng thì sẽ dẫn đến khó khăn trong việc chọn lựa cũng
như đặt ưu tiên thực hiện cho các giải pháp. Phiếu công tác 18 sẽ giúp đánh giá
và lập thứ tự ưu tiên để thực hiện các giải pháp. Ta cũng cần xác định các nguồn
lực cần thiết (tài chính, nhân lực, thời gian, v.v…) và xây dựng một kế hoạch
thực hiện. Phiếu được cho điểm theo phương pháp chuyên gia, dựa trên nhận
xét chủ quan của các thành viên.

PHIẾU CÔNG TÁC 18: Lựa chọn các giải pháp SXSH để thực hiện

Khả thi Khả thi Khả thi Tổng điểm Hạng


Giải pháp SXSH kỹ thuật (25) kinh tế (50) môi trường (25)
T TB C T TB C T TB C

Ghi chú: Hệ số 25, 50, 25 chỉ mang tính ví dụ. Điểm được cho với loại khả thi thấp (T): 0-5, trung
bình (TB): 6-14, cao (C): 15-20

Phiếu công tác 18: Lựa chọn các giải pháp SXSH để thực hiện
(ví dụ tại nhà máy giấy Việt Trì)

TT Giải pháp SXSH Tính khả thi Tổng Xếp


Kỹ thuật Kinh tế Môi trường điểm loại
30% 50% 20% chung
1 Nâng cao chất lượng 5 1,5 5 2,5 3 0,6 4,6 1
bột giấy
2 Sử dụng hiệu quả 5 1,5 4 2 3 0,6 4,1 2
nước trắng trong tháp
3 Tuần hoàn nước thải 3 0,9 3 1,5 5 1 3,4 4
từ rửa 2 để tái sử dụng
ở rửa 1
4 Cải tiến tháp nước 3 0,9 3 1,5 5 1 3,4 4
trắng
5 Đầu tư thiết bị làm đặc 2 0,6 -3 -1,5 4 0,8 -0,1 5
bột giấy từ giấy phế
liệu
6 Đầu tư thiết bị làm
sạch ly tâm mới
7 Đầu tư thiết bị rửa mới 2 0,6 -5 -2,5 5 1 -0,9 6

Trong ví dụ này, điểm được cho như sau:

Kỹ thuật Kinh tế Môi trường Điểm


Cao: rất dễ thực hiện Cao: thời gian hoàn vốn dưới Cao: mức giảm ô nhiễm +5
1 năm cao
Trung bình: Dễ thực hiện Trung bình: Thời gian hoàn Trung bình: Giảm phần +3
vốn dưới 3 năm nào ô nhiễm
Thấp: Có thể thực hiện Thấp: Không thay đổi Thấp: Ô nhiễm không 0
được thay đổi
Khó thực hiện Chi phí vận hành cao hơn Ô nhiễm hơn -3
Rất khó thực hiện Đầu tư cao + các chi phí vận Ô nhiễm hơn nhiều -5
hành cao hơn

Nhận xét: Công ty theo các yêu cầu của mình đã ưu tiên hơn cho khả thi kỹ thuật hơn là khả thi
môi trường. Tiêu chí cho điểm đã được công ty xác định nhu trong bảng trên.

92 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
4.5 Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
Sau khi lựa chọn các giải pháp sẽ được triển khai thực hiện, có rất nhiều giải
pháp có thể thực hiện được ngay, nhưng cũng có nhiều giải pháp khác lại yêu
cầu phải có một kế hoạch mang tính hệ thống để triển khai.

4.5.1 Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện

Nhóm SXSH cần phải chuẩn bị cho bản thân cũng như những người liên quan
khác trong nhà máy để triển khai giải pháp đã chọn. Công tác chuẩn bị có thể
bao gồm xin phê duyệt tài chính, yêu cầu phối hợp từ các bộ phận có liên quan,
thiết lập các mối liên kết trong trường hợp các giải pháp có liên quan đến nhiều
bộ phận, v.v… Các công việc này, ngoài khía cạnh kỹ thuật, còn cần phải được
những người liên quan thực hiện cẩn thận để đảm bảo rằng sự hỗ trợ và cộng
tác của họ được liên tục xuyên suốt giai đoạn triển khai. Liên kết tốt, nhận thức
tốt và trao đổi thông tin tốt rất có ích cho công việc thực thi các giải pháp. Các
bảng kiểm định công việc liên quan, các bộ phận phòng ban cần phải liên hệ, các
địa chỉ cần biết, v.v… cũng rất hữu ích. Phiếu công tác 19 sẽ hỗ trợ cho việc lập
kế hoạch triển khai. Phiếu này ghi lại những người chịu trách nhiệm triển khai,
theo dõi tiến độ triển khai và hạn hoàn thành. Phiếu này cũng cho thấy tổng quan
về những lợi ích kinh tế và môi trường để có thể so sánh với các kết quả thực tế
đạt được sau quá trình triển khai.

PHIẾU CÔNG TÁC 19: Kế hoạch triển khai

Giải pháp Ngày Người Kết quả Đánh giá tiến độ


được chọn triển khai phụ trách Kinh tế Môi trường Phương Giai đoạn
Dự Thực Dự Thực pháp
kiến kiến

Phiếu công tác 19: Kế hoạch triển khai (Ví dụ: Nhà máy giấy Việt Trì)

Kế hoạch triển khai cho giải pháp thực hiện ngay

Các giải pháp SXSH Chịu trách nhiệm Hạn thực hiện
Thay sàng rửa hoặc sửa những Bộ phận giấy Kiểm tra thường xuyên và thay
lỗ thủng thế nếu cần thiết
Điều chỉnh lưỡi dao bột ở thiết bị Bộ phận giấy Tháng 5/2000
rửa
Điều chỉnh hộp đầu để cố định Bộ phận cơ khí Tháng 4/2000
sàng
Tối đa hóa sử dụng nước trắng Bộ phận giấy Tháng 6/2000
Tổ chức đào tạo nâng cao cho Phòng nhân sự và đào tạo Định kỳ tổ chức tập huấn và
công nhân vận hành kiểm tra chất lượng mỗi năm
một lần

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 93
Kế hoạch triển khai cho giải pháp đã thực hiện nghiên cứu khả thi

Các giải pháp SXSH Ưu tiên Chịu trách nhiệm Hạn thực Các thông số quan
hiện trắc
Nâng cao chất lượng bột 1 Phòng kỹ thuật Tháng Tiêu thụ hóa chất
giấy 6/2000 trong khâu nấu, tẩy,
khoảng thời gian đứt
giấy
Sử dụng hiệu quả nước 2 Phòng kỹ thuật và bộ Tháng Bột giấy bị lãng phí
trắng trong tháp phận giấy 9/2000
Cải tiến tháp nước trắng 3 Phòng cơ khí và phòng Tháng Bột giấy bị lãng phí
kỹ thuật 12/2000
Tuần hoàn nước thải từ rửa 4 Phòng kỹ thuật và bộ Tháng Nước thải ở máy rửa
2 để sử dụng ở rửa 1 phận giấy 12/2000

Kế hoạch triển khai cho giải pháp cần nghiên cứu sâu

Các giải pháp SXSH Hạn tiến hành nghiên cứu Chịu trách nhiệm
khả thi
Đầu tư thiết bị rửa mới Tháng 12/2000 Phòng kỹ thuật
Đầu tư thiết bị làm đặc bột giấy từ giấy Tháng 9/2000 Phòng kỹ thuật
phế liệu
Lắp đặt thêm một cấp cho thiết bị làm Tháng 3/2001 Phòng kỹ thuật
sạch ly tâm hoặc đầu tư thiết bị làm
sạch mới

4.5.2 Nhiệm vụ 15: Triển khai các giải pháp

Việc triển khai các giải pháp SXSH cũng tương tự như các cải tiến công nghiệp
khác và không cần phải mô tả quá chi tiết ở đây. Các nhiệm vụ bao gồm chuẩn
bị sơ đồ và bản vẽ, chế tạo/mua sắm thiết bị, và vận chuyển đến công trường,
lắp đặt và vận hành. Khi cần có thể tiến hành đào tạo nhân lực song song vì
ngay cả những giải pháp tuyệt vời nhất cũng có thể bị thất bại do không được
tiếp quản bởi những người được đào tạo đầy đủ. Nhóm triển khai cần biết rõ về
công việc cũng như mục đích công việc ở mức độ có thể, vì có những gợi ý hữu
ích thường xuất phát từ đội triển khai.

4.5.3 Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả

Cuối cùng, các giải pháp được triển khai cần phải được quan trắc để đánh giá
việc thực hiện. Các kết quả thu được cần phải phù hợp với những gì đã ước
tính/tính toán trong đánh giá kỹ thuật; và các nguyên nhân sai lệch, nếu có, cũng
phải được nêu ra. Có thể dùng phiếu công tác 19 để thực hiện mục tiêu này. Các
vấn đề sắp xảy ra cần phải đặc biệt đánh dấu và lưu tâm. Cần phải chuẩn bị bản
báo cáo đầy đủ để trình lên ban lãnh đạo. Những người có liên quan cần phải
được biết các kết quả này. Công tác triển khai chỉ được coi là kết thúc sau khi
thực hiện thành công và duy trì hoạt động ổn định trong một thời gian đủ dài.

94 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Ví dụ về các lợi ích SXSH năm 2000 tại nhà máy giấy Việt Trì
Tên nguyên liệu/nguồn lực Các lợi ích kỹ thuật Các lợi ích kinh tế,
Trước Sau SXSH % thay đổi triệu VND/năm
SXSH
Sản phẩm, tấn 9.000 11.000 2 Chưa xác định
Bột giấy kg/tấn 1.062 1.000 -6 4,092
3
Nước (m /tấn sản phẩm) 330 280 -15 275
Kiềm, kg/tấn 536 522 -2.6 308
Clo, kg/tấn 154 95 -39 1,160
Peoxit, kg/tấn 0 7 - -300
Các hóa chất khác - - - -3.608
Than đá 1, kg/tấn 1.169 1.082 -8 266
Than đá 2, kg/tấn 149 199 +33 -500
Tiêu thụ điện, KWh/tấn 1094 1054 3.6 300
Chi phí điện do duy trì tính ổn 700
định của nguồn cấp
Tổng 2.286 triệu VND
Thời gian hoàn vốn = Đầu tư/tiết kiệm=525.000.000 đ/ 2.286.000.000 đ= 0,23 năm = 2,7 tháng.
Như vậy là chỉ khoảng sau gần 3 tháng đầu tư, SXSH sẽ hoàn vốn.
Các lợi ích môi trường:
3
Giảm 550.000 m nước thải/năm
Giảm 330 tấn khí nhà kính - GHG/phát thải năm

4.6 Bước 6: Duy trì hoạt động SXSH


Thách thức lớn nhất cho các hoạt động SXSH ở các nhà máy nhỏ là làm thế nào
để duy trì bền vững chương trình SXSH. Thành công của chương trình SXSH dễ
bị tiêu tan, và nhà máy lại trở về tình trạng như ban đầu. Sự nhiệt tình và tốc độ
của đội SXSH cũng có xu hướng trùng xuống. Thường thì lãnh đạo cao nhất là
người chịu trách nhiệm cho những cái kết bi kịch đó. Rút bỏ cam kết, chi phí sản
xuất phụ trội, không có chính sách khen thưởng và khích lệ công việc và hoán
đổi các ưu tiên chính là những lý do thường gặp phải mà chúng ta cần phải kiểm
tra và tránh. Việc quan trắc và xem xét lại các giải pháp đã triển khai cần phải
được trình bày để có thể khích lệ được mong muốn giảm thiểu chất thải. Cần
phải có nỗ lực để tích hợp SXSH vào quy trình lập kế hoạch thường ngày của
công ty. Việc tham gia của nhiều nhân viên và khen thưởng cho người xứng
đáng sẽ là một chìa khóa chắc chắn để đảm bảo sự bền vững của chương trình.
Triển khai xong các giải pháp SXSH trong khu vực đã nghiên cứu, nhóm SXSH
nên trở lại bước 2 – Phân tích quy trình – tiến hành xác định cũng như lựa chọn
các bước quy trình gây lãng phí tiếp theo. Chu trình này sẽ lại diễn ra liên tục tới
khi tất cả các bước đã được thực hiện đầy đủ. Khi đó tại bước đầu tiên được
triển khai, các cơ hội SXSH khác sẽ có thể xác định được, và điều này cho phép
tiếp tục chu trình. Nói tóm lại, triết lý SXSH cần phải được xây dựng ngay chính
trong công ty. Điều này có nghĩa là SXSH cần phải trở thành một phần không thể
tách rời của hoạt độngsản xuất của công ty. Mọi chương trình SXSH thành công
cho tới nay đều áp dụng triết lý này.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 95
5 Trở ngại trong việc thực hiện SXSH và cách khắc
phục

Chương này đề cập đến các trở ngại khác nhau khi tiến hành Đánh giá SXSH. Đồng thời các biện
pháp khắc phục các trở ngại này cũng được đề xuất. Các biện pháp này có thể thuộc phạm vi
ngành hoặc cũng có thể là các quyết định mang tính chính sách của chính phủ.

Gần đây SXSH đã được chứng minh là một trong những cách thức tiếp cận chủ
động nhằm nâng cao khả năng sinh lợi, cải thiện môi trường làm việc và giảm ô
nhiễm trong ngành sản xuất giấy và bột giấy. Tuy nhiên, còn tồn tại một số loại
rào cản có thể làm ngừng trệ hoặc cản trở tiến độ của một chương trình SXSH.
Chương này sẽ bàn đến một số rào cản đối với việc triển khai chương trình
SXSH, gồm:
• Rào cản thái độ

• Rào cản hệ thống


• Rào cản tổ chức
• Rào cản kỹ thuật
• Rào cản kinh tế
• Rào cản chính phủ

Việc xác định các trở ngại thường sẽ hỗ trợ phát sinh ra những gợi ý để vượt
qua. Vì thế chương này sẽ đưa ra nhiều biện pháp để đối phó và gỡ bỏ các rào
cản. Đây là những bước chủ động, tích cực mà những người ủng hộ SXSH có
thể áp dụng để khắc phục trở ngại khi xây dựng ý tưởng và thực hành mới
thường kìm hãm chương trình SXSH.

Thứ tự trình bày các rào cản cũng như giải pháp trong phần này phản ảnh trình
tự mà các rào cản thường phát sinh. Tuy nhiên, cách phân loại này không phải là
bắt buộc áp cho tất cả các nhà máy, bởi lẽ các rào cản gặp phải trong bất kỳ nhà
máy nào cũng đều có thể là kết quả của nhiều cản trở đồng thời. Xin có lời
khuyên cho các cán bộ lãnh đạo nhà máy là những rào cản cũng như biện pháp
cần phải được xác định cụ thể cho từng doanh nghiệp và không bao giờ có biện
pháp chung nào phù hợp cho mọi doanh nghiệp.

5.1 Các rào cản thái độ


Thái độ phản ảnh trong các câu nói như “Sẽ luôn phải chịu tốn kém nếu quan
tâm đến môi trường” và “SXSH trong thời gian tới là điều không tưởng” vẫn còn
phổ biến trong công nghiệp. Tuy nhiên những cách nhìn này sẽ ít đi nếu xem xét
đến kinh nghiệm thực tiễn hoặc ước tính chi phí thực tế, và vì thế, đó chính là
các ví dụ hoàn hảo về những rào cản thái độ cản trở doanh nghiệp quan tâm các
giải pháp SXSH. Các đánh giá SXSH hoặc các nghiên cứu khác thường chỉ ra
rằng nhiều loại rào cản khác nhau được đưa ra dưới các thuật ngữ tài chính

96 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
hoặc kỹ thuật nhưng kỳ thực lại là vấn đề thái độ. Ta có thể phân loại rào cản
thái độ như sau:
• Bàng quan với các vấn đề quản lý nội vi và môi trường

• Không muốn thay đổi

5.1.1 Bàng quan với các vấn đề quản lý nội vi và môi trường

Quản lý tốt nội vi mang tính văn hóa nhiều hơn là kỹ thuật. Rất nhiều doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là những doanh nghiệp gia đình và vì vậy hiểu biết về
văn hóa quản lý nội vi chưa đầy đủ. Các doanh nghiệp này từ khi hình thành đã
không có được một hệ thống quản lý chuyên nghiệp. Từ những người công nhân
đến người điều hành cao nhất đều coi những thiếu sót trong quản lý nội như một
phần tất yếu của hoạt động công nghiệp chứ không phải là do lỗi quản lý hoặc
hiệu quả kém. Lối suy nghĩ này trong công nghiệp đã gây ra các vấn đề môi
trường, là kết quả do sự thờ ơ trước các vấn đề môi trường và một hệ thống
đánh giá không đúng mức các vấn đề môi trường khi chỉ quan tâm tới các chiến
lược kinh doanh vì mục đích kiếm lời trong thời gian ngắn.

5.1.2 Không muốn thay đổi

Nhân sự của nhà máy thường không muốn thay đổi do sợ thất bại hoặc do
không hiểu biết. Rất nhiều công nhân vận hành không được đào tạo một cách
chính quy và ngần ngại trước các hoạt động thử nghiệm vì họ sợ rằng những
thay đổi so với thực hành tiêu chuẩn làm họ mất khả năng kiểm soát quy trình và
giảm năng suất. Vì thế mà người ta thường từ chối thử nghiệm các giải pháp
SXSH. Sự e ngại đó chính là nền tảng phát sinh hội chứng “Đừng bắt tôi là
người đầu tiên” (NMF –not me first), nghĩa là người ta không sẵn sàng thử bất kỳ
ý tưởng nào nếu như chưa được thực hiện thành công ở đâu đó trước.

5.1.3 Các biện pháp khắc phục các rào cản thái độ

Các giải pháp sau đây rất có hiệu quả để đối phó với các rào cản thái độ:

• Thành công sớm


• Có sự tham gia của công nhân
• Khích lệ hoạt động thử nghiệm
• Công bố những thành công đầu tiên về SXSH

Thành công đầu tiên về SXSH

Những thành công đầu tiên có thể khích lệ ban lãnh đạo cũng như công nhân
vận hành và quản đốc để tiếp tục các thử nghiệm SXSH. Các đánh giá trước hết
cần phải nhận diện các giải pháp hiển nhiên với chi phí thấp hoặc không tốn chi
phí. Các giải pháp này dẫn đến việc loại bỏ các thiếu sót trong quản lý nội vi, bảo
dưỡng và kiểm soát quy trình, có con số tiết kiệm tài chính rõ ràng, và thường
được xác định trong cuộc khảo sát thực địa lần đầu tiên tại công ty.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 97
Có sự tham gia của công nhân

Để loại bỏ được các rào cản ý thức trong toàn bộ đội ngũ công nhân viên của
doanh nghiệp, thì ngay từ đầu mọi nhân viên đều phải được tham gia xây dựng
các giải pháp SXSH.

Khích lệ các hoạt động thử nghiệm (Đặc biệt là với các giải pháp chi phí
thấp hoặc không tốn phí).

Nỗi lo sợ về thất bại và những điều vô hình có thể được loại bỏ bằng những
hướng dẫn cụ thể đúng trọng tâm để thử nghiệm như sửa đổi quy trình làm việc
hoặc chọn loại nguyên liệu thô hoặc các phụ gia thay thế. Để hạn chế tối đa rủi
ro, các hoạt động thử nghiệm nên bắt đầu bằng những thực hành không tốn chi
phí hoặc chi phí thấp, chẳng hạn như cải thiện công tác quản lý nội vi và tối ưu
hóa quy trình, và dần dần sẽ mở rộng dựa trên các bài học kinh nghiệm thu
được.

Công bố những thành công ban đầu trong thực hiện SXSH:

Các nhà máy nên nhấn mạnh những lợi ích cả về tài chính lẫn môi trường của
những thành công ban đầu trong thực hiện SXSH để nâng cao nhận thức trong
toàn thể lực lượng lao động và duy trì sự cam kết cũng như sự tham gia của
những người có thẩm quyền quyết định chính.

5.2 Các rào cản mang tính hệ thống


Các dữ liệu quan trắc sản xuất và các quy trình thông thường để phân tích dữ
liệu có ý nghĩa rất quan trọng giúp tránh được những cuộc thảo luận mang tính
chủ quan và phiến diện trong khi tiến hành đánh giá SXSH. Việc thu thập dữ liệu
và xây dựng các hệ thống thông tin trong nội bộ công ty là điều kiện tiên quyết để
thiết lập lên một cơ sở chính xác và đáng tin cậy trong SXSH và các hoạt động
khác.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng các lợi ích kinh tế mang tính tức thời của việc
không lưu giữ hồ sơ sản xuất có thể làm lu mờ các ưu điểm của hoạt động thu
thập và đánh giá dữ liệu một cách thích hợp nhằm hương tới tối ưu hóa quy trình
sản xuất. Mặc dù việc thu thập các dữ liệu nền là một điều kiện quan trọng để
bắt đầu các hoạt động SXSH nhưng thường thì các công việc này chưa phải bắt
buộc phải làm ngay cho tới khi những thiếu sót trong quản lý nội vi và bảo dưỡng
thiết bị được hoàn toàn loại bỏ. Các rào cản mang tính hệ thống có thể được xác
định như sau:

• Thiếu kỹ năng quản lý chuyên nghiệp,

• Các hồ sơ sản xuất sơ sài,

• Các hệ thống quản lý không đầy đủ và kém hiệu quả,

98 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
5.2.1 Thiếu các kỹ năng quản lý chuyên nghiệp

Hiện nhiều công ty vẫn có thể còn có sự thiếu hụt trong những lĩnh vực sau
thuộc các kỹ năng quản lý chuyên nghiệp:

• Kỹ năng lãnh đạo: rất ít chủ doanh nghiệp hoặc những người có quyền
quyết định là những nhà quản lý chuyên nghiệp và thường không thực
hiện đúng vai trò lãnh đạo và dẫn dắt cần thiết để phát triển doanh
nghiệp. Kết quả là nhân viên bị hạn chế tư duy sáng tạo trong những
công việc chi tiết hàng ngày mà không có các mục tiêu cho tương lai.

• Kỹ năng giám sát: Những người quản đốc trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ thường là những người được cử lên vì họ có thành tích tốt trong
công việc mà không phải là người đã được đào tạo kỹ năng giám sát:
như hướng dẫn, quản lý và dẫn dắt những người công nhân khác. Vì vậy
mà những người công nhân vận hành thường xem các quản đốc như
những đồng nghiệp cấp cao thay vì xem họ như những quản đốc phân
xưởng người có những chỉ đạo và tầm nhìn rộng, và là người chịu trách
nhiệm trước họ.

5.2.2 Các hồ sơ sản xuất sơ sài

Các nhà máy thường không thực hiện được đầy đủ công tác ghi chép hồ sơ tiêu
thụ nước, năng lượng, nguyên liệu; kiểm kê hóa chất, nhiên liệu và nguyên liệu
thô; các phiếu ghi chép hàng ngày tại xưởng về thông tin đầu vào, đầu ra, thời
gian dừng máy, v.v...; hoặc các ghi chép về môi trường như chất lượng và khối
lượng chất thải lỏng, rắn và khí. Do duy trì hoạt động ghi chép hồ sơ nên các kỹ
năng phân tích đánh giá dữ liệu không được rèn rũa, đây là một thiếu sót làm
ảnh hưởng đến việc xác định các giải pháp một cách có hệ thống.

5.2.3 Các hệ thống quản lý không đầy đủ và kém hiệu quả

Khi không có một hệ thống quản lý tốt, thì các luồng chức năng, trách nhiệm báo
cáo, và trách nhiệm công việc sẽ không được rõ ràng. Sự mơ hồ về các tiêu chí
thực hiện sẽ làm cho công nhân lẩn tránh các công việc không thường lệ như
các giải pháp liên quan đến SXSH. Các lỗ hổng trong hệ thống quản lý đặc biệt
rõ ràng trong các khía cạnh sau:

• Nâng cao tính chuyên nghiệp cho công nhân: rất nhiều công ty chưa thực
hiện đầy đủ hoặc không thực hiện công tác đào tạo một cách hệ thống
nhằm nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân vì vậy mà người
công nhân đã không được cập nhật với những khái niệm mới trong công
nghiệp như SXSH.

• Lập kế hoạch sản xuất: Các kế hoạch sản xuất thường được lập trên cơ
sở từng ngày một, điều này làm cản trở công việc lâu dài mang tính hệ
thống, chẳng hạn như việc thu thập số liệu đầu vào hoặc đánh giá tác
động cho các biện pháp đã triển khai.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 99
5.2.4 Các biện pháp khắc phục rào cản mang tính hệ thống

Các biện pháp khắc phục sau đây được đưa ra nhằm giải quyết các cản trở
mang tính hệ thống:

• Lập hồ sơ và bản vẽ sơ đồ nhà máy chi tiết đầy đủ

• Xây dựng bộ phận bảo dưỡng SXSH trong nội bộ công ty

• Đào tạo một nhóm SXSH cấp nhà máy

• Xây dựng các chỉ số quản lý đơn giản

• Phat động quản lý tốt nội vi từ ở tất cả các cấp.

• Quảng bá các ví dụ thành công

Lập hồ sơ và bản vẽ sơ đồ nhà máy chi tiết đầy đủ

Các nhà máy có thể hoàn thiện các bản vẽ sơ đồ và tài liệu về cơ sở mình bao
gồm tất cả những dự án sửa chữa và mở rộng công suất gần đây nhất. Các tài
liệu này sẽ là nguồn thông tin quan trọng cho công tác phân tích và đánh giá dữ
liệu trong các đánh giá SXSH.

Xây dựng bộ phận bảo dưỡng SXSH trong nội bộ công ty

Thông thường, các công ty có bộ phận bảo dưỡng nội bộ và các thiết bị chế tạo
cơ bản sẽ luôn đi trước một bước so với các công ty phải phụ thuộc vào các nhà
thầu bảo dưỡng và sửa chữa bên ngoài.

Đào tạo một nhóm SXSH của nhà máy

Việc tổ chức một cuộc tập huấn cho nhóm SXSH của nhà máy khi bắt đầu tiến
hành đánh giá SXSH là một trong những khuyến cáo hàng đầu. Cuộc tập huấn
này cần phải làm rõ các mục tiêu SXSH – giảm các tác động môi trường bằng
cách nâng cao hiệu quả sản xuất – và chứng minh được những lợi ích của việc
sản xuất có kế hoạch và sự cần thiết phải thu thập và đánh giá các hồ sơ sản
xuất mang tính thực chất. Công ty cũng cần phải chú ý minh họa những phương
pháp giải quyết vấn đề, nếu có kèm các ví dụ của chính công ty thì càng tốt,
chẳng hạn như những thiếu sót trong quản lý nội vi hoặc bảo dưỡng. Để có
được những kết quả tốt nhất, những người ra quyết định chủ chôt, bao gồm cả
chủ sở hữu doanh nghiệp lẫn các quản đốc phân xưởng cần phải tham gia hoạt
động này.

Xây dựng các chỉ số quản lý đơn giản

Khi không có những kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, thì công ty cần xây dựng
các chỉ số đơn giản để giúp ban lãnh đạo và các quản đốc có thể kiểm soát được
các quy trình sản xuất và để hạn chế tối đa việc lãng phí nguyên liệu, nước và

100 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
năng lượng. Các chỉ số đơn giản như lượng nguyên liệu đầu vào và năng lượng
tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm đầu ra đã có thể là đủ để thể hiện được các lợi
ích khi cải thiện công tác quản lý nội vi, và là cơ sở khởi xướng các nỗ lực liên
tục trong vấn đề này.

Phát động quản lý nội vi ở tất cả các cấp

Như có thể thấy ở rất nhiều công ty đã thực hiện kiểm soát công tác quản lý nội
vi, công tác này sẽ được cải thiện khi có cấp lãnh đạo làm gương. Ban lãnh đạo
cao nhất của doanh nghiệp có thể đều đặn xác định những thiếu sót trong việc
quản lý nội vi, ví dụ như thiết bị và đường ống bị rò rỉ và nguyên liệu rơi tràn, và
theo dõi sát việc loại trừ những thiếu sót này.

Quảng bá các ví dụ thành công

Các ví dụ thực hiện SXSH thành công có thể giúp tạo ra và nâng cao nhận thức
về SXSH. Những trường hợp này cần phải được ghi chép lại chi tiết gồm các dữ
liệu trước và sau liên quan đến cả kinh tế và môi trường, qua đó chứng minh vai
trò quan trọng của hệ thống thông tin chính xác đối với sự thành công của
chương trình SXSH. Tài liệu và các cuộc hội thảo chung cũng như chuyên ngành
có thể là những biện pháp quảng bá hữu hiệu cho những thành công đạt được.

5.3 Các rào cản tổ chức


Cơ cấu tổ chức của một công ty có thể cản trở việc đưa vào áp dụng các thực
hành quản lý môi trường. Vì thế, việc đánh giá mối liên hệ của các nhiệm vụ và
trách nhiệm đến quản lý sản xuất và các vấn đề môi trường được phân chia như
thế nào trong công ty và khuyến nghị thay đổi để thuận lợi cho chương trình
SXSH là rất quan trọng. Quản đốc phân xưởng và các nhân viên kỹ thuật cần
tham gia vào nhóm dự án, cũng như sẽ hợp tác với các tư vấn viên bên ngoài.
Các rào cản mang tính tổ chức có thể được phân thành 3 nhóm tách biệt nhưng
liên quan với nhau (đặc biệt là trong các SMEs):

• Tập trung hoá quyền ra quyết định


• Quá chú trọng vào sản xuất
• Không có sự tham gia của công nhân.

5.3.1 Tập trung hoá quyền ra quyết định

Thường người đưa ra mọi quyết định là giám đốc điều hành, dù đó chỉ là những
quyết định về giải pháp đơn giản ít tốn kém. Các vị lãnh đạo này thường không
nắm được những tác động tích cực của các công cụ tạo động lực, ví dụ như
công nhận và tặng thưởng cho nhân viên hoặc các chế độ khen thưởng và khích
lệ. Không được chia sẻ trách nhiệm đưa ra quyết định, các nhân viên khác thiếu
chủ động tham gia các nhiệm vụ mới có tính thách thức như SXSH, và nếu thành
lập nhóm SXSH, các thành viên của nhóm có thể sẽ cho là họ không có vai trò gì
thực sự trong chương trình này.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 101
5.3.2 Quá chú trọng vào sản xuất

Sức ép sản xuất có thể dẫn đến việc không chú trọng dành thời gian và công sức
cần thiết để tiến hành đánh giá SXSH. Ở một số công ty, sự chú trọng này được
duy trì bởi thực tế là tiền lương cho công nhân được thanh toán theo hình thức
khoán sản phẩm, theo đó càng làm ra nhiều sản phẩm thì thu nhập của người
công nhân càng cao. Và trong một hệ thống kiểu này thì sẽ có khuynh hướng bị
bỏ qua vấn đề về SXSH và các tiêu chuẩn về quản lý nội vi để nâng cao số
lượng sản phẩm.

5.3.3 Không có sự tham gia của công nhân

Người lao động ở bộ phận sản xuất không tham gia vào các hoạt động SXSH trừ
phi họ được giám đốc điều hành ra lệnh. Các công nhân kỹ thuật thường gặp
phải tình trạng công việc quá tải và không có thời gian để tham gia vào thực hiện
đánh giá SXSH. Đôi khi họ đề cử các nhân viên trình độ thấp tham gia vào các
cuộc họp nhóm SXSH với lý do công việc quá tải.

5.3.4 Các biện pháp khắc phục các rào cản mang tính tổ chức

Các cơ chế đối phó với các rào cản mang tính tổ chức gồm:
• Chia sẻ thông tin
• Tổ chức nhóm dự án có năng lực
• Công nhận và khen thưởng những nỗ lực thực hiện SXSH
• Xác định chi phí đối với sản xuất và phát thải.

Chia sẻ thông tin

Chia sẻ các dữ liệu về chi phí giữa cán bộ quản lý và các công nhân vận hành sẽ
khuyến khích những công nhân vận hành làm việc cẩn thận hơn với các nguyên
liệu đắt tiền. Chia sẻ thông tin về các nguyên nhân hỏng thiết bị đã nhận diện
được hoặc các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, giữa các công nhân vận hành,
giữa người công nhân kỹ thuật và quản đốc, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp
cận giải quyết vấn đề để loại bỏ các nguyên nhân phát sinh lãng phí.

Tổ chức một đội dự án có năng lực

Một đội SXSH được tổ chức tốt và có năng lực là một điều kiện then chốt để
thực hiện đánh giá SXSH và loại bỏ các rào cản của SXSH. Tuy nhiên, việc thiết
lập một nhóm SXSH hiệu quả có thể không phải là một việc dễ dàng khi tính đến
khả năng ít được công nhận và mức độ ưu tiên dành cho hoạt động SXSH hiện
còn đang thấp, tỷ lệ tham gia công nhân ít, và cung cách quản lý chuyên quyền.
Vì thế cần phải tạo ra được thế cân bằng giữa tình huống mong muốn là một đội
dự án thực hiện tốt chức năng của mình - có thể tự mình xây dựng và thực thi
giải pháp SXSH - và tình huống phổ biến là cấu trúc tổ chức hạn chế quyền
quyết định và cản trở sự sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Các công ty nên chọn

102 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
đội trưởng là người có thẩm quyền quyết định việc thực thi chí ít là các giải pháp
chi phí thấp và không tốn chi phí. Nhóm này cũng cần phải có một hoặc vài vị
quản đốc và công nhân có liên quan trực tiếp nhất (các công nhân trong phân
xưởng).

Công nhận và khen thưởng các nỗ lực thực hiện SXSH

Khi nhóm đã nhận định và đánh giá được các cơ hội SXSH, thì công ty cần phải
thiết lập ra các cơ chế khích lệ động viên cho nhóm chẳng hạn như công nhận
rộng rãi về chương trình, các phần thưởng, và công bố những thành công ban
đầu.

Xác định chi phí sản xuất và phát thải

Để mở rộng phạm vi quản lý vượt ra ngoài quản lý thành phẩm nhằm tiến lên
một biện pháp quản lý toàn diện hơn về tính hiệu quả của sản xuất thì việc xác
định các chi phí cho từng yếu tố sản xuất khác nhau và dòng thải là vô cùng cần
thiết. Thông thường, các nhà quản lý có thể được khuyến khích thực hiện nhờ
những phép tính đơn giản về giá trị bằng tiền của nguyên liệu, hóa chất và
những sản phẩm bị thất thoát cho một dòng thải đặc biệt nào đó.

5.4 Các rào cản kỹ thuật


SXSH thường yêu cầu phải có những thay đổi kỹ thuật trong các hệ thống thiết
bị, công cụ, các nguyên liệu đầu vào, phụ gia, quy trình và thiết bị. Do việc triển
khai SXSH phụ thuộc vào công nghệ, các yếu tố kỹ thuật thường trở thành
những rào cản trong quá trình này. Các rào cản kỹ thuật trong các nhà máy hay
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có thể nhóm lại như sau:

• Năng lực kỹ thuật hạn chế

• Tiếp cận thông tin kỹ thuật còn gặp hạn chế

• Các hạn chế công nghệ

5.4.1 Năng lực kỹ thuật hạn chế

Với hầu hết các SMEs, năng lực sản xuất bị giới hạn trong phạm vi kinh nghiệm
của người công nhân mà hầu hết không có năng lực trình độ kỹ thuật để giám
sát, điều khiển và cải tiến công nghệ sản xuất. Các hạn chế về tay nghề kỹ thuật
có thể nằm dưới các dạng:

• Nguồn nhân lực không được đào tạo hoặc được đào tạo không đầy đủ:
không có nhân sự kỹ thuật trong công ty hoặc tại địa phương, vì vậy mà
nhiều công ty phải phụ thuộc vào các chuyên gia bên ngoài để tiến hành
đánh giá SXSH.

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 103
• Thiếu các phương tiện quan trắc: không có các phương tiện quan trắc để
triển khai đánh giá SXSH nên nhiều công ty phải phụ thuộc vào một số
lượng có hạn các cơ quan bên ngoài, chi phí tốn kém và thường có trụ
sở ở xa. Khi không có đầy đủ trang thiết bị quan trắc thì việc thu thập dữ
liệu nền sẽ bị ảnh hưởng.

• Các điều kiện bảo dưỡng còn hạn chế: Bộ phận bảo dưỡng tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thường chỉ được trang bị và cung cấp nhân sự vừa đủ
cho các hoạt động bảo dưỡng thông thường và đáng tiếc là như vậy thì
không có đủ khả năng ứng phó với các trường hợp sự cố thiết bị hư hỏng
xảy ra. Ở các công ty này, các công việc bảo dưỡng lớn như đại tu, quấn
lại động cơ và làm vệ sinh nồi hơi thường phải nhờ đến các công ty bên
ngoài với chi phí mà các SMEs đều e ngại và vì thế đã làm ảnh hưởng
đến công tác triển khai SXSH.

5.4.2 Tiếp cận thông tin kỹ thuật còn gặp hạn chế

Thông thường các SMEs hay gặp hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn thông
tin kỹ thuật và những trường hợp thành công về giảm tiêu thụ tài nguyên và các
kỹ thuật ít lãng phí. Ngoài ra, hầu hết các công ty đều không có tài liệu kỹ thuật
thích hợp. Các thông tin từ nước ngoài không phải lúc nào phù hợp hoặc không
phải là được viết riêng cho thực tế và quy mô kỹ thuật trong hoạt động của các
SMEs.

5.4.3 Các hạn chế về công nghệ

Các khoảng cách công nghệ vẫn còn tồn tại ở các SMEs bất chấp những nỗ lực
hiện đại hóa, do các quy trình lỗi và theo lối mòn đã biến đổi hầu hết công nghệ
cũ truyền thống thiếu nghiên cứu yếu tố kỹ thuật và hóa học cơ bản của hệ
thống. Chính sự bỏ qua này đã dẫn đến tình trạng tận dụng thiết bị không hiệu
quả, dưới mức tối ưu và rốt cuộc là phát thải ở mức độ cao.

5.4.4 Các biện pháp khắc phục rào cản kỹ thuật

Các nhà máy có khả năng vượt qua những rào cản kỹ thuật là những nơi có
công nhân được đào tạo những kỹ năng kỹ thuật phù hợp và không phải phụ
thuộc vào các nguồn bên ngoài về các nhu cầu chế tạo của công ty mình. Các
rào cản tiếp cận công nghệ phù hợp có thể được khắc phục thông qua các biện
pháp sau:

• Nhân viên có trình độ kỹ thuật cao

• Trang bị cơ sở vật chất cho công tác gia công tại nhà máy

• Quảng bá các ví dụ thành công khi áp dụng các kỹ thuật và công nghệ
SXSH

• Hỗ trợ theo nhu cầu cho công tác nghiên cứu và phát triển vì môi trường.

104 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Nhân viên có trình độ kỹ thuật cao

Những công ty sở hữu những công nhân có trình độ kỹ thuật sẽ gặp ít khó khăn
hơn khi bắt đầu tiến hành SXSH. Các nhân viên này có thể dễ dàng tiếp thu
những khái nhiệm mới về SXSH và có thể vận dụng phương pháp làm việc
chung trong những tình huống cụ thể tại công ty mình.

Trang bị cơ sở vật chất cho công tác gia công tại nhà máy

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có truyền thống tận dụng các thiết bị cũ, đã bị thải
ra ở nơi khác mang về sửa chữa để sử dụng theo một cách mới và cải tiến, và
qua đó tích lũy thêm trình độ chuyên môn trong việc tìm ra kỹ thuật sửa chữa
đơn giản nhưng thông minh. Đặc biệt các công ty thực hiện chế tạo tại chỗ (như
có các xưởng cơ khí, điện hay dân dụng) thì thường có những khả năng chuyên
môn đó để giúp họ có thể nhận diện ra các giải pháp SXSH hoặc biến những đề
xuất cải tiến mà các chuyên gia bên ngoài gợi ý thành các giải pháp.

Quảng bá các trường hợp thành công khi áp dụng các kỹ thuật và công nghệ
SXSH

Quảng bá các kỹ thuật và công nghệ SXSH thành công có thể tạo ra một
động lực mạnh mẽ để xóa bỏ những trở ngại kỹ thuật cố hữu. Việc phát hành
các tài liệu kỹ thuật SXSH và tổ chức các hội thảo và hội nghị chuyên đề là
những hoạt động hữu hiệu trong công tác quảng bá những thành công này. Để
chuẩn hóa việc thực hiện các kỹ thuật và công nghệ SXSH trong phạm vi ngành
thì các kỹ thuật cũng như công nghệ này cần phải được quảng bá tới các doanh
nghiệp thông qua các tổ chức trung gian như các cơ quan dịch vụ công nghiệp,
các tổ chức chuyên nghiệp, các hiệp hội công nghiệp và thậm chí là cả những
nhà cung cấp thiết bị.

Hỗ trợ theo nhu cầu cho các nghiên cứu và phát triển vì môi trường

Công tác nghiên cứu và phát triển sẽ giúp xóa bỏ những khu vực mà tại đó ngay
cả công nghệ tiến bộ nhất cũng không thể ngăn chặn được các vấn đề môi
trường theo các quy mô sản xuất đặc thù của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

5.5 Các rào cản kinh tế


Các rào cản kinh tế chính của SXSH là:

• Các ưu đãi tài chính chủ yếu ưu tiên khối lượng sản xuất hơn là các chi
phí sản xuất

• Nguyên liệu thô giá thấp và dễ kiếm

• Chính sách đầu tư hiện hành

• Vốn có chi phí cao và và khó tiếp cận

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 105
5.5.1 Các ưu đãi tài chính chủ yếu ưu tiên cho khối lượng sản xuất
hơn là chi phi phí sản xuất

Các ưu đãi tài chính phổ biến hiện nay, như miễn giảm về thuế thuế môn bài,
thuế thu nhập doanh nghiệp, v.v... chủ yếu liên quan đến khối lượng sản xuất và
rất ít hoặc không có liên quan gì tới các chi phí sản xuất. Vì thế các doanh
nghiệp thường có xu hướng tập trung tối đa hóa sản xuất để tạo ra lợi nhuận tài
chính tối đa và xếp việc thực hành giảm chi phí sản xuất như SXSH sang hàng
thứ yếu.

5.5.2 Nguyên liệu thô giá rẻ và dễ kiếm

Nhiệt tình xác định và triển khai các biện pháp SXSH thường bị làm nguội đi bởi
các nguồn tài nguyên thiên nhiên quá sẵn và rẻ mạt ở nhiều vùng có tài nguyên
thiên nhiên, chẳng hạn như các phế phẩm nông nghiệp, nước, và nhiên liệu.

5.5.3 Chính sách đầu tư hiện hành

Bản chất lâm thời của các hoạt động đầu tư trong ngành công nghiệp giấy và bột
giấy là một yếu tố bất lợi cho SXSH ở một số phương diện liên quan lẫn nhau:

Giới hạn phép phân tích kinh tế trong phạm vi các chi phí và lợi ích trực tiếp: Yếu
tố kinh tế của tất cả các khoản đầu tư bao gồm cả các giải pháp SXSH được tính
chủ yếu dựa trên cơ sở khoản hoàn vốn trực tiếp và các khoản thu tài chính
ngắn hạn. Vì thế, chỉ có tăng công suất sản xuất, giảm tiêu thụ nguyên nhiên liệu
và giảm những chi phí sản xuất hiển nhiên, như lao động, mới được đặc biệt chú
ý. Những lợi ích tích lũy từ lượng điện tiêu thụ giảm và chi phí kiểm soát ô nhiễm
giảm thường không được tính đến thường xuyên, do các chi phí để thực hiện
các giải pháp nhằm thu được những khoản tiết kiệm chưa phát sinh. Các khoản
tiết kiệm thu được từ các giải pháp môi trường thường là một phần quan trọng
trong các lợi ích kinh tế của các giải pháp SXSH. Vì thế, khi không gộp được các
tiêu chí đó vào trong quá trình phân tích kinh tế thì các giải pháp SXSH khó mà
được chấp nhận.

5.5.4 Các biện pháp khắc phục các rào cản kinh tế

Các nhà máy có nền tảng tài chính vững vàng, và những doanh nghiệp không
ngần ngại triển khai các giải pháp không tốn kém hoặc chi phí thấp thường mở
rộng được các cơ hội để khắc phục các rào cản kinh tế cho mình. Các công ty có
thể tận dụng các biện pháp sau:

• Tài chính vững mạnh


• Triển khai các giải pháp có tính hấp dẫn về tài chính

• Phân bổ chi phí hợp lý và đầu tư có kế hoạch


• Các chính sách công nghiệp lâu dài
• Các khuyến khích về tài chính

106 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy
Vì thực tế cho thấy các công ty có khả năng tài chính vững mạnh thường ít chịu
ảnh hưởng của các rào cản kinh tế hơn cho nên cần sử dụng thực trạng tài
chính của công ty như một tiêu chí lựa chọn công ty dể trình diễn đầu tư cho
SXSH.

5.5.5 Triển khai các giải pháp có tính hấp dẫn về tài chính

Triển khai các giải pháp SXSH chi phí thấp hoặc không tốn chi phí có thể mở
đường cho việc triển khai các giải pháp được lựa chọn có chi phí cao hơn trong
tương lai gần. Trình diễn tính khả thi kinh tế của các giải pháp này có thể giúp
công ty định lượng được khoản hỗ trợ tài chính tăng thêm.

5.5.6 Phân bổ chi phí hợp lý và đầu tư có kế hoạch

Nhận thức về các chi phí phát sinh do lãng phí là một điểm quan trọng của bất
cứ chương trình SXSH nào. Để dẫn chứng tiềm năng tiết kiệm nhờ SXSH, công
ty cần phải tiến hành ước tính chi phí cho rất nhiều yếu tố trong một dòng thải,
v.d: năng lượng, nguyên liêu thô, nước, và sản phẩm. Khi đã phân bổ được các
chi phí của các yếu tố này, công ty có thể xác định chi phí cho một dòng thải và
ước tính các khoản tiết kiệm thu được từ việc giảm thiểu hoặc xóa bỏ dòng thải
đó. Hoạt động này cũng sẽ giúp xác định được khoản tài chính thất thoát qua
cống thải.

5.5.7 Các chính sách công nghiệp lâu dài

Các chính phủ cần phải tránh việc thường xuyên thay đổi các chính sách công
nghiệp, một kiểu duy trì việc lập kế hoạch đầu tư thiển cận trong khu vực kinh tế
tư nhân. Các kế hoạch đầu tư công nghiệp dài hạn sẽ giúp các nhà máy tích hợp
SXSH vào việc lập kế hoạch đầu tư và khuyến khí họ trở nên có tính cạnh tranh
cao hơn mà không cần có sự bảo hộ tài chính giả tạo.

5.5.8 Các khuyến khích về tài chính

Để thúc đẩy việc triển khai các giải pháp SXSH đầu tư lớn, các kế hoạch tài
chính, trong đó đặt ưu tiên cho các đề án SXSH hơn so với các đề án cuối
đường ống, có thể được nhà nước hoặc các cơ quan tài trợ xây dựng. Các kế
hoạch như thế (có tính dễ tiếp cận và thủ tục đơn giản) sẽ có ảnh hưởng lớn tới
chi phí vốn và tính sẵn sàng của các khoản đầu tư cho SXSH đối với các SME.
Các chính phủ có thể tạo ra những ưu đãi tài chính cho SXSH, chẳng hạn chiết
khấu khấu hao 100% cho các khoản đầu tư SXSH tư nhân, hay một chính sách
mua vào của chính phủ hỗ trợ các công ty cam kết tham gia thực hiện SXSH,
hay trợ cấp thuế doanh nghiệp cho các công ty tiến hành nâng cấp năng lực tự
động.

5.6 Các rào cản từ phía chính phủ


Các chính sách Nhà nước có tác động đến việc ra quyết định và vì vậy có thể
cản trở hoặc khuyến khích các công ty áp dụng SXSH. Các rào cản chính phủ

Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành giấy và bột giấy 107
bao gồm cả các chính sách công nghiệp trong đó khuyến khích triển khai SXSH,
các chính sách môi trường trong đó khuyến khích hoạt động xử lý cuối đường
ống thay vì các giải pháp phòng ngừa.

5.6.1 Các chính sách công nghiệp

Như đã trình bày, chính sách công nghiệp luôn thay đổi sẽ không có lợi đối với
nỗ lực SXSH. Hiện vẫn chưa có các chính sách ưu đãi như đã đề cập trong phần
này đối với SXSH.

5.6.2 Các chính sách môi trường

Các cơ quan có thẩm quyền có xu hướng áp đặt một bộ giới hạn về các tiêu
chuẩn phát thải ra môi trường mà không có các hướng dẫn làm thế nào để giảm
phát thải. Vì thế các doanh nghiệp đã chọn các giải pháp kiểm soát cuối đường
ống truyền thống nhằm đáp ứng những quy định pháp lý, hơn là áp dụng các
thực hành SXSH hiện là điều không nhất thiết phải thực hiện để được thừa nhận
bởi các cơ quan công quyền.

5.6.3 Các biện pháp khắc phục rào cản chính phủ

Chính phủ có thể thực hiện các biện pháp sau để thúc đẩy hoạt động SXSH:
• Ưu đãi tài chính

• Thực thi bắt buộc luật môi trường

Ưu đãi tài chính

Chính phủ có thể xây dựng các kế hoạch tài chính, trong đó đặt ưu tiên cho các
đề án SXSH so với các đề án xử lý cuối đường ống. Các kế hoạch này (dễ tiếp
cận và thủ tục đơn giản), có thể có tác động rất lớn tới chi phí vốn và tính sẵn
sàng của các khoản đầu tư SXSH đối với các SME. Chính phủ có thể đưa ra các
chính sách ưu đãi tài chính cho SXSH, ví dụ như chiết khấu khấu hao 100% các
khoản đầu tư SXSH tư nhân, chính sách mua vào của chính phủ hỗ trợ các công
ty cam kết thực hiện SXSH, và giảm thuế cho các công ty thực hiện nâng cao
năng lực tự động.

Thi hành bắt buộc luật môi trường

Nếu luật môi trường không được cưỡng chế thi hành thì các doanh nghiệp sẽ
không nhất thiết phải nhận ra một điều là cần gộp các quan ngại về môi trường
vào trong hoạt động kinh doanh của mình.

108 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy

You might also like