You are on page 1of 2

Câu hỏi thực tập Sinh học phân tử

1. Phản ứng PCR bằng mồi ủ và ru8 trên E.Coli cho sản phẩm kích thước 1.03kb.
Nếu thực hiện phản ứng tương tự trên 1 loài vi khuẩn khác thì sản phẩm có kích
thước như thế nào? Có phải tất cả các vi khuẩn đều có cùng trinh tự 16s rRNA
không? (câu hỏi được thắc mắc nhiều)
2. Sau khi thực hiện PCR, đem điện di chỉ thấy 1 vạch sản phẩm rõ nét là đoạn gene
được khuyếch đại, vậy còn đoạn gene tạo ra trong các lượt phản ứng lần đầu
( đoạn gene có chiều dài từ 1 đầu đoạn mồi, kéo dài hết đoạn còn lại cùa DNA)
sao không thấy xuất hiện trên bảng điện di? Đoạn DNA ban đầu có hiện trên bảng
điện di sau PCR không? Hay số lượng quá ít nên không thể hiện ra?
3. Các đoạn gene được khuyếch đại trong PCR có kích thước giới hạn dưới 3 kb
phải không? Có thể khuyếch đại 1 đoạn DNA dài hơn bằng cách dùng 1 Tag thích
hợp được không? Làm sao xác định các hóa chất cần thiết, tính liều lượng cần
dùng như thế nào?
4. Sau phản ứng PCR, ta được 1 hỗn hợp DNA gồm các đoạn mẫu, các đoạn gene
phản ứng đợt đầu và các đoạn gene được nhân bản, làm sao để thu được đoạn
gene nhân bản mong muốn ra khỏi hỗn hợp? (câu hỏi được thắc mắc nhiều)
5. Plasmid dạng vòng có 3 vạch trên bảng điện di do 3 cấu trúc khác nhau, khối
lượng chúng được ghi như thế nào (số kb ứng với mỗi vạch nếu giả sử khối lượng
trung bình là 1.03kb (khi khối lượng và số lượng nucleotide trong plasmid như
nhau)
6. Khi điện di, dạng plasmid bị cắt ngẫu nhiên thành dạng thẳng thường ứng với
vạch gần giếng, tại sao? Khi bị cắt ngẫu nhiên, lẽ ra phải có nhiều vạch hơn (thực
tế chỉ thấy 3 vạch)?
7. Khi sử dụng các RE, plasmid sẽ bị cắt ra dạng thẳng nên còn 1 vạch. Tuy nhiên
dạng plasmid đã bị cắt ngẫu nhiên sẽ phải tiếp tục bị phân cắt nhỏ hơn thành vài
vạch nhỏ (dù không bi cắt vụn vì chỉ dùng RE), lẽ ra phải có nhiều hơn 1 vạch?
8. Trên pGẺM luôn chỉ có 1 trình tự ứng với ECoRI phải không ; như vậy khi cắt
chỉ hiện ra 1 vạch có vị trí ứng với khối lương thật cua plasmid phải không?
Tương tự cho các RE còn lại
9. Enzym ligase có khả năng nối các đoạn DNA hay RNA bất kỳ với nhau không?
Nếu dùng 2 loại RE cắt 2 DNA khác nhau, có thể dùng ligase tái tổ hợp chúng
được không? (câu hỏi được thắc mắc nhiều)
10. Cách thức pha chế các liều lượng cần thiết để thiết lập 1 phản ứng RE bất kỳ?
Đơn vị unit có ý nghĩa gì? (câu hỏi được thắc mắc nhiều)
11. Trong đo OD, tỉ lê OD260 (bình thường)/ OD 260 ( sau biến tính) như thế nào kết
luận là siêu sắc. Nếu OD 260 sai biến tính chỉ lớn hơn một ít so với OD 260 bình
tường có được kết luận là có hiện tương siên sắc hay không?
12. Ý nghĩa các hóa chất trong dung dịch nạp mẫu?
13. Có hai phương pháp tủa DNA/ RNA là dùng etanol tuyệt đối lạnh hoặc dùng
isopropanol. Khi nào ta sử dụng phương pháp nào, có sự khác nhau về sản phẩm
thu được trong 2 phương pháp trên hay không? (câu hỏi được thắc mắc nhiều)
14. Trong bài thu nhận DNA, ta dùng isopropanol để tủa được không? Theo sách
cách này cũng có thể loại DNA đoạn ngắn do không tủa, vậy DNA đoạn ngắn sẽ
hòa trong pha nước, ly tâm sẽ được DNA đoạn dài.
15. Trong bài thu nhận DNA, để loại bỏ RNA, ta có thể pha thêm RNase hay không?
Khi loại bỏ protein, sao không dùng phenol trong bài này?
16. Ý nghĩa dùng phenol pH4 và phenol pH8, có phải trong tách DNA, ta chỉ dùng
phenol pH8?
17.

You might also like