You are on page 1of 20

CHƯƠNG 2

CÁC KỸ THUẬT PHÂN TẬP TRONG HỆ THỐNG MIMO-OFDM

2.1 Giới thiệu chương

MIMO (multiple-input and multi-output) là một hệ thống vô tuyến sử dụng


nhiều anten tại cả hai đầu phát và thu tín hiệu. Mục đích của việc sử sụng nhiều
anten là để cải thiện chất lượng hệ thống. Trong hệ thống MIMO người ta thường
kết hợp với các kỹ thuật phân tập nhằm tăng hiệu quả sử dụng của cả hệ thống.

Ở chương trước chúng ta đã tìm hiểu về hệ thống OFDM.Trong chương này,


chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống MIMO-OFDM, khái niệm về phân tập và các loại
phân tập trong hệ thống MIMO-OFDM.

2.2 Sơ lược về hệ thống MIMO-OFDM


2.2.1 Khái niệm hệ thống MIMO

MIMO là hệ thống sử dụng các dãy anten ở cả hai đầu kênh truyền với nhiều
anten cho phía thu và nhiều anten cho phía phát

Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý các dạng cấu hình của hệ thống MIMO

Hệ thống MIMO sử dụng nhiều cấu hình khác nhau, đó là SISO, SIMO,
MISO, và MIMO.Mỗi cấu hình cho ta những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

 Hệ thống SISO (Single Input Single Output):


Với 1 anten ở máy phát và 1 anten ở máy thu. Hệ thống SISO thường được
dùng trong phát thanh và phát hình, và các kỹ thuật truyền dẫn vô tuyến cá nhân
như Wifi hay Bluetooth. Dung lượng hệ thống phụ thuộc vào tỉ số tín hiệu trên
nhiễu được xác định bởi công thức Shanon:

C = log2 (1+SNR) bit/s/Hz (2.1)

Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là tính đơn giản. Tuy nhiên hiệu suất của
hệ thống có nhiều hạn chế.Nhiễu và fading ảnh hưởng lớn đến hệ thống nhiều hơn
là các hệ thống thông tin không dây khác sử dụng kỹ thuật phân tập.

 Hệ thống SIMO (Single Input Multiple Output):

Là hệ thống sử dụng một anten tại máy phát và nhiều anten tại máy thu.
Trong hệ thống này, máy thu sẽ nhận nhiều tín hiệu từ các nguồn độc lập khác nhau,
lựa chọn hoặc kết hợp tín hiệu nhằm giảm ảnh hưởng của fading, tối đa tỉ số tín hiệu
trên nhiễu. Khi máy thu biết thông tin kênh truyền, dung lượng hệ thống được tính
theo biểu thức:

C = log2 (1+Nr.SNR) (2.2)

Trong đó: - Nr là số lượng anten thu

- SNR là tỉ số công suất tín hiệu trên nhiễu

Ưu điểm của hệ thống này là nó có thể được thực hiện tương đối dễ dàng,
thích hợp với nhiều ứng dụng. Tuy nhiên, một nhược điểm khá lớn là nó đòi hỏi
phải có bộ xử lý phức tạp tại máy thu. Các thiết bị thu như điện thoại di động phải
có kích thước lớn, giá cả cao và đòi hỏi nguồn pin cung cấp phải đủ lớn.

 Hệ thống MISO (Multiple Input Single Output):

Là hệ thống sử dụng nhiều anten phát và một anten thu. Hệ thống này sử
dụng kỹ thuật phân tập phát nhằm cải thiện chất lượng tín hiệu. Khi máy phát biết
được thông tin kênh truyền, dung lượng hệ thống được xác định theo biểu thức sau:

C = log2 (1+Nt.SNR) (2.3)


Trong đó: - Nt là số lượng anten phát

- SNR là tỉ số công suất tín hiệu trên nhiễu

Ưu điểm của hệ thống này là khắc phục được những nhược điểm của hệ
thống SIMO bởi vì toàn bộ hệ thống anten và bộ xử lý phức tạp ở máy thu đã được
chuyển sang trạm phát. Do đó, nó làm giảm đáng kể kích thước, giá thành và năng
lượng tiêu thụ của thiết bị di động, làm cho tuổi thọ của nguồn pin tăng lên và phù
hợp với người sử dụng. Tuy nhiên, nó lại kém hiệu quả hơn hệ thống SIMO vì SNR
của hệ thống này nhỏ hơn hệ thống SIMO.

 Hệ thống MIMO (Multiple Input Multiple Output):

Là một trong những mô hình hệ thống thông tin không dây sử dụng đa anten
tại cả phía phát và phía thu. Hệ thống MIMO có thể cung cấp phân tập phát nhờ vào
đa anten phát, cung cấp phân tập thu nhờ vào đa anten thu nhằm tăng chất lượng hệ
thống hoặc thực hiện Beamforming tại nơi phát và nơi thu để tăng hiệu suất sử dụng
công suất, triệt can nhiễu. Ngoài ra dung lượng hệ thống có thể được cải thiện đáng
kể nhờ vào độ lợi ghép kênh cung cấp bởi kỹ mã hoá thuật không gian-thời gian.
Khi thông tin kênh truyền được biết tại cả nơi phát và nơi thu, hệ thống có thể cung
cấp độ phân tập cực đại và độ lợi ghép kênh cực đại, dung lượng hệ thống trong
trường hợp đạt được phân tập cực đại có thể xác định theo biểu thức sau:

C = log2(1+Nr.Nt.SNR) bit/s/Hz (2.4)

Trong đó : - Nr là số anten thu

- Nt là số anten phát

SNR là tỉ số công suất tín hiệu trên nhiễu

Dung lượng hệ thống trong trường hợp đạt được độ lợi ghép kênh cực đại có thể xác
định theo biểu thức sau:

C = min(Nr,Nt).log2(1+SNR) (2.5)

Ưu điểm của hệ thống này là có thể đạt được dung lượng tốt nhất. Tuy nhiên,
nó vẫn có nhược điểm là phức tạp. Để đạt được những lợi ích từ hệ thống MIMO thì
việc cần thiết là phải sử dụng phương pháp mã hóa kênh truyền để tách rời và độc
lập hóa tín hiệu từ các đường truyền khác nhau. Phương pháp mã hóa phải có tốc độ
xử lý cao đồng thời cũng phải đảm bảo được dung lượng cực lớn cho kênh truyền
như phương pháp mã hóa không gian-thời gian (sẽ được nói kĩ ở chương 3 của đồ
án này).

Tất cả các dạng hệ thống thông tin không dây trên đều có những ưu nhược
điểm của riêng chúng nên chúng ta phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng kênh truyền
cũng như chi phí cho các bộ xử lý và số lượng anten được sử dụng. Vì vậy khi lựa
chọn mô hình hệ thống ứng dụng vào trong thực tế thì sự cân bằng giữa các yếu tố
là điều cần thiết.

2.2.2 Hệ thống MIMO-OFDM


2.2.2.1 Sơ đồ hệ thống MIMO-OFDM

Tx1 Rx 1

Tx 2 Rx 2

Tx N T Rx NT

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống MIMO-OFDM

Từsơ đồ ta thấy được hệ thống sử dụng NT anten phát và NR anten thu, kỹ


thuật OFDM được sử dụng tại máy phát và máy thu .

Kỹ thuật OFDM chia kênh truyền chọn lọc tần số thành N kênh truyền con
fading phẳng. Hệ thống MIMO-OFDM tương đương với hệ thống MIMO. Kênh
truyền hệ thống MIMO-OFDM có thể mô tả thông qua ma trận H như sau :
 h11 (k ) h12 (k )  h1N (k )  T
 
h21 (k ) h22 (k )  h2 N (k ) 
H ( k )   T
(2.6)
    
 
 hN 1 ( k )
R
hN 2 (k )
R
 hN N (k )
R T

Trong đó hij (k ) là độ lợi kênh truyền từ anten phát thứ j tới anten thu thứ i tại

sóng mang phụ thứ k.

2.2.2.2 Hệ thống phát

Data bit
Chèn pilot
S/P IFFT CP
.
.
Mã hóa . . .
Điều chế S/P . .
Space Time . .
. .
Code
IFFT CP

Hình 2.3 Sơ đồ khối hệ thống phát MIMO-OFDM

Dữ liệu vào ở dạng chuỗi bit nhị phân nối tiếp {0,1} có chiều dài N, x={x0,
x1,…,xN-1}được chuyển thành song song log2M đường, sau đó đưa vào bộ điều chế
số ánh xạ log2M bit thành 1 mẫu phức tương ứng. X={X0, X1,…,XN-1}

Các pilot được chèn thêm vào để ước lượng kênh truyền. Các mẫu phức
được mã hóa để đưa tới các anten phát. Các mẫu dữ liệu phức trên mỗi anten được
chuyển thành N đường song song và đưa vào bộ IFFT, Xk,m là kí tự dữ liệu phức
trên song mang con thứ k của kí tự OFDM thứ m. Sau bộ IFFT và chèn CP, mẫu
thứ n được phát đi của kí tự OFDM thứ m có dạng như sau:

∑ /
, = , , =− , 1, … , −1 (2.7)

2.2.2.3 Mô hình kênh truyền


h(t) H(f)

thờigian tần số

Hình 2.4 Đáp ứng xung và đáp ứng tần số của kênh truyền

Chúng ta sẽ khảo sát môi trường truyền tín hiệu là kênh fading đa đường
theo mô hình Rayleigh. Kênh truyền có đặc tính thay đổi theo tần số nhưng không
thay đổi theo thời gian trong một chùm kí tự OFDM, hay còn gọi là kênh block
fading. Kênh truyền fading đa đường có rất nhiều đường truyền tín hiệu đến máy
thu nhưng có thể gộp thành L nhóm, mỗi nhóm có một hệ số suy hao và trễ
truyền dẫn , biểu diễn ở miền thời gian rời rạc là {ℎ , ∈ [0, ]}, L gọi là độ dài
kênh truyền.

Dưới tác động của kênh block fading, mẫu tín hiệu thu thứ n của kí tự
OFDM thứ m được biểu diễn như sau:

, =∑ ℎ , + , (2.8)

với , là mẫu nhiễu Gauss trắng cộng tương ứng.

2.2.2.4 Hệ thống thu

Ước lượng h

FFT
. CP FFT
. . .
. . .
. . . . Kết hợp Giải điều chế
. .
. .

CP FFT
Data bit
FFT
n
Ước lượng h

Hình 2.5 Sơ đồ khối hệ thống thu MIMO-OFDM


Tín hiệu thu rời rạc ở miền thời gian được loại bỏ CP. Các pilot được tách ra để ước
lượng kênh truyền ở miền thời gian.

Kết quả ước lượng h và dữ liệu thu được biến đổi FFT sang miền tần số.

∑ /
, = , (2.9)

, =∑ ℎ (2.10)

Với = 0,1, … , −1

Bộ kết hợp tạo tín hiệu theo thuật toán kết hợp Alamouti. Giải điều chế
theo luật Maximum Likelihood

2.2.2.5 Kỹ thuật ước lượng kênh truyền

Tín hiệu dẫn đường (còn gọi là ký tự pilot) được chèn vào tín hiệu được phát.
Kí tự pilot này là mẫu được biết trước ở cả phía phát lẫn phía thu và được phát đi
cùng với tín hiệu phát với nhiều mục đích khác nhau như việc khôi phục kênh
truyền để khôi phục lại dữ liệu tại máy thu và đồng bộ hệ thống.

Hình 2.6 Ví dụ về việc truyền pilot liên tục và phân tán ở những vị trí
sóng mang biết trước

 Điều chế kí tự pilot thêm vào: Việc ghép kí tự pilot vào trong chuỗi dữ liệu
được gọi là điều chế kí tự pilot. Phương pháp này tiến hành chèn những phần đã
biết vào luồng kí tự thông tin có ích với mục đích thăm dò kênh truyền. Những kí tự
pilot này cho phép bộ thu rút ra được suy hao của kênh truyền và độ xoay pha để
ước lượng cho mỗi kí tự thu được. Một kênh truyền fading yêu cầu việc bám kênh
truyền không ngừng, vì vậy mà pilot thông tin ít nhiều cũng phải được truyền liên
tục. Pilot thông tin được truyền có thể ở dạng pilot rời rạc hoặc phân tán hoặc cả
hai.

 Sự sắp xếp các pilot: Việc chèn pilot phải biết được vị trí chèn và chèn như
thế nào để khoảng cách giữa các pilot phải đủ nhỏ sao cho quá trình ước lượng kênh
truyền đạt được độ tin cậy. Có 2 cách sắp xếp pilot chủ yếu:

+ Sắp xếp pilot dạng khối: được sử dụng đối với kênh truyền fading chậm,
cho kết quả tốt khi hàm truyền của kênh truyền không có sự thay đổi quá nhanh.
Nếu đáp ứng của kênh truyền biến đổi nhanh thì việc ước lượng kênh truyền sẽ
không còn đúng nữa và sẽ dẫn đến giải mã sai chuỗi bit nhận được. Khi đó người ta
sẽ dùng một bộ cân bằng hồi tiếp quyết định để cập nhật lại các giá trị ước lượng
cho mỗi sóng mang con mang dữ liệu ở giữa các kí tự pilot dạng khối.

Hình 2.7 Kiểu chèn pilot dạng khối

Tuy nhiên nếu kênh truyền fading nhanh thì bộ hồi tiếp này không có tác
dụng nên bắt buộc phải tăng chu kì cập nhật của sóng mang pilot dẫn đến làm giảm
băng thông có ích dùng để truyền dữ liệu. Vì vậy ta sẽ tìm hiểu về cách sắp xếp
pilot dạng lược.

+ Sắp xếp pilot dạng lược: dạng sắp xếp này có thể được dùng cho cả kênh
truyền biến đổi fading nhanh. Những kí tự pilot được sắp xếp tuần hoàn tại một số
vị trí sóng mang trong mỗi kí tự OFDM nên phía thu sẽ lien tục có được thông tin
về trạng thái kênh truyền.

Hình 2.8 Kiểu chèn pilot dạng lược

Tuy nhiên những thông tin về trạng thái kênh truyền có được từ những pilot
này vẫn chưa hoàn chỉnh.

Có nhiều kỹ thuật ước lượng kênh truyền như ML, MAP, LS, MMSE nhưng trong
đồ án này chúng ta sử dụng kỹ thuật ước lượng ML nên chúng ta sẽ tập trung tìm
hiểu về kỹ thuật ước lượng này.

 Kỹ thuật ước lượng kênh truyền ML (Maximum Likelihood)

Kỹ thuật ước lượng ML theo hướng tiếp cận Fisher (bên thu không cần biết
quy luật biến đổi của kênh truyền). Các pilot được đặt vào đầu của cụm (burst) kí tự
OFDM trong miền thời gian. Các pilot này được quy ước giữa bên phát và bên thu.
Thuật toán của phương pháp ước lượng này dựa trên nguyên lý maximum
likelihood (ML). Hàm ML được xác định như sau:

=‖ − ‖ (2.11)

Trong đó:

  
T
y  y ( m1 ) ,..., y ( m2 ) ,
T T

y
(mp )

 y0
(mp ) (mp )
, y1
(m ) T
,..., y N p1  m p là chỉ số của kí tự pilot trong một chùm
kí tự OFDM dùng để ước lượng, p=1, 2,…
T
  T
  T
S   S ( m1 ) , S ( m2 ) 


 là các kí tự pilot đã truyền tương ứng ở bên phát trong

chùm kí tự OFDM.
T
circularly shift l elements 
S
(mp )
  ,..., v x  , v x  
 v (0 ) x
(mp ) ( L 1) (mp ) (l ) (mp )
  x0 p ,..., x N p1 

(m ) (m )
 
 

 h  h0 ,..., hL1 T là đáp ứng xung của kênh truyền fading đa đường.

Phương pháp ước lượng kênh truyền ML được thể hiện bằng công thức:

=( ) (2.12)

Như vậy từ công thức ta có thể thấy với phương pháp ML, bên thu không cần biết
quy luật phân bố của kênh truyền. Hệ thống thu phát chỉ cần quy ước với nhau về
pilot là có thể ước lượng được kênh truyền.

2.3 Các kỹ thuật phân tập


2.3.1 Khái niệm phân tập

Phân tập là một phương pháp dùng trong viễn thông dùng để nâng cao độ tin
cậy của việc truyền tín hiệu bằng cách truyền một tín hiệu giống nhau trên nhiều
kênh truyền khác nhau để đầu thu có thể chọn trong số những tín hiệu thu được
hoặc kết hợp những tín hiệu đó thành một tín hiệu tốt nhất. Việc này nhằm chống lại
fading và nhiễu, tăng độ tin cậy của việc truyền tin mà không cần phải tăng công
suất phát hay băng thông.

2.3.2 Các kỹ thuật phân tập dùng trong hệ thống MIMO-OFDM


2.3.2.1 Kỹ thuật phân tập theo thời gian

Phân tập theo thời gian đạt được bằng cách phát tín hiệu giống nhau tại
những thời gian khác nhau. Phân tập theo thời gian không yêu cầu tăng công suất
phát, nhưng nó làm giảm tốc độ dữ liệu kể từ khi dữ liệu được lặp đi lặp lại trong
khe thời gian phân tập hơn là việc gửi dữ liệu mới trong các khe thời gian này.
Phân tập theo thời gian cũng có thể đạt được thông qua mã hóa và xen rẽ. Rõ
ràng, phân tập theo thời gian không thể sử dụng cho các ứng dụng cố định, kể từ khi
kênh truyền kết hợp thời gian là vô hạn và vì vậy độ ảnh hưởng của fading cũng liên
quan chặt chẽ với thời gian.

Phương pháp này yêu cầu các mẫu khác nhau được phát đủ xa nhau trong
thời gian đến nỗi chúng không liên quan với nhau trong quá trình xử lý fading. Đối
với kênh fading chậm, khoảng cách giữa các khe thời gian sử dụng cho phân tập
theo thời gian là lớn. Việc tăng độ chênh lệch thời gian giữa các mẫu khác nhau
không phải luôn luôn là một lựa chọn, nhất là trong ứng dụng như truyền âm thanh.

2.3.2.2 Phân tập theo tần số

Phân tập tần số đạt được bởi việc phát tín hiệu băng hẹp như nhau tại các tần
số song mang khác nhau, mà các song mang được tách ra bởi băng thông kết hợp
của kênh truyền.Phổ được dùng phải có bề rộng đủ để đảm bảo rằng fading không
có tương quan với nhau tại các tần số khác nhau. Kỹ thuật này yêu cầu tăng công
suất phát để gửi tín hiệu qua các dải đa tần. Kỹ thuật truyền quang phổ được mô tả
như việc cung cấp phân tập tần số kể từ khi độ lợi kênh truyền thay đổi qua băng
thông của tín hiệu phát.Tuy nhiên, điều này không tương đương với việc gửi tín
hiệu thông tin giống nhau qua đường truyền fading độc lập. Đây không phải là lựa
chọn tốt cho vấn đề hiệu suất băng thông vì nó yêu cầu vài dải tần số cho việc
truyền tín hiệu.

2.3.2.3 Phân tập theo không gian

Phân tập theo không gian là phương pháp sử dụng nhiều anten tại mỗi bên
phát và bên thu để đạt được sự phân tập. Khoảng cách giữa các anten phải đủ xa
nhau để đảm bảo các tín hiệu từ các anten riêng biệt không có liên quan nhau trong
quá trình fading.

Phân tập không gian là một phương pháp tốt trong thời kỳ hiện nay mà băng
thông là một tài nguyên quý giá vì nó không yêu cầu tăng công suất phát hay băng
thông để tạo ra các đường fading độc lập. Phân tập không gian có thể được phân ra
thành phân tập phát và phân tập thu. Nên nhớ rằng, đối với phân tập thu, các đường
fading độc lập được tạo ra mà không cần phải tăng công suất phát hay băng thông.
Ngoài ra, việc kết hợp chặt chẽ của tín hiệu phân tập chỉ để tăng SNR tại máy thu
hơn SNR mà được xác định với một anten thu. Ngược lại, để đạt được các đường
truyền độc lập qua phân tập phát, công suất phát phải được chia ra trong nhiều
anten.Vì vậy, với việc kết hợp chặt chẽ tín hiệu phát thì SNR nhận được là giống
nhau như khi có một anten phát.

2.3.2.3.1 Phân tập thu

Hình 2.9 Bộ kết hợp tuyến tính

Phân tập thu đạt được khi sử dụng nhiều anten ở bên thu. Trong phân tập thu,
các đường fading độc lập từ nhiều anten được kết hợp lại để đạt được tín hiệu cuối
cùng mà sau đó được đưa qua bộ giải điều chế chuẩn. Việc kết hợp có thể thực hiện
trong nhiều cách khác nhau mà thay đổi độ phức tạp và toàn bộ hiệu suất.

Kỹ thuật kết hợp tốt nhất là kết hợp tuyến tính: đầu ra của bộ kết hợp là tổng
trọng của các đường fading khác nhau hoặc các nhánh khác nhau.

 Phương pháp phân tập SC


Trong phương pháp SC (Selection Combining), tín hiệu đầu ra của bộ kết
hợp trên các nhánh có SNR cao nhất.

Vì chỉ có một nhánh được sử dụng tại một thời điểm, SC thường yêu cầu một
máy thu mà được chuyển thành nhánh anten hoạt động.

Một máy thu riêng trên mỗi nhánh anten có thể được cần cho các hệ thống
mà phát một cách liên tục để giám sát SNR trên mỗi nhánh một cách đồng thời và
liên tục.

Hình 2.10 Phương pháp phân tập thu SC

Vì chỉ có một nhánh đầu ra được sử dụng, việc đồng pha của các nhánh
không cần thiết.

Kỹ thuật này có thể được sử dụng với mỗi cách điều chế kết hợp hoặc riêng
biệt.

Cuối cùng, giá trị SNR trung bình của bộ kết hợp in kênh fading Rayleigh là:

( )= ∑ (2.13)

SNR trung bình tăng theo M nhưng không tuyến tính. Với N là số lượng anten thu.

 Phương pháp phân tập TC

Phương pháp TC (Threshold Combiningm) là phương pháp đơn giản nhất.


Hình 2.11 Phương pháp phân tập thu TC

Phương pháp này để tránh việc cần thiết cho một máy thu riêng biệt trên mỗi
nhánh bằng cách quét mỗi nhánh trong thứ tự dãy và đầu ra là tín hiệu đầu tiên mà
có SNR trên mức ngưỡng đưa ra γT. Cũng như phương pháp SC, vì chỉ mỗi đầu ra
của mỗi nhánh được sử dụng tại một thời điểm nên sự đồng pha là không cần thiết.
Vì vậy, kỹ thuật này có thể sử dụng với mỗi cách điều chế kết hợp hoặc riêng biệt.
Có một vài tiêu chuẩn bộ kết hợp có thể sử dụng để quyết định chuyển sang một
nhánh nào đó. Tiêu chuẩn đơn giản nhất là chuyển sang một nhánh khác một cách
ngẫu nhiên.

 Phương pháp phân tập EGC

Hình 2.12 Phương pháp phân tập EGC


Phương pháp EGC (Equal-Gain Combining) là phương pháp mà tín hiệu
nhận được tại các anten thu đều được nhân với một hệ số gia trọng phức (hay còn
gọi là hệ số đồng pha) để bù cho việc quay pha của kênh truyền. Hệ số gia trọng
phức được đưa ra là:

gi= với i=1,2,…,N (2.14)

Kỹ thuật này đạt được sự đồng pha với tín hiệu trên mỗi nhánh, vì vậy, làm
tăng đáng kể cường độ tín hiệu thu. Nên nhớ rằng độ lớn của các hệ số gia trọng
| | là như nhau và không phụ thuộc vào SNR của tất cả mọi đường truyền.Điều
này làm giảm sự phức tạp của phương pháp này so với phương pháp MRC sẽ được
giới thiệu ở phần sau.

Giả sử nhiễu PSD N0 trong mỗi nhánh, thì SNR của đầu ra bộ kết hợp là:

= (∑ |ℎ | ) (2.15)

 Phương pháp phân tập MRC

Tín hiệu nhận được tại các anten là:

yi = hix+ni (2.16)

Trong đó: hi=ai và ni ~ CN(0, N0)

Hình 2.13 Phương pháp phân tập MRC


Phương pháp phân tập MRC (Maximal Ratio Combining) tương tự như EGC nhưng
ở khâu đồng pha còn nhân thêm các trọng số wi để thu được SNR lớn nhất.

Lúc này ta có hệ số gia trọng được xác định như sau:

gi = wi (2.17)

Trong đó: wi = ai/ (2.18)

SNR của đầu ra bộ kết hợp là:



SNR(sum) = = ∑ (2.19)

Ví dụ về MRC với 2 anten thu:

Hình 2.14 Mô hình phân tập 2 anten thu sử dụng phương pháp MRC

 Bậc phân tập

Đối với vài hệ thống phân tập, xác suất lỗi trung bình của chúng có thể được
biểu diễn trong công thức:

= . (2.20)
Trong đó c là một hằng số phụ thuộc vào mã hóa và điều chế riêng, là
SNR trung bình trên một nhánh và N được gọi là bậc phân tập của hệ thống.

Bậc phân tập chỉ ra những độ dốc của xác suất lỗi trung bình như thế nào vì hàm
SNR trung bình thay đổi theo sự phân tập. Khi không có sự phân tập thì bậc phân
tập N=1. Bậc phân tập lớn nhất của một hệ thống với N anten là N, và lúc này thì hệ
thống được gọi là đạt được bậc phân tập đầy đủ.

2.3.2.3.2 Phân tập phát

Phân tập phát đạt được khi sử dụng nhiều anten phát. Phân tập phát có nhiều
thuận lợi hơn khi so sánh với phân tập thu vì trong thực tế số lượng máy thu nhiều
hơn số lượng máy phát. Trong phân tập phát thì công suất phát sẽ được phân chia
cho các anten phát.

Thiết kế phân tập phát phụ thuộc vào việc có hoặc không có độ lợi phức của
kênh truyền được nhận biết tại máy phát hoặc không được nhận biết. Khi độ lợi này
được nhận biết, hệ thống tương tự như phân tập thu. Tuy nhiên, nếu không nhận
biết được kênh truyền thì độ lợi phân tập phát yêu cầu một sự kết hợp của phân tập
không gian và thời gian qua một kỹ thuật mới được gọi là mô hình Alamouti.

Hình 2.15 Mô hình phân tập phát với M anten phát, 1 anten thu
 Phân tập phát nhận biết được kênh truyền

Xét một hệ thống phân tập phát với M anten phát và một anten thu như hình
2.14. Giả sử rằng độ lợi đường tương ứng với anten phát thứ I được đưa ra bởi h i =
ai được nhận biết tại máy phát qua đường hồi tiếp được giới hạn từ các cổng
điện thoại di động. Điều này được gọi là có thông tin bên kênh truyền (CSI) tại máy
thu. Cho x biểu thị tín hiệu phát với tổng năng lượng trên một kí tự Es. Tín hiệu này
được nhân với độ lợi phức gi , 0 ≤ gi ≤ 1 và được gửi thông qua anten phát thứ
i. Để hạn chế tổng năng lượng trung bình Es thì hệ số nhân vào gi phải thỏa
mãn ∑ = 1. Tín hiệu sau khi nhân với hệ số gia trọng được phát qua tất cả các
anten được cộng lại với nhau qua sự chồng chất tín hiệu tại anten thu, mà dẫn đến
một tín hiệu thu được xác định:

=∑ + (2.21)

Có thể xác định được gi để đạt được SNR lớn nhất:

gi = (2.22)

SNR thu được là:

SNR (sum) = ∑ = ∑ (2.23)

Trong đó SNRi là SNR của nhánh giữa anten phát thứ i và anten thu.

 Phân tập phát không nhận biết được kênh truyền

Bây giờ chúng ta xét mô hình như hình 2.14 nhưng giả sử rằng máy phát
không nhận biết được độ lợi kênh truyền hi = ai , vì vậy không có CSI tại máy
phát. Trong trường hợp này, thật không dễ dàng để tìm được độ lợi phân tập. Chúng
ta xét một ví dụ đơn giản cho một hệ thống 2 anten phát. Chúng ta phân chia năng
lượng phát bằng nhau giữa 2 anten. Vì vậy, tín hiệu phát trên anten thứ i sẽ là xi =
√0.5 mà x là tín hiệu phát với năng lượng trên một kí tự là Es. Giả sử 2 anten có
độ lợi kênh truyền phức Gausian là h = a với N0 = 1. Tín hiệu
nhận được là:

= √0.5(ℎ + ℎ ) + (2.24)

Tín hiệu thu có sự phân bố giống nhau như thể chúng ta vừa có một anten
với năng lượng trên một kí tự đầy đủ. Nói cách khác, chúng ta không đạt được hiệu
suất thuận lợi từ 2 anten, vì chúng ta không thể chia năng lượng một cách thông
minh giữa chúng hoặc đạt được sự kết hợp chặt chẽ thông qua sự đồng pha. Độ lợi
phân tập phát có thể đạt được ngay cả khi không có thông tin kênh truyền với một
mô hình thích hợp. Đó là mô hình Alamouti, là mô hình đơn giản và phổ biến cho
phân tập phát mà kết hợp cả phân tập không gia và phân tập thời gian nên nó sử
dụng mã hóa không gian thời gian. Mô hình này được thiết kế cho một hệ thống
thông tin số với phân tập phát sử dụng 2 anten phát. Nó làm việc qua hai chu kì kí
tự mà giả sử rằng đáp ứng kênh là không đổi qua khoảng thời gian này. Mô hình
Alamouti sẽ được làm rõ hơn ở chương 3 của đồ án này.

2.4 Phương pháp mã hóa không gian thời gian sử dụng trong kỹ thuật phân tập

Mã hóa không gian thời gian (STC) là một phương pháp được sử dụng phổ biến
trong hệ thống MIMO nhằm tăng tính tin cậy trong việc truyền dữ liệu. STC dựa
vào cách truyền nhiều đường và truyền lại nhiều lần cùng một dữ liệu theo một cách
nào đó để tại bên thu có thể khôi phục lại tín hiệu một cách tốt nhất.

Mã hóa không gian thời gian có thể được chia thành hai loại chính.Thứ nhất
là mã Trellis code (STTC) được xây dựng trên nhiều anten và nhiều khe thời
gian.STTC luôn luôn cung cấp được độ lợi mã hóa và độ lợi phân tập. STTC do
Tarokh nghiên cứu và chứng minh. Tín hiệu được mã hóa và truyền đồng thời sử
dụng phương pháp Maximum likehood detection. Mã Trellis là một mô hình rất
hiệu quả vì nó tăng được năng suất của hệ thống, đồng thời lại kết hợp được với mã
phát hiện và sửa lỗi FEC. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi phải có sự cân đối giữa
kích thước chòm điểm, tốc độ dữ liệu, độ lợi phân tập và sự phức tạp của mã
Trellis.
Loại thứ hai của STC là mã khối không gian thời gian Space time block
codes.Với loại mã này dữ liệu được tổ chức thành dạng khối. Mã khối này chỉ đạt
được độ lợi phân tập chứ không đạt được độ lợi mã hóa cho nên nó đơn giản hơn so
với phương pháp mã hóa Trellis của Tarokh.

Việc tính toán và thiết kế hệ thống MIMO-OFDM sử dụng phương pháp


STC sẽ được trình bày rõ trong chương 3 của đồ án này.

2.5 Kết luận chương

Ngày nay trong điều kiện tài nguyên về băng thông là quý giá. Trong các hệ
thống thông tin di động, các kỹ thuật phân tập đặc biệt là phân tập không gian thời
gian đã cải thiện đáng kế tỉ số tín hiệu trên nhiễu của hệ thống, giảm được tác đông
của fading mà không cần tăng băng thông cho hệ thống hay tăng công suất phát.
Điều này cũng giảm chi phí đáng kể cho các hệ thống thu phát.

Chương này đã trình bày chi tiết về các kỹ thuật phân tập trong hệ thống
MIMO-OFDM. Ở chương ba chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một kỹ thuật phân tập được
ứng dụng rộng rãi trong mạng thông tin di động 4G đó là kỹ thuật phân tập mã hóa
không gian thời gian (STC).

You might also like