You are on page 1of 2

BỆNH PHÂN TRẮNG Ở HEO CON

N.Y (theo tài liệu của các tác giả T.s.BSNguyễn Văn Thanh, Ts.Bs Bùi Thị Tho, K.s Bùi
Tuấn Nhã)

Bệnh phân trắng ở heo con là một hội chứng tiêu chảy phân trắng của lợn con đang theo
mẹ, đặc biệt từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất
khi thời tiết thay đổi: nóng lạnh thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao…

1. Nguyên nhân gây bệnh: do các nguyên nhân tổng hợp sau:

1.1. Do điều kiện vệ sinh dinh dưỡng: nhân tố bẩm sinh do quá trình chăm sóc, nuôi
dưỡng lợn mẹ không đầy đủ, nhất là giai đoạn có chữa, lợn mẹ bị thiếu chất dinh
dưỡng, khoáng, nhất là Fe, Co, Ca, Vitamin B12…làm bào thai phát triển kém, do đó
ấu súc mới sinh dễ bị bệnh phân trắng lợn con. Do rối loạn trao đổi chất vì lợn con
bú sữa mẹ kém phẩm chất, thiếu chất dinh dưỡng nhất là thiếu Fe. Khi còn bú mẹ,
lợn con rất cần nước, thiếu nước chúng sẽ uống nước bẩn…

1.2. Do đặc điểm sinh lý lợn con: khi mới sinh, cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn
chỉnh về hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch. Trong dạ dầy lợn con thiếu axit HCL nên
Pepsinnozen tiết ra không trở thành men Pepsin hoạt động được. Khi thiếu pepsin,
sữa mẹ không được tiêu hoá và bị kết tủa dưới dạng cazein, gây rối loạn tiêu hoá,
tiêu chảy phân màu trắng (màu của cazein chưa được tiêu hoá). Hơn nữa khi mới
sinh vỏ não và các trung tâm điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh, do
vậy nó không kịp thích nghi với sự thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu. Hơn
nữa lượng mỡ dưới da của lợn con lúc mới sinh chỉ có khoảng 1%. Lúc khí hậu thay
đổi, lợn con mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt. Đặc điểm này
đã lý giải tại sao bệnh này lại hay xảy ra hàng loạt, ồ ạt khi khí hậu thời tiết thay đổi
thất thường.

1.3.Do vi khuẩn đường ruột thường là kế phát. Khi sức đề kháng của lợn con giảm,
E.coli, Salmonella phát triển nhanh chóng gây bội nhiễm, tăng động lực gây bệnh.

2. Triệu chứng: bệnh gặp nhiều ở lợn từ sơ sinh cho dến 21 ngày tuổi. Lợn kém bú,
rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo. Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp,
lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân. Niêm mạc mắt lợn nhợt nhạt,
4 chân lạnh, thở nhanh. Lợn rặn rất nhiều khi ỉa. Màu phân lúc đầu xanh đen sau đó
chuyển sang sám rồi chuyển sang màu sám như cứt cò, có mùi tanh, khắm đặc
trưng. Phân dính nhiều vào đít. Lợn con bị bệnh thường hay khát nước, nên tìm nước
bẩn trong chuồng uống, làm bệnh nặng thêm nếu không đảm bảo đủ nước sạch. Đôi
khi có lợn nôn ra sữa chưa tiêu hoá nên có mùi chua. bệnh kéo dài 2-4 ngày, lợn suy
nhược nhanh, co giật, run rẫy và chết. Tỷ lệ chết 50-80%. Thể kéo dài gặp nhiều ở
lợn từ 22 ngày tuổi. Bệnh có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Lợn con vẫn bú như giảm
dần đi. Phân màu trắng đục, trắng vàng. Nhiều con mắt có dử và vầng thâm xung
quanh. Lợn suy dinh dưỡng, niêm mạc nhợt nhạt, nếu chữa trị không kịp thời lợn
thường bị chết sau 1 tuần bị bệnh. Lợn con từ 45-50 ngày vẫn còn bú mẹ cũng bị
bệnh ỉa phân trắng với các triệu chứng nhẹ hơn. Nếu bệnh kéo dài, lợn sẽ bị còi cọc.

3. Phòng trị: 3.1.Phòng bệnh: phòng bệnh bằng vệ sinh dinh dưỡng: chăm sóc,
nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con tốt. Cần chú ý khâu thức ăn cho heo mẹ phải tốt về cả
số lượng và chất lượng. Thực hiện tốt cả 3 khâu: chống lạnh, chống ẩm và chống
bẩn, chuồng trại thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông…Tạo cho lợn con ăn sớm thức
ăn có chất lượng cao. Phòng bằng văcxin cho cả mẹ và con, vacxin được chế từ các
chủng E.coli gây bệnh phân trắng lợn con (autovacxin – vacxin chuồng) bằng cách
tiêm cho heo mẹ 1-2 tuần trước khi đẻ, hay cho heo mẹ uống 3-4 lần sau khi đẻ.
Vacxin có tác dụng bảo hộ 70% cho heo khi đang cho con bú. 3.2. Trị bệnh: dùng
cá thuốc hoá học có độ mẫn cảm cao với vi khuẩn E.coli và Salmonella gây bệnh
như: Neomycin; Antidia, đặc trị tiêu chảy, hay một số loại kháng sinh có nguồn gốc
thảo dược: viên tô mộc, becberin, palmatin, ngũ bội tử, nước sắc của các lá, quả
chát chưa nhiều tanin như hồng xiêm, lá ổi…Dùng các chế phẩm sinh học: Complex-
subtilit, bột subtilit, bổ sung các nguyên tố vi lượng: Fu, Cu…

You might also like