You are on page 1of 9

Mạng thông minh không dây (WIN – Wirless Intelligent Network)

8:04, 03/06/2006

Mạng thông minh không dây là một khái niệm được Uỷ ban các tiêu chuẩn hội liên
hiệp công nghệ viễn thông (TR45.2) xây dựng. Hiến chương của Uỷ ban này là chuyển
những khả năng của mạng không dây dựa trên chuẩn IS41 thành mạng thông minh không
dây. Giao thức IS41 là một chuẩn hiện nay được các nhà cung cấp dịch vụ không dây sử
dụng bởi vì nó hỗ trợ Roaming. Áp dụng những chuẩn WIN trên giao thức này cho phép
chuyển thành một mạng thông minh mà không làm cho hạ tầng mạng hiện tại trở lên lỗi
thời.
Tổng quan
Vào những năm 1980s, khi nhìn thấy một ai đó đi trên phố nói chuyện bằng chiếc
điện thoại không dây thì đó quả là một điều lạ lẫm. Những kết nối khi đó tuy không lớn
nhưng khách hàng đã bị lôi cuốn bởi khả năng mới lạ đó. Ngày nay thì ngược lại, một
người mà không có điện thoại di động được coi là điều không bình thường. Người ta ước
tính rằng đến năm 2000 ở Mỹ sẽ có khoảng 69,8 triệu khách hàng sử dụng các dịch vụ
không dây, khoảng một nửa trong số đó sẽ là các thuê bao dịch vụ kỹ thuật số.
Các khách hàng sử dụng dịch vụ không dây sẽ không còn thoả mãn với chỉ một dịch
vụ âm thanh cứng nhắc mà họ còn muốn đa dịch vụ, cho phép họ xử lý hay lựa chọn các
cuộc gọi đến theo nhiều cách khác nhau. Các dịch vụ tăng cường rất quan trọng đối với
các khách hàng sử dụng dịch vụ không dây. Và họ đã hy vọng rằng các dịch vụ như
Caller ID và tin nhắn thoại được gộp lại thành một gói khi họ mua và kích hoạt một điện
thoại không dây hoặc một điện thoại PCS.
Các dịch vụ tăng cường sẽ kích thích các khách hàng tiềm năng và tăng thời gian sử
dụng dịch vụ không dây thông qua việc tăng cường sử dụng các dịch vụ viễn thông cá
nhân (PCS) và các dịch vụ điện thoại di động. Khi thị trường không dây ngày càng trở
nên cạnh tranh thì việc phát triển nhanh các dịch vụ tăng cường trở nên rất quan trọng để
có một chiến lược không dây thành công.
Các giải pháp mạng thông minh đã cách mạng hóa các mạng có dây. Việc tạo ra và
phát triển nhanh chóng các dịch vụ đã trở thành đặc trưng của một mạng có dây dựa trên
các khái niệm mạng thông minh. Mạng thông minh không dây sẽ mang những chiến lược
thành công đó vào trong mạng không dây. Sự phát triển lên đến khái niệm WIN của triển
khai dịch vụ sẽ mang lại các ưu thế tương tự như các lợi ích của mạng thông minh (IN)
mà các nhà cung cấp dịch vụ không dây đang gặt hái như:
 Các sản phẩm chào hàng của nhiều hãng thúc đẩy cạnh tranh.
 Các dịch vụ đồng bộ đối với khách hàng thuê bao trên nhiều vùng dịch vụ.
 Khai thác hệ thống mạng hiệu quả.
 Xây dựng và triển khai dịch vụ mạng nhanh chóng.
Các chủ đề
1. Các yêu cầu dịch vụ duy nhất của mạng không dây.
2. Các ví dụ về dịch vụ mạng thông minh không dây.
3. Các thành phần chức năng của mạng thông minh không dây.
4. Một HLR độc lập: Bước đầu tiên trong chiến lược mạng thông minh không dây.
5. Trạng thái hiện tại của các dịch vụ mạng thông minh không dây.
1. Các yêu cầu dịch vụ duy nhất của mạng không dây.
Roaming (lang thang)
Tính năng di động quy định nhu cầu về công nghệ và chuẩn cho phép các mạng khác
nhau có thể kết nối liên lạc được với nhau. Các thuê bao muốn sử dụng được chính các
dịch vụ điện thoại đã được thực hiện ở nơi họ sinh sống và khi họ đi đến nơi khác. Họ
cũng muốn các dịch vụ đó hoạt động bằng cùng một cách. Roaming là một trong những
nhân tố thúc đẩy các chuẩn mạng thông minh không dây phát triển.
Khách hàng có thể ra khỏi vùng nội hạt hoặc ra khỏi khu vực của nhà cung cấp dịch
vụ, cả hai trường hợp đó đều đòi hỏi dữ liệu tin nhắn trước khi cuộc gọi được kết nối để
xử lý việc thiết lập, chứng thực và tính tiền hóa đơn cho dịch vụ Roaming. Tất cả các
dịch vụ mạng thông minh này đều đòi hỏi hệ thống báo hiệu số 7 (SS7 – Signalling
System No.7), tin nhắn hệ thống báo hiệu số 7 được gửi đi gửi lại giữa các thiết bị khác
nhau. Trong các ứng dụng không thông minh, các cuộc gọi chỉ đơn thuần được định
tuyến, kết nối, và sau đó là huỷ kết nối. Các ứng dụng không dây đòi hỏi thêm các tin
nhắn SS7 để làm cho dịch vụ hoạt động được. Mạng thông minh cần thiết đối với nhiều
dạng khác nhau và tính hóa đơn tương hỗ cho các cuộc gọi không dây.
1.1. Lựa chọn truyền dẫn
Khi khách hàng gọi một cuộc điện thoại hữu tuyến, họ không có sự lựa chọn về nhà
cung cấp, nhưng thế giới không dây thì lại khác. Các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại
không dây đang thỏa thuận với nhau, khi ấy khách hàng có sự lựa chọn do giữa các nhà
cung cấp có quan hệ kinh doanh với nhau và do nhiều mạng điện thoại có giấy phép hoạt
động trên nhiều thị trường khác nhau.
Dịch vụ lựa chọn phương thức truyền dẫn có lợi đối với nhà cung cấp lẫn khách hàng,
dịch vụ này cho phép nhà cung cấp dựa trên mã hoặc lựa chọn thiết bị cầm tay tự động để
lựa chọn hệ thống mạng sẽ được sử dụng thực hiện cuộc gọi. Bằng cách này, một mạng
có thể bảo mật các cuộc gọi với các đối tác kinh doanh của mình. Ví dụ, khách hàng từ
thành phố A đến thành phố S rất xa nhau, khi những khách hàng này di chuyển (nếu họ
vẫn giữ nguyên dải tần sóng của mạng ở thành phố A) và thực hiện cuộc gọi thì thường
cuộc gọi đó sẽ được chuyển đến mạng đối thủ chứ không phải mạng đối tác ở khu vực
đó. Tuy nhiên với dịch vụ lựa chọn phương thức truyền dẫn, chế độ cuộc gọi của nhà
cung cấp có thể đi ra và tự động lựa chọn chính xác nhà cung cấp dịch vụ là đối tác.
Những dịch vụ này còn cho phép khách hàng có khả năng lựa chọn những chương
trình mới, những thiết bị cầm tay hiện đại để định tuyến các cuộc gọi một cách chọn lọc.
Theo cách đó có thể tiết kiệm chi phí cho khách hàng nếu họ biết các giá cước ở các
mạng khác nhau. Khi điều này được coi là một tiện ích cho các thuê bao thì truyền dẫn
cũng sẽ cung cấp các dịch vụ đó. Đối với nhà cung cấp hay thuê bao, các dịch vụ truyền
dẫn lựa chọn yêu cầu tin nhắn mạng thông minh.
1.2. Vận hành phi nhân công
Các dịch vụ phi nhân công hiện đang là dịch vụ được tìm kiếm nhiều nhất đối với
các khách hàng thích sự an toàn. Họ cần các tính năng, ví dụ như quay số bằng giọng nói
và kích hoạt tính năng, điều mà đòi hỏi công nghệ chuyển thoại sang dữ liệu. Bằng việc
nói “call mom” hay “5551212,” một cuộc gọi có thể được thực hiện mà không cần phải
dùng tay quay số.
Mạng sẽ còn đi đến chỗ sử dụng mạng thông minh để định tuyến cuộc gọi đến các
thiết bị ngoại vi thông minh mà các thiết bị này cung cấp công nghệ đặc biệt như nhận
dạng giọng nói, điều rất cần thiết đối với các dịch vụ phi nhân công mà điều khiển bằng
thoại. Để tin nhắn hoặc các tín hiệu âm thanh định tuyến đến các thiết bị thu và chuyển
nó thành dữ liệu, yêu cầu việc định tuyến đặc biệt hay mạng thông minh. Trong một ứng
dụng không phải mạng thông minh, sau khi ứng dụng được tạo ra, các thiết bị hoặc thiết
bị ngoại vi thông minh được kết nối đến cuộc gọi mất toàn bộ thời gian đó, mặc dù công
nghệ chỉ cần thiết đối với thứ tự quay số. Đối với một ứng dụng thông minh thì nó gửi
tin nhắn đến thiết bị, bật tin nhắn đó lên, chuyển thành tín hiệu số loại bỏ nó khỏi mạch
điện thoại và cho phép cuộc gọi tiếp tục. Kết quả là một ứng dụng mạng thông minh khai
thác hiệu quả hơn các tính năng IP.
1.3. Cấu trúc phí
Cuộc gọi được handed off giữa các mạng. Sau khi cuộc gọi được thực hiện là quá
trình tính hóa đơn. IN flags được viết đúng vào hồ sơ cuộc gọi để việc tính hóa đơn phản
ánh cụ thể từng cuộc gọi được thực hiện. Với nhiều thỏa thuận khác nhau, các công ty
truyền dẫn có thể đàm phán nhiều cơ cấu phí khác nhau với từng đối tác. Dùng một IN
flag trong hồ sơ hóa đơn khiến việc tính phí giữa các truyền dẫn dễ dàng hơn nhiều.
Các công ty không dây luôn trả tiền thanh toán cho các công ty hữu tuyến về việc xử
lý các cuộc gọi kết thúc ở ngoài mạng không dây mà đây lại là các cuộc gọi chiếm đa
phần trong tổng số các cuộc gọi. Tiền luôn đi theo một chiều như vậy. Sau khi Hiệp định
viễn thông nắm 1996 được ký kết, việc tính hóa đơn có thể theo hai cách. Các công ty
không dây ngày nay có thể được thanh toán với những cuộc gọi đi vào mạng không dây.
Sự thay đổi này khiến cho các mối quan hệ thanh toán hóa đơn trở nên phức tạp hơn, làm
gia tăng nhu cầu về IN flags. Các nhà cung cấp cũng sẽ tung ra các dịch vụ như bên gọi
trả tiền khiến cho người thuê bao không dây dễ dàng hơn trong việc nhận các cuộc gọi
mà không phải trả tiền. Một lần nữa, những loại dịch vụ này lại thúc đẩy nhu cầu về khả
năng WIN có tính tập trung hơn.
1.4. Khả năng dịch vụ dữ liệu
Màn hình máy cầm tay cho phép khách hàng sử dụng nhiều loại dịch vụ tin nhắn
khác nhau. Một loại có tên là SMS - Dịch vụ tin nhắn ngắn - hoạt động như một máy
phân trang. Nó cho phép các cuộc gọi gửi và nhận tin nhắn ngoài khả năng gọi và nhận
cuộc gọi thông thường. SMS đòi hỏi nhiều tin nhắn SS7 để thiết lập tín hiệu và cơ chế để
cho dữ liệu đi qua mạng không dây. Nó cho phép một lượng đáng kể kiểm soát và cân
bằng, tìm kiếm cơ sở dữ liệu, lấy tin nhắn, bao bọc nó bằng các thông tin mào đầu
(header) để xác định chính xác người dùng và cuối cùng gửi nó ra ngoài như một cuộc
gọi. Nó thậm chí có thể đi ra các kênh dữ liệu nên cho phép người dùng có thể nhận tin
nhắn trong khi đang thực hiện cuộc gọi. Điều đó trở nên phức tạp và yêu cầu định tuyến
mạng thông minh và sự xác thực.
2. Các ví dụ về dịch vụ WIN
Các dịch vụ tăng cường đang ngày càng phổ biến. Tại thời điểm này, các công ty
truyền dẫn ở trong các vùng phục vụ khác nhau đã ứng dụng chúng dùng các giao thức và
khái niệm IN. Khi các chuẩn WIN được ứng dụng, các dịch vụ bổ xung sẽ tương thích
với nhau trên các vùng dịch vụ, do đó người dùng không dây sẽ có một giao diện không
đổi để sử dụng liền mạch khi di chuyển. Các chuẩn WIN này đang được phát triển sẽ làm
cho dịch vụ không dây thành công. Các dịch vụ bổ xung hiện nay giới hạn về phạm vi và
tính không thông suốt giữa các mạng. Với các tiêu chuẩn đang được áp dụng, nhiều công
ty truyền dẫn sẽ đưa ra nhiều dịch vụ hơn.
2.1. Các dịch vụ không dùng tay, điều khiển bằng âm thanh.
Các dịch vụ điều khiển bằng âm thanh ứng dụng công nghệ nhận dạng giọng nói cho
phép người dùng không dây điều khiển tính năng và dịch vụ sử dụng các lệnh bằng giọng
nói, tên và số. Có hai dạng tự động nhận dạng giọng nói (ASR). Dạng thứ nhất là người
dùng phụ thuộc đòi hỏi cụm từ nhất định được nói ra duy nhất đối với một người dùng
nào đó. Mỗi người dùng được yêu cầu đào tạo cho hệ thống ASR bằng cách ghi âm các
mẫu của mỗi cụm từ nhất định được nói ra. Dạng thứ hai là người dùng độc lập, dạng này
yêu cầu sử dụng các cụm từ phát âm nào đó độc lập đối với người nói. Người dùng không
phải đào tạo cho hệ thống.
2.2. Quay số bằng giọng nói (VCD – Voice Call Dial).
Quay số bằng tiếng nói cho phép khách hàng bắt đầu cuộc gọi bằng cách quay số sử
dụng câu lệnh thoại thay vì dùng bàn phím. VCD có thể được sử dụng khi bắt đầu cuộc
gọi hoặc trong suốt cuộc gọi.
2.3.Điều khiển các tính năng cuộc gọi bằng tiếng nói (VCFC).
VCFC (Voice Call Function Control) cho phép bên tham gia cuộc gọi gọi một số
danh bạ VCFC, xác định bên gọi là một thuê bao được uỷ quyền với một số thư mục di
động và con số xác định cá nhân (PIN – Personal Identity Number), và cụ thể hóa các vận
hành tính năng thông qua một hoặc hơn một chuỗi điều khiển tính năng. Dịch vụ này
tương tự như điều khiển tính năng từ xa (RFC – Remote Function Control) ngoại trừ việc
người dùng được phép quay số các con số điều khiển tính năng hoặc các lệnh sử dụng
thoại thay vì dùng các con số trên bàn phím.
2.4. Xác định người sử dụng dựa vào giọng nói (VUI – Voice User Identify).
VUI cho phép một khách hàng đặt ra hạn chế đối với truy cập dịch vụ thông qua việc
sử dụng VUI để nhận ra đặc điểm của người nói. VUI sử dụng một dạng công nghệ ASR
để xác minh đặc điểm của người nói hơn là xác minh xem người nói nói gì. VUI đòi hỏi
khách hàng đăng ký dịch vụ bằng việc đào tạo hệ thống ASR với việc ghi âm một từ hoặc
cụm từ. Khi người sử dụng muốn truy cập dịch vụ, hệ thống ASR buộc người sử dụng
phải nói ra cụm từ đó.
2.5. Điều khiển/Hạn chế cuộc gọi đến.
Các cuộc gọi đến một thuê bao có thể được kết thúc bằng một trong các cách sau
đây : Cuộc gọi được đưa tới điểm kết cuối là người sử dụng nhờ một tín hiệu thông báo
thông thường hoặc đặc biệt, nó được chuyển tiếp tới một hộp thư thoại hoặc tới một số
khác; nó được định tuyến tới một thông báo thuê bao cụ thể, hoặc nó bị chặn lại.
Các loại dịch vụ này giúp khách hàng điều khiển các cuộc gọi đến và hóa đơn điện thoại
hàng tháng của mình. Nhìn từ quan điểm thị trường thì các dịch vụ này kích thích nhiều
người tiêu dùng lo lắng về chi phí, những người có thể không muốn có sự truy cập không
hạn chế từ phía người gọi.
2.6. Hiển thị tên cuộc gọi (CNAP).
CNAP cung cấp sự xác định về tên của người gọi (Ví dụ như tên riêng, tên công ty,
hạn chế, không có mặt) cho thuê bao được gọi. Thông tin về tên gọi (CNA) được trích từ
thông tin về số gọi (CNI), mà những thông tin này thường được cung cấp cho mạng cuối
như một phần của việc thiết lập cuộc gọi cơ bản. Ngày và thời gian cuộc gọi có thể được
cung cấp tới thuê bao được gọi tuỳ theo nhu cầu.
2.7. Chấp nhận cuộc gọi có mật khẩu (PCA).
PCA là tính năng rà soát cuộc gọi cho phép người thuê bao hạn chế các cuộc gọi đến
xuống mức chỉ dành cho những người gọi có thể đưa ra mật khẩu có hiệu lực (một dãy
số). Các cuộc gọi từ những người không cung cấp mật khẩu có hiệu lực sẽ bị từ chối khi
PCA đang hoạt động.
2.8. Chấp nhận cuộc gọi có lựa chọn (SCA).
SCA là một dịch vụ rà soát cuộc gọi, cho phép người thuê bao chỉ nhận các cuộc
gọi đến từ những người mà số gọi đến của họ (CPNs) nằm trong danh sách rà soát SCA.
Các cuộc gọi không có CPN sẽ bị từ chối khi SCA đang hoạt động.
3. Khả năng dữ liệu
3.1. Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS).
SMS cung cấp khả năng gửi những tin nhắn ngắn như một gói dữ liệu giữa hai
người sử dụng dịch vụ, được biết đến với cái tên thực thể tin nhắn ngắn (SMEs). SMS
được tích hợp vào mạng PCS cho phép nhắn tin và gọi đồng thời. Các ứng dụng của nó
có ứng dụng nhắn tin thông qua màn hình điện thoại không dây và thông báo có thư
thoại.
3.2. Chuyển từ thoại sang ký tự chữ (STC).
STC cho phép người gọi tạo ra một tin nhắn ngắn gồm cả ký tự alphabê lẫn số bằng
việc nói vào một thiết bị ASR mà thiết bị này sẽ thực hiện việc chuyển thoại sang ký tự.
Sau đó tin nhắn có thể được phân phối bằng bất kỳ phương tiện gì sẵn có như là chuyển
tin nhắn.
3.3. Tính hóa đơn, điện thoại di động trả tiền trước.
Điện thoại trả tiền trước có thể có nhiều dạng. Dạng thứ nhất là một cái thẻ rút tiền;
dạng thứ hai là một kết nối tới một thẻ thông minh. Những dịch vụ này cho phép khách
hàng trả tiền trước khi gọi và không bị tính hoá đơn về sau này. Do người thuê bao đã trả
trước cho dịch vụ, công ty truyền dẫn không phải chịu gánh nặng về rủi ro hoặc quá tải
về việc thu thập thanh toán.
4. Các thành phần chức năng của một WIN.
WIN là sự sao chép chế độ IN có dây. Nhưng sự khác nhau giữa mạng có dây và
không dây là nhiều hoạt động gọi không dây gắn liền với sự di chuyển, không chỉ đơn
thuần là cuộc gọi đó. Trong WIN, nhiều thông tin liên quan đến cuộc gọi được liên thông
giữa MSC và SCP hoặc HLR. WIN chuyển điều khiển dịch vụ ra khỏi MSC và đưa lên
một thành phần cao hơn trong mạng, thường là SCP (xem Hình.1).
Hình 1: Các thành phần của WIN

♦ MSC là điểm chuyển đổi dịch vụ (SSP): Trong mạng thông minh, SSP là phần
có chức năng chuyển mạch của mạng. Trung tâm chuyển mạch di động (MSC) cung cấp
chức năng này trong WIN.
♦ Điểm điều khiển dịch vụ (SCP): Thiết bị này cung cấp một thiết bị trung tâm
trong mạng để điều khiển việc chuyển dịch vụ tới người thuê bao. Dịch vụ cao cấp có thể
được di dời khỏi MSC và được điều khiển tại điểm cao hơn này trong mạng. Việc này rất
tiết kiệm chi phí bởi vì MSC trở nên hữu hiệu hơn, không cần mất chu kỳ xử lý các dịch
vụ mới và đơn giản hóa việc phát triển các dịch vụ mới.
♦ Thiết bị ngoại vi thông minh (IP): IP nhận thông tin trực tiếp từ người thuê
bao, có thể là thông tin thẻ tín dụng, PIN, hoặc thông tin kích hoạt thoại. Thiết bị ngoại vi
nhận thông tin, chuyển nó sang dạng dữ liệu và chuyển nó cho thành phần khác trong
mạng như là SCP để phân tích và điều khiển.
♦ Điểm chuyển tín hiệu (STP): Đây là một chuyển mạch gói trong mạng tín hiệu
có chức năng phân phối các tín hiệu điều khiển giữa các thành phần khác nhau trong
mạng như MSCs và HLRs hoặc MSCs và SCPs. Ưu điểm của một STP là nó tập trung
các kênh lưu lượng cho mạng. Nó còn có thể cung cấp các khả năng địa chỉ tiên tiến như
dịch tiêu đề toàn cầu và rà soát cửa ngõ mạng.
♦ Đăng ký định vị: Dùng để cung cấp cho MSC những thông tin về người thuê
bao. Số thuê bao mà thiết bị chuyển mạch hỗ trợ các thay đổi khi những người di chuyển
đi vào và thuê bao chuyển đến chuyển mạch khác. Cơ sở dữ liệu của các thuê bao hoạt
động thay đổi rất động. Mỗi MSC không thể có cơ sở dữ liệu cho tất cả những người
dùng tiềm năng của chuyển mạch đó. Những đăng ký định vị sau đây giúp khắc phục vấn
đề này:
 Đăng ký định vị người đến (VLR): Trong một MSC, có một VLR có chức năng
duy trì thông tin thuê bao cho khách đến và những người di chuyển đến MSC đó. Mỗi
một MSC hoặc nhóm MSC sẽ có một VLR.
 Đăng ký định vị nhà (HLR): Thông tin về người di chuyển được lấy từ HLR
của thuê bao. Mỗi một thuê bao được gắn một HLR duy nhất. Khi thuê bao di chuyển đến
một chuyển mạch khác, VLR hỏi HLR tại nhà của thuê bao để lấy thông tin về thuê bao
đó. Khi một cuộc gọi đi đến MSC của thuê bao, MSC nhận ra thuê bao đang di chuyển và
hỏi HLR về vị trí của thuê bao. HLR sẽ truyền thông tin đó cho VLR và tiếp sóng số định
vị tạm thời nhận được từ hệ thống được đến thăm. Trong kiến trúc WIN, HLR thường là
một thành phần mạng, như SCP.
♦ Mô hình cuộc gọi WIN: Mô hình cuộc gọi WIN làm cho mạng có thể xử lý
những bộ kích hoạt mới (là điểm quyết định của cuộc gọi) và tin nhắn TCAP (TCAP =
Transaction capability application part = Phần ứng dụng khả năng giao dịch mới).
Sự phát triển lên mạng WIN là một bước tiến lớn đối với các mạng không dây của Bắc
Mỹ. Nó liên quan đến sự đồng thuận trong toàn ngành công nghiệp giữa các hãng bán
thiết bị và các nhà cung cấp dịch vụ để tích hợp khái niệm mạng thông minh vào các
mạng không dây hiện có.
Các bước sau đây sẽ cần phải xảy ra trước khi WIN trở thành hiện thực.
* Tích hợp SCP, IP, và SN vào kiến trúc mạng không dây.
* Sự phát triển từ MSC lên SSP.
* Tách điều khiển và chuyển tải cuộc gọi khỏi điều khiển dịch vụ.
* Phát triển về các mô hình cuộc gọi chung, các sự kiện và các điểm kích hoạt.

5. Một HLR độc lập: Bước đầu tiên trong một chiến dịch cấu trúc mạng thông
minh không dây.
Khi cơ sở hạ tầng thuê bao phát triển và công nghệ thay đổi, các mạng có thể được
mở rộng một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhờ một mạng HLR độc lập. Khi một nhà
cung cấp di chuyển đến 1 HLR độc lập, lấy nó ra khỏi MSC và đặt nó trên một nút mạng
IN, MSC có thể được dành trọn để xử lý cuộc gọi hiệu quả (Xem bảng 2). Sự phức tạp
của mạng khi đó được giảm xuống một cách đáng kể.

Có hai lý do để biến HLR thành một thành phần của mạng.


 MSCs là những bộ chuyển mạch chứa một lượng nhất định năng lực xử lý. Một
HLR thực hiện công việc tính toán, chứ không phải là chuyển mạch. Khi HLR được tách
ra khỏi MSC để thành một thực thể mạng độc lập, năng lực xử lý được giải phóng trong
MSC phục vụ cho các cuộc gọi điện thoại - chức năng chính của nó.
 Để cung cấp đủ thuê bao cho một MSC (mỗi thuê bao có HLR được tích hợp
sẵn), cần đưa dữ liệu vào mỗi một MSC, và mỗi MSC có một hình dạng và khả năng
khác nhau. Với một hệ thống HLR đồng bộ, chỉ có duy nhất một cơ chế cung cấp giao
thức chuẩn cho cơ sở dữ liệu HLR.
Hình 2: Một HLR độc lập

Tiến đến một HLR độc lập là bước đầu tiên trong chiến lược dịch vụ WIN. Ngày nay,
thực hiện một chiến lược WIN rất có ý nghĩa, kể cả nếu chuẩn roaming không thông
dụng. Khi một kiến trúc IN được triển khai, mạng tự động được thiết lập để vận hành
tương tác với các dịch vụ và các mạng khác do chuẩn WIN được sử dụng.

Hình 3: SCP/HLR
Điều khiển dịch vụ tập trung dựa trên IN có một số ưu điểm, bao gồm:
* Giảm thời gian chuyển dịch vụ.
* Giảm chi phí triển khai dịch vụ.
* Có được sự linh hoạt khiến các nhân tố như điều khiển lỗi và các dịch vụ chuyên
biệt được triển khai dễ dàng hơn.
* Giảm chi phí các thành phần mạng.
Do HLR trở thành một nhân tố riêng rẽ trong mạng, nó bắt đầu có vẻ giống một SCP hơn.
Chức năng của SCP và HLR trộn lẫn, một SCP/HLR trong mạng (như HLR của DSC) là
bước hợp logic tiếp theo (Xem hình 3).

Các thuật ngữ:

ASR: Automatic Speek Recognizer - Tự động nhận dạng giọng nói.


CNAP: Hiển thị tên cuộc gọi.
CTIA: Hội liên hiệp công nghệ viễn thông di động.
HLR: Đăng ký định vị nhà.
IN: Mạng thông minh.
IP: Thiết bị ngoại vi thông minh.
MSC: Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động.
PCA: Chấp nhận cuộc gọi có mật khẩu.
PCS: Các dịch vụ viễn thông cá nhân.
SCA: Chấp nhận cuộc gọi có lựa chọn.
SCP: Điểm điều khiển dịch vụ.
SMS: Dịch vụ tin nhắn ngắn.
SS7: Hệ thống báo hiệu số 7.
STC: Chuyển từ thoại sang ký tự chữ.
TIA: Hội liên hiệp công nghệ viễn thông.
VCD: Quay số bằng giọng nói.
VCFC: Điều khiển các tính năng điều khiển bằng giọng nói.
VLR: Đăng ký định vị người đến.
VUI: Xác định người sử dụng dựa vào giọng nói.
WIN: Mạng thông minh không dây.

You might also like