You are on page 1of 9

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Chương trình đào tạo trực tuyến TOPICA

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Báo cáo Bài tập nhóm môn ICT101
Chương trình đào tạo trực tuyến TOPICA Lớp 0942 EL.D2 – Nhóm 2

Dưới đây chúng em xin gửi Cố Vấn Học Tập và các Thày Cô bài làm cho đề bài
số 3: Bình luận nhận định “Muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì có thể phải chấp nhận
thâm hụt ngân sách Nhà nước” Phân tích một số giải pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách
của Việt Nam những năm gần đây.

Bài báo cáo được được thực hiện bởi các thành viên (có danh sách kèm theo) và được
chia làm bốn phần:

Phần I: Bình luận nhận định “Muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì có thể phải
chấp nhận thâm hụt ngân sách Nhà nước” (Trang 1)
Phần II. Giải pháp bù thâm hụt ngân sách Nhà Nước. (Trang 4)
Phần III: Một vài nhận định (Trang 8)
Phần IV: Tài liệu tham khảo (Trang 9)

Danh sách đánh giá khách quan thành viên (Bản chi tiết gửi file riêng):

Họ tên học viên Ngày sinh Đánh giá khách quan


1. Vũ Hải Anh 28/03/1980 Tốt
2. Đỗ Đình Công 29/06/1983 Tốt
3. Đoàn Văn Cung 28/03/1980 Tốt
4. Ngô Quyền Hải 02/02/1981 Tốt
5. Nguyễn Thị Hảo 14/01/1986 Tốt
6. Lê Văn Quyết 30/06/1987 Tốt
7. Nguyễn Duy Tiến 21/10/1987 Tốt
8.Nguyễn Lê Sỹ 30/11/1981 Tốt
9. Nguyễn Tiến Mạnh 13/03/1986 Tốt
10. Cao vĩnh Hà “” Tốt

Do điều kiện học tập và công tác của từng thành viên, trong quá trình thực hiện
làm bài nhóm còn gặp nhiều khó khăn, nội dung bài viết còn nhiều thiếu xót mong các
bạn làm cùng chủ đề và Thầy Cô trong bộ môn bổ xung và phản hồi lại nhóm.

Chúng em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2009


Thực hiện báo cáo

Nhóm 2 lớp D2

1
Bài tập nhóm ECO102 Nhóm 2 Lóp 0942 EL.D2
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Chương trình đào tạo trực tuyến TOPICA

I. Bình luận nhận định “Muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì có thể
phải chấp nhận thâm hụt ngân sách Nhà nước”

Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một thành phần trong hệ
thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống
kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống
nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái
và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng
liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia.
Luật ngân sách nhà nước đã được Quốc Hội Việt Nam thông qua năm 1996 định nghĩa:
“Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự toán đã được
cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ”.

Thu ngân sách nhà nước: Chính phủ dùng quyền lực của mình để tập trung một
bộ phận của tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của quốc gia
làm nguồn để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Chi ngân sách nhà nước: Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử
dụng quỹ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ. Thực chất
của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của chính phủ.

Thâm hụt ngân sách nhà nước: Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là
bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt
quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước. Để phản ánh mức
độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc
so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời
gian thâm hụt. Nói chung nếu tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và
trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực.

“Sử dụng ngân sách hiệu quả có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại
trong chính sách điều hành của một nhà nước, bởi vì một ngân sách hiệu quả và việc
bám sát ngân sách đem lại các nguồn lực cần thiết để chúng ta đạt được các mục tiêu đặt
gia”

Trong giới hạn nội dung bài viết này chúng em sẽ thảo luận một số vấn đề liên quan
đến tình trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam

Dù tăng thu trong mấy năm gần đây, nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 60%
nhu cầu chi cần thiết tối thiểu

2
Bài tập nhóm ECO102 Nhóm 2 Lóp 0942 EL.D2
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Chương trình đào tạo trực tuyến TOPICA

Mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam từ 2005 - 2007

Thâm hụt ngân sách của Việt Nam và một số nước (2001 - 2007) - Nguồn: Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB)

Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam trong mấy năm trở lại đây luôn được duy trì ở mức cao.,
mức thâm hụt này là trầm trọng nhất trong vòng nhiều năm qua, so với các mức thâm hụt
66,2 ngàn tỉ đồng (năm 2008), 56,5 ngàn tỉ đồng (năm 2007), 48,5 ngàn tỉ đồng (năm
2006) và 40,7 ngàn tỉ đồng (năm 2005), theo các bộ Tài chính và Kế hoạch và đầu tư.

Những thống kê trên cho thấy, thâm hụt ngân sách của năm 2009 sẽ vượt quá mức thâm
hụt trung bình 5% GDP hàng năm, từ đầu thời kỳ kế hoạch 5 năm đến nay. “Đây là một
tỷ lệ quá cao, dẫn đến rủi ro lớn về khả năng trả nợ trong tương lai”, một quan chức của
bộ Kế hoạch và đầu tư thừa nhận.

3
Bài tập nhóm ECO102 Nhóm 2 Lóp 0942 EL.D2
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Chương trình đào tạo trực tuyến TOPICA

Câu hỏi đặt ra là, vì sao phải đưa mức bội chi lên đến 8% GDP cho năm nay, và liệu nó
có quá đi so với khả năng chịu đựng của nền kinh tế? “Có thể thấy rằng, nếu trường hợp
ta giảm chi, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của Nhà nước, đặc biệt là chính
sách an sinh xã hội”, thứ trưởng bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp nói trên Thời báo
Kinh tế Việt Nam.

Muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì có thể phải chấp nhận thâm hụt ngân sách
Nhà nước?
Trong quá trình phát triển kinh tế một quốc gia dù có lớn mạnh cũng khó lòng chó thể
tránh khỏi việc thâm hụt ngân sách nhà nước, nhất là chúng ta đang phải đối mặt với sự
suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giám đốc quốc gia ADB Ayumi Konishi đã bình luận:

“Việt Nam khó có lựa chọn khác với các quốc gia trên thế giới, khi các chính phủ
buộc phải tăng bội chi ngân sách nhằm chống suy thoái”

Nhóm chúng em cũng có trung nhận định như trên, thực tế chủ đề “Giảm thâm hụt ngân
sách nhà nước” luôn là một chủ đề nóng trên các diễn đàn kinh tế và các cuộc họp quan
trọng của quốc gia.

Tại sao cần giảm thâm hụt ngân sách?

Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư
nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Ở Việt Nam, mặc dù có năm thâm
hụt ngân sách tăng đột biến chưa làm suy giảm tiết kiệm nội địa và đầu tư tư nhân nhưng
nó đã làm tăng mức thâm hụt tài khoản vãng lai, Ví như năm 2007 từ -0,5% năm 2006
lên tới -8% năm 2007.

Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành
vĩ mô của chính phủ. Nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và của các
nhà đầu tư vì họ cho rằng Chính phủ trước sau gì cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm
hụt. Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mô, và do vậy, khả
năng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Những khó khăn hiện tại của nền kinh tế Việt Nam bắt nguồn từ những bất cập trong
chính sách phát triển dài hạn. Chủ trương tăng trưởng nhờ vào số lượng thông qua đầu tư
ồ ạt, dựa vào khu vực nhà nước vốn kém hiệu quả, đồng thời thiếu sự phối hợp đồng bộ
trong điều hành vĩ mô đã đưa nền kinh tế Việt Nam từ bối cảnh sau khi gia nhập WTO vô
cùng thuận lợi đến tình trạng lạm phát và bất ổn vĩ mô như hiện nay.

Vẫn còn may là những khó khăn của Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể giải quyết được
nếu Chính phủ có quyết tâm mạnh mẽ và chính sách đúng đắn, trong đó kỷ luật tài khóa
là điều kiện quan trọng nhất. Thắt chặt và nâng cao hiệu quả của chi tiêu công, đặc biệt là
áp đặt kỷ luật nghiêm ngặt đối với hoạt động đầu tư của các tập đoàn nhà nước là điều
kiện tiên quyết để có thể khôi phục lại cân bằng vĩ mô và gia tăng hiệu quả, tính ổn định
và đà tăng trưởng cho nền kinh tế.

4
Bài tập nhóm ECO102 Nhóm 2 Lóp 0942 EL.D2
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Chương trình đào tạo trực tuyến TOPICA

II. GIẢI PHÁP BÙ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

Ở nước ta một số giải pháp đang được tính toán và thực hiện để giải bài toán “Tiền bù
thâm hụt ngân sách Nhà Nước” như phát hành thêm tiền, vay nợ trong và ngoài nước,
tăng các khoản thu, tiết kiệm đầu tư công, ứng ngân sách của những năm tiếp theo, tăng
vai trò quản lý nhà nước …

- Nhà nước phát hành thêm tiền. Việc xử lý bội chi NSNN có thể thông qua việc nhà
nước phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm
phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN. Đặc biệt, khi
nguyên nhân bội chi NSNN là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát
triển gây “tăng trưởng nóng” và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia.

- Vay nợ cả trong và ngoài nước. Để bù đắp thâm hụt NSNN, nhà nước có thể vay nợ
nước ngoài và trong nước. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ
thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi
trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm
tăng lãi suất, và cái vòng nợ - trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng
và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau…

- Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ
bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, đây không phải là giải
pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm
giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng
hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và
làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên
thế giới.

- Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm
soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư
công và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước.

Cấu trúc đầu tư toàn xã hội (1995 - 2007) - Nguồn: GSO, MPI

Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng khi xảy ra bội chi
ngân sách nhà nước và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có
nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột
phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì

5
Bài tập nhóm ECO102 Nhóm 2 Lóp 0942 EL.D2
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Chương trình đào tạo trực tuyến TOPICA

phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các
khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải
cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và
nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của
mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển,
tác động vào đời sống kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế
cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường v.v.. Đặc biệt trong điều kiện hiện
nay, khi lạm phát là một vấn nạn của nước ta, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước
đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng
cấp thiết.

⇒ Nhưng rõ ràng, mọi phương án đều không đơn giản bởi cân đối thu chi ngân sách ở
mọi thời điểm đều rất quan trọng. Và, chỉ cần có sai lệch, dù là nhỏ nhất, cũng sẽ phải
trả giá đắt cho thế hệ sau.

Những khó khăn mới thực sự bắt đầu khi nhà nước sẽ nỗ lực để "tăng thu, giảm chi".
Điều đó có nghĩa là chi phí phải được duy trì ở mức thấp nhất và nguồn thu thuế sẽ phải
tăng cao hơn mức hiện nay.

Nguồn thu ngân sách từ thuế, vốn phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh tế, bị giảm
mạnh do suy thoái, trong khi các khoản chi tiêu công tăng vọt do nạn thất nghiệp gia
tăng, kéo theo những khoản trợ cấp xã hội tăng cùng chi phí bổ sung cho các giải pháp an
sinh xã hội. Đó là chưa kể chi phí dành cho các kế hoạch phục hồi kinh tế cũng khiến nợ
ngân sách tăng đột biến.

Để bù đắp sự thâm hụt này, nhà nước phải tìm đến giải pháp vay vốn. Tuy nhiên, đây
được cho là giải pháp "nguy hiểm" trong trường hợp chúng ta không bán được trái phiếu
kho bạc hoặc phải bán với mức lãi suất quá cao. Điều này sẽ chỉ khiến các khoản nợ ngày
càng chồng chất thêm.

Ông Konishi, giám đốc ADB tại Việt Nam nói:

“Bù đắp thâm hụt ngân sách bằng nguồn vốn trong nước sẽ làm tăng lượng cung
tiền, hoặc hạn chế đầu tư tư nhân, hoặc cả hai điều này; và trong trung hạn, có
thể làm tăng lạm phát và gây cản trở đối với tăng trưởng”

Hiện nay, nguồn bù đắp thâm hụt chủ yếu sẽ là trái phiếu (nội tệ, ngoại tệ) huy động từ
nội địa. Tình hình này cho thấy trước mắt Chính phủ có thể huy động đủ lượng tiền cần
thiết cho kích cầu mà không phải vay từ bên ngoài.

Ngoài ra, theo đề xuất của Chính phủ, nguồn tiền của gói kích cầu có trị giá tương đương
8 tỷ USD có một phần là từ khoản tiền ứng trước của những năm tiếp theo cho năm nay
là 37.200 tỷ đồng. Nhưng, cả hai khoản tiền này đều đang dấy lên những lo ngại từ phía
những người làm công tác phân tích, dự báo.

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) Vũ Đình

6
Bài tập nhóm ECO102 Nhóm 2 Lóp 0942 EL.D2
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Chương trình đào tạo trực tuyến TOPICA

Ánh nhận xét: “Từ trước đến nay, việc phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam luôn
chịu áp lực cạnh tranh lãi suất với các định chế tín dụng khác khi huy động vốn. Nếu trái
phiếu chính phủ có lãi suất thấp thì không ai mua, và nếu thời hạn càng dài thì trái phiếu
chính phủ rất khó phát hành, do nền kinh tế Việt Nam có mức lạm phát tương đối cao
khiến áp lực lãi suất thường xuyên lớn”.

Mặt khác, hiện nay có rất nhiều khoản vốn có được từ phát hành trái phiếu Chính phủ
không sử dụng hết và vẫn phải trả lãi suất. Gánh nặng nợ vẫn còn đó nhưng vốn huy
động được lại không sử dụng hiệu quả do không được gắn với các dự án cụ thể.

“Huy động vốn về để nằm yên một chỗ gây ra sự lãng phí lớn và ảnh hưởng xấu đến ngân
sách”, ông Ánh tỏ ra nghi ngại. Cũng theo ông, việc huy động nguồn lực từ phát hành 20
nghìn tỷ đồng trái phiếu, nếu không có những biện pháp hợp lý thì sẽ rất khó thành công.

Còn về khoản tiền 37.200 tỷ đồng ứng trước của những năm tiếp theo cho năm nay là
không lớn. Nhưng vấn đề là sẽ lấy nguồn tiền nào để ứng trước như vậy?

Thông thường, phải sau khi đã thu mới có thể chi, hoặc dựa vào các khoản chênh lệch
vay trong nước hoặc nước ngoài. Nếu khoản tiền ứng trước này có được từ phát hành
thêm thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng cả năm.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cảnh báo: “Khoản vốn ứng trước 37.200 tỷ đồng có
thể gây ra những tác động không tốt đến an ninh tài chính quốc gia”.

Xác định giới hạn không có nghĩa là chi sát nút

Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô của các gói kích cầu đến nay ước
khoảng 143.000 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ USD, chưa kể phần bảo lãnh tín dụng (17.000
tỷ đồng). Trong số này, có cả những khoản sử dụng cho năm nay và một số khoản chi cho
năm tới.

Chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng gói kích cầu là các khoản ứng trước ngân sách Nhà
nước để thực hiện một số dự án cấp bách, tổng mức chi lên đến 37.200 tỷ đồng. Phần vốn
đầu tư kế hoạch năm 2008 chuyển sang dùng trong năm nay cũng khá lớn, 30.200 tỷ
đồng.

Chính phủ cũng đã quyết định dùng 17.000 tỷ đồng từ nguồn dự trữ ngoại tệ để cấp bù lãi
suất cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Phần miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp và
người dân ngốn 28.000 đồng từ ngân sách.

Ngoài ra, Chính phủ cũng tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ, khoảng 17.000 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp...

Nhìn nhận về con số tiêu tốn cho kích cầu lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, TS. Lê Xuân
Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, để kích thích kinh tế,
đương nhiên phải chấp nhận mức thâm hụt ngân sách cao hơn bình thường.

Singapore trong nhiều năm qua có ngân sách cân bằng (thâm hụt bằng 0) nay cũng phải

7
Bài tập nhóm ECO102 Nhóm 2 Lóp 0942 EL.D2
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Chương trình đào tạo trực tuyến TOPICA

chấp nhận mức thâm hụt lên tới 6,5% GDP. Việt Nam cũng phải chấp nhận mức thâm hụt
ngân sách thêm vài phần trăm so với hiện hành và giảm dần trong chu kỳ sau.

Mức bội chi ngân sách của Việt Nam trung bình hàng năm không vượt quá 5%. Năm nay,
mức bội chi ngân sách được Chính phủ kiến nghị lên 8%.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành, ngân sách bội chi lên 8% trong thời điểm
hiện nay là có thể chấp nhận được, mặc dù kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rủi ro về
mất cân đối vĩ mô, đối mặt với nguy cơ lạm phát cao.

Còn theo sự phân tích của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên thì dù bội chi ngân
sách nhà nước được kiến nghị lên không quá 8% hay không quá 7% như đề xuất của Uỷ
ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội thì không có nghĩa là cứ phải chi cho đến 8% hay
7%. Không phải xác định giới hạn như thế để rồi cứ chi cho sát nút thì sẽ gây ra những
tác động phụ trong trung hạn và dài hạn.

III TỔNG HỢP MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH

Những thống kê trên cho thấy, thâm hụt ngân sách của năm 2009 sẽ vượt quá mức thâm
hụt trung bình 5% GDP hàng năm, từ đầu thời kỳ kế hoạch 5 năm đến nay. “Đây là một
tỷ lệ quá cao, dẫn đến rủi ro lớn về khả năng trả nợ trong tương lai”, một quan chức của
bộ Kế hoạch và đầu tư thừa nhận.

Lý giải việc thâm hụt ngân sách luôn tăng cao, một quan chức của bộ Kế hoạch và đầu tư
nói, “dù tăng thu trong mấy năm gần đây, nhưng ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng
60% nhu cầu chi cần thiết tối thiểu”.

“Bù đắp thâm hụt ngân sách bằng nguồn vốn trong nước sẽ làm tăng lượng cung tiền,
hoặc hạn chế đầu tư tư nhân, hoặc cả hai điều này; và trong trung hạn, có thể làm tăng
lạm phát và gây cản trở đối với tăng trưởng”, ông Konishi, giám đốc ADB tại Việt Nam
nói.

ADB cho rằng, thâm hụt ngân sách của Việt Nam, thậm chí lên tới 9,8% GDP (gần 9,3 tỉ
USD) trong năm 2009. Ông Konishi cảnh báo, chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng, và
nợ công tăng thêm (dự kiến 45,8% GDP năm 2009),… có thể lại khiến tình hình kinh tế
vĩ mô bất ổn trở lại.

Trong khi đó, ngân hàng Thế giới tỏ ra hoài nghi về chính sách tài khoá, vốn sẽ vẫn là
công cụ chính sách vĩ mô quan trọng của Việt Nam. “Chính sách tài khoá hiệu quả đòi
hỏi phải có nguồn thông tin đáng tin cậy về thu và chi của Chính phủ và kiểm soát tốt các
dự án đầu tư công. Việt Nam còn nhiều thiếu sót về cả ba mặt này. Tính toán cân đối
ngân sách của Việt Nam còn khác xa so với các chuẩn mực quốc tế”, chuyên gia kinh tế
trưởng của ngân hàng Thế giới Martin Rama nhận xét trong báo cáo phát triển Việt Nam
năm 2009.

⇒ Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể giải quyết được nếu Chính phủ có quyết tâm
mạnh mẽ và chính sách đúng đắn, trong đó kỷ luật tài khóa là điều kiện quan trọng nhất.
Thắt chặt và nâng cao hiệu quả của chi tiêu công, đặc biệt là áp đặt kỷ luật nghiêm ngặt
đối với hoạt động đầu tư của các tập đoàn nhà nước là điều kiện tiên quyết để có thể khôi

8
Bài tập nhóm ECO102 Nhóm 2 Lóp 0942 EL.D2
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Chương trình đào tạo trực tuyến TOPICA

phục lại cân bằng vĩ mô và gia tăng hiệu quả, tính ổn định và đà tăng trưởng cho nền kinh
tế.

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. http://www.bbc.co.uk/vietnamese
2. http://vi.wikipedia.org
3. http://www.baomoi.com
4. http://tin247.com
5. http://vovnews.vn
Ngoài ra bài báo cáo còn sử dụng nguồn tin từ internet khác.

Bài viết vẫn còn nhiều thiếu xót mong các bạn làm cùng chủ đề và Thày Cô trong
bộ môn bổ xung và phản hồi lại nhóm.
Chúng em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2009


Thực hiện báo cáo

Nhóm 2 lớp D2

9
Bài tập nhóm ECO102 Nhóm 2 Lóp 0942 EL.D2

You might also like