You are on page 1of 6

Gợi ý ôn tập lý thuyết lớp 10 - HK2

1. Điều kiện cân bằng vật rắn chịu tác dụng của hai lực là gì?+ 3

2. Điều kiện cân bằng vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là
gì?+ 3

3. Điều kiện cân bằng vật rắn có mặt chân đế là gì? Làm thế nào để tăng độ
vững vàng của một vật có mặt chân đế?+ 3

4. Điều kiện cân bằng vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song là gì?+ 3

5. Điều kiện cân bằng vật rắn có trục quay cố định là gì?+ 3

6. Phát biểu quy tắc hợp lực song song cùng chiều?+ 3

7. Phát biểu quy tắc hợp lực song song ngược chiều?+ 3

8. Momen lực của một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay
là gì? Viết công thức tính momen của một lực F.+ 4

9. Trọng tâm là gì?+ 4

10. Có các dạng cân bằng nào?+ 4

11. Định nghĩa mặt chân đế?+ 4

12. Ngẫu lực là gì? Viết công thức tính momen ngẫu lực. Đặc điểm của
momen ngẫu lực là gì?+ 4

13. Nêu đặc điểm của trọng lực?+ 4

14. Vì sao nói lực tác dụng lên vật rắn được biểu diễn bởi một vectơ trượt?+4

15. Có thể thay một lực F bằng một lực Fʼ song song cùng chiều được
không?+ 5

16. Có gì khác nhau giữa điều kiện cân bằng của chất điểm và của vật rắn
dưới tác dụng của 3 lực không song song?+ 5

17. Định nghĩa hợp lực của hai lực tác dụng lên vật rắn. Hai lực tác dụng như
thế nào thì có hợp lực?+ 5

18. Khi nào một lực tác dụng vào vật rắn có trục quay cố định mà không làm
vật quay?+ 5

19. Định nghĩa động năng.+ 5

20. Phát biểu định lý động năng.+ 5

21. Phát biểu mối liên hệ giữa thế năng trọng trường và công của trọng lực.+ 5

22. Nêu tính chất công của trọng lực.+ 5

23. Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng.+ 5


1/6& *Không phải đề cương ôn tập
Gợi ý ôn tập lý thuyết lớp 10 - HK2

24. Phát biểu thuyết động học phân tử chất khí.+ 5

25. Khi nào khí thực trở thành khí lí tưởng?+ 6

26. Một trạng thái chất khí được đặc trưng bởi mấy thông số?+ 6

27. Phát biểu định luật Boyle - Mariotte.+ 6

28. Phát biểu định luật Charles.+ 6

29. Phát biểu định luật Gay - Lussac:+ 6

30. Phân biệt chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.+ 6

31. Tính đẳng hướng, dị hướng là gì?+ 6

32. Phát biểu định luật Hooke tổng quát+ 6

2/6& *Không phải đề cương ôn tập


Gợi ý ôn tập lý thuyết lớp 10 - HK2

1. Điều kiện cân bằng vật rắn chịu tác dụng của hai lực là gì?
ĐKCB của VR chịu tác dụng của hai lực là hai lực đó phải trực đối, nghĩa là
cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.

2. Điều kiện cân bằng vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song
song là gì?
ĐKCB của VR chịu tác dụng của ba lực không song song là:
- Hợp lực của hai lực bất kì cân bằng với lực thứ ba.
- Ba lực đồng quy, đồng phẳng.

3. Điều kiện cân bằng vật rắn có mặt chân đế là gì? Làm thế nào để
tăng độ vững vàng của một vật có mặt chân đế?
ĐKCB của VR có mặt chân đế là đường thẳng đứng đi qua trọng tâm nằm
trong mặt chân đế.
Để tăng độ vững vàng của một vật có mặt chân đế, có 2 cách:
- Hạ thấp trọng tâm của vật rắn.
- Mở rộng diện tích của mặt chân đế

4. Điều kiện cân bằng vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song là gì?
ĐKCB của VR chịu tác dụng của ba lực song song là:
- Ba lực đồng phẳng
- Hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ ba.

5. Điều kiện cân bằng vật rắn có trục quay cố định là gì?
ĐKCB của VR có trục quay cố định là tổng momen lực có xu hướng làm vật
quay theo một chiều bằng tổng momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều
ngược lại.

6. Phát biểu quy tắc hợp lực song song cùng chiều?
Hợp lực của hai lực F1 và F2 song song cùng chiều , tác dụng vào vật rắn là
một lực F:
- song song cùng chiều và đồng phẳng với hai lực.
- Độ lớn bằng tổng độ lớn hai lực: F = F1 + F2.
- Giá của F chia trong khoảng cách giữa hai giá của F1 và F2 thành những đoạn
tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực đó: F1/F2 = d1/d2

7. Phát biểu quy tắc hợp lực song song ngược chiều?
Hợp lực của hai lực F1 và F2 song song ngược chiều , tác dụng vào vật rắn là
một lực F:
- song song cùng chiều và đồng phẳng với lực lớn hơn.
- Độ lớn bằng hiệu độ lớn hai lực: F = |F1 - F2|.
- Giá của F chia ngoài khoảng cách giữa hai giá của F1 và F2 thành những
đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực đó: F1/F2 = d1/d2

3/6& *Không phải đề cương ôn tập


Gợi ý ôn tập lý thuyết lớp 10 - HK2

8. Momen lực của một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục
quay là gì? Viết công thức tính momen của một lực F.
Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm
quay của lực.
M = F.d (d: cánh tay đòn)

9. Trọng tâm là gì?


Trọng tâm là điểm đặt của vectơ trọng lực tác dụng lên vật.

10.Có các dạng cân bằng nào?


Có 3 dạng cân bằng:
- Cân bằng bền: khi vật rời khỏi VTCB sẽ quay lại vị trí cũ.
- Cân bằng phiếm định: khi vật rời khỏi VTCB sẽ nhận vị trí mới là VTCB mới.
- Cân bằng không bền: khi vật rời khỏi VTCB sẽ không còn cân bằng nữa và sẽ
đi xa khỏi VTCB.

11.Định nghĩa mặt chân đế?


Mặt chân đế là phần đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả diện tích tiếp xúc của vật
với mặt phẳng đỡ vật.

12.Ngẫu lực là gì? Viết công thức tính momen ngẫu lực. Đặc điểm của
momen ngẫu lực là gì?
Ngẫu lực là một hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau,
cùng tác dụng vào một vật.
Momen ngẫu lực: M = F.d (d: khoảng cách giữa hai lực)
Đặc điểm của momen ngẫu lực: không phụ thuộc vào vị trí của trục quay
vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

13.Nêu đặc điểm của trọng lực?


Trọng lực của một vật là một vectơ có:
- Điểm đặt: đặt ở trọng tâm của vật
- Phương: thẳng đứng
- Chiều: hướng từ trên xuống
- Độ lớn: P = mg

14.Vì sao nói lực tác dụng lên vật rắn được biểu diễn bởi một vectơ
trượt?
Vì tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực
đó dời chỗ trên giá của nó.

4/6& *Không phải đề cương ôn tập


Gợi ý ôn tập lý thuyết lớp 10 - HK2

15.Có thể thay một lực F bằng một lực Fʼ song song cùng chiều được
không?
Không. Vì lực F’ sẽ khác giá với F nên sẽ gây ra tác dụng lên vật rắn khác với
lực F.

16.Có gì khác nhau giữa điều kiện cân bằng của chất điểm và của vật
rắn dưới tác dụng của 3 lực không song song?
Đối với vật rắn, 3 lực này phải là 3 lực đồng quy. Đối với chất điểm, tất cả các
lực đều đồng quy sẵn nên không cần phải có điều kiện này.

17.Định nghĩa hợp lực của hai lực tác dụng lên vật rắn. Hai lực tác
dụng như thế nào thì có hợp lực?
Hợp lực của hai lực là một lực có tác dụng giống như hai lực kia cùng tác
dụng. Hợp lực là đường chéo hình bình hành có hai cạnh là 2 lực thành phần.
Hai lực không song song chỉ có thể có hợp lực khi hai lực đó đồng quy.

18.Khi nào một lực tác dụng vào vật rắn có trục quay cố định mà không
làm vật quay?
Khi lực có giá đi qua trục quay hoặc song song với trục quay.

19.Định nghĩa động năng.


Động năng của một vật là năng lượng do vật chuyển động mà có. Động năng
có giá trị bằng một nửa tích của khối lượng và bình phương vận tốc.

20.Phát biểu định lý động năng.


Độ biến thiên động năng bằng tổng công ngoại lực tác dụng vào vật.

21.Phát biểu mối liên hệ giữa thế năng trọng trường và công của trọng
lực.
Công của trọng lực bằng hiệu thế năng của vật tại vị trí đầu và vị trí cuối, tức
là bằng độ giảm thế năng.

22.Nêu tính chất công của trọng lực.


Công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi và chỉ phụ thuộc
vào vị trí điểm đầu và điểm cuối.

23.Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng.


Cơ năng của một hệ chỉ chịu tác dụng của lực thế luôn được bảo toàn.

24.Phát biểu thuyết động học phân tử chất khí.


Chất khí được cấu tạo từ những hạt rất nhỏ được gọi là phân tử. Các hạt này
chuyển động hỗn loạn không ngừng. Nhiệt độ càng cao, chuyển động càng nhanh.
Khi các phân tử chuyển động, chúng sẽ va chạm vào nhau và va chạm vào
thành bình. Va chạm với thành bình sẽ gây ra áp suất.
5/6& *Không phải đề cương ôn tập
Gợi ý ôn tập lý thuyết lớp 10 - HK2

25.Khi nào khí thực trở thành khí lí tưởng?


Các phân tử nhỏ đến mức có thể xem như chất điểm.
Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

26.Một trạng thái chất khí được đặc trưng bởi mấy thông số?
Thể tích, áp suất, nhiệt độ tuyệt đối.

27.Phát biểu định luật Boyle - Mariotte.


Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí
không đổi là một hằng số.

28.Phát biểu định luật Charles.


Với một lượng khí có thể tích không đổi thì áp suất p phụ thuộc vào nhiệt độ t
của khí như sau:
p = p0(1 + γt)

29.Phát biểu định luật Gay - Lussac:


Thể tích V của một lượng khí có áp suất không đổi thì tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt
đối của khí.

30.Phân biệt chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
Chất rắn kết tinh: có hình dạng xác định, có cấu trúc tinh thể
Chất rắn vô định hình: không có hình dạng xác định, không có cấu trúc tinh
thể, có tính đẳng hướng

31.Tính đẳng hướng, dị hướng là gì?


Tính đẳng hướng: tính chất như nhau theo mọi hướng
Tính dị hướng: tính chất thay đổi theo các hướng khác nhau.

32.Phát biểu định luật Hooke tổng quát


Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối kéo hay nén thanh rắn tiết diện
đều tỉ lệ thuận với ứng suất gây ra nó.
Hệ số tỉ lệ được gọi là suất Young.
ε = Eσ

6/6& *Không phải đề cương ôn tập

You might also like