You are on page 1of 3

NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ AXÍT

AMIN TRONG THỰC PHẨM BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC)

Họ và tên NCS: Lê Thị Hồng Hảo


Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 05/10/1976
Nơi sinh: Phú Thọ
Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 326/SĐH ngày 05/12/2003 của Giám đốc Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Các thay đổi trong quá trình đào tạo: gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án 12 tháng theo
Quyết định số 1023/SĐH ngày 18/10/2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên.

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện để tách và xác định một số
axít amin trong thực phẩm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Chuyên ngành: Hoá phân tích
Mã số: 62 44 29 01
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn chính: PGS. TS. Phạm Luận
Hướng dẫn phụ: PGS. TS. Nguyễn Xuân Trung

Tóm tắt các kết quả mới của luận án:


- Đã chọn được các thông số máy, tối ưu hóa được các điều kiện phù hợp của hệ thiết bị sắc
ký (HPLC) như thể tích bơm mẫu, loại detectơ, bước sóng. Nghiên cứu và khảo sát một cách
có hệ thống và chọn được các điều kiện thích hợp nhất của hệ RP-HPLC như loại pha tĩnh, cỡ
hạt, loại pha động, thành phần và tốc độ pha động, rút ngắn được thời gian phân tích, làm
tăng độ nhạy cho việc tách và xác định đồng thời 17 axít amin. Nghiên cứu áp dụng một
cách hệ thống kỹ thuật dẫn xuất với chất dẫn xuất (AQC) để cho sản phẩm của quá trình
sau dẫn xuất có thời gian ổn định lâu (1 tháng), tách tốt và có độ nhạy, độ lặp lại cao bằng
detectơ huỳnh quang.
- Nghiên cứu chọn được các điều kiện để thuỷ phân xử lý mẫu, các điều kiện chuyển mẫu về
môi trường phù hợp trước khi chuẩn bị dẫn xuất mà không nhất thiết phải đuổi hết axít còn
dư khi thủy phân mẫu, tiết kiệm thời gian cũng như tránh sự mất mát axít amin (đưa ra 2
lược đồ quy trình thuỷ phân mẫu).
- Đã đưa ra quy trình phân tích xác định đồng thời 17 axít amin trong nhiều loại thực phẩm.
Đây là vấn đề mới lần đầu tiên được tiến hành ở Việt Nam. Phương pháp phân tích đồng thời
17 axít amin đã được chuẩn hóa và các số liệu phân tích hàm lượng 17 axít amin trong đậu
tương, đậu phụ, sữa đậu nành, cá và thịt các loại có thể sử dụng trong việc cập nhật số liệu
vào bảng thành phần thực phẩm Việt Nam.

Khả năng ứng dụng thực tiễn:


1
- Hai lược đồ quy trình thuỷ phân mẫu và phương pháp phân tích đồng thời 17 axít amin
trong luận án đã được chuẩn hóa; có thể trở thành các thường quy kỹ thuật (xây dựng cho
mỗi loại thực phẩm một quy trình thường quy) giúp cho các phòng thí nghiệm kiểm tra được
chất lượng protein trong nhiều loại và nhiều mẫu thực phẩm.
- Các số liệu phân tích hàm lượng 17 axít amin trong đậu tương, đậu phụ, sữa đậu nành, cá
và thịt các loại và việc áp dụng phương pháp phân tích axít amin đã được chuẩn hóa để mở
rộng cho nhiều đối tượng thực phẩm khác nhau nhằm tiếp tục khảo sát hoàn thiện, cập nhật
số liệu vào bảng thành phần thực phẩm của Việt Nam.
Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá thành phần các axít amin trong các loại thực phẩm khác và
sản phẩm chế biến để có số liệu cho các nghiên cứu dinh dưỡng cũng như cho chế độ ăn
dùng cho người bệnh.
- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của giống cũng như điều kiện nuôi trồng, thu
hái, bảo quản đến hàm lượng, tỷ lệ axít amin thay đổi thế nào.
- Nghiên cứu tiếp về ảnh hưởng của quy trình sản xuất các sản phẩm từ đậu tương, đặc biệt
là đậu phụ và sữa đậu nành để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giữ được
các chất có hoạt tính sinh học và các axít amin cần thiết.

Các công trình công bố liên quan đến luận án:


1. Ha Thi Anh Dao, Le Thi Hong Hao, Nguyen Thanh Huong, Nguyen Thi Dung (2003),
“The nutritive quality of selected street foods in Hanoi”, ASEAN food science and
technology: cooperation and integration for development, proceedings of the 8 th ASEAN
food conference, agriculture puslishing house- Hanoi, pp. 228-233.
2. Lê Thị Hồng Hảo, Hà Thị Anh Đào, Nguyễn Thuý Dung (2004), “Hàm lượng axít amin
trong một số loại cá Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành, số 496, trang 92-95.
3. Lê Thị Hồng Hảo, Phạm Luận, Nguyễn Xuân Trung (2006), “ứng dụng kỹ thuật sắc ký
lỏng hiệu năng cao với dẫn suất trước cột AQC để tách và xác định đồng thời 17 axít
amin trong cá”, Tạp chí phân tích Hoá, Lý và Sinh học, Tập 11, Số 4/2006, trang 15
- 23.
4. Lê Thị Hồng Hảo, Nguyễn Thuý Dung (2007), “Đánh giá chất lượng Protein trong đậu
tương, đậu phụ và sữa đậu nành trên thị trường Hà Nội” , Kỷ yếu hội nghị khoa học
vệ sinh an toàn thực phẩm lần thứ 4 - 2007, Nhà xuất bản y học, trang 281 - 286.
5. Lê Thị Hồng Hảo, Nguyễn Thuý Dung (2007), “ Xác định hàm lượng một số acid amin
trong đậu tương và sản phẩm chế biến bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao’’,
Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, Tập 3 - Số 4 - Tháng 12 năm 2007, trang 68 - 77.
6. Lê Thị Hồng Hảo (2004), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao
(HPLC) tối ưu hoá các điều kiện phân tích một số axít amin trong cá”, Giấy chứng
nhận đăng ký kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ số: 2006-64-095/KQ của
Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ khoa học và công nghệ.
7. Lê Hồng Dũng, Lê Thị Hồng Hảo (2007), “Bước đầu xác định hàm lượng Daidzein,
genistein và 17 axít amin trong đậu tương và sản phẩm chế biến”, Giấy chứng nhận
2
đăng ký kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ số: 2007-64-329/KQNC của
Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ khoa học và công nghệ.

You might also like