You are on page 1of 2

1.

Phân tích lý thuyết giá trị lao động của Sir William Petty và sự phát triển
của lý thuyết này của tác giả A.Smith
* Lý thuyết giá trị lao động của W. Petty
- Công lao to lớn của W.Petty là ở chỗ, ông là người đầu tiên xây dựng học
thuyết về giá trị lao động. W. Petty đã có nhận xét đúng đắn khi vạch rõ vai
trò của lao động trong việc tạo ra giá trị, tức nguồn gốc thật sự của của cải.
Chỉ riêng điều này có thể nói ông là người khai sinh ra lý luận giá trị lao
động .
- Khi nghiên cứu về giá trị lao động, ông dùng thuật ngữ "giá cả" và chia
thành "giá cả chính trị" và "giá cả tự nhiên". Theo ông, giá cả tự nhiên do
lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định. Như vậy, W.Petty
đã hiểu đúng giá trị - lao động với thuật ngữ "giá cả tự nhiên" và có giá cả
chính trị chính là giá cả thị trường, nó thường thay đổi theo những điều kiện
chính trị, do đó khó hiểu rõ được nó.
- W.Petty cũng đã thấy được mối quan hệ giữa năng suất lao động với "giá cả
tự nhiên", nó tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Ông đã so sánh khối lượng
lao động hao phí để sản xuất lúa mì. Nếu năng suất lao động sản xuất ra bạc
tăng lên thì giá trị của nó giảm. Ông có đề cập đến lao động giản đơn và lao
động phức tạp nhưng chưa phân tích đầy đủ.
- Tuy nhiên, ông còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương khi cho rằng
chỉ có lao động khai thác bạc (tiền tệ) mới tạo ra giá trị, lao động trong các
ngành khác chỉ tạo nên của cải khi so sánh với lao động tạo ra tiền. Theo ông
giá trị của hàng hóa là sự phản ánh giá trị của tiền, giống như ánh sáng Mặt
trăng là sự phản chiếu ánh sáng Mặt trời vậy. Ông còn cho rằng lao động
thương nghiệp có năng suất cao hơn nông nghiệp và ngành thương nghiệp là
ngành kinh tế có lợi nhất. Đồng thời W. Petty đã đưa ra nguyên lý nỗi tiếng
"Lao động là cha và đất là mẹ của của cải". Mặc dù phát triển này tạo ra sự
thừa nhận đầu tiên và sâu sắc về hai "yếu tố nguyên thủy trong sản xuất",
nhưng ít có giá trị phân tích. Chắc chắn nó không tạo ra thuyết giá trị. Quan
trọng hơn là nguyên cứu của W.Petty nhắm vào việc phát hiện "sự ngang
hàng tự nhiên" giữa đất đai và lao động với nhau bằng việc xác định cần phải
có bao nhiêu đất để sản xuất "lương thực cho một người trong một ngày",
xem giá trị của sản lượng như thế ngang bằng với giá trị lao động trong một
ngày. Mục đích trong nỗ lực của W.Petty là phải hình thành một đơn vị đánh
giá qua đó nhằm giảm bớt số lượng giá trị của hai yếu tố, đất đai và lao động,
với số lượng đồng nhất của "sức sản xuất" sau đó dùng những tiêu chuẩn giá
trị tuyệt đối, nỗ lực này cũng chứng tỏ là ngõ cụt phân tích, nhưng tạo cảm
hứng cho Cantillon tiến hành những nghiên cứu theo cùng hướng.
• Sự phát triển Lý thuyết giá trị lao động của A.Smith
- A.Smith phân tích giá trị bắt đầu từ việc phân tích giá cả biểu hiện bằng tiền
của giá trị hàng hóa. Vì theo ông thì trao đổi là dấu hiệu quan trọng nhất nói
lên tính chất của sản xuất, xã hội là một khối liên hiệp của sản xuất và trao
đổi sản phẩm.
- Khi nói về bản chất của trao đổi, A.Smith đã phê phán chủ nghĩa trọng
thương đã đánh giá quá cao vai trò của tiền, ông khẳng định tiền là phương
tiện kỹ thuật trao đổi, làm cho trao đổi thuận tiện. Như vậy A.Smith đã coi
tiền chỉ là vật môi giới giản đơn thôi.
- Để chống lại những người trọng thương, A.Smith tìm cách làm giảm tác
dụng của tiền đúc. Ông đã phân tích sự thay thế tiền đúc bằng tiền giấy. Ông
tán dương tiền giấy, cho rằng tiền giấy không kém phần tiện lợi so với tiền
vàng, song ông cũng chống lại việc giảm giá tiền đúc. Ở đây A.Smith đã rơi
vào mâu thuẫn: muốn làm giảm vai trò của tiền đúc nhưng lại lo tiền đúc bị
mất giá. Cần chú ý rằng lúc này chưa có lạm phát tiền giấy nên A.Smith đã ca
ngợi tiền giấy.
- A.Smith cũng chống lại thuyết số lượng tiền tệ. Khi giải thích về số lượng
tiền tệ cần thiết cho lưu thông, ông cho rằng: "không phải số lượng tiền tệ
quyết định giá cả mà chính giá cả quyết định số lượng tiền tệ"
- Đây là nhân tố hợp lý, khoa học trong lý luận về tiền của A.Smith.
- Từ phân tích tiền tệ - hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, A.Smith
chuyển sang phân tích về giá trị. A.Smith co công lớn khi phân biệt đuợc giá
trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông khẳng định giá trị sử dụng không quyết
định giá trị trao đổi. A.Smith đã kịch liệt phê phán lý luận về ích lợi, một
trường phái phổ biến rộng rãi ở thế kỷ XVIII, ông khẳng định ích lợi không có
liên hệ gì tới giá trị trao đổi, A.Smith đã nói rằng, không khí chẳng có chút giá
trị gì, mặc dù nó rất có ích.
- A.Smith có hai định nghĩa về giá trị hàng hóa:
+ Thứ nhất, giá trị do lao động trong tất cả các ngành sản xuất vật chất tạo
ra và nó được được đo bằng chi phí lao động. Ở đây, ông có đề cập đến lao
động giản đơn và và lao động phức tạp. Ông khẳng định rằng trong một đơn
vị thời gian, lao động có chuyên môn tạo ra một giá trị lớn hơn lao động giản
đơn. Với định nghĩa này ông được xem là cha đẻ của lý luận giá trị lao động.
+ Thứ hai, giá trị được quyết định bởi số lượng lao động có thể mua được
hàng hoá này. Theo A.Smith, định nghĩa này không mâu thuẫn với định nghĩa
trên.
Nguyên tắc của trao đổi hàng hóa là ngang giá: Hai hàng hóa đựơc trao đổi
ngang bằng nhau vì số lao động đã chi phí để sản xuất ra chúng là ngang
nhau. Người sản xấut hàng hóa này mua hàng hóa khác, nghĩa là, lao động
hao phí của anh ta đã ngang bằng với hao phí lao động của ngừơi bán. Ông
cho rằng, trong xã hội trước chủ nghĩa tư bản thì toàn bộ giá trị do người lao
động tiêu dùng hết. Nó bằng tiền lương của người lao động. Nhự vậy, giá trị
do lao động tạo ra chỉ đúng trong nền kinh tế hàng hóa giản đơn.
A.Smith cho rằng, trong chủ nghĩa tư bản, quy luật giá trị đã bị vi phạm,
nguyên tắc ngang giá đã không được tuân thủ giữa người công nhân và nhà
tư bản . Ông thấy rằng nhà tư bản chỉ trả cho người công nhân một phần giá
trị, phần khác của giá trị được nhà tư bản giữ lại với tư cách là lợi nhuận. Từ
đó, ông cho rằng, trong chủ nghĩa tư bản, giá trị đuợc quyết định bởi thu
nhập, nó bao gồm tiền lương, lợi nhuận và địa tô. "Tiền lương, lợi nhuận, địa
tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như là của bất kỳ giá trị
trao đổi nào". Đây là giáo điều của A.Smith đã lẫn lộn giữa sự hình thành giá
trị và phân phối giá trị. Ông đã xem thường yếu tố tư liệu sản xuất trong việc
hình thành giá trị (chỉ có V + M mà thiếu C). Ông đã biến các bộ phận thu
nhập từ giá trị nguồn gốc của giá trị. Như vậy, ông đã xa rời lý luận giá trị -
lao động.
Tóm lại, A.Smith có nhiều cống hiến đối với lý luận về giá trị-lao động. Nhưng
trong phân tích đã có những mâu thuẫn do tính hai mặt của ông, trong lý luận
giá trị lao động còn những vấn đề mâu thuẫn.

You might also like