You are on page 1of 31

NUÔI CUNG CẤP BÒ GIỐNG VÀ BÒ THỊT 1/17/2008 11:24:46 AM

Tên sản phẩm: Bò giống và bò thịt


Nguồn gốc: trong nước
Môi trường sống: nuôi chăn thả với số lượng trên 20 con
Đặc điểm của sản phẩm
giống bò lai sind
Lĩnh vực áp dụng: Cung cấp cho các chủ hộ có nhu cầu chăn nuôi bò thịt và cung cấp bò
thịt cho thị trường tiêu thụ
Điều kiện chuyển giao: Thanh toán tiền mặt
Giá: Theo thời điểm
Phương thức thanh toán: tiền mặt
Phương thức chuyển giao: Theo thỏa thuận
Địa chỉ liên lạc:
Họ tên: Võ Thị Quý
Địa chỉ: Khu phố Hiệp Hoà - Thị Trấn Đất Đỏ

Các giống chó bản địa tại các tỉnh Bắc Bộ


THURSDAY, 09 OCTOBER 2008 07:05

Với mục đích tìm hiểu sự đa dạng và phong phú các giống chó bản
địa Việt Nam, sự phân bố, mục đích sử dụng chó của người dân và sơ
bộ phân loại theo kiểu hình các giống chó ở các tỉnh phía bắc Việt
Nam, nhóm nghiên cứu – Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga đã thực hiện
hai chuyến khảo sát tại các tỉnh: Hà Nội, Tuyên Quang, Hà Giang,
Lào Cai, Yên Bái vào tháng 12 năm 2006 và tại các tỉnh Hà Tây, Sơn
La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Bắc Giang vào tháng 5- 6 năm 2007.

Phương pháp nghiên cứu đã được tiến hành:

a) Đánh giá bằng mắt chất lượng của từng cá thể, ranh giới phân bố
và mật độ (tương đối) của đại diện cho các nhóm giống chó bản địa
đặc trưng, tỷ lệ giữa số chó thuần chủng và số chó không xác định
được nguồn gốc dọc theo tuyến (đường) khảo sát và tại các điểm
Viet dingo
dân cư lớn;

b) Thống kê các chỉ số sinh học cơ bản, lấy các mẫu lông của những đại diện tiêu biểu nhất của các giống
và dạng chó khác nhau để phục vụ các phân tích di truyền, xác định vị trí địa lý và nơi phân bố, chụp ảnh,
quay phim tư liệu;

Ở một số trường hợp, để có các đánh giá chính xác hơn về quẩn thể chó địa phương, đã tiến hành xem xét
tất cả các cá thể sinh sống tại những điểm dân cư nhỏ, nằm cách xa các trung tâm hành chính của tỉnh,
huyện và xã.

Các dấu hiệu về giống, trong giống và các dạng chuyển tiếp được xác định bằng phương pháp so sánh các
đặc điểm định dạng của các cá thể với những quần thể xa cách nhất. Ngoài ra cũng tiến hành so sánh các
quần thể theo thành phần của chúng. Phương pháp được áp dụng ở trên đã tỏ ra hiệu quả trong thực tế,
cho phép vạch ra ranh giới phân bố của một số giống chó và xác định được sự khác biệt giữa các cá thể
chó thuần chủng và các cá thể chó lai có ngoại hình gần giống như chó thuần chủng.

Việc đo đạc được tiến hành đối với 150 cá thể. Mẫu lông được lấy từ 144 cá thể. Đã chụp ảnh và quay phim
trên 600 cá thể chó.

Kết quả khảo sát của chúng tôi đã thu thập và ghi nhận được trên địa bàn các tỉnh trên có 9 giống (giống
tạm thời) có thể được coi là giống chó bản địa của Việt Nam và chúng tôi tạm đặt tên cho các giống như
sau: Giống Việt Dingo, giống Dingo lớn, H’Mong lông dài, H’Mong đuôi cộc, Bắc Hà, Akita, Laika, Sharky và
Dingo lùn.

1. Giống Việt Dingo

Giống Việt dingo hay còn gọi là chó vàng, chó gié, chúng có tầm vóc trung bình, được nuôi phổ biến trên
địa bàn các tỉnh điều tra, nhưng lại tập trung ở những khu thành thị, khu đông dân cư, nơi có nhiều người
Kinh sinh sống. Hiện nay giống này hình thành 4 kiểu di truyền ổn định, trong đó có 3 kiểu có nhiều khả
năng là kết quả của sự lai tạp với các giống chó khác có mặt tại Việt nam.
2. Giống Dingô lớn

Giống Dingô lớn có dáng vẻ bên ngoài gần tương đồng với kiểu chó Dingô châu Úc trong tự nhiên (hình
mẫu chưa bị lai tạp). Như chúng ta đã biết chó Dingô châu Úc có nguồn gốc từ Đông Dương, chúng xuất
hiện ở châu úc vào thời kỳ bắt đầu thuần hoá, trải qua đời sống hoang dã hai lần trong suốt thời gian dài
hàng ngàn năm cho đến những thập niên gần đây chúng bị lai tạp với những giống chó vãn lai thuộc giống
châu âu và châu Mỹ, nhưng vẫn giữ được những đặc điểm hình thái ổn định y hệt như giống dingô Đông
Dương.

Có thể cho rằng giống Dingô lớn có mặt tại Việt Nam cũng có nguồn gốc từ tổ tiên là giống Dingô Đông
Dương, song nó giữ lại được đặc tính về ngoại hình mặc dù bị tác động của việc chọn lọc theo tập tính.
Hiện nay chúng phân bố ở khắp nơi, song số lượng lại không nhiều. Chúng phân bố dọc theo lưu vực các
con sông lớn, từ bắc xuống nam.

3.Giống chó H’mông

Đây là giống chó được người H’mông (người mèo) nuôi dưỡng và thuần hoá, chúng có hai kiểu hình đặc
trưng.

Một là giống H’mông lông dài với đặc điểm ngoại hình dễ nhận thấy là toàn thân bao phủ bởi lớp lông dài,
thậm chí lớp lông dài còn bao phủ lên phần mặt, che cả mắt, trông khá ngộ nghĩnh.
Giống thứ hai là giống H’mông đuôi cộc, chúng có bộ lông ngắn, mầu đen nhưng lại có đuôi cộc do bẩm
sinh.

Giống chó H’mông phân bố tập trung ở những làng bản của người H’mông, chúng ít xuất hiện ở những khu
thành thị nên chúng tương đối ổn định về kiểu hình và ít bị lai tạp với các giống chó khác.

4. Giống Akita

Chúng có kiểu hình gần giống với giống chó Akita của Nhật bản, chúng xuất hiện ở Việt nam với số lượng
không nhiều và phân bố rải rác tại các tỉnh phía bắc Việt nam. Đặc điểm của giống chó này là: thường chân
có huyền đề, mặt vuông, khoảng cánh giữa 2 tai rộng, tai đứng.

Việc tìm thấy chó Akita tại Việt Nam có thể là cơ sở cho giả thuyết giống Akita có nguồn gốc tổ tiên từ
giống Dingô đông duơng lớn.
5. Lai ka

Cũng tương tự như Akita, giống Laika xuất hiện rất ít ở các tỉnh phía bắc Việt Nam chúng có kiểu hình gần
giống với Việt dingo với tầm vóc trung bình.

6. Sharky

Với đặc điểm kiểu hình dễ nhận thấy ở đôi tai cụp, dáng cao thon, chúng được nhân dân ta nuôi rộng rãi ở
khắp mọi nơi từ miền cao đến đồng bằng, chúng tập trung ở những thị trấn, thị xã, khu đông dân cư.

Hiện nay chúng có 5 phân kiểu với những đặc điểm trùng hợp với giống borzoi và gontre.
7. Bắc Hà

Giống chó này xuất hiện nhiều ở tỉnh Lào Cai, ít gặp ở các địa phương khác, chúng có bộ lông dài tương tự
như giống H’Mong lông dài nhưng phần mặt lại không có những đám lông dài.

Giống này có đặc điểm gần giống với giống Chow Chow có nguồn gốc từ Tây Tạng Trung quốc, điều này có
thể là cơ sở cho giả thuyết giống chó Bắc Hà có nguồn gốc từ Tây Tạng.

8. Giống Dingô lùn

Đây là giống chó được chúng tôi tìm thấy ở tỉnh Cao Bằng và theo người dân thì chúng đã có mặt ở đây từ
rất lâu và trải qua nhiều năm chúng hình thành lên một giống với tên gọi thân thiện do người dân tự đặt là:
giống chó Bảo Lạc.

Đặc điểm kiểu hình chúng không có gì khác so với giống Việt dingo nhưng đặc điểm khác biệt để nhận biệt
lại là tầm vóc của chúng, chúng có tầm vóc nhỏ khoảng 1/2 so với tầm vóc của một con Việt dingo có tầm
vóc trung bình.
Với những kết quả trên chúng tôi thấy rằng: Trong lịch sử ngành khuyển học chưa từng thấy một sự đa
dạng hình thái tương tự các giống chó thuần chủng tại một địa bàn hẹp như thế, và cũng chưa từng thấy
một sự trùng hợp chính xác đến như vậy những đặc điểm kiểu hình giữa các giống ở đây cũng như trùng
hợp với các giống khác mà thông thường người ta vẫn cho rằng được hình thành ở những khu vực cách đó
rất xa. Các dãy biến dị kiểu cùng giống và kiểu chuyển tiếp được thể hiện rất đầy đủ. Điều này cho phép
tiến hành phân tích con đường hình thành các giống chó ở thời kỳ sơ khai nguyên thủy.

Những kết quả thu thập được có thể là cơ sở để đưa ra nhận định, Đông Dương không chỉ là trung tâm hình
thành các giống chó, mà còn là một trong những cái nôi thuần hóa chó.

Việc quan sát theo dõi chó con và chó lớn được mua trong chuyến công tác cho thấy như sau:


Chúng có khả năng thích nghi cao, chịu đựng tốt những căng thẳng thần kinh (stress).


Hành vi (tập tính) của chúng thể hiện khả năng xét đoán đa chiều từ rất sớm;


Chó con 2 tháng tuổi có khả năng giao tiếp và bắt trước các động tác.

Có cơ sở cho rằng việc huấn luyện các giống chó bản địa Việt Nam sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất với điều
kiện bắt đầu huấn luyện từ độ tuổi sớm hơn, so với chó thuộc các giống nhân tạo ở châu Âu, tức là khoảng
từ 2,5 – 3 tháng tuổi.

Thực trạng người dân sử dụng chó ở các tỉnh phía bắc Việt nam:

Dọc theo hành trình chuyến khảo sát chúng tôi thấy chó được sử dụng chủ yếu là để giữ nhà, trang trại, và
một số lượng lớn các giống chó được sử dụng làm thực phẩm, đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Điều này
gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tồn tại các giống chó của Việt nam.
Hiện nay với thực trạng các giống chó bị tạp giao và con người lại không có những chương trình nhân giống
thuần chủng, đã làm cho đàn chó của Việt nam bị lai tạp và có nguy cơ biến mất nhưng giống thuần chủng
trong khoảng 2 – 3 năm tới. Giống Việt dingo vì chiếm số lượng lớn nhất, do vậy có cơ hội bảo tồn được
giống của mình được lâu hơn – sau khoảng 3 đến 4 thế hệ nữa (6 – 10 năm).

Kết luận

1. Trong khi có thể nhận thấy một cách tương đối rõ rệt về sự đa dạng và phong phú của các giống chó
bản địa Bắc Việt Nam, thì các thứ bậc trong phân loại (таксономическая градация) của chúng lại chỉ được
giải thích một phần. Để có câu trả lời chính xác cần phải có thêm nhiều các nghiên cứu đối với các quần
thể cách ly (trước hết là các cá thể hiện đang sống tại các bản làng của người H’mong trên các vùng núi
cao).

2. Trên cơ sở so sánh các đặc tính định dạng của từng cá thể có thể khẳng định giả thuyết do tác giả đưa
ra ở trên về việc tổ tiên chung của các giống chó bản địa Bắc Việt Nam (ngoại trừ giống chú H’mong lông
dài chưa tìm thấy dạng chuyển tiếp) là giống chó “Dingo Đông Dương lớn”. Cần phải tiến hành các xét
nghiệm DNA đối với các giống chó bản địa của Việt Nam và so sánh kết quả với các kết luận của báo cáo
này.

3. Rất có thể số lượng của một số giống chó bản địa (шакхи борзовидного типа, прототип тибетского
дога, про-акита, Dingo Đông Dương lớn) vào thời điểm hiện tại chỉ còn ở con số vài chục cá thể. Cần phải
có các biện pháp tức thời để bảo tồn các giống chó bản địa quí này. Chúng không chỉ là đối tượng quan
trọng trong nghiên cứu sự tiến hóa của một loài (thuần hóa, hình thành giống) mà cũng là một phần của
nền văn hóa dân tộc, văn hóa thế giới cũng như di sản của lịch sử và thiên nhiên.

4. Giữa các giống chó đó được khảo sát, giống “chó H’Mong cộc đuôi” là giống được đánh giá có nhiều triển
vọng và thích hợp nhất trong việc sử dụng làm chó nghiệp vụ và thuận lợi nhất trong việc nhân giống một
cách có tổ chức và bài bản.

Một vài nét giới thiệu về Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga:
Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga là cơ quan hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ đa ngành giữa Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, được thành lập theo Hiệp định ký kết giữa hai nước vào ngày
7 tháng 3 năm 1987.
Lãnh đạo chung về mọi mặt hoạt động của Trung tâm là Uỷ ban phối hợp gồm Phân Ban Việt Nam và Phân
Ban Nga. Tham gia vào thành phần Phân Ban Việt Nam có các đồng chí lãnh đạo của 7 bộ, ngành: Bộ Khoa
học công nghệ và môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Thủy sản, Trung tâm Khoa học tự nhiên và công
nghệ quốc gia, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ.Bộ quốc phòng là cơ quan
chủ quản - thành viên phía Việt Nam của Trung tâm.Tham gia Phân Ban Nga là các bộ, ngành tương ứng.
Viện Hàn lâm khoa học Nga là cơ quan chủ quản – thành viên phía Nga của Trung tâm. Lãnh đạo các hoạt
động hàng ngày của Trung tâm do đồng Tổng giám đốc thực hiện.
Trung tâm có cơ sở chính tại Hà Nội, Chi nhánh phía nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh ven biển tại
thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, tại cơ sở chính ccủa Trung tâm có các phân viện, các
phòng nghiên cứu khoa học và các phòng ban chức năng. Tại các Chi nhánh có các phòng nghiên cứu khoa
học và các ban chức năng.
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga có 3 hướng chính trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong đó những
nghiên cứu về Sinh thái nhiệt đới như: tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng và biển làm cơ sở đề
xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên theo hướng bền vững, đồng thời đưa ra các giải pháp
bảo tồn tính đa dạng sinh học cho những khu vực nghiên cứu là hướng chủ chốt.
Để thực hiện được các nhiệm được giao, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga có đội ngũ cán bộ khoa học đông
đảo và hùng hậu, với hơn 300 người có trình độ từ kỹ sư trở lên thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác
nhau: Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Sinh học, Địa lý, Tin học, Hóa học, Y học, Dược học, Kinh tế, Tài chính.
Đặc biệt, trong số đó có tới 1/3 là cán bộ khoa học Việt và Nga có học hàm, học vị cao (Viện sỹ, Giáo sư,
Phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học, Tiến sỹ, Thạc sỹ), có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tế trong
nghiên cứu khoa học và công nghệ. Trong chặng đường 15 năm (1990 – 2005), Trung tâm Nhiệt đới Việt –
Nga đã đạt được nhiều thành tích đáng kể: Đã có hơn 400 công trình khoa học và báo cáo được công bố
trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước, trong đó có nhiều đề tài được nghiệm thu cấp Bộ và cấp Nhà nước,
nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Một số giống Bò

Bò nhập nội
Một số giống bò Zêbu
Zêbu là tên gọi chung một nhóm các giống bò u nhiệt đới (Bos indicus), có nguồn gốc ở ấn Độ, Pakistan,
Châu Phi. Hiện có trên 30 giống bò Zêbu, tập trung chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Đặc điểm chung của các giống bò Zêbu là có tầm vóc khá lớn, kết cấu ngoại hình chắc chắn, u vai (bướu)
phát triển ; yếm và rốn phát triển, tai to, màu sắc đa dạng, năng suất sữa, thịt trung bình nhưng thích nghi
tốt với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm và hệ thống chăn nuôi đầu tư thấp, ít bệnh tật và ký sinh trùng. Trong
các giống bò Zêbu có những giống cho thịt như Brahman, africander..., có những giống kiêm dụng thịt, sữa
như Red Sindhi, Sahiwal, Ongola, Thaparka, Guzerat...
ở nước ta trước đây dùng giống Red Sindhi là chủ yếu để lai tạo với bò vàng Việt Nam, do đó chúng ta
quen gọi là chương trình Sind hóa đàn bò Việt Nam. Nay chúng ta mở rộng khái niệm Sind hóa thành Zêbu
hóa đàn bò Việt Nam để biểu thị một cách đầy đủ hơn việc dùng một số giống bò Zêbu dưới đây để cải tiến
bước đầu đàn bò vàng Việt Nam.

Nguồn gốc từ tỉnh Sind (Pakistan) là giống bò kiêm dụng thịt sữa-màu đặc trưng
của chúng là màu đỏ cánh gián nhưng cũng có thể có một số cá thể có những
mảng đen ở dọc lưng, hai bên cổ hoặc có thể có một vài đốm trắng nhỏ cũng có
thể được chấp nhận.
Khối lượng trưởng thành: Bò cái 320-350kg-bò đực 370-420kg, năng suất sữa ở
Bò Red Sidhi bò cái bình quân 1.500-1.600kg trong một chu kỳ vắt sữa 240-270 ngày. Tỷ lệ
mỡ sữa 52%. Khối lượng bê sơ sinh 20-21kg, tỷ lệ thịt xẻ 50%.

Có nguồn gốc từ huyện Sahiwal bang Phunjab (Pakistan), được nuôi rộng rãi ở
các nước Pakistan, ấn độ, Châu Phi, Châu á, Mỹ la tinh-là giống bò kiêm dụng
sữa thịt, Sahiwal được coi là giống bò cho sữa tốt nhất trong các giống bò Zêbu.
Bò có màu vàng sẫm hoặc màu vàng hơi đỏ tối, một số có màu vàng như bò Việt
Nam-thể chất chắc chắn, ngoại hình đẹp. Khối lượng trưởng thành:Bò cái 350kg,
bò đực 450-500kg. Năng suất sữa bình quân ở bò cái 2.100-2.200kg trong một
Bò Sahiwal chu kỳ vắt sữa 270-280 ngày tỷ lệ mỡ sữa trên 52%-Khối lượng bê sơ sinh 21-
22kg. Tỷ lệ thịt xẻ 50%.Bò Sahiwal được nhiều nước dùng để lai tạo với bò Hà
Lan tạo đàn bò sữa như ấn Độ, úc, Pakistan, Niudilân...Việt Nam đã nhận một số
bò giống Sahhiwal từ Pakistan năm 1987.

Là giống bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở tất cả các nước nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Bò Brahman có màu lông trắng xám hoặc trắng ghi. Bò có ngoại hình
thể chất chắc chắn, khoẻ mạnh, hệ cơ phát triển, u vai phát triển, tai to và cụp
Bò Brahman xuống. Khối lượng trưởng thành: Bò cái 380kg, bò đực 600-650kg, năng suất
sữa thấp:600-700kg/chu kỳ. Khối lượng bê sơ sinh 23-24kg. Tỷ lệ xẻ 52,5%.
Ngoài Bradman màu trắng, người ta cũng đã chọn lọc được các dòng Bradman
màu đỏ.
ở Việt Nam hiện nay đang sản xuất tinh dịch của 3 giống bò trên để phục vụ cho
chương trình Zêbu hóa.
Ngoài 3 giống trên, ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam trước đây còn dùng
giống Ongole để lai tạo với bò vàng. Đây là một giống kiêm dụng thịt sữa, nguồn
gốc ở ấn Độ. Bò có màu trắng xám, xám tro-năng suất sữa 1.500kg/chu kỳ-tầm
vóc tương tự bò Sind, Sahiwal. ở Việt Nam hiện nay không có bò Ongole thuần.

Giống lai
Việc lai tạo bò cái lai Zêbu với một số giống bò thịt cao sản của nước ngoài cho đến nay chỉ thực hiện được
chủ yếu trong phạm vi nghiên cứu, chưa được thực hiện rộng rãi trong sản xuất vì thực tế phương thức
chăn nuôi theo kiểu tận dụng tự nhiên như hiện nay không thể đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bò thịt lai cao
sản. Việc lai kinh tế bò thịt cao sản đi đôi với việc đổi mới công nghệ chăn nuôi, vỗ béo bò thịt, đầu tư thức
ăn bổ sung, cải thiện chất lượng và số lượng thức ăn cho bò thịt.
ở đây chỉ xin giới thiệu một số giống bò thịt chuyên dụng và đã được lai thử nghiệm ở Việt Nam.

- Nhóm gốc bò thịt cao sản ôn đới :


Đây là những giống bò có nguồn gốc Anh hoặc Pháp như các giống bò Charolais (Pháp), Sumental (Thụy
Sĩ), Limousin (Pháp), Hereford (Anh), Aberdin Angus (Anh, Mỹ)...

- Nhóm giống bò thịt cao sản nhiệt đới:


Đây là những giống bò thịt được lai tạo giữa bò thịt ôn đới Châu Âu với một số giống bò Zêbu, trong đó có
một tỷ lệ nhất định máu bò Zêbu như các giống : Santagertrudis (Mỹ), Red Beltmon, Drought, Master
(australia). Ví dụ: Bò Drought Master có 50% máu bò Indian (Zêbu) và 50% máu bò Shorthorn (Châu Âu),
hoặc bò Santa Gertrudis có 3/8 máu bò Grahman (Zêbu) và 5/8 bò Shorthorn (Châu Âu). Giống bò Grahman
cũng được coi là một trong những giống bò thịt cao sản có thể nuôi rộng rãi ở nhiều vùng thích nghi cao với
điều kiện nhiệt đới và mức đầu tư thức ăn thấp hơn.
Các giống bò thịt chuyên dụng này thường có tốc độ tăng trọng rất nhanh (1.000-1.200g/ngày), tuổi giết thịt
khoảng 15-18 tháng tuổi với khối lượng hơi 420-450kg. Tỷ lệ thịt xẻ 60-654%.
Một số bò thịt lai giữa bò cái Zêbu với các bò đực chuyên thịt, nếu được nuôi dưỡng đầy đủ có tốc độ tăng
trọng và khối lượng hơn hẳn bò lai Zêbu.
Ví dụ bò thịt lai giữa Sind x Charolaise có thể cho tăng trọng 500g/ngày, khối lượng hơi lúc 24 tháng tuổi có
thể đạt 300kg, tỷ lệ thịt xẻ 52-54%. Nhưng nên lưu ý rằng, bò thịt lai phải được nuôi dưỡng theo qui trình,
ngoài thức ăn thô xanh + có bổ sung thức ăn tinh và phải qua một thời kỳ vỗ béo từ 90-120 ngày trước khi
đưa vào giết thịt.

Giống nội địa


Đàn bò nước ta có 4 triệu 63 ngàn con (tính đến tháng 10 năm 1999):trong đó có giống bò vàng Việt Nam
(Bos indicus) chiếm khoảng 80% - bò ngoại và bò lai (bò đã được cải tiến) chỉ chiếm 15-20%.
-Bò vàng Việt Nam là tên gọi chung một số nhóm bò nội ở các địa phương ở nước ta-như bò vàng Lạng
Sơn, bò vàng Thanh Hóa, bò vàng Nghệ An, bò Phú Yến...

-Bò vàng Việt Nam có một số ưu điểm : chịu đựng điều kiện nóng ẩm nhiệt đới, thích nghi với điều kiện
chăn nuôi tận dụng, đầu tư thấp, thành thục sớm, mắn đẻ.

-Bò vàng Việt Nam có những nhược điểm cơ bản không thể đáp ứng với yêu cầu chăn nuôi thâm canh có
năng suất cao về sữa thịt. Đó là tầm vóc khối lượng qúa nhỏ, sinh trưởng chậm, năng suất thịt và sữa rất
thấp, tỷ lệ thịt xẻ thấp.
Bảng 1. Một số chỉ tiêu sản xuất cơ bản của bò vàng Việt Nam
Chỉ tiêu sản xuất Bò cái Bò đực
- Khối lượng sơ sinh (kg) 11 16
- Khối lượng 6 tháng 63 72
- Khối lượng 12 tháng 85 95
- Khối lượng 24 tháng 140 155
- Trưởng thành (5 tuổi) 180 250
- Cao vai (cm) 103 112,3
- Dài thân chéo (cm) 113,3 119,8
- Năng suất cho sữa/1chu kỳ/ngày 200 -
- Năng suất sữa/chu kỳ (kg) 400 -
- Tỷ lệ thịt xẻ (%) 43 44,2
- Năng suất thịt xẻ/1 bò (kg) 77 110
- Năng suất thịt lọc/1 con bò (kg) 57 82

Lợn Việt Nam dưới mắt nhà khoa học - Phần 3


[28.08.2008 15:40]
Xét về chăn nuôi, lợn Việt Nam không kinh tế bằng lợn ngoại.
Nhưng nếu để làm cảnh hoặc bán heo sữa lại có giá...

Đi tìm lợn ỉ trước nguy cơ tuyệt chủng - Phần 2


[28.08.2008 15:31]
Con lợn ỉ đã gần gũi từ bao đời với người dân Việt Nam. Nó gắn bó
không chỉ trong cuộc sống thường nhật, mà còn là hình mẫu trong tâm
linh, nghệ thuật. Trong dòng tranh dân gian truyền thống, hình ảnh
con lợn ỉ với đàn con đuề huề không hề xa lạ với bất cứ ai. Bây giờ,
hình ảnh mẹ con đàn lợn đi kiếm ăn gần như chỉ còn lại trong tranh cổ
dân gian…

Lợn ỉ ở Việt Nam sắp tuyệt chủng - Phần 1


[27.08.2008 09:58]
Những con lợn ỉ mỡ (còn gọi là lợn ỉ nhăn) cuối cùng đang được
nuôi trong các hộ nghèo nhất ở Thanh Hóa. Do ít nạc, chậm lớn nên
rất khó thuyết phục người dân nuôi loài vật có thịt thơm ngon này.

Trâu bò luôn quay đầu về một hướng


[26.08.2008 14:46]
Nếu chẳng may bị lạc ở vùng nông thôn
mà không có la bàn, bạn chớ vội hoảng.
Theo các nhà khoa học Đức, bạn có thể
xác định phương hướng bằng cách quan
sát các đàn gia súc.

Bảo tồn quĩ gen Lợn Móng Cái


[21.08.2008 12:34]
Những tài liệu về lợn Móng Cái
(Quảng Ninh) đến nay còn rất
ít. Trên mạng internet, cái tên
“lợn Móng Cái” hầu như không
được nhắc đến, ngoại trừ khi
người ta thống kê tên các
giống lợn. Các cơ quan chức
năng của TX Móng Cái như
Phòng Kinh tế, Trung tâm
Khuyến nông cũng không còn
lưu được tài liệu gì về giống
lợn quý này. Còn ở Phòng
Chăn nuôi - Trồng trọt, Sở
NN&PTNT cũng chỉ còn có hai
phần ba trang A4 đánh máy
với vài thông tin sơ sài về đặc
điểm ngoại hình, sinh trưởng,
sinh sản của giống lợn này.

essen (19 04, 2008)

Đây là con lợn nái Móng cái, là giống lợn khoang


pé pự (19 04, 2008)

nhìn đĩa thịt gà thiệt là đã con mắt quá


tuongot (19 04, 2008)

Lợn Móng cái, Gái Đầm hà, Gà Tiên yên !

Gái Đầm Hà được đặt giữa để cùng so với giống lợn và giống gà .
Nhà "tổng kết" dân gian nào đấy kết luận thật thâm thúy , hẳn là sau khi đã thử tất tần tật các thứ .
Có thể nào "vì dưới mỏ con gà mái có túm lông dài" (như viết trong bài) và gái Đầm hà cũng có một túm
lông dài (dưới cằm) nên được đưa lên khen ngợi luôn cùng chăng ?.
4camau (20 04, 2008)

Ai có Hình "Gái Đầm-Hà" làm ơn đưa lên cho ngắm dung nhan một tí .
hayan (14 05, 2008)

co ai biet quan nao o TIEN YEN ngon k? cho hayan dia chi nha, vai ngay nua di an, chup hinh ve cho ba
con coi! thx
essen (14 05, 2008)

Vị trí địa lý
Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp huyện Bình Liêu, phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và
huyện Ba Chẽ, phía nam là huyện Vân Đồn và thị xã Cẩm Phả, phía đông là huyện Đầm Hà.

Diện tích, dân cư, giao thông


Huyện có diện tích 617km2 và dân số là 41.000 người. Huyện ly là thị trấn Tiên Yên nằm trên quốc lộ 18,
cách thành phố Hạ Long 70km về hướng đông bắc. Quốc lộ 18C theo hướng bắc đi huyện Bình Liêu

Kinh tế, xã hội


Khi nói đến Tiên yên, ai đã từng ghé qua thị Trấn xinh đẹp này đều nhớ tới câu truyền miệng dân gian "
Lợn Móng Cái, Gái Đầm Hà, Gà Tiên Yên". Gà Tiên Yên rất ngon, mềm, thật thơm khác biệt hẳn với
các giống gà của địa phương khác. Ai đã từng nếm món bánh gật gù ( một đặc sản chỉ Tiên Yên
mới có ) chắc hẳn cũng không thể quên bởi những hương vị độc đáo của nó. Bên cạnh đó, hình
ảnh con sông Tiên yên uốn lượn như một giải lụa bạc trải ra tít tắp tận chân trời cho ta cảm giác
cả thị trấn thơ mộng như đang bay trên đôi cánh của nàng tiên giáng trần vậy. Cảnh vật hiền
hòa,con người nơi đây cũng vậy!

Nhẵn thín không một sợi lông ngoại trừ chỏm râu bạc phơ trên mũi, làn da nhạy
cảm đến mức phải liên tục bôi kem chống nắng, kem dưỡng ẩm vào mùa hè và
mặc áo len ấm vào mùa đông - đó là phác họa nhanh về Lợn Còm, loài thú cưng
đang “hot” nhất ở Anh hiện nay.

Xuất hiện lần đầu tiên vào những năm thập kỷ 70, giống
Lợn Còm (Skinny Pig) được lai tạo từ những bộ gen biến
đổi nhằm phục vụ mục đích thí nghiệm - da trần của
chúng rất hữu ích cho việc nghiên cứu bệnh da liễu.

(Ảnh: Daily Mail).

Sau đó, chúng được “chuyển giao” cho các nhà tạo giống, thêm thắt một số đặc tính của
lợn thường để tăng cường khả năng miễn nhiễm.

Đến nay, Lợn Còm đã có mặt hầu hết trên các cửa hàng thú cưng khắp nước Anh với giá
150 bảng/con. Nhiều nơi thậm chí còn “cháy hàng”.
Qui trình chăn nuôi và sử dụng lợn đực ngoại

Qui trình chăn


nuôi và sử dụng
lợn Đực ngoại

được tóm tắt


qua sơ đồ sau

chọn lọc, nuôi


dưỡng và sử
dụng đực giống

1. Chọn đực
giống

Các giống lợn


ngoại hiện có ở miền bắc nước ta:

* Các giống lợn đực ngoại thuần : Landrace, Yorkshire, Duroc,


Meishan,Pietrain .

* Các lợn đực lai : LxY , YxL , PxY (402)

a. chọn về nguồn gốc

Chọn con có lý lịch rõ ràng , bố phải đạt đặc cấp và mẹ phải đạt từ cấp
I trở lên

b. Chọn lọc bản thân

+ Chọn lọc ngoại hình

Ngoại hình phải mang được các nét đặc trưng của giống , các bộ phận
cần cân đối hài hoà và liên kết chắc chắn . Nên phân chia ra các phần
để đánh giá

- Phần cổ : Cổ dài , không chọn những con cổ ngắn và không có sự


kết hợp chặt chễ với đầu và vai .

- Phần ngực : Rộng, Không sâu, không chọn những con ngực lép và
sâu.

- Phần lưng: Hơi cong hoặc thẳng, rộng, dài , liên kết tốt với phần vai
và mông, loại những con lưng võng.

- Phần đùi : Dài, bề mặt rộng,đầy đặn, không chọn những con đùi hẹp
lép

- Chân : Thẳng, chắc, cổ chân ngắn khoẻ, Không chọn những con
chân yếu đi bàn, chân có hình chữ X hoặc chữ O

- Vú : chọn những con có 12 vú trở lên, các núm vú nổi rõ và


cách đều nhau.

- Lông : Thưa, bóng mượt , màu lông điển hình cho từng giống.
- Da: Mỏng, hồng hào, không có bệnh ngoài da.

- Đuôi: Khấu đuôi to, quăn xoắn.

- Dịch hoàn : Cân đối, to, nổi rõ, gọn chắc,không chọn những con
cà lệch, cà ẩn, cà bọng, cà xệ, da dịch hoàn sù sì hoặc ghẻ nấm.

- Móng chân: Bằng, hai ngón chân to, ngón ngoài hơi rộng và dài
hơn ngón trong một chút, không chọn những con móng quá choẽ,
doãng rộng, móng hà và nứt .

* Cần chọn kỹ về độ to, cân của hai hòn cà và độ vững chắc của chân.

Tóm lại khi chọn đực làm giống cần quan sát kỹ từng bộ phận , đặc
biệt cần quan tâm nhiều hơn đến hai hòn cà, bốn chân , khả năng đi lại
, khả năng đứng lên.

+ Chọn lọc qua kiểm tra cá thể

Sau khi đã chọn được những con có nguồn gốc và ngoại hình tốt, đực
giống cần được qua kiểm tra cá thể và phải đạt được những tiêu chuẩn
sau:

- Tăng trọng tối thiểu từ 700g - 800g/ngày.

- Tiêu tốn thức ăn thấp hơn 2,8 – 3,0kg/1kg tăngtrọng.

- Độ dày mỡ lưng khi đạt 90kg≤15mm (Điểm p2).

- Phẩm chất tinh dịch khi 10 tháng tuổi đạt : V≥150ml,A≥0,7,


VAC≥15tỷ , Acrosom bình thường≥85%, tỷ lệ kỳ hình ≤20%

+ Chọn lọc qua đánh giá đời sau: Đó là một việc làm tốn kém và mất
thời gian . do vậy song song với với quá trình kiểm tra cá thể người ta
tiến hành vỗ béo anh chị em ruột hoặc anh chị em1/2 ruột thịt với đực
giống, đánh giá qua tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và phẩm chất thịt.

2. Nuôidưỡng và chăm sóc đực giống


a. Nuôi dưỡng đực giống

Thức ăn cho lợn đực cần đủ đạm năng lượng khoáng chất và giầu
vitamin

Lượng thức ăn cần điều chỉnh cho phù hợp với tuổi, thể trạng, số lần
lấy tinh vv...

- Bình thường lợn đực hậu bị 7-12 tháng tuổi ăn từ 1,8-2,0


kg/ngày

- lợn đực trưởng thành (>12 tháng tuổi) ăn từ 2,3-2,5 kg/ngày

- Nếu mức khai thác tinh trong tuần tăng từ 1-2 lần thì cộng thêm
0,5kg thức ăn/ngày.

- Mùa đông lượng thức ăn cao hơn mùa hè 0,2-0,4kg/ngày

* Tránh để đực quá béo hoặc quá gầy bởi vì:

- Quá gầy phẩm chất tinh dịch kém, không đủ sức phối giống và thời
gian sử dụng ngắn

- Quá béo đực nhanh mệt khi phối giống , tính hăng giảm sút , chân
móng yếu và tốn thức ăn vô lý

* Chú ý : Nên bổ sung 0,2kg giá đỗ và 2quả trứng/con/ngày, Nửa


tháng nên tiêm cho mỗi con 5ml hỗn hợp vitamin ADE

Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho lợn đực làm việc (TCVN 1974-1994)

TT Chỉ tiêu Dực hậu bị Đực làm việc


1 Năng lượng trao đổi 3000 3000
(Kcal/kg)
2 Hàm lượng protein thô (%) 17 15

3 Hàm lượng xơ thô (%) 7 7


4 Hàm lượng can xi (%) 0,7 0,7

5 Hàm lượng phốt pho (%) 0,5 0,5

6 Hàm lượng ly zin (%) 1,0 0,8

7 Hàm lượng methyonin (%) 0,5 0,4

Có thể dùng thức ăn của nái nuôi con cộng với thức ăn của lợn con từ
15-30kg mỗi loại 50%

b – Chăm sóc đực giống:

- Nên tắm chải cho lợn đực để tạo điều kiện làm quen với con
người , kích thích hệ thần kinh, phát hiện kịp thời các tổn thương
và các bệnh ngoài da.

- Có chế độ vận động mỗi tuần 2-3 lần, mỗi lần 30 phút vào buổi
sáng.

- Nhiệt độ thích hợp đối với chuồng lợn đực là 23-25oc, nếu nóng
quá lợn đực sẽ giảm tính thèm ăn, giảm ham muốn phối giống,
giảm khả năng sinh tinh và giảm khả năng thụ thai do xuất hiện
nhiều tinh trùng kỳ hình và hoạt lực của tinh trùng thấp.

- Một năm thực hiện hai lần tiêm phòng cho lợn đực các loại vác
xin: Dịch tả, Tụ dấu, Lở mồm long móng,Leptospira vào tháng 3-4
và 9-10.

3. Quản lý và khai thác đực giống:


a. Sự thành thục về giới tính:

- Từ 5-6 tháng tuổi khi đạt trọng lượng từ 70-80kg lợn đực đã bắt
đầu theo đuổi con cái và có khả năng xuất tinh .

- Từ 7 tháng tuổi khi đạt trọng lượng 90kg lợn đực bắt đầu sản
xuất tinh trùng thành thục và có thể thụ thai được, song không nên
sử dụng đực ở giai đoạn này vì sẽ làm hạn chế quá trình sinh
trưởng phát triển và giảm thời gian sử dụng đực giống.

- Thời gian khai thác tinh thích hợp khi lợn đực được 8-9 tháng
tuổi với thể trọng ≥120kg.

b. Số lần khai thác tinh:

- 8 tháng tuổi 7 ngày khai thác tinh 1 lần.

- 12 tháng tuổi 3 ngày khai thác tinh 1 lần.

- Trên 12 tháng tuổi (Lợn đực trưởng thành) 2 ngày khai thác tinh
một lần.

* Chú ý : không nên khai thác tinh quá nhiều hoặc quá ít so với giới
hạn cho phép bởi vì:

- Khai thác quá nhiều thì tinh trùng sẽ loãng, thời gian sử dụng đực sẽ
ngắn.

- Ngược lại nếu khai thác con đực quá ít chất lượng tinh sẽ kém(chết
nhiều ) giảm hưng phấn sinh dục và chắc chắn giá một liều tinh sẽ cao.

II. Sử dụng đực giống

Có hai hình thức sử dụng đực giống: Sử dụng đực giống nhảy trực tiếp
và sử dụng đực giống thụ tinh nhân tạo.
1. Ưu điểm của thụ tinh nhân tạo lợn

a. Về kỹ thuật chăn nuôi:

- Đẩy nhanh và rộng hơn quá trình cải tiến di truyền .

- Cho phép các cá thể có khối lượng và kích thước khác nhau đều
tham gia được quá trình phối giống.

- Thời gian sử dụng đực giống lâu hơn.

b. Về thú y:

- Giảm thấp nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm.

- Tránh được stress cho vật nuôi.

c. Về lợi ích kinh tế:

- Giảm được số đầu lợn đực.

- Giảm được thời gian cho một lần phối giống.

2. Huấn luyện lợn đực nhẩy giá

a. mục đích:

Làm cho lợn đực nhẩy lên giá và khai thác được tinh dịch.

b. Chuẩn bị đực giống:

- Tiến hành huấn luyện đực giống từ khi nó được 6-7 tháng tuổi.

- Những con đực đã dùng phối giống trực tiếp nếu xét thấy chất
lượng đời sau tốt có thể huấn luyện nhẩy giá song thời gian sử
dụng sẽ ngắn hơn.

c. Chuẩn bị giá nhẩy:


- Giá nhẩy của lợn đực có thể làm cố định hay di chuyển được,
song giá nhẩy phải thật vững chắc.

- Chiều cao của giá nhẩy phải ngang với tầm mắt của lợn đực và
để ở tư thế thật dễ dàng thoải mái cho lợn đực nhẩy

d. Huấn luyện đực nhẩy giá:

- Bôi vào giá nhẩy những mùi có tác dụng kích thích tính dục của
con đực như nước tiểu , các chất tiết của con cái động dục, tinh
dịch hoặc keo phèn của con đực khác.

- Khi con đực đi quanh giá nhẩy ta phải gây chú ý của con đực
bằng cách gõ lên lưng giá và dùng tay xóc bao qui đầu kích thích
làm cương cứng dương vật, khi dương vật ra khỏi bao qui đầu,
dùng tay nắmlấy dương vật sao cho các ngón tay lọt vào trong các
rãnh xoắn của dương vật và nên nắm ở mức vừa phải sao cho
dương vật của lợn không xoay được trong lòng bàn tay, làm cho
con đực thoải mái khi xuất tinh

- Những con khó huấn luyện, ta phải dùng con lợn mồi , lợn mồi
có thể nhốt dưới gầm giá hoặc đặt lên giá (đối với con mồi nhỏ).

- Thời gian gian huấn luyện: buổi sáng chỉ nên huấn luyện 15-20
phút, buổi chiều chỉ nên huấn luyện 15 phút.

- Thời gian làm quen với giá khoảng 1-2 tuần, Thời gian giữa hai
lần khai thác từ 2-3 ngày (Có thể khai thác mau hơn, do phải củng
cố phản xạ)

3. Kỹ thuật khai thác tinh:

* Ô lấy tinh cần được thiết kế đúng cách:

- Không nên sử dụng ô quá rộng, diện tích thích hợp là 2,2-2,7m.

- Nền chuồng cần có độ nhám, có thể dùng tấm nhựa phủ lên nền
chuồng.
- Phải có lối thoát cho người lấy tinh.

- Nên sử dụng giá nhẩy có thể điều chỉnh được.

* Lợn đực cần được tắm chải sạch sẽ, định kỳ cắt bỏ lông ở bao qui
đầu.

* Lau sạch bao qui đầu bằng khăn giấy dùng một lần ( hoặc khăn bông
sạch), nặn bỏ hết dịch chứa trong bao qui đầu.

* Dụng cụ hứng tinh bằng cốc giấy hai lần, nếu không có điều kiện có
thể dùng cốc thuỷ tinh đã được hấp sấy khử trùng.

* Cần khai thác cạn nhằm tăng tính hăng của con đực.

4. Kỹ thuật kiểm tra tinh dịch:

a. Kiểm tra màu sắc: Bình thường tinh dịch có màu trắng sữa. Nếu có
màu đỏ

là tinh dich đã có lẫn máu. Nếu có mầu xanh thì tinh dịch đã lẫn mủ.

b. Kiểm tra mùi: Hơi tanh.

c. Kiểm tra trên kính hiển vi:

- Rất tốt: Tất cả cuộn sóng.

- Tốt: Từng đám cuộn sóng.

- Trung bình: Từng đám hoạt động nhưng không thành sóng.

- Kém: Tinh trùng hoạt động ngoe nguẩy.

d. Tinh dịch cần đạt các tiêu chuẩn sau:

- A≥0,7

- Acrosom bình thường≥85%.


- Tỷ lệ tinh trùng không bình thường< 20%.

- Tổng số tinh trùng tiến thẳng ≥15 tỷ/ một lần xuất tinh.

- Trong số tinh trùng không bình thường:

+ Đầu không bình thường < 5%

+ Acrosom không bình thường < 5%

+ Tỷ lệ kỳ hình < 5%

+ Giọt bào tương bám vào tinh trùng < 5%

+ Đuôi cuộn < 5%

5. Kỹ thuật pha chế tinh dịch:

+ Sau khi kiểm tra tinh nguyên nên pha tinh ngay là tốt, nếu chỉ lấy
phần tinh dịch đậm đặc thì sau 10-15 phút phải pha, còn nếu lấy toàn
bộ tinh dịch thì sau 30-60 phút pha cũng được.

+ Nguyên tắc pha là rót từ từ môi trường vào tinh dịch và không được
làm ngược lại.

+ Nên pha làm hai đợt: đợt 1 rót lượng môi trường bằng lượng tinh
dịch, sau đó 5- 10 phút mới pha đợt 2.

+ Dùng nước cất 2 lần để pha môi trường, những nơi có điều kiện
người ta còn dùng nước cất 2 lần đã được khử ion và sử lý bằng tia
cực tím.

+ Không được dùng môi trường đã vàng ố và chảy nước.

+ Môi trường sau khi pha 60 phút mới được sử dụng và chỉ được sử
dụng không quá 24h.

+ Các bột pha loãng phải được giữ trong lọ kín ở nhiệt độ 50C
+ Môi trường bảo tồn và pha loãng tinh dịch lợn nên gữi ở nhiệt độ
-40C,khi pha cần nâng nhiệt độ môi trường lên 370C. Không được đun
môi trường trong lò vi sóng.

+ Các chất bột pha loãng được bảo quản trong lọ kín ở nhiệt độ 50C.

+ Khăn lọc bỏ keo phèn chỉ nên dùng một lần

+ Tỷ lệ pha loãng tinh dịch lợn phụ thuộc vào chất lượng của quá trình
phóng tinh và cách lấy tinh (Toàn bộ hay chỉ có phần đậm đặc), nhưng
phải đảm bảo 1-1,5 tỷ tinh trùng tiến thẳng với lợn nái nội và 2,5-3 tỷ
tinh trùng tiến thẳng đối với lợn nái ngoại.

6. Kỹ thuật bảo tồn và vận chuyển tinh dịch:

+ Cần để tinh dịch đã pha làm quen với nhiệt độ phòng từ 3-5h mới
cho vào tủ bảo ôn thì tinh trùng sẽ ít bị choáng hơn

+ Nhiệt độ bảo tồn thích hợp với tinh dịch đã pha là từ 15-180C.

+ Cần đảo nhẹ lọ tinh 2-3 lần / ngày để tinh trùng phân bố đều lại
trong môi trường, như vậy thời gian bảo tồn sẽ lâu hơn.

+ Các lọ tinh phải đóng đầy .

+ khi vận chuyển tinh dich cần nhẹ nhàng tránh xóc lắc.

+ Tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào lọ tinh.

7. Kỹ thuật phát hiện động dục:

+ Mỗi ngày nên kiểm tra lợn nái 2 lần, vào sáng sớm và chiều tối.

+ Kết hợp giữa xem xét trạng thái con vật (bồn chồn , đứng nằm
không yên đặc biệt có một số con rên la hoặc phá phách chuồng.) và
quan sát âm hộ của con cái (độ sưng, màu, dich nhờn).
+ Tốt nhất vẫn là cưỡi lên lưng con cái để thử phản xạ mê ì, Phản xạ
mê ì được kích thích bởi mùi của đực giống, cảnh tượng giao phối, âm
thanh vv...

8. Kỹ thuật phối giống:

a. Xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp:

Thời điểm phối giống thích hợp cho lợn cái hậu bị và lợn nái sinh
sản

TT Loại lợn Số lần Thời điểm bắt Thời điển phối giống
phối đầu chịu đực Lần 1 Lần 2 Lần 3
1 Cái hậu 2 0 0 12
bị 3 0 0 12 24
2 Nái sinh 2 0 12 24
sản 3 0 12 24 36

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy:

+ Lợn nái động dục sau cai sữa 2-3 ngày thì phối giống vào lúc 36-48h
kể từ lúc bắt đầu chịu đực.

+ Lợn nái động dục sau cai sữa 4-6 ngày thì phối giống vào lúc 24-36h
kể từ lúc bắt đầu chịu đực.

+ Lợn nái động dục sau cai sữa ≥7 ngày thì phối giống vào lúc 12-18h
kể từ lúc bắt đầu chịu đực.

b. Kỹ thuật phối giống:

+ Làm vệ sinh sạch sẽ âm hộ con cái.

+ Tiệt trùng và bôi trơn dẫn tinh quản, từ từ đưa dẫn tinh quản vào
đường sinh dục của con cái theo hướng từ dưới lên với góc30- 450 làm
sao cho đầu của dẫn tinh quản được chặn ở cổ tử cung.

+ Để lợn cái tự hút tinh dịch, bởi vậy cần dùi một lỗ ở đáy lọ tinh khi
đã đưa dẫn tinh quản vào đúng vị trí để tinh dịch dễ dàng chảy vào
đường sinh dục của con cái.
+ Sau khi tinh đã vào hết, cần để nguyên dẫn tinh quản trong đường
sinh dục của con cái từ 5-10 phút, đồng thời dùng tay xoa nhẹ hai
mông hoặc dưới bung của con cái để kích thích sự co rút của cổ tử
cung, nhằm hạn chế sự chảy ngược của tinh dịch ra ngoài.

+ Trước khi phối giống nên cho vào mỗi liều tinh 4UI oxytoxin nhằm
tăng tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra. không được dùng capein để tăng
hoạt động của tinh trùng

+ Khi kiểm tra xem tinh dịch đã di chuyển lên phần trên của đường
sinh dục lợn nái chưa bằng cách hạ ống dẫn tinh thấp hơn âm hộ, nếu
tinh không chảy ra ngoài là tốt.

+ Không nên thay đổi dẫn tinh viên, ở đây chúng tôi muốn đề cập đến
kinh nghiệm và sự hiểu biết tường tận dặc tính của từng con lợn nái.

GÀ ĐÔNG TẢO
28/02/2008

"Gà to Đông Tảo,


Nhãn lồng Hưng Yên".

Còn gọi là gà Đông Cảo, một giống gà quý của quê hương chiếu Chèo. Giống gà này đã có từ lâu lắm, nghe đâu là thứ gà tiến
vua vì hình dáng kỳ lạ và mùi vị thơm ngon.

Về Hưng Yên, mới thấy tận mắt những con gà đồ sộ, kềnh càng. Cả một sân cứ đi ra vào mấy chú trống tơ oai vệ, lạch bạch với đôi
chân quá khổ. Những con gà này dễ đến dăm sáu cân.

Những con gà như thế nhắc tôi nhớ đến lời của Tả Quân Lê Văn Duyệt nói rằng gà có năm cái Đức: 文 武 勇 義 信 Văn, Vũ, Dũng,
Nghĩa, Tín. Thật vậy những con gà trống Đông Cảo bệ vệ uy nghi đầy vẻ kính lễ của quan văn, oai hùng dũng lược của quan võ, gồm
đủ tín nghĩa trên đời.

Hồi năm 1990, cha tôi đưa tôi về Khoái Châu thăm một người quen, được khoản đãi thứ thịt thơm ngon ấy. Trong bữa, ấn tượng nhất
ngoài món xào lăn với ớt chỉ thiên là món thịt nấu đông với những miếng da dày mà giòn kỳ lạ. Tôi còn nhớ cha tôi không biết uống
rượu mà hôm đó cũng làm được ba chén như những tay sành rượu vậy.

Khoái Châu là nơi ông nội tôi dạy học ngày xưa, và cũng là nơi tôi còn dạt dào kỷ niệm như thế khi nghĩ về nó.

Trước thềm năm mới không lâu, các nhà khoa học thuộc Viện
Chăn nuôi đã phát hiện thêm năm giống gà mới, trong đó có hai
giống phân bố tại Mèo Vạc, Hà Giang, ba giống phân bố tại
Quảng Ninh.

Theo ông Võ Văn Sự, trưởng bộ môn Động vật quí hiếm và đa dạng
Gà lông chân mới được phát
sinh học (Viện Chăn nuôi), ba giống gà mới phát hiện tại Quảng Ninh hiện tại Mèo Vạc, Hà Giang
có hình dáng giống gà Ri, được đặt tên theo địa danh phát hiện là gà
Hà Cối, gà Ba Chẽ, gà Đầm Hà. Cả ba giống gà này đều có chất lượng thịt thơm ngon và có
trọng lượng lớn nhất là 3kg.

Trong khi đó, hai giống gà mới phát hiện tại Hà Giang có những đặc điểm ngoại hình khác hẳn
so với những giống gà đã phát hiện trước đây nên những đặc điểm này được lấy làm tên là gà
Xước và gà Lông chân.

Gà Xước có bộ lông xù như lông nhím, không xẹp xuống như các
giống gà khác, còn gà Lông chân có nhiều lông ở chân ngay từ khi
mới nở. Đặc điểm chung của cả hai giống gà này là đều có chất lượng
thịt ngon, có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi cao
Mèo Vạc.

Trọng lượng lớn nhất của gà Xước và gà Lông chân là 5kg và


mỗi năm một gà mái có thể đẻ 50 - 60 quả trứng. Ông Sự cho biết
các giống gà trên được xác định là những giống gà mới do
không chỉ có đặc điểm ngoại hình khác với mười giống gà đã
phát hiện mà còn có sự khác biệt về bộ gene. Gà xước mới được phát hiện
tại Mèo Vạc, Hà Giang
Việc phát hiện thêm năm giống gà mới là một trong những kết quả rất đáng khích lệ đối với chiến
lược bảo tồn gene các giống gà quí hiếm tại VN.

Từ những năm 1980, các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo nếu không có những biện pháp
bảo tồn, mỗi tuần sẽ có hai giống động vật quí hiếm bị tuyệt chủng trên toàn thế giới. Nhận thức
được vấn đề này, từ những năm 1990, các nhà khoa học tại Viện Chăn nuôi đã bắt tay thực hiện
chiến lược bảo tồn quỹ gene động vật quí hiếm, trong đó có gà.

Ông Sự khẳng định việc triển khai chiến lược bảo tồn động vật quí hiếm vào thời điểm đó không
muộn bởi chỉ tính riêng với gà, đến nay VN đã bị tuyệt chủng giống gà Văn Phú (phân bố chủ yếu
ở tỉnh Phú Thọ). Theo ông Sự, quá trình công nghiệp hóa quá nhanh cộng với việc nhập ồ ạt các
dòng gà công nghiệp vào VN là một trong những nguyên nhân khiến gà thuần chủng VN bị lai
tạp, dẫn tới tuyệt chủng.

Với số giống còn lại, gà Tè cũng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng nếu không có biện
pháp bảo tồn bởi giống gà này hiện đã bị lai tạp với nhiều dòng gà công nghiệp khác. Trước
nguy cơ đó, trong thời gian vừa qua, các nhà khoa học đã toả đi tới nhiều địa phương có gà Tè
như Thanh Hóa, Tuyên Quang, Yên Bái để thu thập gà Tè về nhằm bảo vệ khỏi sự lai tạp.

Tuy nhiên, công tác bảo tồn các giống gà quí hiếm cũng gặp nhiều khó khăn bởi mỗi năm kinh
phí dành cho bảo tồn một con gà chỉ khoảng 1,5 – 2 triệu đồng. “Việc bảo tồn các giống gà quí
hiếm rất quan trọng bởi những giống gà này có giá trị kinh tế rất cao - ông Sự nói - Giá trị kinh tế
của một con gà thuần chủng cao gấp đôi so với một con gà công nghiệp nhưng do chưa có kế
hoạch phát triển nên tính tổng thể thì giá trị kinh tế của gà công nghiệp vẫn cao hơn”.

Trên thực tế, các nhà khoa học cũng đã chú trọng tới việc chọn tạo những đặc tính nổi trội của
gà thuần chủng để tạo ra những giống gà mới cho năng suất, chất lượng thịt, chất lượng trứng
cao nhưng kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Ông Sự khẳng định gà không đơn thuần chỉ là nguồn cung cấp thức ăn cho con người mà còn
được dùng làm thuốc chữa bệnh (gà Ác), là thú chơi trong các lễ hội dân gian (gà Chọi), là ý
tưởng cho nghệ thuật hội hoạ (gà Hồ)... nên việc bảo tồn gà rất cần được chú trọ

Các giống vịt đã, đang nuôi phổ biến ở Việt Nam
Chúng tôi xin giới thiệu với bà con nông dân một số giống vịt đang
được nuôi phổ biến và cho hiệu quả kinh tế cao ở Việt Nam.

1. Vịt nội

Có nhiều giống vịt nội đã và đang tồn tại ở Việt Nam như: Vịt
Cỏ Anas Platyrhynchos, vịt Bầu Quỳ, vịt Bầu Bến, vịt Kỳ Lừa, vịt Ô Môn... song giống
vịt có năng suất trứng cao nhất mà cũng là giống được nuôi phổ biến nhất là vịt Cỏ.

Vịt Cỏ là giống vịt hướng trứng có tầm vóc nhỏ, khối lượng khi trưởng thành đạt 1,4 -
1,5 kg/con. Vịt có nhiều màu sắc lông, tập trung thành 4 nhóm màu chính: màu cánh
sẻ, màu xám hồng, màu xám đá và màu trắng (Lê Xuân Đồng và CTV - 1984). Năng
suất trứng điều tra trên vịt Cỏ tự nhiên hiện nay biến động từ 180 - 200
quả/mái/năm.

Những năm gần đây Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã chọn lọc, nhân thuần
qua nhiều thế hệ và tạo được dòng vịt Cỏ màu cánh sẻ tương đối thuần nhất (96 -
98% màu lông cánh sẻ). Tuổi đẻ 20 - 21 tuần, năng suất trứng 220 - 230
quả/mái/năm, khối lượng khi vào đẻ đạt 1,5 - 1,7 kg/con.

2. Vịt ngoại

Trong khoảng 4 thập kỷ qua Việt Nam đã nhập nhiều giống vịt có năng suất thịt,
trứng cao trên thế giới như: Vịt Bắc Kinh, vịt Anh Đào Hung, vịt Anh Đào Tiệp. Các
giống vịt này hiện còn tồn tại rất ít, trong các năm 1989, 1990, 1991, 1999, và năm
2001 Viện chăn nuôi nhập thêm các giống vịt: CVSuperM, M2, M2(i), vịt Khali Cambell,
vịt CV2000 Layer là những giống vịt có năng suất thịt trứng cao hiện đang phát triển
khá mạnh trong cả nước.

- Vịt CVSuperM, M2, M2(i):

Là vịt chuyên thịt có năng suất cao nhập từ Anh. Vịt có màu lông trắng, mỏ và chân
có màu vàng nhạt, ngực sâu, rộng, đùi phát triển. Vịt bố mẹ có tuổi đẻ ở tuần thứ 25,
năng suất trứng 180 - 220 quả/mái/67 tuần tuổi. Nuôi thương phẩm, nuôi thịt 8 tuần
tuổi đạt 3 - 3,4 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,6 - 2,8 kg/P.

- Vịt Khali Campbell:

Vịt Khali Campbell là giống vịt chuyên chứng được tạo ra ở Anh vào năm 1901 và đã
được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Vịt được nhập vào nước ta năm 1990, vịt có
thân hình nhỏ, lông màu Khaki, mỏ và chân có màu xám, một số con có màu da cam.

Tuổi vịt bắt đầu đẻ 140 - 145 ngày, khối lượng vịt khi vào đẻ đạt 1,6 - 1,8 kg/con,
trưởng thành 1,8 - 2,0 kg/con. Năng suất trứng 260 - 280 quả/mái/năm, khối lượng
trừng 70 - 75 g/quả.

- Vịt CV2000:

Vịt CV2000 là giống vịt chuyên trứng của Anh được nhập vào nước ta năm 1977 và
2001. Vịt có thân hình nhỏ, lông màu trắng, mỏ và chân màu vàng nhạt, vỏ trứng
màu trắng và màu xanh. Tuổi đẻ của vịt là 140 - 150 ngày, khối lượng khi vào đẻ 1,8
- 2 kg/con. Năng suất trứng 260 - 300 quả/mái/năm, khối lượng trứng 70 - 75 g/quả.

Vịt giống chuyên trứng : Triết Giang, Cỏ, Khaki Campbell

Mã số: VN01241
Tên CN/TB chào bán: Vịt giống chuyên trứng : Triết Giang, Cỏ,
Khaki Campbell
Nước có CN/TB chào bán: VN Việt Nam
Chỉ số phân loại SPC:
 012: Các sản phẩm từ động vật và động vật sống
Mô tả qui trình CN/TB:
• Là các giống vịt chuyên trứng có năng suất cao nhất so với các giống vịt hiện có
của Việt Nam.
• Vịt thích hợp với nhi ều phương thức nuôi khác nhau, vịt có thể nuôi trên khô
không cần nước bơi lội (nhốt trong chuồng, nuôi trên vườn cây) hoặc nuôi nhốt
kết hợp với nuôi cá (cá - vịt), nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát.
• Vịt Triết Giang có màu lông cánh sẻ nhạt có nguồn gốc từ Trung Quốc, vịt nhập
vào năm 2005 tiến hành nuôi giữ, chọn lọc để có năng suất và chất lượng cao.
• Vịt Cỏ có màu lông cánh sẻ có nguồn gốc ở Việt Nam, vịt đươc nuôi giữ, chọn lọc
qua 13 năm để có dòng vịt cho năng suất và chất lượng cao.
• Vịt Khaki Campbell có màu lông xám có nguồn gốc từ Anh, vịt nhập vào năm
1990 tiến hành nuôi giữ, chọn lọc tạo dòng vịt cho năng suất và chất lượng cao.
• Vịt Triết Giang : có tuổi đẻ 17 tuần, năng suất trứng 250 – 280quả/mái/năm
• Vịt Cỏ : có tuổi đẻ 20 - 21 tuần, năng suất trứng 250 – 260quả/mái/năm

• Vịt Khaki Campbell : có tuổi đẻ 20 - 21 tuần, năng suất


trứng 260 – 300quả/mái/năm
Yêu cầu kỹ thuật trong vận hành lắp đặt:
Lĩnh vực áp dụng:
 6839: Ngành chăn nuôi
Ưu điểm của CN/TB: Thích nghi tốt với điều kiện Việt Nam.
Năng suất tương đương với nhập ngoại. Giá thành rất hạ bằng
10 - 25% giá nhập.
Mức độ phát triển:
 Quy mô công nghiệp
Hình thức đăng ký:
Các giải thưởng đã nhận: Giải KK Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh
Hà Tây lần 9 năm 2007. 2 giải thưởng Bông lúa vàng năm
1997, 1999.
Phương thức chuyển giao:
 Thoả thuận với khách hàng
Hình thức cung cấp:
 Theo đơn đặt hàng
 Bán trực tiếp theo hợp đồng
Chào giá tham khảo:

Mức độ hoàn thiện và độ tin cậy CN/TB:

You might also like