You are on page 1of 1

* Giống nhau:

- Doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh


- Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản
* Khác nhau:
- Giải thể xuất phát chủ yếu từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các
thành viên hợp danh ( Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty
TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm
được hướng đi mới.
- Phá sản khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ
có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
- Giải thể theo quyết định của chủ Doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên
hợp danh ( Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty TNHH), Đại
hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần).
- Phá sản theo quyết định của Tòa án
(Nói cách khác giải thể doanh nghiệp thực hiện theo trình tự thủ tục của luật doanh nghiệp, phá
sản thực hiện theo trình tự thủ tục của luật phá sản)
- Doanh nghiệp giải thể chỉ đơn thuần là giải quyết dứt điểm tình trạng công nợ, Thanh lý tài sản
chia cho các cổ đông, trả giấy phép.
- Phá sản sẽ chuyển quyền điều hành cho một ủy ban tạm thời quản lý để giải quyết tình trạng
công nợ trên cơ sở phân chia toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh lý một cách hợp lý
cho tất cả các chủ nợ liên quan trong giới hạn của số tài sản đó.
- Chủ doanh nghiệp sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của doanh
nghiệp.
- Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một
ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể
- Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới
- Giám đốc doanh nghiệp phá sản phải ngừng giữ chức giám đốc ở một doanh nghiệp khác ít nhất
là hai năm.

You might also like