You are on page 1of 36

Kinh tế học cổ điển

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Bước tới: menu, tìm kiếm
Trường phái Kinh tế học cổ điển hay Kinh tế chính trị cổ điển là một trong những xu hướng tư
tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển các luận thuyết kinh tế. Nhiều
quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫn còn lưu giữ ý nghĩa đến tận ngày nay. Xu hướng tư
tưởng của trường phái cổ điển bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 17 và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 18
đến nửa cuối thế kỷ 19.

Những người sáng lập


Người đại diện đầu tiên và được xem là ông tổ của kinh tế cổ điển là William Petty (1623 – 1687),
người Anh. Những công trình khoa học của ông chuyên về lĩnh vực thuế, hải quan và thống kê. Là
người được K. Marx đánh giá cao qua các phát minh khoa học kinh tế.
Những tên tuổi lớn của trường phái này gồm Adam Smith (1723-1790), David Ricardo (1772-
1823), Thomas Malthus (1766-1834), John Stuart Mill (1806-1873). Quan điểm về khoa học kinh
tế của họ, giống như các nhà nghiên cứu trước đó, là khoa học về sự giàu có và cách thức nhân rộng
của cải lên.

Phương pháp luận


Trường phái cổ điển đối lập với chủ nghĩa trọng thương trên nhiều phương diện, trong đó sự khác
biệt biểu hiện ở phương pháp luận và đối tượng nội dung các luận thuyết. Thực tiễn giai đoạn phát
triển kinh tế công xưởng lên công nghiệp hóa thể hiện sự trỗi dậy của lực lượng doanh nghiệp hoạt
động trong sản xuất công nghiệp, đẩy hoạt động buôn bán và cho vay vào hàng thứ yếu. Với lý do
đó đối tượng nội dung của nghiên cứu kinh tế học chuyển từ lĩnh vực giao thương sang lĩnh vực sản
xuất. Phương pháp nghiên cứu dựa trên việc đề xuất các định đề thu nhận từ các quy luật sản xuất
có thể quan sát. Có thể nói, trường phái cổ điển biến kinh tế chính trị thành một môn khoa học thực
sự, nghiên cứu những vấn đề kinh tế về cạnh tranh tự do.
Đóng góp quan trọng của trường phái là đặt phạm trù lao động – lực lượng khởi tạo nền kinh tế, và
phạm trù giá trị kinh tế – sự biểu hiện của giá trị chung, vào trung tâm của nghiên cứu kinh tế; đã
đề ra ý tưởng tự do kinh tế; nhiều tác phẩm khoa học về các vấn đề giá trị thặng dư, lợi nhuận, thuế,
địa tô được trình bày. Chính từ trường phái này đã sản sinh ra môn khoa học kinh tế.

Những đặc điểm riêng biệt


1. Không công nhận chính sách bảo hộ mậu dịch của nhà nước và chú trọng phân tích các vấn
đề của lĩnh vực sản xuất trong sự tách biệt khỏi lĩnh vực giao thương; đề xuất và áp dụng
các phương pháp nghiên cứu tiến bộ như phương pháp nguyên nhân-hậu quả, suy diễn, quy
nạp, logic trừu tượng. Tuy nhiên, việc đặt ra sự đối nghịch giữa hai lĩnh vực sản xuất và
giao thương đã làm cho các nhà kinh tế học cổ điển đánh giá không đầy đủ những liên quan
mật thiết giữa hai lĩnh vực đó, trong đó có ảnh hưởng của các yếu tố giao thương lên quá
trình sản xuất.

2. Dựa trên phương pháp phân tích nguyên nhân-hậu quả, tính toán các chỉ số kinh tế trung
bình, các nhà “cổ điển” tìm cách làm sáng tỏ cơ cấu hình thành giá trị hàng hóa. Họ cho
rằng giao động của giá cả trên thị trường không liên quan đến “bản chất tự nhiên” của tiền
và số lượng của chúng, mà liên quan đến các chi phí sản xuất, hay nói cách khác, đến số
lượng lao động bỏ ra.

3. Phạm trù giá trị vào thời đó được đánh giá là mấu chốt của phân tích kinh tế, là gốc rễ để
nảy mầm các phạm trù khác. Vấn đề giá trị hàm chứa các câu hỏi như sau: giá trị biểu hiện
giống như một hiện tượng và các dạng thức của nó thế nào? Cơ sở, nguồn gốc hay nguyên
nhân nào của giá trị? Giá trị có đại lượng hay không và cách xác định đại lượng đó như thế
nào? Cái gì có thể dùng để đo giá trị? Giá trị thực hiện chức năng nào trong lý thuyết kinh
tế? Ngoài ra, việc đơn giản hóa phân tích và hệ thống hóa đã làm cho khoa học kinh tế
hướng đến phát minh các quy luật mang tính cơ học, tương tự như trong vật lý học, nghĩa là
không tính đến các yếu tố tâm lý, đạo đức, luật pháp và các yếu tố xã hội khác.

4. Tăng trưởng kinh tế và phồn thịnh xã hội được cho là không phải dựa vào nguyên tắc xuất
siêu, mà là sự năng động và cân bằng trạng thái nền kinh tế quốc gia. Trong vấn đề này các
nhà “cổ điển” không vận dụng các phương pháp phân tích toán học hay mô hình toán học để
có thể chọn ra phương án tối ưu trong số các phương án về tình trạng kinh tế. Trường phái
cổ điển cho rằng cân bằng trong kinh tế là có thể đạt được một cách tự động theo quy luật
thị trường của Jean-Baptiste Say

5. Từ lâu tiền tệ được cho là của con người tạo ra một cách chủ ý. Đến giai đoạn của trường
phái cổ điển tiền tệ được cho là một dạng hàng hóa tách biệt từ trong thế giới hàng hóa, và
chúng không thể bị thay thế bởi những thỏa thuận giữa mọi người. Tuy nhiên, chức năng
của tiền chỉ được đánh giá là phương tiện trao đổi mang tính kỹ thuật.

Các giai đoạn phát triển


Vấn đề xác định giai đoạn phát triển trường phái cổ điển được xem xét từ lâu. Thời điểm mở đầu
của trường phái này được chấp nhận theo quan điểm của K. Marx và dường như không gây tranh
cãi trong giới nghiên cứu lịch sử kinh tế. Tuy nhiên thời điểm kết thúc của nó thì Marx chỉ hạn chế
bằng những tác phẩm của A. Smith và D. Ricardo. Các luận thuyết của các nhà nghiên cứu tiếp
theo không được Marx công nhận là thuộc về trường phái này, và Marx gọi đó là Kinh tế chính trị
tầm thường, mà những người đứng đầu của khuynh hướng này là Th. Malthus và J. B. Say. Quan
điểm trên của Marx không được hưởng ứng bởi các nhà nghiên cứu khác, ví dụ như J. K. Gelbreyt
– giáo sư trường đại học tổng hợp Harvard. Ông cho rằng ý tưởng của Smith và Ricardo vẫn còn
tiếp tục phát triển đến tận giữa thế kỷ 19 với những tác phẩm nổi tiếng của J. S. Mill [1]. Ý kiến này
được các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng kinh tế Ben Celigmen, P. Samuelson và M. Blaug công
nhận. Dựa vào những đặc điểm chung, đúc kết từ các luận thuyết của các nhà nghiên cứu tiêu biểu,
có thể xem cách phân chia giai đoạn phát triển của trường phái này như sau: [2]
• Giai đoạn 1: Từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, bắt đầu bằng những tác phẩm lý luận của U.
Petty – người Anh, và P. Buagilber – người Pháp, với những ý tưởng đối lập chủ nghĩa
trọng thương. Đó là những người đầu tiên tìm cách giải thích nguồn gốc giá trị của hàng hóa
và dịch vụ (bằng cách xác định lượng thời gian lao động và công lao động đã bỏ ra trong
sản xuất). Họ đã khẳng định ý nghĩa tiên quyết của nguyên tắc tự do đối với hoạt động kinh
tế trong chính lĩnh vực sản xuất vật chất.
Tiếp theo đó là sự xuất hiện chủ nghĩa trọng nông – một khuynh hướng thuộc về trường phái cổ
điển mà đứng đầu là Francois Quesnay và Anne-Robert-Jacques Turgot – với những phê phán sâu
sắc và đầy luận chứng đối với chủ nghĩa trọng thương, kéo dài trong 1/3 khoảng giữa thế kỷ 18.
Trong giai đoạn đầu tiên này chưa có nhà kinh tế học đại diện nào có được lý luận đầy đủ về phát
triển hiệu quả sản xuất trong công nghiệp và cả trong nông nghiệp.
• Giai đoạn 2: kéo dài trong 1/3 khoảng cuối thế kỷ 18, là giai đoạn gắn liền với tên tuổi của
nhà kinh tế học vĩ đại Adam Smith với tác phẩm “Sự giàu có của các dân tộc” (1776), đã
đưa Kinh tế chính trị đến mức hoàn chỉnh của một môn khoa học. Những khái niệm “con
người kinh tế” và “bàn tay vô hình” đã thuyết phục được nhiều thế hệ nghiên cứu kinh tế.
Đến tận những năm 30 của thế kỷ 20 nhiều nhà kinh tế học còn tin vào sự đúng đắn của
quan điểm laisez faire – không có can thiệp nhà nước vào tự do cạnh tranh. Những luận
thuyết của A. Smith đã trở thành cơ sở để xuất hiện các lý thuyết hiện đại về hàng hóa, tiền
tệ, tiền công lao động, lợi nhuận, tư bản, lao động sản xuất và các phạm trù khác.
• Giai đoạn 3: trong nửa đầu thế kỷ 19, là giai đoạn chuyển bước từ sản xuất dạng công
xưởng lên dạng nhà máy với việc cơ khí hóa các công đoạn sản xuất, diễn ra đặc biệt ở các
nước phát triển như Anh và Pháp. Tiếp tục tư tưởng của Smith là các nghiên cứu của D.
Ricardo, T. Malthus, N. Cenior, J.B. Say, F. Bastia
• Giai đoạn 4: trong nửa cuối thế kỷ 19 – giai đoạn kết thúc của trường phái cổ điển với
những tác phẩm của J. C. Mill và K. Marx. Tuy trong giai đoạn này bắt đầu hình thành
khuynh hướng tư tưởng mới mà sau này được gọi là trường phái tân cổ điển, nhưng các lý
luận phổ biến của các nhà cổ điển vẫn còn ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi nghiên cứu kinh
tế thời gian này.

Các nguyên lý cơ bản


• Con người chỉ được xem xét trên phương diện kinh tế với một nguyện vọng duy nhất:
hướng đến lợi ích tư hữu để nâng cao vị thế của mình. Đạo đức, văn hóa, truyền thống và
nhiều thứ khác không nằm trong tầm quan sát.
• Mọi chủ thể tham gia vào quá trình kinh tế đều tự do và công bằng trước pháp luật, kể cả
trên phương diện khả năng tiên liệu trước các vấn đề kinh tế.
• Mọi chủ thể kinh tế đều nhận được thông tin đầy đủ về giá cả, mức lợi nhuận, tiền công lao
động, giá thuê đất ở bất kỳ thị trường nào, ngay tại thời điểm hiện tại hay trong tương lai.
• Thị trường đảm bảo ổn định tài nguyên: lao động và vốn có thể lập tức được đáp ứng tại nơi
cần chúng.
• Độ đàn hồi của lượng lao động theo giá tiền lương là không dưới 1, nghĩa là tiền công lao
động tăng kéo theo tăng số lượng lao động; ngược lại, tiền công giảm thì lượng lao động
cũng giảm.
• Mục đích duy nhất của nhà tư bản là tối đa lợi nhuận từ vốn.
• Trên thị trường lao động tồn tại sự mềm dẻo tuyệt đối của tiền công lao động, nghĩa là giá
lao động chỉ được xác định bởi cung và cầu của thị trường lao động.
• Yếu tố quan trọng làm tăng số lượng của cải là tích lũy tư bản.
• Cạnh tranh phải là hoàn hảo, và nền kinh tế phải là hoàn toàn giải phóng khỏi sự can thiệp
nhà nước, ở đó “bàn tay vô hình” sẽ điều phối tài nguyên một cách tối ưu.
Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản
Harry M. Cleaver, Jr.
Dịch Viên: Nhân Thụy
Adam Smith và Sự khai sáng người Scotland
Adam Smith là một trong các nhà trí thức có một nền tảng giáo dục tốt (trong ngành luật) mà có
liên quan đến phong trào ngày nay như một "sự khai sáng người Scotland". Ngoài Adam Smith ra
còn có thể kể đến David Hume. Hai vị này đều là người Scotland vùng Glasgow hoặc vùng
Edinburg và họ đã cùng làm việc và viết những bài chống lại sự kiểm soát ngày càng mở rộng của
nước Anh và những cuộc nổi dậy chống lại nó. Thậm chí trước cuộc cách mạng mà Mỹ chống lại
luật lệ của Anh, vùng cao nguyên Scotland đã có những cuộc nổi dậy liên tục vào thế kỷ 18, tràn
vào những thung lũng nhỏ hẹp, ở các vùng đất thấp Scotland thì dùng gươm giáo chống lại súng
ống của Anh, thậm chí chiếm luôn cả phần đất của Anh. Trong khi đó phản ứng đầu tiên của Anh
chính là dùng quân đội (đã đánh bại quân phiến loạn Jacobite và tàn sát cả những thị tộc mà họ gặp
phải) trong một thời kỳ lâu dài, với sự trợ giúp của giới trí thức "khai sáng người Scotland", họ đã
tiến hành những gì mà ngày nay chúng ta gọi là chống chiến tranh du kích bao quanh, tiêu diệt và
xoá sạch văn hoá những thị tộc ở vùng cao nguyên Scotland - có thể gọi đây là nạn diệt chủng văn
hoá, nó đựơc lập ra để xoá sạch những con người đó và gom những người còn sót lại theo chế độ
chủ nghĩa tư bản Anh. (Lưu ý: tham khảo thêm dòng lịch sử của Scotland và những đường dẫn
khác để biết rõ thêm chi tiết, đặc biệt là phần xoá sổ vùng đất cao nguyên. Xem thêm phim
Bravehearts và Rob Roy để thấy được Hollywood đã dựng lại những con người vùng cao nguyên
đó và cả những tình hình chính trị lúc bấy giờ. Đọc tiểu thuyết Rob Roy của ngài Walter Scott để
biết thêm một số hư cấu về một vị anh hùng có thật của Scotland.)
Smith với Thuyết Trọng Thương
Chúng ta hãy bắt đầu với việc khảo sát lại mối liên hệ giữa Smith và những người theo thuyết trọng
thương trước thời của ông và ông đã cố gắng tìm tòi để có những nghiên cứu sâu xa hơn những tư
tưởng của họ. Đề phục vụ cho mục đích của chúng ta, chưong đầu tiên trong tác phẩm của ông
Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân làm giàu cho quốc gia - gồm bốn tập - có cung cấp một
tóm tắt ngắn gọn về những quan niệm của ông ta - chủ yếu tập trung vào tiền tệ, ông cho rằng tiền
như một hình thức chủ đạo để làm giàu và cũng cần thiết cho "thặng dư" xuất khẩu nhằm mở rộng
mức cung tiền.
Đầu tiên, Smith lập luận rằng trong những thời điểm thuận lợi thậm chí những người theo thuyết
trọng thương cũng biết rằng tài sản thật sự của một quốc gia là "đất đai, nhà cửa, và những loại
hàng hoá có thể tiêu thụ được" của nó hơn là tiền bạc. Thứ hai, ông cho là lợi nhuận đầu tiên thu
được từ mậu dịch chính là mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước, có thể bán đi bất kỳ hàng
hoá sản xuất thừa trong nước và khuyến khích các ngành trong nước phát triển. Ông cũng chỉ trích
đến việc người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã phá huỷ đế chế Mexico và Peru, do đó làm hạn chế
mậu dịch với hai nước này. Ông cũng công kích cả sự độc quyền mậu dịch của những nước đế quốc
ở Châu Âu như cho phép công ty Đông Ấn của Mun giữ thế độc quyền trong khi đó kiềm chế mậu
dịch và tài sản của những nước thuộc địa. Ông đồng tình với chính sách mậu dịch tự do hơn với
những vùng thuộc địa Bắc Mỹ. (Còn đối với người bản xứ của Bắc Mỹ, ông không quan tâm đến
họ vì cho rằng họ "chỉ là những người không văn minh", do đó ông không dùng đến họ trong giao
dich buôn bán hoặc giả không cần kiểm soát đến họ.) Ông cho rằng những bài viết của những
người theo thuyết trọng thương chỉ là những lời ngụy biện cho chính những lợi nhuận mà họ đạt
được.
Smith với Nhu Cầu Áp Đặt Công Việc
Trong khi Smith coi thường những bài viết về mậu dịch chỉ mang tính tư lợi của những người theo
thuyết trọng thương thì chính những quan điểm của ông về nhu cầu áp đặt công việc đối với những
người nhàn rỗi cũng giống như những quan điểm của những người đi trước ông. Trong quyển 2
chương thứ ba của tác phẩm Tài sản quốc gia của ông, ông có đề cập đến những lợi thế to lớn của
lương trả cho công nhân, ông xem đó như là "nguồn vốn", tức là xem nó như những phương tiện
dùng để kích thích con người làm việc, đó cũng có nghĩa là thu nhập, hay gọi là phần xứng đáng
được hưởng của mỗi cá nhân. Những lời ông ta đưa ra phần lớn nhằm mục đích hướng đến cái cách
mà những người có tiền sử dụng đồng tiền của họ vào mục đích tiêu thụ, cũng chính điều này làm
cho con người ta trở nên lười biếng và không muốn làm việc, nhưng thật ra ông cũng rất ghét sự
lười biếng ấy. Ông viết: "Tổ tiên của chúng ta đã quá an nhàn bởi vì họ cho rằng ngành công
nghiệp bấy giờ phát triển như thế đã đủ. Như người ta vẫn thường nói rằng thà chơi hơn là làm việc
mà chẳng được gì cả". Giống như Mun trước đây, ông cũng đưa ra Hà Lan như một ví dụ tham
khảo. "Trong những tỉnh thành chuyên về sản xuất và buôn bán, những người thuộc tầng lớp thấp
phần lớn sống nhờ vào tiền lương, họ là những con người chăm chỉ, khoẻ mạnh, không say xỉn, và
hầu như ở các tỉnh khác của Anh và Hà Lan cũng như thế".
Đối với thái độ chán ghét "thói lười biếng" và khuyến khích "tính chăm chỉ" thì Smith được xem
như một điển hình cho những tác giả viết về kinh tế cùng thời với ông (cũng như đối với cả những
người sau này) -- họ đều đưa ra những lý lẽ biện minh cho những người khác trong việc chuyển hầu
hết nhân loại trở thành "người lao động". Không xét đến những nhà thần học hay sự chống đối nổi
tiếng (như Calvin) và quan tâm đến những tác giả quen thuộc với lịch sử kinh tế, thì thật dễ dàng
nhận thấy sự tiếp nối giữa mối quan tâm của John Locke về vấn đề "thay thế bất kỳ khuynh hướng
lười biếng nào của trẻ em bằng những thói quen làm việc chăm chỉ," và sự chỉ trích của Smith về
"những thói quen lười biếng" của những người công nhân khác nhau. Thật vậy, về mặt ngôn ngữ ta
cũng thấy có nhiều nét tương đồng. Hãy so sánh những nghiên cứu của Locke về những mối nguy
hiểm của "thái độ thờ ơ" của trẻ với những lời phê bình của Smith về "thái độ thờ ơ" của các công
nhân của một nước trong chương mở đầu của quyển Tài sản quốc gia:
"Thói quen thờ ơ và lười nhác vô tình trở thành những tính cách của những người công nhân mà do
tự nhiên hay do người công nhân muốn vậy cũng bắt nguồn từ sự ép buộc họ cứ nửa tiếng lại phải
thay đổi công việc thay đổi công cụ làm việc, và bàn tay họ cứ phải làm cả 20 cách khác nhau một
ngày; điều này làm họ hầu như luôn có thái độ thờ ơ và lười biếng, và không thể chuyên tâm vào
những công việc thậm chí cấp thiết"
Hãy so sánh hai quan điểm về "đạo đức trong công việc" ở trên với hai quan điểm trái ngược khác
về niềm hân hoan của thái độ thờ ơ và lười biếng. Quan điểm đầu là của David Thoreau trong "Bài
Luận Về Những Đặc Tính Tốt Của Việc Bộ Hành", quan điểm thứ hai là của Bertrand Rusell trong
bài luận về Tán Dương Thái Độ Nhàn Hạ
Thoreau: "Trong cuộc đời tôi, tôi mới chỉ biết qua một, hai người hiểu được nghệ thuật bộ hành,
người mà có biệt tài đi thơ thẩn; từ này bắt nguồn từ "những người nhàn rỗi ở độ tuổi trung niên cứ
đi lang đây đó và xin của bố thí. Họ chằng bao giờ đặt bước chân lên vùng đất thánh như họ nói,
thật ra đơn thuần họ là những người nhàn rỗi. Tuy nhiên, một số thì bắt nguồn từ sans terre nghĩa
là vô gia cư, do đo đương nhiên là không có nhà cửa gì cả nhưng đều có mặt khắp mọi nơi. Đây
chính là bí quyết thành công của những người đi lang thang. Suốt ngày anh ta cứ ngồi trong nhà,
nhưng anh ta có thể là một gã lang thang vĩ đại, nhưng người đi thẩn thờ thì chẳng vẫn vơ khác gì
dòng sông đang tìm đường ra biển lớn."
Russell: "Trong một thế giới nơi mà không có ai bị ép buộc làm việc hơn 4 giờ một ngày, thì ai có
những đam mê khoa học riêng thì có thể theo đuổi đam mê ấy của mình, và người hoạ sĩ có thể vẽ
tranh mà không sợ bị chết đói, tuy nhiên tranh của anh ta phải có nét gì đặc sắc. Những nhà văn trẻ
sẽ không bị ràng buộc phải thu hút sự chú ý của mọi người qua những tác phẩm kiếm cơm của họ,
với quan điểm độc lập về kinh tế là cần thiết cho những tác phẩm mang tầm vóc vĩ đại, đối với điều
này, khi thời điểm đó đến, thì họ lại mất đi niềm đam mê và khả năng thực hiện nó. […] Trên hết,
cuộc sống sẽ đầy ấp hạnh phúc và vui thú thay vì những cơn căng thẳng thần kinh, trạng thái mệt
mỏi, và chứng khó tiêu. Công việc phải tạo ra sự say mê chứ không chỉ làm cho con người kiệt sức.
Bởi vì con người bị mệt mỏi trong giờ nghĩ ngơi của họ, nên họ sẽ không đòi hỏi những thú giải trí
thụ động và nhạt nhẽo. Ít nhất có một phần trăm sẽ không chịu dành thời gian của mình vào những
nghề nghiệp của mình nhằm phục vụ cho vấn đề của cộng đồng, và do họ không lệ thuộc vào
những mục đích này nên cái tính độc đáo của họ sẽ không gây trở ngại gì, và họ cũng không cần
phải tuân theo các tiêu chuẩn do những nhà phê bình lớn tuổi định ra. Nhưng điều này không chỉ
đối với các trường hợp có thể được chấp nhận như thế này mà do có lợi thế về sự an nhàn rãnh rỗi.
Đối với những người đàn ông và phụ nữ bình thường, thì họ sẽ càng trở nên cởi mở hơn, ít bị
ngược đãi hơn, và ít có cái nhìn nghi ngờ hơn đối với người khác. Mưu đồ tiến hành chiến tranh
cũng trở nên lụi tàn, một phần vì lý do này, và một phần do nó liên quan đến những công việc đòi
hỏi tính dài lâu và nghiêm khắc cho tất cả mọi người. Về mặt đạo đức, sự đôn hậu là một đức tính
cần thiết nhất, và nó chính là kết quả của sự nhàn hạ và an toàn, chứ không phải của một cuộc sống
đầy ấp cạnh tranh gay gắt. Những phương pháp sản xuất hiện đại đã có thể cho tất cả mọi người sự
nhàn hạ và an toàn; thay vì thế chúng ta lại lựa chọn cách làm việc quá sức vì một mục đích nào đó
và cả sự nghèo đói. Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn cứ giữ thái độ năng động như thời chúng ta chưa
có máy móc, trong trường thế này chúng ta đã quá dại dột nhưng không có bất kỳ lý do nào bắt
chúng ta dại dột mãi như thế."
Quan điểm khác nhau giữa Smith và những người theo thuyết trọng thương chính là ông nhấn
mạnh đến nhân tố sản xuất, xem đây là một địa thế thực tế nhằm thúc đấy người ta làm việc chứ
không do nhân tố mậu dịch mà nhân tố này chỉ được xem là thứ yếu mà thôi. Rõ ràng rất nhiều
người đã bị thúc ép làm việc trên những chuyến tàu ngoại thương - và những người này cũng như
những cuộc đấu tranh của họ (như chiếm tàu, làm cướp biển…) là nguyên nhân chính dẫn đến
những cuộc kháng cự rộng lớn đối với tư sản - nhưng mặt số lượng thì họ đã kiến tạo ra một phần
nhỏ của tầng lớp lao động. Khi xét đến khía cạnh phân chia lao động quốc tế đang phát triển (như là
những người nô lệ tại Mỹ có nhiệm vụ sản xuất ra sợi cotton và sau đó chúng được chuyển sang các
nhà máy tại Anh) thì những người đi biển như vậy (là những người có nhiệm vu khuân vác, vận
chuyển và phân phát mặt hàng sợi đó qua Đại Tây Dương) về mặt nào đó thì được xem là "bản
chất" của "nhân tố toàn cầu" đang nổi bật như một dây chuyền sản xuất mang từng bộ phận đến cho
người công nhân trong cùng một tổ chức, điều này dễ hiểu và kiên định hơn quan điểm mà Smith
muốn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Adam Smith chỉ nổi tiếng nhờ ông đã giải thích rõ hơn những người khác đã từng làm
rằng nguồn gốc mới và quan trọng của số tài sản đang gia tăng kia thực chất là do những công việc
làm mang lại, và phải làm những công việc bị bó buộc trong các nhà máy này của các nhà tư bản
công nghiệp. Đó chính là lý do giải thích nguyên nhân tại sao Smith lại bắt đầu quyển Tài Sản
Quốc Gia của ông với những phân tích về sự phân chia lao động trong nhà máy và những tác động
của nó đến sản xuất và năng xuất lao động. Đây cũng chính là một khía cạnh mang tính bao quát
mà hầu hết các phần đều liên quan đến phân tích những người theo thuyết trọng thương. (Và có một
điểm mà người ta để ý thấy rằng vào thế kỷ 20 nó đã không được những nhà kinh tế học quan tâm
nhưng lại gây được sự chú ý của những nhà kỹ sư công nghiệp, những nhà xã hội học, những nhà
tâm lý học.)
Smith với Trường Phái Trọng Nông
Trước khi chuyển những phân tích của Smith về những vấn đề cơ bản của xã hội hiện đại, đầu tiên
chúng ta hãy chú ý đến những quan niệm của ông về một trường phái tư duy kinh tế khác đối lập
với thuyết trọng thương: trường phái trọng nông. Như chúng ta đã biết, những người theo thuyết
trọng nông đã thay đổi những quan điểm của mình từ mậu dịch sang hiệu suất của đất đai và nông
nghiệp. Trong suốt thời gian sống tại Paris, Smith đã có dịp gặp gỡ thảo luận với Francois Quesnay
và Smith rất ngưỡng mộ con người cũng như những quan điểm của ông ta. Mặc dù ông dành nhiều
thời gian lắm cho việc thảo luận những quan điểm của họ trong quyển Tài sản quốc gia, nhưng nói
nhiều về trường phái trọng thương, cũng bởi tư duy trọng thương có sức ảnh hưởng mạnh hơn của
trọng nông và theo quan điểm của Smith thì quan điểm đó mang nhiều tính chất sai lầm hơn thuyết
trọng nông. Thật vậy, trong chương 9 và chương cuối của quyển Tài Sản Quốc Gia, khi ông kết tội
những người trọng thương, cho rằng những lý lẽ của họ là ngụy biện và chỉ phụ vụ cho chính bản
thân họ mà thôi, trong khi đó ông lại liên tục tỏ lòng trân trọng đối với những lời lẽ văn hoa và
những lời công kích của những người trọng nông.
Về cơ bản thì cả hai sự công kích lẫn nhau giữa hai trường phái này đối với ông đều mang tính
quan trọng cả. Đầu tiên, rõ ràng rằng tác phẩm Tableau Économique của Quesnay cũng như những
nổ lực của nó trong việc cố đạt được tình thế tái sản xuất mở rộng của xã hội đã cuốn hút ông và có
những ảnh hưởng đối với ông. Trong khi Smith phê bình Quesnay và những người theo ông khi họ
nghĩ rằng trong nông nghiệp để đạt được năng suất thì chỉ cần mở rộng nhân tố lao động và cuối
cùng lại tranh cãi đến tính năng suất của lao động trong ngành công nghiệp, thì dường như chính
ông lại kế thừa những quan điểm được thể hiện trong quyển Tableau về sản xuất và tái sản xuất xã
hội của nhân công nói chung và áp dụng chúng vào tác phẩm của ông. Ông ta không áp dụng hết
quyển Tableau cho tác phẩm của mình nhưng nó cung cấp cho ông một điểm khởi đầu để ông có
thể mường tượng ra và phân tích về một xã hội mà tự chính nó tái sản xuất. Tôi thiết nghĩ, đây
chính là lý do giải thích tại sao ông lại viết rằng: "Tuy nhiên, hệ thống này cùng với những gì nó
còn đang dỡ dang có lẽ cũng đã gần đúng nhất với một chân lý mà chưa được biết đến trong vấn đề
kinh tế chính trị […]"
Thứ hai, ngoài việc nhân tố lao động đóng một vai trò cơ bản (hơn là đất đai), Smith còn cho rằng
đối với thuyết trọng nông nó cũng cần thiết cho một nhành "mậu dịch mở và tự do", trong cũng như
ngoài nước, xem nó như một nhân tố quan trọng để mở rộng công nghiệp. Thật ra, mậu dịch tự do
có nghĩa là thị trường tự do và đối với Smith những điều chỉnh tự động của thị trường tự do không
chỉ là phương tiện tái sản xuất của xã hội mà còn tối đa hoá sự thịnh vượng của xã hội. Viễn cảnh
chung về những thị trường tự thân điều hoà cũng giống như sự tổng hợp cả hai quan điểm của
Cantillon và Hume về những động lực tự điều hoà của cơ chế về dòng luân chuyển và trở thành một
thực thể của "bàn tay vô hình" nổi tiếng của Smith.
[Lưu ý: sau Smith còn có một người phát ngôn cho quan điểm về mậu dịch tự do của ông, đó là
Frédéric Bastiat (1801-1850) - là một nhà kinh tế học người Pháp. Mặc dù không phải là một lý
luận vĩ đại nhưng Bastiat mang bản chất thông minh và đã công kích đến những chính sách bảo hộ
mậu dịch thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả Smith. Không còn nghi ngờ gì nửa, tác phẩm của ông ta -
quyển Kiến Nghị (Petition) - là một quyển được nhiều người biết đến nhất về những công kích
mang tính trào phúng của ông đối với vấn đề bảo hộ bởi vì ông đứng về phía ủng hộ cho mậu dịch
tự do.]
Smith với Vấn Đề Giá Trị
Phần đầu đề của quyển đầu tiên trong tác phẩm Tài Sản Quốc Gia bắt đầu với câu: "những động cơ
nâng cao năng lực của nhân tố lao động". Vấn đề đầu tiên nhất của chưong mở đầu là "những động
cơ" (tức là sự phân chia lao động) nhưng hiện tượng về vấn đề nâng cao mà ông ta quan tâm hàng
đầu là "lao động". Nói cách khác, Smith bắt đầu tâp trung vào phân tích công việc làm, việc làm
của con người, những việc làm của con người do những nhà tư bản tạo ra. Những nhà tư bản này
không "sử dụng đồng tiền vào công việc" mà là sử dụng nó để thúc ép người ta làm việc. Quan
điểm chính của ông về "lao động" hay "việc làm dưới chế độ tư bản" là những gì mà cuối cùng
Smith tự phân biệt "trường phái kinh tế học cổ điển" nói chung với quan điểm về vấn đề tiền và
mậu dịch của thuyết trọng thương và vấn đề đất đai của thuyết trọng nông. Smith đặc biết đã tạo ra
"lý thuyết về giá trị lao động" (Labor Theory of Value).
Cũng đã có nhiều "lý thuyết lao động" về mặt giá trị trước và sau Smith, nhưng những lý thuyết
trước thời Smith có những thể hiện mang tính triết lý hơn về vấn đề trọng tâm chính của việc làm
ngày đang gia tăng là do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, ví dụ như những quan điểm của John
Locke về vai trò cơ bản của người lao động trong sự kiến lập "tài sản" , còn những thuyết sau
Smith lại ủng hộ cho tầng lớp lao động hoặc phê phán chủ nghĩa tư bản vì cách mà họ áp đặt công
việc cho người khác đang làm huỷ hoại con người. Mặt khác, quan điểm cuả Smith cũng dựa vào
quan điểm của Locke, tập trung vào mối quan tâm của thế giới về thay đổi cơ bản trong đời sống xã
hội do tầng lớp tư bản đang phát triển tạo ra: con người bây giờ không làm việc để sống, mà là sống
để làm việc.
Trong quyển Tài Sản Quốc Gia, Smith đã mang đến cho độc giả thuyết lao động về mặt giá trị của
ông qua những lý luận về tiền tệ và những thay đổi của giá trị tiền tệ (tiền kim loại truyền thống) và
cả những thay đổi của giá trị hàng hoá được đo bằng tiền. Những thay đổi liên tục này khiến cho
ông phải tìm kiếm một cái gì đó cố định hơn ẩn sau giá trị của đồng tiền. Những gì ông đưa ra như
một điều-bí-mật-không-thể-che-dấu của giá trị đích thực chính là lao động (nhớ rằng ông bị ảnh
hưởng những quan điểm căn bản từ Locke và những người trước thời ông).
Một mặt, Smith đã nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề trọng tâm chính của lao động ngay trong
câu đầu tiên của quyển Tài Sản Quốc Gia: "Lực lượng lao động hàng năm của mỗi quốc gia chính
là quỹ cung cấp cho quốc gia đó những thứ tiện nghi và cần thiết cho cuộc sống mà quốc gia đó
hàng năm cần dùng đến […]." Nhưng ở cuối chương 4 trong tác phẩm "Nguồn Gốc Và Cách Sử
Dụng Tiền Tệ" - quyển 1- ông đi vào thảo luận sâu hơn về "mặt giá trị", ông viết "Giá trị mang hai
ý nghĩa khác nhau, và đôi khi nó thể hiện tính hữu dụng của một vật đặc biệt gì đó, đôi khi nó lại
thể hiện năng lực mua quyền sở hữu một loại hàng hoá nào đó. Nó có thể được gọi là 'giá trị sử
dụng' hay 'giá trị trao đổi'. Dĩ nhiên "giá trị trao đổi" được ưu tiên chú ý nhiều hơn, và ông dành cả
chương kế tiếp (5) để giải thích "tiêu thức đo lường thực sự của giá trị trao đổi"
Ông giải thích "tiêu thức đo lường thực sự của giá trị trao đổi đối với tất cả các loại hàng hoá chính
là lao động"
"Giá trị thực của mọi thứ- mức giá mà con người phải trả để có được những thứ đó - là công sức mà
người lao động đã bỏ ra để tạo ra nó. Giá trị mà một người thật sự phải trả để sở hữu một loại hàng
hoá hoặc tuỳ ý sử dụng hay trao đổi nó lấy một thứ khác, chính là công sức để làm ra thứ hàng hoá
đó mà anh ta tiết kiệm được và người lao động phải gánh lấy trách nhiệm đó. Những gì người lao
động dùng tiền hay hàng hoá mua về mang một giá trị như công sức cần thiết để làm ra chúng. […]
Sức lao động chính là giá trị đầu tiên, là vật dụng mang giá trị gốc, và tiền dùng để chi trả cho mọi
thứ"
Ông ta tiếp tục thảo luận về những vấn đề khó khăn khi đo lường số lượng tương đối sức lao động
đến ước tính "giá trị" đầu tiên là bằng hàng hoá (trao đổi) và sau đó là bằng tiền (một hệ thống trao
đổi được phát triển đầy đủ hơn). Nhưng ông ta nhấn mạnh rằng mức giá tiền chưa phản ánh hết
toàn bộ sức lao động phải bỏ ra để có được loại hàng hoá đó.
Nếu "ở nơi nào cũng chỉ luôn dùng duy nhất sức lao động làm tiêu chí chuẩn thực để đánh giá và so
sánh giá trị của tất cả các loại hàng hoá, thì như thuật ngữ của Smith, nó sẽ tạo ra "mức giá thực" và
tiền chỉ là "giá trị danh nghĩa".
Trong chương tiếp theo (6), Smith đưa ra hai tình huống kề nhau, một tình huống mà trong đó
những người lao động làm việc vì chính bản thân họ, tận hưởng những của cải và thành quả do
mình tạo ra, và một tình huống có sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản mà trong đó những nhà tư bản
chiếm đoạt một phần giá trị được tạo ra bởi những người mà họ bỏ tiền ra thuê, phần giá trị này
được xem như là lợi nhuận. [Lưu ý: việc mô tả một xã hội "nguyên thuỷ" trong đó những cá nhân
làm việc độc lập và cho chính bản thân họ thật ra chỉ là trong tư tưởng mà thôi, chứ trong thực tế,
mọi người đều có một sự nối kết và làm việc cùng nhau.] Smith cũng chỉ ra rằng đối với những
người có ruộng đất mà có thể "hưởng được những gì mà họ không bỏ công sức ra gieo trồng" thì
những gì họ hưởng được do lấy từ thành quả lao động của người khác được xem là tiền tô (rent).
Smith với vấn đề Chủ Nghĩa Tư Bản
Nhưng trong khi Smith không đồng tình với những tay địa chủ và "những đòi hỏi tiền tô bất hợp lý"
của họ, thì ông lại đồng tình với những nhà tư bản, ông cho rằng, họ sẽ không bỏ "vốn" của họ ra
("vốn" được hiểu là số vốn đầu tư cũng như để mua dụng cụ, nguyên liệu hay thuê công nhân) trừ
phi họ kiếm được lợi nhuận từ nó. Xin chú ý rằng: trong khi giữa "mong muốn" và "hành vi" của
những nhà doanh nghiệp và địa chủ có một sự nối kết trùng khớp với nhau, thì trong thực tế chẳng
có một lý thuyết nào có thể giải thích những phần thành quả lao động nào mà họ có thể chiếm đoạt
từ người lao động.
Thật ra Smith xem những tay địa chủ như những người sống bám, và biện minh cho những nhà tư
bản là họ làm vì họ muốn tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên chẳng có cách nào làm cho Smith thay đổi
quan điểm đó về các nhà tư bản. Trong Tài Sản Quốc Gia cũng có một số đoạn Smith viết với
giọng gièm pha những nhà tư bản cũng như sự đối lập thường xuyên giữa lợi ích của họ và lợi ích
xã hội nói chung. Ví dụ như trong phần cuối của quyển 1, ông đưa ra lời cảnh báo nghe như ông
muốn chỉ trích những nhà trọng thương tư lợi cá nhân:
"Việc đề xuất ra bất kỳ luật thương mại mới nào (do tầng lớp tư bản đề xuất) đều phải luôn được
chấp thuận của phần đông, và không được chấp nhận nếu không trãi qua thời gian chờ đợi và kiểm
tra kỹ lưỡng, không những cực kỳ thận trọng mà còn phải có những mối nghi ngờ về nó nữa. Dó
con người đề xuất ra, đó là những người mà quyền lợi của họ chẳng bao giờ tương đồng với quyền
lợi của công chúng, những người mà quyền lợi của họ gây tổn hại và đè nặng lên xã hội, cả những
người mà có được nhiều cơ hội nhờ lừa đảo và chất gánh nặng lên xã hội."
Cũng giống như câu cách ngôn của giới kinh doanh: "Những gì tốt cho các công ty ô tô thì cũng tốt
cho đất nước" (Có lẽ cũng như "những gì tốt cho các công ty dầu hoả thì cũng tốt cho đất nước")
Mặc dù rõ ràng là Smith tin rằng chủ nghĩa tư bản được hình thành từ sự tích luỹ tài sản thông qua
đầu tư và những động lực của thị trường, nhưng ông cũng thấy được cấu trúc giai cấp của xã hội tư
bản và sự đối lập của những giai cấp này.
Trong chương nói về tiền lương lao động, Smith đã nói thẳng ra rằng những nhà tư bản kết hợp lại
tạo thành một giai cấp bóc lột công nhân và họ sử dụng luật pháp nhằm ngăn ngừa những người
công nhân đoàn kết chống lại họ:
Những người có quyền thế, mang tính thiểu số, có thể dễ dàng liên kết lại với nhau; và bên cạnh đó
luật pháp cũng cho họ có được quyền kết hợp đó hay ít nhất cũng không ngăn cản việc làm này của
họ, trong khi đó luật pháp lại ngăn cản sự liên kết của công nhân. Nghị viện của chúng ta cũng
không có hành động nào chống lại việc sự liên kết nhằm hạ thấp mức giá của người lao động,
ngược lại nghị viện lại có nhiều hành động chống lại sự liên kết nhằm làm gia tăng giá trị lao động.
[…] Tuy mối liên kết giữa các nhà tư bản chỉ là mối liên kết ngầm nhưng nó bền vững và đồng
nhất, mối liên kết này nhằm ngăn chặn sự gia tăng mức lương của người lao động vượt quá giá trị
thực mà họ đáng được nhận […] Tuy nhiên những người công nhân lại thường xuyên liên hiệp lại
với nhau để chống lại sự liên kết này của các nhà tư bản cũng như đòi tăng giá trị sức lao động của
họ."
Trong phần 2 chương 1 của quyển 5, Smith đã giải thích rằng cũng chỉ có những nhà tư bản mới có
khả năng kêu gọi quyền lực cảnh sát của chính phủ nhằm bảo vệ tài sản nguồn vốn tư bản của họ và
chống lại những cái nghèo nàn và các hành vi thù địch mà họ gây ra.
"Nhưng chính những lòng ham muốn và tham vọng giàu có, sự căm ghét cái nghèo, và cả sự yêu
thích niềm hân hoan hưởng thụ lại là những động lực thúc đẩy họ chiếm đoạt lấy tài sản, những
động lực làm cho những hành động của họ kiên định hơn và gây mức ảnh hưởng của họ bao quát
đến mọi người. Bất cứ nơi nào càng có nhiều tài sản thì nơi đó càng có nhiều bất công. Một người
cực kỳ giàu có thì có ít nhất 500 người nghèo khó, sự sung túc giàu có của một số ít người lại làm
cho nhiều người trở nên đói nghèo.[…] Chỉ có núp bóng dưới sự che chở của chính quyền địa
phương thì những nhà tư bản - những người đang sở hữu một số lượng tài sản quý giá mà do công
sức nhiều năm trời và có lẽ của nhiều thế hệ liên tiếp tạo ra nó - mới có được một đêm an giấc."
Hơn nữa, Smith cũng biết rõ rằng thái độ bất mãn đối với công việc bị ép buộc làm ở hiện tại của
"những người tầng lớp thấp kém" một phần cũng do những tính cách bảo thủ mà ra. Trong chương
đầu tiên của quyển 5 - phần thảo luận về giáo dục - ông đem so sánh hai trường hợp, trường hợp
đầu là những ảnh hưởng bất lợi của việc chuyên môn hoá liên quan đến sự phân công lao động của
những nhà tư bản, trường hợp thứ hai là những kết quả có lợi ích nhiều hơn trong những xã hội
trước đó, thời kỳ mà những binh lính cũng được xem như công nhân. Dường như "những người
binh lính" mà Smith đề cập đến đều là những người thuộc vùng Highland những người đã đi xâm
chiếm một phần đất vùng Scotland của ông vào thế kỷ 18. Tất nhiên những lối tư duy như thế đã
được thể hiện bởi người bạn thân của Smith - ngài David Hume - sau cuộc nổi loạn của Jacobite
năm 1745 và sự chiếm đóng của Edinburgh:
"Khi con người ngày càng trở nên văn minh hơn và tự cho phép mình say mê những thứ nghệ thuật
và sản xuất, thì lối suy nghĩ của họ sớm muộn cũng khiến họ làm những điều không phù hợp với
mình và làm cho họ có một tham vọng khác thường, điều này do lối suy nghĩ hơn là do bản thân họ
muốn như thế… Nhưng đối với người có tính cách hung tàn thuộc vùng Highland - những người
mà phần lớn đang sống tại Pasturage - lại có thời gian riêng của mình để tự cho phép mình say mê
những lý tưởng quân sự… tất cả những lý tưởng đó cứ ấp ủ trong tâm trí chiến đấu của họ và làm
cho họ từ một đứa bé nằm trong nôi trở thành một chiến binh hoàn hảo mọi mặt nhưng lại không có
tri thức."
Dù sao đi nữa những gì Smith nói về sự chuyên môn hoá và làm việc quá sức khiến cho người công
nhân trở nên tồi tệ thêm cũng đã gây tiếng vang đối với thế hệ của những người-gây-kích-động-
chống-đối-tư-bản , mặc dù họ cũng biết rằng việc chống đối lại những khuynh hướng như thế càng
làm cho người công nhân suy nghĩ và hành động nhiều hơn cả những gì Smith nói.
"Đối với những người mà cả đời họ chỉ làm một số ít việc cho những mục đích có thể nói là giống
nhau hoặc giả là gần như nhau thì họ chẳng thể có được những cơ hội sử dụng đến cái vốn hiểu biết
của họ cũng như không thể tự mình khám phá ra các giải pháp cho những vấn đề nan giải mà chưa
bao giờ xảy ra. Do đó đương nhiên là anh ta thất bại, với thói quen như thế nhìn chung làm cho họ
cũng như con người càng trở nên ngu ngốc và ngờ nghệch. Với một trạng thái tinh thần uể oải thì
không chỉ không thể đối thoại một cách có lý trí, mà còn không thể bộc lộ được những cảm xúc nhẹ
nhàng, lòng bao dung hay cao thượng của mình cũng như không thể có được những cái nhìn đúng
đắn đối với cả các bổn phận thậm chí là bình thường của chính cuộc sống riêng của mình […] Đời
sống cứ tiếp diễn như thế cũng sẽ làm huỷ hoại đi lòng dũng cảm của con người […] Thậm chí nó
làm huỷ hoại cả những hoạt động thân thể của con người, làm cho anh ta không thể sử dụng đến
sức mạnh bản thân hay sự kiên trì của anh ta vào công việc."
Nhận thức được điều đó, Smith kêu gọi chính phủ ít nhất cũng phải nổ lực tránh đi những sự thiếu
hiểu biết như thế bằng cách cung cấp cho thế hệ con cái của những công nhân một nền tảng giáo
dục cơ bản trước khi chúng bước chân vào làm việc. Ông cho rằng một nền giáo dục như thế có thể
làm cho người công nhân có được một "tinh thần hăng hái" hơn và "ít lầm đường lạc lối mà có
những chống đối ương ngạnh và vô ích đối với các biện pháp của chính phủ." [Lưu ý: ông không
cung cấp phương pháp nào làm tổn hại đến tổ chức tư bản mà chỉ đưa ra cách có thể khiến cho
người công nhân chấp nhận nó một cách dễ dàng hơn.]
Nhưng trong khi Smith nhận ra được ích lợi của nền giáo dục mà chính phủ cung cấp trong việc
góp phần ngăn ngừa nổi loạn, thì nhìn chung ông lại nghĩ rằng những cuộc nổi loạn như thế rốt
cuộc gì rồi cũng sẽ bị dập tắt, đặc biệt là những cuộc đấu tranh đòi tăng lương. Không chỉ có những
sự phối hợp của các đạo luật chống lại họ mà cả thị trường lao động cũng thế.
Ông thấy rằng bất cứ có sự gia tăng về đồng lương đều cũng dẫn đến tình hình người công nhân kết
hôn nhiều hơn và chu cấp cho con cái họ nhiều hơn chứ không phải là tình trạng mà nguồn cung lao
động gia tăng và giảm đi mức lương của họ. Trong chương nói về "Tiền lương lao động" ông viết
rằng "mức thưởng hào phóng cho người công nhân […] chính là nguyên nhân làm gia tăng dân số"
và "sự thưởng quá mức" như thế sớm muộn gì cũng làm giảm lại mức lương của họ và dừng lại ở
mức vừa đủ sống. Những quan điểm này được Linh Mục Thomas Malthus tiếp thu và phát triển
thêm trong quyển Luận Về Quy Luật Dân Số (xem phần sau) của ông - tác phẩm này trở thành một
vũ khí hữu dụng của những nhà tư bản nhằm chống lại những cuộc đấu tranh đòi cải thiện điều kiện
việc làm cho người nghèo - tăng lương và trợ cấp xã hội.
Do vậy, quan điểm của Adam Smith đã dẫn dắt chúng ta đi từ quan điểm trọng thương về tiền và
mậu dịch đến nhận thức của phái trọng nông về những mối quan hệ thực tiễn giữa những loại tiền
nào được thể hiện, rồi đến cuộc đấu tranh giai cấp một cách gay gắt và hỗn loạn.
Smith với Vấn Đề Tiền Tệ
Như chúng ta thấy song song đó, Smith chẳng bao giờ mất đi quan điểm của mình về vấn đề tiền
hay mậu dịch và những vai trò quan trọng của chúng nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động của tư
bản được diễn ra suôn sẽ. Thật vậy, khi trong chương 2 tập 2 của quyển Tài Sản Quốc Gia, ông đã
có bài phân tích về vấn đề tiền tệ và trực tiếp nêu ra vai trò của chúng. Trong đó, ông có lặp lại
những quan điểm mà John Law nhấn mạnh, đầu tiên là phương cách mà tiền giấy và tín dụng đang
dần thay thế sự lưu thông bằng tiền vàng và bạc (và làm giảm chi phí của vòng quay lưu thông đó)
và thứ hai là dù rằng sự thay thế đó vẫn phải do những yếu tố nội tại của mậu dịch quyết định.
Ở đây Smith cũng đưa "học thuyết về tiền thật" (Real Bills Doctrine) lập luận rằng bất kỳ một
lượng tiền thừa nào trong vòng luân chuyển cũng sẽ được rút ra. Nếu số lượng thừa là vàng hay bạc
thì chúng sẽ được rút ra và chuyển ra nước ngoài nhằm tránh để sinh lợi. Nếu số dư là tiền giấy thì
chúng cũng được rút ra nhưng do đây là tiền trong nước không được sử dụng ở nước khác nên
chúng sẽ được chuyển thành vàng và bạc trước khi được chuyển ra nước ngoài. Đối với điều này,
Smith cho rằng "tất cả các loại tiền có thể dễ dàng lưu thông tại bất kỳ quốc gia nào nhưng vẫn
không thể vượt qua giá trị của vàng bạc, của những gì mà chúng cung cấp cho nơi đó[…]" cũng
như giá trị của đồng tiền trong vòng luân chuyển không thể vượt qua giá trị mà vòng luân chuyển
của cơ chế mậu dịch đang hiện hữu cần đến.
Malthus với vấn đề "tình trạng thừa thải quá mức" hay "cơn khủng hoảng"
Tuy những lý lẽ của Malthus phần lớn có biện hộ cho chế độ tư bản trong xã hội, nhưng ông vẫn
không mù quáng đến nỗi không thấy được mô hình này đang phát triển không đều và ông chính là
người đầu tiên nhận thấy được nó đang đối mặt với một vấn đề tái diễn là thị trường đã quá tải và
vấn đề những cơn khủng hoảng thừa, tức là xãy ra tình trạng thất nghiệp, sự suy sụp về tài chính,
v.v.… Đối với những nhà kinh tế cổ điển cùng thời thì quan điểm này của ông bị xem như một
quan điểm lập dị.
Như chúng ta đã biết qua với Adam Smith, tầm nhìn của các nhà kinh tế cổ điển chỉ trong phạm vi
là thị trường và cơ cấu định giá của nó hoạt động nhằm mang đến sự phân bổ những nguồn tài
nguyên và hàng hoá cho xã hội một cách trơn tru dễ dàng. Có thể đây là tình trạng sụp đổ tạm thời
hoặc giả chỉ đối với ngành mậu dịch, ví dụ như các nhà sản xuất các sản phẩm may mặc có thể ước
lượng nhu cầu về mặt hàng của họ quá mức và do đó tạm thời "cung cấp quá mức" cho thị trường,
nhưng trong trường hợp như vậy người ta sẽ tin rằng mức cung gia tăng liên quan đến mức cầu sẽ
làm mức giá giảm xuống và cũng sớm làm cho cung liên kết trở lại với cầu. Hoặc giả, giai đoạn
tích luỹ quá nhanh có thể gia tăng mức lương trên mức bình thường, nhưng theo như Smith và
Malthus, mức lương gia tăng như thế sớm muộn cũng dẫn đến tình trạng gia tăng nguồn cung lao
động, và từ đó lại đẩy mức lương giảm lại.
Jean-Baptiste Say (1767-1832) là người thể hiện rõ tầm nhìn cổ điển này, ông cho rằng thị trường
có thể loại bỏ tình trạng khủng hoảng, ông là một nhà kinh tế học người Pháp và rất ngưỡng mộ
Adam Smith. Say đưa ra nhiều lập luận về vấn đề này trong chương XV, quyển I của tác phẩm
Trait d'economie politique của ông:
"Chú ý rằng một sản phẩm sau khi làm ra sớm muộn cũng được tung ra thị trường mà trong đó đã
đầy các sản phẩm khác. Khi nhà sản xuất đó hoàn tất sản phẩm của mình, ông ta chỉ quan tâm đến
việc làm sao để bán sản phẩm ra ngoài ngay lập tức để cho nó không bị mất giá nếu bị tồn kho. Ông
ta cũng không ít quan tâm đến việc dùng số tiền mà ông ta có để sản xuất ra nó; bởi vì giá trị của
đồng tiền cũng sẽ bị giảm. Nhưng cách duy nhất để tiêu thụ số tiền đó là mua món hàng khác. Do
vậy chỉ trong trường hợp tạo ra một sản phẩm sẽ lập tức mở ra một lối thoát cho những sản phẩm
khác."
Những phát biểu như thế đã phổ biến đến tầm nhìn của thị trường và dẫn đến mọi người thườg
xuyên tham khảo cái gọi là "Quy luật Say", nghĩa là "mức cung sẽ tự tạo ra mức cầu cho riêng nó"
(supply creates its own demand) điều này như một chân lý hiển nhiên về hành vi của nền kinh tế thị
trường nói chung -- nếu không phải nằm trong trường đặt biệt. Mặt khác, Malthus xem xét đến thực
tiễn vấn đề tư bản chủ nghĩa trong thời của ông ta và thấy được những vấn đề đang nổi cộm lên mà
sau này những nhà kinh tế gọi là "chu kỳ kinh doanh" hay bằng một cái tên ít lạc quan hơn "những
cơn khủng hoảng". Ông thấy rằng những chu kỳ hay cơn khủng hoảng như thế không có giới hạn
trong một thị trường đặc biệt nào cả, cũng như Smith, ông tin rằng nếu chúng xãy ra thường xuyên
thì chính những người như công nhân, thương buôn, ngân hàng, v.v.... sẽ phải gánh hậu quả. Ông
lập luận rằng dù có phải như vậy hay không thì con người phải nhận thức được sự tồn tại về những
gì đang tái diễn trở lại, những gì mà ông gọi là "khủng hoảng thừa phổ biến" và định nghĩa của nó
như sau:
"Khủng hoảng thừa được xem là phổ biến bắt nguồn từ nguồn cung thừa thải quá mức hay do mức
cầu giảm đi, một lượng hàng hoá đáng kể bị giảm giá trị xuống thấp hơn cả chi phí cơ bản được bỏ
ra để sản xuất ra nó"
Quan điểm của Malthus về "khủng hoảng thừa" gây nên một cuộc tranh luận giữa ông và những
người bạn của ông cũng như với nhà kinh tế David Ricardo - đồng nghiệp của ông. Như chúng ta
thấy rằng đây không chỉ là vấn đề duy nhất mà ông và Ricardo không có cùng một quan điểm.
David Ricardo
Trong khi Thomas Malthus giảng dạy tại tại một ngôi trường do một công ty lớn nhất thời đó lập
ra, thì David Ricardo (1772-1823) là con của một doanh nhân và chính ông cũng là một doanh nhân
giàu có và chơi cổ phiếu. Trong số những nhà kinh tế ít quan tâm đến lịch sử tư duy kinh tế,
Ricardo được xem như một nhà kinh tế "cổ điển" quan trọng xếp thứ hai sau Adam Smith. Sở dĩ
ông có danh tiếng như thế một phần bắt nguồn từ những quan điểm có giá trị của ông về những vấn
đề quan trọng, nhưng nguyên nhân chính là bắt nguồn từ cách mà ông đưa ra những lý lẽ của mình
dưới hình thức những mô hình kinh tế về mặt lý thuyết. Không giống như những bài viết của Smith
hay thậnm chí của Malthus, những bài viết của Ricardo được thể hiện tương đối xúc tích ngắn gọn
mà không có nhiều minh hoạ bằng những chi tiết lịch sử hay nói lạc hướng sang những vấn đề thứ
yếu khác. Trong cuốn Tài sản quốc gia của mình, Smith có nói lướt qua khía cạnh lịch sử con
người, thì trong cuốn Những Quy Luật Về Kinh Tế Chính Trị Và Hệ Thống Thuế, Ricardo chỉ tập
trung vào vấn đề của mình. Căn cứ vào sự yêu chuộng các mô hình mang tính chính xác của các
nhà kinh tế cùng thời, ta dễ dàng thấy được nguồn gốc những gì mà ông ta thường bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên ngoài những vấn đề về phương pháp luận, thì những điểm nổi bật các tác phẩm của
Ricardo chính là nó đã chuyển từ quan điểm của Smith tập trung vào việc làm ra tài sản bằng
phương pháp đầu tư và tích luỹ nay chuyển sang một hướng khác là tập trung vào việc phân phối
những gì được sản xuất ra. Ricardo đã nêu rõ điều này ngay trong phần mở đầu của quyển Những
Quy Luật:
Để xác định những quy tắc nào sẽ chi phối đến việc phân phối này phải dựa vào vấn đề chính trong
kinh tế chính trị: khi khoa học ngày càng phát triển cùng với những bài viết của Turgot, Stuart,
Smith, Say, Sismondi, và những người khác, thì họ chỉ cung cấp được một lượng thông tin ít ỏi liên
quan đến những vấn đề tự nhiên thường ngày như tô thuế, lợi nhuận, và tiền lương."
Nói cách khác, vấn đề mà Ricardo quan tâm đến là làm sao xác định được sự tiến triển tương đối
của tô thuế, lợi nhuận, và tiền lương qua nhiều năm. Như chúng ta thấy, Smith đã nói rằng tiền
lương có khuynh hướng thay đổi bất thường theo mức sống và lợi nhuận có khuynh hướng giảm và
tăng chậm vì nền kinh tế đã phát triển hoàn chỉnh, nhưng ông đã không đưa ra một lý thuyết hợp lý
nào về những khuynh hướng như thế. Mặc khác, đối với vấn đề những giới hạn khả năng sản xuất
nông nghiệp theo sự phát triển của dân số mà ông đang quan tâm, Malthus đã đưa ra một lý thuyết
về khuynh hướng chuyển biến của tô thuế - Ricardo cũng chấp nhận thuyết này, ông cho rằng do
ngành trồng trọt chuyển từ những mảnh đất màu mở sang những mảnh đất ít màu mở hơn cho nên
tỉ số sinh lời giữa chúng sẽ trở nên chênh lệch nhau và do đó tô thuế giữa chúng cũng sẽ khác nhau.
Trong chương 2 quyển Những Quy Luật, Ricardo có nói:
"Sở dĩ như vậy là do số lượng đất đai bị hạn chế, độ màu mở thì không đồng đều và cũng do trong
quá trình phát triển của dân số, những loại đất xấu hay nằm ở những vị trí bất lợi đều được sử dụng
cho mục đích trồng trọt, mà khi sử dụng những loại đất như thế thì bao giờ cũng phải trả thuế cả.
Trong quá trình phát triển của xã hội, khi loại đất thứ cấp được đưa vào sử dụng cho mục đích
trồng trọt, thì tô thuế lập tức bắt đầu tính với loại đất có độ phì nhiêu nhất, và số lượng tô thuế bao
nhiêu sẽ tuỳ thuộc vào sự khác biệt ở độ màu mở giữa hai loại đất này."
Cũng tương tự vậy, Ricardo cho rằng nếu vẫn đầu tư thêm vốn và nhân công cho những mảnh đất
đang sử dụng, dù cho lợi nhuận có giảm thì tô thuế vẫn phát sinh nhiều:
"Trước khi đất loại 2, 3, 4, hay 5 hay đất xấu bạc màu được sử dụng trong nông nghiệp thì vốn có
thể đầu tư một cách hữu hiệu vào những loại đất như thế những loại đất đã được sử dụng vào mục
đích trồng trọt, điều này vẫn thường xãy ra và thực chất nó rất phổ biến. Có lẽ người ta sẽ nhận thấy
rằng bằng cách tăng gấp đôi số vốn vào đất loại 1, mặc dù sản lượng không tăng gấp đôi, thì nó
cũng không tăng đến 100 góc tạ (ở Anh; bằng 12,70 kg), nhưng cũng tăng khoảng 85 góc tạ, và sản
lượng này vượt xa sản lượng mà đất loại 3 mang lại khi được đầu tư cùng một số vốn như vậy.
Trong trường hợp như thế, số vốn tốt hơn nên đầu tư vào những loại đất mà mình đã sử dụng và số
tô thuế phát sinh sẽ bằng nhau; bởi vì số tô thuế chính là hiệu số giữa sản lượng đạt được với số
lượng tương ứng về vốn và nguồn lao động."
Do sự tích luỹ tư bản cùng với sự phát triển ồ ạt của dân số đã khiến cho ngành trồng trọt liên tục
chuyển từ những mảnh đất tốt hơn sang những mảnh đất nghèo nàn hơn, hay do chi phí đầu tư vào
số lượng đất giới hạn ngày càng tăng, thì hậu quả tất yếu là làm giảm lợi nhuận và làm tô thuế liên
tục gia tăng, và do đo một phần sản lượng của quốc gia sẽ vào tay của tầng lớp địa chủ.
Nhưng Ricardo đồng tình với quan điểm của Malthus là tiền lương ở mức vừa đủ sống cố định hay
không (hoặc giả tăng chậm do yêu cầu tái sản xuất của tầng lớp lao động gia tăng) là do sự phát
triển của dân số. Nói cách khác, nếu tiền lương tăng so với "mức giá tự nhiên" của sức lao động
(tức là so với mức vừa đủ sống) thì cuộc sống người công nhân sẽ khá hơn, số lượng công nhân sẽ
tăng và tiền lượng lại sẽ giảm. Tương tự thế, nếu lương giảm dưới mức bình thường, thì số lượng
công nhân sẽ giảm và lương lại sẽ tăng. Đây cũng là vấn đề mà Ricardo quan tâm (trong chương 2
quyển Những Quy Luật của ông):
Đó là khi giá lao động thị trường vượt qua mức giá bình thường của nó, điều kiện làm việc tốt và
vui vẻ, người lao động có quyền đòi hỏi nhiều hơn về những nhu cầu thiết yếu cho họ và tận hưởng
cuộc sống, và do đó họ có thể nuôi cả một gia đình đông đúc khoẻ mạnh. Tuy nhiên với những điều
kiện động viên như thế - lương tăng cao cho số người tăng lên - thì số lượng công nhân tăng lên,
lương lại giảm xuống mức cơ bản, và thật vậy từ sự phản tác dụng đôi khi làm nó giảm đi.
Khi giá lao động thị trường giảm xuống so với mức cơ bản, điều kiện làm việc thì kém: do đó cái
nghèo đã tước đi những thứ tiện nghi thiết yếu đã trở thành quá quen của họ. Và nảy sinh ra tình
trạng sau đó, sự thiếu thốn của họ làm giảm đi số nhân công, hay nói cách khác nhu cầu về lao
động tăng lên, giá lao động thị trường lại tăng so với mức giá cơ bản, và người lao động sẽ có được
những tiện nghi vừa phải mà mức lương cơ bản mang đến."
Lưu ý: do đó Ricardo đồng tình quan điểm với Malthus khi công kích Luật Tế Bần của Anh và kêu
gọi huỷ bỏ nó hoàn toàn và tạo một thị trường lao động tự do.
Do đó nếu tô thuế tăng và lương giữ nguyên không đổi, thì lợi nhuận sẽ bị mức tô thuế tăng và mức
lương giữ nguyên đó (hoặc tăng) chèn ép và sẽ giảm đi. Bởi vì lợi nhuận là phương tiện dùng cho
đầu tư nên với khuynh hướng giảm lợi nhuận như thế sẽ thật sự làm cho tình trạng sản xuất càng
trở nên trì trệ.
Như Ricardo kết luận trong chương 6 về vấn đề lợi nhuận:
"Khuynh hướng tự nhiên của lợi nhuận là giảm xuống do quá trình phát triển của dân số và tài sản,
phần lượng thực phẩm tăng thêm chỉ có thể đạt được do sự hy sinh ngày càng nhiều của tầng lớp
lao động. […] tỉ lệ lợi nhuận thấp như thế sẽ kìm hãm sự tích luỹ và hầu như là kìm hãm sản lượng
chung của cả nước, sau khi trả lương, thì sẽ là tài sản của chủ đất và của những người thu thuế thập
phân và những loại thuế khác."
Do vậy, những lý thuyết về lương, lợi nhuận, và tô thuế của Ricardo làm cho viễn cảnh tương lai
của tư bản chủ nghĩa thậm chí còn ảm đạm hơn những gì mà Malthus nói. Không chỉ người nghèo
không thể giàu có mà cả những nhà tư bản cũng thế. Chỉ có địa chủ là hưởng lợi và với sự phát
triển của lợi nhuận như vậy thì chỉ làm cho họ trắng tay do lợi nhuận giảm cũng làm cho đầu tư
giảm theo và sản xuất đình trệ.
Vấn đề "khủng hoảng thừa" Ricardo đã đồng tình với Quy Luật Say, và dùng nó như một lập
luận chống lại ý kiến cho rằng khủng hoảng được tạo ra trong quá trình tích luỹ thông, mà Keynes
gọi là "tổng mức cầu không thoả", tức là tổng mức cầu cho các loại hàng hoá không được thoả mãn
đầy đủ dẫn đến sự cung ứng những loại hàng này cho thị trường. Ông ta cũng không sai khi nhận ra
một vài thị trường có thể bị khủng hoảng thừa -trong thời của ông ta nó là vấn đề thường bị tái diễn
- nhưng khủng hoảng đó không trở thành cuộc khủng hoảng phổ biến rộng khắp.
Trong quyển Những Quy Luật, chương 21 về "Những Hậu Quả Của Tích Luỹ Lợi Nhuận Và Lợi
Tức", ông có đề cập đến vấn đề này:
Chúng ta dùng chính sản xuất hay dịch vụ để mua sản xuất; tiền chỉ là một phương tiện trao đổi
trung gian hữu hiệu mà thôi. Khi một sản phẩm nào đó được làm ra quá nhiều thì thị trường của sản
phẩm đó sẽ bị khủng hoảng thừa, để không phải hoàn lại số vốn đã bỏ ra cho sản phẩm đó; nhưng
đây không phải là trường hợp chung cho tất cả các loại hàng hoá; mức cầu của bắp ngô giới hạn với
số người ăn, mức cầu của giày dép và áo khoát giới hạn với số người mặc; thế nhưng cả
cộng đồng hoặc một phần có thể muốn tiêu thụ ngô cũng như nón và giày dép nhiều hơn. Một số
người có thể tiêu thụ nhiều rượu hơn nếu họ có khả năng mua nó. Còn những người đã tiêu thụ đủ
rượu rồi thì lại muốn mua hoặc nâng cấp chất lượng đồ đạc trong nhà. Những người khác thì muốn
trang trí lại khu vườn hay xây nhà của họ to thêm. Ước muốn làm được những điều như thế đã khắc
sâu vào mỗi con người chúng ta; để thực hiện chẳng cần gì ngoài phương tiện, để có được phương
tiện chẳng cần gì ngoài gia tăng sản xuất. Nếu tôi có thức ăn và những thứ cần thiết tuỳ nghi sử
dụng, thì tôi không phải chờ đợi để có được chúng như những người công nhân - những người mà
đã đem đến cho tôi quyền được sở hữu những gì hữu dụng đối với tôi và những gì tôi muốn" (đây
là vấn đề tôi quan tâm)
Việc bác bỏ khả năng khủng hoảng thừa là phổ biến lại bị Malthus bác bỏ bằng những lập luận
riêng của mình, khi nhìn lại, đã biến ông trở thành những người khởi đầu cho dòng lập luận thiên
về lý thuyết, những lập luận liên quan đến tầm quan trọng của vấn đề tích luỹ tổng mức cầu thoả
đáng, những lập luận này hoạt động xuyên suốt từ thời của ông với những bài phê bình chủ nghĩa
tư bản của Marx và John Hobson cho đến thời đại với những bài viết của những vị cứu tinh như
John Maynard Keynes.
Trong phần III chuơng I tập I quyển Những Quy Luật Kinh Tế Chính Trị, ông nói lên sự phản bác
của mình như sau:
"Một số tác giả tài năng nghĩ rằng mặc dù một loại hàng hoá nào đó dễ dàng bị khủng hoảng thừa,
nhưng không phải tất cả các mặt hàng đều như vậy; bởi vì theo như quan điểm của họ về vấn đề
này thì hàng hoá luôn được trao đổi bằng hàng hoá, một nửa này sẽ cung cấp cho thị trường dành
cho nửa còn lại, và do đó sản xuất chỉ thoả mản cho một nguồn nhu cầu duy nhất, một sản phẩm có
mức cung quá thừa chứng tỏ rằng mức cung cho một số sản phẩm khác lai thiếu hụt, và đối với
trường hợp mức cung chung thì không xãy ra như vậy.[…] Tuy nhiên, học thuyết này trong khi nó
được áp dụng nhiều nhưng đối với tôi nó hoàn toàn vô căn cứ, và hoàn toàn trái với những nguyên
tắc về luật cung và cầu."
Trong phần đó ông đặt ra một vấn đề liệu có khả năng gia tăng nguồn tiền tiết kiệm và đầu tư (tích
luỹ) đối với sự phát triển có bị giới hạn gì hay không. Và câu trả lời của ông là vẫn có một số giới
hạn nào đó, những giới hạn này có là do khi nguồn tiền tiết kiệm gia tăng cùng với chi phí giảm vì
nhu cầu giảm.
Ông chỉ ra rằng trong quyển Những Quy Luật của mình Ricardo đã thừa nhận nếu lương tăng ,số
lợi nhuận giảm dần, và những nhà tư bản thì tìm kiếm cho mình những khoản khác bù vào đó về cơ
bản là giảm bớt chi tiêu nhằm có được thặng dư để đầu tư, thì việc giảm nhu cầu tiêu thụ của họ
gắn liền với sự tích luỹ và gia tăng mức cung , cả ba vấn đề này có thể là nguyên nhân dẫn đến
"những cơn tổng khủng hoảng thừa". Tuy nhiên, Ricardo lại xác nhận rằng "những gì được nói trên
không phải là một nguyên tắc chung", tức là cơn khủng hoảng chung là không thể xãy ra. Ngược lại
Malthus nói là do "một nước có thể gia tăng lượng tiền nhằm duy trì nguồn lao động nhanh hơn là
gia tăng dân số" cho nên trường hợp đặc biệt của Ricardo chẳng phải là đặc biệt gì và có thể tái
diễn đều đặn.
Đối với vấn đề này, Malthus cũng đưa thêm vào một số lập luận khác: giả sử năng xuất tăng và
hàng hoá giảm giá chẳng phải làm cho nhu cầu hàng hoá tăng lên mà là tăng nhu cầu để có thời
gian rảnh rổi ("sự biếng nhác"). Ông nói khuynh hướng thích có thời gian nhàn rổi như thế (và
chúng ta biết rằng ông nghĩ là người công nhân ghét phải làm việc) nghĩa là cung sẽ vượt cầu và
"một cơn khủng hoảng chung" sẽ xãy ra.
Sau cùng Malthus lập luận: thật sai lầm khi cho rằng -như Ricardo cho là như thế -- việc chi tiêu số
tiền tiết kiệm dành cho tích luỹ sẽ tạo ra nhu cầu gia tăng sản luợng khi được đầu tư. Lấy nông dân
và nhà sản xuất làm ví dụ, ông nói là số tiền tiết kiệm của họ gia tăng thì nhu cầu của mỗi người về
hàng hoá của người còn lại sẽ giảm và sẽ tạo nên cơn khủng hoảng chung. Dĩ nhiên trong lập luận
này Malthus lại không phân biệt được "mặt hàng sản xuất" và "mặt hàng tiêu dùng" và do đó không
thể đánh giá đúng mức cầu cho "mặt hàng sản xuất" -- một sai lầm thông thường trong lịch sử
những thuyết "tiêu thụ dưới mức" của trong cơn khủng hoảng.
Bàn về vấn đề Luật Hạn Chế Nhập Khẩu Ngô vào Anh Quốc
Một luận điểm không thống nhất giữa Malthus và Ricardo về một vấn đề khác - một vấn đề gây
nhiều tranh cải trong xã hội - chính là Luật hạn chế nhập khẩu ngô - mà theo luật này cũng hạn chế
nhập khẩu cả lúa mì - có nên bị giảm bớt hay loại bỏ hay không. Hiện tại, những việc có liên quan
đến tranh cải này nên được làm sáng tỏ dựa vào những vấn đề xung đột trong Tổ Chức Thuơng Mại
Thế Giới (WTO) cũng như những nổ lực của tổ chức này nhằm tiến đến giảm bớt hàng rào mậu
dịch.
Ngay sau những cuộc chiến tranh của Napoleon, những người bạn thuộc nghị viện của tầng lớp địa
chủ đã giới thiệu luật này vào năm 1815 nhằm giử cho mức giá ngũ cốc ở mức cao, những loại ngũ
cốc này chiếm nhiều ưu thế trong thời gian xãy ra chiến tranh do mậu dịch bị chiến tranh làm cho
đình trệ. Giá ngũ cốc duy trì ở mức cao liên tục như thế gây hại cho cả người công nhân - những
người phải trả tiền mua bánh mì, và cả nhà sản xuất - những người phải trả đủ lương cho công nhân
mua bánh mì, và gây tôn hại đến những ai có khả năng xuất khẩu nhưng lại bị giới hạn bởi những
nước không thể bán lúa mì sang nước Anh.
Sau khi thông qua sửa đổi năm 1832 với sự tán đồng của tầng lớp tiểu tư sản và thương buôn và
buộc nghị viên phải quan tâm chú ý đến họ, họ bắt đầu lập ra tổ chức nhằm kêu gọi bãi bỏ đạo luật
đó. Một tổ chức chống đạo luật đó được thành lập vào năm 1836 và vào năm 1839 trở thành Hội
Liên Hiệp Chống Luật Hạn Chế Nhập Ngô. Chiến dịch này hoạt động cho đến năm 1846 vì khi đó
xãy ra nạn đói lớn ở Ái Nhĩ Lan, và chính phủ đã huỷ bỏ đạo luật này. Nạn đói này xãy ra thường
không phải do thiếu lương thực mà do người công nhân không có đủ tiền để mua. Không đủ tiền
mua lương thực do hai nguyên nhân: đầu tiên nguyên nhân trực tiếp của cái nghèo là mùa màng thu
lợi chính của Ái Nhĩ Lan thất bát do sâu bệnh, thứ hai - mang tính lịch sử, là do đế quốc Anh xâm
chiếm Ái Nhĩ Lan, chiếm hết đất của họ chỉ chừa lại một phần đất nhỏ để họ trồng trọt mà thôi. Xin
lưu ý rằng, trang "Web Victoria" không nói sâu về nạn đói mà chỉ tập trung vào Anh, đầu tiên họ
phớt lờ đến nạn đói này, sau đó lại cung cấp một phần cứu trợ ít ỏi và sau đó gửi quân sang kiểm
soát vùng thuộc địa này. Kết quả từ những chính sách của đế quốc Anh là cái chết hàng loạt của
những người dân thuộc địa: dân số Ái Nhĩ Lan từ 8,2 triệu người giảm xuống còn 6,5 triệu trong
vòng mười năm. Dù sao đi nửa, như trang web này có nói đến, việc huỷ bỏ bộ luật này cũng chẳng
giúp gì cho người Ái Nhĩ Lan trong cơn khủng khiếp này bởi vì thậm chí khi giá thực phẩm hạ
xuống thấp nhưng họ cũng vẫn không đủ tiền mua.
Chính những sự kích động chống đối lại bộ luật gây nên cuộc tranh cãi giữa Malthus và Ricardo.
Cả hai người họ sớm đi vào cuộc tranh luận, đầu tiên là Malthus với bài luận Luật Hạn Chế Nhập
Ngô năm 1814 và một bài khác Một Số Lý Do Cho Quan Điểm Về Chính Sách Hạn Chế Nhập
Khẩu Ngô Từ Nước Ngoài năm 1815 và cùng năm đó Ricardo đưa ra bài phản luận: Luận Về
Những ảnh Hưởng Mức Giá Thấp Của Ngô Đến Lợi Nhuận Vốn.
Trong khi bài luận đầu vào 1814 của Malthus cố gắng thể hiện và đánh giá cả những lý lẽ trái
ngược nhau, thì bài thứ hai rõ ràng nghiêng về ủng hộ cho bộ luật này. Mặc dù ông nhận ra những
ưu thế thông thường mà mậu dịch tự do mang đến bao gồm cả cách mà khi nhập khẩu lúa mì tăng
thì làm cho giá ngũ cốc cũng như bánh mì giảm, nhưng Malthus cũng cho rằng những trường hợp
đặc biệt như vậy đã làm cho thuế xuất nhập khẩu tăng cao. Những trường hợp đặc biệt mà ông đưa
ra đều là những rủi ro đối với những quốc gia khác đặc biệt là Pháp với sản lượng ngũ cốc khổng
lồ, những quốc gia này cố gắng xuất khẩu ngũ cốc ra nước ngoài nhưng xuất khẩu sang Anh thì có
thể bị cắt giảm. Hay nói cách khác, ông cho rằng, người Anh phải lãnh chịu hậu quả khi theo đường
lối tự do mậu dịch trong khi những nước khác thì không. Khi đưa ra trường hợp thế này, ông cũng
nêu trường hợp cắt giảm nhập khẩu ngũ cốc vào Anh trước đó, tức là trong suốt thời gian nổ ra
chiến tranh thời Napoleon, và cho thấy những hậu quả từ việc tăng giảm giá cũng như trữ lượng
ngũ cốc một cách đột ngột và mạnh mẽ.
Để phản luận lại Malthus, Ricardo bàn về vấn đề tô thuế -- nhưng nhìn chung cũng đồng ý với
Malthus về vấn đề này - và tiếp tục tranh luận rằng mức giá thực phẩm và tô thuế phải nộp cho địa
chủ quá cao khi đó chỉ làm lợi cho họ và gây tổn hại cho những người khác: "lợi ích của tầng lớp
địa chủ luôn đối lập với lợi ích của những tầng lớp khác trong xã hội. Ông ta chẳng bao giờ có
được một cái nhìn bao quát, bởi vì khi đó thực phẩm khan hiếm và đắt đỏ trong khi mọi người khác
lại có thể mua được thực phẩm với giá rẻ."
Những gì Ricardo lưu tâm trong vấn đề mức giá cao của thực phẩm là chính nó ban đầu được hỗ trợ
bởi sự thiếu vắng số ngũ cốc nhập khẩu suốt những năm chiến tranh, và sau đó lại được Luật Hạn
Chế Nhập Khẩu Ngô hậu thuẫn và gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận vốn: "chúng ta có thể dễ
dành chứng minh được rằng trong mỗi xã hội mà khi tài sản cũng như dân số của nó tăng trưởng
độc lập với những tác động do mức lương nhiều hay ít gây ra, thì lợi nhuận chung phải giảm trừ khi
nông nghiệp được cải tiến, và có thể nhập khẩu ngô với giá rẻ hơn." Do vậy, tốt hơn hết là giữ
nguyên mọi thứ nhưng giá ngũ cốc phải rẽ hơn thông qua tự do nhập khẩu bởi vì nó sẽ giúp làm
giảm mức lương và tăng lọi nhuận.
Nhưng Malthus cho rằng không phải mọi thứ đều được giữ nguyên không đổi, mà ngược lại còn
gây ra mối nguy hại cho việc nhập khẩu ngũ cốc vào Anh và do đó nền kinh tế Anh có nguy cơ bị
tác động tiêu cực mạnh mẽ. Về mặt này, Ricardo đáp lại rằng: thứ nhất, một khi lượng ngũ cốc xuất
khẩu sang Anh đạt được trữ lượng lớn trở thành một việc bình thường rồi thì không có nước nào có
thể cắt giảm được trữ lượng xuất đó nữa trừ khi mùa màng thất bái hay có bạo loạn xãy ra (ông có
trích dẫn ví dụ về hậu quả của việc Bonaparte cắt giảm lượng xuất ngũ cốc của Nga);thứ hai, cũng
giống như thời đó nước Anh vẫn có thể có được số ngũ cốc từ những quốc gia khác (như Mỹ đã
nhận ra điều này khi nó phong toả không cho bán ngũ cốc sang Afghanistan trong suốt thời kỳ mà
Afghanishtan còn chịu sự ảnh hưởng của Xô-Viết) đặc biệt là khi Anh thi hành chính sách tự do mở
rộng thị trường thì những nhà sản xuất từ các nuớc kéo nhau phát triển sản xuất với một mục đích
duy nhất là xuất khẩu qua Anh; thứ ba, sự giảm sút trong sản xuất nông nghiệp của Anh do giá ngũ
cốc rẽ có thể được làm lắng dịu lại bằng chính sách mậu dịch ngày càng tự do hơn và dù cho có rút
vốn ra khỏi ngành nông nghiệp và đầu tư vào sản xuất các mặt hàng có giá trị và dù cho chi tiêu của
địa chủ có giảm đi do tô thuế giảm thì cũng có thể lấy mức chi tiêu gia tăng từ lợi nhuận và lương
để bù vào.
Như đã được đề cập ở trên, mặc dù Ricardo và những người chống đối lại luật hạn chế nhập ngô
nhìn chung được sự ủng hộ của những học giả trong những cuộc tranh luận, nhưng quyền hạn của
tầng lớp địa chủ chính là để duy trì bộ luật hạn chế nhập ngô, thay thế cho những bộ luật khác trong
vòng 30 năm.
Jevons và Lợi Ích Biên Tiệm Giảm
Trong khi Cournot nghiên cứu những đường cầu mà không cần đến thuyết vị lợi, thì William
Stanley Jevons (1835-1882) ứng dụng những lập luận "biên tế" vào thuyết đó. Cha của Jevons là
thương nhân ngành sắt, và từng nghiên cứu hoá học tại trường đại học, Jevons bắt đầu chú tâm đến
kinh tế học vì nhiều lý do: khi quan sát những người nghèo, hay khi xảy ra vụ nổ đường sắt năm
1847 làm cha ông khánh kiệt, và khi ông có nhiều kinh nghiệm lúc làm ở Sở Đúc Tiền tại Úc. Phần
lớn ông tự học môn kinh tế học, trước khi ông tốt nghiệp, ông có viết bài về Thuyết Toán Học Tổng
Quát Về Kinh Tế Chính Trị, ông đã trình bài viết này đến Hội Đồng Phát Triển Khoa Học Anh vào
năm 1862.
Giống như Cournot, Jevons nhận ra rằng đề xuất của mình về "Thuyết Toán Học Tổng Quát" là
một xuất phát từ thực tiễn chung của những nhà kinh tế chính trị học và đề xuất này cần phải có
phần giải thích cụ thể và phải đưa ra được những dự báo trước. Trong bài luận trước đó, ông viết:
"Tuy nhiên tôi không cho rằng do nền kinh tế đang ứng dụng những hình thức toán học nên làm
cho việc tính toán các vấn đề trở nên khắc khe nghiêm ngặc. Những nguyên lý toán học có thể
mang tính chính thống và kiên định, trong khi đó những dữ liệu riêng biệt của nó một số vẫn còn
chưa chính xác." Sau này, khi giải thích, Jevons thêm vào: "Dĩ nhiên những phương trình được nói
đến ở đây chỉ đơn thuần là lý thuyết mà thôi. Đối với những quy luật phức tạp như thế cũng giống
như những quy luật kinh tế, ta không thể truy nguyên một cách chính xác trong từng trường hợp.
[…] Chúng ta phải hiểu là những hình thức quy luật này là đã hoàn thiện và mang tính chất phức
tạp; trong thực tế, chúng ta nên tạm bằng lòng với những quy luật mang tính gần đúng và thực
nghiệm." Trong chương cuối "Nhận xét chung" sách của Jevons, ngoài những tình huống quan sát
theo phương pháp luận, ông còn lên án mạnh mẽ đối với những đoạn văn của Karl Marx - "những
ảnh hưởng xấu từ phía chính quyền", trong đó công kích một số nhà kinh tế học có những tư tưởng
giáo điều thiên về một bên nào đó mà lại đi phê bình những tư tưởng đã được công nhận. Trong
thời của ông, tín ngưỡng mà ông đang xem xét là "trường phái Ricardian chính thống", nhưng việc
mà ông ta kêu gọi phản biện lại nó có theo nhằm mục đích thu hẹp lại "thuyết về mức giá theo
trường phái tân cổ điển" mà thuyết này một phần ông có công sáng lập ra, hoặc giả thu hẹp lại
"thuyết tổng hợp tân cổ điển" sau này trong giai đoạn đại nhị thế chiến, hoặc giả hạn chế sự quá tin
vào thị trường của những nhà kinh tế học theo trường phái tân tự do.
Trong bài luận "Thuyết Toán Học Tổng Quát", Jevons cũng tự đặt mình vào trong trường hợp của
những người theo thuyết vị lợi, ông có đưa ra hai nhận định sau: thứ nhất: "một học thuyết kinh tế
thật sự là một học thuyết xuất phát từ chính những động cơ hành động của con người -- những cảm
giác vui suớng cũng như đau đớn." (Jevons cố gắng viết lại nghiên cứu của Bentham về những loại
cảm giác vui sướng hay đau đớn dưới dạng những thuật ngữ toán học: "Như nhiều tác giả khác đã
nhắc đến trước đây, cảm giác có hai loại (hai chiều hướng), cường độ và thời gian. Một cảm giác
vui sướng hay đau đớn có thể yếu hay mãnh liệt […] nó cũng có thể tồn tại trong một khoảng thời
gian ngắn hay dài. […] Do đó nếu khoảng thời gian tồn tại của cảm giác được thể hiện bằng đường
cong nằm trong hệ toạ độ Đề-Các, thì cường độ của cảm giác sẽ là tung độ, và số lượng của cảm
giác sẽ là phần diện tích nằm trong trục toạ độ đó.")
Và nhận định thứ hai của ông là: "phần thứ hai của thuyết này xuất phát từ cảm giác đối với những
vật thể đem lại lợi ích hay cảm giác đối với độ dụng (cảm giác khi có được lợi ích) mà thông qua
đó cảm giác vui sướng được gia tăng và cảm giác đau đớn mất đi. Một vật thể được xem là đem lại
lợi ích khi vật thể đó trong lúc đó có tác động tốt đến giác quan của con người, hay khi người đó có
thể thấy trước rằng vật đó trong tương lai sẽ mang đến lợi ích".
Nhưng đối với những gì ông viết trong thuyết này - và những gì khiến ông trở thành một trong
những người sáng lập ra môn kinh tế học tân cổ điển -- đều nằm trong những đoạn văn sau:
"8. Mức độ dụng (mức độ được lợi) tương đương với mức độ vui sướng có được. Nhưng khi vật
hữu dụng ấy cứ tạo ra mức độ dụng liên tiếp không đổi, thì nó sẽ không còn tạo ra mức độ vui
sướng như cũ được nữa. Từng cảm giác hay ham muốn dần trở nên chán ngấy. Mỗi một mức thoả
dụng ta nhận được từ vật hữu dụng đó , thì nó cũng mang đến cho ta một cảm giác khác đi, thậm
chí là chán ghét. Từng mức thoả dụng nhận được liên tục sẽ làm cho cường độ về cảm giác giảm đi
so với trước. Do đó mức thoả dụng nhận được sau cùng luôn luôn giảm đi, hoặc làm giảm cả những
mức thoả dụng nhận được trước đó. Sự thay đổi này về mặt lý thuyết là rất ít, nhưng chúng ta phải
trừ hao đi một phần nhỏ đó, và chúng ta có thể gọi hệ số độ thoả dụng là tỉ sổ giữa lượng hay những
phần nhỏ nhận được từ vật thể, và mức độ cảm giác vui sướng do nhận được định lượng đó từ vật
thể, và tất nhiên là cả hai thông số này đều được ước lượng bằng những đơn vị thích hợp.
9. Do vậy, nói chung, hệ số lợi ích là một hệ số giảm dần theo số lượng của vật thể được tiêu thụ.
Đây là một quy tắc quan trọng của cả thuyết này."[6]
Đây là những thay đổi rất nhỏ về lợi ích theo thuyết của Cournot, chứ không phải thay đổi về mức
cầu, và chúng đang có khuynh hướng giảm dần. Dĩ nhiên, "hệ số lợi ích" của Jevons được tính bằng
cách lấy đạo hàm dU/dx của hàm số U=f(x) trong đó U là lợi ích có được từ việc tiêu thụ hàng hoá
x. Và dU/dx<0, khi x tăng ít, thì lợi ích cũng giảm ít.
Xin chú ý rằng ở đây đang nói đến việc tính toán lợi ích sao cho chính xác. Hàm thoả dụng của
Jevons không phải thể hiện lợi ích "ít hay nhiều", mà nó chỉ đo lường mức độ xác thực là ít hay
nhiều mà thôi. Do đó ta phải cần đến một đơn vị để đo, đó là util. Thuyết của Jevons bao gồm "số
các yếu tố trong một tập hợp" và được sắp xếp dưới dạng "số lợi ích trong một tập hợp", nghĩa là
thuyết của ông muốn nói rằng chúng ta có thể biết một cách chính xác lợi ích nhiều hay ít mà người
ta có được khi tiêu thụ một đơn vị sản phẩm x nào đó.
Khi sang tiếp đến vấn đề lao động, vấn đề trao đổi trên thị trường và vấn đề nguồn vốn (tư bản),
Jevons đã không nhắc đến về mức cung và mức cầu, ông cho rằng ta có thể biết được hai thông số
này khi xét đến mối quan hệ giữa lợi ích biên đạt được và những tổn thất biên. Ví dụ như trong
trường hợp vấn đề lao động:
"Do công nhân làm việc với một cường độ và thời gian nào đó cho đến khi lượng đau đớn mà anh
ta cảm thấy vượt quá những gì anh ta có được - lượng vui sướng , thì anh ta sẽ ngừng lại, nhưng
đến lúc này, anh ta đã có được một lượng vui sướng dư ra."
Lập luận của ông đã quá rõ, duy chỉ có "lượng vui sướng dư ra" là hơi mơ hồ. Khi nói rằng "lượng
đau đớn nhiều hơn so với lượng vui sướng có được" chính là ám chỉ rằng tự bản thân người công
nhân "cảm thấy đau đớn" hay không vui sướng. Và thường trong xã hội tư bản, "những gì anh ta có
được" chính là tiền lương -- được trả trong một khoản thời gian nào đó khi công việc hoàn tất - ý
nghĩa của câu này là, khi anh ta làm như thế, đến lúc anh ta dừng công việc thì anh ta có được "một
lượng vui sướng dư ra", đó chính là anh ta biết trước phần lương mà trong tương lai anh ta nhận
được thì lúc này lượng vui sướng của anh ta sẽ lớn hơn lượng đau đớn khi anh ta làm việc.
Còn đối với vấn đề trao đổi trên thị trường, ông cho rằng người ta trao đổi nhằm mục đích tối đa
hoá lợi ích và do dó việc trao đổi xảy ra khi và chỉ khi họ sẽ có được một lợi ích nào đó khi tiến
hành trao đổi. Ông cho là việc trao đổi sẽ diễn ra cho đến khi "lợi ích mất đi và lợi ích có được theo
mức độ giới hạn của số lượng hàng được trao đổi" bằng với nhau. Điểm cân bằng này có thể tính
được nếu ta biết được những hàm thoả dụng tương ứng của những người trao đổi và những tình
huống trao đổi diễn ra. Ông cho rằng giả thuyết này có thể được mở rộng ra từ sự trao đổi hai mặt
hàng giữa hai người cho đến bất kỳ (nhiều) sự thay đổi - có thể trong hay ngoài nước.
Sau cùng là đến vấn đề nguồn vốn, ông định nghĩa nó như sau: nó "bao gồm tất cả các sự vật mang
lại lợi ích cho người dùng nó, nó mang đến cho người công nhân những ước muốn, nhu cầu, những
vật như thế này làm cho anh ta có thể thực hiện công việc của mình, và kết quả công việc tuỳ thuộc
vào thời gian ít hay nhiều." Nói cách khác, khi mô tả đặc điểm này ông có nhắc lại thời kinh tế cổ
điển, Jevons cho là nguồn vốn "chẳng là gì cả ngoài tác dụng duy trì giữ công nhân lại việc làm."
Tuy nhiên, ông vẫn hiểu rằng tư bản (nguồn vốn) là một nhân tố cơ bản của sản xuất mà lợi nhuận
của nó có thể tính được và bằng với năng suất biên của nó: "tỷ lệ lợi nhuận luôn được xác định bởi
sản lượng gia tăng làm phát sinh thêm vốn chia cho số lượng sản xuất ra từ số vốn đó." Và lợi
nhuận biên giảm dần là một điều không thể tránh khỏi do phải trả thêm cho việc thuê lao động, ông
giải thích thêm "thực ra lợi nhuận vốn luôn có khuynh hướng giảm rất nhanh do lượng vốn gia tăng
tỷ lệ với số lao động mà nó phải chi trả".
Sau năm 1862, Jevons có sửa chữa bổ sung thêm giả thuyết cuả mình về lợi ích và mức cầu và cho
xuất bản quyển "Học Thuyết Kinh Tế Chính Trị" vào năm 1871, trong đó chương III nói về "thuyết
lợi ích". Trong chương này, những công thức toán học tổng quát mà ông có đề cập trong bài luận
năm 1862 của mình đã được ông xác lập lại với độ chính xác cao hơn và có cả minh hoạ bằng đồ
thị. Cũng như Cournot, về vấn đề mức cầu, Jevons giả định rằng hàm thoả dụng mang tính liên tục
và những thay đổi biên của lượng hàng hoá tương đương được tiêu thụ. Vì thế nếu U=f(x) thì
Jevons xem lim (mức giới hạn) của deta u/deta x khi x tiến đến 0 là du/dx hay còn gọi là "mức lợi
ích". Đối với lợi ích biên của "tập hợp những lượng vốn nhỏ công thêm vào số vốn ban đầu" thì
ông gọi là "mức lợi ích cuối cùng". Và ông phát biểu "quy luật chung" của lợi ích biên (cuối cùng)
giảm dần như sau: "mức lợi ích thay đổi theo số lượng hàng hoá và sau cùng lợi ích này sẻ giảm khi
số lượng hàng hoá gia tăng".
Jevons đã giải thích rất rõ về những gì ông tiếp thu được từ Bentham và trong lời mở đầu tranh luận
của ông về "những quy luật về ước vọng của con người" -- một sự bắt đầu mang tính tổng quát và
đầy triết lý. Ông cũng có trích dẫn "quy luật biến đổi" của Nassau Senior trong đó nhấn mạnh rằng
con người không những quan tâm đến số lượng mà còn cả về sự thay đổi chất lượng (như Jevons có
nhấn mạnh là lợi ích biên của mức tiêu thụ sẽ giảm khi mức tiêu thụ tăng). Và Jevons cũng có đề
cập đến "mức độ không thể mãn được" khi chúng thay đổi. Khi thuyết tân cổ điển được xem là một
thuyết chính thức, thì sẽ xuất hiện một loại giả thuyết về mức độ không thể mãn được mà trong đó
nó cho rằng nhu cầu con người luôn luôn gia tăng, lợi ích gia tăng khi lượng hàng tiêu thụ tăng, dù
là lợi ích biên của từng mặt hàng giảm.
Sau khi trích dẫn nhu cầu của con người được chia xếp theo cấp bậc của Banfield, Jevons nhấn
mạnh đến tính tương đối của lợi ích đối với người có nhu cầu. Ông lưu ý rằng những vật thể "thực
chất" không có lợi ích, mà chúng chỉ có một mối liên đới nào đó đối với những nhu cầu cần thoả
mãn. Điều này cũng có nghĩa là cùng một loại hàng nhưng đối với từng người có thể có "những lợi
ích" khác nhau (ví dụ như một chiếc ôtô đối với người này nó là phương tiện đi lại, nhưng đối với
người kia nói lại thể hiện vị thế của người đó), nhưng Jevons không quan tâm đến ý nghĩa này cho
lắm, mà ông chỉ lấy đó làm nền tảng cho những biện luận của mình về lợi ích biên giảm dần. Vì thế
vấn đề "lợi ích biến đổi" chủ yếu là bàn luận về mức tiêu thụ của từng người ,và ở đây ông lấy ví dụ
là "thực phẩm" để minh hoạ cho tổng lợi ích (hay ông còn gọi là "cường độ" hay "mức độ" thoả
dụng) của từng cá nhân giảm dần. (Ngoại trừ khi lợi ích của thực phẩm có được từ hình thức bên
ngoài và vị thế của loại thực phẩm đó đem lại hơn là mức độ dinh dưỡng hay mức độ hài lòng khi
sử dụng nó. Ví dụ trong các buổi dạ tiệc hay tiệc cưới, khi đó các món ăn không những đa dạng mà
số lượng cũng nhiều, qua đó gia chủ chứng tỏ được sự giàu có của mình và gây ấn tượng với khách
mời.)
Hơn nữa, khi thuyết của ông phát triển về mặt toán học trong đó có liên quan đến những đường
cong thoả dụng được chia làm hai phần, thì Jevons cũng nhận ra rằng lợi ích biên không chỉ giảm
mà nó còn có thể mang dấu âm và do đó ông phải tính đến "độ không thoả dụng" hay được thể hiện
bằng một đường cong cắt trục hoành và hướng xuống góc phần tư bên phải. Nói cách khác, bên
phần còn lại, thì điểm cố định (điểm giao nhau) làm "mất đi" lợi ích. Thậm chí Jevons còn liệt
những loại hàng như thế vào danh mục "phi hàng hoá"[7] - những loại mà chỉ gây hại và gây bất
tiện khi sử dụng. Vậy là chúng ta đã khảo sát qua hàm số thoả dụng, từ "thoả dụng biên giảm dần"
qua giao điểm với trục hoành (điểm "không thoả dụng" -theo như nguyên văn của Jevons) rồi đến
phần diện tích "không thoả dụng". Giả sử đường cong lại tiếp tục giảm, thì có thể nói rằng chúng ta
đang ở phần diện tích "không thoả dụng biên giảm dần". Theo như ví dụ mà Jevons đưa ra về lợi
ích của mức tiêu thụ càng nhiều thực phẩm, trong trường hợp này ta lấy ví dụ là ăn nhiều miếng
táo, khi ăn một vài miếng đầu sẽ cho cảm giác ngon miệng, nhưng với tỷ lệ giảm dần, và đến một
mức nào đó bạn sẽ chán và nếu tiếp tục ăn thêm nữa có lẽ sẽ phát bệnh (gây bệnh - theo nghĩa đen).
Jevons khép lại chương này bằng một vài câu nhận xét về yếu tố thời gian của lợi ích và ông đưa ra
một số sự so sánh những khác biệt giữa lợi ích thực, lợi ích tương lai, và lợi ích tiềm năng. Đối với
yếu tố thời gian thì ông giải thích là cần có những phép phân tích thống kê, còn đối với sự khác biệt
giữa các lợi ích thì ông gợi nhớ lại về Bentham nhằm giúp hiểu rõ hơn về tính phức tạp của lợi ích.
Quan Điểm của Jevons về Tư Bản (nguồn vốn), Lao Động, và Đấu Tranh Giai Cấp
Như đã được đề cập ở trên, Jevons định nghĩa về nguồn vốn "bao gồm tất cả các sự vật mang lại lợi
ích cho người dùng nó, nó mang đến cho người công nhân những ước muốn, nhu cầu, những vật
như thế này làm cho anh ta có thể thực hiện công việc của mình, và kết quả công việc tuỳ thuộc vào
thời gian ít hay nhiều." Trong phần ông viết về vấn đề "tư bản hoá", Jevons đưa ra quan điểm của
mình là bất cứ thứ gì được dùng nhằm mục đích khiến cho công nhân phải làm việc và duy trì giữa
họ ở lại tiếp tục sản xuất ra nhiều của cải vật chất thì chính những thứ đó tạo nên "nguồn vốn". Ở
đây ông lấy ví dụ là ổ bánh mì cho "người thợ xây làm việc cực nhọc". Ông cho rằng "Bản chất ổ
bánh chẳng là gì cả, nhưng tác dụng của nó là được dùng để thuê mướn người thợ, chúng ta nên
quán triệt quan điểm về tư bản hay tư bản hoá này".
Quan điểm này của ông song hành cùng với những phân tích của Marx về tiến trình đầu tư mà
trong đó ông xem số tiền tăng thêm - một phần là tiền lương thuê công nhân và đây được xem như
một phần của nguồn vốn (và phần còn lại của số tiền tăng thêm đó là những máy móc, phương tiện
sản xuất). Nhưng quan điểm này chỉ song hành cùng với Marx cho đến khi Jevons biện luận rằng
mức tiêu thụ của người công nhân dùng để duy trì họ trong suốt quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm,
mức tiêu thụ này chính là một phần của quá trình tư bản hoá. Còn khả năng tự tái sản xuất của
người công nhân là một phần của quá trình tự tái sản xuất tư bản. Đây là điều mà Marx không đưa
vào thoả luận về đầu tư, nhưng ông hoàn toàn hiểu rõ nó thuộc hệ thống "tái sản sản xuất", hệ thống
này minh hoạ quá trình tự tái sản xuất tư bản bao gồm khả năng tự tái sản xuất của tất cả các thành
phần của tư bản kể cả lao động (hay năng lực lao động - theo như nguyên văn của Marx).
Khi bàn luận về việc duy trì công nhân đó, Jevons có nói đến "đầu tư vào giáo dục". Trong đó,
chúng ta có thể thấy ông cũng có mở rộng vấn đề, tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Ông cho rằng
việc nuôi trẻ chỉ đơn thuần là việc tiêu thụ (nhằm thoả mãn đứa trẻ và cả cha mẹ của chúng), trong
khi đó thì việc nuôi sinh viên ăn học là để họ có thể kiếm tiền lại được ông gọi là đầu tư vốn.
Những nhà kinh tế học quan tâm đến vấn đề mức thu nhập của thời trước gọi đây là "chi phí cơ
hội", nhưng Jevons lại cho là số tiền dùng cho học tập ở hiện tại chính là số tiền đầu tư nhằm tao ra
một lượng lợi nhuận lớn hơn cho tương lai. Nếu chúng ta mở rộng ra khi xét trên tổng thể nền kinh
tế - thay vì xét theo từng cá nhân hay từng gia đình như cách của Jevons - thì rõ ràng là những
chương trình ủng hộ cho những đứa trẻ có tư chất bẩm sinh hay những chương trình giáo dục đều
chứng tỏ rằng tất cả các chi phí dành cho việc giáo dục trẻ nhằm chuẩn bị cho thị trường lao động
tương lai, dù cho ở mức độ tối thiểu nào đi nửa, thì cũng rơi vào trường hợp phân loại "tư bản hoá"
của Jevons. Đó là những chi phí để tạo ra "nguồn tư bản nhân lực" - theo như nguyên văn của chủ
nghĩa Marx. Trong cả hai trường hợp trên, những chi phí này đều là những món tiền đầu tư dùng
cho sản xuất ở tương lai và còn gọi là chi phí "tư bản".
Và Jevons cũng bị thuyết phục là: cả tư bản và lao động đều là những nhân tố cần thiết cho quá
trình sản xuất và xã hội tư bản thời đại của ông bị suy xụp là do sự mâu thuẫn phát sinh không cần
thiết giữa hai nhân tố này. Về nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, ông cho là phát sinh từ cả hai
phía, một bên là người đi thuê lao động, "họ rất dễ cự tuyệt những nhu cầu … mà xâm phạm đến
quyền tự quyết định và quyền quản lý của họ", còn một bên là người lao động làm thuê, tất cả
những người công nhân dường như thường không quan tâm đến những phương thức đấu tranh của
họ đang làm hại cho chính bản thân họ, cho những người khác và cả nền kinh tế nói chung. Ở đây
quan điểm của Jevons cho hướng giải quyết mâu thuẫn lại thiên về một phía. Ông cảm thấy rằng
"vấn đề tai hại lớn nhất" là nằm ở phái những người công nhân, và họ phải có một nền tảng giáo
dục đủ để hiểu được những cuộc đấu tranh nào là chính đáng, cái nào là không.
Trong một bài giảng về "Tầm Quan Trọng Của Việc Phổ Biến Kiến Thức Kinh Tế Chính Trị" được
ông trình bài cho một nhóm giáo viên các trường, Jevons có nói rằng việc truyền thụ kiến thức cho
công nhân nên bắt đầu từ nhỏ -- "thực vậy, ngay khi còn nhỏ, một cậu bé có thể đọc được dễ dàng".
Và công tác giáo dục cấp bách đó có hai điểm chính sau: thứ nhất, nó nhắm đến việc giảm những
cuộc xung đột tranh chấp ở tương lai như những cuộc đình công, bạo loạn; thứ hai, giai cấp công
nhân Anh có quyền bầu cử lại tạo ra mối nghi ngại của công nhân về luật áp đặt về thuế như luật về
"mức lương tối thiểu" hay "mức lương đủ sống" mà luật này lại xâm phạm đến "những bộ luật cơ
bản nhằm điều tiết các mối quan hệ giũa tư bản và lao động" cũng như phá vỡ đi nền kinh tế, ảnh
hưởng đến nền tự do và tạo ra khuynh hướng các nhà tư bản đem tiền ra nước ngoài đầu tư.
Trong bài giảng này, cũng như trong bài mà ông trình bày với tư cách là khách mời của "Hiệp Hội
Chính Trị Công Đoàn" ở Manchester, Jevons trình bày khá chi tiết về những hành động đấu tranh
của công đoàn mà ông nghĩ rằng một số trong đó là chính đáng, còn số còn lại là không. Những
hành động mà ông cho là chính đáng bao gồm: những hành động xã hội thân thiện nhằm tương trợ
nhau, những hành động xuất phát từ nhu cầu về các điều kiện làm việc như: giảm giờ làm, điều
kiện vệ sinh, an toàn lao động … . Đối với vấn đề giảm giờ làm, Jevons cho rằng người công nhân
rất đúng khi muốn nhận lấy một phần thành quả từ sức lao động của mình thông qua việc giảm bớt
giờ làm - và ông dự báo là việc gia giảm như thế cũng chỉ đến mức nào đó tuỳ vào khả năng tăng
năng suất lao động của mình và không thể vượt quá mức năng suất lao động được, nếu vậy nó sẽ
làm giảm sút lợi nhuận, giảm nguồn vốn đầu tư, và giảm tích luỹ tương lai.
Những hành động đấu tranh mà ông cho là không chính đáng, đó là đòi tăng lương vượt quá mức
năng suất lao động của mình. Ông chỉ ra rằng bởi do một số công nhân có tài trong việc đứng ra tổ
chức và gây áp lực đòi tăng lương, những thành công này của họ cũng đã ảnh hưởng xấu đến bên
kia. Thứ nhất thành công của một vài người trước sự thất bại của một số người khác trong vấn đề
cấp bậc lương dẫn đến sự so đo của họ với nhau. Thứ hai, khi đồng lương của một số người gia
tăng kéo theo sự tiêu thụ của họ với những mức giá cao hơn, và điều này gây bất lợi cho những
người khác. Thứ ba, bất kỳ sự thành công nào của công nhân trong việc đòi tăng lương (vượt quá
mức năng suất lao động của họ) cũng dẫn đến việc các nhà tư bản đóng cửa các nhà máy trong
nước và đem tiền đi đầu tư ở nước ngoài, nơi lao động rẻ, và nơi đó họ có thể dễ quản lý người lao
động hơn. Ông cảnh báo rằng "những nhà tư bản sẽ dần rút vốn của họ ở trong nước và đem đi đầu
tư ở những nước thuộc địa, ở Mỹ, và những quốc gia khác."
Jevons nghĩ rằng những ảnh hưởng không tốt đó chỉ có thể tránh được khi công nhân biết hạn chế
những cuộc đấu tranh; những cuộc đấu tranh chỉ có thể được hạn chế khi công nhân có sự hiểu biết;
những hiểu biết đó chỉ có thể do việc sớm giáo dục cho công nhân về kinh tế chính trị. (Đối với
những phương pháp giáo dục khác - như sử dụng "những giáo trình rẻ tiền" hay những mẫu chuyện
ngắn - thì ông cho răng chúng không đạt yêu cầu vì chúng chỉ tiếp cận đến số ít công nhân mà
thôi.)
Cuối cùng Jevons gợi ý cho người công nhân về những khả năng tiết kiệm và tập hợp tiền tiết kiệm
lại để lập thành những hội đoàn hợp tác với nhau để tự mình đứng lên làm nhà tư bản. Lẽ dĩ nhiên
là ông cũng nhận ra rằng "tuy nhiên trong xã hội có nhiều ngành mậu dịch đòi hỏi một lượng vốn
rất lớn mà bạn khó có thể tự mình đảm trách một cách an toàn mà không có sự hỗ trợ từ những nhà
tư bản khác." Ông cảm thấy rằng trong những trường hợp cộng tác giữa các nhà tư bản và những
người công nhân là rất cần thiết, và Bộ Hoà Giải có thể đứng ra quản lý mối quan hệ này, sao cho
giữa họ có thể tối thiểu hoá sự bất đồng và tối đa hoá sự hợp tác.
Những nhà cải cách "cận biên khác"
Tiếc là chúng ta không có nhiều thì giờ đề cập đến những nhà cải cách cận biên quan trọng khác
như Carl Menger (1841-1921), Marie-Esprit Leon Walras (1834-1910), Francis Ysidro Edgeworth
(1845-1926), Knut Wicksell (1851-1926), và Alfred Marshall (1842-1924). Người được đề cập đầu
tiên là một trong những người sáng lập ra và phát triển thuyết chính thức mà ngày nay ta gọi là "tân
cổ điển"[8]. Còn người cuối cùng - Alfred Marshall - không chỉ là người sáng lập ra thuyết đó mà
còn là người có công phổ biến nó vào những quốc gia nói tiếng Anh.
Ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng trong thuyết tân cổ điển ngày nay phần lớn là do công chọn lọc và
đánh giá những cách thể hiện khác nhau về những ý tưởng mới này. Như bạn có thể thấy trong
phần nội dung cũng như trong phần chú thích ở cuối trang của chuơng thứ ba của quyển thứ ba tác
phẩm Những Nguyên Tắc Kinh Tế Học, những thuật ngữ như "lợi ích sau cùng" hay "hệ số lợi ích"
của Jevons được chuyển thành "lợi ích biên" và "lợi ích giảm dần" gần giống như ta sử dụng ngày
nay. Thay vào đó, tôi nghĩ chúng ta nên khảo sát qua "thanh lọc" lớn về mặt lý thuyết của thuyết
tân cổ điển thông qua tác phẩm của Pareto và Hicks.
John Hicks và "Sự Thanh Lọc" Thuyết Kinh Tế Tân Cổ Điển
Trong dòng suy nghĩ quyết định chọn lựa đi từ Becarria và Bentham, Jevons, và đến nhiều nhà cải
cách biên khác, thì vấn đề "lợi ích" không chỉ là một phạm trù trung tâm mà còn là một thứ dùng để
đo lường số lượng chính xác nhiều hay ít. Lợi ích được tính bằng "đếm được". Tuy nhiên, quan
điểm này không chỉ dẫn đến vấn đề về chính trị, mà việc áp dụng thuyết này còn làm cho vấn đề
chính trị đó càng trở nên tệ hại hơn
Vấn đề về mặt chính trị ở đây như sau. Nếu lợi ích mà mỗi cá nhân đạt được từ việc tiêu thụ hàng
hoá có thể đo được một cách chính xác (được tính bằng đơn vị "util") thì lợi ích bị mất đi của họ
cũng có thể đo được như vậy và do đó những ảnh hưởng về mặt xã hội khi tái phân phối doanh thu
hay của cải cũng có thể đo được. Nếu bạn chấp nhận những nguyên tắc của thuyết vị lợi mà trong
đó mục tiêu nhắm đến của chính sách kinh tế là mang lại nhiều hạnh phúc nhất cho đại đa số công
chúng, thì thu nhập và của cải nên được tái phân phối cho đến khi lợi ích biên của người nhận được
số thu nhập hay của cải đó bằng với sự tổn thất biên của người mất đi số thu nhập hay của cải đó.
Hay nói cách khác, nếu lợi ích biên của một đôla mang lại đối với người giàu là một util, còn đối
với người nghèo là 1000 util, thì tổng lợi ích của xã hội sẽ có thể tăng lên khi ta phân phối lại đồng
đôla đó từ người giàu chuyển sang người nghèo. Tuy nhiên, bất kỳ sự tái phân phối nào như vậy
đều đánh vào trọng tâm của chủ nghĩa tư bản rằng thu nhập và tích trữ của cải để làm vốn là động
cơ trong quá trình tái sản xuất hàng ngày. Những nhà kinh tế học mà chúng ta nói qua đều đã thiết
lập nên một lý thuyết mà được sử dụng để công kích vào hệ thống chủ nghĩa tư bản hiện hữu.[9]
Và lý thuyết này đã được dùng theo đúng mục đích của nó. Nó được hầu hết các nhà xã hội học tiếp
nhận khi tranh cãi về vấn đề tái phân phối của cải mà John Hobson đã từng đề cập trong những bài
viết của ông về khủng hoảng kinh tế và chủ nghĩa đế quốc. Nhưng lập luận thì hoàn toàn khác, khi
tiếp nhận lý thuyết này, họ không quan tâm đến những vấn đề như tổng cầu hay nhu cầu tìm kiếm
thị trường ở nước ngoài, nhưng phần kết luận thì giống nhau: đều công kích vấn đề của cải và nhu
cầu tái phân phối thu nhập và của cải.
Vào giữa thế kỷ này, việc tiếp nhận lý thuyết đó lại gây mâu thuẫn giữa lao động và tư bản trong
nước cũng như đầu cơ ra nước ngoài, đây là lúc có nhiều sự kiện nổi bậc như Quốc Tế Thứ Hai,
Cách Mạng Đầu Tiên Ở Nga năm 1905-1907 và Cách Mạng Mexico năm 1910 không ngạc nhiên
gì khi dẫn đến việc sửa chữa bổ sung lý thuyết đó, đầu tiên là loại bỏ những yếu tố về số lượng tạo
chỗ tựa cho những tranh luận như thế, và thứ hai là loại bỏ những gì liên quan đến triết lý về niềm
vui của con người.
Trong chương đầu tiên của quyển Giá Trị Và Tư Bản (1939)[10], John Hicks đã chỉ ra được cơ sở
lý luận cho sự thay đổi về mặt cơ bản này. Ông gợi lại vấn đề Pareto tiếp thu khái niệm của
Edgeworth về ba mặt phẳng thứ nguyên của lợi ích và hai đường cong bàng quang thứ nguyên thừa
nhận những phân tích về quyền lựa chọn của người tiêu dùng dựa trên nền tảng một loạt những giả
định khá nghiêm ngặt như tính chia hết vô hạn, tính liên tục, và độ lồi. Giả sử như lợi ích của tất cả
các mặt hàng là số dương, thì đường cong bàng quang sẽ hướng lên để bù vào phần tổn thất và độ
dốc mang giá trị âm của những đường này sẽ được tính bằng tỷ số giữa các lợi ích biên của những
loại hàng hoá có liên quan. Kết quả chính là một "ánh xạ" của một số vô hạn của những đường
cong bàng quang nghiêng về phía trục toạ độ và lồi về phía gốc toạ độ.
Khi kết hợp nhiều khả năng mở rộng hơn về mặt tiêu dùng (nhờ có thu nhập và mức giá hàng hoá ở
mức tương đối), thì với ánh xạ này của những đường cong bàng quang, quá trình tối đa hoá lợi ích
sẽ dẫn đến trường hợp người tiêu dùng sẽ lựa chọn kết hợp những loại hàng có lợi ích tối đa mà thu
nhập cho phép và sự kết hợp đó được thể hiện bằng vị trí của tiếp tuyến giữa "khả năng tài
chính"[11] của người tiêu dùng và đường cong bàng quang[12] nào đó.
Từ quan điểm này của Hick, ta thấy có một điều thú vị là công thức mà Pareto đưa ra cho phép
chúng ta không cần xét đến tất cả các lợi ích với nhau, bao gồm cả những yếu tố về vấn đề chính trị
nhớp nháp (mặc dù ông không luận gì về chính trị). Mặc dù những đường cong bàng quang bắt
nguồn từ khoảng không ba chiều bao gồm cả lợi ích mà ông cho rằng những đường này không cần
thiết. Mà những gì cần cho sự tồn tại của chúng chính là phân loại sắp xếp những sở thích tiêu dùng
theo những rổ hàng hoá khác nhau. Ông cho là công thức này chỉ nói cho ta biết rằng người ta thích
lưạ những loại mặt hàng nào hơn thôi, chứ không cho ta biết được ý nghĩa bề mặt của lợi ích, tức là
không cho biết họ thích lợi ích của loại mặt hàng nào hơn mặt hàng thứ nhất hay thứ hai. Lợi ích
đếm được mất tác dụng và lợi ích "thứ tự" được dùng để thay thế cho nó. Hicks nói rằng điều này
"làm mất đi tầm quan trọng của phương pháp luận mở rộng". Sau khi chắc lọc lại thuyết này, Hicks
trình bày lại những gì mà ông gọi là "loại bỏ" tất cả những khái niệm bắt nguồn từ thuyết này, bao
gồm lợi ích biên, lợi ích biên giảm dần,và tỷ số giữa những lợi ích biên. Trong đó ông thảo luận về
những sở thích, tỷ lệ thay thế biên và những tỷ lệ thay thế biên giảm dần.
Hicks hoàn toàn bỏ qua những triết lý của thuyết vị lợi trong thuyết cận biên, mặc dù ông không
nói cho chúng ta tại sao ông lại làm như thế - ngoại trừ một dẫn chứng ông đưa ra về Occam's
Razor và một nguyên tắc là càng ít giả định thì càng tốt.
Nhưng thuận lợi về mặt chính trị là quá rõ. Khi loại bỏ lợi ích và số lượng trong giả thuyết này thì
không còn có lý do nào phải tiếp tục tranh cải về những cương lĩnh chính trị đầy nhạy cảm nữa như
tái phân phối thu nhập. Bạn có lẽ sẽ nghĩ rằng việc chuyển đổi thu nhập từ người giàu sang người
nghèo sẽ làm tăng phúc lợi xã hội nói chung, nhưng thực chất trong thuyết này không hề nói đến
điều đó. Thực vậy, khi loại bỏ lợi ích và cả những nhân tố thông thường tạo nên quyết định về sở
thích, thì lý thuyết này sau khi được sửa đổi lại có thể làm cho người ta không thể so sánh gì với
nhau, được bao gồm cả không thể ước tính những gì mất đi và những gì đạt được. Nếu bạn tái phân
bố chuyển thu nhập từ người giàu sang người nghèo, thì khả năng tài chính của người giàu có thể
rút nhỏ lại, và có lẽ làm cho đường cong bàng quang của họ hạ xuống thấp hơn, đồng thời khả năng
tài chính của người nghèo lại tăng thêm, và có lẽ làm đường cong bàng quang của họ nâng cao hơn,
nhưng chung quy thì vẫn không so sánh được hai sự biến đổi về định lương này. Nhưng ta có thể
nói rằng người giàu sẽ không thích tình trạng như vậy, còn nguời nghèo thì ngược lại.
Trong chương hai quyển sách này của mình, Hicks tiếp tục nói về việc "loại bỏ" lợi ích khi giải
thích rằng đường cầu nghiêng xuống phía dưới có thể do bắt nguồn từ giả thuyết về sở thích mà
ông đã phân tích ở chương trước. Chuơng này không chỉ thú vị bởi những chi tiết về đạo hàm - mà
bạn đã quá quen thuộc trong môn kinh tế vi mô, mà còn do quá trình mà ông chứng minh đạo hàm
đó. Hầu như trong từng bước, ông đều đưa ra những giả định nào được thiết lập nên nhằm đạt được
những kết quả sau cùng như mong đợi. Trong quá trình đó, bạn có thể thấy rằng lý thuyết này được
tạo ra nhằm chứng minh cho một kết luận được mong đợi. Không một suy luận nào trong những
nguyên tắc đầu tiên mà ông đưa ra được sử dụng cả, nhưng ông đã đưa ra một lý thuyết mang một
phần kết riêng biệt. Trong trình tự đó ta thấy có một điểm buồn cười trong chương một khi Hicks
cố chứng minh cho những giả định của mình đưa ra nhưng ông lại chưa kinh qua nó, tức là tự mình
tạo ra một giả định khác (ta có thể bỏ qua tính cách hơi lập dị này của ông), tuy nhiên những giả
định khác cần phải được chứng minh bằng kinh nghiệm của mình. (TQ hiệu đính: cần tìm hiểu hơn
về "giá trị" và "tính hợp lý" của lý luận thì sẽ hiểu rõ tác giả hơn. Trong cuốn sách của ông ta, các
lý luận của John Hicks có "giá trị" nhưng ông ta không có chứng minh các giả định của mình, cho
nên lý luận của ông ta không "hợp lý".).
"Cuộc cách mạng" tân cổ điển bao gồm việc từ bỏ học thuyết giá trị lấy lao động hay công việc làm
trọng tâm trong sản xuất vật chất và việc thay thế học thuyết này bằng một quan điểm về "lợi ích"
đạt được khi của cải vật chất được tiêu thụ. Đồng thời, họ cũng đã đưa phân tích về cả hai mặt sản
xuất và tiêu thụ dưới dạng "cận biên" và toán học, từ đó có thể lập ra một bảng phân loại mới hoàn
toàn về những phương pháp phân tích và toán học. Những thay đổi này không chỉ bao gồm sự thay
đổi trọng tâm nghiên cứu của học thuyết mà còn giới hạn lại phạm vi của cái mà người ta cứ gọi là
"kinh tế học" chứ không phải "kinh tế chính trị".
Heilbronner thể hiện sự giới hạn này bằng cách bắt đầu thay đổi từ những quan điểm của cả thế giới
và cố "làm sáng tỏ cả con đường dẫn đến một xã hội đang tiến triển tốt đẹp" nhằm chuyên môn hoá
nghề nghiệp và "giải thích" một cách chi tiết hơn về những công việc làm trong nền kinh tế. Ông ta
cho rằng, thay đổi này diễn ra khi thế giới ngày càng phát triển, làm tăng mức lương, giảm giờ làm,
do đó đây là một thế giới "đầy hy vọng và hứa hẹn".
Tiếc thay, cũng giống như nghiên cứu của những nhà kinh tế học tân thời mà ông đang miêu tả, thì
phần tính toán của ông lại bỏ xót đi phần cốt lõi nhất của sự phát triển đó, cái phần đen tối và
nhuốm đầy máu, đó là cuộc đấu tranh giai cấp chống lại công việc -- một địa thế về những cuộc
đình công, những hành động phá hoại của công nhân, về cuộc bạo động chống tư bản, sự phát triển
đó sử dụng những kẻ đánh thuê nói riêng và đàn áp của cảnh sát nói chung. Tình thế xung đột giữa
công nhân và tư bản mang tính địa phương đó ngày càng trãi rộng ra cùng với sự phát triển của hệ
thống xã hội này. Một mặt công nhân tự mình đứng lên thành lập công đoàn và phát động những
phong trào chính trị, và mặt khác, tư bản lại cố gắng nổ lực chống lại những thử thách này, bao
gồm luôn mọi thứ từ việc hợp tác với chủ nghĩa đế quốc thực dân trong nước đến hợp tác với chủ
nghĩa thực dân nước ngoài.
Tiêu chuẩn sống gia tăng, giờ làm việc giảm, Heilbroner cho rằng những nhà kinh tế học đã bỏ qua
những vấn đề lớn này, chúng không phải là một thứ sản phẩm phụ tất yếu phát sinh trong quá trình
phát triển của chủ nghĩa tư bản, mà là sự thắng lợi trong thế trận công nghiệp và chính trị. Hơn nữa,
khi doanh nghiệp trong nước gặp thất bại thì họ cũng phải nhượng bộ bởi vì họ đã có những thắng
lợi riêng của mình ở nước ngoài trong những cuộc xâm chiếm đẫm máu và bốc lột công nhân ở
những nước thuộc địa Châu Âu. Tóm lại, "những vấn đề lớn" ở đây vẫn chưa được giải quyết và
chúng còn liên quan đến nhiều người và hàng trăm phạm vi mâu thuẫn ngày càng mở rộng thêm.
Nhưng vẫn tồn tại một vấn đề bất ổn, đó là những nhà kinh tế (ngoại trừ John Hobson) không muốn
đương đầu với những vấn đề sản xuất và công ăn việc làm mang đầy tính bạo lực, mà họ chỉ quan
tâm đến sự phát triển "khoa học" nhằm tối đa hoá lợi ích và lợi nhuận -- một vấn đề ngày càng phát
triển và mang tính êm đềm hơn. Nói chung, "cuộc cải cách biên tế" là cả một quá trình bắt đầu từ
những lời dự báo về cuộc cải cách đến khi tiến hành những thay đổi biên tế. Còn vấn đề mang tính
bạo lực không được quan tâm kia đã được những nhà quản trị khoa học (như Frederick Taylor),
những công nhân nhà máy, những nhà xã hội-công nghiệp học và những nhà tâm lý học quan tâm
và đảm trách.
Chúng ta có thể tìm thấy những quan điểm của các nhà kinh tế học về khía cạnh "lợi ích"[1] hay
"hạnh phúc"[2] trong những nhóm tác giả: một là của những tác giả người Ý vào thế kỷ 18 và hai là
những tác giả người Anh nổi tiếng, thuộc trường phái "thuyết vị lợi"[3], những người rất tin vào tác
phẩm của Jeremy Bentham.
Nhóm tác phẩm của những tác giả người Ý ít được biết đến trong các nước nói tiếng Anh. Điều này
có nhiều nguyên do. Thứ nhất, trong số đó có rất ít tác phẩm được dịch sang tiếng Anh; thứ hai, hầu
như người ta chỉ biết đến những tác giả trường phái tân cổ điển bắt nguồn từ Bentham và những tác
phẩm của họ được trích dẫn nhiều trong các tác phẩm khác. Tuy nhiên, tác phẩm trước đó của
Galiani, của Beccaria và Verri cũng đã được biết đến và bạn có thể tham khảo phiên bản tiếng Anh,
bài viết của Cesar Beccaria về vấn đề tội phạm và mức xử phạt, trong đó những gì ông ta đưa ra
nay đã trở thành cách thức nổi tiếng. Cách thức đó là chính sách công cộng, chính sách này trực
tiếp mang lại "niềm hạnh phúc lớn lao nhất cho đại đa số mọi người". Lập luận của Beccaria về
việc quy định mức xử phạt ra sao để có được kết quả như trên cũng mang tính "vị lợi", ông viết:
"niềm hạnh phúc và sự đau đớn là những động cơ hành động của con người duy nhất được tạo ra
bằng cảm giác". Do vậy, việc tính toán mức phạt ra sao phải tương ứng với mức độ phạm tội để có
thể đạt được sự hợp lý nhất và nhằm giảm thiểu tình hình phạm tội cũng như tối đa hoá hạnh phúc
xã hội, hoặc giả tối đa hoá những cái mà sau này gọi là "phúc lợi xã hội".
Để biết thêm về những tác phẩm khác của các tác giả người Ý trong phạm vi "thuyết vị lợi", xin
xem bảng tóm tắt tại trang web cepa hay có thể tra cứu thêm hướng giải quyết vấn đề của Joseph
Schumpeter trong quyển Lịch Sử Phân Tích Kinh Tế.
Việc tìm hiểu thêm về các tác giả người Ý một phần nào đó cũng mang ý nghĩa thiết thực bởi vì
những tác phẩm của Jeremy Bentham (1748-1832) - một triết gia, kinh tế gia, luật gia người Anh -
có phần nào đó ảnh hưởng bởi những gì ông đọc từ Beccaria. Từ nhỏ ông đã là một cậu bé phi
thường, năm ông 12 tuổi đã bước chân và trường đại học Oxford, ông học chuyên ngành luật và sau
đó trở thành luật sư, ông viết về những vấn đề cải cách luật và cố gắng để cho chúng được thực
hiện. Ít ra phần nào đó trong tác phẩm của mình ông cũng có trích dẫn từ tác phẩm của Beccaria.
Bản thân Bentham cũng biết rằng ông đã từng đọc phiên bản tiếng Anh quyển Tội Phạm Và Mức
Xủ Phạt (năm 1767) của Beccaria và ông đã tiếp thu nhiều quan điểm cơ bản từ tác phẩm đó trong
bài viết của mình.
Tác phẩm đầu tiên của Bentham là Giới Thiệu Những Nguyên Lý Về Đạo Đức và Pháp Chế, quyển
này xuất bản vào năm 1780. Trong đó tôi chỉ muốn bạn đọc chương 4 về đo lường nỗi đau và niềm
vui, bạn có thể nhận thấy được rằng ông đã tiếp thu quan điểm từ Beccaria như thế nào và từ những
khái niệm cơ bản về nỗi đau và niềm hạnh phúc, ông đã phát triển thêm thành khái niệm "lợi ích"
và sáng tạo ra phương pháp tính toán mang tính chất "đem lại hạnh phúc" để đo mức độ hạnh phúc
và đau đớn cũng như đánh giá mức cân bằng trong bất kỳ những hành động có liên quan. Như
Bentham đã ghi chú ngay từ "lời nói đầu", (Beccaria cũng vậy) quyển sách này nhằm phục vụ cho
việc áp dụng vào bộ luật hình sự. [Nổi bật nhất trong tác phẩm của Bentham về "mức xử phạt" là
loại hình nhà tù "xây tròn" - trong đó cho phép những giám ngục luôn để mắt đến các tù nhân bên
trong xà lim.]
Trong những bài viết như vậy, Bentham đã đưa ra định nghĩa về "lợi ích" mà dù ít hay nhiều nó vẫn
còn được sử dụng đến bây giờ (trong những giáo trình kinh tế học vi mô): "Lợi ích nghĩa là quyền
sở hữu bất kỳ vật gì, nhờ đó mà ta có được lợi ích, thuận lợi, niềm vui , sự hạnh phúc […]."[4]
Cùng với sự phát triển của kinh tế học, khái niệm này cũng đã được sử dụng trong cải cách hay đưa
ra những thuật ngữ toán học.
Augustin Cournot: Nhu Cầu Không Cần Đến Lợi ích
Augustin Cournot (1801-1877), bắt đầu viết từ năm 1838, và trong suốt hơn 30 năm trước khi "cải
cách cận biên" xuất hiện vào đầu những năm 1870, ông đã có thể đưa ra những ý tưởng về vấn đề
trao đổi, về vấn đề thị trường, và vấn đề cạnh tranh với mức độ chính xác gần như những nghiên
cứu của các sinh viên kinh tế học vi mô trung cấp của thời đại ngày nay.
Cournot nhận thức rất rõ khi bản thân là một nhà cải cách áp dụng toán học vào vấn đề kinh tế
chính trị. Và đến nổi ông cảm thấy rằng cần phải chứng minh bằng hành động của mình. Trong lời
mở đầu quyển Những Nguyên Lý Toán Học Về Tài Sản (1838), ông có nhận xét về những nét mới
trong đề xuất của mình:
"Tôi thừa nhận rằng, việc chỉ trích các học giả nổi tiếng là bắt đầu từ tôi. Tôi muốn họ phải so sánh
đối chiếu những dạng thức toán học, và chắc chắn ngày nay chúng ta rất khó khắc phục lại những
định kiến mà đã được nhân rộng bởi những nhà tư tưởng như Smith và những tác giả hiện đại khác.
[…]
Hầu hết những tác giả đã cống hiến hết cho kinh tế chính trị, tất cả họ dường như đều co chung một
cái nhìn sai lầm khi áp dụng những phân tích toán học vào giả thuyết về tài sản. Họ chỉ nghĩ rằng
việc tính toán ra các con số chỉ bao gồm những ký hiệu và công thức mà thôi, và chúng ta đều biết
rõ rằng đối với việc định giá trị bằng những con số mà chỉ sử dụng lý thuyết một cách đơn thuần thì
đúng là không thích hợp chút nào, do vậy có thể rút ra kết luận: nếu việc tính toán chuẩn xác hay
không có sai sót gì thì bộ máy toán học sau cùng cũng vô ích và mang tính mô phạm mà thôi.
Nhưng những nhà phân tích toán học cũng biết rằng đối tượng phân tích không chỉ đơn thuần là
tính toán những con số, mà còn là phải tìm ra những mối quan hệ giữa những gì chưa được thể hiện
bằng con số và giữa những hàm số mà quy luật của chúng vẫn không được thể hiện bằng biểu thức
đại số.
[…]
Cái tôi muốn nói đến trong bài này là giải pháp cho những vấn đề chung phát sinh ra giả thuyết về
tài sản này, không chỉ lệ thuộc vào môn đại số sơ đẳng mà còn tuỳ thuộc vào những khía cạnh phân
tích của nó bao gồm những hàm số -- bị ràng buộc bởi những điều kiện nhất định nào đó. Do ở đây
tôi chỉ xét đến những điều kiện rất cơ bản, nên để hiểu về bài tiểu luận này, bạn chỉ cần có kiến
thức về những nguyên tắc tích phân và vi phân là đủ.
Điều này có nghĩa là Cournot cũng đưa ra những hạn chế trong bài viết của mình. Trong "Lời mở
đầu", ông có giải thích là ông không "đề ra một luận thuyết kinh tế chính trị một cách trọn vẹn và
mang tính giáo điều; tôi cũng không đề cập đến những vấn đề mà không có áp dụng phân tích toán
học, cũng như những vấn đề mà theo tôi chúng đã quá rõ ràng." Trong chương IV bài viết của
mình, ông lập lại:
[…] chúng ta không không đồng hành với những tác giả tự biện theo đuổi tìm hiểu cái nôi của con
người; chúng ta không giải thích nguồn gốc của tài sản hay nguồn gốc của hệ thống trao đổi hay
phân chia lao động. Tất cả những vấn đề này là thuộc về lĩnh vực lịch sử nhân loại, nhưng nó cũng
không ảnh hưởng đến giả thuyết được áp dụng trong nền văn minh tiên tiến, thời kỳ (sử dụng
những ngôn ngữ toán học) không còn bị những ảnh hưởng của các điều kiện sơ khởi."
Nói chung, ông có điểm sơ qua về tư tưởng lịch sử và đạo đức trong tác phẩm Tài Sản Quốc Gia và
Lý Thuyết về Tình Cảm Đạo Đức của Adam Smith, hay quyển Tư Bản của Karl Marx để tập trung
miêu tả kỷ lưỡng về những vấn đề đó. Trong khi ông không nói đến những gì mà ông cho là đã quá
rõ ràng, thì lập luận của ông hơi đáng ngờ -- khi những điều kiện sơ khởi của các loại hình toán học
có thể không phát triển nữa nhưng có liên quan đến việc phát triển của các biến số của nó, thì việc
tái sản xuất liên tục của một loại hình đặc biệt nào đó trong xã hội cũng có liên quan đến việc tái
sản xuất liên tục của những đặc tính đã tạo ra nó từ lúc bắt đầu. Do vậy bỏ qua vấn đề này có thể bỏ
xót cả những khía cạnh trung tâm và quan trọng của những mối quan hệ xã hội hiện hữu cần được
phân tích.
Với phạm vi nghiên cứu trong vòng một học kỳ, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu một trong những vấn đề
được quan tâm nhiều nhất mà Cournot đưa ra: nhu cầu thị trường[5].
Như chúng ta đã biết, những nhà quan sát và những học giả nghiên cứu về thị trường đã tranh cãi
nhiều về "nhu cầu" hàng hoá trong suốt nhiều năm qua. Nhưng không một ai đưa ra được bản liệt
kê nhu cầu hay hàm nhu cầu gì cả. Nhiều người không biết rằng Cournot đã làm được điều đó cách
hàng mấy thập kỷ trước khi nó được đưa ra lần nữa.
Trong chương 4 quyển Những Nguyên Tắc Toán Học Về Tài Sản (1838), Cournot bắt đầu tranh
luận về nhu cầu với một "tiên đề" là "một người cố gắng có được những giá trị lớn nhất có thể từ
hàng hoá hay sức lao động của mình". Sau đó vào những năm 1870, những câu phát biểu về thuật
ngữ "giá trị" được thay bằng thoả dụng; nhưng vào năm 1838, ông lại định nghĩa đơn giản hơn và
trưc tiếp hơn: mỗi người cố gắng để có được phần lợi nhuận từ đồng tiền của mình. Quan điểm về
mức cầu của ông xuất phát từ trực giác bản thân: nếu vật dụng rẻ hơn, người ta sẽ mua nhiền hơn,
tôi thiểu ở mức: "báo càng rẻ, người ta hàng ngày đều mua cả."
Quan điểm này đã thay thế quan điểm thông thường trong thời đại của ông, cái mà người ta quan
niệm rằng giá cả "tỷ lệ trực tiếp" với lượng hàng hoá theo mức cầu. Thay vì thể hiện mối quan hệ
giữa mức giá và mức cầu bằng hàm số p=f(D), trong đó mức cầu là biến độc lập, thì ông lại viết là
D=f(p) trong đó số lượng hàng hoá theo mức cầu do mức giá quy định. Dĩ nhiên, đây là một khái
niệm hiện tại thể hiện mối quan hệ đó bằng hàm số, và ta luôn có dD/dp<0.
Nhưng có điều, Cournot lại không phân biệt rõ được giữa mức cầu và số lượng theo mức cầu tại
một mức giá cho sẳn, nghĩa là toàn bộ hàm số với số lượng theo mức cầu tại những mức giá khác
nhau. Bởi vì nếu chúng ta giải thích câu "mức giá hàng hoá … tỷ lệ trực tiếp với số lượng hàng hoá
theo mức cầu" như sau: nếu "mức cầu" (toàn bộ hàm số) gia tăng (hay dịch chuyển về phía bên
phải) thì (giả định đường cong hướng lên thể hiện mức cung) mức giá cũng sẽ tăng theo; thì phát
biểu của Cournot là sai.
Theo cách ông nhìn nhận vấn đề này, thì ông đã đồng hoá mức cầu với doanh số bán ra: "doanh số
bán hay mức cầu (đối với chúng ta thì cả hai từ nay là đồng nghĩa, và giả thuyết không cần tính đến
mức cầu khi tính doanh số) gia tăng khi mức giá giảm." Mặc dù Cournot tiếp tục triển khai đường
cong cầu, nhưng chúng ta đều thấy rằng, khi bàn về vấn đề này, ông ta không cho rằng đường cong
cầu - tập hợp những điểm thể hiện số lượng theo mức cầu, sẽ cắt đường cong cung - tập hợp số
lượng theo mức cung, và ông cũng không cho rằng mức "doanh số" sẽ được quyết định bởi giao
điểm của hai đường này cũng như vị trí điểm cân bằng và "khoảng trống" của thị trường.
Tuy nhiên, Cournot không đưa ra công thức mức cầu mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay: D=F(p)
trong đó D là mức cầu (hay doanh số hàng năm), p là mức giá hàng hoá- là ẩn số. Ông gọi công
thức này là luật cầu.
Khi thử vẽ ra đường cong từ giả thuyết bao gồm cả những thói quen và tập quán, những giá trị sử
dụng, phân phối thu nhập và những nguyên nhân đạo đức, và giả thuyết này được cho là không khả
thi (chính xác là rút ra từ lợi ích), ông cho rằng một người có thể biết được hình dạng thực của
những đường cong đó bằng cách nghiên cứu quan sát những gì diễn ra trên thị trường.
Ông nói là ta có thể kẻ ra "một bảng những giá trị tương ứng của D và p; sau đó dùng những
phương pháp nội suy hay vẽ hình thì có thể vẽ được một đường cong hay viết được một công thức
thực nghiệm thể hiện được hàm số chưa biết đó." Phương pháp ông đang nghĩ sau này được tiếp
nhận trong những nghiên cứu toán học kinh tế, ví dụ như phương pháp thống kê, như phép phân
tích hồi quy để tìm đường cong nào là "thích hợp" nhất hay có thể thể hiện được những tình huống
quan sát được. Tuy nhiên do "gặp khó khăn để có được những quan sát thích hợp và chính xác" nên
ông vẫn không chắc lắm về tính khả thi của những phương pháp nghiên cứu như vậy và lại tiếp tục
cho là hình thức liệt kê chi tiết các số liệu toán học vẫn cho ta những kết quả chính xác.
Khi ứng dụng những công thức này, ông quan niệm rằng ta có thể giả định là trong một xã hội tư
bản phát triển toàn diện có nhiều người tiêu thụ và nhiều loại thị trường, thì hàm cầu F(p) đó sẽ
mang tính liên tục. Tính chất liên tục này ám chỉ những thay đổi "cận biên" chỉ là những thay đổi
nhỏ, và ta có một cách tính mới:
Nếu hàm số F(p) mang tính liên tục, thì những hàm số cùng chức năng khác cũng như thế, và nhiều
ứng dụng quan trọng của phép phân tích toán học sẽ dựa vào: sự thay đổi mức cầu sẽ tỷ lệ với sự
thay đổi mức giá đồng thời đây là những phần thay đổi nhỏ so với mức giá gốc.
Do vậy, ông ta có thể tranh biện về hình dạng của hàm cầu D=F(p) và cho rằng hầu hết hình dạng
gốc - những hình dạng cũ của chúng - có độ lồi theo những biên độ thích hợp. Ông quan niệm
chúng có thể tối đa hoá giá trị tổng doanh số bán pF(p), tức là mức độ rộng lớn của thị trường tại
những mức giá khác nhau và ông sử dụng những số theo thứ tự phái sinh thứ nhất và thứ hai để xác
lập cực đại và cực tiểu. Điều không rõ duy nhất trong phần giải thích của ông là phần nghịch đảo
trục, trong đó mức giá nằm trên trục hoành và số lượng nằm trên trục tung.
Nên chú ý rằng Cournot cũng nhận biết được những thay đổi này mà sau này ta gọi là độ co giãn
của mức cầu - có thể gọi là độ thay đổi nhạy bén của mức cầu theo giá.
Mức cầu có thể tỉ lệ nghịch với mức giá; thông thường nó tăng hay giảm theo tỷ lệ nhanh hơn -
quan sát này có thể áp dụng vào sản xuất mọi mặt hàng. Ngược lại, trong các trường họp còn lại,
mức cầu thay đổi chậm hơn.
Ông nói về vấn đề này như sau:
Giả sử khi mức giá bằng p+dp [trong đó dp thể hiện sự thay đổi nhỏ của p], thì mức tiêu thụ hàng
năm theo thống kê - được ghi nhận từ từng hộ gia đình sẽ bằng D-dD [trong đó dD thể hiện sự thay
đổi nhỏ của D]. Tuỳ theo dD/dp hay D/p, khi mức giá tăng, dp sẽ làm tăng hoặc giảm sản phẩm
pF(p), và do đó ta sẽ biết được thông số này dù hai giá trị p và d+dp giảm xuống thấp hay trên mức
giá mà làm cho sản phẩm được xem là đạt giá trị tối đa.
Như Clarence Morrison gần đây đã chỉ ra trong bài Báo Kinh Tế Atlantic mùa hè 2003: nếu chúng
ta chia dD/dp hay D/p cho D/p, chúng ta sẽ có được công thức co giãn giống nhau: (dD/D)/(dp/p) <
hay >1. Phát hiện về tính co giãn này giúp cho Alfred Marshall đặt tên đó cho nó sau này.
Vậy là chúng ta đã điểm qua những quan điểm của những nhà kinh tế tân cổ điển, và những bình
luận của họ về "mức cầu" của tầng lớp công nhân có đủ để họ sinh sống hay không hoặc có đủ để
có thể ngăn chặn khủng hoảng kinh tế và tình trạng mức lương bị giảm.
*Chủ nghĩa trọng thương: Ra đời ở phương Tây cuối
tk15-tk17.
-Về mặt KT-XH: quá trình tích lũy nguyên thủy của CNTB, thời kì tích lũy tiền tệ
cho sự ra đời của CNTB. Thời kì này, khuynh hướng trọng thương là 1 điều tất yếu:
dề cao vai trò của thương mại, trao đổi. Đòi hỏi cấp bách về mặt lí luận, phải có 1 lí
thuyết KT được đưa ra để chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động KT. CN trọng thương ra
đời.
-Về tư tưởng: Ở phương Tây, diễn ra phong trào Phục hưng, CN duy vật chống lại
CN duy tâm, các ngành KHTN phát triển mạnh. Những phát kiến mới về địa lí tìm ra
châu Mĩ, tạo đk cho buôn bán, khai thác tài nguyên..
-Về chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế thống trị. Để bảo vệ chế độ quân chủ
chuyên chế, các nhà trọng thương ra sức tuyên truyền: thương nhân phải ủng hộ nhà
nước, chỉ có dựa vào nhà nước mới phát triển KT được. Có sự phân hóa thành 2
khuynh hướng. Khuynh hướng KT (hướng tới CNTB), khuynh hướng chính trị
(muốn níu kéo sự thống trị của nhà nước PK).
*Những tư tưởng KT chủ yếu.
-Đồng nhất tiền tệ với của cải. Tiền là 1 nội dung căn bản của của cải, là tài sản thực
sự của 1 quốc gia. Tất cả các chính sách KT phải nhằm 1 mục đích là làm gia tăng
khối lượng tiền tệ. Hàng hóa chỉ là phương tiện để đạt đến cái đích cuối cùng là tiền
tệ.
-Quan điểm về ngành nghề của phái trọng thương. Chỉ những ngành nghề nào làm
gia tăng tiền tệ mới có giá trị tích cực & ngược lại.
+CN: làm ra SP về mặt vật chất, không phải là tiền. Không những thế lại mất tiền để
mua nguyên liệu, là ngành tiêu cực. Tuy nhiên trừ ngành CN khai thác vàng, bạc.
+NN: cũng tạo ra SP về vật chất, tuy nhiên không mất tiền mua nguyên liệu (có thể
khai thác từ tự nhiên), nhưng không làm ra tiền. Là ngành trung gian giữa tiêu cực &
tích cực.
+Của cải tiền tệ làm ra từ thương nghiệp (nội thương & ngoại thương). Đặc biệt nhấn
mạnh vai trò của ngoại thương (xuất siêu).
-Lợi nhuận thương nghiệp: là kết quả của những hành vi lừa đảo cướp bóc giống như
chiến tranh. Nội thương: khối lượng của cải tiền tệ quốc gia không tăng, giống như
hành vi móc túi lẫn nhau. Muốn là gia tăng khối lượng của cải tiền tệ của quốc gia
phải bằng ngoại thương. Dân tộc này giàu lên bằng sự hy sinh lợi ích của dân tộc
khác. Muốn giành phần thắng trong quan hệ ngoại thương thì phải xuất siêu. Đại biểu
Montechretien (Pháp) coi nội thưong là hệ thống ống dẫn, còn ngoại thương như là
chiếc máy bơm. Muốn tăng của cải thì phải có ngoại thương nhập và dẫn của cải
thông qua nội thương.
-Không biết đến qui luật KT. Trái lại, họ lại đánh giá cao chính sách KT của nhà
nước, coi chính sách KT của nhà nước giữ vai trò quyết định. Đặt nền móng cho học
thuyết sự can thiệp của nhà nước đối với nền KT sau này.
*Thomas Mun:
-Của cải là số SP dư thừa được SX ra ở trong nước, nhưng phải được chuyển hóa
thành tiền ở thị trường bên ngoài. Tư tưởng trung tâm là bảng cân đối ngoại thương
xuất siêu (bảng cân đối tích cực). Để có xuất siêu: chỉ có xuất khẩu thành phẩm chứ
không xuất khẩu nguyên liệu & bán thành phẩm. Trong tiêu dùng phải tránh nhập
khẩu SP, đặc biệt là chống nhập hàng xa xỉ. CN phải được khuyến khích phát triển để
làm hàng xuất khẩu. Nhà nước phải có chính sách bảo hộ, khuyến khích tăng dân số
để tạo ra nguồn nhân lực rẻ.
-Tiền tệ là hiện thân của của cải. Coi thương mại là ngành duy nhất để kiếm tiền.
*Montchretien:
-Tư sản của 1 nước không chỉ là tiền mà còn bao gồn của dân số nhà nước (là nhân
dân). Nhân dân là chỗ dựa của nhà nước, nhà nước phải quan tâm nhiều hơn đến
nhân dân. Thương nhân là những người SX nhỏ, là sợi dây nối liền người SX này với
người SX khác. Thương nghiệp là mục đích cuối cùng của tất cả các ngành nghề. Lợi
nhuận thương nghiệp là hoàn toàn chính đáng. Nó cho phép bù đắp lại những tổn thất
rủi ro trong quá trình giao dịch, buôn bán.
-Cần 1 ngành khoa học đưa ra những qui luật làm giảm những tổn thất rủi ro, tăng lợi
nhuận thương nghiệp. KTCT là khoa học thực dụng đề ra nhiều qui tắc cho thực tiễn
hoạt động KT.
- Hạnh phúc của con người là ở trong sự giàu có, sự giàu có chỉ có được trong lao
động.
*Đánh giá công lao, hạn chế của CN trọng thương.
*Hạn chế:
-Ít tính lí luận, mang nặng ý thức, kinh nghiệm. Được đưa ra dưới hình thức những
lời khuyên thực tiễn.
-Mới chỉ dừng lại ở những biểu hiện bề ngoài của lưu thông, chưa đi sâu nghiên cứu
bản chất lưu thông, qui luật vấn đề của lưu thông. Chỉ dừng lại ở cái vỏ bề ngoài của
hiện tượng & quá trình KT.
*Công lao:
-So với những nguyên lí trong chính sách KT của thời kì trung cổ, những quan điểm
KT của CN trọng thương thể hiện bước tiến bộ lớn. Đã biết xem xét của cải theo giai
đoạn giá trị. Thấy được mục đich của SX & trao đổi HH là giá trị & lợi nhuận.
Những đề nghị về chính sách KT đưa ra có tác dụng thúc đẩy nhanh sự ra đời CNTB,
rút ngắn thời kì quá độ từ PTSX PK sang PTSX TBCN (những chính sách ngoại
thương, tiền tệ, thuế quan bảo hộ..)
-Là trường phái đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời của tư tưởng nhà nước can thịêp
vào KT. Sau này được KT học tư sản phát triển thành 1 học thuyết KT.
* Đặc điểm Chủ nghĩa trọng nông:
-Trọng tâm lĩnh vực nghiên cứu được chuyển từ lưu thông sang SX.
-Đồng nhất SX nông nghiệp với SX vật chất. Đồng nhất địa tô với SP thuần túy.
-Các quan điểm KT thể hiện rõ khuynh hướng tự do KT.
*F.Qnesney:
-Là cha đẻ cho trường phái KTCT tư sản cổ điển Pháp. Có 2 công lao: Đặt vấn đề 1
cách khoa học về SP thuần túy, tuy nhiên chưa giải quyết được triệt để vấn đề này.
Phát triển 1 cách khoa học vấn đề tái SX trong tác phẩm "biểu KT".
*Cương lĩnh chính sách KT của CN trọng nông:
-Chính quyền tối cao phải là duy nhất & cao hơn tất cả mọi thành viên trong XH.
Cho nên 1 trong những đẳng cấp trong XH chiếm lấy chính quyền là việc không hợp
pháp. Việc đảm bảo quyền sở hữu là cơ sở của sự tồn tại & phát triển của XH.
-Đưa ra đề nghị với chính sách thuế. Thuế má không được quá nặng & phải phù hợp
với thu nhập. Nên đánh thuế cao đối với tầng lớp chủ đồn điền (các nhà TB kinh
doanh trong NN), không nên đánh thuế vào tiền công & tư liệu sinh hoạt.
-Chủ đồng điền & lao động trong NN là những quĩ chi phí quốc gia trong NN, phải
được coi là quĩ bất khả xâm phạm. Cần được bảo tồn, giữ gìn 1 cách cẩn thận để có
được thuế & các tư liệu sinh hoạt khác. Phải bảo vệ tầng lớp lao động trong NN.
Luận điểm này thể hiện 1 bước trưởng thành về lí luanạ & triệt để về chính trị.
-Cương lĩnh chính sách KT: Đòi tổ chức lại theo phương thức TBCN ngành NN.
Ngành NN là chỗ dựa chủ yếu của nền PK bấy giờ. Thực chất, ông tuyên bố phát
triển con đường TBCN về mặt KT. CNTB đang tự mở ra 1 con đường đi trong khuôn
khổ của XH phong kiến. Marx nhận xét: nó thể hiện 1 XH có nội dung KT là tư sản,
nhưng lại có vẻ bề ngoài là phong kiến, thể hiện sự phân hóa giữa 2 khuynh hướng
KT & chính trị.

Chủ Nghĩa Trọng Thương (Mercantilism)


Chủ Nghĩa Trọng Thương chỉ là một nhóm nhỏ có nguồn gốc từ phong trào và chiến lượt mở rộng
tài sản, mà tài sản đầu tiên là của các thương gia, thứ hai là của chính phủ tư bản trong những năm
đầu. Phong trào và chiến lượt đó bắt đầu từ thế kỷ 16 và kéo dài sang thế kỷ 18 và một phần của thế
kỷ 19.
Hầu hết những người trong chủ nghĩa trọng thương chính họ cũng là thương gia hay là những
người trong bộ máy chính phủ và các bài viết của họ đều ảnh huởng đến khát vọng gia tăng lợi
nhuận kinh doanh và cả hổ trợ tài chính cho chính phủ thông qua việc đánh thuế trên tài sản được
tạo ra để bảo vệ cho chính các lợi ích này. Đây là thời kỳ nổi bật của các tiểu bang trong một nước
và các chính phủ của một nuớc mà trong đó họ đóng vai trò duy nhất trong việc huy động lợi nhuận
cho các thương gia. Điều này không chỉ đúng vì lợi nhuận trong nuớc (trong đó các thương gia cần
chính phủ để thiết lập và duy trì các điều kiện thuận lợi cho họ để tạo ra lợi nhuận) mà còn đúng vì
lợi ích trong trường quốc tế.
Trong những năm đầu của thời kỳ tư sản, khi đó nhu cầu thực sự của hầu hết mọi người đều bị giới
hạn do đồng lương thấp, các thưong gia gấp rút đi tìm thị trường và tài sản ở nước ngoài và cái họ
cần là chính phủ phải tiên phong trong việc mở rộng các thị trường này và ủng hộ thương nghiệp
cũng như có các chính sách tiền tệ có lợi cho họ. Thời này cũng chẳng có các tổ chức đa quốc gia
như Tổ Chức Kinh Tế Thế Giới WTO hay Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhằm bảo vệ quyền lợi cho họ
như ngày nay. Để thay thế, họ lại đi tìm mối quan hệ cộng sinh với chính quyền quốc gia và kết quả
của của cuộc tìm kiếm này là chủ nghĩa đế quốc hiện đại.
Trọng tâm của những tư tưởng trọng thương là quan điểm cho rằng tiền chính là điều chính yếu của
tài sản và là chìa khóa để phát triển mở rộng tài sản và quan điểm cho rằng ngoại thương mang đến
tiền bạc (vàng) cho những quốc gia không thể tạo ra chúng. Mục tiêu chung ở đây là làm thế nào để
cho mức xuất khẩu cao hơn nhập khẩu nhằm mang về cho nước đó nhiều tiền hơn. Như Thomas
Mun có đề cập đến: "Để gia tăng thêm tài sản ngân khố bằng những cách thông thường thì chỉ có
ngoại thương mà thôi, chúng ta phải thấy rõ quy luật đó; hàng năm bán cho người nước khác nhiều
hơn thì vẫn tốt hơn do chính người trong nước tiêu thụ". Dĩ nhiên Mun lúc đó đang viết ở Anh -
đang nằm dưới bóng thời kỳ Hoàng Kim của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16 khi họ
chiếm đoạt vàng, bạc khi xâm lượt các vùng lãnh thổ ở Tây Bán Cầu. Nước Anh cũng có những
thuộc địa riêng của nó ở bắc Mỹ, Châu Á, Châu Phi nhưng Mun hiểu rằng để có được các kim loại
quý ở các nước thuộc địa rất hạn chế và do đó có thể thay thế băng cách buôn bán. Ông viết:
"chúng ta không có phương tiện gì khác để có được tài sản bằng ngoại thương, thậm chí đối với các
khu mỏ mà chúng ta đang có".
Những mối bận tâm của những người theo chủ nghĩa trọng thương đối với vấn đề trong nước không
chỉ là các biện pháp gia tăng thương mại ở địa phương mà còn những biện pháp làm gia tăng công
nghiệp địa phương. Ngành công nghiệp lúc đó đang trở thành tư bản một cách chậm rãi trong xu
thế hiện đại dựa vào lao động ăn lương và tổ chức nhà xưởng nhưng đó cũng chính là nguồn cung
cấp hàng chính cho các thương gia xuất khẩu để thu lợi nhuận và tài sản. Do đó những người theo
chủ nghĩa trọng thương đã đề xuất các chính sách ủng hộ cho sự phát triển công nghiệp: lượng tiền
tệ giá thấp, dồi dào để tài trợ cho việc đầu tư và cho vấn đề dân số tăng nhanh mà không có đủ trợ
cấp để giữ cho mức cung lao động cao và mức lương thấp.
Trên mạng có đưa ra những quan điểm tổng quát về chủ nghĩa trọng thương và những người truyền
bá chủ nghĩa này và bao gồm nhiều liên kết đến những tác giả và các bài viết của họ. Trong đó, tôi
muốn các bạn về nhà đọc bài viết của người Anh Thomas Mun (1571-1641), bài luận với chủ đề
"Tài Sản Của Anh Quốc Thông Qua Ngoại Thương" ("English Treasure by Foreign Trade") nhìn
chung là một tác phẩm tiêu biểu cho trường phái này.
Bản thân ông cũng là một nhân viên của công ty Đông Ấn - đây là một doanh nghiệp nhà nước của
Anh chuyên bóc lột những thuộc địa của nó ở Ấn Độ. Nói cách khác, ông là giám đốc đứng về phía
kinh doanh của đế quốc Anh và những lập luận của ông kêu gọi chính phủ ủng hộ xuất khấu từ Anh
và giảm nhập khẩu từ nước ngòai, những lập luận này cũng nhằm biện minh cho sự suy sụp của
ngành dệt Ấn Độ trong khi đó đang tạo ra một thị trường cho Anh xâm nhập vào. Đồng thời những
lập luận của ông ta đã vượt ra khỏi chủ nghĩa trọng tiền đơn thuần của những "người trọng vàng"
mà đã thất bại khi thừa nhận cách sử dụng (xuất khẩu) tiền của các công ty như công ty Đông Ấn
có thể đem về nhiều tiền hơn, và nhiều tài sản hơn cho nước Anh và cho quốc khố Anh, đất nước
mà những đòan thuyền của họ đã đi xâm lượt thuộc địa và làm cơ hội làm giàu cho các thương gia.
Đối với việc tiêu thụ và việc làm tại Anh, Mun là một tiêu biểu cho người trọng thương tán dương
việc tiêu thụ xa xỉ đối với những người giàu (những người có thể tạo công ăn việc làm cho người
nghèo), và sự nghèo khó đối với mọi người khác nhằm làm cho mức lương họ duy trì thấp ở mức
đủ sống đẻ ép buộc họ phải đi làm mới có thể sinh sống được. Những người trọng thương - cũng
giống như những nhà tư bản khác và cũng có thể sẽ là vậy trong thời kỳ này - nhận thấy rằng đang
có sự kháng cự của những người bị buộc rời bỏ mảnh đất sinh sống của họ để lệ thuộc vào ý muốn
và quyền lợi của người khác. Sự nghèo nàn chính là câu trả lời: "bần hàn và thiếu thốn", ông viết:
"hoang dã khiến cho người ta thông minh và chăm chỉ"
Tuy nhiên, đây cũng là một trường hợp thông thường, những chính sách như thế dành cho người
nghèo cũng chỉ mang tính dàn xếp về mặt đạo đức và đối với công ăn việc làm cũng thế, dù là công
việc đó dành cho những người nghèo hay tầng lớp trung lưu. So sánh người Anh với người Hà Lan
chăm chỉ, Mun than rằng:
"Trong khi chúng ta từ bỏ cả những bài học đạo lý thông thường để chạy theo thú vui riêng của
mình, rồi trong nhiều năm chúng ta bị những ống điếu, những cái bình làm cho ta mê muội - những
thứ đáng tởm - chúng ta hút thuốc, uống rượu , cho đến khi cái chết tìm đến chúng ta; những người
Hà Lan khi xưa đã để lại cho ta những thứ trụy lạc bẩn thỉu và lấy đi sự dũng cảm vốn có của ta, cả
biển và đất đai, và đặt biệt chúng ta phải sống trong sự bảo hộ của họ, mặc dù họ đều biết như thế
nhưng bây giờ họ có cảm ơn ta đâu. Rốt cuộc, đó là bệnh tật phát sinh từ hút sách, nhậu nhẹt, tiệc
tùng, thời trang, và sự lãng phí thời gian bởi sự biếng nhác và thú vui riêng (trái với ý Chúa và
những thói quen của các nước khác), bệnh tật đó làm cho thân thể ta nhu nhược, làm cho đầu óc ta
mụ mị, làm cho đất nước ta nghèo nàn, làm giảm đi dũng khí của ta, đem những điều bất hạnh đến
cho kinh doanh, và làm cho kẻ thù của ta kinh bỉ."
Người tiêu biểu quan trọng thứ hai cho Chủ Nghĩa Trọng Thương là William Petty (1623-1687) -
ông cũng là một thành phần tích cực của đế quốc Anh. Vào năm 1694 khi Anh xâm chiếm Ireland
(đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những cuộc xung đột liên tục ở miền Bắc nước này) ,
Petty được giao nhiệm vụ đánh giá lượng tài sản và tính toán cách chia phần hữu hiệu nhất cho
những kẻ xâm chiếm. Tuy nhiên trong phạm vi lịch sử tư duy kinh tế, ông ta được biết đến nhiều
hơn với tác phẩm Số Học Đối Với Chính Trị (Political Arithmetik) mà trong đó ông nhấn mạnh đến
phương pháp định lượng cho công tác phân tích các vấn đề kinh tế, đó là phương pháp mà dù dưới
hình thức nào đi chăng nữa cũng đã trở thành một phương pháp cơ bản không chỉ đối với toán kinh
tế (đôi khi ông được cho là người tìm ra nó) mà còn đối với lý thuyết kinh tế nói chung. Những vấn
đề "số học" mà ông đưa ra cũng chính là những mối quan tâm của những người theo Thuyết Trọng
Thương; những minh chứng cho thể hiện điều đó: tài sản của Anh gia tăng gắn liền với sự mở rộng
thương mại; sự thịnh vượng và quyền lực của Anh đều dựa vào ngành thương mại đó và số tài sản
gia tăng thêm đó; nếu ép buộc càng nhiều người làm việc thì tài sản càng gia tăng, và vân vân…
Đối với vấn đề thúc ép người dân đi làm, cũng giống như Mun, Petty ít tàn bạo hơn trong việc yêu
cầu phải trả tiền lương ở mức thấp và dĩ nhiên chính cái nghèo buộc con người ta phải đi làm. Ông
ta cho rằng nếu mức lương quá cao thì thật sự người ta sẽ không đi làm "khi mà ngô bắp vô cùng
thừa thải, tầng lớp lao động nghèo thì cũng ít đi: và tất yếu là không xãy ra tình trạng khan hiếm
(đến nổi mà con người ta chỉ biết ăn và uống). Ông ta còn nói một điều phải cẩn trọng cần tránh là
tình trạng "làm cho người ta bội thực, cả về số lượng lẫn chất lượng; và do đó làm cho con người
trở nên không thích lao động".
Mối bận tâm của những người theo thuyết trọng thương đối với vấn đề tiền tệ không chỉ đơn thuần
là gắn với việc tôn thờ vẽ đẹp quyến rũ của vàng. Nhìn chung họ cho rằng chính sự gia tăng lượng
tiền (lệ thuộc vào xuất khẩu vượt mức nhập khẩu) là kích thích đến nền kinh tế không bằng cách
này cũng bằng cách khác.
Những quan niệm của phần lớn những người theo Chủ Nghĩa Trọng Thương về mức tác động của
mức cung tiền đến nền kinh tế là sự gia tăng đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương
mại. Càng có nhiều tiền thì dễ dàng xây nhiều công trình hơn, mua nhiều tàu hơn, có thể chi trả tiền
bảo hiểm, cũng như có thể mua và trữ nhiều hàng hoá hơn và tái xuất khẩu, vân vân…. Không như
những người tôn thờ vàng - những người mà không chịu được tình trạng vàng bị đem ra khỏi nước
họ - Mun cố gắn đưa ra bài học cơ bản, bạn phải dùng tiền của bạn để làm ra tiền: " hàng hoá tăng
lên được mang đến bằng chính những phương tiện là những đồng tiền mà chúng ta đã bỏ ra trước
đó, và cuối cung mang đến cho ta một giá trị lớn hơn số tiền của ta đã bỏ ra."
Một hạn chế đối với mức ảnh hưởng tích cực của việc mang tiền đến cho nền kinh tế trong nước là
khi giá cả của các mặt hàng xuất khẩu tăng lên nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thương mại. Mun
nhận ra điều này, do đó ông đã không áp dụng nguyên lý này. Mặc khác, John Locke (1632-1704) -
triết gia đảng Whig, một thành viên người Anh trong Hội Đồng Thương Mại và Thuộc Địa - đã
quan sát và đưa ra lý thuyết rõ ràng hơn về mối quan hệ này. Ông ta cho rằng mức giá của các loại
hàng hoá sẽ tỷ lệ với lượng tiền luân chuyển chúng. Lượng tiền càng nhiều thì mức giá của các loại
hàng hoá đang lưu thông càng cao. Ngược lại, lượng tiền càng ít thì mức giá càng thấp.
"Giả sử rằng hiện nay ở Anh chúng ta chỉ có phân nửa số tiền như 7 năm trước, vẫn có lượng sản
phẩm hàng hoá hàng năm, có số lượng công nhân, có những người môi giới phân phối hàng hoá
như chúng ta từng có trước đây; và giả sử rằng phần còn lại của thế giới mà chúng ta đang có mối
quan hệ mậu dịch thì có lượng tiền như trước đây, (có thể họ có nhiều hơn vì một nửa số tiền của
chúng ta đã chuyển qua tay của họ rồi), chắc chắn rằng hoặc một nửa số tiền thuê chúng ta sẽ
không được trả, một nửa lượng hàng hoá không thể bán ra, và một nửa nhân công sẽ thất nghiệp, và
vì vậy một nửa ngành mậu dịch bị thất thoát; hoặc là mọi người trong trường hơp này chỉ nhận
đựơc phân nửa số tiền so với lúc trước cho việc bán hàng hay lao động, và đồng thời bên những
nước láng giềng cũng nhận được một nữa tương tự với cùng lượng hàng hoá và lao động bỏ ra."
(John Locke, Xem Xét Một Số Hậu Quả Của Việc Hạ Mức Tiền Lãi Và Gia Tăng Giá Trị Đồng
Tiền của John Locke, 1691.)
Khi đưa ra lập luận này, ông đã trở thành một trong những nhà kiến lập "thuyết định lượng tiền tệ"
(Quantity theory of money). Tuy vậy Locke cũng không đồng tình với quan điểm của Mun khi ông
cho rằng lượng tiền quá nhiều sẽ có thể làm giảm khả năng xuất khẩu và làm giàu của nước đó.
John Law (1671-1729) cũng là một người theo thuyết trọng thương, ông cũng đã nhận ra mối quan
hệ nhân quả giữa mức cung tiền và mức gia tăng giá cả nhưng ông chỉ quan tâm đến những mặt
thuận lợi của nó. Trong thời đó ông được biết đến qua những ý định đầu cơ tích trữ của ông như
"Kế Hoạch Mississippi" ( tham khảo mục mô tả trong tác phẩm cổ điển Những ảo Tưởng Khác Lạ
Thường Gặp Và Sự Mù Quáng Của Quần Chúng của Charles Mackay). Ttuy nhiên, chính Law
cũng đã cống hiến cho sự phát triển thuyết tiền tệ. Trong quyển Cân Nhắc Giữa Tiền Và Thương
Mại(1705) (Money and Trade Considered), Law nhấn mạnh đến việc làm thế nào mà với lượng tiền
gia tăng dành cho đầu tư có thể thúc ép người ta làm việc, sản xuất nhiều hàng hơn, cũng như tạo ra
nhiều thặng dư hơn từ những mặt hàng xuất khẩu. Do đó ảnh hưởng chính của mức cung tiền sẽ lệ
thuộc vào những yếu tố sản xuất. Nếu lượng tiền gia tăng đủ để kích thích sản xuất và sản lượng đạt
được nhiều hơn thì nó sẽ bù vào phần do mức giá tăng lên. Điều này đúng khi Law không quan tâm
đến khuynh hướng tiền tín dụng đang dần thay thế tiền vàng trong thời của ông. Lưu ý: cách nhìn
nhận của ông về hiện trạng này là tiền tín dụng đang dần trở thành một loại tiền chiếm ưu thế một
cách nhanh chóng, chính dẫn dắt ông đưa ra những gì mà chúng ta gọi là "học thuyết tiền thật"
(Real Bills Doctrine) - lượng tiền/tín dụng đang luân chuyển được quyết định bởi nhu cầu mậu
dịch. Mặc khác, trong khi quan điểm thông thường cho rằng mức cung tiền do ảnh hưởng của yếu
tố ngoại sinh là mức cung vàng quyết, thì Law lại cho rằng mức cung tiền do yếu tố nội sinh là nhu
cầu của các cá nhân có liên quan trong mậu dịch quyết định.
Quan niệm của Law về tầm quan trọng của việc sử dụng cụ thể loại tiền nào đã được phản ánh và
phân loại trong những bài viết của Richard Cantillon (1680?-1734) - ông là người Ái Nhĩ Lan,
nhưng sống và làm ăn tại Pháp và sau cùng chuyển đến Anh. Vào những năm 1720 khi viết quyển
Luận Về Bản Chất Chung Của Thương Mại (Essay on the Nature of Commerce in General),
Cantillon có một tầm nhìn quan trọng xa hơn Locke khi ông đưa ra nghiên cứu của mình về những
phương pháp cụ thể mà thông qua đó việc tăng mức cung tiền có thể tác động đến mức giá, đến đầu
tư, và đến cả mậu dịch. Cũng giống như Law, để làm được như thế ông cũng dùng cách phân tích
tiền tệ thuần tuý để phân tích lượng tiền luân chuyển trong các nghiệp vụ kinh tế thực tiễn.
"Ngài Locke đã đưa ra lập luận này như một châm ngôn khi ông cho rằng sản lượng và hàng hoá tỷ
lệ thuận với lượng tiền mà chính lượng tiền này đóng vai trò như một người điều phối giá cả thị
trường. Trong những chương trước tôi đã cố gắng lý giải ý kiến này của ông ta: ông thấy được sự
dư thừa tiền bạc làm cho mọi thứ trở nên đắt đỏ, nhưng ông lại không xem xét đến làm cách nào mà
xãy ra tình trạng như thế. Vấn đề khó khăn chủ yếu của câu hỏi này nằm ở chổ làm sao để biết
được lượng tiền gia tăng làm nâng cao mức giá theo chiều hướng nào và theo một tỷ lệ ra sao."
Trong quá trình chứng minh phương pháp đó, ông cũng đã cho thấy làm thế nào mà số tiền cần cho
việc lưu thông hàng hoá với một mức giá định sẵn được quyết định bởi tốc độ luân chuyển của số
tiền đó (hiện nay nó được gọi là "vận tốc" của tiền). Ông chứng minh rằng gia tốc vòng luân
chuyển cũng có nghĩa là càng cần ít tiền để lưu chuyển thì giá trị của hàng hoá càng được ổn định.
Nói cách khác, càng cần nhiều tiền thì vòng luân chuyển tiền càng nhanh chóng bị thay thế.
Với những cách hiểu như thế, Cantillon đã có thể đưa ra những bài bình luận về "cơ chế về những
hình thái luân chuyển" rõ ràng dễ hiểu nhất trong thời của ông. Ông chứng minh được cuối cùng thì
dòng tiền thuần thu vào sẽ làm tăng mức giá, làm suy yếu xuất khẩu, kích thích nhập khẩu và phát
sinh ra dòng tiền thuần chi ra. Phân tích này đã đưa ra những hạn chế nhất định về yêu cầu của
những người theo thuyết trọng thương - mà điều này có thể xãy ra - là đạt được dòng thu thuần liên
tục. Một quốc gia càng duy trì sự lưu thông của lượng tiền lớn hơn càng lâu thì quốc gia đó càng
có nhiều lợi thế hơn các quốc gia khác; nhưng sự duy trì này khó thực hiện được và không thể thực
hiện đối với một khoảng thời gian quá dài.
(Lưu ý: trong một thời gian dài, tác phẩm của Cantillon ít được biết đến ở Anh với kết quả là phân
tích cơ chế về những hình thái luân chuyển đã luôn gắn liền với tác phẩm của David Hume (1711-
1776) - nhà triết học và là bạn của Adam Smith (xem phần sau) - cả hai đều chỉ trích mạnh mẽ đến
những người theo thuyết trọng thương. Tham khảo bài luận của ông ta "Cán Cân Mậu Dịch" (Of
the Balance of Trade) trích trong quyển Những bài luận về: đạo đức, chính trị và văn chương của
ông ta được xuất bản năm 1758.)
Việc phân tích chính xác về mức cung tiền có thể làm gia tăng xuất khẩu, tăng giá… chắc chắn đã
làm cho những người theo thuyết trọng thương nghĩ đến mối quan hệ giữa mức cung tiền và lãi
xuất. Bất kỳ số phát sinh nào trên lượng tiền đã bỏ ra thì ít nhất là phân nửa chúng đều phải thông
qua những nhà tài chính trung gian, họ tác động đến số tiền đó thông qua việc tính lãi suất vay và
cho vay chúng. Nhìn chung vào thời đó những người theo thuyết trọng tiền đều có chung một quan
điểm là lãi suất thay đổi tỷ lệ nghịch với mức cung tiền; nếu càng có nhiều tiền thì dễ tìm mượn
hơn và trả lãi rẽ hơn. Tuy nhiên, một số người lại dựa vào việc kiểm chứng nguồn gốc khác nhau
và vòng quay của số tiền mà những phân tích mang sắc thái khác nhau. Ví dụ như Cantillon, trong
phần II chương 10 quyển Bài Luận (the Essay) của ông đã nêu ra rõ rằng thậm chí trong trường hợp
mức cung tiền gia tăng do thặng dư xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào có thể làm cho khuynh
hướng ban đầu là giảm lãi suất bị suy yếu đi. Ông giải thích vấn đề tiền lãi cũng giống như mức giá
của tất cả các loại hàng hoá và xem như nó được quyết định bởi mọi thứ mà có tác động đến mức
cầu cũng như mức cung.
Chủ nghĩa trọng thương được chia thành hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu với những đại biểu như William Stafford (1554-1612, người Anh),
Thomas Gresham (1519-1579, người Anh) và Gasparo Scaruffi (1519-1584, người
Ý) với lý thuyết cân đối tiền tệ, chủ trương tăng sở hữu tiền như một dạng của cải
thông qua luật định. Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này còn được gọi là chủ nghĩa
trọng kim.

Giai đoạn sau phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 17 với những người đại diện là Thomas
Mun (1571-1641, người Anh) và Antoine de Montchrétien (1576-1621, người Pháp)
với luận thuyết cân đối thương mại chủ động. Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này
còn được gọi là chủ nghĩa thặng dư thương mại.

Tuy những nhà hoạt động kinh tế nói trên sống ở các nước khác nhau và không có sự
trao đổi gì với nhau nhưng họ đã có những quan điểm trùng hợp. Trường phái này
không chỉ biểu hiện qua lý thuyết, mà còn là một phần của truyền thống văn hóa-
chính trị.

Chủ nghĩa trọng thương bắt đầu thoái trào từ thế kỷ 18. Các nhà tư tưởng của chủ
nghĩa trọng thương không thể đáp lại một cách thuyết phục trước những phê phán đối
với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Chủ nghĩa trọng nông có cơ sở chính ở Pháp là
những tư tưởng kinh tế đầu tiên cố gắng phủ nhận chủ nghĩa trọng thương. Và cho
đến khi kinh tế học cổ điển hình thành rõ ràng nhờ Adam Smith, thì chủ nghĩa trọng
thương kết thúc, về mặt lý luận. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó tới chính sách kinh tế
của các nhà nước thì vẫn còn tiếp tục, thậm chí cho đến tận thế kỷ 20.

Bối cảnh kinh tế - xã hội

Đầu thế kỉ 15, Tây Âu vừa thoát ra khỏi thời kì Trung Cổ và phong kiến, hình thành
một xã hội chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Sản xuất tự cung tự cấp là chính, thương mại
chưa phát triển.

Con người đã khám phá ra những vùng đất mới ,tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa
các khu vực (tìm ra tân thế giới giúp giao thương với phương Đông,chinh phục
Mexico mở rộng giao thương với châu Mỹ,giao thương cho Bồ Đào Nha với Ấn độ
và các nước Nam Á bằng đường biển nhờ cuộc hành trình của Vasco da Gama)

Cuối thế kỉ 15 đầu thế kỉ 16, thương mại bắt đầu phát triển nhờ các nhân tố như: các
phát kiến địa lý tạo điều kiện cho sự hình thành các tuyến đường vận tải thương mại,
sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ, làm tăng doanh lợi
của các nhà sản xuất và thương gia. Ngoài ra, phải kể đến những nguyên nhân khác
như: vai trò của các thương gia được nâng cao, sự hình thành ngày càng nhiều các
quốc gia độc lập cả về chính trị, vàng bạc từ Tân thế giới đổ về…

Trong bối cảnh như vậy, một nhóm người (bao gồm thương gia, nhân viên ngân
hàng, nhân viên Chính phủ và cả một số nhà triết học) đã viết những bài tiểu luận và
những cuốn sách nhỏ về thương mại quốc tế. Những tác phẩm đó đã biện hộ cho một
trường phái kinh tế triết học được gọi là chủ nghĩa trọng thương
Các quan điểm chính

# Một quan điểm chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương, cũng là sự thừa nhận truyền
thống quân chủ từ thời kỳ tiền trung cổ, xem người cầm quyền là tối cao, là phụ mẫu
của dân tộc, người có quyền điều hành các chính sách kinh tế với mục đích tạo nên
sự hùng mạnh của quốc gia. Chủ nghĩa trọng thương là hệ tư tưởng đầu tiên xác định
các chức năng lãnh đạo cho người đứng đầu nhà nước.
# Chủ nghĩa trọng thương chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế quan
bảo hộ) nhằm bảo hộ cho giới doanh thương quốc nội trên thị trường nước ngoài và
tạo ra những hạn chế đối với giới giao thương ngoại quốc trên thị trường trong nước.
Chính sách bảo hộ mậu dịch làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia, ưu tiên mở
rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả khả quan của giao thương được đánh
giá bằng sự vượt trội lượng hàng xuất đối với lượng hàng nhập, bằng lượng vàng
ròng thu được, dẫn đến sự hình thành khái niệm cân đối thương mại chủ động.
# Những người theo phái trọng thương bị cuốn hút vào việc tích lũy các kim loại sản
xuất tiền là vàng và bạc. Vì nguồn cung cấp vàng, bạc có giới hạn nên những người
trọng thương tin rằng một quốc gia có thể cải thiện dự trữ vàng của mình trên sự thua
thiệt của quốc gia khác.
# Chỉ chú ý đến xuất khẩu.Họ cho rằng cần tập trung hoàn toàn vào xuất khẩu, vì
xuất khẩu là nguồn mang lại kim loại quý. Còn nhập khẩu thì rất hạn chế, đặc biệt là
các sản phẩm đã hoàn chế và hàng hóa xa xỉ phẩm. Họ bảo vệ chính sách bảo hộ:
khuyến khích xuất khẩu (thông qua trợ giá) và cản trở nhập khẩu (dựa vào thuế
quan).
# Ngoài ra ,quan niệm của phái trọng thương về nhân công và công xá cũng có nhiều
lệch lạc,.Theo họ muốn gia tăng xuất khẩu để có nhiều kim quý thì phải có nhiều
nhân công."Dân số là của cải và sức mạnh của quốc gia" (theo Nichobas
Barbon)."Quốc gia giàu có nhất phải chăng là quốc gia có nhiều nhân công nhất"
(theo Josiah Tucken)

You might also like