You are on page 1of 32

HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ THU BA

NĂM SINH: 1971


TỔ: VĂN
TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT
TÂN PHÚ- ĐỒNG NAI
KHÁI QUÁT

Đặc điểm cơ bản Thành tựu

Nội Hình
Hiện đại Hình Phát triển thức
dung
hóa thành hai tốc độ
bộ phận nhanh chóng

Ba Công
giai Không
khai công khai
đoạn
I. Đặc điểm cơ bản:
1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
* Những nhân tố thúc đẩy VHVN phát triển:
- Chương trình khai thác thuộc địa của TDP lần 1, 2 làm cơ
cấu xã hội VN biến đổi sâu sắc
+ Một số thành phố, thị xã, thị trấn mọc lên
+ Những giai cấp mới xuất hiện: tư sản, tiểu tư sản….
+ Một lớp công chúng sinh họat theo lối Âu hóa có đời
sống tinh thần và thị hiếu mới, cảm nhân khác trước
Đòi hỏi văn chương mới xuất hiện
- VHVN dần thoát khỏi ảnh hưởng của vh Trung Hoa, ảnh
hưởng vh phương Tây
- Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, Nôm trên lĩnh vực hành
chính, đến văn chương nghệ thuật
“ Công chúng thành thị- trong cuộc sống đua chen cạnh
tranh cần sống thực chứ không thể thỏa mãn với những lời
giáo huấn về đạo lí cương thường… Người ta muốn nếm
trải những cái có thật, chứ không phải được khích lệ bằng
những tấm gương trung hiếu minh họa đạo nghĩa..
Người ta muốn rút ra những bài học quí giá nhưng là những
bài học của cuộc sống chứ không phải bài học giáolí…
Muốn xúc cảm, mở mang như những con người cá nhân chứ
không phải xúc động như khi chiêm ngưỡng tấm gương cao
cả của vị thánh xuất chúng…”
(Văn học Việt Nam 1900-1945)
VD: Lưu Trọng Lư viết:
“ Các cụ ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh
nhạt, .. Các cụ bâng khâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao
nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn,
ngây thơ các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi, ta thì cho là
mát mẻ như đứng trước cánh đồng xuân. Cái ái tình của các
cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình
muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình
gần gụi, cái tình xa xôi… cái tình trong giây phút, cái tình
ngàn thu…”
Lưu Trọng Lư diễn đạt những tình cảm mới mang màu sắc
riêng của thời đại, khác hẳn với cách nhìn cách cảm của
người xưa
* Hiện đại hóa là quá trình làm cho văn học :
-Thoát ra khỏi hệ thống thi pháp trung đại
- Đổi mới theo hình thức văn học phương Tây
- Hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới
a. Giai đọan một: đầu tk XX-1920
- Chữ quốc ngữ phổ biến rộng rãi
- Báo chí + dịch thuật phát triển
- Văn xuôi quốc ngữ ra đời
Phần lớn t/p còn vụng về, non nớt ( dc)
- Thành tựu chủ yếu: thơ văn của các chí sĩ CM
+ Nội dung, tư tưởng: Đổi mới
+Thể lọai, ngôn ngữ , Vẫn thuộc phạm trù vh
văn tự và thi pháp: trung đại
- VD: Thơ văn các chí sĩ yêu nước: Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng….
Đổi mới:
+ Nâng cao dân trí
+ Khai thông dân khí
+ Phổ biến chữ quốc ngữ
+ Mở báo chí
+ Phát triển công thương nghiệp
Tạo ra pt sáng tác thơ văn tuyên truyền cổ động cách
mạng có nội dung chính trị mới mẻ mang hơi thở và khí
phách thời đại
“Trước hết phải học ngay quốc ngữ
Khỏi đôi đường, tiếng chữ khác nhau
Chữ ta, ta đã thuộc làu
Nói ra nên tiếng, viết ra nên bài
Sẵn cơ sở để khai tâm trí”
( Thơ Đông kinh nghĩa thục)

“Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cầm quyền trông gió
cũng gai ghê
Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng cửa dân chủ khêu đèn
thêm sáng chói” ( Phan Bội Châu)
Hạn chế:
Vd Bài “ Lưu biệt khi xuất dương” - Phan Bôi Châu:

+ Thể thơ Đường


+ Văn tự: Chữ Hán
+ Từ ngữ: cổ ( càn khôn)….ước lệ…
Trong bài “ Bài ca chúc tết thanh niên “
Dùng nhiều từ Hán Việt:

“Mới thế này là mới hỡi chư quân ( Các người)


Chữ rằng: “ Nhật nhật tân, hựu nhật tân”
(Một ngày một mới, lại ngày mới)
b.Giai đọan hai: ( 1920-1930)
- Đạt nhiều thành tựu:
+ Một số tác giả giàu sức sáng tạo- khẳng định tài năng dc)
+ Một số tác phẩm có giá trị ( dc)
+ Truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Pháp
viết bằng tiếng pháp- có tính chiến đấu cao (dc)
- Nhận xét:
+ Đạt đựơc một số thành tựu đáng ghi nhận
+ Yếu tố vh trung đại vẫn tồn tại
c. Giai đoạn ba: ( 1930-1945)
- Truyện ngắn và tiểu thuyết phát triển theo lối mới: cách xây
dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ nghệ thụât..
- Thơ ca đổi mới sâu sắc với sự xuất hiện của pt Thơ mới
+ Nghệ thuật: Bỏ những lối diễn đạt ước lệ, những qui tắc
cứng nhắc, công thức gò bó..
+ Nội dung: cách nhìn, cách cảm mới mẻ đối với con
người và thế giới
- Những thể loại mới: Kịch nói, phóng sự, phê bình vh…..
Hiện đại hoá diễn ra trên mọi mặt của hoạt động vh,
làm biến đổi toàn diện, sâu sắc nền vhvn
Thơ cũ: * Sử dụng thể thơ có niêm luật chặt chẽ: Thơ Đường…
* Cách sử dụng thi liệu đã thành môtíp quen thuộc: mang
tính ước lệ, qui phạm
- Nói đến cây: Tùng, trúc, cúc ,mai
- Nói đến vật: Long, li, qui, phụng
- Nói đến người: Ngư, tiều, canh, mục
- Mùa xuân: Hoa đào, mai, chim én
- Mùa thu: Sương sa, lá ngô đồng rụng
“ Mùa xuân chim én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngòai sáu mươi”( Truyện Kiều)
- Miêu tả sắc đẹp: Thúy Vân, Thúy Kiều ( ước lệ, tượng ..)
- Người a/ h-thanh gươm :Từ Hải trong “ Truyện Kiều”-
- Miêu tả tình yêu bóng gió xa xôi, chịu sự ràng buộc của
lễ giáo phong kiến

Lục vân Tiên:


“ Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai”
Vì sao thơ mới xuất hiện:
Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra
vần luật, niêm luật của Nho gia đã quá gò bó trong việc thể
hiện tiếng thơ của con người.

Năm 1929, Trịnh Đình Rư viết trên báo Phụ nữ tân văn (số
26):
"Cái nghề thơ Đường luật khó đến như thế, khó cho đến đỗi
kẻ muốn làm thơ, mỗi khi có nhiều tư tưởng mới lạ muốn
phát ra lời, song vì khó tìm chữ đối, khó chọn vần gieo, nên ý
tưởng dầu hay cũng đành bỏ bớt. Cái phạm vi của thơ Đường
luật thật là hẹp hòi, cái qui củ của thơ Đường luật thật là tẩn
mẩn. Ta nếu còn ưa chuộng mà theo lối thơ này mãi, thì nghề
thơ văn của ta chắc không có bao giờ mong phát đạt được
vậy."[1]
Tờ Phụ Nữ Tân Văn ngày 10.3.1932 trình làng bài “Tình Già”của nhà
văn Phan Khôi (1887-1959) là một nhà cách mạng trong nền thi ca Việt
Nam, thể mới tự do, không theo lối thơ Đường luật
“Tình Già” là một làn gió mới, xô ngã bức tường thành khép kín dưới
thời phong kiến, thơ mới ra đời thật phong phú, mang tinh tuý của dân
tộc Việt Nam, thơ không bị gò bó, bị phái cựu học chống đối ,nhưng
được sự đón nhận và hoà nhịp cổ động cho phong trào thơ mới như: Lưu
Trọng Lưu, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận,, Chế Lan Viên,, Đông Hồ, Tế
Hanh,..
. Thơ mới là một di sản vô giá, xóa bỏ được ngăn cách giữa con người và
thiên nhiên, thi sĩ làm thơ theo rung động của con tim, không phải ngồi
ôm đầu tìm niêm luật điển tích ước lệ theo khuôn vàng thước ngọc ... Từ
năm 1933 ảnh hưởng văn học Tây phương mở đầu một nền thi ca thi
nhân với sinh khí mới ….( Văn học lãng mạn Việt nam )
Tình Già
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai mái đầu xanh kề
nhau than thở.
Ôi đôi ta tình thương thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn là không
đặng;
Ðể đến rồi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà
buông nhau
Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nở?
Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông trời
bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng, mà tính việc thủy chung?
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ nơi đầt khách gặp nhau!
Ðôi mái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi! con mắt còn có
đuôi
“Tình già” tiêu biểu cho thể thơ mới từ hình thức đến nội
dung và âm điệu.
Tình yêu thời ấy ảnh hưởng Nho giáo “Nam nữ thụ thụ
bất thân”
Nhưng Phan Khôi đã đưa tự do luyến ái, hai người “dám”
ngồi bên nhau trong gian nhà nhỏ than thở chuyện tình
,tình yêu “thì vẫn nặng”, nhưng có thể hoàn cảnh gia đình
hay xã hội để rồi “lấy nhau thi hẳn là không đặng” nên
phải chia tay nhau …
Thể thơ tự do…
2. Văn học hình thành hai bộ phận &phân hóa thành nhiều xu
hướng vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

a. Bộ phận văn học công khai


* Văn học lãng mạn;
- Tiếng nói cá nhân đầy cảm xúc
- Phát huy cao độ trí tưởng tượng
- Đề tài: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ
- Đóng góp:
+ Thức tỉnh ý thức cá nhân
+ Đấu tranh chống luân lí lễ giáo phong kiến để giải
phóng con người, giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân
( tình yêu, hôn nhân, gia đình..)
+ Giúp con người yêu quê hương, quí trọng tiếng Việt, tự
hào về nền văn hóa lâu đời, biết buồn đau tủi nhục trước
cảnh mất nước
- Hạn chế:
+ Ít gắn trực tiếp với đời sống chính trị, hiện thực
+ Sa vào khuynh hướng đề cao cá nhân cực đoan
Xung đột trong t/p lên tới đỉnh điểm khi Loan không cam chịu
nhẫn nhục, phải nói thẳng trước mẹ chồng phong kiến:
“ .Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi…
Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai”..
Khi bị mẹ con bà phán đánh đập, lăng nhục, Loan đã ý thức:
“ Cảm thấy phẩm gía mình lúc ấy không bằng phẩm giá một
con vật”

“Đọan tuyệt” là một thứ tuyên ngôn nhân quyền bằng


nghệ thuật, nó đấu tranh cho quyền lợi tự do, bình đẳng
của con người trong xh.
* Văn học lãng mạn giúp con người yêu quí quê hương,
quí trọng tiếng việt:
Thời Pháp tiếng pháp chính thống, tiếng Việt bị coi khinh,
các nhà thơ mới đã bảo vệ tiếng Việt, làm giàu tiếng Việt

Xuân Diệu, trong buổi nói chuyện với sinh viên Đai Học
4.2.1945:” Sinh viên phải có lòng yêu thương quốc văn””
Văn quốc ngữ là một thứ văn hoang nên anh em mới càng
phải vun xới, phải chăm lo cho nó, kẻo nó héo hắt rụng tàn.
Anh em đi chơi, anh em đi học, anh em không nghe tiếng
quốc ngữ họ kêu gọi anh em hay sao. Anh em không nghe
tiếng mẹ đẻ gọi hay sao? Anh em nỡ lòng nào mà hững hờ
cho được?”
Trước CM, Huy cận cũng có 1 bài thơ ca ngợi ngôn ngữ dân
tộc. Nhà thơ nghe trong tiếng ru VN có cả lòng yêu thương
của bà mẹ hiền, lòng yêu thương của đất nước cha ông.

Nằm trong tiếng nói yêu thương


Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nứơc cũng ngồi bên con
Tháng ngày con mẹ lớn khôn
Yêu thơ thơ kể lại hồn ông cha
Đời bao tâm sự thiết tha
Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ”
* Hạn chế:
- Thoát li phong trào cách mạng chính trị: Những nỗi đau khổ
của quần chúng, những chuyện thất nghiệp đói cơm rách áo,
những biến cố chính trị…không phải là đề tài của họ
“ Không chuyên tâm không chủ nghĩa nhưng cần chi
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham cái đẹp muôn hình muôn vẻ
Muợn cây bút nàng Ly tao tôi vẽ
Và muợn cây đàn ngàn phím tôi ca” ( Thế Lữ)
“ Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”( Xuân Diệu”)
- Cực đoan:
Nhân vật Tuyết trong “ Đời mưa gió “ là con người xa lạ với
phụ nữ Á Đông
Theo Tuyết trên đời này chẳng có gì là quan trọng và thiêng
liêng cả. Chỉ có cuộc sống hành lạc hiện tại là đáng kể.
Tuyết chủ trương ”sống không có tình cảm chỉ coi lạc thú ở
đời như vị thuốc trường sinh” và ái tình chẳng qua chỉ là :”
sự gặp gỡ giữa hai thân xác”

Đây là sản phẩm của phong trào “ Âu hóa’ ” vui vẻ trẻ trung”
có tính chất trụy lạc của thanh niên trí thức tư sản thành thị.
Nó nằm trong âm mưu của TDP. Nhằm ru ngủ thanh niên để
họ quên đi nỗi nhục mất nước. Sống chỉ cần biết hôm nay mà
không biết ngày mai
* Văn học hiện thực:
- Phơi bày thực trạng bất công, thối nát xh đương thời
- P/á tình cảnh khốn khổ tầng lớp nông dân bị áp bức với thái
độ cảm thông sâu sắc
- Đấu tranh chống áp bức g/c; p/á : Nông dân>< g/c thống trị

Chân thực + Nhân đạo


- Hạn chế:
Chỉ thấy tác động một chiều hoàn cảnh, coi con người là nạn
nhân bất lực của h/c- cái nhìn bế tắc nhà văn
+Ngô tất Tố đã tố cáo cảnh khổ điển hình” thiếu thuế mất
vợ, thiếu nợ mất con” của người nông dân thời thuộc Pháp.
+Tác phẩm tố cáo chế độ sưu thuế vô nhân đạo của bọn thực
dân và đòi hủy chế độ cho vay nặng lãi của điạ chủ phong
kiến. Nó đáp ứng được nguyện vọng người dân đương thời .
Nó như một cái tát giáng thẳng vào giai cấp thống trị đang
cố tình bưng bít che dấu sự thật ở nông thôn bằng những trò
cứu tế, cải lương hương chính bịp bợm.
+Hoặc trong tác phẩm của nam Cao, người đọc bắt gặp
những bi kịch: người nông dân chịu cảnh hạn hán, lụt lội,
bao gia đình li tán, nạn cường hào địa chủ hà hiếp, bốc lột
người dân lương thiện. Dẫn đến tình trạng người nông dân
rơi vào cảnh bần cùng hóa, lưu manh hóa.
Vd:
- Kết thúc tác phẩm :
+ “Tắt đèn”, Ngô tất Tố miêu tả: “Chị Dậu chạy ra ngoài trời,
trời ba mươi tối đen, tối như cái tiền đồ của chị Dậu…”
+ “ Lão Hạc”, Nam Cao để lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn
+ “ Chí Phèo”, Nam Cao để Chí Phèo giết Bá Kiến, nhưng
sau đó lại tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nỡ nhìn ngay
xuống bụng ”Thấp thoáng một cái lò gạch cũ xa xa…”
b. Bộ phân văn học không công khai:
Bộ phân VH công khai Bộ phận VH không công khai

Đội ngũ - Trí thức Tây học; tiểu TS - Chiến sĩ, quần chúng CM

H/c-St, lưu hành c.khai. Chịu sự-Tồn tại bất hợp pháp, bị cq cấm
s.tác kiểm duyệt cq TD đoán, lưu hành bí mật
Tính -T.thần dt lành mạnh, cầu tiến-VH là vũ khí sắc bén đ/t chống
chất bộ, kg chống đối trực tiếp kẻ thù, p.tiện tr.bá lòng y/n,
TD Chia thành hai xu hướng: cm
+VH lãng mạn: cái tôi cảm xúc,-Trực tiếp lên án CNTD,PK
khát vọng, ước mơ của con-Thể hiện khát vọng độc lập, đấu
người. tranh để gpdt
+VH HTPP: Miêu tả chân thực-Niềm tin vào tương lai tất thắng
đ/s xh p/á xung đột, mâu của cách mạng.
thuẫn cơ bản đ/s xh -Quá trình hiện đại hóa gắn liền
với quá trình cách mạng hóa.
3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng:
* Biểu hiện:
- Số lượng tác giả, tác phẩm
- Sự cách tân đổi mới
- Sự trưởng thành
- Sự kết tinh những cây bút có tài năng
* Nguyên nhân:
- Sự thúc bách thời đại
- Sự vận động tự thân của nền vhdt ( Từ xưa dt ta có sức sống
mãnh liệt- hạt nhân cnyn+ t.thần dt)
- Sự thức tỉnh trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân
ở bộ phận thanh niên trí thức

You might also like