You are on page 1of 5

28 bài tập giúp khai mở tiềm năng nhiếp

ảnh của bạn .


Đây là một bộ 28 bài tập giúp các bạn mới cầm máy khai mở tiềm năng nhiếp ảnh của
mình .

Vì thế, nếu tự nhận thấy mình là nguời vừa đặt chân vào thế giới Nhiếp Ảnh, bạn đừng
khởi đầu bằng cách mua ngay những ống kính dòng cao cấp, đắt tiền. Bạn nên luyện tập
những bài tập duới đây trước.

1. Thử nghiệm với kit lens ( ống kính zoom thường đi cùng với máy ảnh ). Ống kính này
sẽ làm bạn kinh ngạc về khả năng của nó.

2. Chụp ảnh ở mọi tiêu cự, khẩu độ và tốc độ .

3. Thử chụp ảnh cùng một đối tượng với nhiều thiết đặt ISO khác nhau. Xem cách khẩu
độ, tốc độ thay đổi khi thiết đặt các mức ISO khác nhau.

4. Khám phá mối tương quan giữa các biến số liệt kê ở #2 và #3 . Học "phơi sáng" một
bức ảnh với nhiều cách khác nhau qua việc thay đổi biến số này rồi tới biến số kia (Khẩu
độ, tốc độ, ISO ) .

5. Đừng bỏ qua các "chế độ" chụp ảnh được lập trình sẵn trên máy của bạn, hãy dùng qua
nó.

6. Chụp ảnh "thiếu sáng" hay "thừa sáng" một cách có chủ ý, để tạo nên cái cảm xúc mà
bạn muốn truyền tải tới nguời xem ảnh .

7. Thử nghiệm với Bokeh và dùng nó như một phương cách sáng tạo .
Bokeh trong một bức ảnh chụp ở tiêu cự 85mm và khẩu độ f1.2 .

Bokeh trong bức ảnh chụp ở tiêu cự 200mm, khẩu độ f2.8

8. Đặt ống kính của bạn ở một mức tiêu cự và chụp ảnh ở tiêu cự đó trong suốt ngày.
Luyện tập zoom bằng chân

9. Dành trọn ngày chụp ảnh với ống kính đặt ở chế độ lấy nét manual . Học cách lấy nét
mà không phải dựa dẫm vào tính năng lấy nét tự động của máy.

10. Chụp ảnh ở tốc độ thấp ( cầm tay và đặt trên giá ba chân ). Nhận biết ở tốc độ nào thì
bạn không còn cầm máy đủ vững để chụp một bức ảnh không bị rung. Tạo cảm giác
chuyển động trong một bức ảnh mà bạn muốn treo. Làm chậm dòng chảy của thác cho đến
khi nước nhìn giống như dải sương khói đang chuyển động .

11. Chụp một số ảnh ở tốc độ cao. "Bắt đứng" hành động giữa không trung .

12. Để máy ở chế độ Bulb. Đường xẹt của sao khi di chuyển, ánh đèn xe trải dài, ảnh bóng
ma, và pháo bông thảy đều là cơ hội tuyệt vời cho bạn tạo ra bức ảnh mà bạn sẽ hãnh diện
khi chia sẻ cùng bạn bè .

13. Bắt lấy hình ảnh của tia sét .

14. Chụp ảnh mặt trăng. Không phải ảnh cận cảnh của mặt trăng mà một ảnh phong cảnh
có trăng trong đó .

15. Tập kỹ thuật Panning. Xe cộ chuyển động nhanh hay vận động viên trong một sự kiện
thể thao là những đối tượng tuyệt vời để bạn luyện tập kỹ thuật này .

16. Chụp ảnh giọt nước, đến khi bạn có được một tấm làm bạn cảm thấy muốn in ra.

17. Chụp ảnh chân dung của bạn bè.

18. Chụp ảnh đời thường của bạn bè.

19. Xin phép 10 người lạ cho bạn chụp ảnh của họ.

20. Chân dung tự chụp . Tìm một tấm khả dĩ làm bạn muốn cho nguời khác xem.

21. Thử chụp cận cảnh một số thứ, bạn có thể không có được tấm ảnh macro thực sự,
nhưng bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả mà kit lens mang lại .

22. Xuống phố vào buổi đêm và chụp một số ảnh không flash. Tập cách dùng ánh sáng sẵn
có.

23. Tập cách dùng đèn cóc trên máy. Thử dùng giấy lọc cà fê / giấy mỏng để làm dịu ánh
sáng gắt của flash hay một danh thiếp để có hiệu ứng ánh sáng dội .

24. Chụp hình vào buổi trưa. Nghiên cứu việc các bóng đổ có thể tạo ra các trạng thái, cảm
xúc thế nào cho ảnh .

25. Làm ai đó bật cười với một ảnh do bạn chụp .

26. Làm ai đó dừng lại và suy gẫm, với một ảnh do bạn chụp .
27. Luyện tập sử dụng phần mềm xử lý hậu kỳ của ảnh. Đây chính là phòng tối của bạn .

28. In các gợi ý bên trên ra và đánh dấu các mục bạn chưa thực hành chỉ với ống kính "kit
lens" . Hãy thực hành các mục bạn đánh dấu .

28 bài khác

1. Lấp đầy khuôn hình: Khi bạn chụp một tấm hình thông thường bạn muốn mô tả một thứ
gì đó, vì vậy chủ thể chính cần phải nổi bật so với những gì còn lại của tấm hình.

Đấy cũng là lý do tại sao bạn có thể bổ sung thêm ảnh hưởng với tấm hình của bạn, song
hãy để cho chủ thể chính chiếm giữ một vị trí quan trọng trong khuôn hình.
Lấp đầy khuôn hình có thể thực hiện bằng cách hoặc zoom vào hoặc tiến đến gần chủ thể
hơn hoặc, tất nhiên, bằng việc kết hợp cả hai cách trên.

2. Kiểm tra hậu cảnh: Trước khi bấm máy cần kiểm tra hậu cảnh bằng cách xem lại màn
hình xem có những thành phần không mong muốn xuất hiện trong khuôn hình hay không.
Dy chuyển sang xung quanh cho đến khi bạn tìm được một vị trí mà những thành phần
không mong muốn không còn xuất hiện trong khuôn hình.

3. Kiểm tra lại mẫu: Nếu bạn chụp ảnh chân dung hãy kiểm tra lại mẫu xem có những
thành phần không mong muốn, có thể hơi tốn công một chút, chẳng hạn như quần áo
không phẳng phiu hoặc bụi bẩn, tóc xõa xuống mặt...

4. Lấy nét tại đôi mắt: Điều này chỉ áp dụng với ảnh chân dung, nhưng thường thì bạn vẫn
muốn đôi mắt được nét, vì thế hãy tập trung vào đôi mắt.

5. Kiểm tra những lỗi cúp hình: Nếu bạn không muốn đưa tất cả mẫu vào trong cùng
khuôn hình, hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn lựa một cách thông minh nơi cần cắt cúp
anh/chị nào đó. Đừng cắt mất các ngón tay, một phần đầu, hoặc một chút của khủy tay...
đây là những điểm không tốt và thường gây ra hiểu lầm.

6. Chụp đứng máy: Phần lớn những bạn mới cầm máy thường có thói quen hay chụp
ngang máy, một chỉ dẫn nhỏ: nếu bạn có thể chụp cả đứng máy và ngang máy thì sau này
bạn sẽ có cơ hội tốt để lựa chọn tấm hình mà bạn ưng ý hơn.

7. Thay đổi góc nhìn: Đừng dùng lối tiếp cận của khách du lịch trong nhiếp ảnh và chụp
bất cứ thứ gì mà bạn bắt gặp, thử tìm cách nhìn sự vật với một góc nhìn thấp hơn (nằm
trên mặt đất) hoặc từ một góc nhìn cao hơn (trèo lên trên một chiếc ghế hoặc một thứ gì đó
chẳng hạn). Ảnh của bạn sẽ ấn tượng hơn đơn giản vì người xem sẽ nhìn sự vật từ một góc
nhìn khác lạ.

8. Làm quen với quy tắc 1/3: Có thể đây là một điều ABC của nhiếp ảnh. Nếu bạn chưa
từng nghe nói đến thì đây là thời điểm tốt để bạn thực hành. Hãy làm quen với quy tắc 1/3.

9. Chụp nhiều: Điều này có thể sẽ thay đổi về sau này khi mà bạn muốn chụp ít đi, nhưng
khi mới bắt đầu thì hãy chụp thật nhiều, đây là điều thú vị của máy kỹ thuật số. Sau đó,
hãy xem lại ảnh của bạn xem cái nào bạn thích và tại sao.
10. Tham gia vào cộng đồng những người nhiếp ảnh: Bạn sẽ phải kinh ngạc là bạn học
thêm được nhiều đến mức nào khi đọc những gì mà mọi người viết về các bức ảnh của
bạn. Tham gia vào một cộng đồng những người nhiếp ảnh trên mạng và hãy trở nên tích
cực, gửi ảnh của bạn để có được nhận xét, phê bình của người khác và nhận xét ảnh của
người khác ngay cả khi ảnh của họ tốt hơn của bạn. Điều này sẽ giúp bạn học cách nhìn
ảnh bằng con mắt khác.

11. Học từ người khác: Phần lớn các nhà nhiếp ảnh đều bắt đầu bằng cách "bắt chước"
theo một ai đó, người đã truyền cảm hứng cho họ. Nếu bạn xem một bức ảnh mà nó làm
cho bạn phải thốt lên "thật tuyệt" thì hãy dành chút thời gian để nghiên cứu nó xem tại sao
nó lại tạo ra ấn tượng như vậy đối với bạn? Do bố cục, màu sắc hay ánh sáng...

12. Học từ chính bạn: Học từ những sai lầm của bạn, chụp... chụp... chụp, và hãy nhớ xem
điều gì thành công và điều gì không thành công ở những lần chụp khác trong cùng một
hoàn cảnh tương tự.

13. Chỉ trưng ra những tấm hình tốt nhất: Nếu bạn định mở một gallery để trưng bày ảnh
của bạn, hãy trưng những gì tốt nhất mà không nên trưng ra tất cả những gì bạn có. Giữ
những phần còn lại cho riêng bạn hoặc để đến những forum nơi bạn có thể đưa chúng ra
để tranh thủ ý kiến của người khác.

14. Vui vẻ : Tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong tất cả, đó là thoải mái, tận hưởng niềm
vui.

You might also like