You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC


Bộ môn: Máy và thiết bị công nghiệp hóa chất - dầu khí

*********************

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG VẬT LIỆU


COMPOSITE
TRONG HÀNG KHÔNG- VŨ TRỤ

Sinh viên hướng dẫn: Trương Thị Yến Thi


Sinh viên thực hiện : Vũ Duy Khương
Lớp : Máy Hóa K50

Hà Nội 11- 2009


MỤC LỤC

 Lời nói đầu…………………………………………………………………3

 Phần I: Lịch sử phát triển và ứng dụng………………………………... 5

 Phần II: Thành phần và cấu tạo composite dùng


trong ngành hàng không- vũ trụ 9……………………………………9

 Phần III: Công nghệ chế tạo một số chi tiết chính cho vật thể bay….. 18

 Phần IV: Ứng dụng vật liệu composite ở Việt Nam…………………….21

 Tài liệu tham khảo……………………………………………………… 23


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

Lời nói đầu


Vật liệu composite được sủ dụng rộng rãi trong những lĩnh vực khác nhau của ngành chế
tạo máy và của nền kinh tế quốc dân.Ngày nay vật liệu composite được sủ dụng ngày càng
nhiều trong thiết kế chế tạo những kết cấu hàng không, tên lửa, vũ trụ hiện đại…Việc
nghiên cứu, chế tạo những vật liệu mới và các kết cấu sản phẩm từ chúng ta là một trong
những thành tựu quan trọng nhất của tiến bộ khoa học kĩ thuật và đó cũng là nhiệm vụ có
tính cấp bách chiến lược của đất nước Việt Nam đang phát triển, có đầy đủ trong tay
nguyên liệu và năng lượng.
Nhờ ứng dụng của vật liệu composite, con người đã nâng được tầm cao, tầm xa và thời
gian bay của các vật thể bay. Năm 1987, máy bay thử nghiệm Voyager nặng chỉ có 450 kg,
chế tạo từ 100% từ vật liệu composite đã thực hiện thành công chuyến bay liên tục vòng
quanh trái đất. Ngày nay đang chế tạo máy bay siêu tốc, chủ yếu từ composite, bay trên
tầng khí quyển với vận tốc gấp 25 lần vận tốc truyền âm trong không khí.Nhờ ứng dụng của
vật liệu mới, đã có những chuyến bay dài ngày của các vệ tinh, tàu vũ trụ và con người
trong không gian. Cũng chính nhờ những ứng dụng vật liệu mới composite, con người ngày
càng chinh phục mạnh mẽ khoảng không vũ trụ.Có nhiều điều trước đây chỉ dám mơ
ước,nay đã trở thành hiện thực.
Sở dĩ composite được ứng dụng và phát triển rộng rãi như vậy vì chúng rất bền và nhẹ. Rất
nhiều đòi hỏi khắt khe của kĩ thuật và công nghệ hiện đại, chỉ có vật liệu mới composite
mới đáp ứng nổi. Vì thế ngành khoa học- công nghệ vật liệu mới là một trong những mũi
nhọn then chốt của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vật liệu composite chính là
vật liệu của tương lai.Ngày nay việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng ngày một lan rộng
với quy mô ngày càng lớn sang tất cả các nước, đặc biệt là nước đang phát triển. Thế kỉ
XXI là thế kỉ của công nghệ cao và vật liệu composite.

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 3


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

Nếu đối với các vật liệu khác, phải từ vật liệu rồi sau đó mới chế tạo các kết cấu- sản
phẩm, thì vật liệu composite nhiều khi được hình thành ngay trong quá trình chế tạo kết
cấu- sản phẩm( như trong quá trình quấn thân vỏ động cơ, quấn các ống kĩ thuật…khi sản
phẩm hình thành cũng đồng thời tạo ra vật liệu composite). Khả năng và đặc tính của
composite phụ thuộc vào ba yếu tố: các vật liệu thành phần composite, cấu trúc phân bố
của chúng, công nghệ chế tạo. Chỉ cần thay đổi một trong ba yếu tố đó cũng đủ dẫn đến
thay đổi composite.
Nội dung của tài liệu này gồm 4 phần chính:

“Phần I :Lịch sử phát triển và ứng dụng của vật liệu composite trong ngành hàng
không- vũ trụ.
Phần II: Thành phần và cấu tạo composite dùng trong ngành hàng không- vũ trụ.
Phần III: Công nghệ chế tạo một số chi tiết chính cho vật thể bay.
Phần IV: Ứng dụng vật liệu composite ở Việt Nam.”

Vì tài liệu này được copy- paste lần đầu tiên, ah không, lần đầu tiên được chép trong sách
ra với sự hướng dẫn của bạn Thi ngố( chính xác là VN ko có đủ vốn từ để miêu tả tớ yêu cô
ấy như thế nào!) chưa biết tý gì về môn vật liệu composite này, nên không thể tránh khỏi
thiếu sót. DK rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Mọi chi tiết xin liên hệ theo:
Email: khuongvuduy87@yahoo.com. Iphone: +841697478822.

Tác giả

Duy Khuong!

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 4


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

PHẦN I :LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG VẬT LIỆU


COMPOSITE
TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG_ VŨ TRỤ

1. Lịch sử phát triển.


 Composite được ứng dụng trong ngành hàng không và kĩ thuật tên lửa lần đầu tiên ở
Mỹ vào khoảng những năm 50. Hãng Boeing của Mỹ dùng vật liệu composite cốt sợi
thủy tinh chế tạo máy bay từ năm 1958. Ở Liên Xo cũ, việc ứng dụng composite
trong hàng không và kĩ thuật tên lửa muộn hơn Mỹ chút ít, vào khoảng đầu những
năm 60. Kể từ đó cho tới nay đã xuất hiện nhiều vật liệu mới khác như: composite sợi
cacbon, sợi hữu cơ, sợi bor,…với những tính năng kì diệu mà không vật liệu tự nhiên
nào có thể cạnh tranh được, điều đó đã mở ra khả năng vô cùng rộng lớn để có thể
nâng cao tầm cao, tầm xa của các vật thể bay. Chỉ trong một thời gian ngắn áp dụng,
nghiên cứu và phát triển công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo các vật thể bay đã
phát triển một cách vượt bậc: đã có những chuyến bay rất dài, và thậm trí cả du lịch
trong vũ trụ của con người.
 Năm 1987, máy bay thử nghiệm Voyager của Mỹ do Hercules Aerospace Company
sản xuất đã thực hiện thành công chuyến bay không nghỉ vòng quanh trái đất với
trọng lượng chỉ có 450 kg từ composite carbon.<hinh: Máy bay Voyager( Mỹ)>.
Mỹ đang thực hiện chế tạo máy bay chở khách bay cao trên tầng khí quyển, có tên là
“ Tốc hành Phương Đông”.
 Trong năm 2008 sợi carbon và DuPont Kevlar (mạnh hơn thép 5 lần) đã được kết hợp
với nhựa thermoset nâng cao để chế tạo cho các máy bay vận chuyển quân sự của
ECS Composites giảm 30% trọng lượng và chịu được cường độ cao.
 Hiện nay 2 chiếc Boeing 747 và 767 đang sử dụng vật liệu composite để giảm trọng
lượng và bay đường dài,còn chiếc boeing 787 mới nhất phần cánh và thân máy bay
kết cấu gồm phần lớn vật liệu composite

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 5


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

Như vậy không chỉ trong công nghiệp chế tạo vật thể bay, mà trong tất cả mọi ngành công
ngiệp khác, nhu cầu sử dụng composite trên thế giới ngày càng tăng. Vì vậy composite là
vật liệu chủ lực của tương lai và thế kỷ XXI là thế kỷ của vật liệu mới composite.

2. Ứng dụng của vật liệu composite trong ngành hàng không -vũ trụ

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 6


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

 “Voyager”, máy bay thử nghiệm của Mỹ đầu tiên với 100% composite.<hinh minh
hoa>.
• “Tàu tốc hành Phương Đông”, máy bay chở khách làm từ 100%
composite.
• “Ruslan”, máy bay khổng lồ của Nga, có tổng vật liệu composite sử
dụng lên tới 5500kg, giảm được 1500kg trọng lượng.
• “ IL-96, TU-204” cỡ lớn, máy bay chở khách cũng chiếm 55% trọng
lượng là composite, giảm 1/3 tải trọng.
 Tên lửa chiến lược nguyên liệu rắn, composite chiếm 75÷90% trọng lượng.
• Trực thăng chiến đấu, composite chiếm 45÷60% trọng lượng.
• MiG 29, MiG 31, MIG-X, máy bay chiến đấu đều sử dụng 100÷790 kg
vật liệu composite.
 AN-124, tầu lượn của Mỹ, sử dụng tới 2200kg vật liệu composite.
 Tên lửa vũ trụ có động cơ nhiên liệu rắn, phóng lên vũ trụ năm 1987 được chế tạo từ
composite.
Như vậy composite được sử dụng rộng rãi trong: Airplanes, rockets and missiles.

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 7


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 8


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

PHẦN II: THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO COMPOSITE DÙNG


TRONG HÀNG KHÔNG- VŨ TRỤ

Vật liệu composite là vật liệu được chế tạo tổng hợp từ hai hay nhiều thành phần khác nhau,
nhằm mục đích tạo ra một vật liệu mới có những tính năng ưu việt hơn hẳn những vật liệu
ban đầu. Những thành phần của vật liệu composite gồm: thành phần cốt( các sợi, hạt…)
nhằm đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiế và vật kiệu nền đảm bảo
cho sự liên kết là làm việc hài hòa giữa các thành phần của composite với nhau. Khả năng
khai thác và sử dụng vật liệu composite phụ thuộc vào các đặc tính cơ, lý, hóa của các vật
liệu thành phần, cấu trúc phân bố của các vật liệu cốt, cũng như độ bền vững của sự liên kết
giũa nền và cốt.
Các loại conposite được sử dụng trong các vật thể bay: composite sợi thủy tinh, composite
sợi bor, composite sợi cac bon, composite sợi hữu cơ, composite cacbon-cacbon, composite
kim loai.
Ưu điểm quan trọng nhất của vật liệu composite đó là khả năng chế tạo chúng từ những kết
cấu, sản phẩm theo yêu cầu kĩ thuật mà ta mong muốn. Tùy theo đòi hỏi về độ bền, độ
cứng, nhiệt độ làm việc, điều kiện khai thác sủ dụng…mà chúng ta lựa chọn những vật liệu
thành phần, kết cấu tỷ lệ…và công nghệ sản xuất phù hợp.
I. Các thành phần cấu thành vật liệu composite
1. Các thành phần cốt
- Thành phần cốt của composite thường dùng là các sợi ngắn, sợi dài đơn, các dạng sợi
tết, các cốt lưới, vải, các băng dải sợi và các loại băng với các tính năng cơ lý đã
được xác định.
- Các vật liệu composite có pha nền là nhựa tổng hợp, cốt thường là sợi thủy tinh, sợi
cacbon, sợi bor.Các vật liệu composite nền kim loại sử dụng cốt là sợi thép,vonfram,
berili, neobi…
SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 9
Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

1.1Sợi thủy tinh (glass fibers)


- Cấu tạo: sợi thủy tinh có 2 dạng: sợi dài( dạng chỉ) và sợi ngắn, có dạng hình
trụ tròn, nhiệt độ làm việc của composite sử dụng sợi thủy tinh từ 500÷700oC.
- Chế tạo: được chế tạo từ quá trình nhiệt phân một chất hữu cơ thích hợp để
phân hóa thành polyme và cacbon, bằng nung nóng rất lâu hàng tuần để pha
khí(polyme) khuếch tán khỏi vật liệu. Sau khi xử lý như vậy thể tích khối giảm
50% và tinh thể nhỏ mịn, độ bền cao đạt 70÷200 Mpa
- Đặc điểm: nhẹ, chịu nhiệt khá,ổn định với tác động hóa sinh, có độ bền cơ lý
cao và độ dẫn nhiệt thấp, và giá thành rẻ.
- Ứng dụng trong sản xuất composite polyme, chế tạo vỏ tàu thuyền, oto, nạp rẽ
dòng của vật thể bay, cách quạt trong tua bin nước…
- Mác sợi: MAC, AБC, KC của Nga sản xuất.
1.2 Sợi hữu cơ.( aramid or Kevlar)
- Cấu tạo: gồm 2 loại sợi phổ biến: sợi hữu cơ aramid và sợi polyetylen, nhiệt độ
làm việc của composite sử dụng sợi hữu cơ thường dưới 200oC.
- Chế tạo: phụ thuộc vào thành phần polyme và phương pháp kéo sợi mà ta thu
được sợi hữu cơ có khối lượng riêng từ 1410÷1450 kg/cm3, độ bền kéo
70÷150 Pa, nhiệt độ than hóa dưới 180oC.
- Đặc điểm: có modun đàn hồi cao, độ bền cao khi kéo, ổn định cao về nhiệt độ,
bền va đập, không chảy,tính cách điện cao
- Ứng dụng: sử dụng rộng rãi để sản xuất chế tạo thân,vỏ tên lửa, động cơ nhiên
liệu rắn, bình, ống chịu lực,găng tay cách nhiệt,mũ-áo giáp, chi tiết của tàu
lượn, thiết bị thể thao
- Mác vật liệu:Kevlar-29,Kevlar-129 do Mỹ sản xuất.
Armoc, CVM, Terlon do Nga sản xuất.
1.3 Sợi cacbon(carbon fibers).
- Cấu tạo: là loại vật liệu quan trọng nhất, có vai trò ngày càng lớn trong kĩ thuật
do khối lượng riêng nhỏ(khoảng 2g/cm3), độ bền rất cao 2000÷3000 Mpa,
nhiệt độ làm việc composite sử dụng sợi cacbon lên tới 2000oC.
SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 10
Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

- Chế tạo: sợi cacbon chủ yếu được chế tạo từ 3 nguồn nhiên liệu chính:
polyacrilonitril (Pan), thứ 2 từ pec dầu mỏ và than đá,nguồn thứ 3 từ
xenlulohidrat.
- Ưu điểm: rất nhẹ, chịu được nhiệt độ cao, hệ số ma sát, dãn nở nhiệt thấp, rất
bền vững với khí hậu, có độ cứng cao. Độ bền từ 2000÷4000 Mpa, modun đàn
hồi 200÷700Mpa, composite polyme sợi cac bon cứng hơn cả sắt.
- Ứng dụng: composite sợi cacbon sản xuất các tấm chịu lực của máy bay, thân
vỏ oto, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ, thân vỏ các loại động cơ tên lửa, cánh
tuabin, khuôn dập…chi tiết đòi hỏi có độ bền cao và siêu bền khi chịu nhiệt.
- Mác sợi cacbon: BMH-3, Culon, LY ( Nga); Tornel, Khitecx-46H của Mỹ
1.4Sợi Bor
- Cấu tạo: sợi bor(B) cho phép tăng độ bền, tăng modun đàn hồi của vật liệu,
nhiệt độ trong khoảng làm việc nhỏ hơn 500oC.
- Chế tạo: công nghệ sản xuất sợi bor trên cơ sở thu được bor kết tủa từ luồng
khí thường sử dụng H2 và BCl3 (2BCl3 +3H2  2B + 6HCl). Được sản xuất
trong các lò phản ứng.
- Đặc điểm: sợi bor dùng sản xuất composite trên vật liệu nền nhôm hoặc
polyme, làm giảm độ dẫn nhiệt, dẫn điện của vật liệu, có độ bền cao hơn hẳn
sợi cacbon từ 300÷3500 Mpa, nhưng nhiệt độ làm việc thấp và giá thành rất
cao.
- Ứng dụng: composite bor ứng dụng sản xuất các chi tiết cho hàng không, lĩ
thuật tên lửa và vũ trụ, đòi hỏi chỉ tiêu về độ bền và độ cứng cao. Sử dụng để
chế tạo các thanh dầm, khung, tấm, cũng như các chi tiết khác của vật thể bay.
- Mác sợi: Avco(B/W)-Mỹ, SMPE-Pháp.
1.5 Sợi kim loại
- Sợi kim loại dùng làm cốt: làm việc ở miền nhiệt độ cao dùng vonfram hoặc
molipden, nhiệt độ thấp: sợi thép hoặc berilic.
- Sử dụng sợi kim loại trong nghiều trường hợp để có hiệu quả và kinh tế hơn.
2. Thành phần nền
SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 11
Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

- Vật liệu nền cần có độ cứng cần thiết để đảm bảo cho composite chịu được tải, và cấu
trúc đồng nhất của composite.
- Vật liệu nên giữ vai trò cực kì quan trọng trong việc chế tạo vật liệu composite.
Vật liệu nền phải đáp ứng được yêu cầu khai thác và công nghệ.
2.1Chất nền polyme nhiệt rắn.
2.1.1 Nhựa phenolic:

- Sản xuất từ quá trình polyme hóa phenolic.


- Quá trình đóng rắn 120÷180oC ở nhiệt độ phòng hoặc dùng axit mạnh.
- Ưu điểm: nguyên liệu sẵn có, giá thành rẻ, nhược điểm là làm cho composite giòn,
độ bền thấp và độ rỗng cao.
- Ứng dụng: làm một số chi tiết bên trong máy bay: cửa, vách ngăn, bếp,các tấm
nhiều lớp.
2.1.2 Nhựa phenol fomandehit.
- Tổng hợp bằng cách đa tụ phenol và fomandehit.
- Quá trình đóng rắn ở 160÷200oC, áp suất 30÷40 Mpa.
- Có tính giòn cao.
- Chế tạo bán thành phẩm hoặc các chi tiết vỏ dày.
2.1.3 Polyeste

- Este không no ( UPE), hoặc hỗn hợp chúng với nhau hoặc với nhiều phân tử
thấp monome
- Sản phẩm đa tụ của axit hữu cơ không no, đóng rắn ở nhiệt độ phòng như khi
đốt nóng.

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 12


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

2.1.4 Các nhựa cơ silic: nhận được từ sự đa tụ các sản phẩm của sự thủy phân hỗn
hợp các mono, đi, tri và tetracloslen; là các chất giòn, cứng.
2.1.5 Nhựa epoxy

- Hỗn hợp của oligomer có những nhóm epoxy cuối mạch, thông thường được
điều chế từ epiclohidrin và diphenil hoặc từ epiclohidrin và những sản phẩm đa
tụ của metylphenol(epoxy)

- Có nhiều ưu điểm: cơ tính cao, độ bám dính cao với nhiều loại cốt, có thể khai
thác sử dụng đến 150÷200oC.
2.1.6 Polyimit: được trùng hợp từ oligome và hỗn hợp của imit-mônme. Thường
dùng dung dịch 40% của chúng trát lên cốt sợi.

2.1.7 Nhựa Bitmaleimit: công thức phân tử H795, chịu nhiệt độ cao, khoảng
180÷200oC.
→ trên 180% các sản phẩm, chi tiết composite được khai thác ở nhiệt độ dưới 130oC, vì
vậy loại nền hay sử dụng nhất là các loại nhựa epoxy. Khi đòi hỏi composite polyme làm
việc lớn hơn 130oC dùng Bitmaleimit, lớn hơn 180oC là polyimit.
2.2Chất nền polyme dẻo
SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 13
Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

- Không có công đoạn đóng rắn, khả năng thi công tạo dáng sản phẩm dễ thực
hiện.
- Công nghệ chế tạo: dập, đùn, uốn, hàn…giá thành thấp.
- Nhược điểm là không chịu được nhiệt độ cao, xử lý độ nhớt của dung dịch
khó khăn.
- Vật liệu dẻo : nylon, poly-phenylin, rolivxan, polysonphon và polyeste nhiệt
dẻo.
2.3Chất nền cacbon
- Nền cacbon có tính chất cơ lý tương tự như sợi cacbon, đảm bảo tính chịu
nhiệt cao và khai thác triệt để ưu điểm của cốt sợi cacbon trong vật liệu
composite.
- Nền cacbon có 3 loại: pirocacbon:thu được do kết lắng từ luồng khí ga, thủy
tinh cacbon thu được do xử lý ở nhiệt độ cao các xenlulozo hoặc các polyme
nhiệt rắn, nền cacbon- cốc của pec than đá hoặc dầu mỏ.
2.4Chất nền kim loại
- Thường là kim loại nhẹ : nhôm, magie, berili hoặc các kim loại chịu nhiệt cao
( titan, niken, niobi), hoặc là dạng hợp kim.
- Phổ biến hiện nay dùng nền dưới dạng hợp kim nhôm, chúng có khả năng kết
hợp hài hòa với cốt đảm bảo tốt những đòi hỏi cơ lý cũng như công nghệ.
II. Vật liệu composite dùng trong ngành hàng không vũ trụ

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 14


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

1. Vật liệu composite polyme


- Thành phần:
• Nền: thường được dùng rộng rãi là các polyme nhiệt rắn(epoxy,
polyeste…) và các polyme nhiệt dẻo khác.
• Cốt: sợi thủy tinh, sợi bazan, sợi cacbon, sợi hữu cơ, sợi bor, sợi
tạp lai…
- Ưu điểm: nhẹ, độ bền cơ lý cao, bền trong môi trường hóa học, dẫn điện, dẫn
nhiệt thấp, công nghệ chế tạo không phức tạp. Với các cấu trúc chịu lực quan
trọng ( gân cánh máy bay) chỉ có thể dùng sợi với biến dạng không thấp hơn
2%, độ bền trượt lớn hơn 100Mpa.
- Việc chọn vật liệu nền là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc chế tạo
composite polyme.
- Công nghệ chế tạo bởi nhiều phương pháp: truyền thống: nén, dập, đổ khuôn
và khuôn tiếp xúc chân không đến những phương pháp đặc biệt: quấn(khô
hoặc ướt), đúc đẩy, đúc giọt, phun…
- Ứng dụng: thân, vỏ, vách ngăn tầu vũ trụ sử dụng composite polyme sợi
cacbon
• Thân vỏ máy bay vận tải Lirphan làm hoàn toàn từ composite cốt sợi
cacbon
• Một số chi tiết của máy bay chở khách được chế tạo từ composite nền
epoxy cốt sợi thủy tinh và cacbon:
• Mũ nắn dòng và thân vỏ tên lửa được chế tạo từ composite
• Ghế hành khách trên máy bay
• Vỏ bảo vệ khởi động của tàu vũ trụ Apolo: polyme cốt sợi thủy tinh và
nhựa nền phenolic
- Composite sợi bor: dầm, khung panen, các sống dọc của những phần chịu
lực, càng, khoang, vỏ cánh máy bay, nâng cao độ bền, đọ cứng, độ tĩnh và
bền rung giảm trọng lượng.

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 15


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

2. Vật liệu composite cacbon- cacbon


- Thành phần: nền cacbon, cốt: sợi cacbon.
- Ưu điểm nổi trội: chịu nhiệt độ rất cao, lại rất nhẹ, rất bền với ứng suất nhiệt
độ và với sự chiếu sáng. Khả năng làm việc lâu dài ở 773oK môi trường oxi
hóa, và đạt đến 3273K trong môi trường chân không hoặc trơ
- Sản xuất theo 3 phương pháp: phương pháp lắng, kết tủa cacbon từ luồng
khí nóng giữa các sợi cốt.Phương pháp tẩm các sợi cốt bằng nhựa
nền( phenol, furan, epoxy, polyeste…hoặc pec) rồi sau đó tiến hành quá
trình cacbon hóa.phương pháp tổ hợp cả 2 phương pháp trên: vừa tẩm sợi
vừa lắng kết tủa.
- Ứng dụng: dựa vào độ bền nhiệt và độ dai va đập cao
• Hãng Danlop chế tạo các đĩa phanh dùng cho các máy bay
Concord( hiện nay đã dừng bay) dựa trên nền pec, cốt vải hoặc sợi
cacbon. Thông số hình học: đường kính 0.6 mm, chiều dài 1.2 mm, độ
dày 25mm. Thông số cơ tính: độ bền uốn 103Mpa, độ bền nén 138 Mpa,
và bền nhiệt 2500oC
• Các hộp Pirocard-400 mà chương trình Apollo sử dụng để bảo vệ an
toàn các trang thiết bị và các nguồn đồng vị khi đưa về trái đất.
• Thiết bị cách nhiệt trên tàu vũ trụ vận tải Shutle, hãng Vout của Mỹ.
• Loa phụt,thân vỏ, xylanh, côn nạp nguyên liệu của tên lửa nhiên liệu rắn,
chóp khí động của tên lửa đạn đạo.
3. Vật liệu composite gốm
- Thành phần: nền gốm,thủy tinh ( ceramic,borsilicat, nhôm silicat), cốt có thể
là sợi kim loại hoặc phi kim loại( vonfram, molipden, thép, niobi).
- Chế tạo: phương pháp dập nóng nhiều lần những dải sợi cốt và bột thủy tinh
trong môi trường agon.
- Ưu điểm: có rất nhiều triển vọng, đùng để chế tạo các chi tiết làm việc ở
nhiệt đọ lên tới 2073K.

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 16


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

- Ứng dụng: cơ cấu ăngten ở mũi những vật thể bay vũ trụ cần phải thu hồi trở
về trái đất, mũi nắn dòng tên lửa.
4. Vật liệu composite kim loại
- Thành phần nền: kim loại hoặc hợp kim( hợp kim nhôm, titan, megie), cốt:
sợi kim loại hoặc phi kim loại.
- Chế tạo:sử dụng các phương pháp có cường đọ lực và nhiệt độ cao bao gồm:
• Phương pháp pha rắn: ép dẻo, hàn nổ, khuếch tán…
• Phương pháp pha lỏng: tẩm sợi cốt bằng dung dịch nền nóng chảy.
• Kết dẻo và phun( khí ga+ hóa học + điện hóa).
- Ưu điểm: ứng dụng rộng rãi đòi hỏi vật liệu làm việc ở các miền nhiệt độ
khắc nhiệt, những nơi mà điều kiền sử dụng không cho phép dùng kim loại
truyền thống.
- Ứng dụng: Vật liệu composite bor sợi nhôm: máy bay tàu lượn F-106A
(Mỹ), giảm 30% trọng lượng.
• IL-62 (Nga), giảm 17% trọng lượng.
• Vật thể bay vũ trụ: chi tiết khung cứng, vỏ, vòng đai chịu lực bao quanh
động cơ tên lửa, những bậc ngăn nối tên lửa đạn đạo.
• Vật liệu composite nhôm sợi cacbon: độ cứng cao, độ bền mỏi cao, dùng
cho chi tiết chị tải cao, thân vỏ cách tua bin, ống xả của động cơ máy
bay-tên lửa

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 17


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

PHẦN III: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MỘT SỐ CHI TIẾT CỦA
VẬT THỂ BAY

1. Công nghệ chế tạo thân,vỏ động cơ tên lửa nguyên liệu rắn
- Thành phần:
• Vật liệu nền: chủ yếu dùng nền epoxy
Quấn ướt sủ dụng mác: EDT-10, UP612M, EXD-M, EXM
Quấn khô dùng mác: XEDT-10P, EFB-33, EXT-1, PA
• Vật liệu cốt: sợi cacbon, sợi hữu cơ hoặc dùng sợi thủy tinh, vật liệu
cốt được chuẩn bị trước ở dạng băng vải cốt đồng phương, các dải
sợi tết.
- Chế tạo: theo công nghệ quấn vỏ: công nghệ quấn xoắn và quấn theo quỹ đạo.

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 18


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

2. Công nghệ chế tạo một số chi tiết loa phụt động cơ
- Nguyên liệu: composite polyme sợi cacbon đặc biệt là composite cacbon- cacbon.
- Phương pháp: quấn ngang lên những băng vải cốt bán thành phẩm xếp dọc theo
trục khuôn và được lắp với nhũng thanh dầm cốt theo chiều hướng tâm. Việc quấn
thực hiện trên máy quấn vạn năng thông thường.
- Mác vật liệu: KIMFMB, KUP-BM-PU( Nga), Sepcard-570 (Mỹ).
3. Chế tạo cánh máy bay
- Công đoạn: gồm 3 phần chính:thiết kế- chế tạo- thử nghiệm :chế tạo cánh tàu lượn
T-2B( hải quân Mỹ), với cốt thủy tinh S-994 và nhựa nền Sell 58-68R
- Công nghệ: sử dụng công nghệ quấn, công việc thực hiện bằng tự động.
- Kết cấu nhận được có cấu trúc composite 3 lớp.
- Lớp ngoài cùng lót bằng một lớp màng polyvinyl florua(tedlar), bảo vệ cánh với
tác động của khí quyển, tia hồng ngoại và độ ẩm…các màng tedlar không chứa hóa
chất dư, giữ được bền, không bị hóa giòn trong khoảng nhiệt độ rộng.

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 19


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

4. Chế tạo bình khí N2,O2 dùng cho các nhà du hành vũ trụ
- Mỗi trạm có 12 bình, dung tích 27 lít, chịu áp 30Mpa.
- Lớp vỏ trong chế tạo từ màng polyetylen terephtalat và polyimit PMF352
- Lớp vỏ ngoài chế tạo theo quấn sợi cacbon, sợi cacbon YKH nền epoxy EDT-10P

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 20


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

Phần VI: ỨNG DỤNG VẬT LIỆU COMPOSITE Ở VIỆT

 Ở nước phát triển vật liệu composite được phát triển từ rất lâu, nhưng với nước ta thì
composite được coi là vật liệu mới, do thời gian đưa vào chưa lâu.
 Vật liệu composite được bắt đầu nhiên cứu và áp dụng thử ở nước ta từ 1988. Đến
thập kỉ 90 của thế kỉ 20, một cài đơn vị sản xuất composite đã hình thành với các sản
phẩm ghe thuyền, bồn chứa với khối lượng không lớn. Tuy nhiên composite bắt đầu
được phát triển từ 1995 đến nay, đã tăng kể cả số lượng và chủng loại sản phẩm.
 Hiện nay chỉ có khoảng 40 đơn vị lớn nhỏ nhưng chỉ có một số đơn vị sản xuất mặt
hàng composite, còn lại là kết hợp với các sản phẩm nhựa khác. Các mặt hàng đã mở
rộng, đa dạng phong phú cùng với chất lượng cao hơn: thiết bị giáo dục, bàn ghế, các
giải phân cách đường giao thông, hệ thống tàu xuồng, hệ thống máng trượt, máng
hứng và ghế ngồi, mái che của các nhà thi đấu, các sân vận động và các trung tâm
văn hoá…Việt Nam đã và đang ứng dụng vật liều Composite vào các lĩnh vực điện
dân dụng, hộp công tơ điện, sào cách điện, đặc biệt là sứ cách điện. ...
 Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 5.000 tấn nguyên liệu, nhưng chủ yếu vẫn là
nhập liệu.
 Lĩnh vực này hạn chế là do: tất cả nguyên liệu đều ngoại nhập, người tiêu dùng, nhà
quản lý, kĩ sư trưởng chưa am hiểu rõ vật liệu này. Các nhà sản xuất cũng chưa
mạnh dạn đầu tư dây truyền sản xuất tiên tiến, chất lượng , chủng loại mặt hàng chưa
đáp ứng yêu cầu…Tất cả các yếu tố trên làm composite phát triển chưa được như
mong muốn.
 Về công nghệ, ở nước ta vẫn chủ yếu sử dụng công nghệ thủ công: trải tay ( Hand lay
up), công nghệ phun(spray up) và các công nghệ tiên tiến khác còn rất ít được áp
dụng. Tuy nhiên sản phẩm composite đã và đang có xu thế phát triển ở nước ta.

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 21


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

 Hầu hết các nước trong khu vực đều có nhà máy chế tạo cốt sợi và vật liệu nền
chuyên dùng cho composite phục vụ trong nước và xuất khẩu. Nước ta có cát, mỏ
dầu, tiên đề cho sự ra đời nhà máy sản xuất composite.
 Nếu được quan tâm của các cấp vĩ mô, các nhà sản xuất mạnh dạn đầu tư công n ghệ
tiên tiến, cùng với nguyên liệu trong nước thì chắc chắn vật liệu composite ở nước ta
sẽ phát triển mạnh và trở thành một nguồn vật liệu có ý nghĩa, đóng góp cho sự phát
triển của kinh tế xã hội.

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 22


Ñề tài: Composite với ngành hàng không- vũ trụ GVHD: TRƯƠNG THỊ YẾN THI

Tài liệu tham khảo:


1. Gs.Nguyễn Hoa Thịnh- Gs.Nguyễn Đình Đức, “Vật liệu composite: Cơ
học và công nghệ”,Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật- 2002.
2. Ths.Nguyễn Đăng Cường,”Compozit: Sợi thủy tinh và ứng dụng”, Nhà
xuất bản khoa học và kĩ thuật-2005.
3. Ngiêm Hùng, “ Vật liệu học cơ sở”, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật-
2007.
4. B.A.Sanders,editor; “Short fiber reinforced composite materials”,
American Society for Testiny and Materials- 1982.
5. Sanjay K.Mazundar,Ph.D; “Composites manufacturing: Materials,
Product, and Process Engineering”, CRC Press LLC- 2002.

SVTH: Vũ Duy Khương-Máy hóa K50 Trang 23

You might also like