You are on page 1of 2

Gia đình

Vai trò của gia đình đối với xã hội và với mỗi
thành viên trong gia đình
Đối với xã hội, gia đình là tế bào, là một trong các tổ chức cơ sở để thực hiện các chủ
trương chính sách và pháp luật của Nhà nước về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, giáo
dục, văn hoá, dân số, môi trường.
Đối với mỗi thành viên, gia đình là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng, giáo dục và nâng đỡ
mình suốt đời, là môi trường để hình thành và phát triển nhân cách trong cả cuộc đời,
là nơi để thế hệ trẻ rèn luyện lối sống có tình nghĩa, có đạo lý để thực hành trong cuộc
đời, là nơi để thế hệ già có thể di dưỡng tinh thần, đem kinh nghiệm sống truyền lại
cho con cháu.
Dù đối với xã hội hay đối với từng cá nhân, gia đình đều có vai trò rất to lớn, cần phải
chăm lo xây dựng gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc.
Gia đình là gì? Gia đình là một nhóm xã hội được gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn
nhân và huyết thống. Các thành viên trong gia đình có quan hệ tình cảm mật thiết với
nhau bởi trách nhiệm và quyền lợi, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Quy mô của
gia đình Hiện nay ở Việt Nam còn tồn tại hai kiểu gia đình:
- Gia đình truyền thống: gồm có 3 thế hệ trở lên (ông bà, bố mẹ, con cái)
- Gia đình hạt nhân: gồm có 2 thế hệ (bố mẹ, con cái)
Điều kiện kinh tế xã hội càng phát triển đòi hỏi quy mô gia đình càng gọn nhẹ, do đó
kiểu gia đình hạt nhân là phổ biến hiện nay. Gia đình có những chức năng gì?
Gia đình có 5 chức năng sau:
Chức năng sinh sản: Cung cấp cho xã hội các thế hệ con người để duy trì nòi giống
làm cho xã hội tồn tại, phát triển. Một xã hội không có sản xuất và tái sản xuất (kể cả
tái sản xuất ra con người) không thể phát triển được. Do đó, chức năng gia đình như
một tế bào tái sản xuất ra con người đều có chung ở mọi hình thái xã hội. Theo các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác, "con người ta thay đổi hàng ngày cuộc sống của mình,
bắt đầu sản xuất ra những con người khác, tức là tự tái sản xuất, đó là quan hệ giữa
đàn ông và đàn bà, đó là gia đình"
Chức năng kinh tế: Gia đình là đơn vị kinh tế tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
vật chất tinh thần cho gia đình và cho xã hội.Kinh tế gia đình phát triển có tác dụng
thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Chức năng kinh tế của gia đình trong mỗi xã hội khác nhau thì khác nhau. Nhưng cho
dù trong xã hội nào, đây cũng là một chức năng rất quan trọng của gia đình.
Đối với một nền kinh tế, gia đình đóng vai trò là một thành phần kinh tế quan trọng.
Dù trực tiếp hay gián tiếp sản xuất ra của cải vật chất, thì kinh tế gia đình bao giờ cũng
chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế. Hơn nữa, gia đình là nơi tiêu thụ chủ
yếu các loại hàng hoá.
Nếu nhìn từ một khía cạnh khác, khi đó chức năng kinh tế của gia đình chủ yếu là đáp
ứng, thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia
đình.
Chức năng giáo dục: Giáo dục gia đình có tác động sâu sắc đến việc hình thành nhân
cách con người. Giáo dục gia đình là cơ sở đầu tiên để con người phát triển một cách
toàn diện, trở thành người công dân tốt, có ích cho gia đình và cho xã hội.
Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Vì mỗi con người sinh ra và lớn lên
trong một gia đình cụ thể, việc giáo dục của gia đình bắt đầu từ khi sinh ra cho đến
cuối đời. Vai trò của cha mẹ, anh chị em, ông bà và nhưng người thân khác trong gia
đình đối với giáo dục là rất quan trọng, đều ảnh hưởng rất lớn đến hình thành nhân
cách.
Trong một xã hội, con người được giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng
hình thức giáo dục sâu sắc nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân cách là giáo dục
trong gia đình.
Chức năng tâm lý, tình cảm: Gia đình là tổ ấm của mỗi con người, là sợi dây tình
cảm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình thông qua các mối quan hệ:
ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái. Gia đình là nơi an ủi, động viên tốt nhất về
mặt tinh thần.
Chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ: Gia đình là nơi chăm lo, bảo vệ sức khoẻ,
đảm bảo nhu cầu ăn uống, dinh dưỡng hang ngày cho mọi thành viên. Gia đình còn là
nơi hướng dẫn mọi người biết cách tự chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh, tạo cho con
người niềm vui, tinh thần thoải mái, tăng cường sức khoẻ.
Gia đình Việt Nam hiện nay cần có những chuẩn mực gì? Chuẩn mực của gia đình
Việt Nam hiện nay gồm 4 yếu tố sau:
No ấm: Biểu hiện sự phát triển kinh tế của gia đình nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật
chất và tinh thần của các thành viên.
Bình đẳng: Biểu hiện các thành viên trong gia đình tôn trọng lẫn nhau và được hưởng
mọi quyền lợi về học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí, chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt
quan tâm đến phụ nữ, trẻ em gái, người cao tuổi.
Tiến bộ: Biểu hiện các thành viên trong gia đình luôn có ý thức rèn luyện, phấn đấu
vươn lên về mọi mặt để có kiến thức, trình độ, năng lực; có đạo đức, lối sống lành
mạnh phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và xu thế phát triển của thời đại.
Hạnh phúc: Biểu hiện các thành viên trong gia đình gắn bó, thương yêu, quan tâm
giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường trong sạch, ngăn chặn tệ nạn xã
hội./.

You might also like