You are on page 1of 12

THCS Cát Linh. Năm học 2008 – 2009.

ÔN TẬP LỚP 9
ĐỀ SỐ 1

 2x 2 + 1 1   x2 − 2 
Câu 1: Cho biểu thức A =  3 − :
  1− 
 x − 1 x − 1  x + x + 1
2

a) Rút gọn A.
8
b) Tính giá trị của A, biết x =
5+ 3

c) Tìm các giá trị nguyên của x để A nguyên.


Câu 2: (Giải bài toán bằng cách lập phương trình)
Một công nhân dự định làm 72 sản phẩm trong thời gian đã định. Nhưng trong thực
tế xí nghiệp lại giao 80 sản phẩm. Vì vậy mặc dù người đó đã làm mỗi giờ thêm 1
sản phẩm, song thời gian hoàn thành công việc vẫn chậm so với dự định 12 phút.
Tính năng suất dự kiến, biết rằng mỗi giờ người đó làm không quá 20 sản phẩm.
Câu 3:
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Đường tròn đường kính AH cắt các
cạnh AB, AC lần lượt tại E và F.
a) C/m: Tứ giác AEHF là hình chữ nhật.
b) C/m: AE . AB = AF . AC
c) Đường thẳng qua A vuông góc với EF cắt BC tại I, chứng minh I là trung điểm
của đoạn BC.
−1 2
Câu 4: Cho hàm số y = x
2
a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số trên.
b) Trên (P) lấy hai điểm M và N lần lượt có hoành độ là -2; 1. Viết phương trình
đường thẳng MN.
c) Xác định hàm số y = ax + b, biết rằng đồ thị (d) của nó song song với đường
thẳng MN và chỉ cắt (P) tại một điểm.
ĐỀ SỐ 2

( )
2
x 1− x2  1− x3  1+ x3 
Câu 1: Cho biểu thức A = :  + x  − x 
1+ x2  1− x  1+ x 

a) Rút gọn A.
b) Xác định các giá trị của x để 3A = 1.
c) Xác định các số m thỏa mãn: Có số x < 0 sao cho A = m.
Câu 2: (Giải bài toán bằng cách lập phương trình)
Một người dự định đi xe đạp từ A tới B cách nhau 36 km trong một thời gian nhất
định. Sau khi đi nửa quãng đường, người đó dừng lại nghỉ 18 phút. Do đó để đến B
đúng hạn, người đó đã tăng thêm vận tốc 2km trên quãng đường còn lại. tính vận tốc
ban đầu và thời gian xe lăn bánh trên đường.
Câu 3:
Cho đường tròn (O) đường kính AB = 2R và một điểm M di động trên nửa đường
tròn. Người ta vẽ một đường tròn tâm E tiếp xúc với nửa đường tròn (O) tại M và tiếp
xúc với đường kính AB tại N. Đường tròn này cắt MA, MB lần lượt tại các điểm thứ hai
C và D.
a) C/m: CD // AB.
b) C/m: MN là tia phân giác của góc AMB và đường thẳng MN luôn đi qua điểm
K cố định.
c) C/m: KM . KN không đổi.
Câu 4: Cho hàm số y = x2 và y = x + m (m là tham số).
a) Tìm m sao cho đồ thị (P) của y = x2 và đồ thị (d) của y = x + m có hai giao điểm
phân biệt A và B.
b) Tìm phương trình đường thẳng (d1) ⊥ (d) và tiếp xúc với (P).
ĐỀ SỐ 3

 2x 5   2 
Câu 1: Cho biểu thức A =  2 −  :  3+ 
 2x − 5x + 3 2x − 3  1− x 

a) Rút gọn A.
b) Tìm x để A > 0.
1
c) Tìm x để A =
6 − x2
Câu 2: (Giải bài toán bằng cách lập phương trình)
Lúc 7 giờ một người đi xe máy khởi hành từ A với vận tốc 40 km/h. Sau đó lúc
8h30’ một người khác cũng đi xe máy từ A đuổi theo với vận tốc 60 km/h. Hỏi hai
người gặp nhau lúc mấy giờ?
Câu 3:
Cho tứ giác ABCD nội tiếp trong đường tròn đường kính BD. Kéo dài AB và CD
cắt nhau ở E; CB và DA cắt nhau tại F.
a) C/m BD ⊥ EF (gọi chân đường vuông góc là G).
b) C/m BA . BE = BC . BF = BD . BG
c) C/m B là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ACG.
d) Cho góc ABC = 1350, hãy tính độ dài AC theo BD.
Câu 4: Cho phương trình (m – 1)x2 + 2(m – 1)x – m = 0
a) Tìm m để phương trình có nghiệm kép, tính nghiệm kép đó.
b) Tìm m để phương trình có 2 nghiệm phân biệt đều âm.
ĐỀ SỐ 4

 a+1 ab + a   a+1 ab + a 
Câu 1: Cho biểu thức P =  + − 1 :  − + 1
 ab + 1 ab − 1   ab + 1 ab − 1 

a) Rút gọn P.
3−1
b) Tính giá trị của P nếu a = 2− 3 và b = .
1+ 3

c) Tìm giá trị nhỏ nhất của P, nếu a + b = 4 .


Câu 2: (Giải bài toán bằng cách lập phương trình)
Tổng của chữ số hàng đơn vị và hai lần chữ số hàng chục của một số có hai chữ số
là 10. Nếu đổi chỗ chữ số hàng chục và hàng đơn vị cho nhau thì sẽ được số mới
nhỏ hơn số ban đầu 18 đơn vị. Tìm số có hai chữ số đó.
Câu 3:
Cho ba điểm A, B, C trên một đường thẳng theo thứ tự ấy và một đường thẳng d
vuông góc với AC tại A. Vẽ đường tròn đường kính BC và trên đó lấy một điểm M bất
kỳ. Tia CM cắt đường thẳng d tại D; tia AM cắt đường tròn tại điểm thứ hai N; tia DB
cắt đường tròn tại điểm thứ hai P.
a) C/m tứ giác ABMD nội tiếp đường tròn.
b) C/m tích CM . CD không phụ thuộc vào vị trí điểm M.
c) Tứ giác APND là hình gì? Tại sao?
d) C/m trọng tâm G của tam giác MAC chạy trên một đường tròn cố định khi M di
động.
Câu 4: Cho phương trình x2 – (2m – 3)x + m2 – 3m = 0
a) C/m phương trình luôn có 2 nghiệm khi m thay đổi.
b) Tìm m để phương trình có 2 nghiệm x1, x2 thỏa mãn 1 < x1 < x2 < 6.
ĐỀ SỐ 5

x2 + x  x + 1 1 2 − x2 
Câu 1: Cho biểu thức A = :  − + 
x2 − 2x + 1  x 1− x x2 − x 

a) Rút gọn A.
b) Tìm x để A > 1.
c) Tìm giá trị nhỏ nhất của A .
Câu 2: (Giải bài toán bằng cách lập phương trình)
Hai địa điểm A và B cách nhau 56 km, lúc 6h45 một người đi xe đạp từ A với vận
tốc 10 km/h. Sau đó 2h một người đi xe đạp từ B đến A với vận tốc 14 km/h. Hỏi
đến mấy giờ họ sẽ gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu km.
Câu 3:
Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; 2R) tiếp xúc trong tại A. Qua A kẻ hai cát tuyến
AMN và APQ với M, P thuộc (O) và N, Q thuộc (O’).
a) C/m O’ nằm trên đường tròn (O) và MP // NQ.
b) Tia O’M cắt đường tròn (O’) tại S, gọi H là trực tâm tam giác SAO’. C/m tứ
giác SHO’N nội tiếp đường tròn.
c) Khi góc MAP = 900, hãy so sánh độ dài của MP và NQ.
Câu 4: Cho phương trình x2 + 3x + m = 0. Gọi x1, x2 là 2 hai nghiệm của phương trình,
không giải phương trình, tìm m thỏa mãn:
a) x1 – x2 = 6.
b) x12 − x22 = 34.
ĐỀ SỐ 6

1 1 x3 − x
Câu 1: Cho biểu thức P = + +
x − 1− x x − 1+ x x −1

a) Rút gọn P.
b) Tìm x để P > 0.
53
c) Tính giá trị của P nếu x = .
9− 2 7

d) So sánh P với |P|.


Câu 2: (Giải bài toán bằng cách lập phương trình)
Một tàu thủy chạy trên khúc sông dài 80 km, cả đi lẫn về mất 8h20’. Tính vận tốc
của tàu thủy khi nước yên lặng, biết rằng vận tốc của dòng nước là 4 km/h.
Câu 3:
Cho đường tròn tâm O, bán kính R và một điểm A nằm ngoài đường tròn. Từ một
điểm M chuyển động trên đường thẳng d vuông góc với OA tại A, vẽ các tiếp tuyến
MP, MP’ với đường tròn. Dây PP’ cắt OM tại N và cắt OA tại B.
a) C/m các tứ giác MPOP’, MNBA nội tiếp được trong đường tròn.
b) C/m OA . OB = OM . ON = R2
c) Khi điểm M di chuyển trên đường thẳng d thì tâm đường tròn nội tiếp tam giác
MPP’ di chuyển trên đường nào.
d) Cho góc PMP’ = 600 và R = 8, tính diện tích tứ giác MPOP’ và diện tích hình
quạt POP’.
Câu 4: Cho phương trình 3x2 – 10x + m = 0. Tìm m sao cho phương trình:
a) Có 2 nghiệm dương.
b) Có 2 nghiệm trái dấu.
c) Có x1 = 0. Tính x2.
d) Vô nghiệm.
ĐỀ SỐ 7

 x +1 x x   x + 1 1− x 
Câu 1: Cho biểu thức P =  + +  : + 
 x −1 x + 1 1− x   x − 1 x + 1

a) Rút gọn P.
2− 3
b) Tính giá trị biểu thức P, khi x = .
2
1
c) Hãy so sánh P với .
2
Câu 2: (Giải bài toán bằng cách lập phương trình)
Một đội công nhân xây dựng hoàn thành một công trình với mức 420 ngày công thợ.
Hãy tính số người của đội, biết nếu đội vắng 5 người thì số ngày hoàn thành công
việc sẽ tăng thêm 7 ngày.
Câu 3:
Cho tam giác ABC nhọn, nội tiếp trong đường tròn tâm O. Từ B và C kẻ hai tiếp
tuyến với đường tròn, chúng cắt nhau tại D. Từ D kẻ cát tuyến song song với AB cắt
đường tròn tại E, F và cắt AC tại I.
a) C/m góc DOC = góc BAC.
b) C/m bốn điểm O, I, C, D nằm trên một đường tròn.
c) C/m IE = IF.
d) Cho B, C cố định khi A chuyển động trên cung lớn BC thì I di chuyển trên
đường nào.
Câu 4: Cho phương trình x2 – 2(m + 1)x + m2 + 5 = 0
a) Tìm điều kiện của m để phương trình có 2 nghiệm phân biệt.
b) Chứng tỏ phương trình không thể có 2 nghiệm trái dấu. Tìm m sao cho phương
trình có 2 nghiệm đều âm.
c) Tính x12 + x22 theo m.
ĐỀ SỐ 8

 1− a a   1+ a a 
Câu 1: Cho biểu thức P =  + a  . − a 
 1− a   1+ a 

a) Rút gọn P.
b) Tính a để P < 7− 4 3 .
Câu 2: (Giải bài toán bằng cách lập phương trình)
Một xe tải và một xe con cùng khởi hành từ tỉnh A đến tỉnh B. Xe tải đi với vận tốc
30 km/h, xe con đi với vận tốc 45 km/h. Sau khi đã đi được 0,75 quãng đường AB,
xe con tăng vận tốc thêm 5 km/h trên quãng đường còn lại. Tính quãng đường AB,
biết rằng xe con đến tỉnh B sớm hơn xe tải 2h20’.
Câu 3:
µ = 900 ). E là một điểm tùy ý trên cạnh BC. Qua B
Cho tam giác vuông cân ABC ( C
kẻ một tia vuông góc với tia AE và cắt tia AC tại K. Chứng minh rằng:
a) Tứ giác BHCA nội tiếp được trong đường tròn.
b) C/m KC . KA = KH . KB
c) Độ lớn của góc CHK không phụ thuộc vào vị trí điểm E.
d) Khi E di chuyển trên cạnh BC thì BE . BC + AE . AH không đổi.
Câu 4: Trong mp tọa độ cho điểm A(-2; 2) và đường thẳng (d1): y = -2(x + 1)
a) Giải thích vì sao A nằm trên (d1).
b) Tìm a trong hàm số y = ax2 có đồ thị là (P) qua A.
c) Viết phương trình đường thẳng (d2) qua A và d2 ⊥ d1.
d) Gọi A, B là giao điểm của (P) và (d2), C là giao điểm của (d1) với trục tung. Tìm
tọa độ B, C và tính SΔABC?
ĐỀ SỐ 9

( )
2
 x− y x3 − y3  x − y + xy
Câu 1: Cho biểu thức P =  + :
 x− y y− x  x+ y
 

a) Rút gọn P.
b) C/m: P ≥ 0.
c) So sánh P với 1.
Câu 2: (Giải bài toán bằng cách lập phương trình)
Một người đi xe đạp từ A đến B trong một thời gian nhất định. Khi còn cách B một
đoạn 30 km, người đó nhận thấy rằng sẽ đến B chậm nửa giờ nếu giữ nguyên vận
tốc đang đi. Nhưng nếu tăng vận tốc thêm 5 km/h thì sẽ tới đích sớm hơn nửa giờ.
Tính vận tốc xe đạp trên quãng đường đã đi lúc đầu.
Câu 3:
Cho đường tròn tâm O và dây AB. Gọi M là điểm chính giữa của cung nhỏ AB và C
là một điểm nằm giữa đoạn AB. Tia MC cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai D. C/m
rằng:
a) MA2 = MC . MD
b) MB . BD = BC . MD
c) Đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD tiếp xúc với MB tại B.
d) Tổng hai bán kính của hai đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD và ACD không
đổi khi C di chuyển trên đoạn AB.
Câu 4: Cho phương trình x2 – (2m + 1)x + m2 + m – 6 = 0
a) Tìm m để phương trình có 2 nghiệm đều âm.
b) Tìm m để phương trình có 2 nghiệm x1, x2 thỏa mãn: x1 − x2 = 50
2 2
ĐỀ SỐ 10

2 x−9 x + 3 2 x +1
Câu 1: Cho biểu thức P = − −
x− 5 x + 6 x − 2 3− x

a) Rút gọn P.
b) Tìm các giá trị của x để P < 1.
c) Tìm các giá trị nguyên của x để P có giá trị nguyên.
Câu 2: (Giải bài toán bằng cách lập phương trình)
Một máy bơm muốn bơm đầy nước vào một bể chứa trong một thời gian quy định
thì mỗi giờ phải bơm được 10 m3. Sau khi bơm được 1/3 thể tích bể chứa, người
công nhân vận hành cho máy bơm hoạt động với công suất lớn hơn, mỗi giờ bơm
được 15 m3. Do vậy, so với quy định, bể chứa được bơm đầy trước 48 phút. Tính thể
tích bể chứa.
Câu 3:
Cho đoạn thẳng AB và một điểm P nằm giữa A, B. Trên nửa mặt phẳng bờ AB, kẻ
các tia Ax, By vuông góc với AB và lần lượt trên hai tia đó lấy hai điểm C và D sao cho
AC . BD = AP . PB (1).
a) C/m: tam giác ACP đồng dạng với tam giác PBD.
b) C/m: Góc CPD = 900, từ đó suy ra cách dựng C, D thỏa mãn (1).
c) Gọi M là hình chiếu của P trên CD, c/m: góc AMB = 900.
d) C/m điểm M chạy trên nửa đường tròn cố định khi C, D di động trên Ax, By
nhưng vẫn thỏa mãn (1).
Câu 4: Cho phương trình (m + 1)x2 – 2(m + 2)x + m – 3 = 0
a) Tìm m để phương trình có nghiệm.
b) Tìm m để phương trình có 2 nghiệm x1, x2 thỏa mãn (4x1 + 1)(4x2 + 1) = 18.
ĐỀ SỐ 11

2 a+ 3 b 6 − ab
Câu 1: Cho biểu thức P = −
ab + 2 a − 3 b − 6 ab + 2 a + 3 b + 6

a) Rút gọn P.
b + 10 a 9
b) Cho P = (b ≠ 10) , chứng minh = .
b − 10 b 10
Câu 2: (Giải bài toán bằng cách lập phương trình)
Hai tổ công nhân làm chung trong 12 giờ sẽ hoàn thành xong công việc đã định. Họ
làm chung với nhau trong 4h thì tổ thứ nhất được điều đi làm việc khác, tổ thứ hai
làm nốt công việc còn lại trong 10h. Hỏi tổ thứ hai làm một mình thì sau bao lâu sẽ
hoàn thành công việc.
Câu 3:
Cho nửa đường tròn tâm (O) đường kính AB = 2R, M là một điểm tùy ý trên nửa
đường tròn (M khác A và B). Kẻ hai tiếp tuyến Ax và By với nửa đường tròn. Qua M kẻ
tiếp tuyến thứ ba lần lượt cắt Ax và By tại C và D.
a) C/m: CD = AC + BD, góc COD = 900.
b) C/m: AC . BD = R2.
c) OC cắt AM tại E, OD cắt BM tại F. C/m: EF = R.
d) Tìm vị trí của M để tứ giác ACDB có diện tích nhỏ nhất.
Câu 4: Cho phương trình x2 – 2(m – 1)x + 2m – 4 = 0
a) C/m phương trình có 2 nghiệm phân biệt.
b) Gọi x1, x2 là 2 nghiệm của phương trình. Tìm GTNN của y = x12 + x22
ĐỀ SỐ 12

a a−1 a a+1  1   3 a 2+ a 
Câu 1: Cho biểu thức P = − +  a−  . − 
a− a a+ a  a   a − 1 a + 1 

a) Rút gọn P.
b) Với giá trị nào của a thì P = a + 7.
c) C/m với mọi giá trị của a (thỏa mãn điều kiện thích hợp) ta đều có P > 6.
Câu 2: (Giải bài toán bằng cách lập phương trình)
Hai ca nô cùng khởi hành từ hai bến A và B cách nhau 85 km đi ngược chiều nhau,
sau 1h40’ thì gặp nhau. Tính vận tốc riêng của mỗi ca nô, biết vận tốc của ca nô đi
xuôi dòng lớn hơn vận tốc ca nô đi ngược dòng 9 km/h và vận tốc của dòng nước là
3 km/h.
Câu 3:
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB > AC), đường cao AH. Trên nửa mặt phẳng bờ
BC chứa A vẽ nửa đường tròn đường kính BH cắt AB tại E, nửa đường tròn đường kính
HC cắt AC tại F.
a) C/m tứ giác AFHE là hình chữ nhật.
b) C/m tứ giác BEFC nội tiếp.
c) C/m AE . AB = AF . AC
d) C/m EF là tiếp tuyến chung của hai nửa đường tròn.
Câu 4: Cho phương trình 5x2 + mx – 28 = 0. Tìm m để phương trình có 2 nghiệm x1, x2
thỏa mãn: 5x1 + 2x2 = 1.

You might also like