You are on page 1of 88

Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna

(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................................3


CẢM TẠ................................................................................................................................................4
§1 - ĐƯỢC KHỎI BỆNH VÀ ĐƯỢC MỜI GỌI...............................................................................5
o0o Được Chúa Thánh Thần Chữa Lành..................................................................................6
Đến Gặp "Tiên Tri"..........................................................................................................................9
Khờ Dại Vì Đức Giêsu..................................................................................................................11
Chữa Lành Tinh Thần..................................................................................................................14
Nhà ở Ái Nhĩ Lan..........................................................................................................................15
Đức Giêsu Là Thầy.......................................................................................................................16
§2 - CHÚA SỐNG TRONG MỘT CÁI LỀU TÀN TẠ....................................................................17
Giữ Lời Hứa Cầu Nguyện............................................................................................................18
Làm Gì Khi Cầu Nguyện..............................................................................................................19
Cầu Nguyện Và Sự Thánh Thiện...............................................................................................20
Sự Mỹ Miều của Việc Xưng Tội..................................................................................................21
Làm Gì Khi Cầu Nguyện..............................................................................................................24
Chiếc Lều Tàn Tạ.........................................................................................................................25
§3 - CHÚA LÀ ĐẤNG CHỮA LÀNH...............................................................................................27
Vâng Theo Ý Chúa.......................................................................................................................27
Người Bất Toại..............................................................................................................................29
Người Đầy Tớ của Vị Bách Quản (Mt 8:5-13)..........................................................................31
Chữa Lành Từ Từ.........................................................................................................................34
§4 - SỨC MẠNH CHỮA LÀNH CỦA THÁNH THỂ......................................................................38
Thanh Tẩy Trong Thánh Thần....................................................................................................39
Những Gì Đức Giêsu Có Thể Làm Trong Thánh Lễ................................................................40
Đức Tin, Không Phải Là Cảm Giác............................................................................................42
Chạm Đến Đức Giêsu Trong Thánh Thể...................................................................................45
§5 - ĐƯỢC TUYỂN CHỌN TRONG MỌI NGƯỜI.......................................................................47
Tấn Công Chức Linh Mục............................................................................................................48
Dạy Các Em Về Chức Linh Mục.................................................................................................51
Thách Đố Đức Tin.........................................................................................................................52
Thách Đố Hy Vọng.......................................................................................................................55
Thách Đố Yêu Thương................................................................................................................56
Giá Trị của Sự Độc Thân.............................................................................................................57
Vai Trò Làm Cha của Linh Mục..................................................................................................60
Sự Tương Giao.............................................................................................................................61
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Phụ Nữ Có Nên Làm Linh Mục?.................................................................................................63


§6 - ĐỨC MARIA, NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA MỌI THỜI.................................................................66
Sứ Vụ Trên Toàn Thế Giới..........................................................................................................68
Phép Lạ ở Ba Tây.........................................................................................................................69
Nữ Vương Hòa Bình....................................................................................................................71
§7 - HÃY RA ĐI - NHÂN DANH CHÚA!.........................................................................................73
Sứ Vụ Ở Nam Mỹ.........................................................................................................................75
Gặp Gỡ Các Nhà Lãnh Đạo Quốc Gia......................................................................................76
§8 - SỐNG ĐỨC TIN VỚI NGƯỜI TÍN HỮU...............................................................................79
Lời Thề Của Tôi Với Đức Giêsu.................................................................................................80
Ai Là Người Trước Hết?..............................................................................................................81
Vác Thập Giá.................................................................................................................................85
Sự Chiến Thắng của Người Tín Hữu.........................................................................................86
Dấu Chỉ Đến Đức Giêsu..............................................................................................................88
CHƯƠNG KẾT..................................................................................................................................89
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

CHƯƠNG KẾT

LỜI NÓI ĐẦU

Đây là Cuốn Sách nói về sứ vụ mà một phụ nữ có thể thi hành trong Giáo Hội
Công Giáo ngày nay. Nó không giống bất cứ cuốn sách nào được viết về đề tài này,
vì lý do đơn giản là chưa có phụ nữ nào có loại sứ vụ như Sơ Briege McKenna đã
làm trong hơn mười năm qua. Vào lúc mà nhiều phụ nữ Công Giáo tốt lành muốn
được quyền làm linh mục để chia sẻ sứ vụ linh thục thì Sơ Briege đã thi hành sứ vụ
đối với các linh mục và cho các linh mục, với một con số rất đông ở nhiều nơi trên
thế giới, bởi thế tôi không ngần ngại để nói rằng chưa có một phụ nữ nào đã cảm
hóa và thay đổi đời sống của nhiều linh mục như sơ. Và tôi thật hân hạnh là một
trong những người ấy.
Tôi biết Sơ Briege lần đầu cách đây khoảng mười năm khi chúng tôi tình cờ
cùng ở trong nhóm tổ chức tĩnh tâm cho các linh mục ở Scotland. Vài năm kế tiếp,
cả hai chúng tôi đều là thành viên của nhóm tổ chức tĩnh tâm cho các linh mục ở
Hoa Kỳ. Một hay hai năm sau tôi được mời tổ chức tĩnh tâm cho các linh mục ở
Nhật Bản, trong tháng Mười Một. Người gởi giấy mời xin tôi đề nghị thêm người
phụ giúp trong việc tĩnh tâm, vì họ tiên đoán có hơn một trăm linh mục tham dự. Tôi
đề nghị ba linh mục tôi quen biết, và rồi, vì thán phục sứ vụ của Sơ Briege trong
những lần tĩnh tâm trước, tôi cũng đề nghị tên sơ, và cũng không quên viết thêm
rằng tôi không biết mọi sự có trôi chảy không.
Nhưng hóa ra là cả ba linh mục tôi đề nghị đều không thể tham dự, bởi thế họ
cố liên lạc với Sơ Briege. Nhưng có sự lộn xộn trong khi liên lạc, nên phải mất vài
tháng sau thì thư mời mới đến tay Sơ Briege. Trong khi đó, bà bề trên của sơ đã
dặn không được nhận lời mời của ai trong tháng Mười Một năm ấy, vì bà có việc
cần đến sơ trong thời gian đó. Bởi thế Sơ Briege từ chối mọi lời mời trong tháng
Mười Một. Đúng vào ngày mà bà bề trên cho sơ biết rằng chương trình đã thay đổi
và bà không cần sơ giúp trong thòi gian đó nữa lại là ngày sơ nhận được thư thỉnh
cầu từ Nhật Bản. Tôi không nghi ngờ rằng mọi việc xảy ra vì Thiên Chúa biết có
nhiều linh mục ở Nhật Bản cần đến sứ vụ đặc biệt của sơ - nhưng tôi cũng cảm thấy
rằng Ngài làm việc đó cũng vì lợi ích cho tôi.
Đó là một cảm nghiệm thật tuyệt diệu - và cũng thật khiêm nhường - cho một
cha làm việc sát cánh với Sơ Briege McKenna trong sứ vụ độc đáo của sơ cho các
linh mục. Dĩ nhiên, có những việc chỉ có mình tôi có thể thực hiện như dâng Thánh
Lễ, ban phép xá giải trong bí tích hòa giải. Có những việc cả hai chúng tôi cùng thực
hiện, như giảng phòng. Nhưng sứ vụ đặc biệt của sơ, là dùng những ơn mà Thiên
Chúa đã ban cho sơ, thì tôi chỉ có thể chứng kiến và sững sờ. Tôi muốn nói đến khả
năng lắng nghe các linh mục, đa số là những người truyền giáo, hầu như ai cũng
lớn hơn sơ cả chục tuổi, khi họ nói lên những nhu cầu cá nhân, dù tinh thần hay thể
xác để sơ có thể cầu nguyện cho họ. Tôi muốn nói đến khả năng đem những nhu
cầu của người khác đến với Thiên Chúa qua việc nói chuyện với Đức Giêsu một
cách trực tiếp và đơn giản của sơ. Trong nhiều trường hợp sơ được Thiên Chúa trả
lời qua hình ảnh hay lời chia sẻ với họ, và để họ ra đi với một tâm hồn an bình, đổi
mới, nhiều khi được chữa lành tinh thần cũng như thể xác.
Tôi thường nói với những bạn tôi, nửa đùa nửa thật, rằng thật dễ để tổ chức
tĩnh tâm với Sơ Briege, vì sơ nghe hầu hết việc xưng tội. Sự thật thì sơ không thể
ban phép xá giải, nhưng cũng đúng để nói rằng nếu có ai cùng cầu nguyện với sơ
và cần phép xá giải, thì họ chắc chắn sẽ đi xưng tội vì họ đã hòa giải với Thiên Chúa
rồi.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Như bất cứ ai đọc cuốn sách này sẽ nhận thấy, Sơ Briege là người đặt Chúa
Giêsu trên hết trong đời sơ, và ơn lớn lao nhất của sơ là khả năng đưa người khác
cũng muốn đặt Thiên Chúa trên hết. Sơ thật sự là "dấu chỉ đường để đến với Chúa
Giêsu." Như sơ nói trong cuốn sách này: "Chính Thiên Chúa làm những việc kỳ
diệu. Tôi tin rằng không ai có thể làm hơn là dấu chỉ đường đến với Ngài, giúp người
khác khám phá ra Ngài trong tâm hồn và để Ngài chúc lành cho họ." Quá đúng -
không ai có thể làm hơn thế. Nhưng tôi không biết ai có thể làm công việc ấy giỏi
hơn Sơ Briege McKenna.
FrancisA. Sullivan, S.J.

o0o

CẢM TẠ

Đã từ lâu, rất nhiều người thường yêu cầu tôi viết cuốn sách này. Tôi luôn
cảm thấy rằng nó sẽ được viết khi Chúa muốn. Và bây giờ là thời giờ thuận tiện,
như Thánh Phaolô nói.
Nhiều người đã cầu nguyện cho tôi và hỗ trợ tôi. Tuy nhiên, có những người
tôi phải cám ơn cách đặc biệt.
Tôi chân thành cám ơn Sơ Margaret McGill, mẹ bề trên của Dòng Thánh
Clara, và Sơ Helen Conway, mẹ bề trên cũ đã luôn luôn khuyến khích và hỗ trợ tôi.
Tôi cũng cám ơn đặc biệt Đức Giám Mục W. Thomas Larken của Giáo Phận
St. Petersburg và Đức Ông Laurence Higgins, cha sở của tôi ở Tampa, vì sự hiểu
biết và sự hướng dẫn của các ngài.
Đức Hồng Y Leon Joseph Suenens ở Bỉ đã cung cấp cho tôi thật nhiều
hướng dẫn rõ ràng và một cái nhìn trên phương diện đức tin về sự tiến triển của
những phong trào thánh linh trong giáo hội hoàn vũ.
Veronica O'Brien, cũng ở Bỉ, đã khích lệ tôi với quan điểm và công việc loan
truyền đức tin Công Giáo của bà và đã hỗ trọ tôi với tình bạn và lời cầu nguyện.
Tôi cũng cần phải cám ơn những nữ tu ở Tu Viện St. Lawrence, Tampa, vì sự
vui vẻ đáp ứng với những yêu cầu của một người mà chuông điện thoại hầu như
không bao giờ ngưng. Cũng như tôi phải cám ơn toàn thể cộng đoàn của tôi, trên
toàn thế giới, đã rộng lượng trong lời cầu nguyện và hỗ trợ.
Cha Kevin Scallon, người cùng làm việc với tôi khi giảng dậy và tổ chức tĩnh
tâm cho các linh mục, đã dậy tôi rất nhiều về đời sống linh mục và đã khích lệ tinh
thần tôi với tấm lòng yêu thương giáo hội thật nhiều của ngài và sự trung tín với lời
khấn linh mục của ngài.
Cha Frank A. Sullivan, S.J., người viết lời nói đầu cho cuốn sách này, trong
nhiều năm đã là một nguồn phấn khởi dồi dào cho tôi và đã giúp tôi đạt được sự
quân bình trong quan điểm thần học. Ngài đã mở nhiều cánh cửa sứ vụ, nhất là ở
Nhật Bản, mà nếu không có ngài thì không thể thực hiện được.
Bà Ingrid Orglmeister ở Sao Paulo, Ba Tây, người thông dịch cho tôi, và
chồng của bà, ông Peter, là những người bạn của tôi trong nhiều năm. Bà Ingrid đã
giúp tôi rất nhiều khi thi hành sứ vụ ở Ba Tây.
Peter và Margie Grace ở Manhasset đã giúp tôi rất nhiều trong việc di chuyển
và đã rất rộng lượng với tôi. Bà Margie, trong nhiều lần, đã như một người mẹ, an ủi
và rất thân tình với tôi.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Piet và Trude Derksen ở Hòa Lan đã mau mắn giúp đỡ sứ vụ Công Giáo ở
những quốc gia thuộc Thế Giới Thứ Ba. Cũng xin cảm tạ đặc biệt Doris và Francis
Mergher ở Clearwater, Florida, đã cho tôi tá túc và lòng yêu thương và tình bạn của
họ là niềm vui lớn cho tôi.
Linda và Joe Rooney ở Florida đã rộng lượng cung cấp cho chúng tôi căn
nhà của họ ở bãi biển để viết cuốn sách này. Tôi thật biết ơn lòng hiếu khách của
họ.
Và tôi cũng biết ơn Henry và Peg Libersat vì cuốn sách này không thể thực
hiện được nếu không được sự hỗ trợ, tài năng, lời cầu nguyện và thời giờ của họ.
Tôi cám ơn tất cả, tất cả những bạn hữu và người quen biết đã giúp tôi hoàn
thành sứ vụ qua tình yêu và sự hỗ trợ của họ.
Sau cùng, Ann Spangler và ban giám đốc của Servant Books đã rất uyển
chuyển giúp đỡ chúng tôi làm việc trong những thời khóa biểu thật khó khăn và cung
cấp những ý kiến và sự sốt sắng cho cuốn sách này.

o0o

§1 - ĐƯỢC KHỎI BỆNH VÀ ĐƯỢC MỜI GỌI

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống thường là ngày đặc biệt đối với tôi. Trước
khi tôi được sinh ra, mẹ tôi xin Chúa ban cho một đứa con gái. Tôi sinh nhằm ngày
lễ Hiện Xuống.
Vào ngày Giáng Sinh, 1959, khi tôi mới lên mười ba tuổi, mẹ tôi chết cách bất
thình lình. Khi tôi khóc lóc đêm đó, tôi nghe có tiếng nói, "Đừng lo. Thầy sẽ săn sóc
con." Tôi thật sự không hiểu đó là Thiên Chúa, nhưng tôi cảm thấy bình an. Sáng
hôm sau tôi biết tôi muốn trở thành một nữ tu.
Khoảng một năm rưỡi sau khi mẹ tôi chết, tôi đến nhà mẹ của Dòng Nữ Tu
Thánh Clara ở Newry, nơi tôi sinh trưởng thuộc Ái Nhĩ Lan.
Một nữ tu ra mở cửa, hỏi tôi, "Em cần gì?"
Tôi trả lời, "Em muốn gặp Mẹ Bề Trên."
Và chị dẫn tôi đến Mẹ Agnes O'Brien.
"Này em, em muốn gì?" một nữ tu già hỏi.
Tôi nói, "Em muốn đi tu."
Ngay lúc đó, Mẹ Bề Trên hỏi, "Con bao nhiêu tuổi?"
"Con mười bốn tuổi."
Mẹ Agnes, một nữ tu rất thánh thiện, nói với tôi. "Chúng tôi không thể nhận
em được. Giáo luật không cho phép. Em hãy trở lại sau này."
Sau vài lần, Mẹ Agnes nói tôi đến ở với một phụ nữ làm việc trong nhà dòng,
dù rằng tôi chưa được nhập đệ tử viện. Tôi cần phải có phép của cha tôi, nhưng tôi
vẫn chưa đề cập một tí gì về việc này với ông.
Vào một ngày đầu tháng Sáu, khi cha tôi đang cầy ngoài đồng tôi đến xin
phép ông. Ông đến bờ ruộng và ngồi xuống với tôi. Chúng tôi nói chuyện một lát và
tôi hỏi ông, "Bố ơi, con muốn đi tu."
Ông nói, "Nếu đó là điều con muốn thì cứ đi, và nếu đó là điều con không
muốn, con cũng sẽ biết."
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Trước hôm sinh nhật thứ mười lăm của tôi hai ngày, một nữ tu đến nói với
tôi là tôi sẽ được nhập viện vào ngày sinh nhật của tôi. Sơ nói tôi phải cho cha tôi
biết để ông cùng đến.
Người cha đáng thương của tôi không biết một tí gì về việc đi tu - đánh điện
tín cho em tôi ở Anh Quốc: "Về mau, Briege nó vào tu viện. Có thể không bao giờ
gặp nó nữa."
Sau sáu tháng thử tôi được trở thành một đệ tử sinh. Cha tôi đến tham dự
nghi lễ. Lần đầu tiên tôi thấy cha tôi khóc khi tóc tôi bị cắt.
Khi tôi khấn lần thứ nhất, ngày 4 tháng Mười Hai 1962, tôi nhận được thị kiến
đầu tiên. Tôi quì trong nhà nguyện, chờ được gọi tên, tôi thấy Đức Giêsu trong y
phục của Đấng Chiên Lành đến cầm lấy tay tôi và nói, "Hãy đến với Thầy."
Sau một vài công tác ở những tu viện khác nhau, Mẹ Agnes, đang bị bệnh
nặng, yêu cầu tôi đến và săn sóc bà. Bà ảnh hưởng rất lớn đến đời tôi. Bà rất quí
trọng đời sống linh mục và liên lỉ cầu nguyện cho các ngài. Mặc dù chưa bao giờ bà
đến nước Mỹ, bà đã thành lập nhà dòng ở đây. Bà nói với tôi nhiều về Thánh Tâm
và khuyến khích tôi trở thành một nữ tu tốt lành, thánh thiện, và đạo đức sốt sắng.

o0o

Được Chúa Thánh Thần Chữa Lành

Năm 1964, chân tôi đau ghê gớm. Một bác sĩ nói tại vì bàn chân tôi bị cong.
Nhưng vào năm 1965, một bác sĩ chỉnh hình khám phá rằng tôi bị bệnh sưng khớp
xương (rheumatoid arthritis). Tôi phải nằm bệnh viện ở Belfast vài tháng. Mỗi đêm,
các chị phải cố đeo vào chân tôi một cái khuôn giầy để giữ cho chân tôi khỏi bị biến
đổi hình dạng. Việc này thật đau đớn.
Ngày kia, Mẹ Agnes gọi tôi đến bên giường. Bà chuẩn bị vào bệnh viện. Bà
nói với tôi là bà sẽ chết nhưng bà luôn cầu nguyện cho tôi - và bà lại nhắc nhở tôi
rằng, "Luôn ở gần Đức Giêsu."
Tôi khấn trọn ngày 22 tháng Tám 1967, tại nhà mẹ ở Newry. Chính vào lúc đó
tôi tình nguyện sang Hoa Kỳ. Dù là tình nguyện, tôi khóc suốt hai tuần lễ trước ngày
đi.
Tôi đến Tampa, Florida, là nơi tôi bắt đầu dạy lớp vườn trẻ trong tháng Chín.
Khí hậu ảnh hưởng ghê gớm đến bệnh của tôi và bệnh tình ngày càng nặng.
Một bác sĩ nói rằng ông chỉ có thể chạy chữa cho tôi chút đỉnh nhưng muốn
tôi thử dùng những thứ thuốc khác. Ông cho tôi đủ loại thuốc. Vào năm 1968 tôi phải
dùng thuốc "cortisone" và nhiều đến độ thuốc không còn hiệu nghiệm. Cơn đau vẫn
dai dẳng. Như một hậu quả của thuốc "cortisone," tôi mất trí nhớ. Tôi khóc vì đau.
Bác sĩ nói không còn hy vọng gì nữa: tôi phải ngồi trên xe lăn. Lúc đó tôi vẫn có thể
bước, nhưng rất chậm và rất đau.
Tôi bắt đầu cảm thấy khô khan về phương diện tinh thần. Ngay cả tự hỏi rằng
tôi có tin vào Chúa Giêsu không.
Tôi không cảm thấy tin tưởng vào sức mạnh của Phúc Âm, tôi không tin rằng
Đức Giêsu sẽ chữa tôi lành bệnh. Tôi tin rằng nếu tôi đến Lộ Đức hay nơi nào khác
thì sẽ được khỏi bệnh, nhưng tôi không tin việc chữa lành có thể xẩy ra trong đời
thường.
Linh hồn tôi khao khát Thiên Chúa hằng sống, nhưng tôi không thật sự biết
Ngài. Chính sự khao khát muốn biết Thiên Chúa rõ ràng hơn mà lần đầu tiên tôi đến
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

với một nhóm cầu nguyện. Trong khi tôi sợ phong trào thánh linh, tôi lại bị thu hút
đến đó vì thấy người ta cầu nguyện với Đức Giêsu như thể Ngài đang hiện diện ở
đó. Thiên Chúa đã dùng sự đói khát tinh thần để kéo tôi đến với Ngài. Tôi thường tự
nhủ rằng, “Phải có những gì hơn nữa trong đời sống tu trì, và phải có gì hơn nữa đối
với đạo Công Giáo.”
Tôi rất dễ “đọc kinh cầu nguyện,” như một bổn phận. Nhưng tôi không thấy
niềm vui khi nói chuyện với Thiên Chúa, hay hăng hái muốn làm chứng nhân cho
sức mạnh của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, một ngày kia khi quì trước Thánh Thể, tôi nói, “Lạy Chúa Giêsu,
con sẽ đi tìm Chúa với bất cứ giá nào.” Điều đó đã thật sự bắt đầu việc tìm kiếm sức
mạnh tinh thần của tôi.
Trong tiến trình tìm kiếm một ý nghĩa sâu xa hơn cho đời sống tu trì và một
sự thề hứa với Thiên Chúa cách thực tế sâu đậm hơn, tôi tin rằng Đức Giêsu đã ban
cho tôi sự chữa lành về tinh thần. Trong tháng Mười Hai 1970, tôi tham dự một cuộc
tĩnh tâm ở Orlando, tôi lắng nghe phần diễn thuyết về sức mạnh của việc cầu
nguyện và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Tôi nhớ rõ cả một danh sách những gì
tôi muốn xin với Chúa.
Có một linh mục trong buổi tĩnh tâm này. Với những điều muốn xin trong đầu,
tôi nghĩ, "Bây giờ, nếu linh mục này cầu nguyện cho tôi, tôi sẽ được tất cả những gì
tôi muốn." Nhưng trong những điều ấy không có việc chữa lành phần xác.
Thiên Chúa chừng như đọc được ý nghĩ của tôi, nên Ngài đã nói với tôi:
"Đừng nhìn đến linh mục, hãy nhìn đến Thầy." Tôi nhớ có nhìn vào đồng hồ khi tôi
nhắm mắt lại. Đó là 9 giờ 15 phút sáng ngày 9 tháng Mười Hai, 1970. Lời cầu
nguyện duy nhất tôi nói là "Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con." Vào lúc đó, tôi cảm thấy
có một bàn tay chạm đến đầu tôi và tôi nghĩ đó là bàn tay của vị linh mục đến cầu
nguyện cho tôi. Tôi mở mắt ra và chẳng có ai, nhưng có một sức mạnh luân chuyển
trong người tôi. Thật khó để diễn tả cái cảm giác ấy, nhưng tôi có thể diễn tả như
thế này: Tôi cảm thấy như một trái chuối bị lột vỏ.
Tôi nhìn vào thân thể mình. Những ngón tay tôi vẫn còn cứng, nhưng không
bị cong queo như chân tôi. Ở hai khuỷu tay tôi có những vết thương bây giờ đã biến
mất và những ngón tay bắt đầu mềm mại, và tôi có thể nhìn thấy chân tôi, trong dép
săng-đan, không còn cong queo nữa.
Tôi nhẩy lên và la lớn, "Lạy Chúa Giêsu! Chúa đang ở đây!"
Khi Đức Giêsu hiện ra với Thánh Tôma, ông chỉ có thể nói, "Lạy Chúa và lạy
Thiên Chúa con! " Khi Đức Giêsu hiện ra với tôi hôm đó, tôi chỉ có thể nói "Lạy
Chúa! Chúa đang ở đây!" Đó là một hành động tin tưởng vào Ngài.
Từ ngày ấy tôi không còn bị sưng khớp và hoàn toàn không đau đớn nữa. Đó
là một việc chữa lành kỳ lạ, nhưng sâu xa trong tâm hồn tôi có một sự thay đổi vĩ
đại.
Qua sự đổi mới linh thiêng, tôi cảm nghiệm được sự chữa lành của Chúa
Thánh Thần. Tôi có một cái nhìn mới mẻ về giáo hội, như thể tôi nhìn Mình Thánh
và bí tích giải tội qua một lăng kính mới. Tôi thấy một cách rõ ràng hơn tình yêu vĩ
đại của Thiên Chúa vì chúng ta và những gì Ngài ban cho chúng ta. Tuy nhiên tôi
vẫn còn lo sợ: Tôi tự nhủ, "Mình sẽ không nói cho ai biết rằng mình đã được chữa
lành, vì họ sẽ muốn thông phần vào sức mạnh chữa lành. Họ sẽ nghĩ rằng bây giờ
mình là người có thể chữa bệnh. Hơn nữa, bệnh của người ta thì đâu có phải là
chuyện của mình. Tại sao lại phải um sùm lên?"
Ý nghĩ đó thật sự giúp tôi an tâm, tôi nghĩ, "Tôi không thể tham dự vào bất cứ
việc gì giống như thế. Tôi là một người uy tín trong một tu hội nghiêm nhặt."
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Khoảng từ tháng Mười Hai 1970 đến tháng Sáu 1971 , tôi sống với một cảm
nghiệm lạ lùng của Lễ Hiện Xuống. Tôi nói, "Lạy Chúa Giêsu, Chúa không thể trông
đợi ở con làm gì hơn nữa. Bây giờ con đang dạy bốn mươi bảy đứa trẻ lớp một,
tham dự những buổi cầu nguyện, hướng dẫn nhóm trẻ, và đến nhà tù để giúp những
tù nhân."
Trong thâm tâm, tôi thật sự muốn tự vệ. Tôi muốn được tôn trọng và được
mọi người công nhận quyền tự do của tôi.
Và rồi vào tháng Sáu, buổi tối Chúa Nhật lễ Hiện Xuống, trong nhà dòng ở
Tampa, tôi đến nhà nguyện để làm Giờ Thánh. Tôi ngồi trong nguyện đường nhỏ
bé, và nói "Lạy Chúa Giêsu, con đây."
Tôi ở trong nhà nguyện được khoảng năm phút thì bỗng dưng một khối gì đó
khác thường đậu xuống nhà nguyện - trông giống như một đám mây, như sương
mù. Rồi có tiếng gọi: "Briege." Tôi quay đầu nhìn ra cửa vì tiếng nói rõ ràng như từ
ai đó mới bước vào nhà nguyện. Không có ai ở đó nhưng tôi cảm nhận rõ ràng là có
sự hiện diện của một ai. Khi tôi quay đầu lại nhìn lên nhà tạm, tiếng nói tiếp tục,
"Con có ơn chữa lành của Thầy. Hãy ra đi và sử dụng ơn ấy."
Ngay khi tôi nghe câu này, cả một cảm giác bừng cháy lan tràn trên thân thể.
Tôi nhớ có nhìn xuống bàn tay. Nó như thể mới chạm vào lỗ cắm điện. Cái cảm giác
bừng cháy lan ra cánh tay và biến mất. Và cái đám mây ấy nhấc lên cao.
Tôi nhận ra tôi đang quì gối, nhìn về nhà tạm, và nói, "Lạy Chúa Giêsu, con
không muốn ơn chữa lành. Chúa hãy giữ lấy." Rồi tôi ăn năn tội, không phải vì điều
tôi mới nói với Đức Giêsu, nhưng chính vì dám nghĩ rằng Đức Giêsu nói với tôi. Rồi
tôi nói với Ngài, "Lạy Đức Giêsu: con hứa với Chúa là con không nói với ai về điều
này."
Ngày lễ Hiện Xuống đó thật đặc biệt đối với tôi vì được cảm nghiệm Chúa
Thánh Thần và học được cách cầu nguyện với Ngài để xin những gì đã hứa như
trong Kinh Thánh và đã được nhận lời để thêm lòng xác tín. Tất cả những điều này
bây giờ thật quan trọng đối với tôi.
Tôi thức dậy vào buổi sáng lễ Hiện Xuống và tiếng nói vang dội trong đầu tôi:
"Con có ơn chữa lành của Thầy. Hãy ra đi và sử dụng ơn ấy.”
Ngày hôm đó, trong khi họp nhóm cầu nguyện ở Bệnh Viện St. Joseph ở
Tampa, tôi rất muốn tiết lộ với một chị nữ tu về những gì xảy ra vào đêm hôm trước.
Nhưng khi tôi bắt đầu nói với chị thì chẳng còn nhớ gì cả.
Mặc dù không ai biết về việc này, tôi được mời để cầu nguyện cho một em
bé. Vài năm sau, tôi được biết em đã lành bệnh nhờ sự cầu nguyện này.
Trong tháng Bảy và tháng Tám 1971, tôi đi học ở Los Angeles, California. Ở
đó tôi cũng tham dự nhóm cầu nguyện, nhưng tôi không nói với ai về ơn chữa lành
của tôi. Chính Thiên Chúa xác định ơn chữa lành của tôi qua hai biến cố có tính
cách tiên báo.
Vào buổi tối trong nhóm cầu nguyện ở Giáo xứ St. Angela Merici, tôi nhận ra
mình đang ngồi bên cạnh một linh mục Anh giáo, một người lớn tuổi. Vào lúc kết
thúc buổi họp, chúng tôi nắm tay nhau cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện, vị linh mục
này quay sang tôi và nói, "Này chị, tôi chưa bao giờ nói chuyện với một nữ tu Công
Giáo, nhưng tôi có điều muốn nói với chị. Khi chúng ta cùng cầu nguyện, tôi cảm
thấy một cách mạnh mẽ rằng chị có ơn chữa lành - và chị biết chị có khả năng đó vì
Thiên Chúa đã nói với chị tại nhà nguyện ở Florida."
Tôi nói với linh mục đó, "Thật sự tôi không thể chấp nhận được. Tôi thuộc về
một tu hội nghiêm nhặt ở Florida" và tôi tiếp tục nói với ông tất cả mọi lý do.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Ông chỉ nhìn tôi và nói, "Hãy kể cho tôi biết những gì đã xảy ra ở nhà nguyện
đó."
Tôi tự nhủ, "Làm thế nào mà ông này lại biết được? Mình chưa nói với một ai
về điều này." Tôi kể cho ông nghe những gì xảy ra ở nhà nguyện và cho biết tôi
không thể chấp nhận điều đó được.
Ông nhìn tôi và nói, "Đức Giêsu không bao giờ ép buộc chị. Ngài cho thấy ý
muốn của Ngài, nhưng chị có tự do để chọn theo Ngài hay không." Rồi ông quay
lưng bước đi.
Một vài ngày sau, trong nhà thờ sau khi tan lễ, tôi đang nói chuyện với một
vài người. Một bà đến với tôi và nói, "Sơ ơi, sơ biết không, khi sơ lên rước lễ, Chúa
cho tôi thấy sơ đứng trước một hàng người đến với sơ. Thiên Chúa bảo tôi nói với
sơ rằng sơ được gọi vào sứ vụ chữa lành."
Bất kể là có nhiều người xác nhận những gì Thiên Chúa đã nói với tôi ở nhà
nguyện Tampa, tôi vẫn khước từ lời mời gọi của Ngài trong sứ vụ chữa lành.

o0o

Đến Gặp "Tiên Tri"

Trong thời gian này, một nhóm các bà nói rằng họ sẽ đến gặp một "tiên tri."
Tôi nghĩ có lẽ ông "tiên tri" này sẽ giúp tôi được. Có thể ông tiên đoán được tương
lai của tôi.
Người tiên tri đem cho tôi một cảm giác bực bội khó chịu. Ông nhìn tôi và hỏi,
"Cô lập gia đình chưa?" Tôi nghĩ, chắc ông không biết nhiều về các nữ tu. Ông hỏi
tôi một câu rất ngớ ngẩn. Tôi chán nản hết sức. Ông không nói được một điều gì về
tôi mà tôi chưa biết.
Hai tuần sau, một nữ tu tôi quen đến chỗ chúng tôi ở và tôi kể với sơ về việc
đến gặp ông tiên tri đó. Sơ nói, "Tôi muốn gặp ông này." Lẽ ra tôi phải thấy là đừng
đến đó nữa và phải ngăn cản sơ bạn tôi đến đó. Nhưng tôi nghĩ, trong khi không có
lợi gì cho tôi thì có thể nó có ích cho bạn tôi.
Một lần nữa, khi thấy tôi, ông lại hỏi, "Cô lập gia đình chưa?" Tôi nói với ông
là ông không phải là một tiên tri vì không ông biết một chút gì về nữ tu Công Giáo
cả, vì tôi đã tận hiến cho Đức Giêsu.
Ông nói với tôi, "Cô cần phải cắt cái đầu của cô," và ông đưa bàn tay ông
vuốt ve sau gáy tôi rồi vân vê ngón tay ra trước cổ và nói, "Chẳng có gì nhiều,
nhưng có còn hơn không."
Ông tiếp tục nói rằng lẽ ra tôi không nên đi tu, tôi phải làm cái gì đó trong khi
tôi còn trẻ. Tôi tiếp tục tranh luận với ông và ông tiếp tục nhìn đăm đăm vào mắt tôi.
Trong vòng nửa giờ đồng hồ ông đã phân tán con người tôi, tôi thật sự rối loạn. Tôi
tin là người ta không tốt, và tôi không thể giúp gì họ được. Tôi nghi ngờ ơn gọi của
tôi và ngay cả nghi ngờ sự hiện hữu của Thiên Chúa; trước đó tôi chưa bao giờ hồ
nghi những điều này. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó tôi tin rằng tôi phải ra
khỏi nhà dòng. Tôi bước ra ngoài và khóc một cách cô đơn tức tưởi. Điều tôi không
nhận thức là tôi đã đối diện với Satan.
Khi trở về nhà dòng, chị nữ tu cùng đi với tôi nói rằng đó không phải là ý
Chúa, vì tôi quá bực mình. Sơ nói nếu đó là ý Chúa, thì tôi phải thấy bình an sâu
đậm.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi không tâm sự với bất cứ sơ nào về sự xáo trộn đó và về ý định bỏ nhà
dòng. Tôi cô đơn, và không ai an ủi tôi được.
Đêm đó tôi phải đối diện với Satan một cách kinh hoàng. Tôi không thể ngủ
được, tôi cảm thấy như nghẹt thở ở chỗ mà tiên tri đó đã đụng chạm tới cổ tôi. Tôi
không thể kêu xin giúp đỡ. Dường như tôi cố từ chối Đức Kitô và ngừng thờ
phượng Ngài. Tôi không thể cầu nguyện được. Đó là một cảm nghiệm khủng khiếp.
Sau cùng, vì không còn bị nghẹn thở tôi đã có thể đến với Đức Giêsu. Ngày hôm
sau, các sơ đều nhận ra sắc diện thay đổi khủng khiếp của tôi. Tôi chỉ nói với họ là
tôi không cảm thấy khỏe.
Hôm ấy, tôi lấy một ngày nghỉ ngắn để đi San Francisco. Trên đường đi, tôi
liên tục cầu xin, "Lạy Chúa, xin giúp con." Ít ra là tôi đã chạy đến với Đức Giêsu,
nhưng trong thâm tâm tôi có cảm giác là tôi phải rời bỏ đời sống tu trì.
Khi đến San Francisco, ở trong phòng, tôi mở sách Phúc Âm ra và nói, "Lạy
Chúa Giêsu, con biết đây là Lời hằng sống của Chúa. Con xin Chúa hãy nói với
con. Hãy nói cho con đặc biệt là về ơn gọi của con. Đó có phải là chỗ của con
không?"
Tôi mở Sách Thánh ra và những chữ dường như được phóng lớn, như thể
có ai cầm cái kính phóng đại đặt ở trên. Đó là đoạn thư thứ nhất của Thánh Phaolô
gởi cho giáo đoàn Côrintô, 7:32-35, về việc tận hiến để sống độc thân cho Thiên
Chúa.
"Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có
vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo
lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà
không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người
cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng
chồng. Tôi nói thế là để mong tìm ích lợi cho anh chị em, tôi không có ý gài bẫy anh
chị em đâu, nhưng chỉ muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt, để anh chị em
được gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co."
Khi tôi đọc những hàng chữ này, một sự bình an và niềm vui lạ lùng đổ xuống
trên tôi. Ngay lúc đó tôi biết những gì tôi trải qua là sự lừa gạt và là sự tấn công của
Satan. Tuy nhiên, sau đó tôi nghiệm thấy Thiên Chúa muốn dạy bảo tôi nhiều điều
hơn nữa.
Tôi đến hội nghị thánh linh ở Anaheim, nơi Ralph Wilkerson, một nhà thuyết
giáo nổi tiếng, đang nói chuyện. Tôi đến gặp ông và ông cho tôi một tiên đoán. Ông
nói, "Sơ ơi, tay sơ đã được xức dầu để làm công việc của Thiên Chúa."
Tôi nói với ông, "Tôi không muốn biết bất cứ điều gì về tương lai."
Ông ngắt lời tôi và nói, "Sơ ơi, sơ đã gặp một tiên tri giả." Ông nói rằng người
tiên tri đó đã hủy hoại nhiều người của Chúa, và đã xúi dục nhiều người từ bỏ giáo
hội. Đó là lần đầu tiên có người nói với tôi rằng đó là một tiên tri giả.
Cũng ở nghị hội đó, tôi nói chuyện với một linh mục Công Giáo và kể cho
ngài nghe câu chuyện của tôi. Ngài nói với tôi, "Sơ Briege, tôi không cần khuyên sơ
điều gì cả. Sơ đã có câu trả lời trong Lời hằng sống của Chúa."
Và rồi Thiên Chúa dẫn tôi đến với vị linh mục Anh giáo là người nói rằng tôi
được ơn chữa lành.
Một tối trong buổi họp mặt cầu nguyện ở nhà ông, tôi kể cho ông nghe cái
cảm nghiệm khủng khiếp đó. Ông nói đã có người cho ông biết là tôi sẽ đến gặp
người tiên tri giả. Ông đã muốn ngăn cản tôi, nhưng Thiên Chúa nói ông đừng can
dự vào, để từ đó tôi học được ba bài học, và chính Chúa sẽ bảo vệ tôi. Ông được
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

thúc giục để cầu nguyện cho tôi khi tôi đến đó và có lẽ lời cầu nguyện của ông đã
bảo vệ tôi khỏi sự tấn công.
Trong lúc ông nói, tôi mới nhận ra rằng tôi đã học được ba bài học
Thứ nhất, lẽ ra tôi không nên gặp "tiên tri." Tôi luôn luôn cố tìm biết tương lai
của tôi. Giống như xem bói, như tìm kiếm một chúa giả tạo. Tôi đã vi phạm điều răn
thứ nhất của Thiên Chúa, "Không được thờ những chúa nào khác ngoài Ta." Đời
sống tôi phải quy về Thiên Chúa. Tôi phải trao phó tương lai hoàn toàn cho
Ngài. Ngài là Đường và tôi phải từ bỏ chính mình cho Ngài.
Thứ hai, tôi nhận ra sự khác biệt giữa phán đoán và phân biệt. Lần đầu tiên
tôi gặp ông tiên tri, tôi đã thấy có điều gì sai lầm, nhưng tôi nghĩ mình không thể
phán đoán người khác. Tôi đã linh cảm được sự hiện diện của ma quỉ, nhưng tôi
không biết đó là gì. Tôi nghĩ có thể đó là thái độ của chính tôi. Tôi học được bài học
là phải cầu nguyện để có thể phân biệt được cách tinh tường.
Thứ ba, tôi học được rằng ơn gọi của tôi không phải là món quà tôi tặng cho
Chúa, nhưng chính là món quà của Ngài cho tôi. Ngài đã cho tôi ơn gọi này để cứu
chuộc tôi qua Phúc Âm của Ngài chứ không phải ràng buộc tôi. Tôi biết rằng mỗi
ngày tôi phải quì gối để cảm tạ Chúa vì món quà này.

o0o

Khờ Dại Vì Đức Giêsu

Trên chuyến bay trở về Florida, tôi mới nghĩ rằng có lẽ không phải tình cờ khi
có nhiều người nghĩ rằng tôi có ơn chữa lành. Tôi đang đọc kinh nhật tụng và đọc
đoạn sách về Đức Giêsu khiến sóng gió yên lặng (Lk 8:22-25). Dường như Thiên
Chúa muốn nói với tôi rằng, "Con thấy không, Thầy có quyền trên mọi tạo vật.
Chúng nghe lời Thầy. Nhưng con có tự do ý muốn. Con có thể chọn lựa." Thiên
Chúa cho tôi thấy Ngài không bao giờ ép buộc tôi.
Rồi Ngài cho tôi thấy một căn nhà. Tôi có óc tưởng tượng phong phú, mà tôi
tin là Thiên Chúa dùng để nói với tôi. Trong căn nhà này, tôi đang ở bên trong và có
một người đến gõ cửa. Tôi mở cửa và người khách dường như rất quen bởi thế tôi
mời ông vào.
Tôi nói với ông, "Ông thấy những căn phòng này chứ. Hãy tự nhiên coi như
nhà của ông và vào bất cứ phòng nào ông thích trong căn nhà của tôi." Tôi đi theo
người này, khi ông rảo qua các phòng. Có rất nhiều phòng và phòng nào cũng đẹp.
Bỗng dưng ông đến trước một phòng khóa kín. Trên cánh cửa có một hàng chữ
đậm Nơi Riêng Tư - Đừng Vào. Ông quay lại nhìn tôi, và khi ông quay lại, tôi nhận ra
là Đức Giêsu. Ngài hỏi tôi, "Này Briege, tại sao Thầy không thể vào phòng này?"
Tôi trả lời, "Lạy Chúa Giêsu, xin hãy nhìn tất cả những gì con cho Ngài. Con
muốn giữ một chút gì riêng tư cho con."
Tôi nghe Ngài nói, "Briege, con biết không, nếu con không mở cánh cửa đó,
con không thể nào biết được sự tự do thật có ý nghĩa gì."
Tôi nhớ là đã nhìn vào hình ảnh đó và tự nhủ, "Có gì trong phòng đó?"
Chúa nói, "Thầy sẽ chỉ cho con."
Trong căn phòng đó là thể diện của tôi, những gì mà người khác nghĩ về tôi.
Tôi không muốn Đức Giêsu ở trong căn phòng đó vì tôi muốn giữ danh thơm tiếng
tốt. Tôi muốn theo Đức Giêsu, nhưng tôi muốn làm chủ đời mình. Tôi sẽ không dại
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

gì. Những gì liên hệ đến thập giá, việc vác thập giá của tôi, thì đâu là vấn đề tôi phải
nghĩ đến.
Tôi nghe Đức Giêsu nói với tôi, "Thầy nghĩ là con đã tận hiến cho Thầy."
Những lời khấn rõ ràng hiện đến với tôi. Tôi thề dâng hiến đời sống cho
Chúa, cho bất cứ gì Ngài muốn nơi tôi trong Dòng Thánh Clara. Tôi thấy mình đang
quì gối trước bà bề trên và giám mục và tôi nghe tiếng tôi thề hứa. Cùng lúc đó, tôi
nghe Đức Giêsu nói, trong khi Ngài chỉ vào cánh cửa đóng kín, "Con đã thề hứa với
ai?"
Tôi thấy mình nói với Đức Giêsu, "Lạy Chúa Giêsu, con yêu Chúa và con
dâng đời con cho Chúa - nhưng trong phương cách của con." Đời sống tu trì của tôi
sẽ không bao giờ trọn vẹn cảm nhận được niềm vui, sự bình an, sức mạnh, và sự
can đảm - tất cả những gì Ngài muốn cho tôi - cho đến khi tôi từ bỏ mọi phần của
đời tôi và sẵn sàng trở nên khờ dại vì Ngài.
Trên máy bay ngày hôm đó tôi nói với Ngài, "Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết con
không thể trở về Florida và nói với người ta rằng con có ơn chữa lành. Con chỉ cầu
nguyện thôi còn Chúa nói với người ta."
Tôi về nhà ở Florida, dạy học trở lại, đến nhóm cầu nguyện và làm nhiệm vụ
thông thường. Hai tuần sau tôi đến nhóm cầu nguyện và được yêu cầu chia sẻ cảm
nghiệm về chuyến đi California. Tôi định sẽ không nói về ơn chữa lành, nhưng khi
tôi vừa mới đứng lên, một bà đã đứng phắt dậy và nói, "Xin lỗi sơ, cho tôi nói một
chút. Sơ có ơn chữa lành. Sơ biết thế, nhưng sơ lo lắng về việc người ta chấp nhận
sơ hơn là sơ chấp nhận ý Chúa."
Tôi nhìn vào bà và nói, "Tôi chưa bao giờ gặp bà. Bà là ai?"
Bà là một văn sĩ từ Canada. Bà kể rằng một buổi sáng kia khi thức giấc, chân
dung của tôi hiện trên bức tường và bà nói, "Tôi được biết là Thiên Chúa ban cho sơ
ơn chữa lành, nhưng sơ sợ điều đó."
Bà không biết tôi ở đâu, nhưng được Chúa Thánh Thần hướng dẫn đến
Trung Tâm Phanxicô ở Tampa là nơi có nhóm cầu nguyện họp mặt. Bà nói với một
trong những nữ tu, "Tôi đến đây để tìm một nữ tu trẻ người Ái Nhĩ Lan có khả năng
chữa bệnh."' Sơ ấy nói, "Không có sơ nào người Ái Nhĩ Lan ở đây." Nhưng bà nhất
định rằng, "Sơ ấy sẽ đến đây."
Tôi không nhớ là có gặp bà này hay không. Tôi nhìn bà và nói, "Làm sao bà
biết tôi người Ái Nhĩ Lan? Có phải Chúa Thánh Thần nói cho bà nghe không?" Tôi
diễu cợt đủ mọi thứ.
Bà nói, "Tôi ở Orlando, trong một cuộc tĩnh tâm với sơ." Bà có mặt lúc tôi
được khỏi bệnh. Bà nói với tôi, "Sơ biết là Chúa muốn dùng sơ trong sứ vụ chữa
lành." Bà tiếp tục nói nhưng tôi không còn nghe thấy gì cả. Tôi bối rối và tự hỏi,
"Chúa ơi! Rồi những đứa học sinh lớp một của con thì sao? Con sẽ làm gì?" Và khi
những ý nghĩ này nẩy sinh trong đầu, một sự bình an tuyệt diệu đổ xuống trên tôi và
có tiếng nói, "Briege, sao con quá lo lắng? Con có tin vào lời khấn vâng lời không?
Con biết rằng, Thầy không ban lời khấn đó để ràng buộc con, nhưng để giải thoát
con vì phúc âm của Thầy. Thầy vâng lời Đức Maria và Thánh Giuse. Thầy vâng lời
Cha Thầy. Điều Thầy muốn là con vâng lời bề trên và những người có thẩm quyền
trong giáo hội và Thầy sẽ làm việc qua họ."
Tôi trả lời ngay lập tức, "Ồ, tạ ơn Chúa, bây giờ là vấn đề của bà bề trên!"
Điều đó cho thấy người ta có thể dùng lời khấn vâng lời để chiều theo ý mình. Tôi tự
nhủ, "Bây giờ, mình sẽ làm đủ mọi cách để bà bề trên sẽ không cho mình can dự
vào sứ vụ chữa lành."
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi sẽ nói với bà bề trên rằng, "Sơ ơi, có một người muốn viết bài báo về ơn
chữa lành của em."
Bà sẽ nhìn tôi và nói, "Briege! Chẳng có chuyện chữa lành gì cả. Đó chỉ là
vấn đề tưởng tượng."
Đó là những gì tôi muốn nghe. Tôi nói: "Sơ đừng lo gì cả, em sẽ không nói
với ai một điều gì về vấn đề này."
Tôi nghĩ nếu có ai hỏi tôi về ơn chữa lành, tôi sẽ nói rằng tôi phải giữ lời khấn
vâng lời và bề trên của tôi không muốn tôi nói với ai về điều đó.
Ba tuần lễ trôi qua và mọi sự xảy ra êm đẹp, tôi giả vờ như lo lắng về tình
hình an sinh của nhà dòng và giáo hội, nhưng thật sự tôi lo lắng cho Briege
Mckenna, về việc khờ dại vì Đức Giêsu, về việc được gọi là một "người chữa lành
đức tin." Tôi không nghĩ rằng chính Đức Giêsu mới là người chữa lành.
Hai tuần sau, tôi được mời đến nói chuyện trong hội của các bà trong giáo
xứ. Tôi nói về sự cầu nguyện. Tôi đã chu toàn công việc một cách tốt đẹp. Tôi nói
trong vòng một giờ đồng hồ và không đề cập chút gì đến việc chữa lành.
Hai ngày sau, tôi nhận được điện thoại từ một bà có mặt trong buổi họp mặt
đó. Bà muốn nói với tôi về việc chữa lành. Tôi ngạc nhiên vì tôi đã không đề cập gì
đến việc chữa lành, nhưng dầu sao đi nữa tôi sẽ đến gặp bà. Bà kể cho tôi nghe quá
khứ bi thảm của đời bà. Bà đã quyết định tự tử, nhưng tình cảnh không cho phép.
Rồi bà nghe biết việc tôi thuyết giảng và bà thấy thích thú. Nhưng bà nghĩ tôi quá trẻ
để biết về sự cầu nguyện. Bà bỏ ra về. Bà không tin một chút gì về những điều tôi
nói.
Khi về nhà, bà lại nghĩ về việc tự tử. Tối hôm đó bà thấy tôi bước vào phòng
và đứng cạnh giường bà. Tôi phản ứng ngay, "Tôi đâu có đến thăm bà, tôi ở nhà
nằm ngủ mà."
Bà nói, "Có, chị ở đây tối hôm qua. Và tôi không thể đuổi chị đi." Hiển nhiên là
Thiên Chúa đã dùng hình ảnh của tôi để đến với người đàn bà đáng thương này.
Bà kể lại là tôi nói với bà, "Tại sao bà không tin vào Chúa Giêsu?" Bà nói rằng
dù nhắm mắt hay mở mắt bà cũng vẫn thấy tôi và nếu bà xoay người sang bên kia
thì tôi vẫn đứng ngay bên cạnh giường.
Khi bà kể cho tôi nghe điều này, tôi nghĩ, "Ồ, lạy Chúa Giêsu, xin dùng con
mọi cách trong ban ngày thôi, đừng để con lục lọi trong nhà người ta vào ban đêm."
Và tôi nghe Đức Giêsu nói với tôi, "Nhưng Thầy nghĩ là con đã nói, nếu Thầy
làm công việc loan báo thì con sẽ làm việc cầu nguyện mà."
Người phụ nữ này thật sự tuyệt vọng. Nhưng lúc đó, khuôn mặt bà sáng lên
và hỏi , "Sơ nghĩ là có thể nào Thiên Chúa sẽ giúp tôi không?"
Sau đó không lâu tôi bị cúm. Cũng người đàn bà này gọi điện thoại cho tôi.
Bà nói tôi hãy tín thác vào Chúa, và Chúa sẽ săn sóc tôi. Chỉ mới hai tuần trước, bà
có ý định tự tử, bây giờ bà lại an ủi tôi!
Thiên Chúa đã thật sự đánh động bà. Bà đã hoàn toàn trở lại, và gia nhập
Giáo Hội Công Giáo.
Vào lúc đó, tôi tự nhủ, "Briege ơi, có mẹ bề trên hay không, điều ngươi phải
làm là tìm kiếm Chúa và thi hành ý định của Ngài."
Bởi thế tôi đi tìm một linh mục, một người rất giỏi về Kinh Thánh. Tôi không
muốn đến với một ai đó thuộc nhóm thánh linh vì sợ rằng họ sẽ quá sốt sắng và nói
rằng, "Thì chị chỉ cần theo sự hướng dẫn của Thánh Thần là đủ."
Khi tôi kể cho vị linh mục nghe câu chuyện của tôi, ngài nói, "Sơ biết không,
nếu tôi là Chúa thì tôi sẽ nói rằng sơ đã lạc đường. Sơ muốn Đức Giêsu tỏ cho sơ
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

biết ý định của Ngài bao nhiêu lần nữa? Điều duy nhất Thiên Chúa cần và muốn nơi
sơ là như Đức Maria, hãy xin vâng. Thiên Chúa tôn trọng con cái Ngài và Ngài chỉ
yêu cầu sơ thi hành ý định của Ngài. Sơ không có khả năng gì, nên chẳng có gì sơ
có thể hoàn tất. Điều Thiên Chúa yêu cầu là sơ có sẵn sàng xin vâng và để Ngài
dùng sơ như một khí cụ của Ngài không."
Tôi nói, "Nhưng thưa Cha, làm sao con biết cầu nguyện khi nào? Con không
thể đến với một người nào đó và nói là con sẽ cầu nguyện cho họ được lành lặn."
Ngài mỉm cười và nói, "Này sơ, sơ không phải nói với người ta. Nếu Đức
Giêsu mời gọi sơ vào sứ vụ này thì Ngài sẽ dẫn dắt sơ đến với người ta và Ngài sẽ
dắt họ đến với sơ. Nhưng, hãy nhận định cho tỏ tường. Lành lặn phần xác chỉ là một
phần của việc chữa lành. Còn có cả việc chữa lành về tình cảm và trí nhớ, nhưng
sự chữa lành lớn lao nhất là chữa lành tinh thần."
Rồi ngài cầm tay tôi và nói, "Sơ ơi, hãy về với cộng đoàn của sơ và sống đời tu
trì. Hãy thi hành những gì sơ được mời gọi là một nữ tu Dòng Thánh Clara và nếu
sự mời gọi này là của Đức Giêsu, Ngài sẽ mở đường cho sơ." .

o0o

Chữa Lành Tinh Thần

Sau đó sáu tháng đầu, tôi là người hoài nghi. Người ta được chữa lành,
nhưng tôi vẫn chưa tin rằng Đức Giêsu làm việc qua tôi. Tôi nghĩ rằng tôi phải thay
đổi hoàn toàn và phải tuyệt hảo trước khi Ngài dùng tôi. Nhưng Thiên Chúa vẫn có
nhiều điều phải dạy dỗ tôi. Tôi phải biết về điều mà Ngài coi là bệnh hoạn nhất trong
các thứ bệnh.
Trong một buổi cầu nguyện, một bà đứng lên và nói bà muốn cầu nguyện cho
một người bạn vừa mù và vừa bất toại. Tôi nghĩ ngay lập tức, "Mù và bất toại? Lạy
Chúa, đó là việc quá lớn đối với con." Tôi chỉ mới bắt đầu sứ vụ chữa lành. Tôi vẫn
chưa ý thức rằng mình chỉ là một khí cụ. Tôi cảm thấy như Chúa giục tôi đến đó và
cầu nguyện cho người đàn bà này. Tôi đã đến.
Khi đến thăm bà, tôi nhận ra rằng bệnh hoạn có thể gây ra hai điều. Nó có thể
khiến bạn trở nên thánh hoặc thật cay đắng, tùy theo thái độ của bạn và đời sống
cầu nguyện của bạn.
Khi tôi đến, người đàn bà này thật giận dữ và không còn tin nơi Thiên Chúa.
Khi tôi đặt tay trên bà và cầu nguyện với bà, tôi cảm thấy râm ran như kim đâm,
giống như lúc tôi mới nhận được ơn chữa lành ở nhà nguyện.
Khi đang cầu nguyện, tôi tự nhủ, "Briege ơi, đừng nói với bà là bà đã khỏi.
Ngươi biết rằng đây chỉ là vấn đề tâm lý và bà ấy sẽ tuyệt vọng. Những cảm giác
râm ran này chỉ là sự tưởng tượng của ngươi mà thôi."
Tôi cầu nguyện với bà, và cùng lúc tôi nghĩ đó chỉ là lời cầu nguyện vô hại và
cũng không thể làm gì hơn.
Vài ngày sau, bà đến với tôi. Bà nói là bà đã rất nghi ngờ về tôi. Chưa có nữ
tu nào cầu nguyện như tôi và khi tôi đặt tay trên cánh tay tê liệt của bà, bà nghĩ tôi
đâm những cây kim vào tay bà để tạo cảm giác. Bà cảm thấy có cái gì đó đi qua
cánh tay bà. Vào nửa đêm cánh tay bà đã có thể cử động. Vài ngày sau, bà cũng đã
nhìn thấy được.
Tinh thần của bà thay đổi hoàn toàn. Thiên Chúa dạy tôi rằng sự chữa lành
bên trong, lành lặn tinh thần, quan trọng hơn. Nếu tinh thần không được cứu chữa,
nếu người ta không được đem đến gần Đức Giêsu hơn, thì có ích gì? Giống như
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

người bất toại được đưa từ nóc nhà xuống để Đức Giêsu có thể chữa lành cho ông
(Mk 2:l-12). Lúc đầu Đức Giêsu nói, "Tội của con đã được tha." Rồi Ngài chữa lành
thân xác của ông. Thật quan trọng để được chữa lành những tội lỗi. Đó là căn bệnh
lớn nhất trong tất cả các thứ bệnh.

o0o

Nhà ở Ái Nhĩ Lan

Mùa hè năm sau, 1972, tôi đến Ái Nhĩ Lan. Những tin tức về sứ vụ của tôi đã
lan đến đó, mặc dù tôi chưa nói với một ai về ơn chữa lành, vì tôi nghĩ là hành động
có giá trị hơn lời nói. Cha của một người bạn đến gặp tôi và nói, "Tôi không tin một
chút gì về việc chữa lành, nhưng tôi có một người bạn đang nằm trong bệnh viện và
một lời cầu nguyện cũng không hại gì."
Rồi tôi đến bệnh viện và cầu nguyện cho một bà bị ung thư. Các bác sĩ nói bà
không còn hy vọng gì. Trên đường đi ra, tôi thấy một ông bị bệnh lở da và tôi cầu
nguyện với ông. Vài ngày sau, người đàn bà về nhà với tình trạng sức khoẻ tuyệt
hảo. Khi các bác sĩ khám nghiệm bà lần nữa, họ không tìm thấy một bệnh tật gì nơi
bà. Và người đàn ông bị lở da cũng được khỏi luôn.
Cả thành phố xôn xao đi tìm nữ tu chữa bệnh. Họ điện thoại tới tấp và đến
gặp tôi. Mỗi khi họ thấy một nữ tu mặc áo nâu là họ chạy theo.
Cha tôi nói, "Con biết không, con đã hoạt động nhiều ở Hoa Kỳ. Bố nghĩ con
phải ở đây trong những ngày lễ." Dân chúng reo hò và huýt sáo khi thấy cha tôi làm
việc ở ngoài đồng, họ hỏi ông làm sao để gặp Sơ Briege. Ông nói với tôi, "Briege ơi,
bây giờ con có quá nhiều bạn."
Tôi sống ở nhà dì Lizzie trong khoảng thời gian khá lâu, và có khi có đến sáu
mươi chiếc xe đậu chung quanh nhà dì. Khi tôi ở nhà thì dì không thể làm việc gì
được vì dân chúng ra vào tấp nập tìm kiếm tôi và kể cho dì nghe những bệnh tật của
họ. Dì Lizzie thường nói, "Cái đầu của dì nổ tung lên vì cứ phải nghe người ta nói về
bệnh tật."
Một ít lâu sau khi chữa lành cho bà bị ung thư và người đàn ông bị lở da, tôi
đến cầu nguyện tại vương cung thánh đường ở Newry. Khi cầu nguyện, tôi thắc
mắc rằng: tôi có gợi sự chú ý đến tôi không khi mọi người đều đề cập đến tôi và tìm
kiếm tôi? Người ta thường nói với tôi, "Hãy cẩn thận, vì có thể chính sơ gây ra
những khó khăn. Sơ biết là đức giám mục không biết một chút gì về vấn đề này. Sơ
sẽ phải đối phó ra sao?"
Bởi thế tôi đến nhà thờ và cầu nguyện, "Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết đó, con
về nhà để nghỉ lễ, đó có phải là ý Chúa để con làm những việc này không? Con
không muốn làm điều gì trái ý Chúa." Rồi tôi xin Ngài chỉ tôi cách cầu nguyện cho
người ta.
Khi tôi đang cầu nguyện, một ông già vào nhà thờ. Ông quì gối phía bên kia,
đối diện với tôi. Sau một lát, ông nói lớn với tôi, "Sơ ơi, sơ có thể cầu nguyện cho tôi
không?" Ông giơ cánh tay lên và nói, "Tôi bị té xe đạp và đau cổ tay."
Tôi gọi ông sang và hỏi, "Ông có nghe biết về tôi hả?"
Ông trả lời, "Không, tôi thấy sơ là nữ tu nên tôi nghĩ sơ có thể cầu nguyện
cho tôi."
Tôi cầu nguyện cho ông và ông hứa sẽ lần một chục kinh cầu nguyện cho tôi.
Ông trở về chỗ cũ và đến trước tượng Đức Mẹ. Tôi có thể nghe tiếng ông đang lần
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

chuỗi. Vào khoảng nửa chục kinh ông nhìn sang và nói, "Chúa tôi, thật là lời cầu
nguyện phi thường. Sơ có thể viết xuống được không? Tôi khỏi đau nhức rồi."
Tôi nghe tiếng Thiên Chúa nói, "Con thấy không. Thầy mang ông này ở ngoài
đường vào. Đó là lý do tại sao Thầy đưa con về nhà, để đánh động người dân của
Thầy." Điều đó trả lời nghi vấn thứ nhất của tôi.
Kế đến, Thiên Chúa cho tôi thấy hình một cái điện thoại mầu hồng khổng lồ
bên cạnh nhà tạm. Tôi nghĩ đó là điều làm tôi chia trí nên tôi cố không nghĩ đến.
Nhưng có những hành chữ in đậm ở dưới điện thoại: "Điện thoại là một phương
tiện truyền thông. Người ta dùng nó hàng ngày. Thầy cũng có thể dùng nó. Con hãy
dùng điện thoại. Người ta sẽ nghe con nhưng cảm nghiệm được Thầy." Như vậy là
Ngài muốn nói với tôi hãy cầu nguyện với dân chúng qua điện thoại, và tôi không
cần phải gặp họ, đó là tất cả những gì tôi phải làm để kết hợp với họ trước mặt Đức
Giêsu. Ngài không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Điều này trả lời nghi vấn
thứ hai của tôi.
Khi tôi về lại nhà mẹ, một nữ tu nói rằng có một ông ở Anh quốc muốn gặp tôi
để xin cầu nguyện. Ông bị bệnh ngoài da rất nặng. Tôi nói với chị, "Ông ấy không
phải đến đây. Tôi sẽ cầu nguyện cho ông qua điện thoại."
Sơ nhìn tôi và nói, "Phương cách đó cũng hiệu nghiệm sao?"
Tôi nói, "Tôi không biết nhưng chúng ta phải thi hành thôi."
Khi ông điện thoại cho tôi, tôi cầu nguyện với ông, ông được lành lặn hoàn
toàn.
Khi tôi ở Ái Nhĩ Lan, một trong những nữ tu ở trường học cho biết có một bà
làm việc ở nhà trường có con gái đang nằm bệnh viện vì bệnh ngoài da trầm trọng.
Tôi không thể đến đó, nhưng tôi nói chị đưa người mẹ đến đây. Tôi cầu nguyện với
người mẹ và trong vòng vài ngày, cô con gái đã lành bệnh và da dẻ mịn màng như
em bé.
Tôi nghĩ Thiên Chúa cho phép tôi thấy và cảm nghiệm những việc chữa lành
phần xác nhiều hơn là dân chúng.

o0o

Đức Giêsu Là Thầy

Mẹ Angelica, ở Birmingham, Alabama, một nữ tu dòng Phanxicô, là người


đầu tiên thành lập hệ thống viễn tinh truyền hình Công Giáo, được nổi tiếng nhờ sự
khôn ngoan và tinh tế. Tôi đang tổ chức tĩnh tâm cho các linh mục ở Birmingham với
Cha Harold Cohen, người đến từ New Orleans. Mẹ có nghe tiếng tôi và mời tôi đến
nhà dòng để tĩnh tâm.
Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để biết thêm về sự chữa lành, bởi thế tôi đến đó với
một đống sách của các chuyên gia nổi tiếng về sự chữa lành. Tôi nghĩ là tôi có thể
học hỏi được nơi họ lý do tại sao người ta không được lành bệnh, để khi dân chúng
hỏi, tôi có thể trả lời ngay lập tức.
Ngày đầu, tôi đọc chương đầu tiên của một cuốn sách, và sáng hôm sau tôi
chẳng nhớ gì cả. Trong vài ngày như thế, tôi chẳng nhớ được một chữ.
Sau cùng, một ngày kia, Mẹ Angelica đến cầm tay tôi và dẫn tôi đến nhà
nguyện. Ngài chỉ tay lên bàn thờ nơi đang trưng bầy Mình Thánh và nói với tôi, "Nếu
Đức Giêsu muốn con là một người khác, Ngài sẽ làm cho con trở nên một người
khác. Ngài dựng nên con là Briege McKenna - và" bà vừa nói, tay vẫn chỉ lên bàn
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

thờ, "đó là người Thầy. Đừng cố bắt chước người khác. Hãy đến với Đức Giêsu và
Ngài sẽ dạy cho con."
Từ ngày đó, tôi hứa sẽ dùng hai hay ba tiếng đồng hồ mỗi ngày để cầu
nguyện. Rồi Thiên Chúa bắt đầu dạy tôi rằng tôi không phải trả lời mọi câu hỏi.
Không phải mọi người đều được chữa lành về phần xác, nhưng đó không phải là
công việc của tôi. Công việc của tôi không phải là bảo vệ Ngài, nhưng là loan truyền
về Ngài.

o0o

§2 - CHÚA SỐNG TRONG MỘT CÁI LỀU TÀN TẠ

Nghe lời khuyên của Mẹ Angelica, tôi hứa sẽ dành hai hay ba giờ để cầu
nguyện mỗi ngày trước Thánh Thể.
Thánh Clara, đấng sáng lập dòng của chúng tôi, được luôn luôn vẽ với tay
cầm Mình Thánh trong mặt nhật. Người ta kể rằng khi quân thù tấn công thành
Assisi, nơi ngài sinh sống, Thánh Clara cầm mặt nhật và sức mạnh đức tin của ngài
đã xua đuổi quân thù. Thánh Thể là tâm điểm của đời sống chúng tôi trong nhà dòng
Thánh Clara.
Tôi hứa rằng bất cứ đâu tôi đến, bất cứ quốc gia nào, tôi sẽ dành ba giờ cầu
nguyện với Thiên Chúa. Đây là điều yêu cầu duy nhất của tôi với các giám mục hay
linh mục trên khắp thế giới - là họ sẽ để tôi ở trong một nhà dòng hay chỗ nào đó có
Mình Thánh Chúa và họ phải sắp xếp cho tôi có thì giờ cầu nguyện riêng.
Tôi thấy thật lạ lùng rằng, khi tôi không thể đến nhà dòng được, thì Thiên
Chúa đã sắp đặt để bất cứ đâu tôi ở thì đều có thể đến chầu Mình Thánh chỉ cách
đó vài góc đường. Nếu chúng ta hứa cầu nguyện, Ngài sẽ không bao giờ thiếu sự
độ lượng.
Tuy nhiên, đôi khi tôi thấy thật khó để thuyết phục người ta biết rằng tôi cần
đủ ba giờ để cầu nguyện. Thật dễ cho người ta tìm thấy lý do để tôi bỏ qua giờ cầu
nguyện. Họ có thể chỉ cho tôi thấy những người cần tôi giúp đỡ.
Tôi luôn nhắc nhở mình rằng tôi cần đến Đức Giêsu hơn là người ta cần tôi.
Nếu tôi không đến với Đức Giêsu thì tôi không có gì cho họ cả. Tôi không cầu
nguyện vì tôi thánh thiện, nhưng vì muốn trở nên thánh thiện và tôi cần Đức Giêsu
dạy bảo tôi.
Sự kiên trì ở trước Mình Thánh thật quan trọng. Chỉ khi tinh thần bạn tĩnh
lặng và khi lỗ tai tinh thần mở ra bạn mới có thể thật sự nghe thấy tiếng Chúa và
cảm nhận được sự khôn ngoan và sáng suốt từ Chúa Thánh Thần.
Ngay từ đầu, thật khó để tin rằng Đức Giêsu đã nói với tôi và dạy tôi trong
những giờ cầu nguyện đó, và có nhiều bài học tôi nhận được từ Thiên Chúa qua
việc cầu nguyện, nhờ đó thay đổi đời tôi cũng như thay đổi lối sống của những
người tôi giúp đỡ.

o0o

Giữ Lời Hứa Cầu Nguyện

Một buổi chiều tối kia, trong phần Giờ Thánh cầu nguyện cho các Linh Mục ở
Dublin, Ái Nhĩ Lan, Cha Kevin Scallon yêu cầu tôi giúp đỡ trong khoảng thời gian
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

cầu nguyện của các linh mục, mà thời gian này chiếm mất một giờ tôi dành cho việc
cầu nguyện riêng. Thật sự, họ cần đến sự giúp đỡ của tôi trong Giờ Thánh. Tôi
không muốn từ chối lời yêu cầu này vì nó có vẻ hợp lý, nhưng cùng lúc đó tôi bị dằn
vặt vì phải mất đi một giờ cầu nguyện riêng.
Tôi nói với ngài rằng tôi sẽ sắp xếp để có mặt trong khoảng thời gian này. Tối
hôm đó trước khi đi ngủ, tôi viết một mẩu giấy dán trên bảng thông tin để báo cho
các linh mục biết rằng họ có thể gặp tôi trong khi những người khác cầu nguyện
trước Thánh Thể ở nhà nguyện.
Việc phải bỏ một giờ cầu nguyện riêng của tôi để giúp đỡ các linh mục thì
không ai biết, ngoại trừ tôi và Cha Kevin. Nhưng đến sáng hôm sau, một linh mục
già đến gặp tôi trong hành lang và nói, "Sơ Briege, tôi biết sơ đang cầu nguyện,
nhưng tôi có điều muốn nói với sơ và tôi không biết nói thế nào." Ngài diễn tả thật
khó khăn và tôi tự hỏi không biết ngài muốn nói gì. Sau cùng, ngài nói rằng đêm qua
ngài không thể ngủ được vì khi ngài đi ngủ, ngài nghe có tiếng trong lòng nói rằng,
"Hãy đến gặp Sơ Briege và nói với sơ ấy rằng một giờ sơ bỏ qua là giờ của Thầy và
Thầy muốn giờ đó cho chính Thầy."
Sau khi ngài nói với tôi điều này, ngài nhìn tôi mỉm cười và nói: "Nó chẳng có
ý nghĩa gì phải không?"
Ngài không biết rằng điều đó rất có ý nghĩa đối với tôi. Tôi cám ơn ngài.
Chính lúc đó tôi mới nhận ra rằng Đức Giêsu muốn tôi giữ lời hứa là chừng nào,
không phải vì Ngài cần tôi nhưng vì Ngài muốn yêu tôi và dạy bảo tôi. Đôi khi, chúng
ta quên rằng Đức Giêsu là một người sống động, chờ đợi chúng ta. Ở đây Ngài
đang đợi tôi.
Tôi học được bài học quan trọng, tôi không hứa ba giờ cầu nguyện đó cho
một kế hoạch nhưng hứa với một người sống động, và người đó là Đức Giêsu,
Đấng luôn luôn ở đó. Ngài ở đó không vì những gì tôi có thể cho Ngài nhưng vì
những gì Ngài có thể cho tôi.
Tôi đến gặp Cha Kevin và nói cho ngài nghe về vị linh mục già. Ngài lập tức
nói tôi phải hủy bỏ chương trình và trở lại với thời khóa biểu của tôi.
Rồi tôi đến nhà nguyện là nơi mọi người đang chầu Mình Thánh và cầu
nguyện. Tôi ngồi xuống, cảm thấy có lỗi một chút vì Chúa phải nhắc nhở tôi về điều
tôi đã thề hứa.
Khi tôi nhắm mắt lại, Thiên Chúa cho tôi thấy hình ảnh một tu viện. Có tường
bao quanh tu viện và một cánh cửa. Tôi đi qua cánh cửa. Rồi tôi đến một cánh cửa
khác có ghi chữ: "Đóng Kín."
Tôi nhìn vào cánh cửa và Chúa nói với tôi: "Briege, con thấy không, cửa này
có chữ 'Đóng Kín.' Con không thể vào đó. Người ở trong không thể đi ra vì họ đã
hứa sống cuộc đời khép kín với thế giới bên ngoài."
Chúa nói, "Đây chỉ là sự nhắc nhở cho con biết rằng đó chỉ là những bức
tường thể lý và nó không làm nên sự chiêm niệm. Điều làm nên sự chiêm niệm là sự
khép kín trong tâm hồn."
Và rồi Thiên Chúa cho tôi thấy, ngay cả khi tôi không phải là một nữ tu dòng
kín, tôi vẫn phải có một tinh thần chiêm niệm. Tôi phải là một người vào những lúc
đặc biệt có thể đóng tâm hồn lại đừng để ai vào, vì thời giờ đặc biệt chỉ dành cho
một mình Thiên Chúa. Trước khi tôi nhận lời hứa với bất cứ ai tôi phải tự hỏi xem tôi
có giữ lời hứa với Đức Giêsu chưa.
Càng ngày tôi càng ý thức hơn về việc giữ lời hứa cầu nguyện. Cầu nguyện là
món quà của Thiên Chúa. Để cộng tác với ơn sủng này, tôi phải kiên trì dành thời
giờ cầu nguyện. Tôi học được rằng nếu tôi muốn hy sinh để dành thời giờ cầu
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

nguyện thì Chúa sẽ ban ơn cho tôi và dạy tôi cách cầu nguyện. Ngài sẽ thay đổi tôi
qua việc cầu nguyện.

o0o

Làm Gì Khi Cầu Nguyện

Không dễ để ngồi trước Mình Thánh. Có những người cảm thấy chán
chường và không biết nói gì. Họ có thể chia trí vì nhiều điều quan trọng khác. Thật
dễ dàng nói rằng, "Cầu nguyện để làm gì?" hay "Điều này có lợi gì cho tôi không?
Tôi không cảm thấy gì cả!"
Dường như không có gì xảy ra khi bạn cầu nguyện, nhưng chứng tích của
sức mạnh cầu nguyện sẽ đến sau, khi bạn làm việc hay thi hành sứ vụ. Bạn sẽ nhận
thấy sức mạnh bên trong mà sự cầu nguyện đem lại - cũng như sự sáng suốt và
khôn ngoan mà bạn nhận được sau này khi cần đến.
Khi tôi nói rằng mỗi ngày tôi dành ba giờ đồng hồ để cầu nguyện, nhiều
người hỏi, "Sơ lấy giờ ở đâu ra?" hay "Sơ nói gì trong ba giờ đó? Tôi thấy chán
quá." Lại có người nói, "Tôi không thể cầu nguyện ngay cả nửa giờ đồng hồ!"
Thiên Chúa yêu cầu tôi ba giờ; Ngài không đòi hỏi mọi người giống như vậy.
Với một giáo dân hay một linh mục hay một nữ tu làm việc toàn thời gian, ba giờ
đồng hồ dường như không thể được và cũng không thể muốn được. Dù bạn là linh
mục, nữ tu, thầy sáu hay giáo dân, bạn phải dành thời giờ để cầu nguyện. Tôi nghĩ
chúng ta, là những người đã hiến dâng cho Chúa trong giáo hội, phải dâng cho
Thiên Chúa việc cầu nguyện không dưới một giờ đồng hồ. Mỗi người chúng ta phải
tự tìm những thời giờ thích hợp với đấng bậc của mình để cầu nguyện.
Tôi cảm thấy được một đặc ân, là một nữ tu và sống trong nhà dòng, tôi có
Mình Thánh ở nhà dòng. Tôi có thể đến với Chúa bất cứ lúc nào. Nhưng tôi khuyến
khích mọi người nên có một chỗ đặc biệt, một góc hay một phòng, dành cho việc
cầu nguyện. Chỗ đặc biệt này, với một hình hay tượng của Đức Giêsu, sẽ giúp bạn
từ bỏ những lo âu của thế giới và giúp bạn ngày càng hiệp thông với Thiên Chúa
hơn.
Một điều mà Thiên Chúa đã thực hiện cho tôi qua việc kiên trì cầu nguyện
này là Ngài đã dạy tôi rất nhiều về sự chữa lành. Ngài cho tôi thấy sự khác biệt giữa
Kinh Thánh và điều Ngài dạy dỗ là chừng nào - vì Ngài luôn dạy dỗ khi Ngài chữa
lành. Ngài chỉ cho tôi sự dạy dỗ của Ngài và Kinh Thánh liên hệ thế nào đến sứ vụ
của tôi trong thời đại này.
Tôi muốn chia sẻ một điều tôi học được khi ngồi trước Thánh Thể. Có một
lần, khi tôi đang nhìn vào Thánh Thể và thờ lạy Chúa Giêsu và nói với Ngài rằng tôi
không có gì nhiều để nói ngoại trừ tôi yêu Ngài.
Tôi cảm thấy như Chúa nói với tôi, "Con có biết rằng con không phải nói gì cả
không? Chỉ ở với thầy. Hãy đến với sự hiện diện của Thầy. Vấn đề không phải là
điều con làm cho Thầy, mà là điều Thầy muốn làm cho con."
Và rồi tôi thấy một người đi ra khỏi căn nhà và ngồi dưới mặt trời. Khi người
ấy ngồi dưới nắng, ông không làm gì cả, nhưng da ông bắt đầu thay đổi. Người
khác nhìn thấy thì biết rằng ông đã ở ngoài nắng vì da của ông nói lên điều đó. Ông
ta cũng biết điều này, vì ông cảm thấy tác động của ánh nắng: sự ấm áp và ánh
sáng.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi nghe tiếng Chúa nói : "Vì thế khi con đến với Thầy, con sẽ cảm nghiệm
được những kết quả của thời giờ con dành cho Thầy. Người ta sẽ nhận biết điều đó
qua hành động của con."
Đó là bài học lớn cho tôi, để biết rằng không phải lúc nào tôi cũng cần phải nói
điều gì với Chúa, nhưng chỉ cần ở đó với Đức Giêsu.

o0o

Cầu Nguyện Và Sự Thánh Thiện

Sự cầu nguyện giúp chúng ta liên lạc với Đức Giêsu. Nó giúp chúng ta ý thức
về những gì là thánh thiện. Cầu nguyện giúp chúng ta phân biệt cách tinh tế những
gì đến từ Thiên Chúa. Cầu nguyện cũng giúp chúng ta nhậy cảm với những gì
không thánh thiện, với những gì không đến từ Thiên Chúa.
Thời gian cầu nguyện riêng tư của tôi đem đến cho tôi nhận thức mới về cách
tội lỗi sinh sôi trong thế giới. Nó cũng giúp tôi ý thức rằng tôi có thể nhìn thấy rõ ràng
tội lỗi và sự bất toàn của chính mình, khi tôi thấy tất cả tội lỗi của thế giới.
Tôi đến New Orlean cho năm ngày tĩnh tâm. Một đêm kia, tôi giật mình thức
giấc. Tôi nhìn lên trần nhà và thấy hiện lên như trên một màn ảnh hay máy ti-vi, hình
một khu vườn thật đẹp. Khu vườn có nhiều bông hoa đẹp và giữa những bông hoa
đó có một ít cỏ dại.
Thiên Chúa nói với tôi, "Briege, đây là linh hồn con." Bông hoa tượng trưng
cho những nhân đức mà tôi nỗ lực vun xới để nên thánh. Nhưng cùng lúc, khi tôi rảo
quanh khu vườn để ngắm những bông hoa, tôi cũng thấy cả cỏ dại và nói, "Ô, chúng
nhỏ quá và chẳng có hại gì." Tôi thấy mình đang mơn trớn cỏ dại và nói, "Ta sẽ
chẳng làm gì ngươi đâu. Ngươi chỉ là cây cỏ dại nhỏ xíu."
Rồi Thiên Chúa nói với tôi, "Những cỏ dại đó tượng trưng cho tội lỗi. Con
đang so sánh con với thế giới, với tất cả những sự dữ trên thế gian."
Bạn biết như thế nào rồi. Chúng ta được nghe về mọi điều kinh khủng đang
xảy ra trên thế giới và chúng ta nói, "Ô, nhưng tôi không giết hại ai hay ăn cắp của
ai, tôi không dùng ma túy. Tôi không bán thân mãi dâm," và vân vân.
Thiên Chúa nói với tôi: "Con không được mời gọi để so sánh con với thế
gian. Con được mời gọi để so sánh con với Thầy. Thầy là gương mẫu của con, chứ
không phải thế gian. Con không bao giờ được chấp nhận tội lỗi."
Tôi nhận ra rằng tôi đang rơi vào cái bẫy mà tôi thường rao giảng. Tôi không
luôn tỉnh thức để nhận ra tội lỗi trong đời tôi.
Khi tôi tiếp tục nhìn vào khu vườn, tôi thấy người làm vườn đến gần. Ông
nhìn tôi và nói, "Nếu cô cho phép, tôi sẽ tiêu diệt những cỏ dại đó cho cô. Và những
bông hoa sẽ đẹp đẽ hơn và lớn mạnh hơn trong khu vườn của cô."
Cái bệnh hoạn trầm trọng ngày nay không phải bệnh về thể xác nhưng bệnh
về linh hồn. Bệnh linh hồn chỉ có thể chữa lành bởi y sĩ Thiên Chúa. Thiên Chúa cho
tôi thấy bí tích hòa giải là phương tiện Ngài dùng để tiêu diệt tội lỗi, và đó là bí tích
trọng đại giúp chúng ta ngày càng nên thánh. Trong bí tích này, Đức Giêsu sống
động ngự đến để chiến đấu với kẻ thù của linh hồn bạn.
Thiên Chúa cho tôi thấy hai điều khác qua hình ảnh này. Thứ nhất, tôi không
thể tự cứu mình được. Tôi không thể tự làm cho khu vườn nên đẹp đẽ. Tôi không
thể tự trở nên thánh được. Tôi phải nhận rằng tôi là kẻ có tội, nếu không tôi tự cho
mình là công chính và kiêu ngạo.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Thứ hai, tôi học được giá trị của việc sám hối và sự mỹ miều của việc xưng
tội. Đi xưng tội là đến với Đức Giêsu, Đấng yêu thương tôi. Ngài muốn tôi phản ảnh
vẻ đẹp và tình yêu của Ngài. Ngài muốn tôi hiểu rằng tình Ngài yêu tôi đã khiến Ngài
phải chịu đau khổ và chịu chết.
Cha Frank Sullivan, một giáo sư thần học của Đại Học Grêgôriô ở Rôma, đã
nói rằng, "Nếu bạn muốn biết Thiên Chúa nghĩ gì về tội lỗi, hãy nhìn sự thương khó
của Đức Giesu". Sự thương khó của Đức Giêsu cho thấy Thiên Chúa nghĩ gì về tội
lỗi, và Ngài ghê tởm tội lỗi đến chừng nào.
Trong sự thương khó của Đức Giêsu, chúng ta cũng thấy tình yêu cao vời
của Đức Giêsu dành cho Cha Ngài và cho chúng ta. Chúng ta thấy Ngài yêu chúng
ta là dường nào, để Ngài sẵn sàng chịu đau khổ và chịu chết thay cho chúng ta.
Như kết quả của sự ý thức này, tôi quì xuống bên giường. Tôi hứa với Chúa
là tôi sẽ đi xưng tội hai tuần một lần.
Khi tôi chia sẻ điều này với người khác, có người hỏi tôi, "Sơ xưng gì với linh
mục? Tôi không biết nói gì với ngài." Tôi luôn nói với họ, "Hãy hỏi những người sống
chung quanh bạn, và họ sẽ kể tội của bạn cho mà nghe!"

o0o

Sự Mỹ Miều của Việc Xưng Tội

Đi xưng tội thường xuyên đã đem đến cho tôi một cảm nhận mới về bí tích
này. Tôi thường tự hỏi tại sao ngày nay người ta không còn xưng tội thường xuyên
như trước nữa. Không thể nào chúng ta ít tội đi. Có thể nào chúng ta mất đi sự quí
trọng bí tích hòa giải vì chúng ta không còn nhận ra tội lỗi kinh khủng là dường nào?
Chúng ta không còn quí trọng sự đau khổ và sự chết của Đức Giêsu, và Ngài đã
chết cho chúng ta sao? Chúng ta không còn nhận ra rằng tất cả những gì chúng ta
cần làm, để nhận lãnh ơn ích của sự thống khổ của Ngài, là đi xưng tội và trông nhờ
vào lòng thương xót của Ngài sao?
Bạn sẽ nên thánh dễ hơn khi bạn thường xuyên đến với Đức Giêsu trong bí
tích này. Bí tích hoà giải là sự an ủi tinh thần lớn lao, vì bí tích ấy nhắc nhở chúng ta
đến tình yêu của Đức Giêsu, khi chúng ta đến với linh mục và được nghe những lời
cao trọng: "Tội con đã được tha." Mỗi khi chúng ta cố gắng tránh tội, chúng ta biết
rằng trong bí tích hòa giải chúng ta được thanh tẩy và chúng ta có thể bắt đầu một
cái gì mới.
Để chống trả tội lỗi, tôi thường nhớ đến Đức Giêsu trên đường lên đồi
Calvariô. Ngài ngã nhiều lần, nhưng Ngài luôn chỗi dậy. Đó là lời mời gọi chúng ta
cố gắng liên tục để nên thánh.
Cố gắng nên thánh có nghĩa là chấp nhận rằng mặc dù tôi yếu đuối và tôi sẽ
phạm tội lại, nhưng tôi phải chỗi dậy và tiến bước. Là một người Công Giáo, không
có cách nào tốt hơn để nói lên lòng ao ước nên thánh bằng cách chạy đến với Đức
Giêsu xin Ngài tha thứ và ban thêm sức để tiến bước.
Vì tôi thường xuyên nhận bí tích hòa giải, Thiên Chúa đã đưa người ta đến
với tôi. Họ đến với tôi để nói về những thầm kín của họ, về những vấn đề luân lý của
họ.
Có một lần, khi tôi đang trên máy bay, một tiếp viên hàng không đến với tôi và
hỏi rằng anh có thể nói chuyện với tôi không. Tôi tạm gọi anh là Arthur, vì đó không
phải là tên thật của anh.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Arthur nói anh là người Công Giáo và anh đi lễ mỗi Chúa Nhật, nhưng anh có
vấn đề luân lý rất trầm trọng. Anh sợ đi xưng tội. Anh đã bỏ xưng tội mười năm. Anh
sợ nói với linh mục vì mười năm trước anh có một kinh nghiệm không đẹp khi xưng
tội.
Anh kể cho tôi nghe mọi chi tiết về vấn đề của anh. Lúc ấy anh khóc. Anh nói,
"Sơ ơi, tôi không biết phải làm gì. Tôi sợ quá. Tôi biết tôi sẽ xuống hỏa ngục. Tôi làm
bất cứ gì để đền bù điều sái quấy, nhưng dường như tôi không thể vượt qua điều
đó."
Tôi nhìn anh và nói, "Arthur, anh biết không, anh không phải vào trong tòa giải
tội." Tôi kể cho anh nghe về nghi thức mới của việc hòa giải, và những gì tôi biết về
bí tích hòa giải.
Anh nói, "Nhưng tôi không biết xưng tội thế nào. Đã bao nhiêu năm tôi không
đi xưng tội."
Tôi nói, "Được, anh vừa mới xưng tội với tôi, nhưng tôi không phải là linh mục
và không thể ban phép xá giải cho anh. Nhưng những điều anh nói với tôi thì anh
phải đi nói với một linh mục."
Anh nói, "Đó là cách xưng tội sao?" Điều này khiến tôi nhận ra rằng nhiều
người không đi xưng tội chỉ vì họ quên cách thức chứ không phải không muốn đi
xưng tội. Vì có nhiều thay đổi trong giáo hội Công Giáo , người ta nghĩ rằng linh mục
sẽ nghĩ xấu về họ nếu họ đi xưng tội và ngay cả không biết xưng tội thế nào.
Tôi cầm tay Arthur và nói, "Tôi sẽ cầu nguyện cho anh và xin Chúa Giêsu ban
cho anh ơn can đảm. Và tôi sẽ thu xếp để một linh mục gặp anh."
Khi tôi bắt đầu cầu nguyện cho anh, Thiên Chúa cho tôi hai hình ảnh, một cho
chính tôi và một cho Arthur, thật rõ ràng.
Trong hình ảnh thứ nhất, tôi thấy Arthur bị nhốt trong một cái lưới, như thể có
ai trùm lên anh và giữ anh trong đó. Rồi tôi thấy một người đến với anh và mở lưới
để anh thoát ra ngoài. Cái lưới tượng trưng cho tội lỗi; người mở cái lưới là linh mục
mà Thiên Chúa đã dùng như một bằng chứng cụ thể để ban cho chúng ta sự tha thứ
và chữa lành.
Trong hình ảnh thứ hai, tôi thấy một người đứng gần một tảng băng. Anh có
cái búa nhọn. Anh đang đục tảng băng và sau cùng anh đã đẽo nó xuống dưới mặt
nước, và anh có vẻ rất hài lòng. Tối thiểu anh đã hoàn thành công việc cách tốt đẹp
nhất mà anh có thể. Anh bỏ đi, nhưng khi quay đầu lại nhìn, tảng băng lại trồi lên.
Thiên Chúa cho tôi thấy Arthur đang đền bù tội lỗi. Anh cố chứng tỏ cho Thiên
Chúa thấy rằng anh yêu Ngài và anh thật sự thành tâm bằng cách làm mọi việc tốt
lành. Arthur cố thánh hóa chính anh và lướt thắng tội lỗi mà không cần sự trợ giúp
của Thiên Chúa.
Arthur thấy khó để chấp nhận việc Đức Giêsu tha tội cho anh. Anh không hiểu
rằng Đức Giêsu đến để cứu vớt kẻ tội lỗi, chứ không phải người công chính.
Tôi giải thích cho anh hiểu rằng bí tích hòa giải không chỉ xóa sạch tội lỗi đã
phạm, nhưng còn ban ơn để người ta có thể tẩy xóa thói quen phạm tội trong đời
sống.
Trong khi nói chuyện với Arthur, tôi nhận ra rằng càng đi xưng tội thì càng ít
phạm tội. Bí tích này đã đem cho tôi sự hy vọng vào lòng thương xót của Chúa và
sức mạnh để đương đầu với những cám dỗ.
Arthur sau đó đã hứa. Anh nói, "Sơ ơi, sơ tìm dùm một linh mục và tôi sẽ
xưng tội." Sau mười năm trời, anh đã xưng tội. Vị linh mục thật nhân hậu và đã
hướng dẫn anh đến việc thật sự sám hối và trở lại.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Ba tháng sau, tôi nói chuyện với người thanh niên đó. Anh cho biết bây giờ
anh đi xưng tội hầu như hàng tuần. Và anh nói, "Sơ biết không, tôi vẫn bị cám dỗ,
nhưng tôi không sa ngã vào tội đó nữa. Thiên Chúa đã dạy tôi biết là cám dỗ không
phải là tội, và tôi có thể trở lại với Ngài và có được sức mạnh để lướt thắng tội lỗi.
Cám ơn sơ đã dạy cho tôi biết là Đức Giêsu không phải là một quan tòa nghiêm
khắc, nhưng như người cha đầy tình thương và chờ đợi để ôm lấy tôi, và chấp nhận
để tôi trở lại như một đứa con hoang đàng."
Nói về tội, sự sám hối, và sự triển nở tinh thần, chúng ta phải nhận thức rằng
Satan có nhiều vũ khí rất tinh tế dùng để ngăn cản các linh hồn đến với Chúa. Vũ
khí đó là mặc cảm tội lỗi.
Mặc cảm có khi tốt. Khi chúng ta làm điều sái quấy và chúng ta cảm thấy có
tội, đó là vì lương tâm bảo cho chúng ta biết. Đó là cách chúng ta biết phải đi xưng
tội và thống hối.
Nhưng một số người bối rối vẫn cảm thấy còn tội, mặc dù đã đi xưng tội. Mặc
cảm này cướp đi của họ niềm vui và sự nhận lãnh ơn tha thứ của Chúa trong một
phương cách riêng tư và có ý thức. Không thể tha thứ cho chính mình chính là kiêu
ngạo.
Khi chúng ta đi xưng tội, chúng ta nhận thức rằng chúng ta đã sa ngã, nhưng
Đức Giêsu tha thứ cho chúng ta. Đó là sự tuyệt vời của lòng nhân lành và thương
xót Chúa. Như Thánh Phaolô nói, "Ngài chết cho chúng ta trong khi chúng ta tội lỗi"
(Rom 5:8). Điều đó có nghĩa Ngài yêu thương chúng ta ngay cả khi chúng ta phạm
tội.
Một trong những câu chuyện Phúc Âm mà tôi thích là khi Phêrô nói với Chúa
Giêsu, "Không bao giờ con chối Thầy. Không bao giờ con bỏ Thầy" (Mk 14:29-31).
Đức Giêsu là người biết chúng ta rất rõ, đã nói với Phêrô, "Trước khi gà gáy hai lần,
con đã chối Thầy ba lần."
Đúng là Phêrô đã chối Chúa, nhưng khi Chúa nhìn ông, ông đã thống hối và
khóc lóc thảm thiết vì tội đã phạm (Mk 14:72).
Nhưng Phêrô đã tha thứ cho chính ngài. Nếu không, ngài không thể nhận
lãnh tránh nhiệm mà Thiên Chúa đã trao cho ngài để hướng dẫn anh em và khuyến
khích họ. Sự khác biệt giữa Phêrô và Giuđa là cái khả năng để Phêrô nói, "Phải, tôi
có tội và đã chối Thầy, nhưng Ngài đã tha thứ cho tôi." Giuđa thì không chịu tha thứ
cho chính mình và cũng không chấp nhận sự tha thứ của Thiên Chúa.
Chúng ta không thể để mặc cảm tội lỗi vùi chúng ta xuống đất. Nó không thể
đưa chúng ta đến sự nản chí hay thất vọng. Chúng ta phải khiêm tốn và nói rằng,
"Lạy Chúa Giêsu, con lại phạm tội nữa rồi xin tha thứ cho con," và rồi chỗi dậy, tiến
bước.

o0o

Làm Gì Khi Cầu Nguyện

Một phần của việc chỗi dậy và tiến bước là kiên trì cầu nguyện. Cầu nguyện
là một sự kỷ luật. Nó không phải là ngẫu hứng. Ở mức độ nào đó, cầu nguyện là sự
tổ chức. Tôi muốn chia sẻ với các bạn cách tôi dùng ba giờ cầu nguyện của tôi và
cách Thiên Chúa giúp tôi lớn lên trong đời sống cầu nguyện.
Khi tôi vào nhà nguyện, đầu tiên tôi dùng thời giờ để ca ngợi Thiên Chúa. Tôi
nói lên lời cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa. Tôi cám ơn Chúa là Chúa của tôi.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Đức Giêsu nói, "Nếu dân ta không ca tụng ta thì những hòn đá này sẽ lên
tiếng" (Lk 19:40). Nếu bạn cảm thấy khó để ca tụng Chúa, thì hãy đọc thánh vịnh, vì
trong đó đầy dẫy những lời ca tụng.
Tôi thấy trong khi cầu nguyện, sự ca tụng đưa tôi ra khỏi những chia trí về
những bận rộn hàng ngày và giúp tôi mở lòng cho Thánh Thần. Chúng ta không như
cái máy rađiô. Chúng ta không thể tắt đi những gì chúng ta đang làm và tự dưng
cảm thấy ngập tràn trong Chúa. Bạn mang theo với bạn những gì bạn làm trong
ngày và những biến cố xảy ra trong đời sống. Khi bạn cầu nguyện, cách duy nhất để
giữ chúng khỏi làm chia trí là phó thác tất cả cho Chúa trong một tâm hồn ca ngợi.
Tôi cũng đọc Sách Thánh. Tôi tin rằng mọi điều được viết trong Sách Thánh
đều có ý nghĩa cho mỗi người chúng ta, nhất là những bài đọc trong thánh lễ thường
ngày.
Bất cứ lúc nào, ở chỗ nào đó trên thế giới trong một ngày, Lời Chúa sẽ được
công bố. Tôi thường nghĩ rằng ở một nơi nào đó, sẽ có người được ơn trở lại nhờ
vào đoạn phúc âm đó.
Tôi thấy không có cách nào để kết hợp với tinh thần và tâm trí của giáo hội tốt
hơn là đọc những bài Sách Thánh hàng ngày. Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần và cố đặt
mình vào đó để tìm xem điều gì Chúa muốn nói với tôi.
Tôi cũng lần chuỗi. Tôi thường được coi là người đọc kinh nhanh khi lần
chuỗi trong nhóm, nhưng trong giờ cầu nguyện riêng, tôi cố đọc chậm và suy niệm
về những mầu nhiệm Mân Côi.
Rồi tôi ngồi đó và tâm sự với Đức Giêsu. Điều đầu tiên khi người ta nói
chuyện với nhau là nhìn nhau. Nếu có ai đó chào bạn, bạn sẽ nhìn họ. Nếu họ tiếp
tục nói với bạn thì bạn cũng sẽ tiếp tục nhìn lại họ.
Thánh Têrêsa, khi nói về việc nhận biết sự hiện diện của Chúa, đã nói, "Việc
không nhận ra sự hiện diện của Chúa đang ở trước mặt, nằm sâu trong vấn đề cầu
nguyện của chúng ta. Đó là chúng ta đã không nhìn vào mắt Ngài y như chúng ta
muốn người khác nhìn chúng ta khi họ nói chuyện với chúng ta."
Chúng ta khó khăn để hình dung ra Đức Giêsu thực sự hiện diện trước mặt
chúng ta. Đây là lý do Thánh Têrêsa Avila nói về giá trị của những hình, ảnh, tượng
thiêng liêng - nhất là cho người Công Giáo - là Mình Thánh Chúa giúp chúng ta tập
trung vào sự hiện diện thật sự của Đức Giêsu.
Tôi có một hình Chúa Giêsu rất đẹp và tôi thường dùng hình này để nói với
Ngài. Điều thú vị là một khi bạn bắt đầu nói với Ngài và tập lắng nghe, thì Ngài cũng
bắt đầu trả lời bạn. Đây là phương cách chính yếu của Thánh Têrêsa để cầu
nguyện: "Chỉ cần nhìn Ngài."
Thánh nữ nói, "Trước khi bắt đầu cầu nguyện và trong khi cầu nguyện, hãy
để con mắt tâm hồn bạn nhìn đến Đấng đang ở trước mặt và nếu bạn bị chia trí, hãy
hướng con mắt tâm hồn lại. Hãy tự nhắc mình rằng Đức Giêsu đang nhìn bạn và
bạn đang nhìn Ngài."
Thật sự, không ai có thể dạy bạn cầu nguyện bằng Đức Giêsu. Thiếu những
chỉ dẫn không phải là vấn đề. Có nhiều sách hướng dẫn chúng ta cầu nguyện.
Nhưng vấn đề là dành thời giờ cầu nguyện, tự để mình thư thả đến với Đức Giêsu.
Hãy nhìn vào Chúa và các tông đồ. Ngài không chỉ dạy dỗ họ; Ngài mang họ
theo, dành thời giờ bên họ. Việc cầu nguyện chỉ thật sự bắt đầu khi dành thời giờ
bên Chúa.

o0o
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Chiếc Lều Tàn Tạ

Khi là một nữ tu trẻ, tôi thường được nghe nói về việc sống trong sự hiện
diện của Thiên Chúa. Trong xã hội ngày nay, vì có quá nhiều ồn ào và khó khăn để
có thể tìm được một chỗ thinh lặng, người ta nói thật khó để cảm nhận được Đức
Giêsu.
Một vài năm trước, trong một cuộc tĩnh tâm hàng năm, tôi bị cám dỗ kinh
khủng và rất chán nản. Mọi cám dỗ nào bạn có thể tưởng tượng ra thì đều xảy đến
với tôi vào đêm đó. Sáng hôm sau, trên đường đi dự Thánh Lễ, tôi cảm thấy rã rời
và chán nản vì sự tấn công và cám dỗ của đêm trước.
Khi tôi lên rước lễ, tôi tuyên xưng đức tin. Tôi thầm thì: "Lạy Chúa Giêsu, con
biết con sẽ rước Chúa, nhưng con cảm thấy quá chán nản, quá bi quan, và thật
không xứng đáng để rước Ngài."
Đó là điều tôi cảm thấy khi rước lễ. Sau khi rước Mình Thánh và trở về chỗ
ngồi, tôi nhận được một hình ảnh thật rõ ràng của một cái lều. Tôi nhìn vào chiếc
lều, thầm nghĩ, "Cái lều đó thật tàn tạ." Tôi quan sát cái lều và nói, "Chắc là nó mới
trải qua một cơn bão."
Khi đến chỗ, tôi quì xuống, tôi thấy một người đàn ông sửa soạn đi vào cái
lều đó. Tôi thấy tôi ở trong hình ảnh đó và nói lớn với người này: "Ồ, ông không thể
vào cái lều đó được. Nó dơ dáy lắm, tồi tệ lắm: Có một cái lỗ hổng ở trong đó."
Ông nhìn tôi mỉm cười và nói, "Sơ muốn nói gì? Tôi sống ở đây mà."
Ngay lúc đó, tôi nhận ra rằng cái lều tàn tạ đó là tôi, sau những cám dỗ tội lỗi
và chán nản với tất cả những điều làm tôi khốn khổ trong đêm qua. Bây giờ, Đức
Giêsu cho tôi thấy rằng, dù tàn tạ ghê gớm, Ngài vẫn ngự trong tôi - và rồi Ngài tiếp
tục đến với tôi trong Mình Thánh.
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi lại là cái lều tàn tạ đó. Và tôi cảm thấy như thể
Chúa đưa tôi vào cái lều đó. Ngài ngồi một bên chiếc bàn và tôi ngồi đối diện với
Ngài. Ngài cầm lấy hai bàn tay tôi và nói chuyện với tôi.
Khi đang nói chuyện với Ngài, tôi nhìn chiếc lều và nói, "Chúa ơi, coi cái lều
kìa! Người ta sẽ nghĩ gì? Coi cái lều dơ dáy biết chừng nào!"
Tôi xin lỗi và rút tay ra khỏi tay Đức Giêsu. Tôi lôi ra một chiếc ghế và đứng
lên ghế để sửa lỗ hổng trên cái lều. Tôi nghĩ, "Người ta sẽ nói gì khi thấy cái lỗ hổng
đó?" Tôi bận rộn sửa sang chiếc lều cho đẹp chỉ vì người khác.
Rồi tôi cảm thấy Đức Giêsu từ tốn kéo tôi xuống. Ngài nhìn tôi thật nhân hậu,
và nói, "Briege con, nếu con quá bận rộn về những lỗ hổng này và lo sửa chữa nó
thì con sẽ quên Thầy. Nhưng nếu con bận rộn về Thầy thì Thầy sẽ sửa sang cái lều
này cho con."
Tôi mới nhận ra rằng tôi đã mất nhiều thời giờ lo lắng về những cám dỗ và tội
lỗi của tôi, về cách đối phó và về những gì người ta sẽ nghĩ về tôi. Thiên Chúa cho
tôi thấy việc ăn năn trở lại và thống hối xảy đến khi chúng ta chìm đắm trong Đức
Giêsu và quay về với Ngài. Khi bạn quay về với Đức Giêsu, tự động bạn sẽ xa lánh
tội lỗi. Bạn không thể vừa chú ý đến Đức Giêsu và vừa chú ý đến tội lỗi.
Đó là những gì xảy ra cho tất cả những vị đại thánh của Giáo Hội, họ quay về
với Đức Giêsu và xa lánh tội lỗi. Hãy xem Thánh Phanxicô Assisi. Ngài chìm đắm
trong Đức Giêsu và quên mọi sự ngài muốn làm trong cuộc đời và quên luôn những
lỗi lầm trong đời. Thiên Chúa đã săn sóc ngài. Cũng giống như Thánh Phaolô,
Thánh Phêrô, Thánh Inhaxiô, Thánh Maria Madalena, Thánh Tôma Aquinô, và nhiều
vị khác nữa.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tất cả chúng ta phải nhớ rằng khi chúng ta phạm tội, chúng ta không thể để
tội lỗi làm bận tâm chúng ta và rồi trở lại với tội, nhưng phải quay về với Đức Giêsu.
Khi bạn cố làm hài lòng Ngài và sống cho Ngài, thì Ngài sẽ thay đổi đời bạn.
Thiên Chúa dạy tôi bài học thứ hai qua hình ảnh cái lều. Tôi lại ngồi cùng bàn
với Ngài. Tôi liếc mắt nhìn ra bên ngoài cái lều và thấy dân chúng với đủ mọi khó
khăn, bệnh tật và đang xếp hàng tiến về cái lều. Tôi nói, "Ô, con phải đi vì những
người này cần đến con." Tôi đứng lên và nói, "Ôi lạy Chúa, làm sao con có thể
đương đầu nổi với những thứ khó khăn này, quá nhiều người và quá nhiều vấn đề?"
Khi tôi đứng ở cửa lều và nghĩ cách giúp đỡ họ, tôi lại cảm thấy Đức Giêsu
kéo tôi vào. Ngài lắc đầu và mỉm cười: "Họ không đến với con vì con giải quyết
những vấn đề của họ. Họ chỉ đến với con vì Thầy sống trong con. Nếu con nghĩ,
'Con phải làm,' thì con đã quên rằng chính Thầy là người chữa lành và Thầy mới là
người đem lại bình an. Thầy là người chữa lành mọi bệnh tật. Tất cả những gì Thầy
cần ở con là hãy trở nên một dụng cụ. Vậy hãy ngồi xuống và để Thầy ra ngoài."
Tôi mỉm cười với Đức Giêsu và nói với Ngài, "Vâng, bây giờ con hiểu tại sao
Chúa nói rằng khi người ta tin vào Chúa thì họ sẽ không bị thất vọng. Nếu con cố
làm điều đó một mình, con sẽ thất bại."
Từ cảm nghiệm đó, tôi càng ý thức hơn rằng chính Đức Giêsu là người có
quyền năng và người hoàn tất mọi việc. Như Thánh Phaolô nói, "Không phải tôi
sống, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi" (Gal 2:20). Khi tôi được mời đi khắp nơi trên
thế giới để nói chuyện với đủ loại người - giám mục, linh mục, bác sĩ - tôi thường
cảm thấy rằng, "Tôi không thể làm nổi chuyện đó." Và tôi nghe Đức Giêsu nói, "Phải,
con không thể làm được, nhưng Thầy có thể. Hãy để Thầy làm việc qua con."
Đúng vậy. Tôi không thể làm được. Cái ngày mà tôi tin là tôi có thể thì tôi đã
xa cách và để Ngài ngồi trong cái lều tàn tạ.
Ngày nào mà tôi cố để thực hiện một mình thì ngày ấy tôi chỉ gặp thất vọng và
lầm lỗi. Đó là ngày mà Briege bắt đầu tự tạo cho mình một vương quốc chứ không
phải vương quốc của Thiên Chúa.

o0o

§3 - CHÚA LÀ ĐẤNG CHỮA LÀNH

Đức Giêsu là Đấng Chữa Lành. Ngài có "cách" chữa lành, được thấy trong
Phúc Âm. Mỗi việc chữa lành Đức Giêsu làm đều gắn liền với một bài học. Ngài
không chỉ chữa lành rồi bỏ đi. Ngài dùng từng cơ hội để dạy các môn đệ.
Khi tôi tiếp xúc với Đức Giêsu trong sự cầu nguyện, Ngài bắt đầu dạy tôi càng
ngày càng nhiều về sứ vụ chữa lành. Ngài giúp tôi trở nên dễ dàng hơn để Ngài làm
việc qua tôi.
Khi mới bắt đầu sứ vụ chữa lành, có nhiều điều tôi không hiểu. Một trong
những câu người ta thường hỏi tôi - và tôi cũng tự hỏi mình - là, "Nếu chị cầu
nguyện cho họ mà không khỏi, hoặc Chúa trả lời chị bằng cách Chúa cất họ về thì
sao? Sơ an ủi những người thân yêu của người chết như thế nào khi họ đã quá tin
tưởng và cầu xin để được khỏi bệnh?"
Chính qua kinh nghiệm sẽ được kể sau đây mà tôi học được ý nghĩa của sự
chữa lành. Ngày nay, tôi dùng định nghĩa này để trả lời khi người ta hỏi tôi sứ vụ
chữa lành là gì.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

o0o

Vâng Theo Ý Chúa

Vài năm trước đây, một người cha của đứa bé gái chín tuổi đến gặp tôi. Ông
ta thật tuyệt vọng. Đó là đứa con duy nhất của họ và đang chờ chết vì ung thư
xương. Ông nghe biết tôi là công cụ của Thiên Chúa để chữa bệnh cho những
người bị ung thư xương, nhất là trẻ em.
Trong sự tuyệt vọng, ông nói, "Tôi đã thử mọi cách nhưng cháu vẫn không
khỏi, ngay cả cầu xin Chúa Giêsu và Ngài cũng không chữa, bây giờ tùy ở sơ."
Tôi trả lời, "Nếu ông quên rằng tôi làm việc cho Chúa Giêsu vì tôi chỉ là một
công cụ của Ngài thì chắc ông sẽ thất vọng một lần nữa."
Tôi đến bệnh viện với ông, hy vọng rằng ít nhất tôi cũng có thể an ủi ông. Tại
bệnh viện, em bé gái đang nằm ở đó, đau đớn và chờ chết. Khi tôi quì gối và cầm
lấy tay em thì qua cánh tay nhỏ bé này tôi cảm thấy như em muốn nói với tôi, "Em
không cần khỏi bệnh, nhưng cha em muốn em lành bệnh. Em rất vui để ra đi."
Tôi quyết định phải nói chuyện với cha em, vì ông cố áp lực tôi để tôi phải nói
là con ông khỏi bệnh. Đó là điều ông muốn nghe. Nếu Sơ Briege nói như thế sẽ
khiến ông thấy sung sướng.
Khi quì bên giường em, tôi rất muốn để có thể nói rằng, "Em sẽ được khỏi như
ông muốn." Nhưng như vậy là tôi đã chiếm chỗ của Thiên Chúa. Tôi đã tự đặt mình
vào vị trí để tình cảm nói thay cho tôi. Tình cảm thì tốt, nhưng nó không thể đóng vai
trò tiếng nói của Thiên Chúa.
Tôi ra khỏi phòng bệnh và đến phòng đợi để nói chuyện với cha mẹ của em.
Tôi cầm lấy tay họ và nói, "Tôi rất muốn để nói với ông bà rằng em Mary sẽ khỏi
bệnh như ông bà mong muốn, nhưng tôi không biết em sẽ được chữa lành như thế
nào. Tôi biết chắc rằng Đức Giêsu sẽ không làm ông bà thất vọng vì Ngài yêu ông
bà và Ngài yêu em Mary hơn bất cứ ai. Ngài sẽ ban cho ông bà sự can đảm cần
thiết và Ngài sẽ chữa em Mary trong phương cách mà Ngài biết là tốt nhất."
Vào lúc tôi nói với họ những điều này, họ không thể chấp nhận được. Họ thật
bực mình. Khi tôi rời bệnh viện, tôi rất muốn chữa cho em khỏi bệnh, nhưng biết
rằng tôi không thể. Khi nhận thức rằng bạn không thể làm điều mà bạn muốn làm,
cho thấy bạn chỉ là một công cụ, và bạn không có quyền gì trên những việc Thiên
Chúa làm.
Người ta thường hành động như thể bạn có thể điều khiển Thiên Chúa làm
công việc bạn muốn Ngài làm. Nếu bạn tin đủ, hay xin những điều chính đáng hay
nếu bạn có lòng tin mạnh mẽ, thì Chúa sẽ phải làm theo ý bạn. Nhưng qua cảm
nghiệm này, Thiên Chúa dạy tôi rằng Ngài không muốn thay đổi để chiều chúng ta.
Trong tiến trình cầu nguyện và qua sự cầu nguyện chúng ta phải thay đổi để theo ý
Chúa.
Khi nhận thức được điều này, chúng ta sẽ có thể chấp nhận được những khó
khăn vì Thiên Chúa sẽ ban sức mạnh, ơn sủng, và hướng đi. Ngài cho chúng ta
thấy thánh ý của Ngài một cách rõ ràng hơn.
Khoảng ba ngày sau khi tôi rời bệnh viện, cha mẹ của em Mary điện thoại cho
tôi báo rằng em đã chết. Ngay lập tức, tôi nghĩ, "Mình phải đến thăm họ. Chắc họ
đau khổ lắm."
Tôi không thể nào quên được hình ảnh một em bé gái nằm trong quan tài tại
nhà quàn và cha mẹ đứng chung quanh. Người cha đến ôm lấy tôi và nói, "Tôi muốn
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

cám ơn sơ." Ông quay lại, giang tay về phía con gái ông, rồi nói, "Sơ biết, bây giờ
tôi ý thức được rằng chữa lành không có nghĩa được theo ý mình, nhưng được sức
mạnh và ơn sủng để xin vâng theo ý Chúa. Bây giờ tôi nhận thức được rằng cháu
Mary không phải là của tôi. Cháu được ban cho tôi để tôi nuôi nấng, yêu thương,
chăm sóc, nhưng cháu thuộc về Chúa - và tôi là ai để bắt Chúa phải làm điều này
điều nọ?"
"Nhưng," ông nói, "Tôi muốn kể cho sơ nghe rằng hai ngày trước đây tôi
không thể chấp nhận điều này được. Một giờ trước khi cháu chết, tôi cũng không
thể chấp nhận được. Bây giờ tôi hiểu rằng Thiên Chúa không ban cho chúng ta sức
mạnh để chúng ta đương đầu với một điều gì đó sẽ xảy ra hai tuần sau hay một
tháng sau. Ngài ban cho chúng ta sức mạnh vào lúc chúng ta cần. Tôi muốn cám ơn
sơ. Cháu Mary đã được chữa lành và được đem lên trời, nhưng tôi, là cha của cháu,
còn sống đây để nói lên sự mỹ miều của sức mạnh nơi Thiên Chúa và xác nhận
rằng Ngài đã nhận lời tôi cầu xin."
Điều ông nói là tất cả ý nghĩa của việc chữa lành. Chữa lành là xin vâng ý
Chúa. Là con cái Thiên Chúa, khi chúng ta có thể vâng lời Ngài, Ngài sẽ không để
chúng ta phải đau khổ bao giờ. Thiên Chúa không bao giờ làm bất cứ gì để chúng ta
đau khổ trong cuộc đời, bởi vì Ngài là Thiên Chúa của tình yêu. Chính vì chúng ta
cưỡng lại, chúng ta thoái thác và từ chối Ngài đã khiến chúng ta đau khổ.
Tôi thấy nhiệm vụ của tôi trong sứ vụ chữa lành là để giúp người ta thuộc mọi
thành phần xã hội xin vâng theo ý Chúa, cũng như tôi phải vâng lời Thiên Chúa
trong đời sống của chính tôi.
Hãy xem một vài câu chuyện trong Phúc Âm để thấy cách Đức Giêsu chữa
lành trong khi Ngài rao giảng dưới thế, và cách dân chúng phản ứng với Đức Giêsu
khi Ngài chữa họ. Sự suy tư này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách Ngài chữa lành
ngày nay. Ngài là Thiên Chúa hôm nay cũng như hôm qua, và chúng ta cũng không
khác với dân chúng sống trong thời Tân Ước.

o0o

Người Bất Toại

Đức Giêsu đang nói chuyện trong một căn nhà đầy người. Có quá nhiều
người, họ tràn ra cả ngoài sân. Họ đến để nghe Đức Giêsu, người nổi tiếng là bậc
thầy chữa bệnh.
Trong số đó, có mấy người có một người bạn bị bất toại. Dĩ nhiên, như bất cứ
người bạn tốt nào, khi nghe biết có người chữa được bệnh bất toại, họ quyết định
phải đem bạn mình đến với Đức Giêsu. Vì bệnh nhân không thể đi được, họ cáng
ông. Nếu bạn thật sự yêu quí ai, bạn phải đem họ đến với Đức Giêsu.
Khi họ đến đó, Phúc Âm kể cho chúng ta biết, vì có quá đông người nên họ
không thể vào trong được. Nhưng họ kiên trì. Họ leo lên mái nhà, dỡ vài miếng ngói
ra và đặt bạn mình xuống đất trước mặt Đức Giêsu.
Đức Giêsu thấy người này bất toại. Ngài có thể thấy đôi chân tê liệt kia chứ, vì
đó chính là lý do tại sao các bạn ông cáng ông đến. Họ không đem ông đến vì bất
cứ lý do nào khác hơn là muốn đôi chân tê liệt kia được lành lặn.
Nhưng khi Đức Giêsu nhìn ông, Ngài không chỉ nhìn đôi chân tê liệt. Ngài nhìn
vào điều quang trọng nhất. Cái bệnh bất toại lớn nhất chính là bệnh bất toại của linh
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

hồn, phát sinh bởi tội lỗi. Đức Giêsu nhìn đến linh hồn ông và nói, "Tội con đã được
tha."
Dân chúng bắt đầu xì xèo và nói, "Quyền gì mà ông này tha tội?" và "Ông là ai
mà nói như thế?"
Suy niệm đoạn Phúc Âm vừa kể, Thiên Chúa dạy tôi nhu cầu cần sắp xếp và
đặt ưu tiên trong đời sống chúng ta. Điều gì quan trọng hơn: lành lặn phần xác hay
lành lặn tinh thần?
Đối với chúng ta, thật quan trọng hơn nhiều để tìm kiếm sự chữa lành phần
hồn. Bạn biết đó, hàng triệu mỹ kim đã được dùng để nghiên cứu việc chữa trị bệnh
tật. Tuy nhiên, dường như chúng ta không có đủ nghị lực để tiêu trừ tội lỗi đã tạo
nên bệnh hoạn cho linh hồn.
Nhiều người đến với tôi để được chữa lành phần xác và họ không muốn lành
lặn tinh thần. Một lần có ông kia điện thoại cho tôi nói rằng chân ông rất đau. Tôi trả
lời, "Tôi sẽ cầu nguyện cho ông để ông được chữa lành phần xác cũng như phần
hồn."
Ông nói, "Ô, không, như thế đủ rồi. Đừng bận tâm đến việc lành lặn phần hồn.
Chỉ có cái chân tôi cần chữa lành thôi."
Tôi nói với ông, "Để lên thiên đàng ông không cần có chân, nhưng chắc chắn
là ông cần có một linh hồn lành mạnh."
Người ta thường không ý thức về sự lành lặn tinh thần. Điều này cho thấy sự
nguy hiểm cho những người thi hành sứ vụ chữa lành. Chúng ta có thể quá bận rộn
và quá phấn khởi với sự lành lặn phần xác mà đúng ra nó phải là dấu hiệu dẫn đến
sự lành lặn phần hồn và sự liên hệ mật thiết hơn với Đức Giêsu.
Một lần, khi tôi đang dạy học, có một người đàn ông đến lớp tôi. Ông nói với
tôi, "Sơ ơi, vợ tôi lúc nào cũng xúi tôi phải đến gặp Sơ Briege để xin sơ cầu nguyện
với tôi vì sơ có ơn chữa lành, và sơ có thể giúp tôi. Nhưng, Sơ Briege à, tôi không
tin ở sơ. Tôi nói với vợ tôi là, 'Tôi không thật sự tin rằng Sơ Briege có ơn chữa lành.
Tôi nghĩ sơ chỉ xạo thôi. Tôi không tin ở sơ chút nào.'"
Vợ ông ta nói, "Dù sao đi nữa cứ đi đi. Sơ ấy sẽ giúp anh."
Ông lập lại rằng ông không tin ở tôi.
Tôi nghĩ, ông này thật can đảm để nói lên một cách thành thật. Tôi nói với ông,
"Ông không phải tin vào tôi. Trong Phúc Âm đâu có viết là phải tin vào Sơ Briege
McKenna. Nhưng ông có tin vào Đức Giêsu không?"
Ông có vẻ kinh ngạc và nói, "Dĩ nhiên, tôi tin Đức Giêsu."
"Đó là tất cả những gì ông cần. Tôi có thể cầu nguyện với ông. Ông không
phải tin vào tôi, nhưng hãy tin rằng Đức Giêsu có thể chữa ông."
Rồi tôi hỏi ông, "Ông muốn được chữa lành cái gì?"
Ông ta trả lời, "Đó là một chuyện khác nữa. Tôi nói với vợ tôi rằng thật kỳ cục
để xin một nữ tu cầu nguyện dùm. Nhưng tôi phải làm việc ngoài trời và ở Florida
trời rất nóng để làm việc ở ngoài. Tôi rất muốn uống bia để cho mát người. Tôi thích
uống bia nhưng bị bệnh đau bao tử. Tôi muốn sơ cầu nguyện để tôi có thể uống một
hai loong bia cho bớt nóng."
Tôi nhớ là khi nghe ông nói thế, tôi thầm nghĩ, "Thật là một loại nhu cầu bệnh
hoạn! Nhưng đối với ông ta nó rất quan trọng."
Vì thế tôi cầu nguyện với ông và trong khi cầu nguyện bỗng dưng tôi thấy khôi
hài, tôi nghĩ, "Mình đã từng cầu xin cho nhiều người nghiện rượu được chừa rượu
mà bây giờ lại cầu nguyện cho ông này có thể uống rượu!"
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi thấy rằng, trong khi cầu nguyện, ông đã bị đánh động cách nào đó. Về
sau, tôi được biết từ bà vợ và từ chính ông rằng ông có vấn đề luân lý rất trầm
trọng, dù rằng ông không nói cho tôi biết điều đó. Nhu cầu thật sự ông cần cho đời
sống thì quan trọng hơn việc xin được uống bia.
Ông đã hoàn toàn trở lại với Chúa và được chữa lành phần tinh thần. Ông trở
nên một người rất tín thác vào Chúa. Cũng như Đức Giêsu đã làm cho người bất
toại, Ngài đã chữa ông này cả phần xác cũng như phần hồn.
Trong chính việc chữa lành của tôi, tôi đến với Chúa để tìm kiếm sự trợ giúp
phần tinh thần vì đó là điều tôi thật sự mong muốn. Chân tôi, giống như người bất
toại, đã bị biến dạng, nhưng chính linh hồn là điều mà tôi quan tâm nhất. Và Thiên
Chúa cũng đã dạy tôi một bài học thật hay. Bạn không phải tách biệt tinh thần với
thể xác.
Tôi không xin được chữa lành phần xác vì tôi nghĩ linh hồn quan trọng hơn
nhiều. Thiên Chúa cho thấy tôi có thể xin Ngài bất cứ gì. Tôi cũng học được rằng
nhiều bệnh hoạn của chúng ta có thể bắt nguồn từ sự bệnh hoạn tinh thần.

o0o

Người Đầy Tớ của Vị Bách Quản (Mt 8:5-13)

Một vị bách quản đến với Đức Giêsu để xin cho người đầy tớ được lành bệnh.
Đức Giêsu nói, "Được, tôi sẽ đến ngay." Ngay lúc đó, viên sĩ quan nói, "Ồ, không.
Thầy không phải đến. Tôi không xứng đáng để đón rước Thầy vào nhà tôi. Thầy chỉ
cần ra lệnh và tôi tin là đầy tớ tôi sẽ lành bệnh."
Tôi thấy có hai bài học ở đoạn này. Một là sự chữa lành từ xa. Đôi khi, người
ta tin rằng người chữa lành phải ở với bệnh nhân. Họ nói rằng, "Ồ, nếu Sơ Briege
đến đây, nếu sơ ấy đặt tay trên người này thì sẽ được lành bệnh." Người ta có thể
khiến bạn cảm thấy có lỗi khi bạn không thể đến khắp nơi và không thể cầu nguyện
với tất cả mọi người.
Trong câu chuyện vừa kể, viên sĩ quan tin rằng tất cả những gì ông cần làm là
xin Đức Giêsu, và Đức Giêsu không bị giới hạn.
Thật vậy, Đức Giêsu không bị ràng buộc ở một nơi. Thiên Chúa ở khắp mọi
nơi và nếu tôi tin Đức Giêsu là Thiên Chúa, thì tôi phải tin rằng sức mạnh của Ngài
không bị hạn chế và không có khoảng cách đối với Ngài.
Điều này đã giúp tôi rất nhiều trong sứ vụ chữa lành. Tôi không phải chạy lòng
vòng khắp nơi và đến mọi chỗ có người bệnh. Bằng điện thoại, tôi cầu nguyện với
người ta từ đầu thế giới này đến tận thế giới. Tôi không ở với họ, nhưng tôi có thể
kết hợp với họ và làm đúng như những gì vị bách quản đã làm với Đức Giêsu.
Chúng ta có thể đến trước mặt Chúa bằng tinh thần và sự chữa lành có thể xảy ra.
Vài năm trước, ở Mễ Tây Cơ, tôi đến bệnh viện để cầu nguyện với một linh
mục bị ung thư. Linh mục đã quá yếu, tôi chỉ đọc lời nguyện ngắn và rời bệnh viện.
Ngày sau đó, khi tôi đang giúp đỡ một nhóm đông các linh mục, một bà đi vào
và nói với chúng tôi. Bà nói, "Tôi vừa nhận được điện thoại ở nhà thương nói rằng
cha đó sắp chết."
Khi bà ấy cho biết tin, ngay lập tức tôi yêu cầu các linh mục cùng nắm tay cầu
nguyện. Tôi không nghĩ điều tôi làm là khác thường. Tôi nghĩ thật tự nhiên là chúng
ta phải cầu nguyện.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Sáng ngày hôm sau, đoạn Phúc Âm trong ngày là câu chuyện chữa lành của
người đầy tớ vị bách quản. Vị linh mục đọc đoạn phúc âm ấy kể cho chúng tôi nghe
những gì xảy ra hôm qua khi nghe tin vị linh mục sắp chết. Ngài nói, "Khi bà ấy vào
và nói cha đó sắp chết. Tôi nghĩ là Sơ Briege sẽ phải đến nhà thương để giúp ngài."
Vị linh mục cho biết ngay lúc đó, có tiếng bên trong lòng nói với ngài, "Thầy
không cần Sơ Briege ở nhà thương, nhưng điều Thầy cần nơi con và nơi Sơ Briege
là tin vào quyền năng của Thầy."
Linh mục ấy nói bây giờ ngài hiểu rằng không được giới hạn Đức Giêsu trong
Sơ Briege, vì Sơ Briege chỉ là một công cụ. Điều Chúa muốn tôi làm trong lúc đó là
chia sẻ với những linh mục ấy. Chỉ vì tôi bị giới hạn thân xác trong một nơi chốn,
không có nghĩa tôi cũng phải giới hạn Thiên Chúa.
Một năm sau, tôi nhận được điện thoại từ một linh mục nói rằng, "Sơ Briege
ơi, tôi vừa mới đọc một chứng thư thật hay trong tờ báo của Mễ về vị linh mục mà
sơ đã cầu nguyện, ngài đã khỏi bệnh hoàn toàn và đã dạy học trở lại."
Ngài đọc bài báo cho tôi nghe, và khi ngài đọc, dường như tôi nghe Thiên
Chúa nói, "Hãy nhớ lấy. Vì con tin và vì con tín thác, linh mục này đã được khỏi." Và
điều đó giống như làm sống lại câu chuyện của người đầy tớ vị bách quản.
Một lần khác, trong một công tác chữa lành ở Scotland, tôi nói với người ta
như tôi thường làm: "Không cần thiết để tôi cầu nguyện cho từng người. Tất cả mọi
người chúng ta ở đây đều tin rằng Đức Giêsu sống trong chúng ta. Tất cả chúng ta
được mời gọi trở nên máng chuyển tình yêu. Và chính tình yêu của Thiên Chúa ban
cho chúng ta sẽ chữa lành chúng ta."
Trong một nghi thức chữa lành tôi mời mọi người hãy cầu nguyện cho những
người thân yêu của họ không hiện diện ở đây. "Hãy xin Đức Giêsu đến với họ và
chạm đến họ, cũng như người bách quản xin Đức Giêsu chạm đến người đầy tớ."
Một trong những bà có mặt hôm đó có người em gái ở Ái Nhĩ Lan mà người
này ngày hôm sau phải vào bệnh viện để cắt bỏ bướu ung thư. Người đàn bà này,
trong buổi cầu nguyện chữa lành ở Tô Cách Lan, đã cầu nguyện cho em mình ở Ái
Nhĩ Lan. Cùng lúc đó ở Ái Nhĩ Lan, Thiên Chúa bắt đầu chữa lành người em bị ung
thư. Ba tuần sau, ở Ái Nhĩ Lan, tôi gặp bà này. Bà nói rằng bà không biết là chị mình
ở Tô Cách Lan đã cầu nguyện cho bà, nhưng khi bà vào bệnh viện, cái bướu đã tan
biến. Bà đã được chữa lành.
Điều này một lần nữa xác nhận rằng Thiên Chúa có thể chữa lành từ xa, và
chúng ta không được giới hạn Ngài.
Một câu chuyện khác cũng ở đoạn Phúc Âm của Mát-thêu chương 8: sức
mạnh của sự cầu bầu.
Viên bách quản này làm gì? Ông đến trước mặt Chúa Giêsu và ngỏ lời thỉnh
cầu thay cho người đầy tớ của ông. Ông xin Đức Giêsu chữa lành cho hắn. Đây là
một thí dụ thật hay về việc chúng ta cần phải tin khi cầu nguyện.
Bà dì Lizzie của tôi từng là nguồn cảm hứng dồi dào và là nguồn vui lớn trong
đời tôi. Dì kể cho tôi nghe câu chuyện này: một bà đến nhà dì ở Ái Nhĩ Lan để gặp
tôi. Tôi không có ở nhà, bởi thế dì Lizzie quyết định rằng chính dì sẽ giảng dạy
người này.
Người đàn bà hỏi dì Lizzie, "Chị nữ tu có nhà không?"
Dì tôi trả lời, "Sơ ấy không có ở đây, nhưng bà không cần phải gặp sơ ấy. Bà
chỉ cần viết ý chỉ của bà và sơ sẽ cầu xin cùng Đức Giêsu cho bà."
Bà ấy nói, "Được, đưa tôi một cuốn sách."
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Bà bắt đầu viết. Có hai chiếc xe buýt đầy người đậu ở ngoài mà bà này đã
đem họ đến từ phía bên kia Ái Nhĩ Lan. Bà đứng đó khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ
để viết xuống những điều họ xin qua cửa xe.
"Paddy, bà đau ở đâu? Mary, cô bị cái gì?"
Dì Lizzie mệt mỏi khi đứng ở đó, nên dì nói với bà này, "Bà biết không, chính
bà phải nói với Chúa. Chính bà phải xin Đức Giêsu, và cầu xin cho họ."
Người đàn bà nhìn dì Lizzie và nói, "Cầu xin? Nói với Chúa? Tôi đã từng nói
với Chúa hơn bốn mươi năm và Ngài chưa bao giờ nghe tôi!"
Dì Lizzie trả lời, "Chắc có thể bà nói với Chúa không đúng cách."
Bà này nói, "Tôi chỉ biết có một cách thôi. Bà biết cách nào khác không?"
Về sau, dì Lizzie nói với tôi rằng, "Chính cháu phải dạy cho họ chứ dì không
biết trả lời sao cho những câu hỏi như vậy!"
Nhưng có đúng là nhiều người đã cầu xin Chúa hơn bốn mươi năm mà Ngài
không nghe họ không? Thật sự họ đã không lắng nghe Ngài.
Đức Giêsu có trả lời chúng ta, nhưng nhiều khi không ngay tức khắc. Lời thỉnh
cầu thay cho người khác thường không được nhận lời ngay. Một câu chuyện khác
cho thấy sự quan trọng của việc thỉnh cầu cho người khác và chúng ta phải kiên trì
cầu nguyện thế nào.
Cách đây không lâu, khi tôi tĩnh tâm cho các đôi vợ chồng, một ông đến với
tôi. Ông thật tuyệt vọng vì hôn nhân của ông đang gặp khó khăn. Vợ chồng ông
vướng bận nhiều chuyện riêng và không còn liên hệ với nhau cách tốt đẹp. Và tình
trạng càng phức tạp hơn khi ông có chứng cớ rằng vợ ông đã ngoại tình. Ông đã
đến với một cố vấn hôn nhân và người này đã nói với ông ta là hãy cho bà vợ một
quyết định tối hậu và nếu điều đó không thay đổi, thì hãy ly dị.
Ông ta nói điều này khiến ông đau khổ vì ông không thể chấp nhận việc ly dị
như một giải pháp. Ông không biết làm gì khác.
Tôi đưa ông vào nhà thờ quì trước nhà tạm. Thiên Chúa ban cho tôi những gì
phải nói với ông: tình trạng có thể xấu hơn, nhưng cũng có thể tốt hơn. Đây là một
lời khuyên thật khó cho tôi để nói với người đàn ông đáng thương này.
Tôi nói với ông rằng đây có thể là một thử thách đức tin của ông, đôi khi chúng
ta phải kiên trì cầu nguyện khi cầu xin thay cho người khác. Tôi giải thích rằng khi
chúng ta cầu xin cho người khác, Thiên Chúa cũng có thể làm việc trong đời sống
chúng ta, và chúng ta có thể tin rằng phép lạ sẽ xảy ra. Tôi nói rằng việc đức tin gia
tăng là một trong những lợi ích của sự kiên trì cầu nguyện.
Sau đó, ông phải đi xa và điện thoại xin tôi cầu nguyện với ông. Tất cả những
gì tôi có thể làm là nói với ông, "Hãy cầu nguyện và đừng bỏ cuộc."
Ông nói với tôi, "Tôi yêu vợ tôi." Ông cảm thấy sâu trong tâm hồn rằng Thiên
Chúa không muốn ông từ biệt vợ ông, vì hôn nhân đã được Giáo Hội chúc phúc, vì
đó là một bí tích. Nhưng, cùng lúc, mọi người cố vấn đều khuyên ông phải bỏ vợ.
Mỗi lần ông nói chuyện với tôi, tôi đều khuyến khích ông đừng bỏ cuộc. Tôi
nhắc ông rằng Đức Giêsu đã nói không có gì là không thể được cho những ai tin
vào Ngài.
Tôi an ủi ông, "Thật khó để xác quyết tình yêu của mình với một người liên tục
khước từ mình, nhưng ông hãy xác quyết tình yêu của ông với Đức Giêsu. Ngay cả
bây giờ, Ngài luôn yêu thương chúng ta và chúng ta luôn luôn khước từ Ngài,
nhưng Ngài không ngừng yêu chúng ta. Ông muốn cố gắng hàn gắn hôn nhân mà
ông không thể làm được, nhưng ông có thể xin Đức Giêsu ban cho ông sức mạnh
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

siêu nhiên. Điều này không làm tan biến sự đau khổ vì bị khước từ, nhưng ông sẽ
có sức mạnh để chịu đựng."
Một ngày kia ông điện thoại cho tôi và nói, "Sơ Briege ơi, tôi muốn cám ơn sơ.
Thiên Chúa đã nhận lời tôi cầu xin."
Rồi ông kể cho tôi nghe một cảm nghiệm tinh thần tuyệt diệu mà vợ chồng
ông đã được. Một tối kia, hai người cảm thấy sự biến đổi của Thiên Chúa hiện diện
khi họ chuẩn bị đi ngủ.
Ông đã không ngủ với vợ ông trong một thời gian vì sự bất trung của vợ ông
là một bức tường ám ảnh khiến ông không thể yêu thương như trước. Nhưng khi họ
đi ngủ đêm đó, Thiên Chúa đã ban cho họ tình yêu của Ngài và trong con người họ,
Ngài đã tái tạo cái tình vêu mà họ có lúc đầu tiên của hôn nhân. Ngài đã biến đổi họ.
Ngài không chỉ làm mới lại hôn nhân của họ, nhưng Ngài còn cho họ mọi ơn sủng
của Chúa Thánh Thần.
Ông ta muốn đến thăm tôi. Tình cờ tôi cũng ở trong thành phố nơi ông sinh
sống nên tôi mời ông đến. Khi thấy tôi, ông nói, "Sơ Briege ơi, tôi hy vọng điều này
không chạm tự ái sơ, nhưng sơ thật là dấu chỉ đường đến với Đức Giêsu. Nhiều
ngày khi đi làm, tôi cảm thấy như đến tòa ly dị khi nghĩ rằng, 'Tại sao tôi phải sống
như thế này?' Nhưng mỗi lần nói chuyện với sơ, sơ đều xoay tôi về với Đức Giêsu.
Sơ đã không đem tôi đến, nhưng chắc chắn là sơ đã cho tôi biết những gì Đức
Giêsu có thể làm. Hôm nay tôi cám ơn sơ vì đó là ý nghĩa của những dấu chỉ đường
- nó không đưa tới nơi mình muốn, nhưng nó chỉ dẫn hướng mình phải đi.
"Tôi học được hai bài học từ việc này," ông ta nói. "Thứ nhất, tôi không thể coi
thường hôn nhân của tôi. Tôi yêu vợ tôi, nhưng tôi chưa bao giờ thật sự nói điều đó
với vợ tôi. Thứ hai, không bao giờ coi thường giá trị sức mạnh của việc cầu nguyện
và sức mạnh siêu nhiên đổ xuống qua sự cầu nguyện."

o0o

Chữa Lành Từ Từ

Có nhiều người nghĩ rằng lời cầu nguyện của họ không được đáp trả nếu họ
không được lành bệnh ngay lập tức như một phép lạ. Tôi học được rằng Thiên
Chúa chữa lành trong nhiều cách - và với lý do riêng của Ngài. Ngài thường chữa
lành qua một thời gian dài. Tôi gọi là "Chữa lành từ từ." Tôi đã từng thấy những thí
dụ phấn khởi của loại chữa lành này. Phúc Âm có đề cập đến loại chữa lành này
trong hai đoạn - Mác-cô 8:22-26 và Luca 17:12-19.
Trong Mác-cô đoạn 8 chúng ta có câu chuyện của người mù xin Đức Giêsu
chạm đến ông. Đức Giêsu đưa ông ra ngoài làng, bôi nước bọt lên mắt ông và đặt
tay lên đó. Rồi Đức Giêsu hỏi: "Con có thấy không?"
Ông trả lời, "Có, con có thể trông thấy người ta nhưng họ giống như những
khúc cây biết đi."
Đức Giêsu đặt tay lên mắt ông lần thứ hai và ông ta có thể thấy được rõ ràng.
Khi đọc đoạn này, tôi tự nhủ, "Đức Giêsu là Thiên Chúa. Ngài không phải
chữa họ đến hai lần. Ngài có thể chữa lành ngay lần đầu." Điều thức tỉnh tôi là khi
sự chữa lành chưa hoàn tất, từ lúc chúng ta bắt đầu cầu nguyện, thì việc chữa lành
bắt đầu xảy ra dần dần. Có thể rằng, trong một thời gian, người mù ấy đã trông thấy
mọi người như những khúc cây biết đi, và rồi ông đến với Đức Giêsu để được Ngài
chữa lần thứ hai và được hoàn toàn lành lặn.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tại sao Chúa không chữa lành cho ông ngay lần đầu? Đức Giêsu không nói
tại sao, nhưng có thể rằng qua việc chữa lành từ từ, ông ta được đưa lại gần Chúa
hơn là nếu ông được chữa lành ngay lập tức. Sau khi ông ta được lành lặn hoàn
toàn, Phúc Âm viết, "Ông thấy mọi sự rõ ràng." Có thể điều đó có nghĩa là ông thấy
Đức Giêsu rõ ràng, qua con mắt linh hồn đã được đổi mới?
Trong một cuộc họp ở Hoa Kỳ, một đôi vợ chồng đến với tôi với đứa con trai
nhỏ. Em David có một bướu độc trong não và bác sĩ nói em chỉ còn sống được bảy
tháng. Vợ chồng này còn năm hay sáu đứa con khác và cả gia đình thật đau khổ khi
biết sẽ phải xa em David.
Khi tôi cầu nguyện với họ, tôi nhận ra rằng họ đặt mọi hy vọng vào tôi: "Chỉ khi
nào Sơ Briege cầu nguyện với chúng tôi, thì mọi sự sẽ được nhận lời và David sẽ
lành bệnh."
Có nhiều câu chuyện trong Phúc Âm cho thấy những người đến với Đức
Giêsu để cầu xin cho chính họ hay gia đình, con cái họ. Tôi kể cho họ nghe một vài
câu chuyện này.
Tôi nói, "Tôi có thể cầu nguyện, nhưng em David là con quí vị. Thiên Chúa
dùng quí vị là đôi vợ chồng để cộng tác với Ngài trong việc đưa em David vào đời.
Bây giờ quí vị hãy về nhà và hãy cầu xin với Đức Giêsu mỗi đêm để em được khỏi
bệnh."
Người cha nói với tôi, "Có lẽ Đức Giêsu không muốn chữa cháu, hay có lẽ đó
không phải là ý Ngài."
Thắc mắc chung chung này khiến nhiều người nghĩ rằng họ không thể xin
được chữa lành. Có hai điều tôi nhận xét về việc này. Thứ nhất, ý Chúa luôn luôn
xảy đến để giúp chúng ta vượt qua, nhưng nếu là ý Chúa, chúng ta sẽ có một cảm
nhận bình an lớn lao và một sức mạnh lớn lao để chấp nhận ý Ngài. Một vài người
nói, "Đó không phải ý Chúa" như để trốn trách nhiệm, vì họ không thật sự tin rằng
Thiên Chúa có thể ban cho họ những điều đó.
Thứ hai, họ sợ nếu việc chữa lành không xảy ra thì sao: "Tôi thất bại thì sao?"
Dĩ nhiên họ không thất bại, nhưng nghĩ như vậy là vì hiểu lầm về ảnh hưởng của
đức tin đối với việc chữa lành.
Tôi nói với cha mẹ của em David: "Hãy tạm quên ý Chúa. Nếu Đức Giêsu
đứng ngay trước mặt quí vị đây, quí vị sẽ xin Ngài điều gì cho David?"
Người mẹ nói, "Ồ, tôi sẽ xin Ngài chữa David khỏi bệnh vì tôi thương cháu."
Tôi nói, "Vậy, hãy cầu xin Đức Giêsu chữa cho em và hãy cầu xin hàng ngày.
Nhưng đừng cho ý mình là ý Chúa. Đã biết bao phép lạ xảy ra. Hãy nói với Ngài
những gì ông bà cảm thấy và nói với Ngài rằng ông bà thương cháu David và xin
Ngài làm ơn chữa cháu khỏi bệnh."
Nhiều người nói với Đức Giêsu một đàng nhưng lại nghĩ một nẻo khác. Họ
nghĩ là phải nịnh Đức Giêsu để Ngài cảm thấy khoái chí với những lời lẽ tốt đẹp.
Bạn không phải nịnh Đức Giêsu. Dù sao đi nữa Ngài đã biết những gì bạn nghĩ.
Điều Đức Giêsu muốn nơi mỗi người chúng ta là hãy liên hệ với Ngài như liên
hệ với một người sống, như Đức Giêsu là người hay thương xót chúng ta và biết
chúng ta đau khổ.
Đức Giêsu biết tình cảm của chúng ta. Ngài hiểu tình yêu của cha mẹ dành
cho con cái. Ngài biết đó là điều bất thường khi cha mẹ cầu xin rằng, "Lạy Chúa,
Chúa hãy đem con của con đi, vì nó là của Chúa." Ngài sẽ cho các cha mẹ sức
mạnh để nói câu đó khi cần, và họ không thể tuyệt vọng ngừng cầu xin Chúa chữa
lành cho con cái họ. Bài học về cầu nguyện nói với chúng ta rằng hãy liên tục gõ
cửa, hãy kiên trì.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi nói với cha mẹ này hãy về nhà và cầu nguyện hàng đêm với David, hãy tụ
họp con cái lại để cầu nguyện. Trong số những đứa con của ông, có đứa trong tuổi
đang lớn.
Người cha nói với tôi, "Sơ ơi, chúng tôi không thuộc kinh nhiều."
Tôi nói với họ, "Chỉ cần nói chuyện với Đức Giêsu, ngay cả khi đọc một kinh
Lạy Cha và kinh Kính Mừng một cách chậm rãi. Hãy nói các con ông xin Chúa chữa
cho David và nói với Chúa rằng chúng con yêu Chúa lắm. Khi ông cầu nguyện, hãy
đặt tay lên đầu cháu."
Tôi giải thích cho họ rằng người cha, là trưởng gia đình có sức mạnh thật sự
để chúc lành cho con cái và phải cầu nguyện với chúng. Vợ ông, là mẹ của chúng,
cũng phải cầu nguyện với các con.
Khoảng hai năm sau, tôi gặp lại người cha này mà tôi đã không liên lạc với
ông ta từ ngày đó.
Ông nói với tôi, "Sơ ơi, tôi có một chuyện rất hay để kể cho sơ nghe." Ông cho
tôi biết rằng sau khi về nhà hôm đó, họ đã dành thời giờ mỗi đêm sau bữa ăn để cầu
nguyện cho em David. Không ai được rời nhà cho đến khi họ quây quần quanh em
David để cầu nguyện.
Vợ chồng ông bảo các con cầu xin Đức Giêsu chữa lành cho David. Lúc đó họ
mới thấy rằng trẻ con không có trở ngại gì khi cầu xin với Đức Giêsu.
Nhiều tháng trôi qua, cái bướu của em David tiếp tục lớn. Người cha bắt đầu
nản chí. Ông nói, "Cầu nguyện không hiệu nghiệm." Ông trông đợi một điều gì đó
xảy ra ngay tức thì. Nhưng vợ ông kiên trì hơn. Bà nói, "Đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục.
Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện."
Bỗng dưng, họ nhận ra rằng bảy tháng trôi qua và David vẫn còn sống. Cái
bướu vẫn lớn dần nhưng David không bị mù. Họ nhận ra là họ chỉ chú ý đến một
điều thôi - đó là sự tăng trưởng của cái bướu.
Sau khoảng mười sáu tháng, cái bướu từ từ nhỏ lại. Khi họ tiếp tục cầu
nguyện với David, họ thấy cái bướu teo dần cho đến khi mất hẳn và bác sĩ cũng
theo dõi với họ.
Người cha nói với tôi, "Sơ Briege ơi, bây giờ tôi sẽ kể cho sơ nghe những gì
xảy ra nhờ việc David được chữa lành. Khi cháu được khỏi bệnh, bác sĩ nói, 'Bất cứ
những gì ông bà đang làm, hãy tiếp tục làm vì nó hiệu nghiệm. Ông bà đang làm
một việc rất tốt.'
"Và rồi tôi nhận ra rằng trong hai năm đó con cái chúng tôi thay đổi. Nếu việc
chữa lành xảy ra ngay lập tức thì những đứa con khác của tôi sẽ không thay đổi gì
cả."
Ông nói ngay cả khi David đã lành bệnh, những đứa con ở tuổi thiếu niên của
ông không bao giờ rời nhà sau bữa ăn tối cho đến khi cả nhà cầu nguyện xong. Cầu
nguyện đã trở thành một phần của đời sống họ và họ cảm thấy thoải mái khi cầu
nguyện chung trong gia đình.
Đây là một thí dụ rất hay về sự chữa lành từ từ. Có thể chúng ta không nhận
được ngay lập tức những gì chúng ta xin, nhưng Thiên Chúa chữa lành chúng ta
trong thời gian của Ngài, vì có nhiều điều trong đời sống chúng ta mà Ngài cần
chỉnh đốn lại.
Khi chúng ta cầu nguyện, Thiên Chúa không thay đổi. Sự cầu nguyện thay đổi
chúng ta, cũng như sự cầu nguyện đã thay đổi cả gia đình đó từ một gia đình rời rạc
đến một gia đình yêu thương Chúa và yêu thương nhau.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Trong Luca đoạn 17, câu 12 đến 19 , bạn thấy có mười người phong cùi được
Đức Giêsu chữa lành. Phúc Âm nói rất rõ, "trên đường đi họ được chữa lành."
Chúng ta không rõ thời gian bao lâu "trên đường đi," nó có thể hàng tuần hay hàng
tháng. Dù sao thì việc chữa lành không xảy ra tức thì. Họ từ giã Đức Giêsu và ít lâu
sau khám phá ra rằng họ đã được chữa lành. Nhưng chỉ có một người vượt qua
được thời gian và không gian giữa việc làm của Đức Giêsu và sự lành lặn; và chỉ có
người ấy nhớ trở lại cám ơn Đức Giêsu. Những người khác thì quên.
Có đúng là nhiều khi chúng ta cầu xin điều gì đó và khi được rồi, chúng ta chỉ
biết nhận chứ không biết nói ngay cả một câu cám ơn? Chúng ta quên rằng Thiên
Chúa đã nhận lời chúng ta nhưng vì Ngài không trả lời ngay lập tức.
Chúng ta sống trong thời đại của trà uống liền, cà phê uống liền, hình ảnh lấy
liền; dường như mọi thứ đều sẵn sàng. Và chúng ta đối xử với Chúa cũng như vậy.
Chúng ta nghĩ rằng nếu Chúa không ban cho chúng ta ngay lập tức, thì điều đó có
nghĩa là Ngài không ban cho chúng ta điều gì hết.
Có những người nói rằng nếu bạn cầu xin khỏi bệnh, bạn phải tuyên bố là đã
khỏi ngay lúc đó. Thí dụ tôi cầu xin cho ai đó bị đau đầu: một số người tin rằng, để
cái đau biến mất, họ phải nói là hết đau rồi. Đây là cách vinh danh sự nói láo. Nếu
bạn còn nhức đầu, có nghĩa là bạn chưa được khỏi.
Có những trường hợp, như trường hợp của tôi, Thiên Chúa chữa lành ngay
lập tức.Thiên Chúa có lý do của Ngài khi chữa lành người này ngay tức khắc và
người kia từ từ sau một thời gian.
Tôi giải thích điều đó như thế này: tôi tin là có hai cách chữa lành. Đối với tôi
phép lạ là điều gì đó xảy ra ngay lập tức, và chữa lành là điều gì đó có thể xảy ra từ
từ, và có thể qua thuốc men, giải phẫu, và qua sự liên tục cầu nguyện.
Một lần kia trong khi tổ chức tĩnh tâm với Cha Kevin Scallon ở Úc, tôi gặp một
nữ tu bị liệt vì bệnh sốt tê liệt. Sơ phải mang nạng ở chân và niềng ở lưng. Sau khi
Cha Kevin xức dầu cho sơ, sơ ngồi tám tiếng đồng hồ trong nhà nguyện. Trong toàn
thời gian đó, sơ ngồi yên trong một tư thế, và toàn thân sơ bắt đầu rung lên. Tôi biết
chắc là sơ bắt đầu nhận được tiến trình chữa lành. Tôi đến bên sơ và nói, "Sơ ơi,
Chúa đang chữa cho sơ."
Về sau một tờ báo cho biết, trong bốn tháng, mỗi ngày khi sơ nghỉ ngơi là toàn
thân sơ lại bắt đầu rung lên. Bác sĩ giải thích rằng những bắp thịt và tế bào đã chết
vì bệnh sốt tê liệt nay bắt đầu sống lại. Ông cho biết là sơ đang được chữa khỏi.
Những cái nạng và niềng đã được gỡ ra.
Việc chữa lành không xảy ra ngay cái ngày sơ được xức dầu. Nó bắt đầu từ
ngày đó và tiếp tục. Lần sau cùng khi tôi biết tin thì việc chữa lành vẫn còn đang tiếp
diễn. Bác sĩ giải thích rằng cơ thể sơ đang được tái tạo dưới sức mạnh của Thiên
Chúa.
Một số người thấy khó để tin ở phép lạ hay sự chữa lành. Họ thường nói, "Chỉ
khi nào tôi thấy phép lạ thì tôi mới tin."
Trong một lần tổ chức tĩnh tâm ở Nhật, một linh mục Ái Nhĩ Lan nói với tôi,
"Sơ Briege ơi, thật dễ cho tôi tin nếu tôi thấy được một phép lạ."
Tôi nói với ngài, "Cha ơi, Thiên Chúa dùng cha mỗi buổi sáng để làm phép lạ."

Ngài nói, "Tôi biết về Thánh Lễ, nhưng sơ biết tôi muốn nói gì, nếu tôi thấy
được một người bị mù hay bị liệt chân mà được khỏi thì dễ cho tôi tin hơn."
Tôi trả lời, "Cha nghĩ thật như vậy sao? Con đã từng thấy bao nhiêu người
được khỏi bệnh, nhưng điều đó cũng không giúp con gì hơn. Con vẫn phải tiếp tục
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

cầu nguyện và nhiều lần con nghĩ rằng, 'Ồ, người đó bệnh nặng quá' và nghi ngờ
không biết họ có thể khỏi bệnh không."
Cha nói, "Ô, tôi thì khác. Tôi nghĩ là nếu tôi thấy được chỉ một phép lạ thôi, tôi
sẽ tin ngay."
Khoảng ba ngày sau, Cha Frank Sullivan gặp gỡ với mười hai linh mục dòng
Tên trong căn phòng mà tôi thường dùng để chữa bệnh. Tôi đến đó, và khi thấy tôi
họ reo lên, "A Sơ Briege, hãy đến cầu nguyện với chúng tôi."
Tôi cầu nguyện với tất cả mọi người. Trong những cha dòng Tên có một linh
mục già người Pháp mà một chân bị hư thối vì nghẽn động mạch máu. Bác sĩ nói
rằng chân ngài phải bị cưa. Ngài xin bác sĩ để ngài đi tĩnh tâm rồi sau đó sẽ cưa.
Cha Frank yêu cầu chúng tôi tụ họp lại để cầu nguyện xin chữa lành.
Sáng hôm sau, khi chúng tôi chuẩn bị đi ăn sáng, vị linh mục người Pháp đó
đến bên tôi khua tay và làm đủ mọi dấu hiệu với tôi, ngài chỉ lên trời rồi chỉ vào tim
ngài, và cứ như thế. Tôi không biết tiếng Pháp hay tiếng Nhật; tôi trố mắt nhìn ngài.
Tôi nghĩ trong đầu, "Chắc cha này bị đau tim hay sắp điên." Bởi thế, tôi bỏ đi.
Tôi vào phòng ăn điểm tâm và chính linh mục này lại chạy theo vào với ống
quần xắn lên cao. Ngài cho mọi người thấy chân ngài đã hoàn toàn lành lặn.
Cách chỗ tôi ngồi khoảng ba ghế là vị linh mục Ái Nhĩ Lan. Tôi nhìn về phía
ngài và nói: "Này cha, đó là phép lạ mà cha nói đến hôm trước."
Linh mục Ái Nhĩ Lan nhìn cha kia, và nhìn tôi rồi nói, "Lạy Chúa, thật là khó tin!
Chân cha ấy có bị nghẽn mạch máu thật không?"
Rồi tôi nói với ngài, "Cha thấy không, phép lạ không giúp mình tin hơn."
Điều luân lý của câu chuyện này tôi nghĩ là, người có đức tin thì không cần
phải xem thấy mới tin.

o0o

§4 - SỨC MẠNH CHỮA LÀNH CỦA THÁNH THỂ

Trong Phúc Âm theo Thánh Luca 8:40-48, chúng ta thấy một bà nhỏ nhắn
trong đám đông tìm kiếm Đức Giêsu với hy vọng tràn trề. Đã bao năm, bà khao khát
được chữa lành. Không ai có thể chữa bà khỏi bệnh. Bà nghe về Đức Giêsu. Bà tin
và tự nhủ, "Chỉ cần chạm đến Đức Giêsu, mình sẽ được khỏi."
Người đàn bà nhỏ bé này chen vào giữa đám đông và bà tiến đến chạm vào
Đức Giêsu. Theo Phúc Âm, cũng có nhiều người chạm đến Đức Giêsu, ai ai cũng
muốn thấy Ngài, sờ vào Ngài. Nhưng người đàn bà bé nhỏ này chỉ có một điều
trong đầu. Bà tin rằng nếu chạm đến Ngài, bà sẽ khỏi bệnh.
Bà đã chạm đến Ngài, và trong Phúc Âm cho biết, Đức Giêsu quay lại và hỏi,
"Ai đã chạm đến Thầy?"
Các tông đồ hỏi, "Thầy nói gì? Mọi người đều xô lấn đến Thầy!" Nhưng Đức
Giêsu biết có ai đó không chỉ chạm đến người Ngài. Ai đó với một tâm tình chờ đợi,
với một điều kiện mà tất cả chúng ta phải có khi đến với Đức Giêsu - đó là đức tin
trông cậy.
Rồi Đức Giêsu nhìn vào một bà đang tiến ra khỏi đám đông, và nói, "Vì đức tin
của con, con đã được khỏi."
Nhiều người, khi đọc đoạn Phúc Âm này, phát biểu những câu như, "Phải chi
tôi được chạm đến Đức Giêsu! Được gặp Đức Giêsu thì tuyệt diệu là chừng nào!"
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Hoặc, "Phải chi được sống ở thời đại của Đức Giêsu! Phải chi có thể đến với Ngài!
Tôi sẽ chạm vào Ngài, như cái bà kia!"
Người Công Giáo chúng ta thường quên rằng chúng ta có nhiều khả năng
hơn là chỉ chạm đến Đức Giêsu. Là người Công Giáo chúng ta tin rằng chúng ta thật
sự lãnh nhận Đức Giêsu. Chúng ta đưa bàn tay ra và chúng ta nhận Mình và Máu
của Đức Giêsu.
Thiên Chúa hiện diện, qua lời truyền phép của linh mục và bánh và rượu trở
nên Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu. Rồi, khi Chúa mời gọi chúng ta "cầm lấy và
ăn," chúng ta nhận Mình Thánh và Thiên Chúa làm chủ chúng ta.
Chúng ta thường dùng chữ "sở hữu chủ" cho những gì xấu xa, nhưng là Kitô
hữu chúng ta phải tự thấy mình như những trẻ nhỏ mà Thiên Chúa làm chủ với tình
yêu cao vời của Ngài.
Khi tôi nhìn lại lúc còn trẻ ở Ái Nhĩ Lan, có lẽ tôi phải quí trọng Thánh Thể hơn
nữa. Người Ái Nhĩ Lan, qua bao thế kỷ, đã phải trả một giá rất đắt cho đức tin Công
Giáo. Ở Ái Nhĩ Lan, có nhiều điều nhắc nhở đến việc cha ông chúng tôi phải chịu
đau khổ để gìn giữ Mình Thánh và truyền lại cho chúng tôi. Ái Nhĩ Lan nổi tiếng với
những "đá thánh lễ." Trong thời gian bách hại, các linh mục không được phép cử
hành thánh lễ. Họ treo giá đầu của các linh mục.
Các linh mục phải đi lên núi một cách bí mật, đôi khi dâng thánh lễ trong lúc
nửa đêm. Họ thường chọn một tảng đá bằng phẳng để làm bàn thờ, và cử hành
thánh lễ ở đó. Đó là lý do tại sao những tảng đá này được gọi là "đá thánh lễ," và đó
là cách mà dân chúng cử hành thánh lễ trong thời cấm đạo.
Cho đến ngày nay, những tảng đá này vẫn được gìn giữ lại. Hàng năm, có
một nghi thức và thánh lễ được cử hành tại những nơi có "đá thánh lễ."
Có rất nhiều câu chuyện trong văn hóa và truyền thống của chúng tôi trong
quá khứ về những người đã chịu đau khổ để bảo vệ và gìn giữ Thánh Thể.

o0o

Thanh Tẩy Trong Thánh Thần

Dù thừa hưởng tất cả những thứ đó, chỉ sau khi được chữa lành nhiều năm tôi
mới có được sự hiểu biết mới mẻ về Thánh Thể. Sau khi được "thanh tẩy trong
Thánh Thần," tinh thần tôi tỉnh táo hơn để giúp tôi thấy rõ ràng hơn món quà trọng
đại mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong Thánh Thể và những bí tích khác.
Nhiều người không quen với câu, "thanh tẩy trong Thánh Thần." Đó là câu
trích từ Phúc Âm, nhất là trong Tông Đồ Công Vụ 2 và 11.
Chúng ta nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần khi rửa tội. Chúng ta nhận lãnh
Chúa Thánh Thần trong toàn thể cuộc đời chúng ta, khi chúng ta rước lễ và lãnh
nhận các bí tích.
Nó giống như nhận món quà sinh nhật. Nếu tôi nhận được món quà sinh nhật
và bị hấp dẫn bởi giấy gói quà xinh đẹp mà không bao giờ mở gói quà ra, thì tôi
chẳng thể nào dùng món quà đó được. Cái bên trong thì có giá trị, chứ cái giấy gói
bên ngoài thì có giá trị gì!
Đó là sự giải thoát của Chúa Thánh Thần. Chính Đức Giêsu ban Thánh Thần
cho chúng ta. Đức Giêsu nói, "Thầy sẽ gởi Thánh Thần của Thầy và Ngài sẽ dạy
bảo các con mọi điều và giúp các con hiểu." Thanh tẩy trong Thánh Thần là mở món
quà mà chúng ta nhận được khi rửa tội và mở lòng cho sức mạnh của Thánh Thần
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

để hiểu các bí tích và sức mạnh của các bí tích ấy. Thanh tẩy trong Thánh Thần
giúp chúng ta hiểu những ơn sủng đã được ban cho chúng ta, để giúp chúng ta lớn
lên trong sự thánh thiện. Qua sự thanh tẩy trong Thánh Thần, những bí tích tự nó sẽ
có ý nghĩa hơn.
Bí tích được ban cho chúng ta không chỉ để bàn bạc hay khoe khoang. Bí tích
phải có hiệu lực trong đời sống chúng ta. Chúng ta phải sống sức mạnh của bí tích.
Thí dụ, nếu tôi rước Đức Giêsu trong Thánh Thể, tôi phải phản ảnh Thiên Chúa
trong đời sống hàng ngày của tôi.
Nếu tôi gặp Đức Giêsu trong bí tích hòa giải, tôi phải phản ảnh một đời sống
thống hối và tha thứ.
Nếu tôi nhận Chúa Thánh Thần trong bí tích Thêm sức để ban cho tôi sức
mạnh trở nên một Kitô hữu kiên cường, chắc chắn tôi phải chạy đến Ngài trong
những lúc tinh thần suy đốn.
Nếu đôi vợ chồng nhận được Chúa Thánh Thần qua bí tích hôn phối, thì họ đã
nhận được một bí tích luôn luôn tuôn đổ như dòng sông. Những người lập gia đình,
bất cứ khi nào cần, có thể nhận được sức mạnh của Thánh Thần trong bí tích của
họ, cũng như người khát nước ngừng ở suối nước để giải khát. Vợ chồng Công
Giáo phải nhận ra bí tích của mình như một nguồn sức mạnh liên tục để giúp họ
trung thành với lời hứa và nhiệm vụ của họ trên đời.
Bí tích truyền chức thánh giúp các linh mục trưng dẫn sự hiện diện của Chúa
Kitô qua sứ vụ của các ngài, và để đem Đức Kitô đến cho dân chúng qua các bí tích.
Cũng thế, qua sức mạnh của Chúa Thánh Thần, hàng ngày bí tích này giúp các linh
mục sống trọn vẹn ơn gọi tu trì trong đời sống. Chức thánh là một bí tích giúp các
linh mục hay thầy sáu mỗi ngày canh tân lại lời thề hứa khi chịu chức.
Bí tích Xức Dầu không chỉ là một nghi thức mà bạn đến để linh mục bôi dầu
lên người bạn. Qua Chúa Thánh Thần, đó là sự gặp gỡ với Đức Giêsu, Đấng Chữa
Lành. Sức mạnh của bí tích này chữa lành cả phần hồn lẫn phần xác. Qua đó, Đức
Giêsu cũng tha thứ mọi tội lỗi.
Thanh tẩy trong Thánh Thần - tự nó không là bí tích, nhưng đúng hơn là ơn
hiện sủng - giúp chúng ta hiểu và cảm nhận được tất cả những quà tặng của Chúa
Thánh Thần. Tất cả những quà tặng này, kể cả món quà mà Thánh Phaolô đề cập
đến trong thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrinthô đoạn 12, đều có hiệu lực trong đời
sống chúng ta khi cần đến.
Riêng ý nghĩa thanh tẩy trong Thánh Thần của tôi, mãi cho tới ngày tôi được
chữa lành, Bí Tích Thánh Thể đem lại cho tôi một ý nghĩa mới. Trước ngày đó, tôi
để ý hơn tới việc làm sao để rước Chúa và tôi sẽ phải làm gì để rước Ngài.
Mãi vài năm sau này tôi mới nhận thức được khía cạnh quan trọng của Thánh
Thể không hệ tại việc tôi làm, nhưng ở những gì Đức Giêsu làm và những gì tôi để
Ngài thi hành qua tôi. Tôi phải để Đức Giêsu nhân ái chữa lành tôi và biến đổi tôi
qua Mình và Máu của Ngài. Đó không phải là nỗ lực của riêng tôi, nhưng hành động
của Ngài đã biến đổi tôi.

o0o

Những Gì Đức Giêsu Có Thể Làm Trong Thánh Lễ

Tôi nhận ra chân lý này trong khi tham dự thánh lễ ngoài trời ở một quốc gia
thuộc vùng đồi núi Châu Mỹ La Tinh. Rất nhiều người nghèo đến tham dự thánh lễ.
Vị linh mục dùng một cái bàn cũ kỹ để làm bàn thờ.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Một bé trai được khiêng tới đó, em bị phỏng rất nặng nên toàn thân em bị đau.
Tôi nghĩ, "Trời đất ơi, chẳng có thể làm gì hơn được. Bệnh nặng quá. Không có bác
sĩ hay thuốc men gì ở đây."
Tôi khâm phục vị linh mục. Đức tin của ngài nơi Đức Giêsu đã dạy tôi rằng
phải để Đức Giêsu làm những gì mà chỉ Đức Giêsu mới có thể làm trong và qua
Thánh Lễ- là thay đổi đời sống chúng ta.
Chúng tôi cầu nguyện với em đó, và vị linh mục nói với bà đã khiêng em đến
rằng: "Hãy để em nằm dưới bàn này và chúng ta tiếp tục cử hành Thánh Lễ."
Khi thánh lễ diễn tiến, tôi bị trùm lấp bởi sự tham dự nhiệt thành của dân
chúng ở đây. Tôi bị khích động khi thấy vị linh mục rất ý thức về những gì ngài làm
trong nghi thức này, và ngài đã khiến thánh lễ trở nên sống động cho đám dân
nghèo.
Cung cách của vị linh mục này cho thấy một cách hiển nhiên rằng ngài rất
phấn khởi khi dâng thánh lễ. Ngài có một đức tin sâu đậm nơi Đức Giêsu. Ngài thật
sự lan truyền niềm tin này đến những người đang dự thánh lễ.
Khi đến phần truyền phép, tôi nhắm mắt lại. Khi mở mắt ra, tôi thấy mọi người
đều quì trên đất. Họ ngước mắt tôn thờ Chúa. Diện mạo của họ khiến tôi nghĩ, "Họ
thật sự tin rằng đây là Đức Giêsu." Và khi tôi nhìn đến Mình Thánh - trong trí tưởng
tượng của tôi - tôi thấy một hình ảnh rất đẹp của Đức Giêsu với đôi tay giang rộng.
Ngài mỉm cười với lòng thương yêu vô bờ. Ngài đang ôm lấy những người dân
nghèo hèn này và nói, "Hãy đến với Thầy, tất cả những ai nhọc nhằn, và Thầy sẽ
ban cho các con sự sống và đức tin."
Sâu xa trong tâm hồn. Đây là lúc tôi nhận biết: "Lạy Chúa Giêsu, đây thật là
Chúa. Dưới hình bánh và rượu, nhưng chỉ có Chúa mới có thể nghĩ được cách sáng
tạo như vậy để gần gũi với dân của Ngài."
Sau thánh lễ, tôi đến xem em bé như thế nào. Em đã được đặt dưới bàn thờ.
Nhưng em không còn ở đó nữa. Tôi hỏi bà đem em đến, "Nó đâu rồi?"
Bà vừa nói vừa chỉ tay vào đám con nít đang chơi gần đó, "Nó kia kìa."
Tôi nhìn thấy em và em đã lành lặn. Không có một vết tích gì nơi thân thể em.
Tôi thảng thốt kêu lên, nhưng đúng hơn là nói với chính tôi, "Chuyện gì xảy ra
cho em vậy?"
Bà nhìn tôi và nói, "Sơ muốn nói gì? Việc gì đã xảy ra sao? Đức Giêsu không
ngự đến sao?"
Trong thánh lễ này cũng như mọi thánh lễ, vị linh mục đặt tay lên bánh và
rượu, và ngài cầu xin Chúa Thánh Thần thánh hóa của lễ để "trở nên Mình và Máu"
Đức Giêsu. Khi vị linh mục đọc lời này, Chúa Thánh Thần ngự xuống, nhưng dĩ
nhiên Ngài không bị giới hạn chỉ thi hành những gì linh mục cầu xin. Chúa Thánh
Thần đã đổ sức mạnh của Ngài lên em và em đã thay đổi. Em được lành lặn và toàn
vẹn.
Cùng ngày đó, vào đầu thánh lễ, tôi cũng thấy một em bé mặt bị méo mó cách
khủng khiếp. Vào cuối thánh lễ, mẹ em bế em đến với tôi. Bà nói, "Sơ ơi, hãy nhìn
con tôi này." Mặt em đã lành lặn.
Tôi là người rất kinh ngạc, vì linh mục này có một khả năng phi thường để đưa
dân chúng đến với Đức Giêsu với sự cậy trông. Cũng như người đàn bà trong Phúc
Âm, và như dân chúng đã đến với Đức Giêsu với một đức tin trông cậy. Họ không
đến chỉ để nhìn xem những gì linh mục làm hay để phê bình những gì linh mục
giảng hay dâng Thánh lễ. Đây là Chúa Giêsu Thánh Thể của họ. Họ đến để dự phần
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

với Đức Giêsu trong một nghi thức tiến dâng lên Cha của Ngài. Họ trở nên một phần
của lễ vật này. Đối với họ, đó là sống với Đức Giêsu.
Tôi rời vùng núi đó với một sự hiểu biết hoàn toàn mới mẻ về Thánh Lễ. Đó
không chỉ là việc đem người ta đến thánh lễ để họ tỏ lòng cung kính và nói với Đức
Giêsu rằng họ yêu Ngài. Điều đó rất tốt, nhưng thánh lễ là những gì Đức Giêsu có
thể và muốn làm cho tất cả chúng ta, cho toàn thể thế giới. Không phải là Đức Giêsu
cần chúng ta đến dự thánh lễ, nhưng chúng ta cần Đức Giêsu.
Đêm hôm đó tôi không ngủ được. Tôi bị quấy rầy. Dường như Thiên Chúa
muốn nói với tôi điều gì. Vào khoảng bốn giờ sáng, tôi vẫn còn thức. Tôi vẫn trằn
trọc. Bởi thế, tôi thức dậy, quì xuống bên giường và cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu,
Chúa muốn nói với con điều gì?"
Tôi cảm thấy như Chúa nói với tôi, "Con phải làm cho Thầy được biết đến
trong bí tích Thánh Thể. Người ta đang đến với con. Người ta đến từ khắp nơi để
tìm sự chữa lành. Họ sẽ nói, 'Ô, ước chi chúng tôi được Sơ Briege chạm đến chúng
tôi' hoặc 'Nếu Sơ Briege đặt tay lên chúng tôi thì chúng tôi sẽ khỏi bệnh.'
"Nhiều người sai lầm khi coi những người chữa bệnh là thần thánh. Họ chạy
theo con người chứ không phải Thầy. Thầy đến hàng ngày trong Thánh Thể. Thầy
hứa ban cho con sự sống và cho con một cách dồi dào, và cho con sức mạnh để
con đi khắp đó đây.
"Thầy muốn con đi khắp nơi trên thế giới và nói về Thầy trong Thánh thể.
Thầy muốn con nói với người ta đừng để mắt đến Briege McKenna nhưng hãy chú ý
đến Thiên Chúa trong Thánh Thể, hãy đặt niềm tin nơi Thầy. Con có thể làm họ thất
vọng, và con sẽ thất vọng họ, như bất cứ ai muốn lôi kéo người ta đến với chính
mình. Nhưng nếu con chỉ cho họ đến với Thầy, thì họ sẽ không bao giờ bị thất
vọng."
Một lần nữa, điều này cho tôi thấy tôi phải là một dấu chỉ đường, hướng về
Đức Giêsu. Từ cảm nghiệm này, tôi bắt đầu hướng sự dạy dỗ của tôi về Thánh Thể.

o0o

Đức Tin, Không Phải Là Cảm Giác

Người ta đến nói với tôi rằng, "Tôi không cảm thấy gì trong thánh lễ. Chán
quá. Tôi thấy xúc động hơn khi đến dự một buổi cầu nguyện, nơi đó đầy sức sống
và tôi cảm thấy phấn khởi."
Tôi thường trả lời rằng, "Đức tin và cảm giác là hai điều khác biệt. Không có
chỗ nào trong Phúc Âm mà Đức Giêsu nói rằng, 'Bởi cảm giác của con, con sẽ được
cứu chuộc' hay 'Bởi cảm giác của con, con sẽ được chữa lành.' Ngài truyền dạy cho
dân chúng dựa trên đức tin của họ. Đức tin là tin những gì mình không thấy. Đức
Giêsu nói, 'Phúc cho những ai không thấy mà tin'."
Đây là một thử thách lớn cho người Công Giáo chúng ta. Chúng ta không thể
giải thích Thánh Thể vì đó là một phép lạ và là một mầu nhiệm. Điều đáng kể không
phải là những gì trong đầu nhưng những gì trong tâm hồn. Cảm giác không làm Đức
Kitô hiện diện trong Thánh Thể. Đó là quyền năng của Chúa Thánh Thần làm việc
qua lời của vị linh mục, để Đức Kitô hiện diện trong Thánh Thể. Tôi có thể không
cảm thấy gì, nhưng Đức Giêsu vẫn có đó.
Ngược lại, tôi có thể đến một buổi cầu nguyện, lấy bánh lễ và làm đủ mọi cách
để Đức Giêsu hiện diện, nhưng cũng không làm Ngài hiện diện được. Nó đòi hỏi
quyền năng của chức thánh.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Đôi khi tôi tự hỏi tôi có tin Đức Giêsu hiện diện trong Thánh Thể không? Tôi có
tin đó là món quà mà Đức Giêsu đã nói đến trong Phúc Âm theo Thánh Gioan đoạn
6 không? Hãy nhớ rằng nhiều môn đệ và nhiều người theo Đức Giêsu không thể tin
Ngài khi Ngài nói họ phải ăn thịt và uống máu Ngài để được cứu độ.
Thật dễ để chấp nhận Đức Giêsu khi Ngài làm phép lạ và những việc kỳ diệu,
nhưng thật khó để tin khi bạn không thể hiểu và không thể trông thấy bằng chính
mắt mình. Nhưng đó là sự thử thách của người Kitô hữu. Chúng ta được mời gọi để
tin rằng Đức Giêsu hiện diện trong Thánh Thể và Ngài yêu thương chúng ta.
Những thử thách của chúng ta chính là những thử thách cho các môn đệ đầu
tiên. Với họ, nó còn khó khăn hơn nữa. Họ không có những thuận lợi như chúng ta:
biết rằng Đức Giêsu đã sống lại từ cõi chết, sự chứng kiến của các tông đồ sau lễ
Hiện Xuống, và hai ngàn năm truyền thống.
Hãy tưởng tượng ra quang cảnh. Đây là Đức Giêsu, đang đứng trong chiếc áo
dài trắng. Ngài đang nói chuyện với các môn đệ sau khi Ngài làm bánh và cá hóa ra
nhiều để nuôi dân chúng.
Ngài nói với họ rằng Ngài yêu họ, rằng Ngài là Bánh Sự Sống, rằng Ngài sẽ
ban chính Ngài cho họ như thức ăn, rằng họ phải ăn mình Ngài và uống máu Ngài.
Ngài nói rằng họ chỉ theo Ngài vì Ngài nuôi họ qua những phép lạ. Ngài nói rằng
chính Ngài thật là Bánh từ trời xuống. Đó không phải là man-na của Môisen đã cứu
họ. Man-na không đem cho họ sự sống vĩnh cửu, nhưng Bánh mà Ngài sẽ ban đến
từ Chúa Cha và ban cho họ sự sống vĩnh cửu. Ngài nói với họ rằng chính Ngài là
Bánh đó. Ngài lập đi lập lại rằng họ phải ăn thịt Ngài và uống máu Ngài.
Hãy đọc đi. Tất cả trong Phúc Âm Thánh Gioan, đoạn 6.
Và rồi đến lúc các môn đệ nhìn Ngài. Họ thấy khó để tin những gì Ngài vừa
mới nói. Làm thế nào họ có thể ăn thịt và uống máu của Ngài? Đây là kiểu dạy dỗ
gì? Nghe khủng khiếp quá. Bạn đang nhìn vào một người và người này nói rằng sẽ
hiến thịt mình cho bạn ăn.
Hãy nhớ rằng, điều này xảy ra trước khi Chúa sống lại. Họ đang sống với Đức
Giêsu bằng xương thịt. Ngài giống như bất cứ một người nào vì Ngài thật sự là một
người đàn ông, là người thật. Ngài yêu cầu họ tin một điều rất khó tin.
Nhiều người nói, "Cho tới bây giờ ông ấy là một người rất có ý thức, nhưng
bạn có nghe ông ấy vừa nói gì không? Chúng ta phải ăn thịt ông ấy để được sự
sống?" Nhiều người chỉ lắc đầu và từ bỏ Đức Giêsu.
Đức Giêsu làm gì? Ngài có chạy theo họ và nói: "Này các con, đừng có bỏ đi.
Các con hiểu lầm Thầy rồi. Thầy sẽ giải thích cho các con sau" không? Ngài có nói,
"Thầy sẽ làm cho các con dễ hiểu hơn. Thầy không có ý muốn nói như thế" không?
Ngài đã không nói gì cả. Bạn biết Ngài làm gì không? Ngài để họ đi. Ngài buồn
vì quá nhiều người chất vấn Ngài và không còn theo Ngài nữa.
Rồi Ngài quay sang các tông đồ là những người sẽ được sức mạnh để biến
Ngài như thức ăn để ban phát cho giáo hội. Ngài thách thức họ: "Còn các con thì
sao? Các con có muốn bỏ đi không?"
Ngài không giúp họ để tin dễ dàng hơn. Bạn có thể tưởng tượng các môn đệ
thật tội nghiệp là chừng nào! Họ thật sự yêu Ngài. Nhưng chắc là họ phải nghĩ,
"Điều này thật khó để chấp nhận." Phêrô, người được Đức Giêsu chọn để hướng
dẫn dân Ngài, đã thay mặt các tông đồ còn lại để lên tiếng. Trong chương 6 chúng
ta biết Phêrô nhìn Thầy mình và nói - dù rằng ngài không thể hiểu những gì Đức
Giêsu muốn nói - "Bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai? Chúng con tin rằng Thầy là
Con Thiên Chúa."
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Họ chấp nhận điều đó. Họ chấp nhận Đức Giêsu và yêu Ngài đến độ có thể tin
tất cả những gì Ngài nói, ngay cả họ chẳng hiểu việc đó sẽ xảy ra như thế nào.
Để phù hợp với đức tin của Giáo Hội Công Giáo và sự dạy dỗ của Giáo Hội,
bất cứ người Công Giáo nào cũng có thể nói những lời của Phêrô: "Chúng con biết
theo ai? Chúng con tin rằng Thầy là Con Thiên Chúa."
Là một người Công Giáo, tôi tin Đấng Đại Diện Đức Kitô thật sự thay mặt cho
Đức Kitô. Có thể có nhiều điều ngài dạy dỗ mà chúng ta không hiểu hoặc khó có thể
chấp nhận. Có nhiều điều mà người Công Giáo chúng ta nói rằng chúng ta không
thể chấp nhận được vì quá khó khăn.
Tôi cám ơn Chúa đã ban cho tôi đức tin để có thể nhìn vào Đức Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II và nói, "Phải, tôi tin ngài là người được Đức Giêsu chọn. Tôi yêu
Giáo Hội Công Giáo và tôi tin." Tôi tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ vinh danh đức tin
của chúng ta, như Ngài đã vinh danh đức tin các tông đồ. Ngài sẽ vinh danh sự
vâng phục của chúng ta đối với lời của Ngài được dạy dỗ qua quyền bính của giáo
hội, sự trung tín của chúng ta đối với những truyền thống, sự dạy dỗ và các tín điều.
Chúng ta cần suy nghĩ về những gì Đức Giêsu nói sau khi Phêrô tuyên xưng
đức tin nơi Ngài. Đức Giêsu không chỉ là một người nói mà không làm. Ngài là một
vị tiên tri. Nếu bạn đọc Gioan đoạn 6, bạn sẽ thấy Đức Giêsu không nói rằng, "Phải,
nó trông giống như bánh thánh," hoặc "Bánh này sẽ được làm phép." Không, Ngài
nói, "Đây là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta sẽ được sự
sống đời đời." Và trong nghi thức Vượt Qua theo các Phúc Âm của Mátthêu, Mác-
cô, và Luca, Đức Giêsu nói, "Đây là Mình Thầy sẽ ban cho các con. Đây là Máu tân
ước sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội."
Nghi thức và đức tin trong Thánh Lễ không liên hệ gì đến tình cảm. Tôi tin
chắc là các tông đồ không cảm thấy gì cao cả khi họ bị thử thách đức tin, để tin vào
một điều mà họ chưa thấy hay không thể hiểu nổi. Khi chúng ta tham dự thánh lễ
cũng thế. Mỗi Chúa Nhật chúng ta dự Thánh Lễ với đức tin của Thánh Phêrô và nói,
"Tôi tin rằng đây là Đức Kitô hằng sống, Người đã ngự xuống bàn thờ hôm nay. Tôi
sẽ thật sự đón nhận Ngài."
Một cái nhìn khác giúp tôi quí trọng sự mầu nhiệm vĩ đại của Thánh Thể. Lấy
thí dụ máy ti vi. Tôi có thể xem một chương trình, tỉ như thế vận hội Olympic, ngay
cả nhiều ngày tháng sau đó và vẫn còn thích thú phấn khởi như tôi đang ở trong
thời gian tranh tài. Tôi có thể cảm thấy căng thẳng với các lực sĩ chạy đua và bơi lội
và reo hò với đám đông. Tôi có thể thấy mình sắp tụt khỏi ghế vì hăng say cổ võ một
lực sĩ mà tôi ưa thích. Tôi xem lại những biến cố đó như thể đang thật sự sống
những biến cố này.
Tôi tin là qua thánh lễ, qua quyền năng của Chúa Thánh Thần, trong phương
cách không cần đổ máu chúng ta thật sự làm sống lại sự hy sinh ở đồi Cal-vê, sự
thống khổ, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô.
Đức Giêsu chịu thống khổ có một lần. Ngài trải qua sự đau khổ, sự chết, và sự
sống lại có một lần. Như đã nói trong thư gửi tín hữu Do Thái, các tư tế còn phải tiếp
tục dâng của lễ để thanh tẩy họ khỏi tội lỗi và để đền tội. Nhưng Đức Giêsu dâng
hiến chỉ một của lễ, và hy lễ này đã đủ để thanh tẩy và đem sự cứu chuộc đến cho
nhân loại, cho mọi dân tộc trong mọi thời đại. Cuộc hiến tế đó chúng ta sống hàng
ngày với Đức Giêsu qua phép lạ trọng đại của thánh lễ.
Nếu tôi thật sự tin rằng tôi đã gặp Đức Giêsu trong thánh lễ, tôi nhận ra rằng
tôi gặp Ngài trong hai phương cách chắc chắn và mạnh mẽ sau đây. Tôi gặp Đức
Giêsu trong sự công bố Lời Chúa. Thầy sáu hay linh mục công bố Phúc Âm, là
người đem cho tôi lời hằng sống để thanh tẩy tôi, chữa lành tôi, và giải thoát tôi. Khi
tôi rước Mình Thánh, tôi đón nhận của ăn cho linh hồn.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Ở bàn tiệc Lời Chúa, tôi nhận được những hướng dẫn cho đời sống tôi. Trong
Thánh Lễ, tôi nhận được của ăn để giúp tôi kiên cường sống những gì tôi vừa mới
được nghe công bố trong Phúc Âm.

o0o

Chạm Đến Đức Giêsu Trong Thánh Thể

Nghĩ đến sự gặp gỡ Đức Giêsu trong hai cách nói trên và nhớ đến câu chuyện
của người đàn bà chạm đến vạt áo Đức Giêsu, tôi muốn chia sẻ một vài sự tình cờ
cho thấy ý nghĩa của đoạn Phúc Âm này.
Một câu chuyện liên hệ đến vị linh mục trẻ. Ngài điện thoại cho tôi, rất lo lắng
và sợ hãi. Ngài mới biết mình bị ung thư cổ họng và phải cắt bỏ thanh quản trong ba
tuần tới. Ngài nói với tôi rằng ngài rất tuyệt vọng. Ngài mới chịu chức được có sáu
năm.
Khi tôi cầu nguyện với ngài, tôi cảm thấy như Thiên Chúa muốn tôi nói với
ngài về Thánh Thể. Tôi nói, "Thưa Cha, con có thể cầu nguyện với cha ngay bây giờ
trên điện thoại, và con sẽ làm như thế, nhưng sáng nay, cha không gặp Đức Giêsu
sao? Cha không gặp Ngài hàng ngày sao?"
Điều mà tôi không biết là linh mục này đã không cử hành thánh lễ hàng ngày.
Tôi nói với ngài, "Thưa Cha, mỗi ngày khi cha dâng lễ, khi cha cầm Mình
Thánh, khi cha rước Chúa tức là cha đã gặp gỡ Đức Giêsu. Người đàn bà chỉ chạm
đến vạt áo Đức Giêsu, nhưng cha đã chạm vào chính Đức Giêsu và rước Ngài vào
trong thân thể mình. Cha nhận Ngài như một của ăn. Cha có nhận thức rằng chính
Đức Giêsu thật sự đi qua cổ họng của cha không? Không ai tốt hơn để chạy đến
cho bằng Đức Giêsu. Cha hãy xin Ngài chữa lành cho cha."
Tôi nghe ngài khóc qua điện thoại. Ngài luôn miệng nói với tôi, "Cám ơn sơ.
Cám ơn sơ."
Ba tuần sau, ngài đi giải phẫu. Sau này ngài điện thoại cho tôi biết là ngài đã
không phải giải phẫu. Các bác sĩ thấy rằng bệnh ung thư đã khỏi và bây giờ ngài có
một thanh quản mới.
Tôi cũng không tìm biết tên ngài. Khoảng một năm sau, tôi nghe biết về ngài,
qua một người bạn của ngài. Trước khi ngài bị bệnh, vị linh mục trẻ này đã không
cử hành thánh lễ ngoại trừ Chúa Nhật, ngài rất thờ ơ về thánh lễ. Thiên Chúa đã
dùng bệnh ung thư để thay đổi đời ngài. Vị linh mục đã hoàn toàn khỏi bệnh, không
chỉ về phần xác Ngài đã trở nên một linh mục hướng tâm về Thánh Thể. Thánh Thể
trở nên thời gian gặp gỡ giữa ngài với Đức Giêsu, như người phụ nữ ở giếng nước
trong Phúc Âm Gioan đoạn 4. Ngài bắt đầu gặp gỡ Đức Giêsu ở một giếng nước vĩ
đại hơn tất cả, là nơi bạn uống và không bao giờ khát nữa. Phải, phép lạ vẫn xảy ra.
Một sự chữa lành khác có liên quan đến Thánh Thể xảy ra ở Sydney, Úc Đại
Lợi. Có một bà đến chỗ mà Cha Kevin và tôi đang diễn thuyết. Bà gặp tôi ở hành
lang và xin tôi cầu nguyện với bà. Bà đang tuyệt vọng vì bệnh ung thư ruột. Bà có
một bướu độc và đau ghê gớm. Các bác sĩ nói không có hy vong để giải phẫu vì
ưng thư đã lan tràn khắp cả.
Tôi biết có thánh lễ vào chiều hôm đó, bởi thế tôi nói sẽ cầu nguyện cho bà và
bảo bà đến dự thánh lễ để xin Đức Giêsu chữa lành cho bà.
Lo âu chính của bà là sự chết. Bà nói, "Sơ ơi, tôi sợ chết quá. Ước chi Thiên
Chúa cất đi sự sợ hãi này."
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi bảo bà, "Hãy đến gặp Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Tôi không thể
nói với bất cứ ai rằng họ sẽ được khỏi như họ mong muốn, nhưng Đức Giêsu sẽ
ban cho bà sức mạnh để đối phó với bất cứ gì xảy ra trong đời. Nếu Ngài muốn đem
bà qua cánh cửa sự chết, Ngài sẽ cho bà ơn sủng để đi qua cánh cửa đó mà không
sợ hãi gì. Nếu Ngài muốn bà sống, Ngài sẽ ban ơn sủng cho bà."
Tôi không biết rằng bà cũng đến với Cha Kevin và ngài cũng khuyên giống
như vậy.
Đó là sáng sớm ngày thứ Bảy. Đêm hôm đó, khi chúng tôi đang cầu nguyện,
bà chạy vội lên chỗ tôi ngồi và ôm lấy tôi, "Sơ ơi, phép lạ đã xảy ra! Phép lạ đã xảy
ra!" Tôi tự hỏi bà này là ai và điều gì đã xảy ra.
Tôi hỏi bà, "Cái gì vậy?"
Bà nói, "Hãy coi tôi này. Tôi đến với sơ sáng hôm nay, tôi đến dự thánh lễ như
sơ nói. Khi tôi lên rước lễ, tôi tự nhủ, 'Chỉ vài phút nữa, mình sẽ gặp Đức Giêsu,
mình sẽ ôm Ngài trong tay và sẽ xin Ngài giúp đỡ.'"
Bà là người Công Giáo thường hay chịu lễ, nhưng lần này bà nhìn vào Mình
Thánh và nói, "Con biết Chúa đang ngự ở đây. Hôm nay Ngài sẽ ngự trong con, xin
cho con khỏi sợ hãi. Xin chữa con nếu Chúa muốn, nhưng xin Chúa hãy làm một
điều gì đó cho con."
Bà nói với tôi, "Ngay khi tôi đưa Mình Thánh lên miệng và nuốt tôi cảm thấy có
một cái gì nóng rang trong cổ xuống tới bao tử. Tôi nhìn xuống bụng và cái bướu
biến mất."
Bà đã được chữa lành. Tôi tự hỏi bao nhiêu người chúng ta đến Thánh Lễ chỉ
để hiện diện phần xác mà không có một đức tin trông cậy, không cảm thấy phấn
khởi về những gì chúng ta đang làm. Có thể chúng ta đến Thánh Lễ chỉ để nhận
những gì chúng ta mong muốn và không biết cảm tạ Chúa vì Ngài đã hiến mình cho
chúng ta. Đức tin là yếu tố quyết định. Chúng ta phải đặt nỗ lực vào trong đó. Một
người có thể nói, "Tôi không hiểu gì hết, tôi không cảm thấy gì cả, nhưng tôi tin."
Nếu bạn đến thánh lễ với một thái độ xứng hợp, đời bạn sẽ thay đổi. Nhà thờ
chúng ta thường chật cứng những người đến và đi không có gì thay đổi. Hãy tự hỏi,
"Đó có phải là Đức Giêsu không? Ngài có thay đổi không? Ngài có làm tròn lời hứa
không?" Hoặc có thể vì tôi không có một đức tin trông cậy để Ngài chạm đến đời
sống tôi và ban cho tôi những nhu cầu tôi xin?
Ngài là Đức Giêsu của hôm qua, hôm nay và ngày mai. Ngài là Đức Giêsu đã
chữa lành trong Phúc Âm. Bởi thế Ngài phải làm tròn những gì Ngài hứa ban cho
con cái Ngài những nhu cầu của họ.
Chúng ta có thể đổ lỗi cho vị linh mục khiến chúng ta thiếu đức tin khi chúng ta
nói rằng vị linh mục này chán quá, không linh động, ồn ào quá, hay thiếu cương
quyết. Nhưng linh mục không phải là vấn đề. Vấn đề chính là đức tin của chúng ta.
Thật là đúng nếu linh mục có đức tin mạnh mẽ, thì đó là điều quan trọng để giúp việc
thờ phượng có ý nghĩa hơn. Đó là lý do tại sao trong sứ vụ của tôi cho các linh mục,
tôi luôn luôn thôi thúc các linh mục phải có đức tin mạnh mẽ hơn.
Chúng ta phải vượt qua con người của chúng ta và của linh mục để thấy
những gì ngài đại diện ở thánh lễ và những gì ngài đang làm. Là một người Công
Giáo, tôi biết tôi không thể để vị linh mục ngăn cách tôi và Đức Giêsu trong Thánh
Thể.
Giáo hội buộc chúng ta tham dự thánh lễ, không phải vì Đức Giêsu cần chúng
ta, nhưng, như tất cả những người mẹ tốt lành, giáo hội biết chúng ta cần Bánh
Hằng Sống để sống trong một thế giới mà chính Đức Giêsu đã nói với chúng ta rằng
thế giới đó sẽ ghét bỏ chúng ta, vì nó đã ghét Ngài.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Chúng ta cần thêm sức mạnh cho cuộc hành trình của chúng ta. Của ăn
thiêng liêng cho linh hồn và thức ăn cho thân xác: đây là điều Chúa ban cho chúng
ta trong thánh lễ.

o0o

§5 - ĐƯỢC TUYỂN CHỌN TRONG MỌI NGƯỜI

Chúa là Thiên Chúa của tình yêu. Ngài hỗ trợ chúng ta trong bất cứ phương
cách nào. Ngài đã ban cho chúng ta những bí tích để giúp đỡ và kiên cường chúng
ta trong hành trình vào đời.
Vì không thể đề cập đến tất cả những bí tích một cách chi tiết, tôi muốn chia
sẻ với bạn về một bí tích: bí tích đó ảnh hưởng đến đời sống chúng ta, bí tích đó
đang bị tấn công vào thời điểm này của lịch sử. Tôi muốn nói về bí tích truyền chức
thánh, bí tích của chức linh mục.
Vì chức linh mục đang bị tấn công nặng nề, nên hơn lúc nào hết cần được
chúng ta khuyến khích và hỗ trợ. Hành động này bắt nguồn từ thái độ biết ơn của
chúng ta đối với Thiên Chúa vì sự tốt lành vô cùng của Ngài.
Cho tất cả chúng ta, các linh mục và giáo dân - là những lữ khách - bí tích này
là nghĩa cử cao đẹp nói lên lòng chung thủy của Thiên Chúa để hỗ trợ và hoàn tất
lời hứa của Ngài trong thời đại chúng ta.
Chức linh mục là một quà tặng mà qua đó ảnh hưởng đến mọi người Công
Giáo. Chính qua bí tích chức thánh này mà chúng ta có thể nhận được Bánh Hằng
Sống. Chính qua bí tích này mà chúng ta nhận được bí tích xức dầu và bí tích hòa
giải.
Bên cạnh những bí tích đặc biệt này - những giây phút hiệp thông chúng ta với
Đức Giêsu, Đấng ban sự sống, tha thứ và chữa lành cho chúng ta - linh mục là
người đã ảnh hưởng đến chúng ta bằng rất nhiều cách tốt đẹp. Thí dụ, khi chúng ta
đau buồn thì linh mục có mặt ở đó. Ngài có mặt trong đám cưới, khi chúng ta
ngập tràn niềm vui và hy vọng. Ngài ở đó như một người cha, để cố vấn, để hướng
dẫn, để khuyến khích.
Linh mục ảnh hưởng đến đời sống của từng người. Linh mục ảnh hưởng ngay
cả đến những người không đi nhà thờ, vì linh mục cầu nguyện hàng ngày cho tất cả
mọi người trong giáo hội, cho những người tội lỗi trở lại, cho sự hòa giải của những
người xa cách giáo hội. Ngài dẫn dắt toàn thể cộng đồng đức tin để cầu nguyện cho
hòa bình, cho người nghèo và cho kẻ tội lỗi.
Chính vì điều này, và vì chức linh mục đang bị tấn công mà tôi muốn chia sẻ
và suy niệm về bí tích chức thánh.
Khi là một nữ tu trẻ, tôi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một người thánh thiện, Mẹ
Agnes O'Brien, O.S.C. Bà là mẹ bề trên của nhà dòng chúng tôi.
Mẹ Agnes có lòng quí trọng và thương mến các linh mục. Mẹ thường nói với
tôi về các linh mục với một tâm tình biết ơn sâu xa. Trong những giờ tôi ở bên ngài
khi đau bệnh, Thiên Chúa đã chuẩn bị tôi cho công việc mà Ngài sẽ trao cho tôi sau
này, nhất là công việc mà Chúa muốn tôi cộng tác với các linh mục.

o0o
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tấn Công Chức Linh Mục

Khoảng đầu thập niên 1960, đã có nhiều thay đổi xảy ra trong giáo hội sau
Công Đồng Vatican II. Những thay đổi này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chức linh
mục. Thái độ đối với các linh mục cũng thay đổi. Cho đến gần đây, các linh mục
được đặt trên bệ cao và chúng ta giữ các ngài ở đó vì là chỗ an toàn cho các ngài.
Chúng ta không muốn các ngài rời khỏi bệ cao đó vì có thể đó là sự thử thách quá
đáng cho chúng ta.
Các linh mục được tách biệt với người dân trong nhiều cách. Ngài thường là
người duy nhất có sự hiểu biết trong cộng đồng. Ngài là người mà dân chúng tìm
đến khi cần. Dân chúng tin rằng ngài là người của Chúa, một người được tuyển
chọn.
Gần đây, chúng ta có tự do hơn để chỉ trích các linh mục. Có quá nhiều xáo
trộn và nhiều linh mục từ bỏ đời sống tu trì. Khoảng đầu thập niên 1970, khi bắt đầu
sứ vụ chữa lành, tôi thấy mình đã trở nên rất khắt khe và chỉ trích một vài thái độ và
quan điểm trong hàng giáo phẩm.
Một ngày kia trong nhà nguyện, với tất cả những điều này trong đầu, tôi hỏi
Chúa, "Có điều gì sai lầm về chức linh mục?"
Câu trả lời đến với tôi, "Con muốn nói gì khi hỏi có điều gì sai lầm về chức linh
mục? Có bao giờ Thầy ban một món quà mà không tuyệt hảo? Con đã làm gì và con
đã cảm tạ Thầy như thế nào vì Thầy đã ban chức linh mục như một quà tặng mà nó
ảnh hưởng đến đời con và mọi người?"
Và rồi Chúa mặc khải cho tôi thấy tôi không thể ngồi đó và chỉ trích các linh
mục. Thật ra, trong bí tích chức thánh, linh mục xin vâng lời Thiên Chúa để họ có
thể trở nên một linh mục cho tôi, cho bạn, cho tất cả mọi người chúng ta.
Đức Giêsu dẫn tôi vào một chuỗi hình ảnh như hiện ra trên nhà tạm. Tôi thấy
việc truyền chức cho một linh mục đang diễn ra - qua con mắt của Chúa.
Khi chúng ta nhìn vào một tấm tranh thêu trên tường, chúng ta chỉ thấy mặt
phải là kết quả của người nghệ sĩ. Chúng ta không thấy sự khó nhọc và đam mê để
thực hiện tấm thêu đó. Tuy nhiên, ở mặt trái, chúng ta thấy tất cả những đường kim
mũi chỉ và sự khó nhọc để hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật.
Cũng thế, khi nhìn vào một linh mục, chúng ta thấy rất rõ những ưu cũng như
khuyết điểm. Nhưng chúng ta không thấy bên trong là nơi Chúa đã cung cấp cho
linh hồn này với ơn gọi linh mục và đã hướng dẫn đến chức linh mục với tình yêu và
trung tín của Ngài.
Tôi thấy mình đầm đìa nước mắt khi chức linh mục được tỏ cho tôi thấy một
cách rõ ràng và tôi hiểu được ý nghĩa cao cả khi một người được chịu chức linh
mục. Tôi cảm thấy như mọi người trên trời - Đức Maria, các thiên thần và các thánh
- đang chúc tụng Thiên Chúa vì sự trung tín của Ngài với loài người trong việc Ngài
mời gọi mọi người trong mọi thời đại, để ban cho họ khả năng giúp Ngài hiện diện
trong dân của Ngài.
Qua cảm nghiệm này, tôi có được sự hiểu biết mới về chức linh mục. Tôi có
sự quí trọng sâu xa và yêu mến bí tích truyền chức thánh. Tôi hiểu rằng chức linh
mục không phải là điều tôi có thể đạt được qua phương tiện loài người, cũng không
phải là một quà tặng mà tôi có thể đòi hỏi để được ngang hàng với người khác. Nó
không liên hệ gì đến sự bình đẳng. Nó như một quà tặng. Quà tặng là điều tôi không
thể đòi hay ép buộc. Món quà được ban tặng một cách tự do. Thiên Chúa ban cho vì
lòng đại lượng của Ngài. Ngài ban sức mạnh này - quyền năng của Ngài - cho con
người, để chúng ta có thể sống vào Ngài, Bánh Hằng Sống.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Chính với sự biết ơn sâu xa về chức linh mục mà Thiên Chúa đã cho tôi hiểu
về điều mà Ngài muốn nơi tôi vào sáng hôm đó.
Ngài cho tôi thấy một nhóm người đói. Chúa nói, "Con có thấy những người
này không? Họ đến với con để nhờ con giúp đỡ và chữa lành. Họ đến với con vì họ
đói. Đã đến lúc nhiều người bị đói và họ thèm khát Bánh Hằng Sống. Thầy là Bánh
Hằng Sống."
Rồi Chúa cho tôi thấy thoáng qua những gì đang xảy ra: con người phản bội
chức linh mục, và coi đó như chỉ là một công việc. Ngài chỉ cho tôi thấy ơn gọi linh
mục như một hạt giống nhỏ bé Ngài đã gieo vào trái tim của rất nhiều người trẻ,
nhưng những hạt giống ấy đã không được nuôi dưỡng nên đã không được phát
triển và trổ sinh kết quả.
Thiên Chúa tiết lộ cho tôi biết thời điểm đang đến là khi các gia đình không
còn coi chức linh mục như một món quà họ mong muốn cho con của họ. Chúng ta
tạo nên một môi trường tách biệt với Thiên Chúa, đầy vật chất và vô tôn giáo, bắt
nguồn từ sự khôn ngoan của thế gian. Vì xã hội băng hoại này, những thanh thiếu
niên, là những người đã được ban cho hạt mầm ơn gọi tu trì, không thể đáp ứng.
Hạt mầm sẽ bất động. Họ sẽ không còn nghe được lời mời gọi đã bị chết ngạt vì vật
chất và vì cha mẹ không mong muốn.
Dần dà, ở những nơi mà chức linh mục không được quí trọng sẽ là nơi bị tấn
công và không được người Công Giáo bảo vệ, ơn gọi linh mục sẽ chết. Nó chết
không phải vì Chúa không ban, nhưng vì chúng ta từ chối, vì chúng ta không muốn,
vì chúng ta đã chọn thần tượng vật chất và gạt tôn giáo ra ngoài.
Tôi trở nên ý thức hơn về những sự tấn công qua việc đàm tếu và chỉ trích.
Những đàm tiếu và chỉ trích này thêm dầu vào lửa. Những khó khăn mà một số linh
mục gặp phải thì đã tệ hại đủ rồi, nhưng nhiều người Công Giáo đã thêm vào bằng
cách loan truyền những điều này điều nọ đến các gia đình và bè bạn. Họ đã rơi vào
bẫy của Satan nhằm hủy diệt món quà thiêng liêng là chức linh mục. Thái độ này
càng thêm khó khăn cho những linh mục đang chống trả những thử thách trong đời
họ.
Tôi cảm thấy như Chúa nói với tôi, "Thầy muốn con đi vào thế giới để nói cho
dân của Thầy biết rằng chức linh mục là món quà Thầy ban cho họ, để họ có thể
được nuôi dưỡng và được kiên cường. Thầy muốn con kêu gọi họ hãy cầu nguyện
cho các linh mục, hãy yêu thương các linh mục, và quí trọng bí tích này. Khi dân
Thầy biết yêu thương, quí trọng, và cảm tạ vì chức linh mục, những ơn gọi linh mục
sẽ triển nở trong họ. Ơn gọi đó sẽ là niềm vui cho những thanh niên muốn đáp trả
lời mời gọi này vì họ sẽ được hỗ trợ bởi cộng đoàn và gia đình họ."
Sứ vụ đâu tiên của tôi là đi vào thế giới để kêu gọi giáo dân và linh mục nhận
thức tầm quan trọng và sức mạnh của bí tích này. Từ thời các tông đồ, chúng ta
được Thiên Chúa chúc phúc qua các linh mục là những người đã làm cho Đức
Giêsu hiện diện trong chúng ta qua bí tích Thánh Thể và trong việc công bố Lời
Chúa.
Qua các thế hệ, sức mạnh ma quỉ luôn cố tiêu diệt chức linh mục. Chúng ta có
thể đọc thấy nhiều câu truyện về các linh mục bị Cộng Sản tiêu diệt, đầy ải và chịu
tử đạo.
Và ngay cả trong những quốc gia được mệnh danh là Kitô hữu, chúng ta thấy
nổi lên phong trào bài tu sĩ. Ngày nay một số người hân hoan khi nghe tin một linh
mục từ bỏ ơn gọi và tạo nên một số đàm tiếu công khai. Họ xem như một chiến
thắng và rêu rao rằng, "Lại thêm một linh mục nữa!"
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tấn công chức linh mục là tấn công tất cả người Công Giáo chúng ta. Chính
với nhận thức này mà tôi nghe Chúa nói, "Con phải nói với dân Thầy rằng Satan
đang lừa dối các con để các con từ khước món quà chức thánh này, khi các con bắt
đầu đặt chức linh mục ở mức độ con người, khi các con nói rằng đó chỉ là một công
việc, một nghề nghiệp."
Sứ vụ thứ hai được tỏ rõ trong một hình ảnh giao động tôi cách sâu đậm. Như
thể tôi đang đứng bên cạnh Đức Giêsu và Ngài cho tôi thấy toàn thể thành phố
Giêrusalem. Trong thành đầy các giám mục và linh mục. Bỗng dưng Đức Giêsu
khóc. Ngài nói với tôi, "Briege con, đây là những người Thầy đã chọn để chăn dắt
dân Thầy, để nuôi dưỡng dân Thầy, để khuyến khích dân Thầy, để hướng dẫn dân
Thầy. Nhưng họ đã mất niềm tin nơi Thầy. Họ đang tìm kiếm sự khôn ngoan của thế
gian. Họ đang khước từ quyền lực của Thầy mà chọn quyền lực thế gian." Ngài cho
tôi thấy sẽ có một khủng hoảng lớn về chức linh mục. Các linh mục có thể mất sự tin
tưởng nơi Đức Giêsu và không còn nhận biết quyền năng của Ngài qua chức thánh
của họ.
Tôi cảm thấy Chúa yêu cầu tôi đi khắp thế giới và nhắc nhở các giám mục và
linh mục những lời sau: "Khước từ quyền năng của linh mục không phải là khiêm
nhường, nhưng thật sự là khiêm tốn khi nhận biết rằng Thầy đã chọn họ. Thầy chọn
họ không phải vì họ thánh thiện hơn người khác, hay họ tốt lành hơn người khác,
nhưng Thầy chọn họ vì tình yêu, lòng thương xót và nhân hậu của Thầy dành cho
nhân loại. Chính vì tình yêu, lòng thương xót, nhân hậu mà Thầy dùng họ để làm
cho chính Thầy được hiện diện. Thầy ao ước họ có thể thi hành điều này hữu hiệu
hơn biết là dường nào! Hãy đi và nói với họ là hãy tin nơi Thầy."
Khi tôi rời nhà nguyện, sau gần bốn giờ đồng hồ, thái độ của tôi đã thay đổi.
Thiên Chúa, trong thế kỷ hai mươi mốt, vẫn ban cho chúng ta món quà chức linh
mục.
Thái độ của tôi đã thay đổi đối với bản tính nhân loại của linh mục. Tôi trở nên
ý thức hơn về sự cần thiết phải cầu nguyện cho các linh mục, để họ thật sự là
những người của đức tin.

o0o

Dạy Các Em Về Chức Linh Mục

Tôi quyết định bắt đầu từ học sinh lớp một của tôi. Hàng ngày tôi cầu nguyện
với các em và nói về chức linh mục cho chúng nghe. Tôi được một linh mục, Cha
Harold Cohen từ New Orleans, đến để dâng thánh lễ cho các em và giải thích cho
các em biết ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể. Tôi xin ngài giải thích cho các em biết
sự khác biệt giữa người cha và linh mục, và tại sao mà linh mục được gọi là "cha" lại
khác với cha ruột của các em, và các ngài phải hiến dâng đời sống cho Đức Giêsu
để Chúa có thể hoạt động qua các ngài. Cha Harold đem đến lớp một cây đèn cầy
và cái rổ. Ngài kể cho chúng nghe câu chuyện trong Phúc Âm về việc đừng dấu sự
sáng của mình dưới thúng, và linh mục là người đem sự sáng đến thế gian.
Cha Harold giải thích những gì xảy ra khi ngài đặt tay trên bánh và rượu và xin
Chúa Thánh Thần làm cho bánh và rượu trở nên Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, để
Chúa có thể thật sự hiện diện.
Sau thánh lễ, tôi hỏi các em xem em nào có thể định nghĩa linh mục là gì. Một
em trai nhỏ giơ tay lên và nói, "Linh mục là người thắp nến cho người khác."
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Có thật là linh mục đem sự sáng của Đức Kitô đến cho anh chị em của mình
trong thế gian không?
Chính những em lớp một này đã khiến tôi nhận thức sức mạnh của việc cầu
nguyện và sự cần thiết phải cầu nguyện cho các linh mục. Chính qua những em học
sinh lớp một này mà tôi đã chứng kiến sự chữa lành lớn lao đầu tiên cho một linh
mục.
Tôi gặp vị linh mục ấy trong một cuộc họp. Ngài đang trải qua một cuộc khủng
hoảng và muốn rời bỏ đời sống linh mục. Tôi hứa là sẽ nói các em lớp một cầu
nguyện cho ngài.
Tôi đã nói các em cầu nguyện. Chúng quyết định viết thư cho ngài. Vì tôi
không thể giải thích vấn đề, và chỉ yêu cầu các em cầu nguyện cho ngài được bình
phục, nên chúng nghĩ là ngài đau bệnh hay bị tai nạn. Chúng vẽ ra trong những bức
thư gửi cho ngài hình ảnh một linh mục trên giường bệnh, chân bó bột và đầu quấn
băng trắng.
Một vài tháng sau, vị linh mục gọi tôi và nói ngài muốn xuống Florida để nói
chuyện với các em. Ngài đến và đem theo lá thư của chúng - và một gói kẹo lớn, dĩ
nhiên chúng thích quá.
Ngài nói với chúng rằng ngài vừa trải qua thời kỳ đen tối và ngài đã không còn
nói chuyện với Đức Giêsu, nhưng nhờ lời cầu nguyện của chúng, ngài đã tiếp tục
chức linh mục và trở nên một người bạn thân thiết với Đức Giêsu.
Sau này ngài nói với tôi rằng, đặc biệt có lá thư của một em gái năm tuổi đã
đánh động ngài sâu đậm. Trong thư em viết, "Con biết là cha không thể làm những
gì mà Chúa Giêsu muốn cha làm ngay bây giờ, nhưng con sẽ xin Chúa Giêsu giúp
cha. Cha là người rất đặc biệt đối với Chúa Giêsu. Chúng con biết Chúa Giêsu sẽ
chữa cha khỏi bệnh. Chúng con cần cha và thương cha. Chúng con hy vọng khi cha
khỏe mạnh cha sẽ đến thăm chúng con."
Khi linh mục đọc lá thư đó, ngài cảm thấy như lá thư đã đâm vào tim ngài, và
Chúa đã nói với ngài, "Đứa nhỏ này thật sự hiểu biết chức linh mục là gì. Còn con
có thật sự biết chức linh mục là gì không?"
Và rồi ngài bắt đầu cầu nguyện và đời ngài đã thay đổi.
Đây là một niềm vui lớn cho tôi vì nó xác nhận điều Đức Giêsu nói với tôi trong
nhà nguyện - đó là nếu tôi thúc giục dân chúng cầu nguyện cho các linh mục thì các
ngài sẽ được đổi mới.
Sau khi tôi được thị kiến trong nhà nguyện vài tháng, Cha Cohen điện thoại
cho tôi và hỏi tôi có thể giúp ngài tổ chức tĩnh tâm cho các linh mục được không.
Tôi phản ứng cấp kỳ: "Thưa Cha, con không thể đến đó được. Con là cô giáo
lớp một. Không cách nào con có thể đi được. Không thể được. Bà hiệu trưởng sẽ
không cho phép con."
Tôi từ chối vì sợ. Cha Cohen nói, "Sơ Briege biết mà, coi các linh mục như
những học sinh lớp một thì đâu có hại gì. Tôi nghĩ là Chúa muốn sơ đến."
Tôi đến gặp bà hiệu trưởng và thật ngạc nhiên khi nghe bà nói, "Sơ Briege, tôi
nghĩ đó là ý kiến hay, sơ nên đến đó."
Tôi thật là lo. Chưa bao giờ tôi nói chuyện trước các linh mục. Tôi được biết
rằng có nhiều vị không muốn có mặt trong buổi tĩnh tâm này. Đức giám mục yêu cầu
họ đến để học biết thêm về phong trào canh tân thánh linh. Họ không thích canh tân
kiểu đó và việc một nữ tu có mặt trong buổi tĩnh tâm cũng không hấp dẫn họ.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Khi tôi lắng nghe Cha Cohen mở đầu buổi tĩnh tâm rằng Chúa Thánh Thần sẽ
hướng dẫn buổi tĩnh tâm, tôi nghĩ, "Tôi hy vọng là Ngài sẽ hành động, vì tôi hồi hộp
quá."
Sáng hôm sau, tôi lo lắng thêm vì Cha Cohen quá đau yếu. Ngài nói với tôi là
tôi phải tiếp tục điều khiển buổi tĩnh tâm và ngài khuyến khích tôi bởi sự tín nhiệm
nơi tôi. Bất kể tôi quá lo sợ và bồn chồn, Chúa đã dùng tôi.
Tôi thấy mình cảm nghiệm được một tình yêu sâu đậm, lòng nhân hậu, và biết
ơn những vị linh mục này. Vì lần đầu tiên, tôi được nghe những câu chuyện của các
linh mục với thân phận con người của họ. Tôi nghe họ kêu xin giúp đõ, xin được yêu
thương, được xác nhận. Tôi thấy sự cô đơn của họ và sự cần thiết của họ trong sứ
vụ.
Dường như Chúa đặt trong bốn mươi linh mục mọi vấn đề mà tôi sẽ gặp trong
sứ vụ của tôi cho các linh mục sau này. Nó như một khóa huấn luyện khẩn cấp về
chức linh mục.
Bây giờ, sau nhiều năm nhìn lại, tôi đã du hành nhiều nơi trên thế giới để giúp
đỡ các linh mục. Tôi đã có nhiều cơ hội để nói chuyện với giáo dân và tu sĩ. Hai
công việc đã trở thành hiện thực.
Tôi vô cùng vui sướng khi thấy có nhiều người bắt đầu cầu nguyện cho các
linh mục. Ơn sủng để yêu thương và khuyến khích linh mục là một thực thể đang
phát triển giữa giáo dân và tu sĩ trên toàn thế giới.

o0o

Thách Đố Đức Tin

Một số người nghĩ rằng nhu cầu lớn nhất cho đời sống linh mục là sự thay đổi
trong giáo hội về quy tắc độc thân. Nhưng nếu tôi được hỏi là điều gì cần thiết nhất
cho linh mục, thì tôi sẽ trả lời là một đức tin sống động sâu xa.
Tôi muốn thách đố các linh mục trong ơn gọi của họ: tin tưởng hơn, nhưng
cũng hy vọng và yêu thương hơn.
Khi thách đố các linh mục, tôi cũng thách đố giáo dân, vì khi được rửa tội
chúng ta được chia sẻ chức vụ tư tế vương giả của Đức Kitô. Thánh Phêrô gọi
chúng ta là dân tư tế (l Pt 2:5-9). Chúng ta cần lẫn nhau, linh mục và giáo dân.
Chúng ta cần khích lệ lẫn nhau trong sứ vụ của chúng ta trong giáo hội - trong sứ vụ
linh mục và sứ vụ tư tế của giáo dân do bí tích rửa tội.
Hiển nhiên linh mục là người phải tin nơi Đức Kitô. Khi Đức Giêsu gọi những
môn đệ đầu tiên, Ngài mời họ đến với Ngài. Trong ba năm ở với họ, Ngài đã biến
đổi tâm trí họ từ những suy nghĩ thế gian sang những suy nghĩ về Ngài. Ngài cho họ
biết rằng không có gì bất khả đối với Ngài.
Ngài cho họ những cơ hội để đức tin của họ được trưởng thành hơn bằng
cách thử thách họ trong những tình cảnh bất khả kháng, tỉ như nuôi hàng ngàn
người ăn với năm ổ bánh và hai con cá, đi trên mặt nước, chữa lành người bệnh tật,
và trừ quỉ.
Linh mục của chúng ta cũng gặp những thử thách đó trong thế giới ngày nay.
Do đó họ phải tin, vì họ không được sai đi để bảo vệ Đức Giêsu hay xin lỗi giùm
Ngài. Họ được sai đi để loan báo về Ngài. Tôi thường nói với các linh mục rằng khi
một người làm thương mại bán một món hàng, họ phải tin ở món hàng đó nếu
không dân chúng sẽ không mua. Tin Mừng cũng giống như thế. Nếu linh mục không
tin vào Lời Chúa, họ sẽ không thuyết phục được ai hết.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Một linh mục tôi quen đi về vùng Châu Mỹ La Tinh với lòng hăng hái giúp đỡ
người nghèo. Ngài rất hăng say. Ngài có được những phương tiện vật chất để giúp
dân chúng ở đó bớt nghèo đói.
Khi đến Châu Mỹ La Tinh, ngài bắt đầu xây bệnh viện và trường học. Sau
mười năm, ngài nhận thấy rằng nhiều người trong giáo xứ đến với những thí điểm
truyền giáo của các nhà truyền giáo khác tôn giáo.
Ngày kia, ngài ta thán với một ông già, một người rất ngoan đạo lúc nào cũng
lẩn quẩn ở nhà thờ và giúp đõ linh mục. Ông nhìn ngài và khóc, ông nói: "Thưa Cha,
con không muốn làm cha đau lòng, nhưng con phải nói thật với cha. Cha đem đến
cho chúng con nhiều thứ tốt đẹp. Cha làm việc thật vất vả, nhưng cha không đem
Chúa Giêsu đến cho chúng con. Chúng con cần Chúa Giêsu."
Vị linh mục trả lời: "Tôi thật xấu hổ để nhận ra rằng tôi muốn cho họ tất cả
những gì cần thiết cho đời sống vật chất của họ, rồi tôi sẽ dâng thánh lễ và giảng
dạy cho họ. Nhưng vì quá bận rộn, tôi không dâng thánh lễ được nữa. Tôi là một
linh mục lao động nên không còn thời giờ nữa. Thật quan trọng để nuôi những
người này. Họ đói. Tuy nhiên, Chúa cho tôi thấy, qua những người nghèo đói mà tôi
nỗ lực làm việc cho họ, điều họ muốn không chỉ là vật chất."
Và rồi Chúa đưa linh mục này trở về quê hương ngài. Ngài đến tham dự buổi
cầu nguyện và nghe một bà già chia sẻ đã khiến thay đổi đời ngài.
Bà nhắc lại lời Đức Giêsu nói, "Người ta sống không nguyên bởi bánh nhưng
còn bởi mọi lời từ miệng Thiên Chúa" (Mt 4:4). Khi vị linh mục nghe những lời này,
ngài nhận ra rằng trách nhiệm của ngài là xây dựng Nước Trời. Vật chất thì quan
trọng, nhưng linh mục không thể trở thành một cán sự xã hội hay một chính trị gia.
Ngài không thể dựa vào tài nguyên con người. Tài nguyên của ngài phải là Ðức
Kitô.
Khi sự tăm tối tinh thần được mở ra, vị linh mục nói với tôi: "Sơ ơi, tôi đã mất
đức tin. Tôi thật tức giận khi thấy những người nghèo bị lạm dụng; tôi không còn
thấy gì khác." Vị linh mục trở lại Châu Mỹ La Tinh với con người mới. Ngài đã gặp
gỡ Đức Giêsu sống động. Ngài thấy rằng điều đầu tiên ngài phải làm là rao giảng
Phúc Âm.
Tôi làm việc nhiều ở Châu Mỹ La Tinh và nhiều nơi khác trên thế giới. Tôi nói
với các linh mục rằng đem Chúa Giêsu đến bàn thờ là điều tốt đẹp nhất mà họ có
thể thực hiện.
Tôi hỏi họ, "Các cha có thật sự tin rằng các cha có quyền năng, vì chức thánh
của các cha, là đem Thiên Chúa hằng sống xuống trên mặt đất không? Các cha có
đức tin như đức tin của Mẹ Maria không?"
Khi Đức Mẹ xin vâng, ngài xin vâng để sinh nở, để hiến thân xác mình, toàn
thể con người mình để Đức Giêsu giáng trần. Đó là điều khó khăn vì Mẹ Maria phải
quên đi những hoạch định riêng của Mẹ; phải quên đi những gì Mẹ muốn làm và để
Thiên Chúa hoàn tất ý định qua Mẹ. Mẹ Maria chỉ nhìn ý định của Chúa được hoàn
tất qua Chúa Giêsu.
Linh mục cũng thế. Khi ngài chấp nhận chức linh mục, ngài phải chết đi cho
những ý muốn hoàn thành công việc này nọ chính mình, chết đi cho ý muốn sửa
chữa những điều sái quấy, chết đi cho ý muốn thay đổi những bất công và bênh vực
những kẻ áp bức. Chính ngài phải chết đi và để Đức Giêsu, qua ngài trở nên câu trả
lời cho tất cả mọi vấn nạn. Linh mục phải nhận ra rằng, như Đức Mẹ, linh mục sinh
hạ Đức Giêsu. Chỉ có linh mục mới có thể đem Đức Giêsu cho chúng ta qua bí tích
Thánh Thể.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Chúng ta cần những cán bộ xã hội và mọi sự giúp đỡ mà người ta có thể làm
cho người nghèo. Chúng ta cần những giáo dân trong công tác truyền giáo và tất cả
các nữ tu, nhưng chúng ta không thể nào quên rằng điều chúng ta cần hơn bất cứ gì
khác, là Bánh Hằng Sống. Chúng ta phải có Đức Giêsu đến giữa chúng ta. Người
nghèo và người bị áp bức phải có cùng cơ hội để đón nhận Đức Giêsu như những
người trong các quốc gia giàu hơn, tự do hơn. Từ chối họ điều đó thì cũng là từ
chống Thiên Chúa, vì đây là món quà mà Thiên Chúa muốn ban cho họ.
Đó là lý do tại sao đức tin lại quan trọng. Nó quan trọng khi linh mục cảm thấy
mình bất lực và tự mình muốn làm tất cả, để ngài có thể nói, "Tôi phải nhỏ đi để Đức
Giêsu được lớn lên" (Gioan 3:30). Linh mục phải nhận thức rằng họ không thể tự
mình làm gì được, như Thánh Phaolô nói, "Đấng ở trong tôi chắc chắn có thể làm
nhiều điều hơn là những gì tôi có thể mường tượng" (Eph 3:20).
Vị linh mục tôi đã kể trên trở lại Châu Mỹ La Tinh như một người đổi mới với
đức tin được canh tân. Ngài bắt đầu hiểu những lời Đức Giêsu nói với các môn đệ
xưa và nói với ngài hôm nay. "Đối với Thầy, không có gì là không thể được." Ngài
nhìn thấy, qua con mắt đức tin, sự quan trọng của ơn gọi linh mục, và ngài hiểu sự
cần thiết phải dựa vào Thiên Chúa, qua việc cầu nguyện để có được sức mạnh mà
chu toàn ơn gọi của ngài.
Những cảm nghiệm về linh mục này nhắc tôi nhớ lại một đoạn trong bài viết
của Canon Patrick Augustine Sheehan cho một thanh niên Ái Nhĩ Lan vào khoảng
đầu thế kỷ 20. Canon Sheehan là một linh mục và là một văn sĩ nổi tiếng. Ngài nói,
"Khi bạn thấy người ta tìm kiếm kế hoạch và tư lợi cho chính mình, lúc đó hãy cẩn
thận vì bạn sẽ bị cám dỗ khiến bạn quên đi hay từ chối những nguyên tắc thiêng
liêng mà bạn đã học hỏi. Bạn sẽ bị cám dỗ để tin rằng chức vụ thiêng liêng của bạn
không phải là một ơn gọi hay một sứ vụ, mà chỉ là một nghề nghiệp, và như thế bạn
cảm thấy tự do để đưa những thói đời và nguyên tắc của thế gian vào cung thánh là
nơi chỉ có những nguyên tắc chỉ đạo của Phúc Âm được công nhận."
Hàng ngày, tôi tạ ơn Chúa vì chức linh mục. Khi tôi ngồi trong nhà nguyện
trước Thánh Thể, tôi cảm tạ Ngài vì có những người đã đáp lời mời gọi của Ngài.
Một ý nghĩ sau cùng về đức tin và chức vụ linh mục mà tôi muốn chia sẻ. Một
linh mục -- như tôi đã nói -- có được sức mạnh từ Thiên Chúa trong bí tích chức
thánh, và được Chúa Thánh Thần dạy dỗ trong việc cầu nguyện và qua giáo hội.
Sức mạnh của linh mục đến từ sự hiệp nhất với Thiên Chúa bằng sự cầu nguyện.
Ngài không có được sức mạnh từ việc học hỏi thần học hay bằng cấp. Tuy sự học
hỏi thì quan trọng và chúng ta cần những nhà thần học cũng như những nhà thông
thái, nhưng sự hiểu biết không bao giờ thay thế đức tin, và cũng không bao giờ có
thể thay thế được sự kết hợp với Thiên Chúa qua sự cầu nguyện và trông cậy vào
Ngài cách đặc biệt. Chính sức mạnh của Đức Kitô đã thay đổi và biến hóa con
người. Kinh nghiệm của vị linh mục ở Châu Mỹ La Tinh và của nhiều người khác
trên thế giới chứng minh điều này.
Cha sở xứ Ars là một thí dụ điển hình của một linh mục chỉ trông cậy vào sức
mạnh của Chúa. Thánh John Vianney hầu như bị khước từ chức không cho chịu
chức linh mục vì ngài là một học sinh quá kém. Tuy nhiên, sau khi chịu chức và
được tràn đầy sức mạnh của Thánh Thần, ngài trở nên nổi tiếng trên thế giới vì sự
khôn ngoan và công việc mục vụ trong bí tích hòa giải. Từ khắp nơi trên thế giới,
người ta đến với xứ Ars, nước Pháp để xưng tội với ngài và để xin ngài cầu nguyện
cho.
Các linh mục không bao giờ được cảm thấy thua kém vì có thể họ không có
bằng cấp cao hay đạt được những kết quả học vấn khác. Một khi được chịu chức, bí
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

tích này chứa đựng những sức mạnh cần thiết cho các linh mục trong sứ vụ của các
ngài trong giáo hội.

o0o

Thách Đố Hy Vọng

Lãnh vực thứ hai thách đố các linh mục và mọi Kitô hữu là hy vọng. Linh mục
được mời gọi để trở nên người của hy vọng. Đức Thánh Cha liên tục nhắc nhở các
linh mục và tu sĩ rằng họ phải trở nên dấu chỉ và biểu hiệu của hy vọng trong thế giới
là nơi hy vọng vụn vỡ mỗi ngày.
Những người không còn nhìn đến Thiên Chúa bây giờ xây đắp hy vọng của
họ nơi chính phủ, nơi những tổ chức đảm bảo tài chánh, và nơi người khác.
Chỉ có sự đảm bảo và chỉ có sự hy vọng đến từ Đức Giêsu.
Tôi nói với các linh mục rằng thật tuyệt vời khi nhìn về Đức Maria và những
thử thách mà người thiếu nữ Do Thái này phải đương đầu. Đức Maria nghe những
lời tốt đẹp của sứ thần Gabriel, rằng con của ngài sẽ là Con Đấng Tối Cao. Mẹ thật
sự bị khích động bởi những lời tiên tri tốt đẹp, tuy nhiên Mẹ đã phải trải qua những
nghịch cảnh đau lòng của cuộc đời Đức Giêsu. Con của Mẹ phải sinh nơi chuồng
bò, bị lạc khi lên mười hai tuổi, bị dân chúng tẩy chay, bị đối xử như một tội nhân, bị
đánh đập, bị treo trên thập giá và bị chế nhạo. Qua những sự việc này, Đức Maria
suy gẫm những lời của sứ thần trong lòng. Ngài muốn giữ vững niềm hy vọng khi hy
vọng dường như là trò cười.
Như Đức Maria, các linh mục cũng thề hứa với Chúa khi chịu chức. Như Đức
Maria, các ngài phải đương đầu với những nghịch cảnh. Như Đức Maria, các ngài
được kêu gọi hãy hy vọng ngay cả khi hy vọng dường như là trò cười.
Cũng như đức tin, đức hy vọng chỉ đến qua sự cầu nguyện. Thật quan trọng
để chúng ta ý thức rằng tin, cậy, mến như những cành nẩy sinh từ cây nho.
Một bà bạn tôi, tên là Suzan có người chồng sắp chết, gặp một trường hợp
não lòng với một vị linh mục. Cả hai ông bà đều có đức tin mạnh mẽ và tin rằng Đức
Giêsu sẽ chữa ông lành bệnh.
Vị tuyên úy nhà thương, biết là ông này sắp chết, đến thăm ông. Ngài thật
ngạc nhiên khi thấy ông lay lắt bám víu vào sự hy vọng rằng Đức Giêsu sẽ chữa
ông. Hiển nhiên là vị linh mục không tin rằng phép lạ có thể xảy ra. Ngài nói rằng
ông phải chuẩn bị chết và việc chữa lành là điều không thể có.
Lời của vị linh mục đã làm vỡ tan mọi hy vọng, và hậu quả là ông này rơi vào
tình trạng hôn mê.
Nhiều giờ sau, khi bà ngồi trong phòng đợi, vị linh mục đi vào. Bà nói với ngài,
"Thưa Cha, xin cha làm ơn cầu nguyện cho chồng con. Anh ấy đang bị cô-ma. Cha
hãy xin Chúa Giêsu chữa lành cho nhà con."
Vị linh mục nói với bà: "Lúc sớm tôi có mặt ở đây với chồng bà và tôi nói với
ông rằng ông sẽ phải chết và nhắc ông về sự nguy hiểm của việc hy vọng hão
huyền."
Bà nhận ra rằng vì sự thiếu đức cậy của linh mục đã đưa chồng bà đến tình
trạng này.
Bà nói với vị linh mục: "Cha không phải lo rằng chồng con và con có thể chấp
nhận ý Chúa hay không. Chúng con biết chúng con sẽ chết khi Chúa gọi chúng con.
Nhưng thưa Cha, con không nghĩ là cha được Chúa chọn làm linh mục để nói với
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

người ta những gì Đức Giêsu không thể làm và làm cho họ tuyệt vọng. Con cầu xin
rằng những gì xảy ra ngày hôm nay sẽ không bao giờ xảy ra nữa chỉ vì cha không
có đức cậy."
Ông chồng chết vài ngày sau đó. Bà không bao giò oán trách vị linh mục. Bà
hiểu rằng vị linh mục đó cố để bảo vệ bà và chồng bà khỏi bị tuyệt vọng.
Tất cả chúng ta đều muốn bảo vệ dân chúng khỏi bị hy vọng hão huyền. Bạn
có thể đem đến cho người ta hy vọng hão huyền bằng cách tin vào chính bạn,
nhưng bạn không bao giờ khiến người ta tuyệt vọng nếu cậy trông nơi Đức Giêsu và
nói với họ những gì Đức Giêsu có thể làm cho họ.
Tôi nói với các linh mục rằng họ không nên cảm thấy giới hạn khi đối diện với
những thử thách niềm tin và hy vọng. Phúc Âm tự trong căn bản đã có sức mạnh
đem lại hy vọng. Đây là sức mạnh của lời Chúa. Ngay cả khi linh mục không giảng
dạy, nhưng qua những lời lẽ đầy đức tin và đức cậy, ngài khuyến khích dân chúng
quay về với Thiên Chúa. Ngài đem cho họ sự hy vọng, loại hy vọng của Đức Maria
trong thời kỳ tăm tối của đời Mẹ.

o0o

Thách Đố Yêu Thương

Sau cùng, linh mục phải là người của yêu thương. Giới răn trọng đại nhất mà
Đức Giêsu ban cho môn đệ của Ngài, và chúng ta phải theo, là chúng ta phải yêu
thương. Cách để lớn lên trong sự thánh thiện là lớn lên trong tình yêu Thiên Chúa
và tha nhân.
Đây là sự thách đố cho những linh mục thời nay. Ngài được mời gọi để phản
ánh Đức Kitô trong một phương cách thật căn bản. Chúng ta gọi linh mục là "Kitô-
khác." Ngài phải phản ánh Đức Kitô trong tình yêu, sự nhân từ, quyền bính, và sự
hiểu biết của ngài. Đó là lời mời gọi thật khó khăn. Nó không thể thực hiện được nếu
linh mục cố gắng với sức của mình, nhưng nó có thể nếu ngài kiên trì trong sự hợp
nhất với Đức Kitô, nếu ngài là người siêng năng cầu nguyện. Linh mục được Thiên
Chúa mời gọi và Thiên Chúa giúp ngài sống một đời sống yêu thương.
Thật quan trọng cho tất cả chúng ta, giáo dân cũng như linh mục, là hãy đặt
chức linh mục trong bối cảnh yêu thương của thế giới ngày nay.
Tôi muốn nhìn đến linh mục như một người yêu thương trong ý nghĩa của sự
hợp nhất, sự độc thân, vai trò làm cha, và những tương giao.
Sự hợp nhất mà Đức Giêsu cầu xin là điều căn bản nhất trong sự liên hệ giữa
các linh mục và giám mục. Có nhiều cách tế nhị mà qua đó ma quỉ cố chia rẽ các
ngài. Nó gieo trong các linh mục tinh thần cạnh tranh thay vì hỗ tương giúp đỡ nhau
và cô lập thay vì tình huynh đệ.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong lá thư đầu năm 1979, nói với các linh
mục và giám mục, "Tình yêu cho Chúa Kitô và cho Giáo Hội liên kết chúng ta." Một
trong những nhu cầu lớn của giáo hội là giúp các linh mục yêu thương, hỗ trợ,
khuyến khích và cầu nguyện cho nhau.
Khi tĩnh tâm cho các linh mục, tôi luôn khuyến khích các ngài phát triển một
tinh thần vững mạnh về tình yêu thương và tình huynh đệ. Khi nói đến yêu thương,
tôi không chỉ nói về những lời lẽ tốt đẹp phải dành cho nhau. Tôi nói đến việc trở
nên một người anh em cho một người cần có tình anh em, để nói rằng, "Đừng làm
những gì anh dự tính sẽ làm," hoặc "Hãy làm những gì anh nghĩ là nên làm."
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Vài năm trước đây khi tôi nói chuyện với một nhóm linh mục ở miền bắc Ái
Nhĩ Lan. Có một linh mục nói ngài bị chán nản vì ngài mới dự đám tang của một đứa
trẻ là nạn nhân của sự bạo động. Ngài cảm thấy bị giằng co giữa ước muốn làm linh
mục cho Tin Mừng và một người lãnh đạo chính trị như người dân mong muốn.
Thấy được tình trạng bi thảm của ngài, những linh mục bạn khác đã cùng vây
quanh và cầu nguyện với ngài và khuyến khích ngài thi hành những gì thuộc nhiệm
vụ của ngài. Tình yêu và sự hỗ trợ của anh em linh mục đã đổi mới sức mạnh của
ngài.
Trong bất cứ giáo phận nào, khi các linh mục liên kết chặt chẽ với nhau và với
giám mục, người giáo dân dễ nảy sinh một cảm nhận ý nghĩa của đạo Công Giáo.
Điều này phấn chấn tiếng nói của giáo hội Công Giáo trong một thế giới đời thường.
Những kết hợp như thế cũng thể hiện đặc tính tin mừng của giáo hội. "Hãy xem
những người theo Đức Kitô yêu thương nhau là dường nào."

o0o

Giá Trị của Sự Độc Thân

Tôi muốn chia sẻ về giá trị và ý nghĩa của sự độc thân trong xã hội tân tiến.
Ngày nay, người ta khó có thể nói đến chữ "yêu" mà không nghĩ ngay đến tình dục.
Khi nói những người nam nữ sống độc thân phải yêu thương thì nhiều người lại thắc
mắc về quy tắc của giáo hội về vấn đề độc thân. Làm thế nào để những người
không lập gia đình thật sự yêu khi họ không biết chút gì về sự thân mật của tình yêu
nhục dục, khi họ chưa bao giờ cảm nghiệm được tình yêu của chính con cái họ?
Nhiều người thú nhận rằng họ không hiểu nổi sự độc thân. Do đó đời sống
độc thân bị lên án. Người ta không thấy có giá trị nào trong đó. Họ nói nào là giáo
hội áp đặt sự độc thân, nào là điều đó có thể tùy ý lựa chọn, nào là ép buộc sống
độc thân là điều phải tránh. Độc thân không phải là sự khước từ tình yêu của con
người. Nó không phải là sự khước từ khả năng được hỗ trợ, và có tình bạn tốt với
những người khác phái. Độc thân không kêu gọi tôi từ chối tình dục của tôi và mọi
thứ quyến rũ, cảm xúc của nó. Những gò ép và những thái độ phản tự nhiên đối với
chính tình dục của tôi sẽ ngăn cản tôi không đủ sẵn sàng để đại diện cho Đức Kitô,
là Đấng của tình yêu.
Độc thân không phải là sự từ chối vai trò làm cha hay làm mẹ. Nó không phải
là sự từ chối nhu cầu cần được hỗ trợ bởi cả người nam lẫn người nữ. Là một điều
dối trá khi tin rằng tôi có thể trải qua một cuộc đời như một thừa tác viên của Đức
Kitô mà không cần tình yêu thương và hỗ trợ của những tín hữu khác.
Như tất cả những lời thề khác, sống độc thân là một đòi hỏi và kêu gọi tinh
thần kỷ luật, sự từ bỏ mình, và trung thành cầu nguyện. Độc thân không phải là một
cái gì đáng sợ, ngăn cản tôi trở nên một con người biết yêu, nhưng là một món quà
giúp tôi yêu thương mọi người trong sự tương giao trọn vẹn hơn với Thiên Chúa.
Độc thân là một quà tặng và tôi được Thiên Chúa mời để đáp lời của Ngài trong
cuộc sống tinh khiết. Đời sống chức vụ độc thân không phải là một sự ép buộc.
Đối với tôi là một phụ nữ, độc thân là lời mời để yêu với sức mạnh do bởi sự
quảng đại khi thưa xin vâng với Thiên Chúa. Sự xin vâng đó mời tôi thánh hiến vai
trò làm mẹ và khả năng của nó cho Thiên Chúa - trong một phương cách đặc biệt -
vì vương quốc của Ngài. Khi làm như vậy, tôi vui lòng chấp nhận làm mẹ tinh thần
và chức vụ đó chỉ có thể được hoàn thành bởi đời sống phục vụ người khác. Người
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

nam được mời gọi sống độc thân cũng như vậy, họ thánh hiến chính mình cho chức
vụ làm cha thiêng liêng và đời sống phục vụ.
Đức Gioan Phaolô II, trong lá thư đầu tiên gởi các linh mục ngay sau khi ngài
là giáo hoàng, đã nói về độc thân như sau:
"Quan điểm thường được hiểu và phổ biến rộng rãi rằng sự độc thân của linh
mục trong Giáo Hội Công Giáo là sự áp đặt bởi luật lệ cho những người lãnh nhận
Bí Tích Chức Thánh, là hậu quả của sự hiểu biết sai lầm, nếu không phải là một đức
tin bệnh hoạn. Chúng ta đều biết thật sự không phải như vậy. Bất cứ người Kitô hữu
nào lãnh nhận Chức Thánh đều tự thề hứa sống độc thân với một ý thức trọn vẹn và
tự do sau nhiều năm dài huấn luyện. Họ quyết định chọn đời sống độc thân chỉ sau
khi họ có được sự tin tưởng chắc chắn rằng chính Đức Kitô đã ban cho họ món quà
này vì lợi ích của Giáo Hội và để phục vụ người khác. Chỉ như vậy họ mới tự hứa
giữ mình độc thân trong suốt cuộc đời."
Lời thề sống độc thân không làm cho chúng ta thoát khỏi bị cám dỗ về tình
dục. Những cám dỗ này xảy đến như với bất cứ ơn gọi nào trong đời sống. Tôi tin là
ma quỉ sẽ cố quyến rũ chúng ta vì chúng ta muốn chấp nhận lựa chọn căn bản này
để xây đắp Nước Trời. Khi tôi thề hứa, tôi phải gạt đi những lựa chọn khác. Chúng
ta hình thành tương lai của chúng ta bởi sự thề hứa. Một người sợ hãi, hay thụ động
hay lưỡng lự chung cục sẽ trở nên một người không hạnh phúc, một người bất trung
và tan nát. "Bắt cá hai tay" thì không được gì cả.
Khi làm việc với các linh mục - hay với bất cứ ai - tôi luôn luôn nói với họ rằng
họ không phải kể cho tôi nghe những khó khăn của họ. Họ chỉ cần ý thức rằng Chúa
biết họ và yêu thương họ. Tôi chỉ nói rằng: "Hãy để con cầu nguyện với cha, và con
tin chắc rằng nếu Chúa muốn ban cho cha điều gì thì Ngài sẽ làm điều đó cho cha."
Thường thì Chúa cho tôi một hình ảnh - có thể là một cảnh trong Phúc Âm - mà Ngài
muốn tôi phải nói với vị linh mục mà tôi đang cầu nguyện cho. Khoảng 99 phần trăm
những lần ấy đều có liên hệ đến đời sống nội tâm của các linh mục. Trong khi cầu
nguyện, những hình ảnh này là quà tặng của Thiên Chúa ban cho tôi để các linh
mục của Ngài và dân chúng có thể cảm nhận được sự hiện diện và tình yêu của
Ngài một cách không sai lầm, thật riêng tư, và có giá trị thực tế.
Thật là một cảm nghiệm tuyệt diệu khi thấy Thiên Chúa đánh động các linh
mục và giám mục của Ngài với một tình thương yêu vô bờ.
Bây giờ, tôi xin chia sẻ với bạn một câu chuyện thật đẹp, và là điều dạy bảo
lớn lao cho tôi về cuộc sống làm mẹ thiêng liêng của tôi và sự quan trọng để tôi yêu
thương các linh mục với tấm lòng của một người mẹ.
Trong một trường hợp rất đặc biệt, tôi đang giúp đỡ một nhóm linh mục ở Lộ
Đức. Như thường lệ, tôi thường dành nhiều thì giờ để giúp đỡ các linh mục và giám
mục một cách riêng tư.
Một buổi sáng kia, tôi xuống hang đá để cầu nguyện. Khi tôi ngồi ở đó, hình
như có ai đặt tay trên vai tôi và tôi nhận được một cái hôn trên má. Tôi nhìn lên và
thấy một linh mục lớn tuổi. Ngài ngồi xuống cạnh tôi và nói, "Sơ Briege ơi, tôi muốn
cám ơn sơ vì sơ đã trở thành người mẹ của tôi."
Tôi mỉm cười thầm nghĩ, "Trời đất ơi, phép lạ không bao giờ ngừng. Mình đây
mới có 36 tuổi, mà lại có đứa con 80 tuổi!"
Vị linh mục ấy nói, "Tôi không biết sơ ở đây. Tôi xuống đây để cám ơn Đức
Mẹ đã gởi sơ đến. Mẹ tôi chết khi tôi mới năm tuổi. Tôi có năm anh em trai và chẳng
có chị em gái nào. Tôi đi tu khi rất trẻ và không bao giờ tiếp xúc với phụ nữ.
"Đối với tôi, độc thân có nghĩa là tôi phải tránh xa phụ nữ và không bao giờ tự
để mình tiếp xúc với họ. Tôi sống một đời linh mục luôn luôn lánh xa phụ nữ. Bởi
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

thế, tôi trải qua một cuộc đời từ khước tính dục của mình và trở nên một người với
tâm hồn chai đá. Bây giờ tôi 84 tuổi. Tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ đi tham dự
tĩnh tâm do một người phụ nữ điều khiển. Hôm qua, khi tôi đến nơi để sơ giúp. Tôi
không biết phải nói với sơ những gì. Tôi không biết phải ăn nói thế nào với phụ nữ.
"Khi sơ bắt đầu nói với tôi, như thể sơ đọc được toàn thể đời tôi với sự dịu
dàng của Đức Giêsu. Khi tôi giao động và khóc vì quá xúc động, sơ đã quàng tay
qua người tôi và để tôi khóc.
"Đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy sự dịu dàng của một người mẹ. Tôi chưa bao
giờ biết thế nào là mềm lòng và để một phụ nữ quàng tay qua tôi."
Ngài nói, "Tôi chưa bao giờ sùng kính Đức Mẹ. Ngài là phụ nữ và phụ nữ
không có trong đời tôi. Qua sự giúp đỡ của sơ, tôi cảm được sự ấm áp và dịu dàng
của Đức Maria, mẹ Chúa Giêsu. Tôi vừa mới nhận Đức Maria làm mẹ của tôi. Tôi
muốn cám ơn sơ."
Đó là điều làm tôi vui mừng. Đó là lý do tại sao tôi sống độc thân, để tôi có thể
đem Đức Kitô đến với con cái của Ngài. Có nhiều cách để đem Đức Kitô đến, nhưng
với tôi, đây là cách tốt đẹp nhất, khi biết rằng tôi đã giúp linh mục đó đến với Đức
Maria, đến với sự dịu dàng của một người mẹ, đến sự tuyệt diệu của vai trò làm mẹ,
đến với một phần riêng tư trong đời sống của vị linh mục mà chưa ai được chạm
đến bao giờ.
Làm thế nào mà linh mục ấy có thể trở nên một người yêu thương, dịu dàng,
nhân hậu khi chính con tim ngài chưa bao giờ được chạm đến bởi con người?
Chính sự nhân bản và sự hồn hậu của Đức Giêsu đã thu hút đám đông.
Chúng ta có nhiều người độc thân phản ánh những đức tính này của Đức Giêsu. Có
rất nhiều, nhưng hai người hiện ra ngay trong trí tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II và Mẹ Têrêsa Calcutta.
Có lần tôi hỏi Mẹ Têrêsa là ngài nghĩ cái gì là quan trọng nhất để nói với các
linh mục. Mẹ mỉm cười, cầm tay tôi và nói, "Chị Briege, hãy nói với họ phải cầu xin
Đức Giêsu ban cho họ con tim của Ngài để họ yêu thương. Hãy nói họ phải trở nên
người của tình yêu, họ phải yêu thương kẻ tội lỗi chứ không phải tội lỗi."
Sống độc thân không phải là một ơn gọi dễ dàng, nhưng nó đến từ chính
Thiên Chúa. Chúng ta đọc trong Phúc Âm Thánh Mátthêu đoạn 19 về quan điểm
của Đức Giêsu về việc ly dị và tái hôn. Các môn đệ đề nghị rằng, nếu như vậy thì
thà đừng kết hôn.
Đức Giêsu nói (câu 11 - 12), "Không phải ai cũng có thể chấp nhận sự dạy dỗ
này, chỉ những người được ban cho để hành động như thế. Một số người bị bất lực
về tình dục khi mới sinh; một số tự do hành động như thế, và một số người tự do từ
khước tình dục vì Nước Chúa. Ai có thể thì hãy chấp nhận điều này."

o0o

Vai Trò Làm Cha của Linh Mục

Linh mục được mời gọi để trở nên một người cha. Cha là gì?
Cha là người được Thiên Chúa dùng để đem sự sống. Hành động của một
người nam đem đến sự sống về phương diện thể xác chỉ là khởi đầu của vai trò làm
cha. Đem một đứa bé vào đời là một phần nhỏ, nhưng sự trọn vẹn của vai trò làm
cha chỉ được nhận biết khi người cha yêu thương, uốn nắn, dạy dỗ, và hướng dẫn
con cái. Người cha phải hiện diện và phải tỏ ra sự dịu dàng và yêu thương đối với
con cái. Người cha nuôi nấng con cái để chúng có thể tăng trưởng và mạnh mẽ.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Ông cung cấp cho sự học vấn của chúng. Ông dạy chúng biết phải trái, biết luân lý,
nuôi dưỡng chúng lớn lên trong tình yêu và kính sợ Thiên Chúa. Ông chuẩn bị
chúng để sống trong xã hội và trong thế giới mà khi sẽ đến lượt, chúng sẽ làm y như
vậy.
Đó là vai trò của một người cha về phương diện thể lý và để yêu thương con
cái. Đó cũng là nhiệm vụ đòi hỏi nơi linh mục như người cha của các tín hữu.
Thiên Chúa đã chọn linh mục như một người cha tinh thần. Lời đầu tiên mời
gọi linh mục là yêu thương giáo hội mà linh mục đã dâng hiến đời mình. Ngài phải
yêu thương Thiên Chúa trong giáo hội. Ngài phải trung thành với giáo hội. Và rồi,
như người cha của gia đình đức tin, ngài phải dạy dỗ và khuyến khích những con
cái của ngài. Ngài phải nuôi họ với Lời Chúa và Bánh Hằng Sống. Tôi khuyến khích
các linh mục phát triển lòng sùng kính Thiên Chúa Cha và xin Chúa hãy để vai trò
làm cha của Ngài phản ảnh qua các linh mục.
Giám mục phải là người cha của các linh mục cũng như của giáo dân. Ngài
phải là người sẵn sàng dịu dàng khi linh mục của ngài trầy trụa, không lo sợ khi cần
phải thử thách hay hành xử quyền quyết định khi cần thiết.
Trong một buổi tĩnh tâm, một linh mục đến với tôi xin giúp đỡ, và khi tôi cầu
nguyện với ngài, tôi được thấy hình ảnh đẹp đẽ của Đức Giêsu. Ngài quì trên một
con đường gồ ghề cầm tay vị linh mục và nói: "Robert, hãy tự tha thứ cho con như
Thầy đã tha thứ cho con. Hãy trở lại với Thầy. Hãy nhớ câu chuyện người con
hoang đàng.
Đó là con. Thầy đang đợi con trở về với Thầy. Hãy tha thứ cho con và trở về
với Thầy."
Tôi nói với linh mục ấy: "Thưa Cha, con không biết những gì sai lầm trong đời
sống cha, nhưng Thiên Chúa đã thật sự tha thứ những lỗi lầm cha phạm."
Vị linh mục ấy xúc động và cho tôi biết ngài đã phạm một lỗi lầm khủng khiếp.
Ngài đã làm một việc gây nên nhiều tai tiếng trong địa phận. Ngài xin nghỉ và về quê
nhà. Mỗi sáng ngài đến nhà thờ của giáo xứ, khóc lóc và nói với Chúa về lỗi lầm
khủng khiếp ngài đã phạm. Ngài cảm thấy ngài không thể trở lại, sợ rằng vị giám
mục sẽ tức giận và không đón nhận ngài.
Ngày kia, sau một năm dài, ngài đọc câu chuyện người con hoang đàng trong
Phúc Âm Thánh Luca đoạn 15. Ngài đã có can đảm để trở về gặp đức giám mục.
Ngài nói, "Tôi quì xuống và xin đức giám mục tha lỗi cho tôi và xin ngài nhận tôi trở
lại.
"Sơ biết không, tôi không bao giờ quên được hành động của đức giám mục.
Ngài đang ngồi ở ghế. Ngài đứng dậy và đi vòng qua bàn đến ôm lấy tôi. Ngài nói,
như cha nói với con, "Robert, cha sẽ nhận con lại. Đức Giêsu đã tha thứ cho con thì
cha cũng vậy. Nhưng cha muốn con làm một điều là hãy đến tĩnh tâm với Sơ Briege
rồi trở lại với cha sau khi tĩnh tâm và nói cho cha nghe những gì con học hỏi được.
Cha sẽ xếp chỗ cho con trong giáo phận."
Cha Robert có một cảm nghiệm thật lớn lao. Nó thay đổi cả đời ngài. Ngài đã
biết đến lòng thương xót và tình yêu của Đức Giêsu. Tôi nghĩ ngài cũng biết được
sự dịu dàng và nhân từ và tình phụ tử của vị giám mục. Đức giám mục đã không lên
án hay khiển trách ngài vì tai tiếng ngài đem lại cho địa phận, ngay cả đó là sự thật.
Thay vào đó, ngài chấp nhận linh mục này với lòng yêu thương, như Đức Giêsu.
Chúng ta cần cầu xin để mỗi một linh mục và giám mục sẽ có tấm lòng của một
người cha, và sẽ tìm cách đối xử trong yêu thương tùy trường hợp.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

o0o

Sự Tương Giao

Khi suy niệm về lãnh vực tương giao, tôi nhớ đến Thánh Clara, người sáng
lập dòng chúng tôi, là người yêu thương và hỗ trợ Thánh Phanxicô trong một tương
giao có tâm điểm là Đức Kitô. Sự liên hệ của các ngài với Thiên Chúa và với nhau
đã nảy sinh một gia đình thiêng liêng vĩ đại. Dòng Phanxicô đã từng phục vụ Giáo
Hội trên tám trăm năm.
Một số nam nữ, là những người đã chọn sống độc thân vĩnh viễn, nói rằng họ
cảm thấy Thiên Chúa muốn họ lập gia đình. Tôi không thể dễ dàng chấp nhận điều
đó, nhưng thấy tình trạng của họ như một thách đố lời hứa phục vụ trong giáo hội
như những người độc thân vì Thiên Chúa.
Có ba bài học mà Chúa đã dạy tôi về sự tương giao giữa tôi với một linh mục.
Những bài học có liên quan đến sự sở hữu, sự kính trọng, và sự khác biệt giữa kín
đáo và khôn ngoan.
Trước hết, bất cứ người Kitô hữu nào, nhất là người đi tu, phải nhớ rằng mình
không thể thuộc quyền sở hữu của bất cứ ai ngoài Đức Giêsu. Không ai có thể làm
chủ tôi. Chiếm đoạt hay thay đổi người khác để ràng buộc họ là sai lầm.
Thứ hai, tôi phải kính trọng người khác. Nếu Chúa ban cho tôi một người bạn
để chuyện trò và chia sẻ đức tin, tôi phải kính trọng người đó và hỗ trợ ơn gọi của
họ.
Thứ ba, tôi phải phân biệt được giữa sự khôn ngoan và kín đáo. Tôi không
phải sợ hãi hay kín đáo nếu tôi có một người bạn linh mục là người tôi liên lạc và
chia sẻ trong hành trình đến với Đức Kitô. Tôi phải khôn ngoan. Khôn ngoan là tránh
những tình cảnh có thể gây ra điều tiếng xấu hay nguy hiểm cho chính bạn. Chúng
ta tất cả đều là xác thịt. Ma quỉ cố tìm những phương cách để chúng ta sa ngã. Thật
quan trọng để tôi không dấu diếm bất cứ điều gì với vị linh hướng và theo sự chỉ dẫn
của ngài.
Một vài năm trước, tôi diễn thuyết về đời sống linh mục cho khoảng năm ngàn
giáo dân. Cũng có một số khá đông linh mục tham dự. Tôi nói về sự mỹ miều của
đời sống linh mục và chia sẻ nhiều về những điều như tôi đã viết ở trên.
Sau phần thuyết giảng, nhiều người giáo dân nói với tôi họ thật bàng hoàng,
nhưng một vài linh mục tiến đến và - từ những điều họ nói - tôi biết họ đang có
những quan hệ không tốt. Phần diễn thuyết của tôi đã cho họ thấy hình ảnh của một
đời sống linh mục mà họ đã bỏ qua hay quên lãng.
Tôi nói với họ rằng họ đã không lừa dối ai nhưng lừa dối chính họ. Họ đã hứa
với Đức Giêsu và họ đang đòi lại lời hứa đó. Tôi nói với họ sự vô cùng nguy hiểm
của việc giả hình và tưởng nhượng. Nếu tôi không thành thật và không cố gắng
sống điều tôi thề hứa, nếu tôi không thanh sạch và không cố sống khiết tịnh, nếu tôi
không sống đời độc thân cho Thiên Chúa, tôi đã lừa dối chính tôi.
Sau cuộc gặp gỡ với những linh mục này, tôi cảm thấy cần đi xa và dùng thời
giờ để cầu nguyện và ăn chay. Tôi đến tu viện của Mẹ Angelica ở Birmingham.
Trong khi tĩnh tâm, Chúa cho tôi thấy nhiều lãnh vực của đời sống linh mục mà tôi
cần phải cầu nguyện.
Một ngày kia khi tôi cầu nguyện trước Thánh Thể, trong sự tưởng tượng của
tôi, Chúa đưa tôi đến một chủng viện, ở đó tôi thấy một nhóm linh mục bao quanh
Đức Giêsu. Chúa xoay mặt một linh mục về phía tôi. Ngài chỉ cho tôi thấy vị linh mục
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

này và nói, "Hãy nhìn linh mục này. Con sẽ biết ngài. Ngài sẽ dạy con nhiều điều về
đời sống linh mục. Ngài sẽ là người bảo vệ con rất nhiều trong cuộc đời. Con sẽ
cùng với ngài đem nhiều linh hồn về cho Thầy. Đừng sợ."
Ngay lúc đó tôi nghĩ đến tất cả những khó khăn của linh mục mà tôi đã từng
nghe biết. Tôi cảm thấy an toàn khi làm việc một mình. Ý nghĩ làm việc chung với
một linh mục khiến tôi sợ hãi.
Ba năm sau, tôi đang ở Ái Nhĩ Lan và được mời đến gặp một linh mục của
trường All Hallows ở Dublin. Ngài đang bắt đầu chương trình Giờ Cầu Nguyện dành
cho các linh mục, chương trình dài một tháng và trong đó các linh mục học hỏi về
giá trị và sức mạnh của việc cầu xin với Chúa cho người khác. Lúc đầu tôi do dự, vì
tôi đang nghỉ lễ, nhưng vì lòng thương mến các linh mục và cũng vì thích đề tài đó
nên tôi đến Dublin để gặp Cha Kevin Scallon.
Chúng tôi nói chuyện về giá trị của việc cầu nguyện và tôi chia sẻ với ngài kinh
nghiệm của tôi khi làm việc giúp các linh mục. Khi tôi ra về, ngài hỏi có thể nào thỉnh
thoảng tôi đến với chương trình để cầu nguyện với các linh mục không. Tôi trả lời là
sẽ đến, và khi rời nơi đó, tôi cứ thắc mắc hình như tôi đã gặp linh mục này ở đâu.
Tôi nghe tiếng trong lòng nói rằng, "Đây là vị linh mục mà Thầy đã chỉ cho con.
Con sẽ từ từ biết ngài."
Ngay lúc đó, hình ảnh của chủng viện, cả một hình ảnh ba năm trước đây,
sống lại trong tôi. Đột nhiên tôi nhận ra rằng All Hallows Seminary là chủng viện tôi
thấy trong hình.
Thời gian trôi qua, tôi bắt đầu nhận được lời mời để tổ chức tĩnh tâm ở những
nơi mà Cha Kevin cũng được mời. Một cách liên tục, chúng tôi cùng đến với nhau
mà không định trước hay bởi cố gắng riêng mình.
Qua sự tương giao của chúng tôi trên mười năm, cả hai chúng tôi đều có
được sự hiểu biết rõ ràng hơn về giá trị và sự phong phú của đời độc thân. Cá nhân
mỗi người chúng tôi được phong phú hơn nhờ làm việc chung và bởi chia sẻ lời thề
sống độc thân cho Thiên Chúa.
Một trong những gìn giữ tốt đẹp khi làm việc chung là vâng phục bề trên. Vị
giám tỉnh của Cha Kevin và mẹ bề trên của tôi đều hỗ trợ công việc của chúng tôi.
Chúng tôi cầu nguyện với họ và tìm kiếm sự hướng dẫn của Chúa qua họ. Cha
Kevin và tôi du hành nhiều nơi để giúp đỡ các linh mục như ở Phi Châu, Âu Châu,
Bắc Mỹ và Nam Mỹ, Úc và Viễn Đông.
Tôi muốn chia sẻ một cảm nghiệm cho thấy sự phong phú của một tương giao
bắt nguồn từ Đức Kitô. Cả Cha Kevin và tôi đều bị ảnh hưởng cách sâu đậm và giúp
chúng tôi rất ý thức về sự hiện diện bền bỉ của Đức Kitô.
Chúng tôi cùng ngồi ăn trong một nhà hàng ở Dublin, và Cha Kevin ngồi đối
diện với tôi. Khi cầu nguyện trước bữa ăn ngài nói, "Hãy cầu xin Chúa đến thăm
chúng ta như Ngài đã xuất hiện trên đường Em-mau."
Đang lúc ngài nói như vậy, tôi cúi đầu và chờ ngài tiếp tục, nhưng không thấy
ngài nói gì nữa cả. Tôi nhìn lên để xem điều gì ngăn trở ngài. Và trong chỗ trống bên
cạnh ngài - tôi chắc chắn đó là điều xảy ra trong tâm trí tôi, nhưng tôi trông thấy thật
rõ ràng - hình ảnh tuyệt đẹp của Đức Giêsu đang mỉm cười với tôi. Không nói một
lời, Ngài chuyển đạt cho tôi những lời sau, "Thầy luôn luôn hiện diện ở những nơi
Thầy được yêu thương, được kính trọng, và được chào đón." Và hình ảnh đó từ từ
tan biến.
Cha Kevin ngước mắt nhìn tôi. Tôi có thể thấy là ngài bị giao động. Ngài nói,
"Tôi mới cảm thấy có ai đó ngồi cạnh tôi." Cảm tưởng của ngài xác nhận điều tôi
vừa mới thấy.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

o0o

Phụ Nữ Có Nên Làm Linh Mục?

Nhận biết sứ vụ của tôi trong giáo hội ngày nay và có nhiều lý do để đưa ra
rằng phụ nữ phải được làm linh mục. Tôi thường bị hỏi là tại sao tôi không vận động
để xin phong chức linh mục cho phụ nữ. Tôi bị hỏi là tôi có cảm thấy thấp kém hay
bực bội vì tôi không được làm linh mục hay không.
Tôi trả lời rằng tôi luôn luôn cảm thấy thoải mái với vị thế của mình và sự dạy
dỗ của Đức Thánh Cha. Vì vấn đề đang gây ra điều đau lòng và phiền phức trong
giáo hội, tôi đến với Chúa và xin Ngài soi sáng để hiểu rõ hơn kế hoạch của Ngài
cho giáo hội. Tôi xin Ngài sự can đảm để chấp nhận những gì tôi phải tin, ngay cả
giữa những chống đối.
Suy niệm về vấn đề này, tôi thường dùng những lý lẽ con người để giải thích
tại sao phụ nữ không thể làm linh mục. Trước đến giờ tôi chưa bao giờ cầu nguyện
về vấn đề này để tìm kiếm sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Điều tôi biết được đã đem cho tôi niềm vui lớn lao. Với tôi, đó là câu trả lời.
Những người khác có thể bất đồng ý, nhưng tôi xin chia sẻ ở đây, hy vọng có thể
giúp ích cho một số người.
Trong khi cầu nguyện trước Thánh Thể, tôi nghe tiếng Chúa nói, "Bây giờ
Thầy sẽ đưa con vào một nhận thức mới về nhiệm vụ của linh mục."
Tôi được một thị kiến về chương trình của Thiên Chúa cho giáo hội Ngài mà
Ngài xây trên đá, trên Phêrô. Điều đầu tiên là hình ảnh của Phêrô, và Đức Giêsu đặt
một chìa khóa lớn của giáo hội trong tay người đánh cá. Bỗng dưng tôi thật ý thức
về sự trọng đại của giáo hội mà Đức Giêsu đã thành lập trên Phêrô, về sự trung tín
của Thiên Chúa khi ban cho chúng ta vị giáo hoàng hiện tại như một dấu chỉ có thể
thấy được trên mặt đất này. Ngài không thỏa mãn những đòi hỏi của dân chúng
cũng như không gạt đi những kế hoạch của Thiên Chúa, hay những thách đố của
Phúc Âm như ngài hiểu biết.
Ngài được mời gọi để hướng dẫn chúng ta trong sự thật và để bảo vệ sự thật
của Giáo Hội và của Đức Kitô. Nhiệm vụ của Giáo Hội là Phúc Âm hóa thế giới bằng
những giá trị của Phúc Âm. Thế giới không có nhiệm vụ truyền Phúc Âm cho giáo
hội. Phần đầu của thị kiến là thấy Đức Giêsu và Phêrô, Vị Đại Diện của Ngài.
Sau đó, dường như tôi trở về thời sáng tạo. Tôi thấy Adong và Evà trong sự
tuyệt hảo của con người. Như Thiên Chúa hoạch định, con người được dựng nên
giống hình ảnh Thiên Chúa. Lúc ấy, có tiếng nói với tôi: "Trở nên con người trọn vẹn
là trở nên tuyệt hảo trọn vẹn. Tội lỗi đã làm biến dạng con người." Ngày nay, người
ta dùng bản tính con người để bào chữa cho tội lỗi. Tuy nhiên, nếu chúng ta là con
người trọn vẹn như Thiên Chúa hoạch định, chúng ta không vướng mắc tội lỗi.
Thật quan trọng để nhận biết tội nguyên thủy đã đến từ người cha mẹ đầu tiên
của chúng ta. Trong bản tính con người, họ đã không vâng lời Thiên Chúa. Đó
không chỉ là một người nam và một người nữ, nhưng là phần chọn lọc nhất của
Thiên Chúa trong mọi thụ tạo đã tách biệt khỏi Ngài. Cái phần đó rất giống Ngài,
được dựng nên trong hình ảnh của Con Ngài, được thụ đắc cả thân xác và linh hồn.
Hậu quả của sự bất tuân đó đã ảnh hưởng đến mỗi người chúng ta. Chúng ta được
sinh ra với cái tội đó, vì chính bản tính của chúng ta đã có tội. Chúng ta nhận được
tất cả mọi thứ trong bản tính loài người một cách chính xác như những gì nó có.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Từ Cựu Ước chúng ta biết Thiên Chúa đã tiết lộ rằng Ngài sẽ dùng con người,
cả nam lẫn nữ, như những nhân vật chính yếu trong kế hoạch cứu chuộc của Ngài.
Và trong sự tưởng tượng, tôi thấy Đức Maria là người được dựng nên trong
sự mỹ miều nhất và tuyệt hảo nhất của loài người, sạch tội như A-Dong và Evà
trước khi sa ngã. Thiên Chúa đã dùng người phụ nữ trong kế hoạch cứu chuộc của
Ngài. Người phụ nữ này được trọn vẹn nhân bản và trọn vẹn tuyệt hảo của Thiên
Chúa.
Thiên Chúa có thể đưa Đức Giêsu xuống thế mà không cần người phụ nữ.
Ngài là Thiên Chúa. Ngài có thể làm bất cứ gì. Nhưng Ngài chọn phụ nữ, để Con
Một Ngài thụ thai trong lòng một người phụ nữ. Làm như thế, tôi tin rằng - và điều
này chợt đến với tôi - chính lúc đó Thiên Chúa đã nâng tất cả phụ nữ lên một địa vị
xứng đáng như chưa từng có.
Thiên Chúa đã đến với phụ nữ khi thăm Đức Maria. Qua A-Dong và Evà, toàn
thể nhân loại đau khổ vì hậu quả ghê gớm của tội. Bây giờ qua Đức Maria và hoa
quả của lòng ngài - tức là Đức Giêsu - tất cả nhân loại sẽ biết đến kết quả kỳ diệu và
sức mạnh của việc cứu chuộc. Tất cả chúng ta đều được hưởng.
Trong Đức Giêsu, sự vâng lời của Ngài vượt trên sự bất tuân của A-Dong.
Thiên Chúa chọn Đức Maria để chia sẻ trong việc cứu chuộc cũng như Evà đã dính
líu đến sự sa ngã.
Tôi được tràn ngập niềm vui. Tôi nhận biết toàn thể ý nghĩa của Thiên Chúa
khi đến trong lòng một phụ nữ. Thiên Chúa mặc lấy xác phàm. Ngài được thụ thai
bởi Chúa Thánh Thần, nhưng tất cả những gì Ngài cần cho thân xác của Ngài đều
từ Đức Maria. Hơn thế nữa, Đức Maria là người đã nuôi nấng và yêu thương Ngài.
Đức Maria đã làm tất cả những gì mà một người mẹ có thể làm một cách tuyệt vời
nhất. Thiên Chúa đã vinh danh phụ nữ trong một phương thế tuyệt đẹp!
Và rồi tôi thấy Đức Giêsu trên đường lên Calvariô và bị đóng đinh vào thập
giá. Có tiếng nói với tôi: "Cái chết không thể ngăn cản Thầy đến với dân của Thầy,
vì Thầy đã chiến thắng tội lỗi qua cái chết. Thầy yêu dân của Thầy. Thầy sẽ đến với
họ."
Ngài tiếp tục mặc khải cho tôi thấy kế hoạch của Ngài. Ngài nói sẽ tiếp tục ở
với chúng ta, Ngài sẽ ban chính Ngài cho chúng ta qua sự hiện diện thể lý. Tôi nhớ
lại Bữa Tiệc Ly, việc thiết lập Thánh Thể. Lần này, Chúa không đến với chúng ta
trong hình thể thân xác con người có thể nhận ra được, nhưng dấu kín mà vẫn trọn
vẹn nhân tính và trọn vẹn thần tính, dưới dạng bánh và rượu.
Vì lý do của riêng Ngài, Thiên Chúa chọn người nam để hoàn tất phần này
của kế hoạch là đem Chúa xuống trên bàn thờ.
Chúng ta không thể phân tích và giải thích kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng
ta không biết tại sao Ngài chọn xuống thế như một người nam sinh bởi người nữ.
Chúng ta không hiểu tại sao Ngài chỉ chọn đàn ông làm linh mục. Nhưng con người
có đức tin chấp nhận rằng ý tưởng và hoạch định của Đức Kitô sẽ được mặc khải
trong giáo hội qua các giám mục của thế giới hiệp nhất với đức giáo hoàng là Vị Đại
Diện của Đức Kitô.
Và rồi, mắt tôi mở ra để nhận thấy rằng không ai có quyền đối với chức linh
mục. Đó là quà tặng của Thiên Chúa. Tôi không có quyền để nói với Chúa rằng,
"Hãy ban cho con quyền năng để con đem Ngài xuống bàn thờ! Hãy ban cho con
quyền để biến bánh và rượu trở nên Mình Máu Ngài!"
Bỗng dưng tôi ý thức rằng không một ai, kể cả linh mục, có quyền đối với
chức linh mục. Thiên Chúa chọn. Đó là hoạch định của Thiên Chúa và sự hài hòa
của Ngài. Và thánh ý Ngài là điều chúng ta phải tìm kiếm.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Đối với tôi, đó là câu trả lời


Và sau cùng, tôi nhận ra Chúa nói với tôi, "Hãy nhớ rằng, khi linh mục ban
Mình và Máu Chúa Giêsu trong Thánh Thể cho con, thì cũng chính là thân thể mà
Đức Maria đã cưu mang trong lòng, đưa vào đời và than khóc trên đồi Calvê. Đức
Maria - và bởi đó toàn thể phụ nữ - chia sẻ một cách mật thiết trong Bí Tích Thánh
Thể như họ đã được chia sẻ trong mầu nhiệm nhập thể.
"Cũng hãy nhớ rằng, mỗi khi được rửa tội và mở lòng cho công việc của Chúa
Thánh Thần, thì họ cũng đã sinh ra Thầy. Chính nơi con sống và làm việc, con đã
làm Thầy hiện diện."
Qua Đức Maria, Đức Giêsu vào đời thế nào, thì qua các linh mục - trong mầu
nhiệm Thánh Thể - Đức Giêsu cũng đến với giáo hội để kiên cường dân Ngài trong
nhiệm vụ của họ trên mặt đất, để họ có thể đem Đức Giêsu đến với người khác.
Đem Đức Giêsu hiện diện trong thế giới là nhiệm vụ của tất cả mọi Kitô hữu.
Chúng ta được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể để giúp chúng ta thi hành nhiệm vụ đó.
Tôi cầu xin rằng những gì tôi chia sẻ với bạn sẽ giúp chúng ta thấy rằng Đức
Thánh Cha, Vị Đại Diện Đức Kitô, phải trung tín với những gì ngài tin và biết là sự
thật.
Tôi cầu xin cho mọi người nam nữ của giáo hội sẽ vui mừng trong kế hoạch
hòa hợp và sáng tạo của Thiên Chúa cho thế giới của Ngài và cho giáo hội Ngài.
Tôi cầu xin Thiên Chúa sẽ ban ân sủng cho chúng ta để chúng ta được vui
mừng vì những điều trọng đại Ngài đã làm cho chúng ta khi ban Đức Giêsu cho
chúng ta, qua Đức Maria, qua linh mục, và qua mỗi người chúng ta.

o0o

§6 - ĐỨC MARIA, NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA MỌI THỜI

Trong những thập niên gần đây, người ta thấy khó để nhận ra sự liên hệ với
Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Nhiều người nghĩ rằng việc sùng kính Đức Maria, cùng
với việc sùng kính quen thuộc khác, đã không còn xuất hiện sau Công đồng Vatican
II.
Tuy nhiên, hàng triệu người Công Giáo ngày nay vẫn giữ lấy tình yêu nơi Mẹ
Thiên Chúa. Họ không nhìn Đức Maria như một khuôn mặt trong quá khứ, như một
phụ nữ mà sự thánh thiện và liên hệ với Thiên Chúa đã khiến ngài trở nên bất khả
xâm phạm và không thể chạy đến ngài. Và ngay cả trong những anh chị em Tin
Lành, có một số ngày càng gia tăng lòng biết ơn Đức Maria và vị thế của ngài trong
đức tin.
Đức Maria là một con người. Ngài là một con người trong thời của ngài. Vì
ngài là mẹ của Đức Giêsu, vì bây giờ ngài ở với Đức Giêsu trên thiên đàng và vì
ngài được thụ thai mà không tì vết tội lỗi, ngài được biết đến như một phụ nữ trọn
vẹn sống động, là một phụ nữ trọn vẹn nhân bản. Thật vậy, sau khi Adam và Evà
phạm tội, ngoại trừ Chúa Giêsu, Đức Maria là người duy nhất đã đạt đến tột đỉnh
của sự tuyệt hảo của nhân loại, sự toàn vẹn của đời sống con người.
Mỗi người chúng ta được Thiên Chúa cốt ý dựng nên. Không ai trong chúng ta
là kết quả của sự tình cờ. Thiên Chúa quyết định dựng nên mỗi người chúng ta
cũng như Ngài quyết định dựng nên Đức Maria vô tội. Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của
ngài là cho Đức Giêsu và cho cả chúng ta.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Có thể nào Thiên Chúa gởi Con Ngài xuống trong một tâm hồn dơ bẩn, một
tâm hồn đã bị tì ố với tội khiến sự vinh quang của đời sống Con Ngài sẽ bị lu mờ?
Nếu Đức Maria không vô tội, bạn có nghĩ rằng Sứ Thần Gabriel có thể chào, "Đầy
ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng cô"? Có thể nào Đức Maria sẽ nói: "Linh hồn tôi ngợi
khen Chúa... muôn thế hệ sẽ khen tôi có phúc"?
Sự tinh tuyền của ngài là hình ảnh của chúng ta trước khi tổ tông sa ngã và là
hình ảnh tương lai mà chúng ta sẽ trở nên nhờ ơn cứu chuộc của sự thống khổ, sự
chết và sự sống lại của Đức Giêsu.
Đức Maria thì tinh tuyền và vô tội, nhưng đời sống ngài bắt đầu ở trần gian từ
trong lòng một phụ nữ. Ngài không tách biệt khỏi thế giới vì ngài yêu những gì Con
ngài yêu - và Đức Giêsu yêu chúng ta. Khi Đức Giêsu chết trên thập giá, Ngài đã
trao mẹ Ngài cho Gioan và Ngài trao Gioan cho mẹ Ngài. Đã gần hai ngàn năm,
người Công Giáo tin rằng Đức Giêsu đã trao tất cả chúng ta cho Đức Maria và trao
Đức Maria cho chúng ta.
Tôi cầu xin rằng mọi người chúng ta sẽ mở lòng đón nhận món quà vĩ đại của
Đức Giêsu là chính mẹ Ngài, một người mẹ ao ước chúng ta được cứu chuộc, một
người mẹ đã góp phần bằng tình yêu của mình cho Con ngài trong việc cứu chuộc
nhân loại. Điều này không có ý nói ngài là Đấng Đồng-Công-Cứu-Chuộc với Đức
Giêsu. Chỉ Đức Giêsu cứu chuộc, nhưng qua tình yêu, Đức Maria chia sẻ tình yêu
của Đức Giêsu cho chúng ta, chia sẻ sự đau khổ của Ngài cho chúng ta, chia sẻ sứ
mệnh của Ngài cho chúng ta. Đức Giêsu, trong sự thương xót của Ngài, đã để
người mẹ tinh tuyền của Ngài tham dự công trình cứu chuộc nhân loại qua tấm lòng
và tinh thần, cũng như Evà đã góp phần vào việc sa ngã. Trong Đức Maria, giới phụ
nữ tìm thấy một bằng chứng hùng hồn của sự bình đẳng với đàn ông. Vì qua Đức
Maria, nhân loại không phải nghi ngờ rằng Thiên Chúa yêu thương nữ giới cũng
nhiều như nam giới.
Năm 1974, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết tông thư "Sùng Kính Mẹ Rất
Thánh." Đức Phaolô VI nhận định rằng vì vai trò và vị thế xã hội của phụ nữ đã thay
đổi đáng kể trong những năm gần đây, nhiều người đã không còn nhận ra vai trò
một nữ tì Do Thái trong thời Tân Ước.
Tuy nhiên, đức giáo hoàng nói "Trinh Nữ Maria luôn luôn được coi như một
mẫu gương cho các tín hữu noi theo" - nhưng không phải vì đời sống khiêm tốn và
ẩn dật của ngài hay vì quá trình văn hóa xã hội của ngài.
Đức Maria là gương mẫu cho các tín hữu vì chính đời sống của ngài, ngài đã
chấp nhận cách trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa với tinh thần trách nhiệm (xem Luca
1:38), vì ngài đã nghe lời Chúa và thực hành, và vì lòng bác ái và tinh thần phục vụ
là động lực cho những hành động của ngài. Mẹ đáng được noi theo vì mẹ là môn đệ
đầu tiên và tuyệt hảo nhất trong các môn đệ của Đức Kitô. Tất cả những điều đã
nên gương vĩnh cửu và toàn thiện cho nhân loại (số 34-35).
Người Ái Nhĩ Lan thường rất sùng kính Đức Maria, và khi nhỏ tôi còn nhớ gia
đình thường lần chuỗi kính nhớ Mẹ Thiên Chúa. Tôi vẫn tiếp tục việc sùng kính Đức
Maria qua thời gian tu tập tại dòng Thánh Clara Khó Nghèo cũng như trong thời gian
đau bệnh và chữa lành. Khi tôi do dự để quyết định chấp nhận sứ vụ chữa lành, tôi
đã xin Đức Maria cầu bầu cho tôi, và gìn giữ tôi trong lòng giáo hội, và xin ngài giúp
tôi đáp ứng với bất cứ những gì Thiên Chúa muốn nơi tôi.
Tôi sẽ chia sẻ một vài cảm nghiệm cho thấy phương cách - ngay cho tới thời
đại này - người phụ nữ cao trọng này vẫn tiếp tục lập lại thông điệp của ngài ở
Cana, khi chỉ về Con ngài và nói, "Hãy làm những gì Người dặn" (Gioan 2:5). Đây là
vai trò của ngài trong giáo hội: mời gọi con cái ngài tiếp tục đáp ứng ý muốn của
Thiên Chúa và vâng theo tiếng gọi của Thiên Chúa.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Một ít lâu sau khi tôi nhận được ơn chữa bệnh, tôi được vinh dự đến Lộ Đức.
Khi ở Lộ Đức, tôi ngồi đằng trước hang đá và nhìn những bệnh nhân được khiêng
đến chỗ cầu nguyện. Tôi bị xúc động bởi khung cảnh và nhận ra rằng Đức Maria
quá gần gũi với sứ vụ chữa lành của Đức Kitô là dường nào. Khi tôi tiếp tục quan
sát, trong lòng tôi nghe tiếng nói: "Vì tình yêu của con dành cho mẹ Thầy, con cũng
sẽ được chia sẻ với công việc của ngài ở Lộ Đức."
Tôi nghĩ "Thật tốt đẹp nếu có thể cầu nguyện với dân chúng tại Lộ Đức."
Nhưng tôi nghĩ đó là điều bất khả vì tôi chỉ đến đó như một khách hành hương.
Tôi rời hang đá và đến nhà nguyện là nơi Mình Thánh được đặt ra. Tiếng nói
đó lại cất lên, "Vì tình yêu của con dành cho mẹ Thầy, con cũng sẽ được chia sẻ với
công việc của ngài ở Lộ Đức."
Sau đó trong vòng một giờ đồng hồ, tôi ở trong quán cà phê với đôi vợ chồng
đến từ Florida, mắt tôi dõi theo một linh mục đang bước xuống đường. Bảng tên
ngài đeo trên áo giúp tôi nhận ra được ngài đến từ địa phận Armagh, địa phận của
tôi.
Tôi chào ngài và nói rằng tôi thuộc địa phận Armagh nhưng bây giờ sống ở
Florida. Ngài nói, "Sơ có phải là Briege McKenna không?" Khi tôi gật đầu ngài hỏi,
"Sơ có thể giúp tôi được không? Có bốn trăm người bệnh nặng thuộc địa phận nhà
đang nằm trong nhà thương tại đây. Sơ có thể đến và cầu nguyện với họ không?"
Tôi đi với ngài. Khi tôi đến từng gường một, hầu như mọi người đều nói rằng
họ đã gửi thư tới Florida cho tôi để xin cầu nguyện cho họ. Trong thư họ đều hỏi tôi
có trở về Ái Nhĩ Lan không để có thể cầu nguyện cho họ cách riêng tư. Tôi không
định về Ái Nhĩ Lan, nhưng Thiên Chúa đã đem họ đến Lộ Đức cùng với lúc tôi đang
ở đây.
Khi tôi cầu nguyện với những người này, tôi nhận ra rằng Thiên Chúa đã hoàn
tất những gì Ngài nói với tôi, là tôi được chia sẻ với sứ vụ của mẹ Ngài ở Lộ Đức.
Tôi biết tôi đang cảm nghiệm những phép lạ tinh thần thật sự xảy ra ngay tại Lộ Đức
hơn là phép lạ thể xác: ơn được tràn đầy niềm vui ngay cả giữa những đau khổ, và
chấp nhận đau khổ trong một tinh thần sám hối và cầu nguyện.
Từ những cảm nghiệm đầu tiên đó, tôi đã chữa bệnh vài lần ở Lộ Đức nhưng
cao điểm của sứ vụ của tôi ở đó là có nhiều lần tôi được mời tham dự tổ chức tĩnh
tâm cho các linh mục. Một trong những lần tĩnh tâm đó có nhiều linh mục đau yếu
tham dự. Những linh mục này được khiêng tới trên giường bệnh. Thật phấn khởi khi
thấy họ ca tụng Thiên Chúa khi tôi đi đến từng gường để cầu nguyện với họ. Trong
một lần tĩnh tâm, chúng tôi có đến hơn năm trăm linh mục tham dự.

o0o

Sứ Vụ Trên Toàn Thế Giới

Ở Tampa năm 1973, tôi có một giấc mơ mà lúc đó tôi nghĩ là không có ý nghĩa
gì cả. Sau này, khi giấc mơ thành hiện thực, tôi mới biết đó là một giấc mơ có tính
cách tiên báo.
Vào sáng sớm ngày 1 tháng Giêng 1973, tôi mơ thấy đang đứng trước tượng
Mẹ Maria với trái địa cầu trong tay. Khi tôi nhìn lên ngài, tôi thấy ngài đẹp đẽ dường
bao khi ngài nhìn tôi và mỉm cười. Tôi giật mình, cúi đầu thầm nghĩ, "Ồ, ngài còn
sống." Rồi ngài cúi xuống đưa cho tôi trái địa cầu. Khi tôi cầm trái địa cầu, ngài thì
thầm vào tai tôi. Tôi thưa với ngài rằng tôi sẽ không bao giờ quên những gì ngài
nhắn.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Trong giấc mơ, tôi quay lưng và đi ra khỏi nhà nguyện. Khi đang đi tôi nghe
tiếng điện thoại reo. Tôi thức giấc và thật sự là có chuông điện thoại đang reo. Lúc
đó vào khoảng 4 giờ sáng và tôi nửa tỉnh nửa mê khi trả lời điện thoại. Đó là một linh
mục. Ngài xin lỗi vì gọi quá sớm nhưng vì mẹ ngài sắp chết nên cần sự cầu nguyện
của tôi. Tôi cầu nguyện với ngài.
Tôi cố nhớ mọi chi tiết trong giấc mơ nhưng không thể nào nhớ được. Tôi
không thể nhớ được những gì Đức Maria đã nói với tôi. Tôi đi ngủ lại - và cũng lại
mơ giống y như vậy!
Tôi trở lại nhà nguyện. Mọi sự xảy ra giống như lần đầu. Ngài thầm thì vào tai
tôi và một lần nữa tôi nói với ngài rằng tôi sẽ không bao giờ quên những gì ngài
nhắn. Khi tôi bước ra khỏi nhà nguyện - vẫn trong giấc mơ - một số người chạy đến
tôi. Tôi chưa hoàn toàn nhận rõ đó có phải là Đức Maria không thì những người
trong giấc mơ lần thứ hai đã hỏi, "Đức Mẹ nói gì với sơ vậy?"
Tôi nói, "Tôi không biết, tôi quên rồi." Tôi bực mình với chính tôi. Làm sao tôi
có thể quên cách nhanh chóng như vậy? Tôi vừa mới từ giã ngài. Trong giấc mơ, tôi
thấy một nữ tu là người cùng trong nhà tập với tôi. Sơ ấy đến với tôi và nói, "Ồ, chị
Briege, tôi biết Đức Maria nói gì với chị. Ngài nói ngài ban cho chị một thông điệp và
khi đến lúc, chị sẽ nhớ lại, nhưng bây giờ thì chị không nhớ gì cả."
Sơ nói, "Trái cầu mà ngài cho chị là thế giới mà chị sẽ chu du."
Rồi tôi thức giấc. Sau này khi đi nhiều nơi, tôi mới hiểu những gì thật sự giấc
mơ đã tiên báo.

o0o

Phép Lạ ở Ba Tây

Vài năm sau, vào ngày kỷ niệm bốn trăm năm kính Thánh Vincent de Paul,
Cha Kevin được Thánh Thần linh ứng để ghi tên tôi vào Hội Ảnh Phép Lạ
(Miraculous Medal).
Đức Mẹ nói những ai đeo ảnh này với lòng tin tưởng thì sẽ được chúc phúc,
nhưng ảnh không giống như một lá bùa may mắn. Như chi tiết về mẫu ảnh có nói,
đó là "một phương tiện nhỏ bé của tình yêu Đức Trinh Nữ Maria nghĩ ra và ban cho
bạn." Người đeo ảnh này hãy coi đó như một nhắc nhở về đức tin của họ nơi Thiên
Chúa và nơi sức mạnh của Đức Maria như một đấng cầu bầu với Con của ngài.
Ảnh này từ đâu mà có? Vào ngày 27 tháng Mười Một, 1830, Đức Mẹ hiện ra
với Sơ Catherine Labouré trong nhà nguyện của nhà mẹ thuộc dòng Nữ Tu Bác Ái ở
đường Rue du Bac ở Ba Lê. Sơ Catherine diễn tả Đức Mẹ "rất đẹp đẽ trong sự tuyệt
hảo của vẻ đẹp nơi ngài."
Khi Đức Maria hiện ra như hình trong mẫu ảnh, Sơ Catherine nghe Đức Mẹ
dạy, "Hãy đúc những mẫu ảnh theo kiểu này. Tất cả những ai đeo ảnh này sẽ được
rất nhiều ơn."
Trong một lần hiện ra trước đó, Đức Maria có nói, "Hãy đến chân bàn thờ. Ân
sủng sẽ tuôn đổ từ đây." Từ Đức Maria, Sơ Catherine biết cách cầu nguyện. Sau
này, chính Sơ Catherine được tuyên xưng là thánh.
Cha Kevin nói với tôi về giá trị việc phân phối ảnh. Đưa cho tôi năm trăm mẫu
ảnh, ngài đề nghị tôi phân phối khi đến Ba Tây, là nơi tôi được Tổng Thống
Figueiredo mời thăm.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Ít ngày trước khi đến Ba Tây, tôi nghe tổng thống lâm bệnh nặng. Ông bị chấn
động tim. Tôi đến Ba Tây ngày 7 tháng Mười. Khi tôi đến dinh tổng thống, chung
quanh ông là các bác sĩ và viên chức chính phủ. Trong vòng vài ngày, ông sẽ được
đưa sang Mỹ để giải phẫu tim.
Tôi cầu nguyện với ông, và trong khi cầu nguyện tôi có ý nghĩ sẽ tặng cho ông
một ảnh phép lạ. Tôi đưa cho ông mẫu ảnh và kể cho ông nghe câu truyện phép lạ.
Tôi ngạc nhiên khi thấy ông vui sướng. Ông hỏi, "Có ai kể cho sơ nghe những gì tôi
mới làm không?"
Ông tiếp tục nói với tôi rằng ông đã tuyên bố một ngày lễ nghỉ cho toàn quốc
để vinh danh Đức Maria, ngày 12 tháng Mười, ngày lễ Đức Mẹ Aparecida, mặc dù
có những chống đối từ anh em Tin Lành và người lãnh đạo các tôn giáo khác không
hiểu vai trò của Đức Maria. Tôi tạm biệt ông và thể theo lời mời tôi đến cầu nguyện
với nhiều thành viên trong nội các của ông và những viên chức khác. Khi tôi cầu
nguyện với những người lãnh đạo này, tôi nhận ra sự hiện diện của Đức Maria. Tôi
đeo ảnh cho mỗi một người và nhận được tiếng từ Thiên Chúa nói về mỗi người.
Dường như Chúa muốn cho tôi thấy đời sống nội tâm của họ. Họ thật sự cảm kích.
Tổng thống Figueiredo tổ chức một nghi lễ tại Thánh Đường Đức Mẹ
Aparecida để dâng hiến quốc gia cho Đức Mẹ. Vì bệnh, ông không thể đến tham dự,
nhưng ông yêu cầu tôi đến dự lễ và tôi vui vẻ nhận lời.
Hơn 200,000 người tụ họp tại thánh đường. Nhiều giám mục đồng tế trong
thánh lễ hôm đó. Phó tổng thống đọc kinh dâng tổ quốc cho Đức Mẹ thay cho Tổng
Thống Figueiredo. Ông dâng lời cầu nguyện sốt sắng từ đáy lòng, xin Đức Maria
cầu bầu với Con ngài cho giáo hội và chính phủ. Ông cầu xin cho sự công chính
được thể hiện trên toàn quốc và những dạy dỗ của Đức Gioan Phaolô II được thể
hiện.
Sau đó, Tổng Thống Figueiredo đến Hoa Kỳ để giải phẫu. Ban đầu, tổng thống
từ chối đi Mỹ vì sợ bị mổ, và sau khi mổ, các bác sĩ yêu cầu phải nghỉ ít nhất là hai
tháng. Tuy nhiên, các bác sĩ ở Cleveland nói ông không cần phải giải phẫu ngay,
nên ông trở về nước. Gần hai năm sau, trong khi giải phẫu, tổng thống đã cảm
nghiệm một sự chữa lành tinh thần sâu xa - và sức mạnh của Thiên Chúa đã đổ
xuống trên nhiều người trong gia đình ông ngay lúc đó. Như một món quà Giáng
Sinh năm đó, ông tặng cho mỗi người trong gia đình một mẫu ảnh phép lạ.
Tôi quá thán phục đức tin và lòng sùng kính của người Công Giáo Ba Tây. Kết
quả sau lần nói chuyện của tôi, bà tổng thống đã tổ chức việc cung nghinh Thánh
Thể và lập một đạo binh Mai Khôi để cầu nguyện cho hòa bình trên quốc gia và thế
giới. Biến cố này được diễn ra ở Brasilia, thủ đô của Ba Tây.
Khi tôi về nhà ở Tampa và nghĩ lại chuyến thăm viếng đó, tôi phấn khởi vì có
nhiều người trở lại và được chữa lành. Nhiều người nói rằng, khi tôi cho họ mẫu ảnh
phép lạ nhỏ bé này của Đức Maria, họ cảm thấy có sự thôi thúc sống đức tin. Những
người khác báo cáo được chữa lành phần xác và nhiều người được hòa giải với
nhau. Khoảng hai tháng sau khi trở về Tampa, khi ở trong nhà nguyện trong giờ kinh
thường lệ tôi nghe rõ ràng có tiếng nói: "Briege, con phải đến Rue du Bac."
Tôi không định đến Ba Lê và nghĩ không biết làm thế nào để có thể đến Rue
du Bac được. Trong tháng Ba, tôi dự định đến Bỉ để thăm Hồng Y Suenens, nhưng
Bỉ thì đâu có phải là Ba Lê. Nhưng, tư tưởng rất rõ ràng: "Con phải đến."
Ba ngày sau, Bà Margie Grace từ Nữa Ước điện thoại cho tôi. Bà và chồng,
ông Peter, đã từng hỗ trợ công việc của tôi. Bà Margie biết tôi sẽ đi Âu Châu và bà
nói máy bay của bà sẽ sang Âu Châu và bà muốn cho tôi một chỗ. Bà hỏi tôi sẽ đến
đâu. Tôi nói là sẽ sang Bỉ, nhưng tôi thật sự muốn đến Ba Lê để thăm Rue du Bac.
Tôi đến Rue du Bac ngày 19 tháng Ba, ngày lễ Thánh Giuse.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi không thể diễn tả được sự kích thích và sung sướng trong tâm hồn khi
đến gần Rue du Bac.
Khi tôi quì gối trong nguyện đường nhỏ bé xinh xắn ở Rue du Bac, tôi nhìn
thấy tượng Đức Mẹ cầm trái địa cầu trong tay. Bức tượng thật quen thuộc với tôi.
Tôi tự hỏi không biết mình thấy tượng này ở đâu. Bỗng dưng, tôi nhớ lại giấc mơ từ
năm 1973 và thấy mình nhận lấy trái địa cầu.
Khi tôi nhận trái địa cầu, một cuộn giấy mở ra trước mặt tôi. Ở trên đó viết như
sau, "Hãy đi và làm cho mẹ trở nên nữ vương trong tâm hồn những người con sẽ
gặp. Hãy nói cho thế giới biết tình yêu và sự che chở của mẹ. Trái cầu này là thế
giới con sẽ đến. Khi mẹ trở nên nữ vương của nhân loại, mẹ sẽ là nữ vương thế
giới. Và sẽ có bình an." Tôi nhận ra rằng đây là những điều mà tôi đã không thể nhớ
trong giấc mơ.
Rồi tôi nhìn thấy một trái tim con người không sự sống và héo úa. Đức Mẹ cho
tôi thấy một chìa khóa mà ngài đút vào trái tim. Mở trái tim ra, ngài đặt vào trong cái
gì đó và trái tim bỗng dưng sống động mãnh liệt.
Ngài nói tôi phải dùng ảnh phép lạ này như một phương tiện để giới thiệu ngài
với dân chúng. Đồng thời, ngài sẽ đem họ đến với Con ngài, Chúa Giêsu, là Đấng
ban sự sống. Bây giờ tôi hiểu rằng tại sao ở Ba Tây những người mà tôi cho ảnh
phép lạ đã mở lòng cho sức mạnh sống động của Chúa Giêsu.
Ba ngày sau, không biết gì đến điều tôi cảm nghiệm, một người bạn cho tôi
một ảnh phép lạ trong hình cái chìa khóa.
Từ lúc đó tôi đi khắp thế giới với hàng ngàn mẫu ảnh phép lạ. Hơn thế nữa, tôi
bắt đầu thấy một chiều kích mới trong sứ vụ chữa bệnh: dân chúng trở về với đức
tin Công Giáo, họ trở về với bí tích hòa giải.

o0o

Nữ Vương Hòa Bình

Ở Rue du Bac, Đức Mẹ nói với tôi ngài sẽ là Nữ Vương Hòa Bình. Một vài
năm sau, nhiều người tin rằng Đức Maria đã hiện ra ở Medjugorje, Nam Tư, và ngài
khuyến khích dân chúng sám hối và cầu nguyện cho hòa bình.
Vào tháng Năm 1981, tôi đang thi hành sứ vụ chữa bệnh ở Rôma và được
vinh dự cầu nguyện với Cha Tomislav Vlasic, linh mục ở Medjugorje. Ngài xin tôi
cầu nguyện cho công việc mục vụ nơi giáo xứ của ngài ở Nam Tư. Tôi nhìn thấy
một trong những hình ảnh mà tôi thường nhận được. Tôi thấy một giáo đường với
hai cột trắng. Cha xứ ngồi trong ghế chủ tế trên cung thánh của nhà thờ này và
những giòng nước tuôn đổ từ bàn thờ. Nhiều người đến và hứng nước trong lòng
bàn tay để uống.
Cha Tomislav rất được an vui với hình ảnh này vì giáo xứ ngài đang trải qua
giai đoạn khó khăn và gặp nhiều khó dễ vì chính phủ Nam Tư lúc đó không ưa gì
giáo hội.
Khoảng một tháng sau, ngày 24 tháng Sáu, Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với
năm thanh niên nam nữ ở Medjugorje. Từ lúc đó, ngài hiện ra mỗi ngày. Có nhiều
người được ơn trở lại và nhiều phép lạ đã xảy ra trong ngôi làng ở Nam Tư. Hàng
ngàn người từ khắp nơi trên thế giới tuốn đến.
Đức Maria yêu cầu mọi người hãy trở về với Con ngài và nói với họ rằng nếu
họ cầu nguyện, ăn chay, và đi xưng tội thì sẽ có nhiều người trở lại nữa, và sự trở
lại sẽ dẫn đến hòa bình. Một lần nữa, ngài tự xưng là Nữ Vương Hòa Bình. Cha
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tomislav cảm thấy chính ngài ở trong nhà thờ mà tôi đã diễn tả cho ngài khi ở
Rôma.
Khi Medjugorje ngày càng nổi tiếng, dân chúng hỏi tôi có đến đó không. Dù
rằng nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng tôi không có ý định đến Medjugorje, tôi
vẫn không cảm thấy được thúc giục hay đưa dẫn đến đó.
Tháng Ba 1985, tôi đang tổ chức tĩnh tâm ở Ái Nhĩ Lan. Trong thời gian tĩnh
tâm, tôi gặp một ông thuộc giới thượng lưu Ái Nhĩ Lan hiện đang sống ở Anh quốc.
Ông tỏ vẻ rất ngạc nhiên khi biết tôi chưa đến Medjugorje và ông chắc chắn rằng tôi
sẽ phải đến đó. Ông sẵn sàng sắp xếp cho tôi đi, và còn hứa rằng ông cùng vợ ông
sẽ tháp tùng tôi nếu tôi quyết định đi.
Tôi cám ơn lòng tốt của ông, nhưng trả lời rằng vì chương trình của tôi đã đầy
ắp trong một hai năm tới và tôi không thấy sẽ có cơ hội nào để đi. Ông tạm biệt tôi
chiều hôm đó để trở về Anh quốc sáng hôm sau.
Sáng sớm hôm sau, trong khi lần chuỗi, tôi cảm thấy như có sự hiện diện của
Đức Maria và nghe có tiếng nói: "Con phải đến Medjugorje. Ở đó mẹ sẽ gửi con một
thông điệp cho các linh mục của mẹ. Con sẽ đến đó vào ngày lễ Mình Máu Thánh
Chúa."
Tôi tự hỏi đó có phải là sự tưởng tượng hay do sự ao ước sau khi nghe quá
nhiều về Medjugorje, tôi cầu xin được soi sáng và hướng dẫn. Ba điều xảy đến cho
tôi dường như xác nhận thông điệp đó.
Thứ nhất, tôi mở Sách Thánh đúng ngay đoạn mà tôi đã đọc cho Cha
Tomislav trong năm 1981 về nước hằng sống. Thứ hai, trong năm tới chỉ có một
tuần rưỡi tôi được tự do lại là tuần lễ trong tháng Sáu có ngày lễ Mình Máu Thánh
Chúa. Thứ ba, tôi biết vì lời khấn vâng lời, tôi phải trình ý kiến này lên mẹ bề trên.
Sự trả lời của ngài sẽ xác định tôi có nên đi hay không. Câu trả lời của ngài là rất
thích thú.
Một sự xác định khác xảy ra khi người đàn ông từ Anh quốc trở lại. Ông đã trở
về Anh quốc nhưng cảm thấy bị thúc giục mạnh mẽ phải trở lại trung tâm nơi tôi
đang tổ chức tĩnh tâm.
Do đó tôi đến Medjugorje. Trong bài giảng tối đầu tiên tôi ở đó, Cha Tomislav
đã nói rất hùng hồn trong một nhà thờ đầy chật người. Khi ngài giảng, tôi bắt đầu
khóc dù rằng tôi không hiểu tiếng Croatia. Nhưng tôi nhận được hình ảnh của một
nhóm linh mục đang phải chiến đấu với ma quỷ và tội lỗi. Họ không tin ở sức mạnh
họ có để lướt thắng tội lỗi. Đó là một hình ảnh đáng buồn và khiếp sợ.
Sau thánh lễ, tôi hỏi Cha Tomislav xem ngài đã giảng những gì. Bài giảng của
ngài phù hợp với những gì tôi thấy. Ngài giảng về tội lỗi trên thế gian và sự cần thiết
phải chạy đến với sức mạnh của Chúa Kitô, phải cần được trang bị với khiên thuẫn
của Chúa Kitô (Eph. 6:10-17). Ngài nói về các linh mục và sự nguy hiểm khi đương
đầu với sự dữ.
Tôi nhận được từ Đức Maria, và tôi đã chia sẻ với các linh mục trong khi tĩnh
tâm với họ. Tôi cũng có cơ hội cầu nguyện với những nhóm dân chúng và những
thanh niên nam nữ ở đó, và được ở trong phòng nơi Đức Mẹ hiện ra. Tôi cũng được
nói chuyện với những người đã được thị kiến.
Giới trẻ ngày nay bị xã hội lạm dụng và bị Satan tấn công. Giữ khiết tịnh và
trong trắng là điều không được xã hội chấp nhận. Nhưng ở Medjugorje, tôi chứng
kiến một sự kiện vô cùng ý nghĩa về sự hiện diện của Mẹ Maria và sự tinh khiết của
ngài trong những người trẻ, nhất là những người thuộc về nhóm cầu nguyện mà
Đức Mẹ xin những người được thị kiến đứng ra tổ chức.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Trong lời chia sẻ với nhóm cầu nguyện này, tôi nói với họ về sự trung tín với
bổn phận nên thánh. Tôi nói với họ hãy luôn luôn cảnh giác về những nỗ lực của
Satan nhằm ngăn cản họ khỏi sự thánh thiện. Tôi chia sẻ với họ niềm vui tận hiến
cho Chúa Giêsu và nói rằng Thiên Chúa luôn luôn quảng đại. Ngày hôm sau,
Jelana, một trong những người thị kiến, nhận được thông điệp từ Đức Maria xác
nhận những điều tôi chia sẻ là đúng.
Cả đời tôi đã cử hành lễ Mình Máu Thánh Chúa như một ngày đặc biệt, nhưng
không đâu tôi được dự lễ này với những người có đức tin, sự kính trọng, và lòng
yêu mến Thánh Thể như ở Medjugorje.
Đức Maria đã dạy tôi nhiều điều tốt lành khi đưa dân chúng về với Con ngài.
Một trong những phương cách đó là chuỗi Mai Khôi. Cha Piô, một người huyền
nhiệm thánh thiện, nói về chuỗi mai khôi: "Đức Maria đã trao cho con cái ngài một
cây gươm, cây gươm đó là chuỗi Mai Khôi."
Tôi tin lần chuỗi mai khôi là cùng đi với Đức Mẹ qua cuộc đời của Đức Giêsu.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói về chuỗi mai khôi như "Kinh Phúc Âm, trọng
tâm của những mầu nhiệm về sự nhập thể cứu chuộc. Chuỗi Mai Khôi là lời cầu
nguyện rõ ràng hướng về Đức Kitô."
Là một nữ tu dòng Thánh Clara Khó Nghèo, cùng với tất cả các nữ tu trên
toàn thế giới tôi tin rằng chúng tôi phải được cảm hứng phấn khởi bởi tình yêu dành
cho Mẹ Maria, Đức Trinh Nữ, và chúng tôi nhìn nhận rằng cuộc sống độc thân của
chúng tôi như một nguồn tinh thần có ích lợi dồi dào trong giáo hội, và là dấu chỉ tiên
báo cho tất cả dân Chúa về đời sống tương lai trong vinh quang đang chờ đợi họ khi
sống lại.

o0o

§7 - HÃY RA ĐI - NHÂN DANH CHÚA!

Khi tôi từ giã gia đình và sống cuộc sống của một nữ tu dòng Clara Khó
Nghèo, tôi đã không thể tưởng tượng hay nghĩ được những gì Thiên Chúa đã hoạch
định cho tôi. Kế hoạch của Ngài đã đưa tôi đi thật xa khỏi quê nhà đến tận cùng trái
đất để loan truyền tin mừng của Ngài.
Thánh Clara, đấng sáng lập dòng chúng tôi, đã nhận được một sứ điệp của
Chúa cho Thánh Phanxicô, mà là một nữ tu dòng Phanxicô, tôi cũng trân quí:
Thiên Chúa không gọi bạn chỉ riêng cho bạn
nhưng cũng vì sự cứu độ của người khác
Tôi nhận thức rằng - nhờ sự tự do của dòng Phanxicô, và vì tinh thần tự do là
biểu tượng của Thánh Clara chúng tôi có thể loan truyền niềm vui trong khắp giáo
hội hoàn vũ.
Chính với niềm vui và ơn sủng cũng như sự hỗ trợ của nhà dòng mà tôi đã ra
đi, nhân danh Chúa, để loan truyền tình yêu và sức mạnh chữa lành của Ngài. Qua
những cuộc du hành, Chúa đã làm phong phú đời tôi và đổ đầy những lời ca tụng
Chúa vì Ngài thiện hảo và yêu thương loài người.
Chính Thiên Chúa đã làm những việc kỳ diệu. Qua sự thiện hảo của Ngài, tôi
tin rằng không ai có thể làm gì khác hơn là trở thành dấu chỉ đường đến Ngài, để
giúp người khác khám phá ra Ngài trong tâm hồn họ và để Ngài ban cho họ những
ơn sủng lớn lao.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi đã đi cùng khắp trái đất, như Đức Mẹ đã nói. Trong những năm gần đây,
những chuyến đi xa lại thêm một chiều kích mới kể từ khi gặp Cha Kevin. Ngài có
lòng quí trọng Thánh Thể rất nhiều, tôi cũng thế, và rất ý thức về sức mạnh của
Thánh Thể.
Chúng tôi chứng kiến sức mạnh của Thánh Thể trong một lần thăm viếng mới
đây tại vùng Viễn Đông. Cha Kevin tiến vào hội trường với hơn hai mươi ngàn
người. Chúng tôi giảng dạy về Đức Giêsu là người yêu thương họ và thật sự hiện
diện trong Thánh Thể. Cha Kevin yêu cầu họ đưa tay lên hướng về mặt nhật có
đựng Mình Thánh, và xin Đức Giêsu chúc phúc và chữa lành cho họ.
Tôi đứng ở máy vi âm cầu nguyện, và khuyến khích họ hướng sự chú ý đến
Thiên Chúa. Đây là đích phải nhắm đến, vì thật sai lầm nếu dân chúng chỉ chú tâm
đến thừa tác viên hơn là Thiên Chúa.
Ở Đài Loan, là quốc gia có rất nhiều người thờ các tà thần, chúng tôi cũng đã
rao giảng Phúc Âm cho nhiều người không có đức tin. Chúng tôi thấy người Công
Giáo cũng cần phải khám phá ra sức mạnh vô song của Thánh Thể và những ơn
sủng khác mà đức tin của chúng ta đem lại.
Chúng tôi nhấn mạnh đến các bí tích, nhất là bí tích hoà giải. Bí tích xức dầu
cũng đem lại nhiều việc chữa lành kỳ lạ.
Ở vùng Viễn Đông chúng tôi thấy những người không phải Kitô hữu cũng quì
gối trước Thánh Thể và nhận thực đây là Đức Giêsu. Sau này, họ yêu cầu chúng tôi
giải thích cho họ về đức tin của chúng ta và về mầu nhiệm Thánh Thể.
Một cảm nghiệm tuyệt vời ở Hawaii cho thấy sự cao trọng và tình yêu không
phân biệt của Đức Giêsu. Trong một nghi thức chữa lành, Cha Kevin nâng cao Mình
Thánh Chúa và rước chung quanh hội đường. Tôi đứng ở máy vi âm cầu xin chữa
lành trong khi họ hướng lòng về Đức Giêsu. Có một phụ nữ Công Giáo đem theo
một người bạn đạo Mormon. Tay cô này bị lệch hẳn. Họ hy vọng chúng tôi sẽ cầu
nguyện với cô. Họ hết sức ngạc nhiên khi thấy chúng tôi không cầu nguyện riêng
cho một ai, nhưng chúng tôi đem Đức Giêsu đến giữa họ và nói họ chú tâm đến
Ngài.
Cũng giống như ở Lộ Đức, Cha Kevin nâng cao mặt nhật và chúc lành cho
dân chúng. Sau này cô gái đạo Mormon nói rằng, cô không hiểu một chút gì về
những điều chúng tôi giảng dạy về Thánh Thể, nhưng biết rằng người Công Giáo
coi Mình Thánh là sự hiện diện thật sự của Đức Giêsu.
Nhìn vào Mình Thánh khi Cha Kevin ban phép lành cho dân chúng, cô xin Đức
Giêsu cho tay cô bớt đau. Khi cô nhìn vào Mình Thánh, cô cảm thấy như có gì phát
ra từ đó và chuyền vào thân thể cô. Khi cô bước ra khỏi thánh đường, cô khều nhẹ
người bạn Công Giáo và nói, "Coi nè," cô giơ cánh tay lên và nó đã được lành lặn.
Phép lạ vẫn xảy ra? Chúng tôi tin rằng chính Thiên Chúa, người đã chữa lành
cho cô gái đạo Mormon đó cũng rất muốn nói với người Công Giáo chúng ta rằng,
"Các con có thấy và tin ở sức mạnh của Thầy không?"

o0o

Sứ Vụ Ở Nam Mỹ

Nam Mỹ đã trở nên vùng đất quen thuộc với tôi. Tôi đã dành nhiều ngày tháng
để đi đến các quốc gia như Chile, Peru, Brazil, và Venezuela. Vào năm 1979, tôi có
một chuyến đi không thể nào quên được ở Châu Mỹ La Tinh.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi gặp trận động đất đầu tiên trong đời ở vùng gọi là Vina del Mar ở Chí Lợi.
Nó không gây nhiều thiệt hại nhưng khiến tôi sợ hãi đến độ phải chui xuống giường.
Chính trong chuyến đi này mà Chúa đã dẫn tôi đến một nhà thờ là nơi một linh
mục đang đợi tôi. Trong một giấc mơ, ngài được bảo là hãy ở nhà thờ này để chờ
đợi một người. Tôi chính là người được dẫn đến nhà thờ này để giúp đỡ ngài.
Những chuyến đi xa và đường dài ở Peru khiến tôi cảm thấy sự khổ cực của
đời truyền giáo, nhưng niềm vui và đức tin của hàng ngàn người đến thờ phượng
Đức Giêsu và tìm kiếm sự chữa lành đã làm hoan lạc tinh thần tôi. Tôi đã chứng
kiến nhiều việc chữa lành trong những người nghèo của Thiên Chúa. Tôi đã đứng
cầu nguyện riêng cho từng người trong hàng giờ đồng hồ.
Tôi thường nghe người ta nói về trạng thái lâng lâng. Nó có nhiều ý nghĩa,
nhưng ở Bolivia tôi đã có cảm giác lâng lâng này - thành phố La Paz ở trên cao độ
14,500 bộ. Tôi chỉ đi ngang thành phố này trên đường đến tổ chức tĩnh tâm ở
Cochibamba, nhưng nhiều biến cố đã thay đổi kế hoạch. Một cuộc đảo chánh đã xảy
ra trong đêm đó.
Khi tôi ra phi trường để rời thành phố thì phi trường đã bị đóng. Trong bảy
ngày kế tiếp, với người thông dịch viên Chí Lợi, tên Blanca, và một người Mỹ đồng
hành với tôi, tên Jill, chúng tôi sống qua một cuộc nội chiến đẫm máu và kinh sợ.
Hàng ngày, qua cửa sổ chung cư chúng tôi thấy binh lính bắn nhau và cả thành phố
trong sự hỗn loạn.
Sau nhiều ngày nghe ngóng tin tức và biết rằng có lẽ chúng tôi không thể ra
khỏi đây sau nhiều tuần lễ, chúng tôi quyết định cầu nguyện canh thức hàng đêm để
xin Chúa che chở. Chúng tôi không thể chỉ chú ý đến chính mình, nên chúng tôi
cũng cầu nguyện cho những người dân lành đang đau khổ vì hậu quả của chiến
tranh. Chúng tôi cảm thấy Đức Giêsu mời gọi chúng tôi tin tưởng và phó thác nơi
Ngài, khi chúng tôi đọc Thánh Vịnh 91 nói về sự an toàn được Chúa che chở.
Ở Hoa Kỳ, tình trạng bi thảm của chúng tôi được loan đi. Nhiều người cầu
nguyện cho chúng tôi được an toàn, nhưng Mẹ Angelica, ở Birmingham, là người tin
ở hành động cũng có giá trị như lời cầu nguyện.
Bà điện thoại cho Bộ Quốc Phòng ở Hoa Thịnh Đốn và cho họ biết là chúng tôi
không thể thoát khỏi vùng nguy hiểm. Hai ngày sau, chúng tôi được một phụ nữ của
Toà Đại Sứ Hoa Kỳ đến thăm. Bà nói chúng tôi phải ra phi trường sáng sớm ngày
hôm sau. Hai chiếc máy bay quân sự được gởi đến từ Panama để di tản những
công dân Hoa Kỳ.
Jill và tôi trình diện với các viên chức Hoa Kỳ ở phi trường. Khi họ đọc tên
những người được di tản, tôi mỉm cười với người phi công khi ông hỏi, "Có phải hai
người là các nhà truyền giáo Hoa Kỳ không?" Chưa bao giờ tôi nghĩ mình là người
truyền giáo Hoa Kỳ.
Chúng tôi cảm thấy thật an toàn khi máy bay cất cánh hướng về Peru. Chúng
tôi gặp gỡ nhân viên Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Lima và hàng chục hãng truyền thanh
truyền hình. Chúng tôi được cho biết những phương tiện sẵn sàng dành cho công
dân Hoa Kỳ, như máy bay chở về nhà, khách sạn ở qua ngày, và nhiều điều khác
mà Toà Đại Sứ có thể giúp chúng tôi trong trường hợp khẩn cấp này.
Chúng tôi được gặp Cha Mike LaFay, là người mới tuần trước bắt tôi hứa là
sẽ trở lại Lima. Ngài nói là ngài không nghĩ rằng tôi chu toàn lời hứa quá sớm như
vậy. Và rồi, tôi bay sang Brazil, là nơi tôi đến thường xuyên và ngày càng yêu quí
nơi này hơn.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Dân Brazil khiến tôi nhớ đến người Ái Nhĩ Lan. Tôi nghĩ đó là vì đức tin đơn
sơ và thái độ hiếu khách của họ. Tôi sống ở đây thật tự nhiên như sống ở nhà dù có
nhiều bất tiện và thời tiết thay đổi.
Ingrid và Peter Orglmeister đã định một chương trình đầy ắp sinh hoạt cho
chuyến thăm viếng Brazil của tôi. Ingrid là người thông dịch viên cho tôi ở Brazil.
Thật vậy, bà đã đi với tôi đến thật nhiều nơi trên toàn thế giới để giúp tôi chuyển đạt
thông điệp của Thiên Chúa. Bà và ông Peter là đôi vợ chồng Công Giáo tốt lành và
đã phục vụ giáo hội bằng nhiều cách.
Tôi nói chuyện ở nhiều nơi trên toàn quốc Brazil. Hàng ngàn người chật ních
những thính đường. Có một trường hợp, tôi phải đứng lên chiếc xe "truck" để nói
chuyện với đám đông có đến hai chục ngàn người.
Chính trong những buổi hội như vậy tôi đã mời gọi họ cầu nguyện cho các linh
mục. Chúng tôi thường có thánh lễ. Tôi giúp dân chúng hướng về Chúa Giêsu trong
Thánh Thể thay vì chú ý đến tôi hay chính họ. Trước thánh lễ tôi thường mời các
linh mục đứng lên để dân chúng cùng cầu nguyện cho các ngài. Đây là nguồn an ủi
lớn lao cho các linh mục là những người tôi thấy chúng ta cần phải nhận biết và cám
ơn vì sứ vụ của họ.
Cuộc hành trình Nam Mỹ trong năm 1979 này là khởi đầu cho việc giúp đỡ
các giám mục và linh mục trên khắp Châu Mỹ La Tinh, nhất là ở Brazil. Từ cuộc
thăm viếng đó, bây giờ tôi thường trở lại để tổ chức tĩnh tâm cấp địa phận theo lời
mời của một số hồng y và giám mục.

o0o

Gặp Gỡ Các Nhà Lãnh Đạo Quốc Gia

Tôi đã biết sự đau khổ và vất vả của các nhà truyền giáo như thế nào khi họ
cố giúp đỡ người nghèo và đương đầu với nhà cầm quyền. Trong cả hai nước Peru
và Brazil, Thiên Chúa cũng cho tôi cơ hội để nói chuyện và cầu nguyện với các tổng
thống và viên chức cao cấp của các quốc gia này.
Vài năm trước, khi tôi đang ngồi trong nhà thờ ở Lima, tôi cảm thấy như Chúa
hỏi tôi có muốn đến những nơi mà Ngài sẽ sai tôi đi và nói những gì Ngài muốn nói
không. Tôi đã xin với Ngài là hãy dùng tôi để giúp dân Ngài và xin Ngài đừng để tôi
khỏi bị mù quáng trong việc giúp đỡ dân Chúa - giàu hay nghèo, người bị áp bức
hay kẻ áp bức.
Buổi sáng hôm đó, một nữ tu nói rằng thật là tuyệt vời nếu tôi gặp tổng thống
nước Peru. Ngay lập tức, chính sáng hôm ấy, tôi cảm thấy Thiên Chúa đã chuẩn bị
tôi để gặp gỡ vị tổng thống nước này. Vào ba giờ chiều hôm đó, tôi gặp tổng thống
nước Peru. Sau một cuộc thăm viếng rất vui vẻ, tôi cảm thấy Đức Giêsu giục tôi cầu
nguyện với ông.
Tôi đề nghị với ông cầu nguyện chung và ông rất vui lòng. Trong khi cầu
nguyện, tôi nhận được một hình ảnh rất rõ rệt về người lãnh đạo này. Tôi cảm thấy
tình yêu và sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho ông, và tôi biết ông cũng cảm
thấy điều này. Trong cùng ngày đó, tôi cầu nguyện với tổng trưởng quốc phòng và
nhiều người khác. Tôi đã phân phát hàng trăm ảnh Phép Lạ của Đức Mẹ.
Trước cuộc du hành Brazil lần sau, trong tháng Hai năm 1980, cha tôi chết bất
thình lình. Đó là giây phút buồn sầu cho tất cả chúng tôi. Vì sự thay đổi chương trình
và vì phải ở với gia đình, tôi không thể chuẩn bị kỹ càng cho chương trình kéo dài
một tháng nhằm giúp đỡ các linh mục và giáo dân. Trên đường đến Brazil, vì cảm
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

thấy tôi không thật sự chuẩn bị, tôi xin Đức Giêsu chấp nhận sự trống trải của tôi và
sự đau khổ buồn phiền vì cái chết của cha tôi.
Dù thiếu chuẩn bị, tôi thấy đây là chuyến đi thành công nhất, vì tôi không có gì
của chính tôi. Trong sự nghèo nàn trống rỗng của mình tôi đã để Chúa làm việc.
Trong khi đi lại ở Brazil, tôi nghĩ đến những người đã gặp tôi và họ nói lên sự
giận dữ của họ đối với chính phủ. Tôi cũng gặp nhiều người cho rằng đó không phải
là lỗi của chính phủ. Nhưng mọi người đều lưu tâm đến sự bất công trong quốc gia
này.
Với tất cả những ý nghĩ ấy, tôi cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con muốn gặp
người lãnh đạo quốc gia này. Ông ta phải biết Chúa. Con rất muốn nói với ông về
tình yêu mà Chúa dành cho ông ta."
Có tiếng Chúa trả lời tôi: "Con sẽ gặp tổng thống. Thầy sẽ cho con thấy tâm
hồn ông."
Vào lúc ấy, tôi chưa bao giờ gặp tổng thống. Bà Ingrid hỏi tôi có nên viết thư
xin gặp tổng thống chăng. Cách nào đó, tôi cảm thấy không cần thiết. Thiên Chúa
cho thấy Ngài luôn luôn đi trước chúng ta. Ngài chỉ cần sự sẵn sàng của chúng ta là
các khí cụ của Ngài và Ngài có thể hoàn tất chương trình của Ngài một cách tốt đẹp
hơn chúng ta mong đợi.
Khi chúng tôi đến phi trường Brasilia, trên đường đến tĩnh tâm cho các linh
mục, có một ông đến gặp chúng tôi và cho chúng tôi biết tổng thống gọi điện thoại
hỏi rằng có thể nào để tổng thống gặp tôi không.
Ngày hôm sau, tôi gặp Tổng Thống Figueiredo. Đó là một cuộc gặp gỡ nhiều
ơn lành. Chúng tôi nói chuyện về nhiều vấn đề và cùng cầu nguyện. Ông mời bà
Ingird và tôi ở lại dùng cơm tối. Trong con người tổng thống, tôi thấy, cũng như
chúng ta, ông là người cần biết rằng Đức Giêsu yêu thương ông là dường nào và
cần được nghe Tin Mừng.
Ông thật sự giao động khi tôi cầu nguyện với ông và vợ ông. Sau này bà
Ingrid nhận xét rằng, "Tôi chưa bao giờ nghĩ là chị quen nói chuyện với các nhà lãnh
đạo." Tôi nghĩ là bà ngạc nhiên khi thấy đối với tổng thống tôi hùng hồn làm chứng
cho Đức Giêsu, và chia sẻ những gì Đức Giêsu muốn nơi ông là một người lãnh
đạo.
Điều tôi cảm thấy trong lần gặp gỡ đầu tiên với Tổng Thống Figueiredo là một
cảm nhận khác thường về sự hiện diện của Đức Giêsu. Tôi thấy như thể Đức Giêsu
nói với một trong những người con của Ngài và tôi chỉ ngồi đó lắng nghe.
Một tuần sau tôi nhận được thư tổng thống mời tôi trở lại giúp đỡ gia đình ông
và những người khác. Tôi đã trở lại và dành một tuần lễ với nhiều viên chức của
quê hương này. Chính trong lần thăm viếng này mà vị tổng thống bị đau và cả quốc
gia được dâng hiến cho Đức Mẹ. Tôi học được bài học từ chuyến đi này là chúng ta
không thể tự chọn đối tượng để truyền giáo. Chúng ta không thể quên người nghèo;
cũng như bỏ người giàu; chúng ta không thể quên người thấp kém không có địa vị;
cũng như các chính trị gia hay những người trong quân đội. Tất cả mọi người đều là
con Thiên Chúa. Tất cả đều phải được nghe lời Ngài.
Tôi không thể nào kể cho bạn nghe hết những điều kỳ diệu trong chuyến đi
này, nhưng một vài sự kiện đáng nhớ cần phải được chia sẻ.
Trước hết, tôi gặp lại tổng thống và nhiều tổng trưởng. Khi tôi cầu nguyện với
từng người và Chúa đã đánh động họ. Ông tổng trưởng quốc phòng gởi giấy mời tất
cả các sĩ quan đến tham dự buổi nói chuyện của một nữ tu người Hoa Kỳ gốc Ái Nhĩ
Lan. Thật là một điều đáng kể khi có cơ hội rao giảng lời Chúa cho những quân
nhân.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi phải cầu nguyện lâu giờ để biết những gì Chúa muốn tôi nói với họ. Một số
các bà vợ sĩ quan có tham dự phong trào canh tân thánh linh. Sau khi tôi chấm dứt
rao giảng họ đã cất tiếng hát bài: "Chúa Chúng Ta Ngự Trị" (Our God Reigns). Có lẽ
đó là lần đầu tiên trong quân đội mà bài "Chúa Chúng Ta Ngự Trị" được hát bởi
hàng ngàn quân nhân.
Thị trưởng Brasilia đã mời tôi nói chuyện với một số đại doanh gia, chính trị
gia, và viên chức hành chánh. Tôi cũng được dành cho một ít giờ để rao giảng trên
chương trình truyền hình buổi trưa, giờ phát hình chính trong ngày.
Trong chuyến đi Brazil này tổng thống đã yêu cầu tôi đến cầu nguyện với gia
nhân của ông. Dĩ nhiên, tôi nghĩ là chỉ có vài người giúp việc, nhưng khi lái xe đến
dinh tổng thống và bước xuống xe, tôi thấy cả một tiểu đoàn quân nhân diễn hành
đến chỗ tôi và bà Ingrid đứng. Tôi quan sát và tự hỏi họ đi đâu. Tôi hỏi bà Ingrid, và
được biết rằng họ xếp hàng đến để tôi cầu nguyện cho họ.
Tôi nghĩ, "Không thể được! Toàn là những người lính!"
Một ông tướng bắt các quân nhân xếp hàng trước chúng tôi. Khi họ đã vào
hàng ngũ, ông tướng chào và giới thiệu tôi với những lính người này. Tôi ao ước có
thể nhớ lời giới thiệu này nhưng đầu óc tôi đang bấn loạn vì mải suy nghĩ, "Mình có
thể nói gì với những người này?"
Và rồi tôi nghe trong tâm hồn có tiếng nói, "Hãy cho Thầy mượn tay của con
để chạm đến họ và chúc lành cho họ và chuyển đạt cho họ tình yêu chữa lành của
Thầy, rồi Thầy sẽ cho con trái tim của Thầy để yêu thương họ."
Tôi nói với họ về Đức Giêsu, và rồi tôi bước đến từng người lính để cầu
nguyện với họ. Tôi không thể đặt tay lên đầu họ vì họ đội nón sắt trên đầu, nên tôi
đặt tay trên tim họ. Tôi nói với bà Ingrid rằng chưa bao giờ tôi cảm thấy nhịp đập của
trái tim người đàn ông nhiều như ngày hôm ấy.
Dưới những chiếc nón sắt, Thiên Chúa cho tôi thấy những người mà Ngài đã
chết cho họ. Khi tôi bước đến từng người, Chúa dạy tôi thấy thật dễ dàng là chừng
nào khi chúng ta để những người mặc quân phục được nghe những gì Đức Giêsu
nói về điều răn cao trọng nhất: hãy yêu thương tha nhân, và hãy tha thứ.
Tôi thấy gương mặt của Đức Giêsu khi tôi nhìn vào những người này. Thường
là mắt họ đẫm lệ. Tôi không nghi ngờ rằng cũng như tôi, họ đã cảm nhận được sự
hiện diện của Đức Giêsu.
Thiên Chúa cho tôi thấy sự thật của những lời mà thiên sứ nói với Đức Maria
khi truyền tin, "Đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được." Sự đáp ứng
của tôi, cũng như Đức Maria, phải là xin vâng và tin rằng những gì Chúa nói sẽ
được thực hiện.
Ngày nay, khi tôi nhìn lại những quốc gia mà Chúa đã để tôi thi hành sứ vụ, tôi
nhận ra rằng Đức Giêsu vẫn sống động và Ngài chỉ cần chúng ta tin và chuẩn bị sẵn
sàng để cất tiếng, "Hãy ra đi - nhân danh Chúa!"

o0o

§8 - SỐNG ĐỨC TIN VỚI NGƯỜI TÍN HỮU

Là một người Kitô hữu có nghĩa là bạn thề hứa theo Đức Giêsu, sống phù hợp
với sự dạy dỗ của Ngài và vâng phục giới răn của Ngài. Ngày nay, trên toàn thế giới,
chúng ta đang cảm nhận sự canh tân đức tin. Dân chúng đang đón nhận Đức Giêsu
lần đầu tiên hay họ đang canh tân đức tin nơi Ngài và lời hứa với Ngài.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Là người Công Giáo, chúng ta hân hoan khi thấy những điều mặc khải trong
Kinh Thánh được hoàn mãn. Chúng ta cũng tin rằng Thiên Chúa nói với dân của
Ngài qua lịch sử đức tin, một lịch sử thăng trầm. Chúng ta tin Đức Giêsu muốn nói gì
khi Ngài hứa sẽ ở với chúng ta luôn luôn và hoả ngục không thể chiến thắng chúng
ta. Chúng ta tin Đức Giêsu muốn nói gì khi Ngài giao chìa khoá nước trời cho Thánh
Phêrô. Chúng ta tin Ngài muốn nói gì khi Ngài bảo Phêrô chăn dẫn và nuôi dưỡng
đoàn chiên của Ngài, khi Ngài nói với các môn đệ rằng những gì họ ràng buộc hay
tháo gỡ dưới đất thì cũng được ràng buộc hay tháo gỡ ở trên trời.
Trong kinh Tin Kính mà chúng ta hằng tuyên xưng, chúng ta tin rằng Đức
Giêsu nói với chúng ta qua truyền thống của Giáo Hội cũng như qua Kinh Thánh.
Chúng ta tin rằng đời sống của Chúa Giêsu không thể bị giam hãm trong lịch sử, dù
được linh hứng, trong những trang Phúc Âm. Chúng ta tin rằng qua Thánh Thần,
Chúa nói với giáo hội qua Phêrô và các tông đồ. Chúng ta tin rằng Chúa nói qua
những đấng kế vị Thánh Phêrô và các tông đồ.
Các tông đồ và những người kế vị, truyền thống và Kinh Thánh của chúng ta
dạy rằng Thiên Chúa ban cho giáo hội Ngài nhiều phương cách đặc biệt để chúng ta
biết rõ sự hiện diện của Ngài ở giữa chúng ta. Đó là những bí tích: Rửa Tội, Hoà
Giải, Thánh Thể, Thêm Sức, Hôn Phối, Truyền Chức Thánh, và Xức Dầu. Các bí
tích là những dịp gặp gỡ sống động với Đức Giêsu, Người thêm sức mạnh cho
chúng ta và giúp chúng ta làm tròn lời hứa.
Qua đức tin, chúng ta được hòa nhập với sự sống của Thiên Chúa. Chúng ta
tin rằng đức tin là một quà tặng, được ban nhưng không và được cử hành trong bí
tích rửa tội. Khi rửa tội, chúng ta được làm con của Thiên Chúa Cha. Thay mặt
chúng ta, cha mẹ và người đỡ đầu hứa giúp đỡ chúng ta và nuôi dưỡng đức tin cho
chúng ta. Một cây nến tượng trưng cho sự sáng của Đức Kitô đã được trao cho
chúng ta. Chúng ta bắt đầu cuộc hành trình như một Kitô hữu. Bí tích rửa tội khiến
chúng ta khác với những người không phải là Kitô hữu. Bây giờ chúng ta phải sống
và hành động phù hợp với những dạy dỗ và giới răn của Đức Kitô.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta theo Ngài một cách tuyệt đối mà không ngần
ngại trong tất cả việc làm và trong các tương giao. Ngài đã đến để dạy chúng ta
cách sống và cách hành động trong thế giới này. Khi Chúa Giêsu gọi các tông đồ
theo Ngài, lời mời gọi của Ngài thật rõ ràng: "Hãy theo Ta." Trong ba năm giảng dạy,
họ dần dà biết Ngài cách thân thiết hơn. Họ hân hoan với những gì Ngài đã thực
hiện: chữa lành và làm phép lạ, và Ngài có thể đem hy vọng đến cho mọi người thật
sự lắng nghe Ngài. Ngài là một người có quyền lực. Trong đầu, chắc họ phải nghĩ
rằng, "Chúng ta sẽ có một đời sống phong phú. Người lãnh đạo của chúng ta thật
quyền năng. Không còn trở ngại gì nữa. Ngài giải quyết được mọi vấn đề."
Phải, Đức Giêsu có mọi câu trả lời, và Ngài có thể làm tất cả mọi sự và Ngài
thật quyền uy, nhưng Ngài đã thử thách những người này. Dường như họ quên đi
điểm chính mà Đức Giêsu đã cho thấy vào lúc khởi đầu sứ vụ: Ngài không có chỗ
gối đầu. Ngài không có một chút gì mà thế gian coi là có giá trị bảo đảm. Ngài chỉ có
Cha Ngài.
Một ngày kia Chúa nói về cuộc hành trình lên Giêrusalem và Ngài phải chịu
đau khổ như thế nào. Phêrô, người yêu Thầy mình, thấy kinh hoàng và tìm cách
ngăn cản Đức Giêsu đừng đi. Làm như Phêrô muốn nói, "Thầy không thể chịu đau
khổ. Nói cho cùng, đau khổ có nghĩa yếu hèn."
Và rồi Đức Giêsu khiển trách Phêrô và giải thích cho các môn đệ hiểu ý nghĩa
của việc theo Ngài. Lời hứa theo Chúa mà các ngài chấp nhận không phải dễ dàng.
Đức Giêsu nói với họ bằng những lời có tính cách đòi hỏi. Là những người theo
Chúa, họ phải sẵn sàng từ bỏ mình, vác thập giá mình, và theo Ngài.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Và rồi với chính cuộc đời mình, Đức Giêsu đã thi hành những gì mà Ngài
thách thức các tông đồ và những người theo Ngài. Ngài đã chu toàn lời hứa bằng
cách thể hiện thánh ý Cha Ngài bằng cái chết trên thập giá.
Các tông đồ hiểu những gì Đức Giêsu nói về cái chết và sự sống lại của Ngài.
Họ hiểu Ngài muốn nói gì khi cho biết thế gian sẽ ghét họ vì thế gian đã ghét Ngài
(Jn 15:18).
Đức Giêsu không trông đợi các tông đồ sẽ thi hành lời hứa này với sức lực
của chính họ. Ngài hứa sẽ gởi Thánh Thần Chúa cho họ. Chúng ta biết ảnh hưởng
của lễ Hiện Xuống trên đời sống những người theo Ngài như thế nào: sự sợ hãi
được biến đổi thành đức tin dũng mãnh, sự buồn sầu thành niềm vui, sự tuyệt vọng
thành hy vọng (TĐCV 2).
Mọi Kitô hữu được mời gọi thề hứa một cách cá biệt với Đức Giêsu. Lời thề
hứa tùy thuộc vào ơn gọi của mỗi người, nhưng Đức Giêsu phải là người trước tiên
trong cuộc đời chúng ta. Những dạy dỗ của Ngài phải hướng dẫn hành động của
chúng ta. Những mệnh lệnh của Ngài phải là dấu chỉ đường cho cuộc hành trình của
mỗi người chúng ta: giáo sĩ, tu sĩ nam nữ, và giáo dân.
Tôi không bao giờ được để cho thế gian dạy dỗ tôi, như thế tôi sẽ quên đi
quyền lực và sự khôn ngoan của Thiên Chúa và tìm kiếm quyền lực và sự khôn
ngoan của thế gian. Đức Giêsu đã cho chúng ta giáo hội, là đèn soi dẫn trên cuộc
hành trình của chúng ta. Ngài ban cho chúng ta Vị Đại Diện Đức Kitô, đức giáo
hoàng và các giám mục, với nhiệm vụ là khuyến khích chúng ta kiên trì trên cuộc
hành trình đến với Thiên Chúa. Chính đức giáo hoàng và các giám mục cũng phải
luôn trung tín với lời thề mục vụ của họ đối với giáo hội và đối với Phúc Âm.

o0o

Lời Thề Của Tôi Với Đức Giêsu

Là một nữ tu dòng Thánh Clara, tôi đã thề hứa với Đức Giêsu. Bây giờ tôi thấy
ba lãnh vực trong đời tôi mà tôi có thể học được từ Chúa cách sống trọn vẹn lời thề
của tôi: tin tưởng và từ bỏ, thập giá, sự chiến thắng và sự sống lại.
Trong đời sống tu trì, khi tôi khấn lần đầu với Đức Giêsu, một cách công khai
tôi hứa suốt đời tin tưởng và tín thác vào Ngài trong bất cứ điều gì Ngài muốn nơi
tôi. Tôi quì gối trước đức giám mục và mẹ bề trên - với hình thức đôi tay chắp lại -
tôi thề sống đời khó nghèo, khiết tịnh, và vâng phục. Tôi ký vào một bản văn nói
rằng tôi sẽ chung thủy suốt đời, cũng giống như đôi vợ chồng thề hứa cách công
khai với Thiên Chúa và với nhau trong ngày cưới.
Thật dễ dàng để quì gối trước đức giám mục. Những lời hứa đó thật hay và
thật hứng khởi. Vào lúc mười sáu tuổi, khi tôi khấn lần đầu, mọi sự như chắc chắn.
Lúc hai mươi mốt tuổi, khi tôi nhận chiếc nhẫn tượng trưng cho lời hứa trọn vẹn và
vĩnh viễn trong Tu Hội Nữ Tu Thánh Clara, nó thật trọng đại.
Bây giờ, hai mươi lăm năm sau lần khấn đầu tiên, Thiên Chúa đã dạy tôi thật
nhiều về việc khấn hứa. Trọn lời khấn không phải chỉ nói lên những lời đó, nhưng
chính là việc sống những lời đó, những quyết định vì Đức Giêsu mà tôi phải thi hành
mỗi ngày trong đời.
Nhiều năm sau khi thề hứa - sống đời tu trì hay hôn nhân - nhiều người nói
rằng khi họ hứa như vậy họ "thật sự không biết những gì sẽ xảy ra" và do đó "chắc
chắn rằng Đức Giêsu không thể mong đợi họ sống theo những lời thề đó."
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi tin là bạn ngày càng trưởng thành trong lời thề. Chúng ta đã quyết định.
Chúng ta chấp nhận lời mời gọi. Thiên Chúa hứa ban cho chúng ta sức mạnh. Cũng
như với các tông đồ, Ngài không nói với chúng ta rằng chúng ta sẽ có được một
cuộc đời dễ dàng. Thật vậy, Ngài nói với chúng ta rằng ngay cả khi chúng ta từ bỏ
mọi sự vì Ngài (Mk 10:29-30), chúng ta cũng vẫn bị ngược đãi. Và không chỉ có như
vậy. Trong bản Hiến Chương Nước Trời, Phúc Thật Tám Mối, Ngài nói khi bị đau
khổ vì sự ngược đãi (Mt 5:11-12) chúng ta được chúc phúc và sẽ được vui mừng vì
phần thưởng lớn lao trên trời.
Lời thề của các Nữ Tu Thánh Clara cũng thế. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy lời thề
đó không dễ dàng. Có những lúc trong đời sống tôi tự hỏi, "Tôi đã hứa những gì?
Tôi đã làm gì?" Chính những lúc này mà tôi nhận ra những ơn sủng và sức mạnh
mà Thiên Chúa đã ban cho tôi khi tôi chạy đến Ngài, để chung thủy với lời thề hứa.
Chính trong những giây phút này tôi phải đương đầu với câu hỏi căn bản của
lời thề người Kitô hữu, "Ai là người trước hết trong đời bạn?"

o0o

Ai Là Người Trước Hết?

Dì Lizzie rất thân thiết với tôi như mẹ với con. Thật vậy, trước khi mẹ tôi chết,
mẹ tôi đã xin dì Lizzie chăm sóc tôi nếu có mệnh hệ nào xảy ra cho mẹ tôi trước khi
tôi khôn lớn.
Dù tôi không sống với dì Lizzie trong những năm ngay sau khi mẹ tôi chết,
nhưng càng ngày tôi càng gần gũi với dì hơn. Sơ trở nên như một người mẹ của tôi.
Sơ thương tôi như con gái và cầu nguyện cho tôi luôn.
Như với các dòng tu khác, Dòng Thánh Clara cho phép các nữ tu về thăm gia
đình, nhất là khi người thân bị bệnh nặng hay chết. Khi tôi tình nguyện sang Hoa Kỳ,
và vì thật thân thiết với dì Lizzie và mẹ tôi đã chết, nên tôi xin bề trên cho phép tôi về
nhà trong trường hợp dì đau nặng hay sắp chết. Dĩ nhiên, tôi được phép, và tôi
thường hay nói với dì Lizzie rằng, "Dì đừng có chết trước khi con về nhà."
Dì trả lời tôi, "Dì không biết sẽ chết khi nào, nhưng dì sẽ có mặt khi con về
nhà."
Năm 1984 tôi sang Châu Mỹ La Tinh. Đó là chuyến đi tôi bị kẹt trong cuộc nội
chiến ở Bolivia. Sau khi rời Bolivia, chúng tôi đến Brazil, ở đó vài tuần để giúp đỡ
các linh mục, nữ tu và giáo dân. Trong vài ngày đầu ở Brazil, tôi nhận được một cú
điện thoại lúc sáng sớm cho biết dì tôi bị "stroke" và sắp chết. Tôi được lệnh phải về
Ái Nhĩ Lan gấp. Mẹ bề trên ở Tampa cho biết bà sẽ lấy vé máy bay cho tôi từ Tampa
đến Ái Nhĩ Lan và tôi phải trở về Tampa càng sớm càng tốt.
Tôi thật rối loạn. Dì Lizzie thật thương yêu đối với tôi. Lúc đó gần giờ thánh lễ
nên tôi quyết định để xong lễ sẽ thu xếp về Tampa. Trong thâm tâm, tôi nghĩ là sẽ có
thể gặp dì trước khi chết và đó là nguồn an ủi lớn lao. Ingrid và Jill đi dự lễ với tôi, an
ủi tôi trong lúc tôi buồn sầu.
Trong phần đầu của thánh lễ, tôi cầu nguyện cho Dì Lizzie và nghĩ về những
gì phải làm trước khi đi: chương trình của tôi đầy ắp nên phải hủy bỏ một số. Tôi rất
muốn về nhà, vì điều đó có vẻ hợp lý. Tôi đã được cho phép và gia đình đang chờ
tôi.
Khi lên rước lễ, trong đầu tôi bận rộn với những ý nghĩ trên. Khi tôi đưa tay ra
nhận Mình Thánh, Chúa nói với tôi, "Briege con, ai là người trước hết trong đời
con?"
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi trả lời ngay lập tức: "Chính Ngài, lạy Chúa Giêsu." Và rồi câu trả lời thật
mạnh mẽ đến với tôi, "Vậy Thầy không muốn con về nhà. Thầy đã đem con tới đây.
Đây là nơi con phải ở."
Tôi phải tự vệ và nói: "Nhưng lạy Chúa Giêsu, con phải về nhà vì dì con sắp
chết và con sẽ không bao giờ thấy dì nữa, và con đã hứa là sẽ về và con đã được
phép của mẹ bề trên." Tôi nói lên mọi lý do mà tôi có thể nghĩ ra được.
Và như thể tôi lại nghe tiếng Chúa hỏi tôi, "Ai là người trước hết trong đời
con?"
Một lần nữa, tôi trả lời, "Là Ngài, lạy Chúa."
Ngài trả lời, "Như vậy, Thầy không muốn con về nhà."
Ngay lúc đó, tôi thấy mình đứng trước Chúa, nhìn Ngài và nhìn gia đình mình.
Có lẽ đây là lần đầu tiên, sau nhiều năm dài, tôi thật sự phải chọn lựa điều tôi đã
hứa khi khấn trọn.
Tôi đã được mẹ bề trên cho phép; những người ở nhà mong đợi tôi. Và đó là
điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, bây giờ Đức Giêsu đang thử thách tôi.
Những lời tôi thề hứa đâu?
Có những lần trong cuộc đời của tất cả mọi người chúng ta phải sẵn sàng hy
sinh tất cả, ngay cả những ao ước tốt lành, vì ý định của Thiên Chúa, vì những gì tốt
đẹp hơn trong cái nhìn của Ngài.
Tôi nhìn vào Đức Giêsu trong hình ảnh này sau khi chịu lễ và nói, "Lạy Chúa
Giêsu, con sẽ không về. Con sẽ ở lại đây." Bỗng dưng tôi nhận ra rằng, trong cách
nào đó, tôi đã ích kỷ. Tôi đã không nghĩ đến Dì Lizzie, nhưng nghĩ đến tôi, nghĩ đến
việc tôi cần gặp dì còn sống dù chỉ một lần nữa. Tôi không nghĩ đến hàng ngàn
người Brazil đã thu xếp chương trình của họ để gặp tôi, để nghe tôi, và để cùng ở
với tôi trong sứ vụ này.
Ngay khi tôi phó thác cho Đức Giêsu, một sự bình an đến trong tâm hồn tôi và
cũng là niềm vui lớn - đến độ khi chúng tôi bước ra khỏi nhà thờ, Ingrid và Jill có thể
nhận ra sự vui sướng trên nét mặt của tôi.
Khi nhìn lại niềm vui đó - mà tôi không thể giải thích ngay lúc ấy - tôi hiểu tâm
tình của Đức Maria khi ngài được yêu cầu làm mẹ Đức Giêsu. Ngài cũng có những
hoạch định riêng tư. Tôi chắc chắn là ngài không vui sướng gì khi nghĩ đến những
điều Thánh Giuse sẽ nói khi biết ngài đang mang thai. Tuy nhiên Maria chấp nhận.
Ngài được tràn đầy với niềm vui, niềm vui này đã mang ngài đến nhà người bà con,
bà Ê-li-za-beth, là nơi ngài đã cao rao chúc tụng, "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và
tâm hồn tôi vui mừng trong Chúa, đấng cứu chuộc tôi!"
Đức Giêsu không ép buộc bạn. Đó là điều mà vị linh mục Anh giáo nói với tôi
khi tôi đang lưỡng lự chấp nhận sứ vụ chữa lành, và sau nhiều năm dài, tôi biết đó
là sự thật. Đức Giêsu không bao giờ ép buộc. Ngài chỉ yêu cầu. Một Thiên Chúa
quyền năng đứng trước một con người mà Ngài tạo dựng nên từ hư không, và thật
khiêm tốn Ngài xin bạn tình yêu, xin bạn phục vụ, xin bạn vâng lời.
Khi tôi ra khỏi nhà thờ ngày hôm ấy, tôi nói với Ingrid và Jill là tôi sẽ không về
nhà. Tôi điện thoại cho nhà dòng ở Tampa và ở Ái Nhĩ Lan để cho họ biết quyết định
của tôi. Và rồi tôi tiếp tục thi hành sứ vụ.
Vài tuần sau, tôi gọi điện thoại về nhà nói chuyện với một người bạn gái tôi coi
như chị em. Vì nghĩ rằng dì tôi đã chết, tôi hỏi, "Betty, mọi sự ra sao rồi?"
"Chị không biết gì sao?" cô bạn ngạc nhiên hỏi tôi và lập tức cho tôi biết dì tôi
vẫn còn sống trước sự kinh ngạc của nhiều người, kể cả bác sĩ.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Rồi Bettty kể cho tôi nghe những gì xảy ra trong ngày mà Dì Lizzie tưởng sẽ
chết, chính là ngày tôi quyết định không về nhà vì vâng lời Thiên Chúa.
Bác sĩ đứng bên gường của dì, nói chuyện với người y tá. Ông nói Dì Lizzie
trong tình trạng hôn mê và dì không còn sống được bao lâu nữa.
Bỗng dưng, Dì Lizzie mở mắt ra và nói, "Chào bác sĩ, ông khoẻ không và cô
con gái bệnh hoạn của ông như thế nào rồi?"
Ông bác sĩ hoảng hồn chạy ra khỏi phòng và sai một y tá khác đến khám bệnh
cho dì tôi.
Khi người y tá vào phòng, Dì Lizzie chỉ về tấm bảng Cấm Hút Thuốc và nói,
"Cưng ơi, làm ơn gỡ cái bảng đó xuống và đem cho dì một ly trà và một điếu thuốc
được không? Dì thèm uống trà và hút thuốc quá." Dì Lizzie đã mạnh khoẻ.
Khi Beny kể cho tôi cái tin mừng này trên điện thoại, tôi nghe tiếng Đức Giêsu
thì thầm vào tai tôi, "Này Briege, con có nghĩ là con độ lượng hơn Thầy không?"
Sau khi tôi hoàn tất sứ vụ ở Brazil, vì Dì Lizzie vẫn còn bệnh nặng, tôi về nhà
để thăm dì. Tôi bước vào phòng dì trong bệnh viện và nói, "Dì Lizzie, con về để
thăm dì."
Dì nhìn tôi và nói, "Dì biết và đã đến lúc. Dì đợi con đã bảy tuần lễ chờ con
về." Rồi dì kéo tôi xuống và nói nhỏ, "Dì đã gặp Đức Giêsu và đã sẵn sàng ra đi,
nhưng Ngài nói với dì, 'Chưa, Lizzie, Thầy muốn con đợi khi Briege về đến nhà, rồi
Thầy sẽ đón con."'
Và dì nói với tôi, "Bây giờ con đã gặp dì, và dì không thể sống mãi. Hãy cầu
nguyện cho dì và hãy trở về Hoa Kỳ, để làm cho Đức Giêsu những gì mà con đã
hứa với Ngài."
Dì hôn tôi từ giã. Hai ngày sau khi tôi trở về Tampa, Dì Lizzie đã về quê với
Thiên Chúa. Khi nghe tin dì chết, là lúc tôi đang chuẩn bị đi New Orleans, tôi vẫn
nhớ cái niềm vui lớn lao ấy và nghe tiếng Chúa nói, "Con không bao giờ biết được
sự quảng đại của Thầy nếu chính con không đặt Thầy trên hết."
Tôi có một câu chuyện khác cho thấy sự quan trọng của việc tín thác vào
Thiên Chúa và từ bỏ chính mình cho Ngài. Tôi ở Rôma trong cuộc Thượng Hội
Đồng Giám Mục năm 1977. Đức Hồng Y Suenens mời một vài người chúng tôi đến
Rôma để cầu nguyện cho các giám mục khi họ thảo luận về một số vấn đề liên quan
đến giáo hội. Khi đi ăn vào buổi tối đầu tiên ở Rôma, tôi bị ăn cắp cái bóp. Tôi mất
những chi phiếu du hành, khoảng $300 tiền mặt, bằng lái xe, và một số hình ảnh tôi
rất quí.
Tôi đã nói nhiều về việc tín thác vào Chúa và đặt mọi sự tin tưởng vào Ngài, vì
Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Đó là những lời thật đẹp; nhưng bảo người ta
tin tưởng vào Chúa là một chuyện, còn chính mình bị thử thách lại là chuyện khác.
Bà Margie Grace cũng ở Rôma với chúng tôi. Bà đã cảnh giác tôi hãy coi
chừng bị móc túi. Tôi đến phòng bà Margie và gõ cửa. Diện mạo của tôi đã nói lên
mọi chuyện, vì khi mở cửa, bà nhìn tôi và nói ngay, "Sơ đã bị móc túi."
Margie an ủi tôi. Nhiều khi bà đã như một người mẹ của tôi trong nhiều năm,
cố vấn tôi và cầu nguyện cho tôi. Ngày hôm sau chúng tôi đến trạm cảnh sát để báo
cáo việc mất bóp. Dĩ nhiên, tôi không thể diễn tả kẻ trộm. Tôi không biết ai lấy cái
bóp và những gì khác trong túi xách, nhưng tôi biết việc xảy ra sau khi một nhóm
người được tạm trú ở Âu Châu quấy rầy chúng tôi trong nhà hàng ăn. Câu chuyện
được lan ra và mọi người cầu nguyện cho tôi và bảo tôi hãy tín thác vào Chúa, Ngài
sẽ bảo bọc tôi. Tôi tin như thế, nhưng tôi không thể ngừng nghĩ rằng, "Nhưng tôi
chưa thấy một chút ánh sáng gì cả."
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tuy nhiên, Thiên Chúa đang làm việc. Một linh mục dòng Phanxicô, Cha
Dermot Ryan, đi hành hương từ Ái Nhĩ Lan đến Rôma và Assisi. Có nhiều điều xảy
ra khi ngài đến đó. Khi ngài đến Assisi, nhân viên xe lửa đình công nên ngài không
thể dùng tiền mua vé được. Có người đồng ý chở ngài đến Rôma nhưng từ chối
không nhận tiền thù lao. Chỗ ngài ở cũng không nhận tiền của ngài. Nhìn phong bì
tiền, ngài tự nhủ, "Bất cứ ai mình muốn trả tiền cũng đều không nhận."
Trong thánh lễ hôm đó, ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Clara, ngài nhận
được một sứ điệp thật rõ ràng nói rằng số tiền đó là cho tôi. Ngài cũng không biết là
tôi đang ở Rôma. Khi đến Rôma, nghe biết tôi, ngài xin địa chỉ và đến gặp tôi.
Khi tôi đến văn phòng của khách sạn, ngài đưa cho tôi một phong bì và nói,
"Sơ Briege, tôi được bảo là đưa tiền này cho sơ." Tôi mở phong bì ra và thấy số tiền
trong đó bằng với số tiền mà tôi đã bị mất, không thiếu một xu.
Sự đại lượng của Thiên Chúa chưa chấm dứt ở đó. Dĩ nhiên, những chi phiếu
du hành của tôi được bồi hoàn; và hơn thế nữa, bà Margie Grace đã rộng lượng
đưa cho tôi thêm vài chi phiếu du hành phòng khi có việc cần dùng. Thế là tôi từ giã
Rôma với nhiều tiền hơn là khi đem vào Rôma, dù là tôi đã bị mất cắp. Khi tôi chia
sẻ điều này trong nhóm cầu nguyện, Đức Hồng Y Suenens nói, "Đừng để việc mất
cắp thành thói quen, vì không luôn luôn xảy ra như vậy đâu!"
Hai cảm nghiệm trên đều có kết quả tốt đẹp nhưng trong khi xảy ra nó đã thử
thách sự tin tưởng của tôi nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa có những bài học đau
thương hơn để dạy tôi ý nghĩa và giá trị của thập giá.

o0o

Vác Thập Giá

Đức Giêsu nói các môn đệ phải vác thập giá mình và theo Ngài. Điều này
cũng đúng với chúng ta ngày nay. Trong sự thề hứa của chúng ta, chúng ta sẽ gặp
đau khổ. Chúng ta sẽ gặp thập giá. Ngày nay, người ta muốn thề hứa theo kiểu của
họ. Vì họ không trông nhờ vào Đức Giêsu và tin tưởng ở Ngài, họ không nhận ra
được sự bảo vệ và lòng quảng đại của Ngài. Trong mọi thành phần xã hội, chúng ta
thấy được loại "lời hứa có điều kiện." Nó không thật sự là lời thề hứa. Loại thề hứa
này có thể nhận thấy cách dễ dàng và rất đau thương ở trong hôn nhân, là chỗ mà
người ta kết giao với ý tưởng rằng nếu hôn nhân không tốt đẹp thì họ sẽ chia tay.
Những tương giao như thế không thể nào vững bền.
Một số người hiểu lầm vị trí của thập giá trong đời sống người Kitô hữu. Đôi
khi họ tin rằng đạo Công Giáo hứa hẹn thoát khỏi những phiền lụy, những đau khổ,
nghèo đói, và chán chường. Kiểu suy nghĩ này đã quên đi những gì Đức Giêsu nói
rõ ràng rằng chúng ta sẽ bị ngược đãi và chúng ta phải vác thập giá mình nếu muốn
theo Ngài.
Trong chính đời tôi, khi tôi tận hiến cho Đức Giêsu, có những lúc đau khổ,
những lúc tôi phải tranh đấu qua những cám dỗ, qua những thất bại, bị khước từ và
hiểu lầm, qua những thử thách lớn, và những đau khổ hiển nhiên không tránh được.
Kinh nghiệm đau đớn và lớn lao nhất về sự thách đố đức tin của tôi và về việc
phải vác thập giá chính mình mà tôi đã trải qua là khi cha tôi chết.
Cha tôi là một người mạnh khoẻ, một nông phu. Ông chết bất thình lình trong
một đêm đông sau khi đến thăm người bạn về nhà. Khi ông bước lên bậc tam cấp
và mở cửa thì ông bị "stroke." Cả đêm ông nằm ở đó, cô đơn và không ai giúp đỡ,
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

cũng không thể kêu gọi ai, dù anh tôi và gia đình chỉ ở bên kia đường. Sáng hôm
sau người ta thấy ông nằm chết cóng.
Cha tôi chết vào quãng thời gian tôi bắt đầu nghỉ ngơi và suy niệm ở nhà của
Doris và Francis Meagher, hai người bạn thân của tôi ở Clearwater, Florida. Tôi về
Ái Nhĩ Lan để đưa đám cha tôi.
Khi nghĩ về cái chết của cha tôi, tôi tự hỏi làm thế nào việc đó có thể xảy ra
được. Tôi đã từng đứng bên gường của nhiều người sắp chết, an ủi họ, và giúp họ
chuẩn bị gặp Đức Giêsu. Nhưng chính cha của tôi thì lại chết trong cô đơn và người
thân trong gia đình cũng không được gần ông, dù nhà của anh tôi thấy ở trước mắt
nhưng không ai có mặt để an ủi ông - có thể nào như thế được?
Vì đức tin nơi Đức Giêsu, tôi có thể nhìn vào cái chết như một người có đức
tin phải nhìn. Nó chỉ là một ngưỡng cửa. Cái chết của cha tôi thật bi thương, nhưng
nếu không, rất có thể cha tôi bị liệt giường nhiều năm trong sự đớn đau khôn cùng.
Thiên Chúa đưa cha tôi qua ngưỡng cửa sự chết thật mau lẹ - và đưa cha tôi đi khi
còn sống, trên đường về nhà với chìa khoá trong tay. Bây giờ cha tôi ở với Thiên
Chúa và đó là điều tốt hơn bất cứ những gì chúng ta có được trên trái đất này.
Từ cảm nghiệm này, tôi nhận ra rằng sự chết giống như sự chào đời. Khi một
đứa bé trong bụng mẹ, em thật an toàn và bảo đảm. Nếu các bé sơ sinh có thể nói
được, tôi chắc là chúng không muốn rời lòng mẹ, không muốn có cơ hội để biết thế
giới là gì vì không thể trở lại lòng mẹ được. Với sự tin tưởng vào sự sống vĩnh cửu,
chúng ta có thể thấy thế giới như một lòng mẹ, chuẩn bị sinh chúng ta vào đời sống
mới. Như những bé sơ sinh, chúng ta không muốn đi qua cánh cửa sự chết vào đời
sống mới. Đó là điều không ai biết, không có đường trở lại. Ngay cả với đức tin,
chúng ta do dự khi bước vào đó. Tuy nhiên, bất cứ ai đã đi qua cánh cửa sự chết
vào vòng tay của Đức Giêsu thì chẳng muốn trở lại.
Với tất cả những suy tư đó, với đức tin của tôi và điều đã giúp tôi hiểu biết hơn
về sự chết, cũng không làm tôi bớt buồn. Khi tôi rời gia đình trở về Hoa Kỳ bắt đầu
sứ vụ ở Brazil, cả một chuỗi cô đơn và sầu muộn tấn công tôi. Tôi nhớ khi ở Dublin,
lúc ngồi đợi phi cơ, Cha Kevin đã ở với tôi khi tôi khóc. Tôi phải để sự buồn sầu tuôn
trào. Tôi phải tỏ lộ sự buồn sầu này. Một số người không hiểu rằng sự buồn sầu là
một tình cảm tự nhiên phải được lộ ra. Vì người bạn tốt là người có thể lắng nghe và
để tôi khóc, tôi cảm thấy sức mạnh của Thiên Chúa ban cho tôi qua Cha Kevin như
một người bạn, người có đức tin và là linh mục.
Tôi đã dâng lên Chúa những đau khổ này khi tôi cầu nguyện và chuẩn bị thi
hành sứ vụ ở Brazil. Vì tôi thật trống trải, vì tôi phải trông nhờ hoàn toàn vào Ngài, vì
tôi chấp nhận sự tan nát và yếu đuối của con người tôi, Đức Giêsu đã có thể đến với
dân của Ngài qua tôi trong nhiều phương cách tuyệt vời.

o0o

Sự Chiến Thắng của Người Tín Hữu

Từ những đau khổ của cuộc đời, tôi biết rằng chúng ta không thể tránh được
thập giá.
Chúng ta cũng biểu lộ đức tin trong sự chiến thắng của thập giá và trong sự
phục sinh qua những lời hứa trong đời sống hàng ngày, như trong đời sống hôn
nhân, hay trong sự tương giao của chúng tôi với bề trên và người khác.
Có nhiều cách để tỏ lộ lời tôi hứa với Đức Giêsu. Với tôi, là một người đi tu, lời
hứa đó được tỏ lộ qua những lời khấn và những lời hứa với cộng đoàn Dòng Thánh
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Clara. Những nữ tu Dòng Clara là gia đình tinh thần mới của tôi, gia đình Thánh
Clara.
Phụ nữ chúng tôi thề hứa sống đời thánh thiện và tinh khiết, và cùng nhau
chia sẻ đời sống. Lời tôi hứa với Đức Giêsu và với tu hội ảnh hưởng không những
đến đời tôi, mà còn cả cuộc đời của các chị em. Thật vậy, nó cũng ảnh hưởng đến
giáo hội rộng lớn hơn, qua sự cầu nguyện, làm chứng nhân, và thi hành sứ vụ.
Những phần tử của gia đình ảnh hưởng đến đời sống của nhau. Họ mời gọi
nhau nên thánh và thách đố nhau. Điều này đúng với gia đình tự nhiên và cả gia
đình tôn giáo. Tôi buộc phải sống theo những gì tôi đã thề hứa và phải gần với tu
hội. Tôi thực hiện điều này trong hai phương cách.
Trước tiên, tôi di chuyển rất nhiều và tôi không luôn ở với cộng đoàn của tôi.
Tôi phải chia sẻ kinh nghiệm của tôi với cộng đoàn. Họ có quyền đòi hỏi điều này, vì
qua sự cầu nguyện, qua sự hỗ tương và sự hợp nhất do bởi đời sống tu trì, họ là
một phần của sứ vụ của tôi cũng như tôi là một phần của họ.
Tôi không đi vào thế giới một mình. Họ sai tôi đi, nhân danh toàn thể cộng
đoàn nhà Dòng. Bất cứ những gì mỗi người trong chúng tôi thi hành đều được làm
trong tinh thần và dưới sự hướng dẫn của cộng đoàn và của đấng bề trên, là người
phục vụ cộng đoàn bằng cách hướng dẫn và cầu xin ơn sủng, tất cả nhằm soi sáng
việc phục vụ của chúng tôi trong giáo hội và cho giáo hội, vì sự vinh hiển của Thiên
Chúa.
Thứ hai, tôi vẫn giữ liên lạc với cộng đoàn của tôi qua lời khấn vâng lời. Tôi
phải giao phó chính mình - và tất cả những lời nói và hình ảnh tôi đề cập đến trong
sách này - cho bề trên thẩm định và khuyên bảo.
Tôi không bay nhẩy trên thế giới tùy hứng chỉ vì nghĩ rằng Thiên Chúa bảo tôi
làm như vậy. Tôi luôn nói với mẹ bề trên những gì tôi nghĩ là Chúa muốn tôi làm,
nhưng tôi hoàn toàn lệ thuộc quyết định của bề trên. Hầu hết, tôi được cho phép thi
hành những gì tôi tin là phải làm, nhưng đôi khi cũng không được như ý. Vài năm
trước đây, tôi được mời đến Úc. Tôi nói với mẹ bề trên, hy vọng ngài sẽ cho phép
như thường lệ. Tuy nhiên, lần này ngài nói, "Sau khi cầu nguyện, mẹ thấy con không
nên đi Úc. Chưa phải là lúc."
Một cách bình thường người ta sẽ hỏi. "Tại sao vậy? Đó là một ý kiến hay
chứ. Ở Úc họ cần được nghe Phúc Âm mà."
Nhưng tôi tin điều mà vị đại thánh Catherine nói, rằng bạn luôn luôn có thể sai
lầm, rằng bạn không thể đoán chắc được điều bạn nghe là tiếng Chúa, nhưng bạn
luôn có thể hỏi người bề trên lập lại những gì ngài nói để bạn biết chắc chắn ý của
ngài. Đó là điểm tốt của việc vâng lời. Bạn có thể luôn luôn chắc rằng bạn nghe
đúng.
Tôi chấp nhận quyết định của bề trên như ý Chúa. Ba tuần sau, ở California,
tôi gặp Agnes Sanford, một người nổi tiếng tiên phong trong sứ vụ chữa lành của
Anh Giáo. Khi bà cầu nguyện với tôi bà nhận được lời của Chúa. Tôi không nói với
bà một chút gì về việc đi Úc nhưng bà nói, "Bây giờ không phải là thời điểm để sơ đi
Úc.Chúa sẽ đem sơ đến Úc, nhưng Ngài không hoạch định để sơ đi bây giờ, và
Ngài muốn sơ an tâm với những gì bề trên đã bảo sơ."
Tôi nói với bà về mẹ bề trên. Bà phản ứng rằng, "Đó không phải là điều kỳ
diệu để nhận thấy Chúa làm việc qua sự vâng phục sao?"
Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định đó. Vâng phục không phải là điều làm
người ta chết ngạt. Vâng phục giải thoát họ. Nó không phải là điều làm người ta yếu
hèn; nó thêm sức mạnh cho họ. Sự vâng phục làm cao quý phần tử của cộng đoàn.
Quyền của người bề trên ở trên cộng đoàn.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Hãy nhớ câu chuyện của người sĩ quan. Ông nói Đức Giêsu không phải đến
nơi người đầy tớ của ông để chữa lành cho hắn. Tất cả những gì Đức Giêsu làm là
ra lệnh cho người đầy tớ lành bệnh thì hắn sẽ khỏi. Ông nói với Đức Giêsu, "Cũng
như tôi là người có quyền. Khi tôi nói đầy tớ đến, thì chúng phải đến; khi tôi nói đi,
chúng đi. Xin Ngài hãy nói một lời thì đầy tớ tôi sẽ lành bệnh" (Mt 8: 8-9).
Viên sĩ quan nhận ra rằng khi ông vâng phục hoàng đế, ông có quyền lực của
hoàng đế. Ông có thể làm nhiều điều nhân danh hoàng đế. Với Đức Giêsu cũng vậy.
Vì Đức Giêsu, như một con người, đã phó thác hoàn toàn và vâng phục Chúa Cha,
Ngài có quyền lực của Chúa Cha. Ngài có thể chữa lành. Ngài có thể làm người
chết sống lại. Ngài có thể chữa kẻ mù được thấy và chữa người phong cùi khỏi
bệnh. Không có gì là bất khả đối với Đức Giêsu, vì qua sự vâng phục, Ngài được
chia sẻ với tất cả sức mạnh và quyền năng của Chúa Cha.
Với những tín hữu vâng phục Thiên Chúa cũng thế. Đó là lý do tại sao Thiên
Chúa có thể giảng dạy, chữa lành, an ủi, và khuyên bảo qua dân Ngài - vì giáo hội
vâng phục Thiên Chúa. Nếu người Kitô hữu thật sự tin những gì Đức Giêsu giảng
dạy, họ sẽ vâng lời giáo hội, vì giáo hội có quyền của Đức Giêsu để chăn dắt,
hướng dẫn và điều hành người Kitô hữu trên toàn thế giới.
Như tôi nói ở trên, là một nữ tu dòng Thánh Clara, tôi vâng phục Thiên Chúa
là Đấng tôi nhận biết và yêu thương hết lòng. Ngài yêu thương tôi và mặc khải Ngài
cho tôi. Tuy nhiên, tôi không thể thi hành sứ vụ chữa lành, như một nữ tu dòng
Thánh Clara, nếu tôi không phó thác cho quyền của Ngài được tỏ lộ qua bề trên của
tôi. Hoặc tôi cũng không thể thi hành sứ vụ chữa lành, như một nữ tu dòng Thánh
Clara, nếu tôi thấy mình tách biệt với cộng đoàn nữ tu. Tôi không thể phục vụ như
một nữ tu dòng Thánh Clara nếu tôi không còn là nữ tu của dòng. Một lợi ích của lời
thề vâng phục là giúp chúng tôi đo lường được cái nhìn của chính mình với cái nhìn
của cộng đoàn. Quyền lực, khi được hành xử cách thích hợp và được quí trọng, sẽ
là nguồn hợp nhất, nguồn sức mạnh và quyền năng.
Với những người kết hôn cũng đúng như thế. Trong hôn nhân phải có sự
thương yêu và tôn trọng hỗ tương. Mỗi một hôn nhân Kitô giáo có nhiệm vụ đưa
Đức Giêsu hiện diện trong thế giới. Chồng và vợ phải luôn luôn nhìn lại những
tương giao với nhau, để bảo vệ sự hợp nhất, hướng đi, ảnh hưởng của tình yêu họ
trên xã hội và giáo hội.
Chúng ta sống đức tin bằng cách trung tín. Không có cách nào khác. Thi hành
đức tin là sống đức tin. Khi người ta yêu nhau, họ lấy nhau, và trong sự hợp nhất
của tinh thần và thể xác, họ cử hành tình yêu.
Chúng ta có đức tin, và chúng ta cử hành đức tin bằng cách bám víu, với tình
yêu và lời thề, đến đối tượng của đức tin là Chúa Giêsu. Đối với Đức Giêsu, lời yêu
thương tinh tuyền là thập giá của Ngài. Đối với chúng ta, lời yêu thương tinh tuyền
cho Đức Giêsu là thi hành thánh ý Ngài, bất cứ giá nào, mà đối với chúng ta, thường
là thập giá.

o0o

Dấu Chỉ Đến Đức Giêsu

Để kết thúc cuốn sách này, tôi muốn nhắc nhở mọi người về điều tôi đã nói ở
trên. Bạn đã đọc trong sách này rất nhiều lời cầu nguyện của tôi, tâm linh của tôi,
hình ảnh của tôi, và những tiếng nói. Xin đừng nghĩ rằng bạn cũng có thể cảm
nghiệm những gì tôi cảm nghiệm.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Thiên Chúa nói với mỗi người chúng ta trong cách của Ngài. Tôi thường có
một óc tưởng tượng phong phú và rất thích kể chuyện. Thiên Chúa dùng cách đó để
giúp tôi liên lạc với Ngài trong đức tin. Có rất nhiều vị thánh trong lịch sử, và trong
thế giới ngày nay, là những người đơn giản không thể, hay không muốn nghe tiếng
nói hay muốn được những thị kiến.
Nhiều vị thánh sống một cuộc đời với rất ít cảm nghiệm đặc biệt. Vị đại thánh
Têrêsa Avila than phiền về thời gian tâm hồn khô khan làm cho ngài không bao giờ
cảm nghiệm được một cách có ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa hoặc bất cứ
hình thức an ủi thiêng liêng nào.
Đừng bắt chước bất cứ người nào. Như Mẹ Angelica nói, "Cách cầu nguyện
hay nhất tốt nhất, là cách bạn cầu nguyện sốt sắng nhất."
Tôi muốn chấm dứt sách này với hai điều. Thứ nhất, tôi tin rằng trong Thư thứ
nhất Thánh Phaolô gửi cho Timôthê 6:12-16 chúng ta thấy đoạn kết thật hay về việc
vâng phục. Tôi cũng tin là nó giúp chúng ta hiểu hơn ý nghĩa "dấu chỉ đường đến
Đức Giêsu."
Thứ hai, tôi cũng yêu cầu người đồng tác giả với tôi, Henry Libersat, viết đoạn
chót để chia sẻ cách Chúa làm việc trong đời ông kể từ khi chúng tôi gặp nhau và
cầu nguyện mười năm trước đây.
Tôi cầu xin rằng cuốn sách này sẽ giúp chúng ta ngày càng lớn lên trong đức
tin và trở nên ý thức hơn về sự quan trọng được sống trong Chúa, bởi Chúa, và vì
Chúa. Tôi cầu xin rằng tất cả các bạn sẽ cầu nguyện cho nhau và đặc biệt cho bất
cứ ai trong sứ vụ, kể cả chính tôi. Tôi xin các bạn vui lòng cầu nguyện cho các linh
mục, quí trọng giáo hội và gần gũi với các bí tích.
Là người Kitô hữu, chúng ta được mời gọi để trở nên dấu chỉ sự hiện diện của
Thiên Chúa. Qua đức tin và sự vâng phục, trong Thánh Thần được Đức Giêsu gửi
đến, chúng ta có sức mạnh lớn lao và được mời gọi và có cơ hội để thi hành nhiều
điều tốt lành cho thế giới và để đem các linh hồn về cho Chúa.
Xin cầu nguyện để trong sứ vụ, tôi luôn luôn là dấu chỉ đường đến Đức Giêsu.
"Con hãy thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp vì đức tin để giành cho được sự
sống đời đời; chính vì sự sống ấy, con đã được Thiên Chúa kêu gọi, và con đã nói
lên lời tuyên xưng cao đẹp trước mặt nhiều nhân chứng. Trước mặt Thiên Chúa là
Đấng ban sức sống cho mọi loài, và trước mặt Đức Kitô Giêsu là Đấng đã làm
chứng trước toà tổng trấn Phong-xi-ô Phi-la-tô bằng một lời tuyên xưng cao đẹp,
cha truyền cho con: hãy tuân giữ điều răn của Chúa mà sống cho tinh tuyền, không
chi đáng trách, cho đến ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, ngự đến. Đấng sẽ
cho Đức Ki-tô tỏ hiện vào đúng thời đúng buổi, là Chúa Tể vạn phúc vô song, là Vua
các vua, Chúa các chúa. Chỉ mình Người là Đấng trường sinh bất tử, ngự trong ánh
sáng siêu phàm, Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy. Kính dâng
Người danh dự và uy quyền đến muôn đời. A-men." (l Tim 6:12-16).

o0o

CHƯƠNG KẾT

Lần đầu tiên tôi nghe biết về Sơ Briege McKenna, O.S.C. vào năm 1974, tôi rất
hoài nghi. Tuy nhiên, là một biên tập viên của tờ The Florida Catholic, tờ tuần báo
phát hành trên năm trong bảy địa phận của Florida, tôi có nhiều cơ hội đọc những
bài viết về chị.
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Trong mùa hè 1976, khi tôi bốn mươi hai tuổi, một trong những đặc phái viên
của chúng tôi có viết một câu chuyện về sứ vụ của Sơ Briege. Tôi được thúc giục
viết thư xin sơ cầu nguyện cho.
Năm đó, tôi phải đương đầu với nhiều vấn nạn của đời sống. Tôi bắt đầu tự
hỏi rằng tôi có thật sự tin Đức Kitô không, tôi có tin Ngài thực sự sống động và lo
lắng cho tôi không. Tôi đã từng làm việc cho ngành thông tin Công Giáo mười bảy
năm và đi lễ Chúa Nhật cách đều đặn. Tôi đã từng dạy các lớp giáo lý và được công
nhận là một "người Công Giáo tốt."
Nhưng tôi không hạnh phúc và bắt đầu nhận ra rằng tôi đau khổ vì nghiện
rượu.
Tôi thấy nhiều người Công Giáo được canh tân đời sống qua sự cầu nguyện
và họ đang nói về những phép lạ và sự chữa lành. Tôi luôn tự hỏi, nếu thật sự giáo
hội này cũng giống như trong thời của Đức Giêsu và các tông đồ, tại sao lại không
có phép lạ nào xảy ra trong thời đại của chúng ta.
Bị giao động bởi câu chuyện của người phái viên, tôi viết thư cho Sơ Briege
và nói rằng bên trong con người tôi có một ngăn cách khiến tôi không thể thật sự
nhận biết Thiên Chúa. Sơ viết thư trả lời và hứa cầu nguyện cho tôi.
Sau đó, tôi điện thoại cho sơ, và sơ cầu nguyện với tôi. Với tất cả những lời
cầu nguyện đó, vẫn không có một phép lạ. Tôi không thấy gần Chúa hơn. Tôi vẫn
còn uống rượu, dù rằng chưa bao giờ tôi nói với sơ về điều này. Tôi muốn có một
phép lạ. Tại sao người khác được phép lạ còn tôi thì không?
Mặc dù tôi chỉ là một giáo dân, tôi được giảng trong các thánh lễ Chúa Nhật
đại diện cho tờ The Florida Catholic, tôi được sắp xếp để giảng ở Tam pa, ngày 30
và 31 tháng Mười 1976. Tôi gọi Sơ Briege và sơ đồng ý đến gặp tôi - là điều sơ ít
khi làm - để cầu nguyện cách riêng cho tôi tại nhà thờ.
Vào sáng Chúa Nhật, sau khi giảng trong thánh lễ 10:30 tôi ra khỏi nhà thờ để
gặp Sơ Brige lần đầu tiên. Sơ trông rất bình thường, mặc chiếc áo xanh, dễ mỉm
cười và có vẻ rất bình thản. Chúng tôi vào một phòng đằng sau nhà thờ và tôi kể lại
cho sơ biết rằng tôi muốn yêu Chúa và hiến mình cho Ngài.
Tôi nhớ điều đó rất rõ. Tôi đã viết điều đó xuống giấy nhiều lần, và đã từng
chia sẻ cảm nghiệm khắp Florida, ở nhiều nơi trong nước Mỹ, và ở Brazil cũng như
Peru. Sơ Briege cầm tay tôi và nói, "Henry, điều khó khăn nhất là sự tin tưởng."
Sơ giải thích rằng nhiều khi chúng ta vẫn không thể tin tưởng được người dù
chúng ta trông thấy họ, và sơ nói, "Henry, thật khó để ông tin tưởng vào Chúa là
chừng nào vì ông không thấy Ngài."
Sơ đọc một lời cầu nguyện thật ý nghĩa cho vợ tôi, là Peg, và cho tôi, cuộc
hôn nhân của chúng tôi và cho con cái chúng tôi. Sơ xin Chúa ban cho tôi "món quà
cầu nguyện đẹp."
Tôi bắt đầu cảm thấy sự bình an sâu đậm trong tôi. Và sơ nói, "Henry, tôi thấy
ông với Chúa trong hình ảnh Thánh Tâm. Ngài đang nói với ông, "Hỡi con, đứa con
mà vợ chồng của con đang lo lắng cầu nguyện, thì đừng lo lắng nữa; Thầy đang che
chở nó trong tay và nó sẽ bằng an."
Bây giờ thì tôi khóc. Tôi đã không hề kể cho Sơ Briege biết về đứa con của
chúng tôi, nó có nhiều vấn đề khó khăn riêng tư.
Sơ tiếp tục cầu nguyện và nói, "Henry, tôi lại thấy ông với Chúa, Ngài choàng
tay ôm ông và nói, 'Hỡi con, một người trong dòng họ con trở mặt với gia đình, với
giáo hội, và đã làm con đau khổ nhiều, nhưng đừng lo lắng về nó nữa. Nó ở trong
cánh tay Thầy và nó sẽ được bình an."
Phép Lạ Vẫn Xảy Ra Sơ Briege McKenna
(Miracles Do Happen) Dòng Thánh Clara

Tôi cũng không nói gì với Sơ Briege về người bà con này.


Tôi cảm thấy như có sự sáng nhẹ nhàng ngập đầy con người tôi. Tôi biết rằng
Thiên Chúa biết tôi, và Ngài yêu tôi. Ngài biết tôi đau khổ ở chỗ nào. Ngài tỏ ra
chính Ngài qua Sơ Briege, qua ơn được thấy cách dồi dào, "lời khôn ngoan," hay
"lời tiên tri" - tôi không quan tâm bạn gọi đó là gì. Nhưng đó là sự thật và là sự chúc
lành cho người đau khổ, người bệnh hoạn, người lạc lối, người hấp hối.
Rồi Sơ Briege lại thấy một hình ảnh khác, "Tôi thấy ông ở trên một đỉnh núi.
Ông ở đó với Thiên Chúa, và bên sườn núi có nhiều người muốn lên núi để ở với
Chúa. Tôi thấy ông gọi họ, nhưng họ sợ hãi và chạy trốn sau những tảng đá, hốc
núi. Henry, Chúa giao cho ông một công việc trọng đại."
Đây là giây phút tôi thật sự cảm thấy sự hiện diện của Đức Giêsu. Tôi có quá
nhiều ơn sủng trong đời: cha mẹ tốt lành, một người vợ tuyệt vời, và những đứa con
xinh đẹp. Tôi tin nơi Thiên Chúa và sống đạo Công Giáo, nhưng chưa bao giờ tôi ý
thức về sức mạnh của một linh hồn được rửa tội, về sự nhân từ và thông suốt của
Thiên Chúa.
Tôi vẫn còn uống rượu. Trong khoảng mùa hè 1977, tôi gọi người bạn của tôi,
Sơ Briege. Lúc đó, chúng tôi thật sự là bạn, tôi nói, "Sơ Briege ơi, tôi chưa bao giờ
thú nhận với sơ là tôi bị bệnh nghiện rượu."
Sơ lập tức cầu nguyện cho tôi, và sơ nhận được nhiều hình ảnh mà một trong
những hình ảnh đó tôi ước chi sơ đừng thấy. Sơ nói, "Henry, tôi thấy bạn đi xuống
một con đường dài. Có một cái rãnh lớn và sâu trên đường, và tôi thấy bạn rơi vào
đó. Bạn cố ngoi ra khỏi, nhưng nó quá sâu và quá dốc. Tay bạn chảy máu và bị gẫy.
Bạn quá mệt đến nỗi không thể đứng dậy, bạn ngã xuống, và lại lăn xuống rãnh. Với
sức mạnh sau cùng, tôi thấy bạn giơ tay lên trời và bạn cầu xin với Chúa - và tôi
thấy Ngài thò tay xuống nâng bạn lên khỏi cái rãnh khủng khiếp đó."
Ở đây không cần đi vào chi tiết, tôi chỉ muốn nói là vào ngày 2 tháng Chín,
1977, tôi uống rượu lần sau cùng. Tôi đến buổi họp của tổ chức Alcoholics
Anonymous ngày Chúa Nhật, 4 tháng Chín. Tối hôm đó tôi đang chập chờn ngủ,
bỗng dưng tôi choàng dậy và la lớn, "Mình ơi, anh đã khỏi bệnh rồi!" Vợ tôi nói,
"Phải, em biết mà."
Sự sống trong Chúa Thánh Thần là một cảm nghiệm thật phấn khởi. Vợ
chồng tôi thân thiết hơn, chúng tôi trải qua bốn năm huấn luyện, từ 1982 đến 1986,
và tôi được chịu chức thầy sáu vào Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống, 18 tháng Năm, 1986.
Vợ tôi và các con, trừ một đứa, đều có mặt trong ngày đó. Nhiều người trong
gia đình vợ tôi cũng có mặt. Ông bố chín mươi tuổi của tôi cũng có mặt. Và Sơ
Briege cũng có mặt, bên cạnh vợ tôi.
Chúng ta thường chia lịch sử thành hai thời Kỳ, B.C. (trước Thiên Chúa giáng
sinh) và A.D. (năm của Chúa). Tôi chia đời tôi thành B.B. và A.B. - "Before Briege"
(Trước khi gặp Sơ Briege) và "After Briege" (Sau khi gặp Sơ Briege).
Không có vinh dự nào lớn hơn cho tôi bằng được Sơ Briege mời giúp hoàn
thành cuốn sách này, Phép Lạ Vẫn Xảy Ra.
Henry Libersat, Thày Sáu.

You might also like