You are on page 1of 2

Khu du lịch tâm linh nhiều kỷ lục

Khu du lịch tâm linh núi


chùa Bái Đính và hang
động Tràng An đang
gấp rút hoàn thiện

Tuần lễ du lịch Ninh Bình diễn ra từ 8-14/4 tới, giai đoạn một của khu du
lịch tâm linh chùa Bái Đính cũng khai trương vào ngày Phật Đản 15/4 Âm
lịch.
Nhưng mấy ngày qua, núi chùa Bái Đính chưa bao giờ nhộn nhịp như thế, khách thập phương kéo về đông
nghịt vì tò mò trước thông tin về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, tượng Phật bằng đồng đã lọt vào sách kỷ
lục Guinness Việt Nam.

Núi Bái Đính nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 12km, cách cố đô Hoa Lư 5km. Khu du lịch tâm
linh núi chùa Bái Đính nằm trên xã Gia Sinh (Gia Viễn, Ninh Bình), rộng 510ha, với nhiều hạng mục lớn:
Điện Tam Thế có tượng Tam Thế (đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai) lừng lững, đúc bằng đồng,
nặng tới 50 tấn/tượng, điện Pháp Chủ nổi bật với tượng Thích Ca Mầu Ni nặng 100 tấn.

Cùng đó là hai quả chuông nặng 36 tấn và 27 tấn đồng, cổng Tam quan, hồ Phóng sinh... Xung quanh hai
bên lối đi là 500 tượng La Hán bằng đá Ninh Vân - Ninh Bình, mỗi bức đều được đặt trang trọng trong nhà
tượng. Trục Thần đạo gồm điện thờ Tam Thế, điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, điện Pháp Chủ, gác chuông,
cổng Tam quan, hồ Phóng sinh, đang được gấp rút xây dựng.

Ngoài ra, núi Bái Đính cũng là nơi đặt khu tháp mộ sư, bảo tháp 14 tầng, khu bảo tàng Phật giáo Việt
Nam, khu thờ Mẫu... Khách có thể nghỉ ngơi trong công viên yên tĩnh nơi trồng nhiều cây dược liệu, cây
quý hiếm hoặc dạo thuyền vào thăm khu hang động Tràng An cách chùa không xa.

Trả lời phóng viên tối 29/3, ông Nguyễn Ngọc Luyên-Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho biết, hiện đã
có 4 kỷ lục Việt Nam được xác lập tại khu du lịch tâm linh này: Tượng Phật bằng đồng lớn nhất, giếng
Ngọc lớn nhất, chuông đồng lớn nhất, ngôi chùa có nhiều tượng Phật lớn nhất nước.

Dự kiến, đến năm 2015 sẽ hoàn tất khu hang động Tràng An và khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính. Đại lễ
Phật Đản tháng 4 tới diễn ra tại Hà Nội, sau đó, chư tăng hoà thượng, tín đồ sẽ về Ninh Bình hô thần nhập
tượng cho những bức tượng đồng tại chùa Bái Đính.
Theo ông Nguyễn Hữu Nho - Phó
trưởng Ban quản lý Tam Cốc - Bích Hiện, chùa Bái Đính cũ, mà dân trong vùng thường gọi là chùa
Động, đơn vị giám sát cả bến chính, cũng thu hút khách tham quan và đi lễ, một phần vì người
thuyền Tràng An, sau khi nạo vét thập phương không thể thắp hương tại những bức tượng hay ngôi
sông Sào Khê sẽ có một tuyến chùa đang xây dang dở. Chị bán hàng khu vực này cho biết, năm
đường thủy từ sông Hoàng Long- nay, bắt đầu từ ngày 6 Tết, du khách kéo đến đây rất đông.
sông Sào Khê-chùa Bái Đính vào
hang động Tràng An. Ông Nho Cách khu chùa Bái Đính không xa, khu hang động Tràng An (xã
cũng nói thêm: Chúng tôi đã có bài Trường Yên, Hoa Lư) là tuyệt tác thiên nhiên dành cho du lịch Ninh
học từ Tam Cốc là phải chuẩn bị Bình. Có tới 50 hang động dưới lòng núi đá vôi đã phát lộ. Chỉ có
thuyền cho khách. Có thể dịp khai những người dân thân thuộc với nghề trồng lúa, nuôi và bắt sơn
trương cần 200 thuyền chứ không dương ở Hoa Lư mới có thể nhớ nổi những lòng hang ngoắt ngoéo
chỉ 131 thuyền như hiện nay. Tam để chèo thuyền đưa khách thăm thú cảnh quan.
Cốc đón 1.400 khách mỗi ngày
nhưng không đủ thuyền.
Từ hang Tối hun hút dài gần 300m, hang Sáng, hang Nấu Rượu nhiều nhũ đá, hang Xính, hang Si, hang
Ba Giọt, rồi hang Seo, hang Sơn Dương, hang Khống kè đá cẩn thận vì trên hang là Phủ Khống, hang Trần
và quay trở về bằng hang Quy Hậu, du khách như lạc vào mê trận. Vừa ra khỏi một cửa hang, lọt ra một
thung rộng rãi, ngoảnh lại thấy 4-5 cửa hang, không biết mình vừa đi ra từ đâu. Mùa nước nổi, hang càng
bí hiểm.

Cô lái đò miệt mài đưa đẩy mái chèo vui chuyện kể cho khách nghe những ly kỳ của lòng hang Địa Linh
cạnh đền Phủ Đột thờ hai giám quan của vua Đinh Tiên Hoàng. Tại hang Địa Linh, người ta đã khai quật
được nhiều xương, răng người và tiền cổ mà giới khảo cổ cho rằng lòng hang chính là nơi chôn cất một cô
gái trẻ, có thể là quý phi trong triều vua Đinh.

Một điểm đến rộng lớn hấp dẫn đang chờ đón bước chân khám phá của du khách. Có lẽ, người ta sẽ quên
đi “ấn tượng” lâu nay, rằng Ninh Bình là điểm đến không thể lưu trú.

You might also like