You are on page 1of 4

Lễ hội Songkran Thái Lan

Từ ngày 13-15/4 hàng năm là thời điểm mà hàng triệu người dân
Thái Lan mong chờ nhất trong năm bởi đây là thời điểm diễn ra Lễ
hội té nước mà ai được té càng nhiều thì càng may mắn.
Theo qui luật vận hành của Mặt trời thì sự xuất nhập của các vì sao là khác
nhau, tổng cộng là mười hai lần, khớp thời gian vừa tròn một năm. Một số
nước như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia cổ đại đều lấy lễ hội
Songkran là dịp đón năm mới. Vì cũng là Tết cổ truyền nên người dân Thái
ai nấy đều phấn khởi háo hức, treo đèn trang trí, nhà nhà tưng bừng ánh
điện, phố phường náo nhiệt. Phật giáo là quốc giáo nên họ chuẩn bị cho lễ
hội bằng hoạt động tắm Phật trên chùa.
Sáng sớm buổi lễ, theo truyền thống người Thái mang hoa tươi và đồ lễ
thực phẩm lên chùa nghe giảng kinh, xếp hàng theo thứ tự chờ nhà sư cầm
cành cây vẩy nước làm phép với ý nghĩa chúc phúc, may mắn cho mọi
người. Sau đó họ sẽ đắp nhiều bảo tháp bằng cát trong chùa, cắm cờ lễ và
hoa tươi lên đó chào mừng sự kiện này. Thế rồi tất cả đổ ra đường phố
chính, dùng tất cả: máy bơm nước, xô, chậu, đặc biệt là súng nước để múc,
té, phun… nước vào nhau. Theo người Thái quan niệm thì ai được té nhiều
nước vào người thì đen đủi sẽ qua, phát tài cả năm, vì thế ai cũng ra sức
với màn té vui nhộn. Cho dù có khác màu da, không hiểu giọng nói nhưng
qua đây mọi người dường như gắn kết với nhau hơn, thể hiện tình bằng
hữu, thân ái nồng nhiệt. Truyền thuyết kể lại, Lễ hội té nước là mối nhân
duyên tốt lành nhất của khá nhiều người nên cho dù ở xa đến mấy thì
những người con xa xứ đều tìm về dự hội.
Lễ hội Songkran là điển hình cho mô hình lễ hội truyền thống Thái Lan, giúp
đất nước này trở thành thánh địa nghỉ dưỡng và du lịch. Trong lễ hội còn
diễn ra hoạt động “té nước người đẹp”. Các cô gái tham gia đều rất xinh,
mặc trên mình trang phục lễ hội, múa các điệu dân gian chẳng khác nào
chim công, chim phượng.

You might also like