You are on page 1of 3

Thứ Hai, ngày 31/03/2008, 10:00

Vịnh Vân Phong - Chọn cảng, thép hay du lịch?


Ngay từ năm 2004, các nhà khoa học về qui hoạch đã
dựa trên những nghiên cứu, phân tích các yếu tố thuận
lợi cũng như bất lợi, đi đến kết luận: Vịnh Vân Phong là
nơi có điều kiện rất tốt để xây dựng cảng trung chuyển
quốc tế.
Với những cơ sở khoa học, kế hoạch xây dụng cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong đã hình thành và
chuẩn bị khởi công.

Thép đến, Cảng dừng!?

Tháng 1/2008, Văn phòng Chính phủ có công văn giao Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và UBND tỉnh
Khánh Hòa, thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu chưa khởi công công trình Cảng
trung chuyển quốc tế Vân Phong.

Theo đó, lý do của việc "tạm dừng" này là do tập đoàn Posco (Hàn Quốc) đề nghị được đầu tư xây dựng
tại Khu Kinh tế Vân Phong nhà máy sản xuất thép liên hợp và nhà máy điện với vốn đầu tư giai đoạn 1
khoảng 5,8 tỷ USD.

Mọi chuyện bắt nguồn từ ý kiến của một số người có trách nhiệm ở tỉnh Khánh Hòa. Ông Nguyễn Thiết
Hùng- nguyên Chủ tịch UBND tỉnh lý giải: Cảng trung chuyển quốc tế mới chuẩn bị khởi động, còn nhiều
chục năm nữa mới phát huy hiệu quả. Trong khi đó, nhà máy thép (giai đoạn 1) nộp thuế khoảng 270
triệu USD/năm trong thời gian xây dựng, đi vào sản xuất (năm 2012) nộp 474 triệu USD/năm. Vì thế, tại
sao trong lúc chờ cảng, ta lại không biết tận dụng thời gian làm thép? Nhà máy thép là "phạm trù lịch sử",
chỉ 50 năm. Cảng trung chuyển quốc tế là "phạm trù vĩnh viễn".

Cũng theo ông Hùng, ông vừa cùng một đoàn cán bộ tỉnh Khánh Hòa sang Hàn Quốc tham quan nhà máy
thép của Posco, và thấy họ đã nghiên cứu thành công công nghệ Finex, giảm thiểu đáng kể chất thải nguy
hại.

Nhà máy của họ rất sạch: Thành phố du lịch chỉ cách tường nhà máy 400m. Khói nhà máy được lọc, hấp
thu phần lớn bụi và các chất độc hại trước khi thải lên trời, giảm so với công nghệ truyền thống từ 72-
99% tùy từng chất. Hệ thống cảm biến theo dõi môi trường được bố trí đầy đủ và nối mạng với trung tâm.
Xỉ đặc thải ra cứng như đá cuội, ban đầu chỉ đem lấp biển lấy mặt bằng, bây giờ còn dùng làm nguyên liệu
sản xuất ximăng.

Được biết, tập đoàn thép Posco dự kiến sử dụng khoảng 1.000ha mặt đất và một phần tuyến bờ, mặt
nước ở vũng Đầm Môn, bán đảo Hòn Gốm (phía bắc khu kinh tế Vân Phong).

Theo phân tích của một số nhà kinh tế, nếu xây dựng nhà máy luyện thép, trước mắt chúng ta thu hút
được hơn 10 tỉ USD, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp đóng tàu phát triển, thu được thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho ngân sách nhà nước, tạo được hàng nghìn việc làm cho người
lao động. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng nhà máy thép ở đây chắc chắn sẽ khiến cho cảng trung chuyển
mất diện tích phát triển và khu du lịch, dịch vụ cũng không thể phát triển tốt được.

Thép, Cảng và du lịch: Cái nào lợi hơn?

Toàn bộ diện tích Khu kinh tế Vân Phong là 150.000ha, trong đó diện tích mặt biển chiếm 80.000ha, còn
đất liền chiếm 70.000ha. Trong đất liền, diện tích đất sử dụng cho xây dựng khoảng 8.000-10.000ha. Thử
hỏi Hòn Gốm được bao nhiêu hecta?

Và khu phi thuế quan cũng chỉ hơn 1.000ha mà thôi. Trong khi đó, nhà đầu tư Hàn Quốc lại lấy vị trí trọng

You might also like