You are on page 1of 14

Hướng dẫn sử dụng card test Mainboard

Hiện nay, trên thị trường có bán loại card test mainboard có nguồn
gốc xuất xứ từ Trung Quốc, sách hướng dẫn toàn tiếng Hoa nên có
nhiều bạn thắc mắc về cách sử dụng. Qua bài viết này rất mong các
bạn có được một vài kiến thức cơ bản để sử dụng.
Về cấu tạo:
Card test main thường có 02 (hoặc 04) LED 7 đoạn để hiển thị các
số từ 00 –> FF (hệ thập lục phân). Các LED báo hiệu nguồn điện
-5V, +5V, +12V, -12, +3.3V, Reset LED, RUN LED. Giao tiếp với
mainboard bằng khe cắm PCI hoặc ISA (các card test main trước
đây chỉ có loại ISA, rồi ra loại PCI, và cả 2 loại khe cắm ISA và PCI).
Trên card có một chíp xử lý chính. Trước đây do card test còn rất đắc
tiền (~100$ đối với loại có nguồn gốc Âu, Mỹ, ~50$ đối với loại có
nguồn gốc Đài Loan, TQ) nên chúng tôi tự mày mò lập trình vi xử lý
(họ 805x) để làm card test tự xài, chi phí cũng không rẻ gầm 20$.
Hiện nay thì giá bán loại card test này khá bèo 3$/card nên nhiều bạn
mới có điều kiện mua xài thử.
Nguyên tắc hoạt động:
Các LED báo nguồn thì khỏi bàn rồi đủ LED là đủ nguồn. Vì một số
nguồn hoặc dây nối nguồn hỡ hoặc đứt sẽ cấp nguồn không đủ (loại
điện thế) cho main –> main ko hoạt động. Nếu main chạy bình
thường thì LED Reset chóp một cái, nếu quá trình POST diễn ra OK
thì LED RUN sẽ nháy liên tục.
Nguyên tắc hoạt động thì rất đơn giản. Chủ yếu dựa trên quá trên
quá trình POST của BIOS (một số main có tích hợp card này trên
main = 02 LED 7 đoạn hoặc 4/8 LED thường).
Khi bật máy lên (đối với loại nguồn AT) hoặc khi nhấn nút “Power” thì
trước tiên Main + CPU phải chạy được, kế đó là quá trình POST của
BIOS hoạt động, nó kiểm tra Main + CPU + RAM + HDD + FDD… nói
chung là kiểm tra từng thành phần kết nối với mainboard.
Quá trình này đang diễn ra thì trên màn hình chưa hiện lên gì cả cho
đến khi nghe một tiếng Beep thì màn hình mới hiện lên. Khi đã nghe
được một tiếng Beep (dứt khoát rỏ ràng) thi quá trình POST gần như
xong.
Nếu để ý ta sẽ thấy POST tiếp tục test RAM, HDD, FDD, CD-ROM..
nhưng thật ra đây chỉ là quá trình báo kết quả hoặc test lại lần nữa
thôi.
Nhưng khi màn hình hiện lên thì coi như card test main “không còn
giá trị lợi dụng” vì ta có thể nhìn vào màn hình để chuẩn đoán các lỗi
để khắc phục.
Vậy ta thấy card test chỉ được sử dụng từ khi bật “power” cho đến khi
man hình hiện lên là OK.
Thực sự thì Card Test Mainboard làm gì?
Thực sự thì Card Test Mainboard không làm gì cả, nếu có chút ít kiến
thức về vi xử lý, bạn có thể tự làm một card test mainboard với chức
năng tương tự (như cách chúng tôi đã từng làm, nhưng bây giờ mà
tự làm thì không kinh tế đâu vì làm mạnh in (2 mặt), mua chip ROM,
LED, lk.. giá thành lên chóng mặt mà cực khổ nữa, để dành làm bài
tập cho ai học Vi xử lý thì tuyệt vời).
Tại sao tôi dám tuyên bố là Card Test Mainboard không làm gì cả.?
Bạn xem nè, như trên tôi đã nêu, trong quá trình POST, nếu như
POST kiểm tra một thiết bị nào thì sẽ gởi một mã (HEX) qua một địa
chỉ cố định, ví dụ: nếu test CPU thì lần lượt gởi các mã từ C1..C5,
test RAM thì gởi mã C6… (các mã này, và địa chỉ mã được gởi đến
chỉ có nhà sản xuất chip BIOS mới biết nên không loại trừ trường
hợp card test mainboard không thể sử dụng trên một số đời
mainboard) và card test mainboard chỉ có nhiệm vụ lấy giá trị này, tại
địa chỉ này và hiện số lên để cho Kỷ thuật viên “Debug”.
Nếu card hiện số C6 thì do POST đang test RAM (chỉ là ví dụ vì mỗi
đời BIOS mã lỗi, địa chỉ đều khác nhau) rồi đứng hoài chổ này chứng
tỏ RAM có vấn đề. Tương tự nếu card báo C1..C5 thì CPU có vấn
đề. Những mã hiện lên, tương ứng với lỗi. cái này thì chắc chắn
trong sách hướng dẫn có vì bạn lật sách ra thì thấy các bản liệt kê và
cũng có lưu ý bảng tra tương ứng chỉ sử dụng cho “dòng” BIOS nào.
Nếu như vậy, thì thực sự nếu muốn đầy đủ thì khi test main nào phải
có Bảng tra của nhà sản xuất bios tương ứng. Cái này thì bạn có thể
Search trên internet để có thêm có thể bằng từ khóa “HEX Code
POST” khác với “POST code” thường chỉ cho bạn bảng tra các tiếng
beep (chuẩn đoán PC qua tiếng Beep của BIOS).
Vì vậy nếu card test của bạn không “chận” đúng địa chỉ, hoặc là hiện
mã lỗi mà bạn không biết mã đó là mã gì thì cũng vô dụng. Các loại
card TQ (3$/Card) chỉ chận một địa chỉ cố định –> chắc chắn không
thể test được cho mọi loại mainboard. Trường hợp dễ thấy là card
không hề hiện gì cả, hoặc hiện lung tung đối với một số loại
mainboard.
Nếu là card “xịn” thì sẽ có thêm “addr switch” để định địa chỉ lấy dữ
liệu, thích hợp cho việc test nhiều đời main khác nhau và dùng để
test các thiết bị phần cứng giao tiếp máy tính qua khe PCI/ISA. Dân
lập trình vi xử lý/ giao tiếp máy tính qua khe PCI/ISA thậm chí LPT
mà có được card này thì rất OK (dĩ nhiên là phải tự làm hoặc mua
với giá rất đắt 50-100$ tuỳ nhà sản xuất).
Cách sử dụng?
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hình dung được cách sử dụng,
thậm chí không thèm sử dụng nữa, vì nó có làm được gì đâu ???
Thôi cũng nói luôn cho đủ bài:
Dĩ nhiên là khi mainboard của bạn có vấn đề hoặc PC của bạn có
vấn đề thì mới “móc” card test ra cắm vào khe ISA/PCI còn trống bật
máy lên và quan sát. Nếu không hình không tiếng, không đèn không
chữ thì (pan về nguồn thì tự làm nha đã nói ở trên rồi) dĩ nhiên là có
thể card test chưa cắm thật chắc vào mainboard. Tắt máy cắm lại,
nếu hiện lên mã thì, còn làm gì nữa, tra bảng mã xem coi, chip BIOS
của nhà sản xuất nào (có 2 nhà sản xuất chíp BIOS lớn nhất là
Award và AMI ) đời main/bios nào thì tra bảng tương ứng, không có
thì Search cho ra bảng tra rồi tra, sau đó xử lý. Vậy thôi.
Nếu không biết thì muốn xài, biết rồi thì chắc dẹp luôn đi xài chi cho
mệt. Nó có giúp được gì đâu??? Tuy nhiên tôi vẫn thường dùng loại
card này và đã tốn rất nhiều tiền để mua card do cắm vào máy khách
rồi quên lấy ra tiêu mất. Lúc card còn 30-40$ còn bị mất nữa là.
Lời cuối cùng, loại card này chỉ thích hợp với dân chuyên về phần
cứng một tí và nó chỉ giúp mình có chút xíu từ lúc bật “power” đến lúc
màn hình chưa hiện lên. Quá trình này rất nhanh, còn sau đó thì… đã
nói ở trên rồi đó. Chính xác là chỉ test được 2-3 pan nhỏ thôi như
BIOS, CPU, RAM hay VGA còn các thứ khác thì màn hình đã hiện
lên thì được báo lỗi rồi. Vài trường hợp như RAM và VGA thì người
có kinh nghiệm chút xíu đã chuẩn đoán được = Beep Code POST rồi
–> chỉ còn 2 pan, mà pan nào trong 2 pan này cũng tiêu.
Bài này tôi đăng đầu tiên trên forum vnechip.com (sau là
vietdown.com, vietsupport.com cuối cùng cũng die nên tôi đưa về
blog của mình) Riêng 1 smod của thuvientinhoc.com sau khi sưu
tầm bài viết này thì cố tình bỏ mất tên tác giả còn 3c.com.vn thì rất
lịch sự ghi là “sưu tầm”
Link tham khảo các bảng mã POST code:
http://www.postcodemaster.com/AWARD6.shtml
http://www.postcodemaster.com/amibios.shtml
http://www.postcodemaster.com/phoenixbios40r6.shtml
http://www.postcodemaster.com/
or
http://www.bioscentral.com/postcodes/amibios.htm
http://www.bioscentral.com/postcodes/awardbios.htm
http://www.bioscentral.com/postcodes/dellbios.htm
http://www.bioscentral.com/postcodes/compaqbios.htm

Card Test Mainboard - Toàn tập

Qua bài viết “Hướng dẫn sử dụng card test mainboard” của tôi, nhiều
bạn có gởi rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề “card test main”
này. Nay tôi quyết định lập một chủ đề “Card Test Mainboard - Toàn
tập” này với hy vọng tập trung giải thích triệt để mọi vấn đề liên quan
đến “Card Test Main”.
Cách viết sẽ là, mọi người comments, tôi sẽ viết tiếp đến khi hết ý
tưởng. Cho nên, mọi người có thắc mắc liên quan đến “Card Test
Main” thì nhanh chân comments: tôi sẽ trực tiếp Update vào bài viết.
Gọi là “Viết Blog theo yêu cầu”.
1. Về tên gọi Card Test Mainboard:
Tên tiếng anh được các trang nước ngoài sử dụng là “POST card”.
Theo nghĩa là card hiển thị POST code. Tạm hiểu: khi máy hay
mainboard diễn ra quá trình POST thì từng dòng lệnh của POST sẽ
có một “mã lệnh” (còn gọi là POST code) và mã này sẽ được “hứng”
thông qua “cổng” (còn gọi là PORT) 80H, 84H, 300H và dữ liệu lấy ra
(data) sẽ được hiển thị lên qua 2 hoặc 4 LED 7 đoạn.
Cho nên tên gọi POST card được sử dụng rộng rãi nhất. Nếu có như
cầu search trên mạng, Dùng từ “POST card” sẽ tìm được rất nhiều
thông tin liên quan. Tuy nhiên, nếu chỉ với 2 từ “POST card” thì sẽ
không tìm được vì sẽ nhầm với “Bưu thiếp” vì vậy cần thêm các từ
sau “Diagnostic Post Card Mainboard” trong đó chỉ thêm có từ
Diagnostic (chuẩn đoán) thì mọi chuyện đã khác.
Ngoài ra các tên tiếng Anh của card test còn có: PC Analyzer card,
PC Diagnostic Card, Mainboard Test Card, PCI Test Card… các tên
này chủ yếu để mọi người tìm thông tin liên quan bằng tiếng Anh.
Chứ cụm từ “Card Test Main” mà search thì đa số chỉ ra bài viết bằng
tiếng việt “Hướng dẫn sử dụng Card Test Main” của lqv77 của tôi mà
thôi.
2. Xuất xứ:
Ở thị trường Việt Nam, loại card thông dụng mà mọi người thấy đó là
card của:
GuangZhou QiGuan Electronics
http://www.61131568.com/
Để tham khảo tín năng, tín năng mới, tính năng đặc biệt, các loại
card chuyên dùng cho Desktop, Laptop… đều được review đầy đủ.
Kể cả những “lỗi” và các phiên bản mới hơn “fix” lỗi phiên bản củ
hơn.
Theo trang Web này, một cty khác đã “mô phỏng” lại, nói trắng trợn
ra là đã copy lại nguyên bản mà “không hiểu rỏ nguyên lý hoạt
động” để mắc một số lỗi cơ bản nhất như không hề sáng một số các
LED chức năng (Clock, BIOS…) ngay khi đang cắm vào một
mainboard “hoàn toàn bình thường”. Đoạn này để trả lời cho nhiều
bạn đã hỏi “tại sao đèn … không sáng khi cắm vào mainboard bình
thường”.
3. Nguyên lý hoạt động:
Trong bài viết “Hướng dẫn sử dụng card test mainboard” của tôi đã
trình bày “nguyên lý hoạt động” tuy nhiên một điều mà tôi chưa đề
cập rỏ trong bài viết trước nhưng tôi đã đề cập đến trong phần 1 tên
gọi của bài viết này. Đó là “Card Test Main” sẽ hứng “dữ liệu” ở
“cổng” 80H, 84H, 300H. Một số máy Laptop sẽ dùng cổng LPT (tức
cổng máy in).
Vậy khi nào thì 80H, khi nào 84H và khi nào thì 300H. Đó chính là
vấn đề tại sao một số Card Test Main khi cắm vào một số mainboard
thì không “hứng” được “dữ liệu” nào mặc dầu mainboard đang chạy
bình thường.
Do Card Test Main đó chỉ “hứng” một “cổng” duy nhất là Port 80H.
Theo khuyến cáo của GuangZhou QiGuan Electronics thì dòng
Card mang Serial 0049 sẽ chỉ “hứng” Port 80H. Hình minh họa bên
dưới là Card Serial PI49N (tôi đang xài đúng card này) là hoàn toàn
không hứng cổng 84H và cổng 300H.

Dể hiểu, nếu một mainboard xuất “POST code” ra cổng 84H thì loại
card này sẽ “bó tay”. Khi đó “thợ sửa mainboard” như lqv77 tôi chỉ
cần dùng các LED chức năng trên card như RESET, CLOCK, RUN,
BIOS… là đủ để sửa mainboard rồi. Dĩ nhiên, muốn tốt hơn tôi
khuyên bạn nên trang bị các card mới hơn để dể dàng hơn trong việc
sửa mainboard.
Vậy mainboard nào sử dụng POST code là cổng 80H và mainboard
nào dùng POST code là cổng 84H. Nếu muốn tham khảo toàn diện
hãy download cuốn: “Tài liệu BIOS toàn tập” mà nghiên cứu thêm
nhé. Đây là một tài liệu gần 500 trang của tác giả Phil Croucher biên
soạn từ nhiều nguồn tại liệu rất có giá trị tham khảo. Trong đó có
tổng kết rất nhiều bảng mã POST code, cũng như đề cập đến vấn đề
POST 80H và 84H…
4. Port 80H và Port 84H:
Xem một link tham khảo về POST code Port 80H của Intel:
http://www.intel.com/support/motherboards/desktop/sb/CS-
025434.htm
Link tham khảo trên nêu rằng, trong quá trình Power-On-Self-Test
(tức POST), BIOS sẽ gởi mã POST code ra cổng địa chỉ Port 80H, ý
nghĩa của các mã sẽ được lý giải theo từng bảng tra và chỉ “áp dụng”
với các mainboard mà Intel liệt kê phía cuối bài viết của họ. Vậy
Mainboard Intel chỉ có một số mainboard sử dụng được Card Test
Main Serial 0049 mà thôi.
Một tài liệu khác (eztest.com) thì cho rằng các mainboard thường thì
dùng Port 80H còn mainboard của Compaq thì dùng Port 80H. Theo
một nguồn khác một số đời IBM xài Port 90H, 190H, một số Card
EISA xài Port 300H, Port 680H, một số khác như AT&T, Olivetti, NCR
và một số AT Clones thì xài port 3BCH, 278H or 378H. Tham khảo có
mà điên cái đầu. Nhưng thông dụng nhất vẫn là Port 80H và Port
84H.
Rỏ ràng sự không thống nhất của các nhà sản xuất mainboard đã
gây khó dể cho “dân thợ sửa mainboard” như chúng ta. Vậy vấn đề
là cần mua một card có thể “tự nhận” được khi nào Port 80H khi nào
Port 84H nếu tốt hơn thì mua cả loại có cổng LPT và mini PCI để
dùng cho cả máy Laptop (xách tay) lẫn máy Desktop (để bàn).
5. Các loại Card Test Main mới thông minh hơn:
Thế đó, sự không thống nhất của các nhà sản xuất mainboard đã
“làm giàu” cho mấy người bán “Card Test Main” vị họ buộc phải
“nâng cấp” card lên phiên bản “mới hơn” “thông minh hơn” và người
dùng thì phải “mua Card mới”.
Thị trường xuất hiện loại card test main có 4 LED 7 đoạn nhiều người
d8a6m đầu vô mua vì cho rằng 4 thì “dữ dằng” hơn 2. Xem hình.
Nhìn rỏ ràng là thấy Pro hơn.
Vậy thực sự khác biệt là thế nào? Tôi đã lên Web Site của nhà sản
xuất tham khảo và tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng của dòng
card này nhưng tuyệt nhiên không thấy “câu chữ” nào đề “Support
port 80h and 84h” có nghĩa là dòng CardSerial 0050 này cũng bó tay
với các mainboard xuất POST code ra Port 84H. Vậy 4 LED sử dụng
như thế nào? Phải khác hơn loại 2 LED chứ.
Tiếp tục đọc “tài liệu hướng dẫn“: nhà sản xuất này cho rằng đã có
sáng kiến mới cho việc “đơn giản hóa” cách đọc các mã hiển thị trên
02 LED 7 đọan. Vì các bạn chưa có kinh nghiệm sẽ không biết thực
chất mã đó “ý nghĩa” là gì. Đối với 1 mã POST code, người dùng
phải xác định đó là loại BIOS nào (Award, AMI, Phoenix…) rồi dòng
BIOS nào mới hay củ… thì sẽ có “bảng tra tương ứng” –> có đến
hàng vài chục đến cả trăm bản tra khác nhau. Và mỗi mã sẽ có ý
nghĩa khác nhau nếu khác loại BIOS, dòng BIOS…
Muốn biết có bao nhiêu bảng tra POST code thì vào các link sau:
o http://www.postcodemaster.com/
o http://www.61131568.com/En_post.asp
Hai trang tiêu biểu trên liệt kê hàng trăm bảng tra POST code khác
nhau.
Như vậy khi một bạn gọi điện thoại hỏi tôi, mã … đó là mã gì ? Cái gì
lỗi? Tôi liền hỏi BIOS loại gì ? Bạn lắc đầu thế là tôi cũng bó tay. Và
tôi chắc rằng bạn ấy chưa đọc kỹ bài “Hướng dẫn sử dụng Card Test
Main” của tôi.
Cho nên nhà sản xuất Card Test Main mới nghĩ ra một cách đọc dùm
cho mấy bạn mới vô nghề bằng cách dùng 1 phím chuyển và tự động
nhận dạng loại BIOS rồi tự dộng dịch “ý nghĩa” của các POST code
ra thành một loại mã mới tạm gọi “Test Card code” và bạn chỉ cần tra
1 bảng duy nhất mà thôi. Bảng tra này nằm trong tài liệu hướng dẫn
của nhà sản xuất. Dĩ nhiên, cách hiển thị 2 LED truyền thống vẫn
được giữ khi nhấn phím chuyển đưa về dạng bình thường và khi đó
Các Card Serial 0050 này không khác các Card Serial 0049 gì cả
cũng 1 điểm chung không “hứng” được Port 84H.
Giá tiền Card 0050 “thông minh” này gấp 3 gấp 4 lần dòng Card 0049
mà theo tôi thì chức năng chỉ làm rắc rối thêm mà thôi.
Còn tiếp các mục dự kiến sau:
o Loại card nào thì hổ trợ cho cả Port 80H và Port 84h
o Các lỗi thường gặp của Card Test Main:
o Hướng dẫn lựa chọn mua và thử Card Test Main:

Card Test Mainboard - Toàn tập - Phần 2


6. Nên chọn loại Card Test Main thông minh nào?
Qua bài viết “Card Test Mainboard - Toàn tập - phần 1” tôi đã phân
tích “độ” thông minh “không thực sự cần thiết” của dòng Card 0050
so với dòng Card 0049. Rỏ ràng nếu bạn chưa rành xài “Card Test
Mainboard” thì xài loại Card 0050 này chỉ tội thêm rắc rối. Riêng tôi
tôi vẫn dùng Card 0049 vì “rẻ tiền” và xài quen rồi.
Vấn đề đặt ra là nên chọn loại Card nào để thực sư “thông minh”.
Theo tôi tối thiểu Card phải tự nhận biết Port80H và Port84H và hiển
thị đúng mã POST code lên 2 LED 7 đoạn là OK rồi.
Theo thông tin từ nhà sản xuất Card Test Mainboard cung cấp thì các
dòng Card sau đây hổ trợ tốt cho cả 3 Port 80H, 84H, 300H.
Dòng Card P2A hổ trợ Port 80h, 84h

Dòng P2A Chỉ có khe PCI hổ trợ Port 80H và 84H

Dòng Card P2D (English ver) hổ trợ Port 80H, 84H


Hiện card này có bán tại: http://lqv77.com/forum/index.php?
showtopic=187
Hiện tôi đang dùng lọai PT090C này có chữ “C” phía sau nhé
http://lqv77.com/forum/index.php?showtopic=162

Dòng Card LM2 (cổng LPT) dùng cho Laptop hổ trợ Port 80H và 84H
Điểm khác biệt rất dể thấy đó là các Card thông minh cho dòng này
chỉ sử dụng 1 chip duy nhất thay vì nhiều chip như các card 0049 và
0050 đã nêu trên. Nếu xài chỉ riêng Desktop thì chọn dòng P2A, P2D
còn Laptop thì chọn dòng LM2 nhé.
Hiện tại chưa có Dòng Card mới vừa hổ trợ cho Desktop vừa hổ trợ
Laptop vừa hổ trợ Port 80H và Port 84H. Chỉ có dòng card củ không
nên xài là LP50A2 trong rất Pro, có cổng USB (chỉ lấy nguồn nuôi
thôi) cồng LPT xài cho Laptop và khe PCI xài cho Desktop nhưng
điều tồi tệ là không hổ trợ Port 84H. Cẩn thận đừng mua nhầm nhé.

Card Test Mainboard - Toàn tập - Phần 3


7. Card Test Main mới nhất hiện nay thông minh cở nào?
Theo quảng cáo của nhà sản xuất thì các Card Test Mainboard dòng
mới nhất “Chuẩn đoán chính xác nhất”. Chính xác đến đâu thì tôi
không rỏ vì hình như “User Guide” tài liệu hướng dẫn sử dụng chưa
được công bố (không biết sản phẩm có bán chưa nữa. Chỉ thấy
quảng cáo trên Web mà thôi.
Tham khảo theo link sau:
http://www.61131568.com/…The%20most%20accurate%20Analyzer
Ở đây tôi chỉ Review vài Card đáng lưu ý thôi.

Dòng card KP6 cho Desktop hổ trợ Port 80H, 84H


Dòng KLM6 dùng Laptop hổ trợ Port 80H, 84H

Dòng KLPI6 cả Desk lẫn Laptop Port 80h, 84H


Các Card được cho là có nhiều tính năng “thông minh”, “chính xác…”
nhưng tất cả đều chưa được công bố tài liệu “User Guide” nên Cứ từ
từ… chờ.
Nếu muốn mua loại Card vừa Desktop vừa Laptop có hổ trợ Port
84H thì đợi thêm thời gian đi nhé. Hoặc xem tiếp phần sau, tôi sẽ
review một số loại Card mà theo nhà sản xuất là “Cực kỳ thông
minh”.

You might also like