You are on page 1of 2

Bài tập Hóa lý – Phần Nhiệt động hóa học

Chương I: Cơ sở nhiệt động lực học hoá học


A. Nhiệt hóa học
1. Tính nhiệt độ đạt được của phản ứng nhiệt nhôm: Fe2O3 + 2Al = 2Fe + Al2O3
nếu xem nhiệt tổn thất là 50%. Nhiệt dung riêng của Fe và Al2O3 tương ứng là 0,16 và 0,20
cal/(g.K); nhiệt độ ban đầu là 25oC; nhiệt sinh chuẩn (298K, 1atm) của Fe2O3 và Al2O3 tương
ứng là -196,5 và -399,1 kcal/mol.
2. Giá trị ΔHo500 của các phản ứng (1): C + CO2 = 2CO và
phản ứng (2): C + H2O(h) = CO + H2 lần lượt là 41501 và 31981 calo.
Tính giá trị ΔHo1000 của phản ứng (3): CO + H2O(h) = CO2 + H2
biết: Cp(CO) = 6,60 + 1,2.10-3T cal/(mol.K)
Cp(H2O,h) = 8,22 + 0,15.10-3T + 1,34.10-6T2 cal/(mol.K)
-3 -6 2
Cp(CO2) = 6,25 + 2,09.10 T - 0,459.10 T cal/(mol.K)
Cp(H2) = 6,62 + 0,81.10-3T cal/(mol.K)
3. Nhiệt hình thành của H2O (lỏng) và của CO2 (khí) bằng -285,8 và -393,5 kJ/mol ở 25oC,
1 atm. Cũng ở điều kiện này, nhiệt đốt cháy của CH4 bằng -890,3 kJ/mol. Tính nhiệt hình thành
của CH4 từ các nguyên tố ở điều kiện đẳng áp và đẳng tích.
4. Nhiệt đốt cháy của cacbon vô định hình, của graphit và của kim cương lần lượt bằng -
409,2; -394,6 và -395,3 kJ/mol. Tính nhiệt chuyển hóa thù hình :
a) cácbon vô định hình thành graphit;
b) cacbon vô định hình thành kim cương;
c) graphit thành kim cương.
5. Một sinh viên khi làm tường trình bài thí nghiệm đốt cháy một chất hữu cơ đã cho rằng
ΔH = ΔU + PΔV. Sự đốt cháy trong bom nhiệt lượng kế có ΔV = 0 do đó ΔH = ΔU. Kết luận này
sai ở chỗ nào?
6. ở 900oC nhiệt phân ly của CaCO3 theo phản ứng CaCO3 = CaO + CO2 bằng 178 kJ/mol.
Nhiệt dung mol đẳng áp của các chất được cho dưới dạng các hàm phụ thuộc T như sau:
Cp (CaCO3) = 104,5 + 21,92.10-3T – 25,94.105T-2 J/mol.K
-3 5 -2
Cp (CaO) = 49,63 + 4,52.10 T – 6,95.10 T J/mol.K
Cp (CO2) = 44,14 + 9,04.10-3T – 8,53.105T-2 J/mol.K
a) Thiết lập phương trình ΔH = f(T) đối với phản ứng trên.
b) Tính nhiệt phân ly CaCO3 đối với 1 kg ở 1000oC.
7. Nhiệt ngưng tụ riêng của benzen ở 50oC và 80oC bằng -414,7 và -397,1 J/g. Trong
khoảng nhiệt độ trên, nhiệt dung riêng của benzen lỏng bằng 1,745 J/g.K. Tính nhiệt dung riêng
của hơi benzen trong khoảng nhiệt độ đã cho.
8. Dựa vào các phương trình nhiệt hoá học:
C + N2O = CO +N2 ΔH298 = - 192,9 kJ
C + O2 = CO2 ΔH298 = - 393,5 kJ
2CO + O2 = 2CO2 ΔH298 = - 566 kJ
và các phương trình nhiệt dung phụ thuộc nhiệt độ trong khoảng từ 298 đến 423K:
Cp (N2) = 27 + 0,006T J/mol.K
Cp (O2) = 25,6 + 0,014T J/mol.K
Cp (N2O) = 27,2 + 0,044T J/mol.K
Hãy tính nhiệt hình thành của N2O ở 423K.
9. Trong một bình nhiệt lượng kế, người ta trộn 50 g nước đá ở -10oC với 100 g nước lỏng ở
o
50 C. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 80 cal/g và nhiệt dung của nước đá và nước lỏng là
0,5 và 1 cal/g.K. Xác định nhiệt độ cuối cùng trong nhiệt lượng kế.

You might also like