You are on page 1of 5

-Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị

rất
tàn bạo, hà khắc và phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta, xã hội Việt
Nam đã có những biến đổi lớn: Từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa
nửa phong kiến; hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó
là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược và giữa nhân dân
ta chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ, phong kiến tay sai, chỗ dựa của thực dân
Pháp.
Nhiệm vụ chống đế quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống bọn phong kiến tay sai là
không tách rời nhau. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Với truyền thống yêu
nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược và
bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và các nhà
yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Song các phong trào đấu
tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước
đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách
mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế
tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước. Tình hình đang đặt ra yêu cầu cần phải
có đảng của giai cấp tiên tiến nhất với đường lối đúng đắn để lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.
Giữa lúc đó, Nguyễn ái Quốc - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam ra đi tìm đường
cứu nước. Sau 10 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể đã bắt gặp được chủ nghĩa
Mác-Lênin và tìm được con đường cứu nước đúng đắn, Người nói: “Muốn cứu nước
giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản".
Đây là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến quyết định mở đường thắng lợi cho cách
mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Từ năm 1919 đến 1929, thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị các
điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã
ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính
trị. Thành lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo
Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách Mệnh để tuyên truyền, giáo dục bồi
dưỡng, đào tạo cán bộ tiếp tục chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho
việc thành lập Đảng.
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để thông qua tổ chức này truyền bá chủ nghĩa
Mác – Lênin vào Việt Nam, - Những năm 1928-1929, chủ nghĩa Mác – Lênin được
truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu
nước phát triển mạnh mẽ. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có đảng của giai cấp
vô sản lãnh đạo. Đáp ứng yêu cầu đó ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng
sản. Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng không tốt đến
tiến trình cách mạng Việt Nam, cần phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một
đảng duy nhất.
- Trước tình hình đó, được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về
Hương Cảng (Trung Quốc) chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất
lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua các văn kiện: Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt do Nguyễn ái Quốc khởi thảo. Đó là cương lĩnh và
điều lệ đầu tiên của Đảng...Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang ý
nghĩa lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu
tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc trong thời đại mới; là sản phẩm của sự kết hợp
chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam;
là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử; là kết quả của
quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của các chiến sĩ cách
mạng đứng đầu là Bác Hồ kính yêu của chúng ta.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ rằng: Giai cấp công nhân Việt
Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đó cũng là cột mốc lớn đánh dấu
bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Cuộc khủng hoảng về đường
lối cứu nước kéo dài mấy chục năm đã được giải quyết. Từ đây, cách mạng Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng Mác- Lênin chân chính với
đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo là cơ sở lý luận vững chắc đảm bảo mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc và công cuộc phát triển của đất nước.

* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc:

- Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương
Cảng - Trung Quốc vào ngày 3/2/1930.

- Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước
trong việc tranh giành quyền lãnh đạo, tranh giành quần chúng, tranh giành đảng
viên.

- Đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức cộng sản để đi đến thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Viết và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt. Đó chính
là cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã vạch ra những nét cơ bản về đường lối chiến lược
và sách lược cho cách mạng Việt Nam.

- Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất, rồi đi đến
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tính tất yếu

- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động hợp quy luật, của
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố : chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và
đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Sự kiện đó chứng tỏ
giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành " đủ sức lãnh đạo cách mạng'.
- Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã có một bộ tham mưu của giai cấp và dân
tộc lãnh đạo, đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với các trào lưu
tư tưởng phi vô sản.
- Đảng ra đời mở ra một bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam. Với cương lĩnh
đúng đắn, Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách
mạng nước ta, là nhân tố quyết định phương hướng phát triển và đưa đến thắng lợi
trong sự nghiệp giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của
cách mạng thế giới. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách
mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to lớn cho cách mạng thế giới.

Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng đã sớm được khẳng định
cả về lý luận cũng như trong thực tiễn. Đó là một trong những bài học hàng đầu của
mọi thắng lợi của cách mạng nước ta trên nửa thế kỷ qua.

Lịch sử đã trao quyền lãnh đạo cách mạng cho giai cấp công nhân mà Đảng Cộng
Sản Việt Nam là đại biểu. Trước khi Đảng ta ra đời, các phong trào yêu nước chống
Pháp mang ý thức hệ phong kiến, tư bản... đều lần lượt thất bại. Cách mạng Việt
Nam rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước mà thực chất sâu xa
là khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Trong cơ cấu xã hội
của Việt Nam lúc bấy giờ chỉ có giai cấp công nhân, do đặc điểm độc đáo của mình,
là có vai trò lãnh đạo cách mạng. Thế nhưng giai cấp công nhân chưa tiếp thu được
chủ nghĩa Mác - Lênin, và chưa trở thành giai cấp “vì nó”. Trong bối cảnh như vậy,
những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong cuộc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và
truyền bá vào Việt Nam là hết sức to lớn. Chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã đưa đến sự ra đời của
Đảng ta, bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ giai cấp
công nhân lãnh đạo cách mạng. Khác với lý luận và thực tiễn ra đời của các chính
Đảng chính trị của giai cấp công nhân, sự ra đời của cách chính Đảng cộng sản Việt
Nam dựa trên cả ba yếu tố (Chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công nhân + phong
trào yêu nước) chứ không chỉ có hai yếu tố (Chủ nghĩa Mác + phong trào công
nhân). Thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh rằng sự tham gia của phong trào
yêu nước vào sự thành lập Đảng không làm yếu đi tính giai cấp của Đảng và vai trò
lãnh đạo của giai cấp công nhân, mà trái lại nó còn củng cố thêm sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân trong điều kiện giai cấp này chiếm tỷ lệ rất thấp trong dân cư (1 -
2%) và đang lãnh đạo một cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, thực chất là cuộc cách
mạng tư sản kiểu mới.

Từ năm 1930 trở đi ở miền Bắc và từ năm 1945 trở đi trên cả nước, trong phong
trào cách mạng không có sự tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng nào với giai cấp
công nhân; giai cấp công nhân trở thành giai cấp độc quyền lãnh đạo, không chia
quyền đó với ai và cũng không lực lượng, giai cấp nào có đủ khả năng để chia quyền
lãnh đạo ấy. Nhờ đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết
yêu cầu ruộng đất của nông dân, nêu ngay từ đầu khẩu hiệu trong cao trào cách
mạng 1930 - 1931 giai cấp nông dân đã thực sự thừa nhận sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân đối vơi họ và khối liên minh công nông đã ra đời trong thực tiễn máu lửa
của cao trào cách mạng này. Cũng nhờ đứng vững trên lập trường của giai cấp công
nhân, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược
phản đế và phản phong, đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất,
tạo nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám - 1945. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin, luôn kiên trì sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng,
Đảng ta đã giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề về đường lối chính trị, quân sự và
phương pháp cách mạng, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi đến
thắng lợi hoàn toàn.

Kinh nghiệm cho thấy, khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung về sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân nó riêng vào nước ta, thì Đảng cách mạng phải vừa trung
thành với những bản chất của những nguyên lý căn bản, vừa phải linh hoạt, sáng tạo
cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Nếu Nguyễn Ái Quốc chỉ dừng lại ở kinh nghiệm đã
có trong việc hình thành Đảng Cộng Sản không dám đưa yếu tố phong trào yêu nước
vào thì Đảng Cộng Sản Việt Nam khó có thể ra đời sớm như vậy. Những hẹp hòi, hạn
chế trong việc tập hợp lực lượng cách mạng ở cao trào cách mạng 1930 - 1931 cũng
như những sai lầm nghiêm trọng phổ biến, kéo dài trong những vấn đề có tính
nguyên tắc” trong công cuộc cải cách ruộng đất (1953 - 1956) đều bắt nguồn từ thái
độ máy móc, giáo điều dẫn đến ngộ nhận rằng đã “đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân”, nhưng kỳ thật là bị các tư tưởng phi vô sản tác động mạnh mẽ.

Công cuộc đổi mới toàn diện tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở đất nước
ta hiện nay diễn ta trong bối cảnh quốc tế phức tạp, đan xen những thuận lợi và
những khó khăn lớn. Do vậy, việc tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp
công nhân đối với cách mạng Việt Nam là một vấn đề sống còn khi xây dựng một
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng,
trong những điều kiện mới của thời đại toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, dứơi những
quan điểm mới của Đảng ta từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ IX, những quan
niệm mới về giai cấp công nhân Việt nam và lập trường của giai cấp công nhân cần
phải đượcnhận thức lại, mà trong đó những điểm cơ bản nhất là: giai cấp công
nhân”phải tự mình trở thành dân tộc”, tiêu biểu cho quyền lợi của dân tộc, dặt quyền
lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của giai cấp;giai cấp công nhân hiện đại không còn
là giai cấp công nhân –vô sản như trong thế kỷ XIX; giai cấp công nhân mà trong đó
tầng lớp công nhân trí thức chiếm một vị trí ngày càng to lớn, khối liên minh công-
nông -trí thức là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân; giai cấp công nhân rất phong
hú, đa dạng theo thành phần kinh tế mà họ tham gia vào; giai cấp công nhân phải là
đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của xã hội hiện đại, được vũ trang bằng
những tri thức hiện đại nhất,…Vì vậy, không được máy móc giáo điều, không dựa
vào những quan niệm lạc hậu để xem xét lập trường của giai cấp công nhân, không
được xem xét vấn đề lập trường giai cấp đi ngược với quan điểm lấy tiến bộ về lực
lượng sản xuất làm điểm xuất phát, đảng viên cán bộ phải lấy việc học tập những tri
thức hiện đại như một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin
cũng luôn được vận dụng sáng tạo và bổ sung không ngừng bằng những tri thức
hiện đại nhất của nhân loại. Kinh nghiệm của nhân loại và dân tộc ta trong thế kỷ XX
chỉ ra rằng, đững vững hay không vững trên lập trường của giai cấp công nhân hiện
đại là điểm cốt tử nhất để có được mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp hay không.

You might also like