You are on page 1of 59

BÁO CÁO THAM LUẬN:

VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VAI TRÒ VÀ TẦM


QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ VÀ VIỆT NAM

TS. Trần Đình Nghĩa


Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hà Nội, 9-2007
MỤC LỤC BÁO CÁO

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO................................... 2


I.1. Tam Đảo – địa danh nổi tiếng đối với nghiên cứu đa dạng sinh học...............2
1.2. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Tam Đảo .........3
1.3. Các hoạt động và thành tựu của VQG Tam Đảo.............................................5
2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VQG TAM ĐẢO................................................................ 6
2.1. Vị trí địa lí:.......................................................................................................6
2.2. Địa hình, địa mạo.............................................................................................8
2. 3. Địa chất.........................................................................................................10
2.4. Khí hậu...........................................................................................................13
2.5. Mạng lưới thủy văn........................................................................................16
2.6. Phân vùng sinh thái VQG Tam Đảo..............................................................20
3. GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC ............................................................................. 21
3. 1. Đa dạng loài và giá trị bảo tồn......................................................................21
3.2. Thảm thực vật, các sinh cảnh của VQG Tam Đảo ........................................33
4. VAI TRÒ VQG TAM ĐẢO ĐỐI VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ VIỆT NAM........ 40
4.1. Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bối cảnh vùng đồng bằng và trung du
Bắc Bộ ...........................................................................................................40
4.2. Vai trò của VQG Tam Đảo đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. .......41
4.3. Vai trò đối với môi trường.............................................................................43
5. VÙNG DỰ ÁN TAM ĐẢO 2, HIỆN TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO
TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ................................. 47
5.1. Dự án Quy hoạch xây dựng khu Du lịch sinh thái Tam Đảo (Tam Đảo
2) và Tây Thiên .............................................................................................47
5.2. Hiện trạng đa dạng sinh học và môi trường. .................................................49
5.3. Các nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học và môi trường tiểm ẩn trong Dự
án xây dựng khu Du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2..............................53
5.4. Du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Tam Đảo...............................................55

1
VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI
VIỆC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ VIỆT NAM

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

I.1. Tam Đảo – địa danh nổi tiếng đối với nghiên cứu đa dạng sinh học
Khu nghỉ mát Tam Đảo (nay là thị trấn Tam Đảo, Tam Đảo 1) đã trải qua hơn
100 năm xây dựng và phát triển. Thời điểm được tính từ khi người Pháp khởi công xây
dựng con đường từ chân núi lên thị trấn vào năm 1904. Thời gian xây dựng con đường
này kéo dài tới 12 năm, hoàn thành vào năm 1916. Từ đó việc đi lại từ Hà Nội lên Tam
Đảo dễ dàng hơn, các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thưởng ngoạn và khảo sát thiên
nhiên triển khai rầm rộ. Các hoạt động khảo sát thực vật học đã được tiến hành rất
sớm, ngay từ khi người Pháp phát hiện ra Tam Đảo, bằng chứng là Trà hoa vàng ở
Tam Đảo đã được phát hiện và công bố vào năm 1910. Các nhà lâm học, nông học,
các nhà nghiên cứu nghiệp dư người Pháp khác đã thu thập nhiều mẫu động, thực vật
cung cấp cho các viện nghiên cứu, các bảo tàng thiên nhiên ở Pháp cũng như nhiều
nước khác. Rất nhiều loài mới đã được phát hiện và sức thu hút của Tam Đảo ngày
càng tăng trong giới những người yêu thích thiên nhiên và khảo cứu vạn vật học chẳng
những ở Pháp, mà cả ở các nước khác. Tính đặc sắc của Tam Đảo còn ở chỗ là vùng
núi cao bị bao quanh bởi đồng bằng, giống như một hòn đảo, cách li với vùng núi cao
ở phía bắc Việt Nam nên tỉ lệ các loài đặc hữu cao, tồn tại cả các đặc hữu hẹp như Cá
cóc Tam Đảo. Tam Đảo được liệt vào một trong sáu địa danh nổi tiếng cho nghiên cứu
sinh học ở Việt Nam, lại ở gần Hà Nội, đi lại dễ dàng nên là địa điểm rất thuận tiện
cho các nghiên cứu giám sát môi trường dài kì.

Con số ba và tên gọi của hai khối núi hùng vĩ nhất vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ
Tên hai khối núi hùng vĩ nổi lên trên phần phía tây-bắc vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ đều
gắn liền với con số ba – Tam Đảo, Ba Vì. Đối với Ba Vì, một khối núi không dài lắm thì ba đỉnh cao
nhất: Đỉnh Vua (1296m), Tản Viên (1227m), Ngọc Hoa (1131m) là biểu tượng đã mang lại tên gọi cho
toàn bộ khối núi. Còn dẫy Tam Đảo dài gần 80km, nhiều đỉnh núi cao, đỉnh cao nhất 1590m lại nằm
trên mốc địa giới phân chia ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên không dễ gì nhìn thấy từ
vùng đồng bằng, vậy mà vẫn mang tên Tam Đảo, tại sao vậy? Các cư dân cao tuổi ở Thôn Hai thị
trấn Tam Đảo, dòng họ của các cụ đã sống ở đây trên dưới một thế kỉ, đã lí giải bằng việc nêu ra hiện
tượng thiên nhiên đẹp, bình dị nhưng cũng rất nên thơ. Đó là hàng ngày vào lúc bình minh, khi
những tia nắng đầu tiên chiếu xuống đồng bằng, mây mù xuất hiện, bốc lên và kết thành biển mây
che phủ toàn bộ đồng bằng, khi ấy dứng trên đỉnh Ba Vì nhìn về Tam Đảo, trên biển mây trắng đục
nhìn thấy một khối núi sẫm mầu với ba đỉnh cao, đó là Rùng Rình (Phù Nghĩa, 1290m), Thạch Bàn
(1385m) và Thiên Thị (1300m). Còn từ Tam Đảo cũng nhìn thấy, về phía tây-nam ba đỉnh Tản Viên,
Ngọc Hoa và Đỉnh Vua sừng sững bên trên biển mây đó. Mặt trời lên cao, biển mây tan biến Tam
Đảo, Ba Vì như gần nhau lại, cả hai dãy núi gắn liền với cánh đồng, làng mạc xung quanh. Chiều tà
và hoàng hôn buông xuống, khi gió nồm nam thổi từ biển vào mang theo hơi nước, gặp hơi nóng bốc
lên từ đồng bằng cũng bị nâng lên rồi kết lại thành mây; Tam Đảo, Ba Vì lại bị tách xa nhau, ngăn
cách và chỉ nhìn thấy nhau qua biển mây đồng bằng. Vào mùa hè cảnh hoàng hôn ở Tam Đảo thì rất
đẹp, bầu trời nhiều mầu sắc và thay đổi cũng rất nhanh, nhất là khi nhìn về đồng bằng, nhìn sang Ba
Vì. Các cụ cũng còn nhớ nhiều câu thơ về cảnh sắc thiên nhiên của hai bờ Ba Vì – Tam Đảo.
Sưu tầm từ nhân dân, học hỏi từ di cảo của cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chắc chắn sẽ mang lại nhiều điều bổ
ích để hiểu biết thêm về Tam Đảo và những tâm hồn gắn bó với vùng đất này.

2
Hình 1.1: Ba đỉnh núi làm nên Tam Đảo: Phù Nghĩa (Rùng Rình, 1290m), Thạch Bàn
(1385m), Thiên Thị (1300) nhìn từ phía thị trấn Tam Đảo (Nguồn ảnh:TĐN, 08.09.2007).

1.2. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Tam Đảo
Tam Đảo là một trong những khu rừng cấm quốc gia đầu tiên của Việt Nam,
được thành lập vào năm 1977, sau khi dất nước hoàn toàn giải phóng, sau đó được
nâng lên thành Vườn Quốc gia Tam Đảo vào năm 1996. Quá trinh hình thành, xây
dựng, phát triển của VQG được tóm lược như sau:
Ngày 24.1.1977 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 41/TTg về việc thành
lập khu rừng cấm Tam Đảo:
- Diện tích là 19.000 ha.
- Nằm trên địa phận của 3 tỉnh Vĩnh Phú, Bắc Thái và Tuyên Quang .
- Ranh giới khu rừng cấm Tam Đảo được xác lập từ độ cao 400 m (so với mực nước
biển) trở lên và giao cho Chi cục kiểm lâm 3 tỉnh Vĩnh Phú, Bắc Thái và Tuyên
Quang có trách nhiệm quản lý và bảo vệ khu rừng cấm Tam Đảo .
Còn diện tích rừng và đất rừng của núi Tam Đảo từ độ cao 400 m trở xuống vẫn
giao cho các lâm trường quốc doanh là Tam Đảo , Lập Thạch của tỉnh Vĩnh Phú ; Lâm
trường Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang và lâm trường Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên
để tổ chức sản xuất và kinh doanh như trồng rừng và khai thác rừng .Chính vì vậy mà
rừng tự nhiên của núi Tam Đảo từ độ cao 400 m trở xuống cơ bản đã bị tàn phá hết
trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1990.
Ngày 9.8.1986 Chủ tich hội đồng bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ ) đã
ra quyết định số 194/CT về việc công nhận một hệ thống các khu rừng cấm của Việt
Nam, trong đó có khu rừng cấm Tam Đảo . Đồng thời giao trách nhiệm cho bộ Lâm
nghiệp (cũ) và UBND các tỉnh, thành phố có rừng cấm sớm điều tra, quy hoạch xây
dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật cho các khu rừng cấm để trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.

3
Thực hiện tinh thần quyết định trên, Bộ Lâm nghiệp đó giao nhiệm vụ cho viện
điều tra quy hoạch rừng phối hợp với UBND tỉnh và các cơ quan Lâm nghiệp của 3
tỉnh Vĩnh Phú, Bắc Thái và Tuyên Quang để lập dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn
quốc gia Tam Đảo . Công tác điều tra, khảo sát để có cơ sở xây dựng dự án khả thi đầu
tư cho Vườn quốc gia Tam Đảo được bắt đầu từ cuối năm 1990. và sau một số lần
trình bày tại hội đồng thẩm định quốc gia (có bổ sung) đến cuối năm 1995 dự án khả
thi xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo đã được hội đồng thẩm định quốc gia thông qua
và trình chính phủ xem xét phê duyệt.
Ngày 6.3.1996 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 136/TTg về việc phê duyệt
dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo trên cơ sở nâng cấp và mở
rộng rừng cấm quốc gia Tam Đảo được thành lập theo Quyết định số 41/TTg ngày 24
tháng 1 năm 1977 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó Vườn quốc gia Tam Đảo có
tổng diện tích tự nhiên là 36.883 ha và diện tích vùng đệm 15.515 ha.với các nhiệm
vụ chính sau đây:
− Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo
− Bảo vệ nguồn gen các loài động, thực vật rừng quý hiếm. Đặc biệt là các loài động,
thực vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên.
− Thực hiện công tác nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và dịch vụ khoa học; tạo
môi trường tốt phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, du lịch và nghỉ mát.
− Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân lòng yêu thiên nhiên
và ý thức bảo vệ rừng .
− Thực hiện vai trò giữ và điều tiết nước của khu vực đầu nguồn, góp phần cải thiện
môi sinh cho vùng đồng bằng, trung du bắc bộ và thủ đô Hà Nội .
− Tham gia tổ chức việc tham quan du lịch và nghỉ mát.
− Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng đệm
Vườn quốc gia Tam Đảo được chia thành 3 phân khu chức năng sau đây:
ƒ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
+ Diện tích 17.295 ha,
+ Ranh giới: Tính từ độ cao 400 m (so với mặt nước biển) trở lên;
+ Chức năng: bảo vệ nghiêm ngặt, cấm mọi tác động làm ảnh hưởng đến
động vật, thực vật rừng và cảnh quan thiên nhiên trong phân khu.
(Quy hoạch khu du lịch sinh thái Tam Đảo II nằm toàn bộ trong phân khu
này).
ƒ Phân khu phục hồi sinh thái:
+ Diện tích là 17.286 ha;
+ Chức năng: bảo vệ được rừng hiện có; khoanh nuôi rừng nơi còn khả năng
tái sinh tự nhiên; trồng rừng mới nơi đất trống nhằm phục hồi diện tích
rừng đã bị phá hoại và bảo vệ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
ƒ Phân khu nghỉ mát, du lịch:

4
+ Diện tích: 2.302 ha (bao
gồm cả diện tích đất thị
trấn Tam Đảo )
+ Nằm ở sườn núi Tam Đảo
thuộc địa phận tỉnh Vĩnh
Phú (nay là Vĩnh Phúc),
bao quanh thị trấn Tam
Đảo.
+ Chức năng: Tạo điều kiện
thuân lợi để phát triển khu Hình 1.2: Trụ sở VQG Tam Đảo tại Km 13 xã
du lịch sinh thái, thu hút Hồ Sơn, Huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc
khách du lịch trong và
ngoài nước đến nghỉ ngơi và tìm hiểu thiên nhiên Việt Nam.
Ngày 15.5.1996, thực hiện quyết định số 136/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra quyết định số 601.TC-BNN về việc thành
lập Vườn quốc gia Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn .
Vườn quốc gia Tam Đảo đã được thành lập từ đó và hoạt động theo các nhiệm vụ
được quy định tại quyết định số 136/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

1.3. Các hoạt động và thành tựu của VQG Tam Đảo.
- Hoàn thiện bộ máy hành chính và các phòng ban, trung tâm chức năng:
+ Trụ sở VQG đặt tại: Km 13 xã Hồ Sơn huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc .
+ Hệ thống quản lý bảo vệ rừng gồm 17 trạm kiểm lâm bảo vệ rừng.
+ Trung tâm nghiên cứu và dịch vụ kỹ thuật .
+ Ban quản lý và dịch vụ du lịch .
- Đã trồng được hơn 4.500 ha rừng
- Khoanh nuôi hơn 10.000 ha.
- Đưa độ che phủ rừng từ 61% lên 83%.
- Phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ và phát
triển vốn rừng, thực thi các quy chế VQG,….
- Giải quyết nhiều việc làm cho nhân dân địa phương.
- Hợp tác với nhiều tổ chức trong nướcvà quốc tế như: ĐH Lâm Nghiệp, ĐH Quốc
gia Hà Nội , ĐH Thái Nguyên , ĐH Queensland, VQG Bavarian ( CHLB Đức).
- Đồng tổ chức nhiều Hội thảo khoa học quốc gia có các Hiệp hội Khoa học quốc tế
tham dự như Hội thảo Quốc gia về Trà hoa vàng (2002, 2007),…
- Hiện nay đang triển khai Dự án quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm do
Cộng hoà Liên bang Đức tài trợ.
(Nguồn: Vườn Quốc gia Tam Đảo, 2007)
Tam Đảo vừa là tên của thị trấn du lịch (thị trấn Tam Đảo) duy nhất nằm trên
đỉnh của dãy núi cao dài tới 80km (dãy núi Tam Đảo), tên huyện (Huyện Tam Đảo)

5
đồng thời cũng là tên của vườn quốc gia (Vườn quốc gia Tam Đảo). Sự trùng tên của
các đơn vị lãnh thổ, đơn vị quản lí hành chính dễ gây ra những nhầm lẫn, có khi đáng
tiếc, trong hiểu biết cũng như khi đề cập tới các vấn đề của các đơn vị cùng mang tên
Tam Đảo.
Để dễ dàng cho việc cập nhật các thông tin về các điều kiện tự nhiên, giá trị và
vai trò của Vườn quốc gia Tam Đảo cũng như những hợp phần của nó đối với việc bảo
tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường cần thiết phải làm sáng tỏ nội dung một số
khái niệm thường được nhắc tới trong thời gian gần đây như “Tam Đảo 1”, “Tam Đảo
2”, “Vùng Dự án Tam Đảo 2”, “Vùng Tam Đảo 2” hay thực tế “Tam Đảo 1”, “Tam
Đảo 2” là tên gọi cái gì?
Trước hết “Tam Đảo 1” và “Tam Đảo 2” là tên gọi hai vùng đất tương đối bằng
phẳng (có người gọi là thung lũng) trên dẫy núi Tam Đảo, có thể sử dụng để xây dựng
khu dân cư hoặc khu nghỉ mát (du lịch). Tam Đảo 1 là vùng được phát hiện đầu tiên và
người Pháp đã xây dựng ngay vào đầu thế kỉ trước thành Khu nghỉ mát, sau này được
gọi là Thị trấn Tam Đảo. Tam Đảo 2 được phát hiện muộn hơn, cách Khu nghỉ mát
đến 19km đường đi bộ (khoảng gần 11km đường chim bay) về phía tây-bắc nhưng lại
hấp dẫn hơn do diện tích rộng gấp ba lần, lại ở độ cao hơn tới 200m. Ý tưởng sử dụng
cho các hoạt động du lịch đã xuất hiện và thực thi từ trước năm 1954. Dựa vào các dấu
tích còn lại (các đường mòn xếp kè đá) thì hình thức hoạt động có lẽ là du lịch khảo
cứu và thưởng ngọan thiên nhiên (du lịch sinh thái). Do vậy ranh giới của “Tam Đảo
1”, “Tam Đảo 2” là ranh giới tự nhiên, rất xa nhau, không phải từ Đỉnh Rùng Rình trở
đi là bắt đầu Tam Đảo 2 như một số người lầm tưởng.
“Vùng Tam Đảo 2” là phần đất bằng phẳng được phát hiện muộn hơn (Tam Đảo
2) bao gồm cả phần đất ngập nước, thường xuyên hoặc tùng thời kì (Ao Dứa) và vùng
rừng cao hơn cho đến sát địa giới Vĩnh Phúc – Thái Nguyên, kéo dài về phía đông đến
quèn núi đi sang xã Ký Phú (huyện Đại Từ, Thái Nguyên). Vùng này được người dân
gọi là Rừng ma ao dứa.
“Vùng Dự án Tam Đảo 2” là một khái niệm có thể đã được hiểu theo nhiều cách.
Nếu chỉ là 300 hécta như các thông tin thường đề cập thì chỉ là vùng xây dựng thị trấn
du lịch và chỉ gồm phần giữa và phần phía tây của Rừng ma ao dứa kéo về phía bắc
cho đến địa giới tỉnh; như vậy diện tích làm đường từ Đạo Trù lên, đường bộ, đường
thoát hiểm, đường cáp treo,…từ Tam Đảo 2 về Tây Thiên và Tam Đảo 1 là chưa được
đề cập đến. Còn nếu bao gồm tất cả các hạng mục theo ý tưởng thiết kế Dự án thì diện
tích thực tế mà Dự án Tam Đảo 2 sử dụng sẽ tăng lên nhiều, đến vài ba lần.

2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VQG TAM ĐẢO

2.1. Vị trí địa lí:


Vườn Quốc gia Tam Đảo nằm trong khoảng 21o 21’ đến 21o 42’ độ vĩ bắc, 105o
23’ đến 105o 44’ độ kinh đông.
Địa giới hành chính Vườn Quốc gia được giới hạn như sau:
- Phía bắc là đường quốc lộ 13A từ Thái Nguyên đi Tuyên Quang qua Đèo
Khế.

6
- Phía đông-bắc bởi đường ô tô giáp chân núi từ xã Quân Chu đến gặp quốc lộ
13A tại xã Phú Xuyên huyện Đại Từ.
- Phía nam bởi ranh giới các huyện Tam Đảo, Mê Linh thuộc Vĩnh Phúc; Phổ
Yên, Đại Từ thuộc Thái Nguyên.
- Phía tây-nam bởi đường ô tô phía trái sông Phó Đáy nối từ Đường 13A tại xã
Kháng Nhật, qua mỏ thiếc Sơn Dương, dọc theo chân Tam Đảo gặp sông Bà
Hanh tại xã Mỹ Khê bên hồ Đại Lải.

Hình 2.1: Bản đồ Vườn Quốc gia Tam Đảo và vị trí Tam Đảo 2

7
Hợp phần rất quan trọng của Vườn Quốc gia Tam Đảo được nhắc đến nhiều lần
trong báo cáo này là Tam Đảo 2 có vị trí địa lí nằm trong phạm vi các tọa độ sau:
21o 31’ 04” đến 21o 39’ 46” độ vĩ bắc,
105o 35’ 41” đến 105o 37’ 32” độ kinh đông
Tam Đảo 2 là vùng tương đối bằng phẳng, nằm giáp với đường đỉnh núi, về phía
Vĩnh Phúc, bên trên khu Tây Thiên, kéo dài về phía đông đến quèn núi đi sang xã Ký
Phú (Đại Từ, Thái Nguyên).

2.2. Địa hình, địa mạo


Vườn Quốc gia Tam Đảo chiếm giữ toàn bộ hệ núi Tam Đảo, có cấu tạo hình
khối đồ sộ, nằm ở phía bắc đồng bằng Bắc Bộ, chạy dài theo hướng tây-bắc – đông-
nam. Cả khối núi có đặc điểm chung là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu và
dầy. Chiều dài khối núi gần 80km, có gần 20 đỉnh cao sàn sàn trên 1000m được nối
với nhau bằng đường dông núi sắc, nhọn. Đỉnh cao nhất là đỉnh Nord (1592m) là ranh
giới địa chính của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Chiều ngang biến
động trong khoảng 10-15km. Núi cao, bề ngang lại hẹp nên sườn núi rất dốc, bình
quân 25-35 độ, nhiều nơi trên 35 độ nên rất hiểm trở và khó đi lại.
Dựa vào độ cao, độ dốc, địa mạo có thể phân chia dãy núi Tam Đảo thành bốn
kiểu địa hình chính:
- Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông suối: độ cao tuyệt đối <100m, độ dốc
cấp I (<7)o. Phân bố dưới chân núi và ven sông suối.
- Đồi cao trung bình: Độ cao tuyệt đối 100-400m. Độ dốc cấp II (8o – 15o) trở lên.
Phân bố xung quanh chân núi và tiấp giáp với đồng bằng.
- Núi thấp: Độ cao tuyệt đối 400 – 700m. Độ dốc trên cấp III (16o – 26o). Phân bố
giữa hai kiểu địa hình đồi cao và núi trung bình.
- Núi trung bình: Độ cao tuyệt đối >700m – 1590m. Độ dốc >cấp III. Phân bbố ở
phần trên của khối núi. Các đỉnh và đường dông đều sắc và nhọn.
Như vậy có thể nói địa hình Tam Đảo cao và khá đều (cao ở giữa và thấp dần về
hai đầu nhưng độ chênh không rõ), chạy dài gần 80km theo hướng tây-bắc – đông-nam
nên nó như một bức bình phong chắn gió mùa đông-bắc tràn về đồng bằng và trung du
Bắc Bộ, Vì vậy ảnh hưởng lớn đến chế độ khí hậu và thủy văn trong vùng.
(Nguồn: FIPI, 1992: Báo cáo Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo).
Nghiên cứu chi tiết vùng Tam Đảo 2, Đặng Văn Bào (2006) cho rằng khu vực
này có địa hình khá bằng phẳng dạng lòng chảo rộng khoảng 300 ha, ở độ cao 1100-
1150m. Vùng phía Bắc có địa hình khá dốc, cao từ 700-1350m, vùng phía Tây có độ
dốc thoải hơn phía Bắc, độ cao thay đổi từ 700-1100m, vùng phía Nam địa hình tương
đối dốc thay đổi từ 800-1100m và xuất hiện nhiều cliff (vách trượt của đứt gẫy kiến
tạo); vùng Đông – Nam có độ cao thay đổi từ 800-1200m. Tác giả đã chia địa hình
vùng Tam Đảo 2 thành 15 dạng và gộp vào 4 nhóm (xem bản đồ):
Địa hình bóc mòn trên đỉnh núi
1.Bề mặt đỉnh núi sót do bóc mòn, cao 1320 – 1400m

8
2.Bề mặt san bằng trên đỉnh núi, cao 1300 – 1375m
Địa hình bóc mòn nghiêng thoải trên sườn khối núi
3.Bề mặt san bằng trên sườn khối núi, cao 1200 – 1250m
4.Bề mặt san bằng trên sườn khối núi, cao 1150 – 1175m
5.Bề mặt san bằng trên sườn khối núi, cao 1075 – 1125m
6.Bề mặt san bằng trên sườn khối núi, cao 925 – 1025m
Địa hình sườn dốc
7.Sườn đổ lở, dốc trên 45o
8.Sườn bóc mòn dốc trên 30o, nhạy cảm đổ lở đá
9.Sườn bóc mòn - xâm thực dốc 20 – 30o, nhạy cảm trượt lở đất
10.Sườn bóc mòn - xâm thực dốc 15 – 20o, nhạy cảm trượt lở đất
Địa hình thung lũng và trũng trên núi
11.Đáy trũng rửa trôi - tích tụ
12.Bề mặt rửa trôi - tích tụ rìa đáy trũng
13.Sườn rửa trôi - tích tụ nghiêng thoải rìa trũng
14.Đáy khe suối xâm thực - tích tụ thoải
15.Đáy khe suối xâm thực dốc
Vị trí cũng như tương quan diện tích các dạng địa hình này được thể hiện trên
bản đố của tác giả kèm theo dưới đây.

Hình 2.2: Bản đồ Địa mạo Khu vực Tam Đảo 2


(Nguồn: Trần Nghi 2006: Xác định cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi trường
phục vụ Dự án xây dựng Khu Du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2.)

9
2. 3. Địa chất
2.3.1.Cấu tạo địa chất:
Dãy núi Tam Đảo được cấu tạo từ đá phun trào axít tuổi Triat thuộc hệ tầng Tam
Đảo (T2td). Thành tạo phun trào này kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam với
chiều dài khoảng 80km, rộng khoảng 10km, có quan hệ kiến tạo với các thành tạo tuổi
Devon ở phía Bắc và Tây Nam. Các đá phun trào Tam Đảo bị xâm nhập phức hệ Núi
Điêng xuyên cắt.
Hệ tầng phun trào axit Tam Đảo bao gồm chủ yếu là đá riolit, riolit pocphia,
riodacit và tuf của chúng, bề dày tổng cộng khoảng 800m. Đá riolit chứa các ban tinh
fenspat và thạch anh cỡ nhỏ đến vừa, chiếm khoảng 5-10% khối lượng. Thành tạo
riolit Tam Đảo bị phân cắt bởi hệ thống khe nứt, tạo ra các khối kích thước khác nhau,
bị ép thành tấm, đôi chỗ thành phiến, dập vỡ mạnh. Lấp đầy các khe nứt trong đá là
các mạch thạch anh.
Liên quan đến động đất, theo tài liệu Nguyễn Đình Xuyên (2003), khu vực Tam
Đảo nằm trong vùng phát sinh động đất với Mmax=68, đã có lần xảy ra động đất có
chấn cấp I=VII.
(Nguồn: Đặng Trung Thuận 2006: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ
Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vũng Tam Đảo 2).

Theo tài liệu của Tổng cục Địa chất, tuổi tuyệt đối mẫu cục lấy ở khu nghỉ mát
Tam Đảo là 267 triệu năm, hơi cao hơn rionit ở dãy Phiabioc có tuổi từ 230 đến 240
triệu năm. Như vậy rionit Tam Đảo có tuỏi Triat giáp Nori.
Ở phần phía tây của vùng (mỏ thiếc), các thể xâm nhập granit kết hợp chặt chẽ
với rionit kết tinh khá cao (giống ở dãy núi pháo Đồng Hỷ) chỉ có các đá granit chứa
thiếc chắc chắn có tuổi trẻ hơn (ở cuối chân núi xuất hiện cuội kết thuộc trầm tích kỷ
Jura),
Trong quá trình phát sinh và phát triển của địa hình và lịch sử địa chất đã tạo nên
một số loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như thiếc, vonfram. Hiện nay (1992) mỏ
này đang được khai thác. Diện tích mỏ lên đến hàng nghìn hecta, nằm ở phía bắc khu
bảo tồn.
Nhìn chung các lọai đá này rất cứng. Thành phần khoáng vật có nhiều thạch anh,
mouscovit khó bị phong hóa và hình thành các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp
hạt thô, dễ bị xói mòn và rửa trôi, nhất là những nơi có độ dốc cao hơn 35o. Đất bị xói
mòn rất mạnh để trơ lại tầng đá gốc cứng rắn. Nếu vì một lí do nào đó làm lớp phủ
rừng bị phá hoại trên lập địa này, thì dù có đầu tư cao cũng khó phục hồi lại lớp phủ
rừng như xưa.
(Nguồn: FIPI, 1992: Báo cáo Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo).
Khu vực Tam Đảo 2 cấu tạo chủ yếu từ đá riolit có nhiều mạch thạch anh, bị ép
tấm và dập vỡ mạnh làm giảm độ gắn kết.
(Nguồn: Trần Nghi 2006: Xác định cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi
trường phục vụ Dự án xây dựng Khu Du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2).

10
2.3.2. Vỏ phong hóa và lớp thổ nhưỡng
Trong phạm vi toàn bộ dãy núi Tam Đảo, các nhà Lâm học đã phân biệt 4 loại
đất và khái quát chúng trong bảng sau:

Bảng 2.1.: Đặc trưng các loại đất VQG Tam Đảo
Loại đất Diện tích Các đặc trưng Phân bố
1. Đất feralit 8968 ha Phát triển trên đá mácma axit kết tinh Phân bố từ độ cao 700-
mùn vàng nhạt chua riolit, dacit, granit. Tầng đất rất 1600m. Chiếm hầu hết
trên núi trung 17,1% mỏng. Tầng mùn và thảm mục khá dày và các đỉnh của dãy Tam
bình chỉ xuất hiện nơi có đọ dốc nhỏ. Nơi độ Đảo
dốc lớn tầng đất bị xói mòn trơ lại đá gốc.
2. Đất feralit có 9292 ha Phát triển trên đá kết tinh chua. Tầng đất Phân bố xung quanh
mùn vàng đỏ mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, Tầng mùn sườn Tam Đảo ở độ cao
trên núi thấp 17,8% mỏng hoặc không còn vì bị xói mòn. Tầng 400-700m
đá lộ đầu trên 75%.
3. Đất feralit đỏ 24641 ha Đất feralit điển hình vùng đồi, phát triển Phân bố trên các đồi cao
vàng phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau. Do lớp và trung bình, cao 100-
trên vùng đồi 47,0% thực bì bị mất nhưng độ dốc thấp nên 400m xung quanh dãy núi
tầng đất có dày hơn hai loại đất trên. Đất Tam Đảo
ít đá nổi đá lẫn. Thành phần cơ giới trung
bình đến nặng
4. Đất phù sa 9794 ha Đất phù sa và dốc tụ do sông suối và Phân bố trong các thung
và bồi tụ sông 18,1% sườn tích, mầu nâu đen, tầng dày. Thành lũng hẹp giữa núi và ven
suối phần cơ giới trung bình, mầu mỡ, độ ẩm các sông suối lớn
cao. Đã được sử dụng để trồng lúa và
hoa màu.

(Nguồn: FIPI, 1992: Báo cáo Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo).
Sự hình thành vỏ phong hóa và lớp thổ nhưỡng ở khu vực Tam Đảo 2 đã được
các nhà khoa học ở ĐHKHTN chú ý sâu hơn. Theo đó Tam Đảo 2 nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, có lượng mưa lớn, thảm thực vật dày, địa
hình cao và dốc, các đá phun trào axit hệ tầng Tam Đảo bị phong hóa, kết quả tạo
thành lớp vỏ phong hóa có độ dày 1-1,5m, được Đặng Mai (2006) chia thành 3 kiểu
vỏ:
- Kiểu vỏ Saprolit trên các sườn đồi độ dốc lớn (trên 30o), lộ đá gốc, lớp đất mỏng,
xen sạn sỏi thạch anh và mảnh vỡ vụn của đá phun trào.
- Kiều vỏ Sialit phát triển trên đai cao hơn 1000m, trên nền aluvi-deluvi nơi phát
triển rừng kín thường xanh hoặc trên những phần thấp của địa hình, nơi thường
xuyên ẩm ướt ở vùng lòng chảo khu trung tâm.
- Kiểu vỏ Ferosialit phát triển phổ biến trên các sườn có độ dốc vừa phải thuộc đai
cao dưới 1000m, trên nền đá phun trào axit tại các bề mặt san bằng, chủ yếu là ở
phần đỉnh các đồi phía tây vùng lòng chảo.
Các tác giả này cũng cho rằng các yếu tố đá gốc, khí hậu, địa hình và thảm thực
vật trong khu vực Tam Đảo 2 không thuận lợi cho sự tích lũy các secki oxit trong phẫu
diện đất và vỏ phong hóa. Do vậy, sialit hóa và ferosialit hóa là những quá trình địa
hóa đặc trưng trong sự hình thành đất và vỏ phong hóa vùng này. Đó cũng là lí do giải
thích vì sao trong vùng thiếu vắng những sản phẩm phong hóa chín muồi ở mức độ
cao.

11
Các loại đất được phân biệt gồm:
- Nhóm đất xám vàng có mùn phát triển trên VPH ferosialit
- Nhóm đất xám sẫm có mùn phát triển trên VPH Sialit
- Nhóm đất xám sẫm phát triển trên VPH saprolit
- Nhóm đất xám vàng phát triển trên sườn tích (deluvi)
- Nhóm đất xám sẫm phát triển trên sườn tích (deluvi)
- Nhóm đất dốc tụ ven đồi núi phát triển trên sườn tích (deluvi)
Và khuyến cáo rằng cần tiếp tục chú ý nghiên cứu các loại đất trên trầm tích
deluvi hỗn độn cuội, tảng khá phổ biến trong vùng nhằm tránh can thiệp vào địa hình
để đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
(Nguồn: Trần Nghi 2006: Xác định cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi
trường phục vụ Dự án xây dựng Khu Du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2).
2.3.3. Tai biến địa chất
Từ những kết quả khảo sát về độ dốc địa hình ở khu Tam Đảo 2, đá gốc riolit bị
dập vỡ, nén ép nhiều, vỏ phong hóa phát triển nhưng chiều dày nhỏ, Chu Văn Ngợi
(2006) đã chia khu Tam Đảo 2 thành các vùng tai biến địa chất tiềm năng, bao gồm tai
biến trượt lở và ngập lụt. Đó là:
- Vùng có nguy cơ trượt lở cao ở các sườn núi dốc, chiếm diện tích đáng kể.
- Vùng có nguy cơ trượt lở trung bình ở các sườn đồi dốc thoải, phân bố hẹp hơn
- Vùng có nguy cơ trượt lở thấp gồm các bề mặt đỉnh, vai địa hình và trung tâm lòng
chảo, chiếm diện tích lớn nhất.
- Vùng có nguy cơ ngập lụt ở trung tâm lòng chảo (Dự án gọi là vùng đất ướt tiềm
năng). (Xem thêm trên bản đồ các dạng Địa hình sườn dốc, số kí hiệu 7, 8, 9, 10)
(Nguồn: Đặng Trung Thuận 2006: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ
Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vũng Tam Đảo 2).
Trần Nghi và nnk (2006) còn chú ý thêm ảnh hưởng của các hoạt động thực thi
Dự án (Xây dựng cơ sở hạ tầng như mở các tuyến đường, xây dựng các khu nhà
nghỉ,...) sẽ tác động trực tiếp đến môi trường tự nhiên, làm thay đổi một số điều kiện tự
nhiên: giảm độ che phủ, phá hủy cân bằng sườn, thu hẹp diện tích thấm nước bề mặt,
tăng diện tích bê tông hóa. Đã đề xuất thêm một vùng có nguy cơ tai biến tiềm năng
nữa là Vùng có nguy cơ bị lũ quét bao gồm các thung lũng suối Thác Lác (xã Đạo Trù)
và Suối Đông Thỏng (Các nhánh suối vùng đất ướt tiềm năng và hệ thống Suối Bòn
Bọt (Đông Thỏng 2) cùng đổ xuống Tây Thiên).
(Nguồn: Trần Nghi 2006: Xác định cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi
trường phục vụ Dự án xây dựng Khu Du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2).
Như vậy trong vùng Dự án Tam Đảo 2 đã ghi nhận tới 5 vùng có nguy cơ tai biến
địa chất có thể gây ra trượt lở, ngập lụt, lũ quét mà sự tác động vào vùng đất này đòi
hỏi một sự cẩn trọng rất cao.

12
2.4. Khí hậu
Dãy Tam Đảo là dãy núi lớn, bao gồm một vùng lãnh thổ rộng và có sự phân hóa
theo độ cao rất đa dạng, vì vậy khái quát hóa các đặc trưng khí hậu toàn vùng không
phải là vấn đề đơn giản. Các nhà lâm học (FIPI) dựa trên các số liệu khí tượng của
trạm Tam Đảo và các trạm xung quanh (Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Đại Từ) để đưa ra
các nhận định khái quát cho toàn vùng như sau:
Thuộc chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng cao. Dựa vào các số liệu quan
trắc bình quân nhiều năm của các đài khí tượng Đại Từ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Tam
Đảo (thị trấn Tam Đảo) (Bảng 2.2)

Bảng 2.2.: Số liệu khí tượng của các trạm trong vùng
Tên yếu tố Trạm Trạm Trạm Trạm
Tuyên Quang Vĩnh Yên Đại Từ Tam Đảo
Nhiệt độ trung bình năm (oC) 22,9 23,7 22,9 18,0
Nhiệt độ tối cao trung bình 41,4 41,5 41,3 33,1
Nhiệt độ tối thấp trung bình 0,4 3,2 3,0 -0,2
Lượng mưa trung bình năm (mm) 1641,4 1603,5 1906,2 2630,9
Số ngày có mưa trong năm 143,5 142,5 193,4 193,7
Lượng mưa tối đa / ngày 350 284,0 352,9 295,5
Độ ẩm trung bình (%) 84 81 82 87
Độ ẩm cực tiểu (%) 15,0 14,0 16,0 6,0
Lượng bốc hơi nước (mm) 760,3 1040,1 985,5 561,5

Có thể nói rằng trạm Tuyên Quang và Vĩnh Yên đặc trưng cho khí hậu sườn
phía tây, trạm Đại Từ đặc trưng cho khí hậu sườn phía đông; tram Tam Đảo ở độ cao
gần 900m trên mực nước biển đặc trưng cho khí hậu trên cao của khu bảo tồn.
- Sườn tây có vũ lượng trên 1600mm/năm, vào loại trung bình. Sườn đông có vũ
lượng trên 1900mm/năm, vào loại nhiều; Đó là sườn đón được gió mang hơi ẩm
thổi từ biển vao. Trên đỉnh còn có lượng mưa trên 2600mm/năm, vào loại mưa rất
nhiều vì ngoài lượng mưa giống như vùng thấp nó còn được hưởng lượng nước do
mưa địa hình mang lại.
- Tổng lượng mưa trong mùa hè và thu rất cao (>90% tổng lượng mưa năm), mùa
mưa kéo dài hơn 7 tháng (suốt từ tháng 4 đến tháng 10).Về mùa đông và xuân,
lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm dưới 10% lượng mưa năm.
- Số ngày mưa khá nhiều, sườn tây trên 140 ngày/năm, sườn đông và vùng đỉnh trên
190 ngày/năm.
- Cường độ mưa rất lớn, có nhiều trận mưa trên 350mm/ngày.
- Tần suất xuất hiện những trận mưa to và rất to trong mùa mưa trên 20%, tập trung
vào các tháng 6, 7, 8, 9; cao nhất là các tháng 8 và 9 (đỉnh mưa đều nằm trong
tháng 8), xói mòn và những trận lũ lớn đều xảy ra vào những thời gian này.
- Hàng năm có trên 60 ngày dông tại trạm và một trận bão đi qua với tốc độ gió trên
cấp 8. Vì thế khi xây dựng các công trình trong vùng đều có hệ thống chống sét và
gió giật cẩn thận, điển hình là cột phát sóng truyền hình trên đỉnh Tam Đảo.

13
- Do điều kiện địa hình, địa mạo đã chi phối mạnh mẽ đặc điểm khí hậu trong vùng
nên nhiệt độ vùng thấp biến động từ 22,9oC đến 23,7oC, tháng lạnh nhất trên 15oC
(tháng 1), tháng nóng nhất trên 28oC (tháng 7). Riêng vùng đỉnh có nền nhiệt độ
thấp hơn cả, bình quân 18oC, lạnh nhất là 10,8oC (tháng 1), nóng nhất 23oC (tháng
7). Vùng thấp số giờ nắng đều trên 1600 giờ/năm, lượng bức xạ dồi dào; Riêng
Tam Đảo chỉ có 1200 giờ/năm vì thường có mây che phủ trong mùa xuân – hè.
- Đầu mùa đông thường có dạng thời tiết khô hanh, cộng với gió mùa đông - bắc
mạnh làm cho lượng bốc hơi tăng. Sang xuân có mưa phùn (vùng thấp có 20
ngày/năm, vùng cao số ngày mưa phùn lên đến trên 46 ngày) làm giảm đáng kể
lượng bốc hơi. Lượng bốc hơi, vì vậy, có sự khác biệt rõ rệt giữa vùng thấp (xấp xỉ
1000mm/năm) và vùng cao (Tam Đảo chỉ có 560mm/năm).
- Độ ẩm bình quân vùng thấp >80%, vùng cao >87%. Mùa mưa, nhất là khi có thời
tiết mưa phùn độ ẩm lên tới trên 90%, nhưng mùa khô chỉ còn 70-75%, cá biệt có
ngày chỉ 6%, vì vậy thời tiết rất khô hanh, dễ gây ra cháy rừng.
(Nguồn: FIPI, 1992: Báo cáo Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo).
Đặng Trung Thuận và cộng sự (2006) cho rằng Tam Đảo nói riêng, cũng như
Vĩnh Phúc nói chung nằm trong khu vực khí hậu gió mùa chí tuyến, có mùa đông lạnh,
khô. Dựa vào chuỗi số liệu các đặc trưng khí hậu giai đoạn 1975-2004 tại trạm khí
tượng Tam Đảo đã nêu ra các nhận định như sau:
Nhiệt độ không khí: Bình quân nhiều năm khoảng 18,3oC, nhiệt độ không khí
trung bình cao nhất nhiều năm là 21,4oC. nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất
nhiều năm là 16,4oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 33,4oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt
đối là 0oC. Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm khá lớn, khoảng 10-15oC.
Lượng mưa năm: Trung bình nhiều năm là 2355mm, cao hơn nhiều so với lượng
mưa bình quân cả nước (1960mm/năm) và của tỉnh Vĩnh Phúc (1500-1800mm/năm).
Lượng mưa ngày lớn nhất đạt 318,6mm. Bình quân hàng năm có khoảng 203 ngày
mưa, tập trung chủ yếu trong tháng 6. Mùa mưa ở Tam Đảo kéo dài hơn so với các nơi
khác của tình Vĩnh Phúc (5 tháng). Mỗi năm xuất hiện bình quân 60 ngày có dông.
Một vài năm còn xuất hiện hiện tượng mưa đá.
Độ ẩm: Độ ẩm tương đối bình quân nhiều năm là 87,7%; độ ẩm tương đối trung
bình thấp nhất bình quân nhiều năm là 76,2%; độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối là
6%. Độ ẩm tuyệt đối trung bình là 19,1%.
Sương mù: Hàng năm bình quân có 118 ngày có hiện tượng sương mù.
Tổng lượng mây: Trung bình nhiều năm bằng 8.
Số giờ nắng: Một năm bình quân có 1212 giờ.
Tổng lượng bốc hơi: Bình quân nhiều năm là 512mm, là khá thấp so với bình
quân bốc hơi toàn quốc.
Tốc độ gió: Bình quân là 3,0m/s; tốc độ gió cực đại đến 30m/s.
Nhìn chung các đặc trưng khí hậu Tam Đảo 2 tương tự khu Tam Đảo 1. Sự khác
nhau chút ít về nền nhiệt độ và độ ẩm là do mức cao địa hình gây nên.
(Nguồn: Đặng Trung Thuận 2006: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ
Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vũng Tam Đảo 2).

14
Trong khi đó Trần Nghi (2006) quan tâm đến tính địa đới của khí hậu Tam Đảo
và cho rằng Khí hậu khu vực Tam Đảo 2 thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao
với nhiều đặc điểm mang tính nhiệt đới và một số đặc thù không mang tính nhiệt đới.
Những đặc trưng khí hậu chủ yếu thể hiện tính nhiệt đới bao gồm:
- Về bức xạ thiên văn: Độ cao mặt trời khá lớn và thời gian chiếu sáng khá đồng đều
trong năm.
- Về hoàn lưu khí quyển: Trong mùa hè thịnh hành không khí nhiệt đới xích đạo, còn
về mùa đông chịu sự chi phối của không khí nhiệt đới và không khí cực đới biến
tính sâu sắc trên đới vĩ độ thấp.
- Về nhiệt độ: Biên độ ngày của nhiệt độ khá lớn và khá đồng đều trong năm.
Những đặc trưng khí hậu chủ yếu thể hiện tính phi nhiệt đới gồm:
- Về bức xạ: Lượng bức xạ tổng cộng năm cũng như cán cân bức xạ không đạt tiêu
chuẩn nhiệt đới.
- Về cơ chế hoàn lưu: Hàng năm chịu ảnh hưởng khoảng 25-30 đợt front lạnh, trong
đó nhiều đợt tương tự hàn triều ở các vĩ độ trung bình.
- Về nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất và
biên độ năm của nhiệt độ (chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất
và tháng lạnh nhất) đều không đạt tiêu chuẩn nhiệt đới.
(Nguồn: Trần Nghi 2006: Xác định cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi
trường phục vụ Dự án xây dựng Khu Du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2).

Nguyễn Khanh Vân (2000) nghiên cứu khí hậu theo cách tiếp cận khác, Tiếp cận
Sinh khí hậu (Bioclimat), dựa trên các đặc trưng về chế độ nhiệt, chế độ mưa (mùa
mưa và lượng mưa) và thời gian khô hạn trong năm. Thời gian khô được tính bằng
tháng, đó là thời gian mà lượng mưa trung bình của tháng, tính bằng mm, nhỏ hơn hay
bằng hai lần nhiệt độ trung bình tháng đó, tính bằng oC (R≤2t). Thời gian này được xác
định trên biểu đồ sinh khí hậu khi đường lượng mưa (R) giao nhau với đường hai lần
nhiệt độ trung bình tháng (2t); khoảng thời gian mà đường lượng mưa (R) ở phía dưới
đường hai lần nhiệt độ trung bình (2t) là thời kì khô trong năm, còn khi ở dưới đường
(một lần) nhiệt độ trung bình (t) là thời kì hạn. Cách tiếp cận này thường được áp dụng
rộng rãi trong Nông học, Lâm học và khoa học môi trường vì thời kì khô hạn là thời kì
cây cỏ (sinh vật nói chung) dễ bị tổn thương do cân bằng nước trong thiên nhiên lệch
về phía lượng bốc hơi trên bề mặt đất và cây cỏ lớn hơn lượng nước mưa nhận được từ
khí quyển, do vậy phụ thuộc rất nhiều vào lượng nước dự trữ trong môi trường. Theo
đó Tam Đảo được xếp vào kiểu II*.1.a. Sinh khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông
lạnh, mưa mùa hè, không có tháng nào khô với các đặc trưng như sau (Bảng 2.3):
Ngay trên biểu đồ sinh khí hậu đã thể hiện một số thông tin cần thiết như:
- Số năm của chuỗi số liệu (38 năm đối với nhiệt độ, 39 năm đối với lượng mưa)

15
- Độ cao của trạm khí tượng so với mực nước
biển (897m a.s.l.)
- Nhiệt độ trung bình năm oC (18,0)
- Lượng mưa trung bình năm mm (2631)
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối oC (33,1)
- Nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất
o
C (`26,2)
- Biên độ nhiệt độ ngày trung bình năm oC (5,0)
- Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất
o
C (9,0)
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối oC (0,2)
- Thời kì nhiệt độ tối thấp trung bình tháng
xuống dưới 15oC (tháng 11- tháng 3, phần có
gạch chéo trên thanh ngang phía trên)
- Thời kì có nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống
Hình 2.3: Biểu đồ sinh khí hậu thị
dưới 5oC (tháng 11- tháng 3, phần tô đen trên trấn Tam Đảo
thanh ngang ở dưới)
(Nguồn: Nguyễn Khanh Vân, 2000: Các
biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam)

Bảng 2.3: Số liệu khí tượng thị trấn Tam Đảo


034. Tam Đảo II*.1.a. 21o 27’ v.b. 105o 38’ k.đ.
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
T 10,8 12,2 15,1 18,6 21,6 23,0 23,1 22,6 21,6 19,0 15,7 12,7 18,0
R 38,5 45,3 70,5 152,0 239,8 351,5 465,4 524,6 370,7 238,0 93,8 40,8 2630,9
∆T 4,6 4,5 4,3 4,8 5,6 5,2 5,3 4,9 4,9 5,1 5,3 5,4 5,0
U 88 91 91 91 88 88 88 89 86 83 82 84 87
S 2,2 1,7 1,8 2,7 4,8 4,0 4,8 3,9 4,5 4,3 3,8 3,5 3,5

2.5. Mạng lưới thủy văn


Trong khu vực có hai hệ thống sông chính, đó là sông Phó Đáy ở phía tây (Tuyên
Quang, Vĩnh Phúc) và sông Công ở phía đông (Thái Nguyên). Đường phân thủy rõ rệt
nhất của hai hệ thống sông này là đường dông nối các đỉnh núi suốt từ Mỹ Khê ở cực
nam đến Đèo Khế ở điểm cực bắc.
Mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống hai hệ thống sông này có
dạng chân rết khá dày đặc và ngắn, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân
núi. Từ chân núi trở đi sông lại có dạng uốn khúc phức tạp trên mặt cánh đồng khá
bằng phẳng, tương ứng với dạng địa hình đã tạo ra nó.

16
Mật độ sông suối khá dày (trên 2km/km2), các suối có thung lũng hẹp, đáy nhiều
ghềnh thác, độ dốc lớn, khả năng điều tiết nước kém, chúng là kết quả của quá trình
xâm thực.
Do đặc điểm khí hậu mưa lớn, mùa mưa dài, lượng bốc hơi ít (ở đỉnh Tam Đảo)
nên cán cân nước dư thừa. Đó là nguyên nhân làm cho các dòng chảy từ đỉnh Tam Đảo
xuống có nước quanh năm.
Nhưng chế độ thủy văn lại chia thành hai mùa khá rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.
Mùa lũ trùng với mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10), mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau. Lũ lớn thường xảy ra vào tháng 8, lũ thường tập trung nhanh và rút cũng
nhanh. Sự phân phối dòng chảy rất không đều giữa hai mùa (xem bảng)

Bảng 2.4: Sự phân phối dòng chảy theo mùa của hai hệ thống sông
Diện tích Lưu lượng Tổng lưu Tổng lưu Tổng lưu
Tên sông Tên trạm lưu vực bình quân lượng bình lượng mùa lượng mùa
(km2) (m3/s) quân năm lũ (tỷ m3) cạn (tỷ m3)
(tỷ m3)
Phó Đáy Quảng Cư 1190 26,3 0,83 0,63 0,20
Công Tân Cương 571 14,3 0,45 0,35 0,10

Như vậy lưu vực sông Phó Đáy lớn hơn sông Công và tổng lượng nước chảy
cũng lớn hơn sông Công. Độ chênh lệch lượng nước chảy mùa lũ và mùa cạn cũng rất
lớn. Mô đun dòng chảy các mùa cũng thay đổi rất đáng kể (bảng)

Bảng 2.5.: Mô đun dòng chảy hai hệ thống sông Phó Đáy và sông Công
Mô đun dòng Mô đun cực đại Mô đun cực tiểu
Tên sông Tên trạm chảy trung bình (l/s/km2) (l/s/km2)
(l/s/km2)
Phó Đáy Quảng Cư 40 318 2-3
Công Tân Cương 50 918 4-5

Lưu lượng dòng chảy lớn nhất tuyệt đối là 331m3/s, so với lưu lượng nhỏ nhất
tuyệt đối 3,7m3/s thì lớn gấp 90 lần.
Độ đục lớn nhất 541g/m3, gấp 100 lần độ đục nhỏ nhất.
Lượng bùn cát lơ lửng 3,2kg/s với tổng lượng bùn cát là 101.000T/năm
Môđun xâm thực trên sông Phó Đáy tới 84,8T/km2.
Dòng chảy mùa cạn do không có mưa to nên nguồn nước cung cấp cho sông
hoàn toàn là do nước ngầm (phụ thuộc vào lớp vỏ phong hóa địa chất và lượng mưa
phùn mùa đông). Cả hai sông đều có dòng chảy rất nhỏ. Như vậy khả năng cung cấp
nước cho mùa đông là rất hạn chế.
Các dòng sông suối trong vùng không có khả năng vận chuyển thủy, chỉ có thể
dùng làm nguồn thủy điện nhỏ cho từng gia đình dưới chân núi.

17
Trong vùng cũng có những hồ chứa cỡ lớn như Hồ Núi Cốc, Hồ Đại Lải, các hồ
cỡ trung bình hoặc nhỏ như Hồ Xạ Hương, Khôi kỳ, Phú Xuyên, Linh Lai, Hồ
Sơn,…Đó là nguồn dự trữ nước khá phong phú phục vụ nhu cầu dân sinh và sản xuất
của nhân dân trong vùng.
(Nguồn: FIPI, 1992, 1995: Báo cáo Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam
Đảo+Luận chứng khả thi xây dựng VQG Tam Đảo).

Mạng lưới thủy văn khu vực Tam Đảo 2 đã được Nguyễn Thanh Sơn (2006)
nghiên cứu khá kỹ lưỡng. Theo tác giả này phía tây-nam dãy núi Tam Đảo có sông
Phó Đáy. Các suối bắt nguồn từ khu vực Tam Đảo 2 đều tập trung đổ vào sông Phó
Đáy. Tam Đảo 2 là đầu nguồn của các suối Thác Lác, Bến Tắn và Đông Thỏng, bắt
nguồn từ độ cao 1000m – 1400m chảy qua nhiều khu vực có độ dốc lớn.Các nhánh
suối được nuôi dưỡng bằng nguồn nước mưa và cả nước ngầm. Các suối chính chảy
theo hướng đông-bắc – tây-nam, hoặc hướng đông – tây và bắc – nam.
Với tổng diện tích lưu vực 5,739 km2, các suối khu vực Tam Đảo 2 có tổng
chiều dài các dòng chảy thường xuyên khoảng 8,6 km. Mật độ lưới sông trung bình
của Tam Đảo 2 là 1,5km/km2. Các suối có những đặc điểm chính như sau:
Suối Thác Lác (chảy về xã Đạo Trù) có tổng chiều dài tất cả các nhánh khoảng
3,6km. Nhánh chính dài 1,03km, nước chảy theo hướng đông-tây thường xuyên quanh
năm. Các nhánh phụ đổ vào nhánh chính có tổng chiều dài trên 2,5km là các dòng
chảy tạm thời, dòng chảy duy trì trong 6-7 tháng vào mùa mưa. Các suối này có độ
dốc lớn, tốc độ dòng chảy mạnh. Lòng suối hẹp từ 1-3m ở thượng nguồn và mở rộng
đến 5-7m phía hạ lưu. Khoảng 0,6km đoạn đầu nguồn, sông chính chảy qua các vách
đá, có độ dốc rất lớn, tạo nên nhiều thác nhỏ. Phía hạ lưu (khoảng 0,4km) lòng sông
thoải dần. Đáy sông nhiều nơi trơ đá gốc. Vật liệu đáy bao gồm cát, sỏi và đá nhỏ, rất
nhiều tinh thể thạch anh vỡ vụn đường kính khác nhau. Suối chảy trong thung lũng với
thảm thực vật là rừng tạp, chủ yếu là rừng vầu. Hai bờ ít bị xói lở, về mùa lũ nước tràn
lên hai thành bờ. Vách bờ phía hạ lưu , nơi thấp nhất có độ cao khoảng 0,5m. Cảnh
quan của suối Thác Lác khá đẹp, có thể tạo đường bộ hành ven suối, phục vụ du khách
thưởng ngoạn cảnh rừng và các thác nước.
Suối Bến Tắm chảy theo hướng đông-bắc – tây-nam có chiều dài tất cả các
nhánh là 4,1km, trong đó lòng chính là 1,02km. Nhánh chính có nước chảy thường
xuyên. Các nhánh phụ chỉ có nước vào mùa mưa. Trên lòng chính, trong khu vực Tam
Đảo 2 có 6 thác nước có chiều cao từ 20 – 40 m, cảnh quan đẹp, kỳ vỹ. Lòng suối hẹp,
thẳng, chảy trên đá gốc. Dưới chân thác là các vực sâu (có độ sâu khoảng 3m), vách đá
dựng đứng.
Thảm thực vật là rừng gỗ tạp, chủ yếu là rừng tre nứa. Vật liệu đáy gồm mảnh
vụn riolit và thạch anh. Nhiều mạch nước ngầm phát lộ từ các khe nứt. Chất lượng
nước ngầm tốt, có thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt.

18
Hình 2.4: Bản đồ thủy văn khu vực Tam Đảo 2.
(Nguồn: Trần Nghi 2006: Xác định cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi
trường phục vụ Dự án xây dựng Khu Du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2)

Suối Đồng Thỏng trong khu Dự án gồm hai hợp phần chính. Hợp phần thứ nhất
gồm các nhánh suối ở lưu vực Đồng Thỏng 1 (Vùng đất ướt tiềm năng trong khu Dự
án), hợp phần thứ hai là hệ thống các suối ở lưu vực Đông Thỏng 2 (nằm sát phía đông
và nam vùng đất ướt tiềm năng). (Ở độ cao thấp hơn chúng hợp lại và đổ vào suối
chảy qua khu di tích Tây Thiên)
Đồng Thỏng 1 bắt nguồn từ khu trung tâm, có cao độ khoảng 1150m từ vùng đất
ướt tiềm năng, chảy theo hướng bắc-nam. Nhánh này có tổng chiều dài là 2,2km.
Theo địa hình phần đầu nguồn (tính từ đầu nguồn đến thác nước Tam Đảo 2)
chảy qua vùng đất có độ dốc bé (<8o). Phần thủy vực này nằm hẳn trong khu du lịch
sinh thái được quy hoạch và được xem là nguồn nước chính phục vụ cho các nhu cầu
về nước ở đây.
Phần tiếp theo kể từ thác Tam Đảo 2 có độ cao 1000m đổ về bình độ 700 - ranh
giới phía nam của khu vực nghiên cứu, đoạn suối có chiều dài khoảng 550m, lòng suối
dốc vượt qua 3 ngọn thác dốc đứng có chiều dài từ 30-40m. Độ đốc bình quancuar
đoạn suối này là 54,5%, nước chảy xiết. Có thể khai thác đoạn suối này để đặt các
trạm thủy điện nhỏ phục vụ cho các trại sinh thái và vườn thực vật trong khu du lịch.

19
Đông Thỏng 2 bắt nguồn từ phía đông-nam khu vực dự án, có hai nhánh chính.
Nhánh dài nhất bắt nguồn từ độ cao 1150m, từ trên sống núi Tam Đảo, giáp với
Thái Nguyên đổ về xuôi theo hướng đông-bắc – tây-nam. Tổng chiều dài nhánh suối
này với các phụ lưu của nó lên tới 3,486km. Nhánh còn lại có chiều dài 472m. Có tất
cả 7 thác nước , độ cao thác từ 5-10m.
Đoạn suối chảy theo hướng đông-tây, sát ranh giới phía nam khu vực dự án có
tên gọi là suối Bòn Bọt. Đoạn này có lượng nước chảy khá dồi dào, dốc, lòng suối
nhiều đá tảng. Suối rộng từ 10-20m, có nhiều chỗ tích nước tự nhiên, sâu từ 0,5-1,5m.
Chất lượng nước rất tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm trong lưu vực Đông Thỏng 2 khá dồi dào, là nguồn nuôi
dưỡng suối trong thời gian không có mưa. Khả năng khai thác nguồn nước này chỉ có
thể bằng cách xây dựng các trạm bơm và các bể trung chuyển nước để phục vụ khu du
lịch.
(Nguồn: Đặng Trung Thuận 2006: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ
Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vũng Tam Đảo 2).

2.6. Phân vùng sinh thái VQG Tam Đảo


Qua công tác khảo sát và đánh giá điều kiện tự nhiên, các nhà lâm học (FIPI,
1992) phân chia khu bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo thành bốn vùng sinh thái khác nhau.

Bảng 2.6: Các vùng sinh thái VQG Tam Đảo


Các tiêu chí Vùng 1. Vùng 2. Vùng 3. Vùng 4.
Vùng núi cao Vùng núi thấp Vùng núi thấp Thung lũng và
trung bình Tam và đồi cao sườn và đồi cao sườn đồng bằng chân
Đảo (Vùng đỉnh) tây Tam Đảo đông Tam Đảo Tam Đảo
Khí hậu
Nhiệt độ trung 15-19 20-24 20-24 20-24
bình/ năm (oC)
Nhiệt độ trung
bình tháng lạnh 10-14 15-19 15-19 15-19
nhất
Lượng mưa bình
> 2500mm 1500-2000mm 2000-2500mm 1500-2000mm
quân/năm
Số ngày mưa
/năm >190 > 140 >190 140-190
Số tháng khô
không 3-4 3 3-4
Địa hình Núi cao trung Đồi cao và núi Đồi cao và núi Thung lũng và
bình 700-1700m. thấp >100 đến thấp >100 đến đồng bằng ven
Độ dốc* cấp V 700m. Độ dốc 700m. Độ dốc sông < 100m. Độ
cấp III-IV cấp IV dốc cấp I
Địa chất Rionit cứng rắn Nhóm đá axit Nhóm đá axit Sản phẩm xung
khó phong hóa cứng, khó phong cứng, khó phong tích bồi tụ cấp
hóa hóa hạt mịn
Thổ nhưỡng Đất feralit màu Đất feralit vàng Đất feralit vàng Đất dốc tụ hoặc
vàng nhạt trên đỏ hay đỏ vàng, đỏ hay đỏ vàng, phù sa, thịt trung
núi, tầng đất rất tầng đất mỏng tầng đất mỏng binhg, giàu dinh
mỏng, đá lộ đến trung bình, đến trung bình, dưỡng
>75% thị nhẹ. thị nhẹ - trung

20
bình.
Thảm thực vật Rừng lá rộng Rừng kín lá rộng Rừng kín lá rộng Lúa và cây màu
thường xanh - thường xanh thường xanh – cây lâu năm
Rừng lùn đỉnh vùng đồi và núi vùng đồi và núi
núi thấp thấp
Động vật Đăc trưng khu hệ Đặc trưng cho hệ Đặc trưng cho hệ Chủ yếu là vật
động vật vùng động vật phía động vật phía nuôi trong gia
núi cao phía bắc bắc. Các loài quý bắc. Các loài quý đình (gia súc, gia
với các loài quý hiếm bị săn bắn hiếm bị săn bắn cầm)
hiếm: voọc mũi nhiều, hiện nay nhiều, hiện nay
hếch, cá cóc không thấy xuất không thấy xuất
Tam Đảo, các hiện hiện
loài chim quý
Ảnh hưởng xã Rừng cũng bị Rừng đã bị tác Rừng đã bị tác Là nơi định cư
hội, con người con người tác động nặng nề, động nặng nề, của nhân dân
động song còn ở khai thác, làm khai thác, làm trong vùng, toàn
mức độ nhẹ, rẫy nhưng chưa rẫy nhưng chưa bộ đất đai đã
không có dân ở có dân ở trong có dân ở trong được khai phá
vùng vùng làm ruộng.

*Các cấp độ dốc: I (Bằng phẳng, <7o), II (Sườn thoải, 8o – 15o), III (Sườn dốc,
16o – 25o), IV (Rất dốc, 26o – 35o), V (Dốc hiểm, >35o)
Những đặc điểm rất đặc trưng của từng vùng sinh thái trong khu bảo tồn là cơ sở
cho công việc phân vùng chức năng của phương án quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên
Tam Đảo sau này
(Nguồn: FIPI, 1992: Báo cáo Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo).

3. GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC


Đa dạng sinh học là giá trị to lớn đã đưa Tam Đảo thành một trong các địa danh
nổi tiếng được cả thế giới biết đến trong nghiên cứu sinh học.

3. 1. Đa dạng loài và giá trị bảo tồn


Khu hệ động thực vật Vườn Quốc gia Tam Đảo rất giàu loài và có sức cuốn hút
mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế. Rất nhiều nghiên
cứu về động thực vật Tam Đảo đã được tiến hành từ đầu thế kỷ 20, cho đến nay vẫn
được lại đi lặp lại liên tục, nhiều loài mới vẫn còn được phát hiện.
3.1.1.Đa dạng động vật có xương sống:
Lưỡng cư là nhóm động vật đặc sắc đối với Vườn quốc gia Tam Đảo. Loài động
vật đặc hữu hẹp, chỉ của Tam Đảo là loài Sa dông (Cá cóc Tam Đảo) đã được phát
hiện từ năm 1934, là biểu trưng được thể hiện trên logo của Vườn Quốc gia Tam Đảo.
Trong phạm vi dãy núi Tam Đảo Cá cóc sống chủ yếu trong các suối nhỏ trong vùng
rừng tự nhiên ở sườn tây, suốt từ Xã Kháng Nhật (Sơn Dương, Tuyên Quang) đến xã
Hồ Sơn, Thị trấn Tam Đảo, ở độ cao từ 500m trở lên tới 1200m. Vùng trũng ở Tam
Đảo 2 cũng gặp loài này. Phần lớn các loài khác gặp được chủ yếu ở vùng thấp dưới
900m. Số lượng loài Lưỡng cư được ghi nhận tại Vườn Quốc gia Tam Đảo ngày càng
tăng. Khi lập Dự án khả thi xây dựng VQG Tam Đảo (1992-1995) mới chỉ biết đến 19
loài thuộc 7 họ, 2 bộ; 1993 Nguyễn Văn Sáng đã phát hiện tới 27 loài, và hiện nay đã

21
lên tới 57 loài thuộc 8 họ, 3 bộ (Lê Vũ Khôi 2006). Điều này có thể hứa hẹn rằng vẫn
còn khả năng phát hiện thêm các loài mới thuộc nhóm động vật này, nhất là ở các sinh
cảnh trên độ cao như vùng Ao Dứa (Tam Đảo 2), vùng này thực ra vẫn còn rất ít được
quan tâm.
Vùng Tam Đảo 2, theo các số liệu của Lê Vũ Khôi (2006) thì;
- Tam Đảo 2 có các đại diện thuộc cả 3 bộ Ếch nhái: không chân, có đuôi và không
/đuôi. Có 7/8 họ có mặt ở Tam Đảo.
- Tỷ lệ số loài của một số họ có ở Tam Đảo 2 so với số loài trong toàn vùng như sau:
họ Cá cóc (Salamandridae) 1/1 loài, họ Ếch giun (Ichthyophidae) 1/1 loài, họ Ếch
nhái (Ranidae) có 12/20 loài, họ Ếch cây (Rhacophoridae) có 7/15, họ Cóc bùn
(Megophryidae) có 7/10 loài, họ Nhái bén (Hylidae) có 3/3 loài và họ Cóc
(Bufonidae) có 1 / 2 loài. (tổng cộng của 5 họ trên là 30/50 loài = 60% số loài của
các (5) họ trên).
- Hai loài đặc hữu hẹp cho Tam Đảo là Cá cóc bụng hoa (Cá cóc Tam Đảo,
Paramesotriton deloustali) và Ếch giun (Ichthyophis bananicus) đều có ở Tam Đảo
2. Ngoài ra còn có 6 loài đặc hữu rộng cho Việt Nam. Như vậy tổng số các loài đặc
hữu là 8.
- Cả 8 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam có ở VQG Tam Đảo thì đều
gặp ở Tam Đảo 2; trong đó E (1), V (1), R (3), và T (3).
(Nguồn: Lê Vũ Khôi 2006: Khu hệ Lưỡng cư, đánh giá những giá trị bảo tồn tại
Khu vực Tam Đảo 2 )

Hình 3.1. Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton Hình 3.2. Rùa sa nhân (Pyxidea môuhti)
deloustali)
Nguồn ảnh: Trần Ninh (2006)
Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo

Bò sát: Nhóm động vật này rất được quan tâm trong công tác bảo tồn vì Rùa là
một trong số các động vật là nạn nhân của nạn buôn bản động vật hoang dã qua biên
giới. Tính đa dạng các loài bò sát VQG Tam Đảo đứng vào loại thứ hai trong các động
vật có xương sống của Vườn, hiện nay đã phát hiện còn tồn tại tới 124 loài thuộc 16
họ, 2 bộ. Con số này cũng cao hơn so với khi mới thành lập Vườn (1995), khi ấy chỉ
biết được 46 loài thuộc 13 họ, 2 bộ. Sự tăng số lượng này chắc chắn là do mức độ
nghiên cứu sâu hơn và sự duy trì của các sinh cảnh sống đặc trưng của chúng trong
VQG. Trong số các loài thống kê được có đến 3 loài đặc hữu, 23 loài quý hiếm có tên
trong sách đỏ Việt Nam (E (1), V (7), T (9), R (6)), và 12 loài được ghi trong Danh lục
đỏ IUCN.

22
Khu vực Tam Đảo 2, chỉ chiếm khoảng chưa đến 1% (0,813%) tổng diện tích của
toàn bộ VQG Tam Đảo, 1,7346% diên tích vùng bảo vệ nghêm ngặt
(320/17295=1,7346%) nhưng ở đây chứa đựng được số loài Bò sát chiếm tới 83/124
(66,93%) tổng số loài Bò sát ở VQG, 11/16 họ (68,75%). Số loài quý hiếm và có giá
trị bảo tồn cũng rất cao: 3/3 loài đặc hữu VN, 8/24 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam
(E (0/1), V (2/7), T (2/9), R (4/6)); 6/12 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN.
(Nguồn: Lê Vũ Khôi 2006: Khu hệ Bò sát, đánh giá những giá trị bảo tồn tại Khu
vực Tam Đảo 2)

Chim: Chim là nhóm đa dạng nhất trong các động vật có xương sống ỏ VQG,
hiện nay đã phát hiện được 186 loài thuộc 45 họ, 17 bộ (Lê Vũ Khôi, 2006). Các họ
nhiều loài nhất là họ Khướu (Tamaliidae), họ Chích chòe (Turdidae), họ Chim chích
(Sylviidae), họ Chào mào (Pycnonoidae). Nhưng đáng chú ý nhất là họ Gà lôi
(Phasianidae), họ này có đến 5 lòai được ghi nhận tại Tam Đảo, trong đó có những loài
quý và đẹp như Gà lôi trắng (Lophura nychthemera), Gà tiền (Polyplecton
bicalcaratum). Sự hiểu biết về tính đa dạng các loài chim Tam Đảo cũng tăng dần theo
các hoạt động nghiên cứu bảo tồn tại VQG. Căn cứ vào Dự án khả thi xây dựng VQG,
lúc đó mới chỉ ghi nhận được 158 loài thuộc 43 họ, 15 bộ với 7 loài có giá trị bảo tồn,
thì hiện nay đã lên tới 186 loài, 45 họ, 17 bộ và 8 loài có giá trị bảo tồn ở các cấp trạng
thái khác nhau (E (2), V (2), R (1), T (3)). Ở vùng Dự án Tam Đảo 2 đã ghi nhận được
135 loài, 38 giống, 13 bộ đạt 72,58% số loài, 84,44% số họ và 76,47% số bộ so với
toàn bộ VQG Tam Đảo. Số loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam cũng rất cao
(7/8=87.5%) so với toàn VQG. Cụ thể là E (2/2), V (2/2), R (1/1), T (2/3). Các loài có
giá trị bảo tồn được ghi nhận là:
Gà lôi trắng (Trĩ
bạc, Lophura
nychthemera, E), Gà
tiền (Polyplecton
bicalcaratum, E), Dù dì
phương đông (Ketupa
zeulanensis, T), Cú
hoang cổ (Otus
bakkimoena, V), Niệc
hung (Pyilolaemus
tickelli, T), Ác là (Pica
pica, V), Chim khách
(Kitta formosae, R).
(Nguồn: Lê Vũ
Khôi, 2006: Tính đặc
hữu địa-động vật, đánh Hình 3.3.: Gà lôi trắng Hình 3.4: Voọc đen má trắng
Lophura nychthemera Trachypithecus francoisi
giá những giá trị bảo
tồn tại Khu vực Tam Nguồn: GS Võ Quý Nguồn: GS Võ Quý
Đảo 2)

23
Thú: Thú là nhóm động vật được quan tâm nhiều nhất trong công tác bảo tồn ở
nước ta cũng như trên thế giới, đã hình thành nhiều khu bảo tồn loài cho nhóm động
vật này. Đây là nhóm động vật bị tổn thương mạnh nhất do các tác động của con người
vào môi trường. Những nghiên cứu giám sát sự phát triển của nhóm động vật này đã
được đặc biệt chú ý ở VQG Tam Đảo. Kết quả mới nhất của những nghiên cứu theo
hướng này cho biết hiện nay ở VQG Tam Đảo đang sinh sống 77 loài thuộc 24 họ và 8
bộ (Nguyễn Xuân Đăng và cs, 9/2006), theo đó bộ Dơi (Chiroptera) có số loài cao nhất
(25 loài), tiếp đến là các bộ Gặm nhấm (Rodentia) – 18 loài, Khỉ hầu (Primates) – 5
loài, Guốc chẵn (Artiodactyla) – 5 loài, Ăn sâu bọ
(Insectivora) – 2 loài; Nhiều răng (Scandentia) và Tê tê (Pholidota) - mỗi bộ 1
loài. Các số liệu này lại cũng nhiều hơn so với nhiều tác giả trước như Dự án khả thi
(1995, với 58 loài, 21 họ, 7 bộ), Cao Văn Sung (1998 với 67 loài), Trần Ninh (2005
với 70 loài, 25 họ, 8 bộ), Lê Vũ Khôi (2006 với 72 loái, 25 họ, 7 bộ); mặc dù đã đưa ra
khỏi danh sách một số loài bị coi làkhông còn tồn tại ở VQG như Vượn đen tuyền
(Nomascus concolor), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Hổ (Panthera
tigris), Báo hoa mai (Panthera pardus),
Báo gấm (Pardofelis nebulosa), Sói đỏ
(Cuon alpinus), Cầy mực (Artictis
binturong) và Rái cá thường (Lutra
lutra) (Nguyến Xuân Đặng, 9/2006).
Đặc biệt lí thú là các tác giả đã thực
hiên các tuyến khảo sát thực địa trên 6
vùng khác nhau của VQG, trong đó có
2 điểm trực tiếp nằm trong vùng Dự án
Tam Đảo 2 là tuyến thượng nguồn suối
Tây Thiên-Ao Dứa-đỉnh Thạch Bàn
(thuộc xã Đạo Trù và Đại Đình) và Hình 3.5. Nai (Cervus unicolor)
thượng nguồn Ngòi Lạnh (Dốc Cáp) Nguồn: GS Võ Quý
thuộc xã Đạo Trù.
Các loài thú đặc sắc ở VQG Tam Đảo là Voọc đen má trắng (Trachypithecus
francoisi), Báo lửa (Catopuma temminskii), Nai (Cervus unicolor), Cheo cheo
(Tragulus javanicus),…
Tại Khu vực Tam Đảo 2, những thông tin của Lê Vũ Khôi (2006) về thú cho biết:
- Khu vưc Tam Đảo 2, có 38 loài thuộc 23 họ, 7 bộ, chiếm 46,9% khu hệ thú VQG
Tam Đảo. Trong đó, ở khu vực dự định xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và dịch vụ
sinh thái Tam Đảo 2 (50ha) chỉ tìm thấy 25 loài thú nhỏ và 1 loài Cu li (Tỉ lệ
26/70=37,1%).
- Trong 38 loài thú được ghi nhận ở Tam Đảo 2, có 13 loài nguy cấp cần ưu tiên bảo
vệ. (Nếu so sánh con số này với 23 loài thú có giá trị bảo tồn của toàn bộ VQG thì
tỉ lệ không nhỏ, 13/23=56,5% (!)).
(Nguồn: Trần Nghi 2006: Xác định cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi
trường phục vụ Dự án xây dựng Khu Du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2).

24
3.1.2.Đa dạng sinh học côn trùng:
Côn trùng là nhóm động vật không xương sống quan trọng và được quan tâm
nhiều đối với VQG Tam Đảo. Rất nhiều loài côn trùng Tam Đảo đã được sưu tập,
phân loại và công bố từ trước những năm 1940 và trở nên quý hiếm đối với nhiều nhà
nghiên cứu, nhiều nhà sưu tầm, nhiều bảo tàng động vật và vì vậy trở thành đối tượng
bị đánh bắt, buôn bán trái phép trong nhiều năm tại Tam Đảo.
Những nghiên cứu gần đây cho biết khu hệ côn trùng VQG Tam Đảo hiện đã biết
586 loài thuộc 333 giống, 36 họ, 6 bộ. (bảng 3.1)

Bảng 3.1.: Số lượng loài trong các họ, bộ côn trùng VQG Tam Đảo
TT Tên khoa học Số lượng TT Tên khoa học Số lượng
Loài Giống Loài Giống
1 Orthoptera 28 20 18 Cerambycidae 19 17
1 Acrididae 17 11 19 Chrysomelidae 122 53
2 Tettigonidae 5 5 20 Coccinelidae 22 17
3 Gryllidae 5 3 21 Curculionidae 9 9
4 Grylotalpidae 1 1 22 Elateridae 4 4
2 Homoptera 16 14 23 Lucanidae 22 11
5 Cicadidae 9 7 24 Scarabaeidae 18 10
6 Jasidae 4 4 5 Lepidoptera 192 100
7 Membracidae 3 3 25 Amathusiidae 7 4
3 Heteroptera 86 57 26 Danaidae 16 5
8 Bellostomidae 1 1 27 Hesperidae 28 14
9 Coccidae 27 13 28 Nymphalidae 43 26
10 Plataspidae 3 1 29 Papilionidae 32 10
11 Pyrrhocopidae 5 3 30 Pieridae 19 9
12 Lygeidae 7 7 31 Satyridae 17 9
13 Pentatomidae 19 16 32 Lycaenidae 30 23
14 Reduvidae 19 14 6 Isoptera 38 15
15 Plataspidae 5 2 33 Kalotermitidae 1 1
4 Coleoptera 224 127 34 Termopsidae 1 1
16 Buprestidae 2 2 35 Rhinotermitidae 11 3
17 Carabidae 6 4 36 Termitidae 25 10
Tổng cộng 584 333

(Nguồn: Trần Ninh, 2005: Bảo tồn nguồn gen một số loài động thực vật quý hiếm ở
Vườn Quốc gia Tam Đảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và du lịch sinh thái).
Trong số các bộ côn trùng đã nêu trên, bộ Cánh cứng (Coleoptera) và bộ Cánh
vảy (Lepidoptera) có số lượng loài nhiều nhất (224=38,3% cho Coleoptera và
192=32,87% cho Lepidoptera), tiếp đến là bộ Cánh khác (Heteroptera) 85 loài =
14,7%. Các bộ còn lại: Cánh thẳng (Ortoptera), Cánh giống (Homoptera), Cánh đều
(Isoptera) có số lượng loài ít (28, 16 và 38 loài tương ứng với 4,8%; 2,7% và 6,5% so
với tổng số loài toàn nhóm.). Phân tích chỉ số đa dạng giống/họ thì vai trò của hai bộ
Cánh cứng và Cánh vẩy cũng chiếm ưu thế trong khu hệ côn trùng Tam Đảo (bảng
3.2)

25
Bảng 3.2.: Tính đa dạng của các bộ côn trùng của VQG Tam Đảo
Tên bộ Tên Việt Nam Số họ Số giống Số loài Chỉ số đa dạng
Giống/họ Loài/giống
Ortoptera Bộ Cánh thẳng 4 20 28 5,0 1,4
Homoptera Bộ Cánh giống 3 14 16 4,7 1,1
Heteroptera Bộ Cánh khác 8 57 86 7,1 1,5
Coleoptera Bộ Cánh cứng 9 127 224 14,1 1,7
Lepidoptera Bộ Cánh vẩy 8 100 192 12,5 1,9
Isoptera Bộ Cánh đều 3 15 38 5 2,5
Toàn nhóm 35 333 584 9,5 1,7

(Nguồn: Trần Ninh, 2005: Bảo tồn nguồn gen một số loài động thực vật quý hiếm ở
Vườn Quốc gia Tam Đảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và du lịch sinh thái).
Trong một nghiên cứu khác chuyên về Bướm (Bộ Cánh vẩy - Lepidoptera) ở
VQG Tam Đảo; Monatyrski A.L., Vũ Văn Liên và Bùi Xuân Phương (2005) đã ghi
nhận được đến 293 loài thuộc 10 họ: Papilionidae (36 loài), Pieridae (25 loài),
Danaidae (14 loài), Satyridae (36 loài), Amathusidae (10 loài), Nymphalidae (57 loài),
Libytheidae (1 loài), Riodinidae (6 loài), Lycaenidae (32 loài) và Hesperidae (66 loài).
Theo nghiên cứu này đã có tới 6 loài và 2 phân loài mới cho khoa học, 22 loài được
ghi nhận lần đầu tiên cho Việt Nam, ít nhất 3 loài được ghi nhận là mới cho miền Bắc
Việt Nam.
(Nguồn: A.L.Monastyrskii, Vũ Văn Liên, Bùi Xuân Phương 2005: Khu hệ Bướm
Vườn Quốc gia Tam Đảo).
Như vậy, số loài côn trùng VQG Tam Đảo đã lên tới gần 700 loài, trên 30 loài
mới bổ sung cho VQG Tam Đảo (8 loài và phân loài mới cho khoa học + 22 loài mới
cho Việt Nam + ít nhất 3 loài mới cho Miền Bắc).
Trong một thời gian rất dài, nhất là trước những năm 2003, tình trạng đánh bắt và
buôn bán côn trùng ở Tam Đảo tập trung chủ yếu vào hai bộ Cánh cứng (Coleoptera,
vd. Cua bay) và Cánh vẩy (Lepidoptera, vd. Bướm phượng 6 kiếm) cũng vì giá trị đa
dạng sinh học lớn của các bộ này tai VQG này.

Hình 3.6. Cua bay (Cherotonus sp.) Hình 3.7. Bướm phượng (Teinopalpus
imperialis)
Nguồn: Vườn quốc gia Tam Đảo
Nguồn: Trần Ninh (2006)

26
3.1.3.Đa dạng loài thực vật:
Trần Ninh (2005), trên cơ sở các tài liệu liên quan và kết quả các đợt điều tra,
khảo sát đã thống kê ở VQG Tam Đảo có đến 1436 loài thuộc 741 chi, 219 họ, 6
ngành thực vật bậc cao (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Số loài của các ngành thuộc phân giới thực vật bậc cao
Tên ngành Tên khoa học Họ Chi Loài
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%)
Rêu Bryophyta 44 20,09 86 11,60 197 13,72
Thông đất Lycopodiophyta 2 0,92 4 0,54 13 0,91
Cỏ tháp bút Equisetophyta 1 0,54 1 0,15 1 0,07
Dương xỉ Polypodiophyta 22 10,05 31 4,18 59 4,11
Thông Pinophyta 8 3,65 11 1,48 17 1,18
(Hạt trần)
Mộc lan Magnoliophyta 142 64,84 608 82,05 1149 80,01
(Hạt kín)
Tổng số 219 100 741 100 1430 100

Trong đó ngành Mộc Lan (Magnoliophyta) có số loài nhiểu nhất (1149 loài,
chiếm tỷ lệ 80,01%), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có số loài ít nhất (1 loài,
chiếm tỷ lệ 0,07%). Ngành Rêu (Bryophyta) phân bố khá phổ biến trong các vùng
thiên nhiên ẩm ướt, thường xuyên có mây mù che phủ như vùng cao của dẫy Tam
Đảo, nhưng dến nay là lần đầu itên được đưa vào danh lục của VQG Tam Đảo.
Trong số các loài thực vật của VQG Tam Đảo có 68 loài đặc hữu và 58 loài quý
hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam , Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3
năm 2006, hoặc Danh lục đỏ của IUCN cần được bảo tồn và bảo vệ.
(Nguồn: Trần Ninh, 2005: Bảo tồn nguồn gen một số loài động thực vật quý hiếm
ở Vườn Quốc gia Tam Đảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và du lịch
sinh thái).
Các tài liệu liên quan đến Tam Đảo 2 về đa dạng loài thực vật mới chỉ có được
qua nghiên cứu của Trần Ninh (2006) về thực vật thủy sinh, qua đó đã xác định thành
phần loài các thực vật thủy sinh và ven suối khu Tam Đảo 2 gồm 52 loài thuộc 17 họ,
6 ngành thực vật: Tảo lục, Tảo Silic, Rêu, Thông đất, Dương xỉ, Mộc lan (bảng 3.4.).

Bảng 3.4.:Thành phần loài các thực vật thủy sinh và ven suối khu vực Tam Đảo 2
STT Tên ngành Tên khoa học Họ Loài
Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tảo lục Chlorophyta 1 1 1,9
2 Tảo Silích Bacillariophyta 3 16 30,8
3 Rêu Bryophyta 14 17 32,8
4 Thông đất Lycopodiophyta 1 1 1,9
5 Dương xỉ Polypodiophyta 1 2 3,8
6 Mộc lan Magnoliophyta 7 15 28,8
Tổng cộng 17 52 100

27
(Nguồn: Đặng Trung Thuận 2006: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ
Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vũng Tam Đảo 2).
Các loài thực vật có mạch ở cạn trong các kiểu rừng ở Tam Đảo 2 mà Lê Văn
Cường, 2006 [14] đã nhắc đến:
“Khu vực Tam Đảo 2 thuộc kiểu a) vùng sinh thái núi cao trung bình nhiệt đới
ẩm, mưa mùa với 5 kiểu thảm thực vật rừng sau:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng thuộc họ Dầu, họ
Re, họ Giẻ, họ Chè, họ Mộc lan. Đất hình thành từ đá phun trào axit (riolit) vùng
núi cao trung bình 800-1500m.
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây họ Tre, phổ biến nhất là
Vầu đắng. Đất hình thành từ phun trào axit (riolit), vùng núi cao trung bình trên
800m.
- Kiểu rừng thứ sinh sau khai thác hà lạm vùng núi cao trung bình trên 800m. Thành
phần chủ yếu là các loài như Thích, Mạ Sưa, Bời lời, Trâm, Vầu đắng.
- Quần lạc cây bụi cỏ có cây gỗ rải rác vùng núi cao trung bình trên 800m. Chủ yếu
là các loài Cỏ lau, Cỏ tranh, Cỏ lá tre,…và một số cây gỗ rải rác thuộc họ Nen, họ
Hoa hồng, họ Giẻ.
- Cây lùm bụi có cây gỗ mọc rải rác trên đất đá lộ đầu vùng núi cao trung bình trên
800m. Các loài chủ yếu thuộc họ Đỗ quyên, Giổi nhung, Hồi núi. Ngoài ra còn một
số loài thuộc họ Giẻ và họ Thích, họ Cỏ roi ngựa.” (Nguồn: Đặng Trung Thuận
2006: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ Dự án xây dựng khu du lịch
sinh thái bền vũng Tam Đảo 2); đã chưa được khảo sát hoặc cập nhật.
Tuy nhiên trong một chuyến công tác tại Tam Đảo (tháng 9 năm 2006), Trần
Đình Nghĩa đã kết hợp khảo sát chớp nhoáng khu Rừng ma ao dứa, đã ghi nhận được
sự có mặt của 6 loài thực vật quý hiếm (Pơ mu (Fokienia hodginsii, K), Tùng la hán
hay Thông tre lá ngắn (Podocarpus brevifolius, R), Kim giao (Nageia fleuryii, V),
Sam bông
(Amentotaxus
argotaenia, R),
Sến mật (Madhuca
pasquierii, K) và
Chùy đầu dương
hình
(Rhopalocnemis
phaloides, R)). Đã
phát hiện bổ sung
thêm cho Danh lục
thực vật VQG
Tam Đảo 1 họ và 2
loài; đó là họ Gió
đất
(Balanophoracea)
với các loài Gió
Hình 3.8. Chùy đầu dương hình Hình 3.9. Gió đất
đất (Balanophora
(Rhopalocnemis phalloides) (Balanophora fungosa)

28
fungosa), Chùy đầu dương hình (Rhopalocnemis phalloides), loài này cũng là loài quý
hiếm.
Tiếp tục khảo sát tỉ mỉ thành phần loài thực vật trong các kiểu rừng nêu trên là
hết sức cần thiết để có được hình ảnh đầy đủ, khách quan về tính đa dạng loài thực vật,
giá trị thảm thực vật cả theo khía cạnh bảo tồn đa dạng sinh học lẫn bảo vệ thiên nhiên
và môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững của VQG và các hoạt động của nó.
3.1.4. Giá trị bảo tồn của khu hệ động thực vật VQG Tam Đảo
Đa dạng loài: Tính đa dạng chung của khu hệ động, thực vật; Số loài có giá trị
bảo tồn và số loài đặc hữu là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên giá trị đa dạng sinh
học của các Vườn quốc gia và khu bảo tồn. Về phương diện này, Vườn quốc gia Tam
Đảo nhờ có địa hình phân cắt nhiều, lại phân hóa theo độ cao nên tạo ra các sinh cảnh
rất đa dạng thích hợp cho sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật nói chung trong đó
có các loài quý hiếm và đặc hữu. Mặc dù mức độ chi tiết trong nghiên cứu các nhóm
sinh vật không đồng đều và các số liệu được cập nhật chưa đầy đủ nhưng bảng tổng
hợp đươi đây có thể cho thấy giá trị to lớn về đa dạng sinh học của VQG này.

Bảng 3.5.: Số loài chung, loài đặc hữu, loài có giá trị bảo tồn ở VQG Tam Đảo
Nhóm động Tổng số Số loài có giá trị bảo tồn Số loài
thực vật Loài Họ Bộ Tổng E V T R đặc hữu
Lưỡng cư 57 8 3 8 1 1 3 3 6
(Amphibia)
Bò sát (Reptillia) 124 16 2 24 1 7 9 6 3
Chim (Aves) 186 45 17 8 2 2 3 1 -
Thú (Mammalia) 70 25 8 23 5 11 1 6 7
Động vật CXS 437 94 30 63 9 21 16 16 16
Côn trùng 584 35 6 -
Thực vật 1436 219 58 6 10 12 30 68
Tổng cộng 2457 348 121 15 31 28 46 84

Như vậy hiện nay ở Vườn quốc gia Tam Đảo đã biết được gần 2500 loài động,
thực vật, trong đó có 116 loài có giá trị bảo tồn, từ cấp độ rất nguy cấp (E) đến hiếm
(R), và 84 loài đặc hữu. Trong các nhóm động vật, các nhóm với số loài có giá trị bảo
tồn nhiều nhất là Thú (23/70=32,8% số loài thú của VQG Tam Đảo), Bò sát
(17/96=17,7%), trong khi đó số loài đặc hữu nhiều nhất lại thuộc về nhóm Thú
(7/70=10%) và Lưỡng cư (6/96=6,25%). Giới thực vật có 58 loài có giá trị bảo tồn và
68 loài đặc hữu. Ngoài ra còn có nhiều loài quý, đang chịu sức ép khai thác cao như
các loài trà hoa vàng, lan,…nhưng chưa được cập nhật trong các văn bản trên nên chưa
được thống kê, tính toán. Ở Việt Nam, VQG Tam Đảo được coi là 1 trong 9 nơi có
mức độ đa dạng sinh học cao nhất.
Vùng Tam Đảo 2 là một trong các vùng thấp nhất về các thông tin đa dạng sinh
học vì thực chất chưa có một cuộc khảo sát quy củ dài kì nào ở khu vực này của VQG
Tam Đảo. Sự thiếu hụt thời gian cho khảo sát thực địa, lí do chủ yếu là những khó
khăn về đi lại và hậu cần cho nhóm nghiên cứu, và thiếu điều kiện khảo sát lặp lại theo
chu kì năm làm cho các số liệu về đa dạng sinh học thấp hơn rất nhiều so với thực tế,

29
đặc biệt đối với các nhóm động vật hoạt động theo mùa (mùa theo thời tiết, mùa theo
nguồn thức ăn, mùa theo nguồn nước mặt trên địa bàn và mùa sinh sản). Bảng 3.6 cập
nhật các thông tin về đa dạng sinh học khu vực Tam Đảo 2 dựa trên các nguồn tài liệu
đã dẫn trong các phần trên. Qua đó đã có không dưới 40 loài có giá trị bảo tồn (E (6),
V (10), T (10), R (14)) và 18 loài đặc hữu trong phạm vi 300 ha. Nếu so sánh với toàn
bộ VQG Tam Đảo thì số loài động thực vật đã thống kê được chỉ là >400/2457
(≈16,3%) trong khi đó số loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam đã lên tới
40/121 (≈33,05%), cụ thể là E (6/15=40%), V (10/31=32,25%), T (10/28=35,71%), R
(14/46=30,43%) và số loài đặc hữu là 18/84 (≈21,43%). Như vậy theo các hiểu biết
hiện tại số loài có giá trị bảo tồn noi chung ở Tam Đảo 2 lên tới 58 loài, chiếm 28,29%
(58/205) so với toàn VQG, trong khi diện tích chỉ vào khoảng 1% so với diện tích
vườn hoặc 17,34% so với diện tích vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Điều này khẳng định
rằng khu vực Tam Đảo 2 là vùng rất có giá trị đối với bảo tồn đa dạng sinh học, chưa
kể đến các sinh cảnh đặc sắc (đất ngập nước trên vùng đỉnh núi) của vùng núi cao ma
không nơi nào có được.

Bảng 3.6.: Số loài chung, loài đặc hữu, loài có giá trị bảo tồn ở vùng Tam Đảo 2
Nhóm động Tổng số Số loài có giá trị bảo tồn Số loài
thực vật Loài Họ Bộ Tổng E V T R đặc hữu
Lưỡng cư 32 7 3 8 1 1 3 3 8
(Amphibia)
Bò sát (Reptillia) 83 10 2 8 0 2 2 4 3
Chim (Aves) 135 38 13 7 2 2 2 1
Thú (Mammalia) 47 23 7 11 3 4 1 3 7
Côn trùng 50
Động vật 347 78 25 34 6 9 8 11 18
Thực vật > 52 6 1 2 3
Tổng cộng > 399 40 6 10 10 14 18

Số loài mới hay khả năng phát hiện loài mới (theo nghĩa rộng: mới cho khoa học,
mới cho Việt Nam, mới cho VQG Tam Đảo) cũng là giá trị đa dạng sinh học tiềm ẩn
của khu hệ động, thực vật Tam Đảo. Trong một công trình khoa học đã nói đến (nhưng
không đưa vào thống kê trong bảng 3.5) về Khu hệ bướm Vườn Quốc gia Tam Đảo,
A.L.Monastyrskii, Vũ Văn Liên, Bùi Xuân Phương (2005) đã ghi nhận được 293 loài
thuộc 10 họ trong bộ Cánh vẩy (Bướm, Lepidoptera) trong đó đã có tới 6 loài và 2
phân loài mới cho khoa học, 22 loài được ghi nhận lần đầu tiên cho Việt Nam, ít nhất
3 loài được ghi nhận là mới cho miền Bắc Việt Nam. (Nguồn: A.L.Monastyrskii, Vũ
Văn Liên, Bùi Xuân Phương 2005: Khu hệ Bướm Vườn Quốc gia Tam Đảo).
Một số nhóm sinh vật của VQG Tam Đảo do chưa có chuyên gia nghiên cứu
hoặc chưa được quan tâm đúng mức cũng có tiềm năng cho việc phát hiện loài mới
hoặc ghi nhận mới. Ví dụ Rêu là nhóm thực vật khá phổ biến ở VQG Tam Đảo, đặc
biệt ở các đai cao nhờ vào không khí ẩm, có mây mù bao phủ quanh năm. Vậy mà
chúng ta chỉ có 1 chuyên gia, PGS Trần Ninh; sau hơn 10 năm không công bố vì
những lí do khác nhau, năm 2004 mới quay lại nghiên cứu nhóm thực vật này và năm
2005 đã bổ sung (mới) cho Danh lục thực vật VQG Tam Đảo 20 loài địa tiển

30
(Hepaticae), trong đó có 2 loài và 1 phân loài mới cho Việt Nam. (Nguồn: Trần Ninh,
2006: Bảo tồn nguồn gen một số loài động thực vật quý hiếm ở VQG Tam Đảo phục
vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và du lịch sinh thái).
Hay động vật đất là nhóm rất quan trọng trong chu trình vật chất và các quá trình
sinh thái trong môi trường, các kết quả nghiên cứu của Viện sinh thái và tài nguyên
sinh vật về chúng ở VQG Tam Đảo, là mới và chưa được cập nhật trong cơ sở dữ liệu
về đa dạng sinh học của Vườn.
Các loài thân cận với cây trồng: Các loài thân cận với cây trồng là các loài gần
gũi (cùng loài hoặc cùng chi/giống) với các loài cây trồng trong nông, lâm nghiệp mà
nguồn gen của nó có thể lai tạo được với các cây trồng theo các kỹ thuật thông thường
hoặc bằng công nghệ sinh học nhằm nâmg cao
tính thích ứng, sức chống chịu, kháng bệnh, cải
thiện năng suất hoặc chất lượng sản phẩm. Trong
một số trường hợp chúng là tổ tiên còn tồn tại
trong trạng thái hoang dại của chính cây trồng đó.
Đây là nguồn gen quý, là “dự trữ chiến lược”
quan trọng đối với sự phát triển nông, lâm
nghiệp. Mặc dù những nghiên cứu về lĩnh vực
này ở nước ta, cũng như nhiều nước đang phát
triển khác, còn chưa được quan tâm; nhưng ở
VQG Tam Đảo đã phát hiện được những cây Chè
Shan (Camellia sinensis var. assamica) sống
hoang dại, đường kính thân trên 40 cm, cao 20m,
phân cành như những cây rừng khác (ảnh). Hình
thái lá, búp và chất lượng nước (mầu, hương vị)
giống như các cây chè shan ở Suối Giàng (Yên
Bái), Vị Xuyên (Hà Giang) mà Viện nghiên cứu
Chè Việt Nam (nay sáp nhập vào Viện Khoa học
Nông Lâm nghiệp Vùng núi Tây Bắc) đang bảo
tồn phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành
chè Việt Nam.
Một đối tượng khác, khá đặc sắc là tập đoàn
Trà hoa vàng của VQG Tam Đảo. Hàng triệu
người trên thế giới, từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ,
châu Úc yêu thích hoa trà. Trà hoa là đối tượng
quan trọng mang lại nguồn thu nhập cho nghề
trồng cây cảnh trên thế giới. Nhưng cho đến nay
hoa trà trên toàn thế giới mới chỉ có các mầu
trắng nguyên, đỏ thắm và các tông mầu pha trộn
giữa hai nhóm giống gốc này. Sự tồn tại trong
trạng thái hoang dại một tập đoàn trà hoa vàng đa
dạng về chủng loại là nguồn gen quý cho công
nghệ di truyền để lai tạo sinh ra các giống trà hoa
đa dạng hơn về mầu sắc, không chỉ là các tông Hình 3.10. Cây chè shan cổ thụ
mầu giữa trắng và vàng, giữa đỏ và vàng mà cả mọc hoang dại tại VQG Tam Đảo
các mức độ pha trộn tinh tế giữa ba nhóm mầu

31
này trên cùng một bông hoa hay trên các bông hoa của cùng một cây. Đây không phải
là vấn đề của tương lai xa vì một số nhà trồng trà hoa ở Nhật đã lai tạo thành công trà
vàng của Việt Nam với trà hoa Nhật. Hiện nay VQG Tam Đảo là nơi có tập đoàn trà
hoa vàng hoang dại lớn nhất ở Việt Nam và là nơi duy nhất xây dựng sưu tập cây trà
hoa vàng sống (Vườn Trà) trong khuôn viên của Vườn. Dưới đây là hình ảnh của một
số loài Trà hoa vàng đặc hữu của VQG Tam Đảo (Nguồn: Trần Ninh 2006).

Hình 3.11: Trà vàng Mỹ Yên Hình 3.12: Trà vàng Gin-béc
(Camellia hakodae) (Camellia gilbertii)

Hình 3.13. Trà vàng Pêtêlô Hình 3.14. Trà vàng Tam Đảo
(Camellia petelotii) (Camellia tamdaoensis)

Trên thế giới nhiều nước đã thành lập Hội Trà (Camellia Society) bao gồm
những người đam mê thưởng ngoạn và những người tạo giống, nuôi trồng trà hoa. Hội
Trà Quốc tế (The International Camellia Society) bao gồm hàng chục hội quốc gia
thành viên đã được thành lập từ hàng chục năm nay và cũng là đối tác thường xuyên
của VQG Tam Đảo trong vài năm trở lại đây.
Các loài thiên địch của sâu hại cây trồng nông, lâm nghiệp: Với diện tích rừng tự
nhiên rộng, có rất nhiều sinh cảnh nguyên sơ, VQG Tam Đảo là nơi lưu giữ được khu
hệ côn trùng khá phong phú, quan hệ sinh học giữa các loài này rất phức tạp, trong đó

32
có những loài là kẻ địch ăn thịt một số loại khác và trở thành thiên địch của các sâu hại
cây trồng nông, lâm nghiệp.
Bảo tồn đa dạng sinh học cũng bao gồm cả bảo tồn các quan hệ sinh học trong
thiên nhiên. Điều này chỉ có thể thực hiện được trong vùng lõi, được bảo vệ nghiêm
ngặt bởi luật pháp, của các vườn quốc gia (Nguồn: Pedro Barbosa (ed.) Conservation
Biological Control). Vì vậy bảo tồn đa dạng sinh học trong các vườn quốc gia sẽ đóng
góp vào việc duy trì tính bền vững của sản xuất nông, lâm nghiệp.

3.2. Thảm thực vật, các sinh cảnh của VQG Tam Đảo
Với địa hình núi cao tới gần 1600m trên mực nước biển, thảm thực vật VQG
Tam Đảo chịu sự phân hóa theo đai cao và theo các tiểu địa hình rất phức tạp. Trên đại
thể các nhà lâm học thuộc Viện Điều tra Quy hoạch rừng (FIPI) đã chia VQG Tam
Đảo thành 4 vùng sinh thái; trong đó vùng 1 (vùng đỉnh núi) thuộc vành đai khí hậu
á nhiệt đới núi thấp, vùng 2 và vùng 3 thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa trên
hai sườn đón gió khác nhau, vùng 4 cũng thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ở
vùng đồi và chân núi (xem Bảng 2.6.).
Trong bản đồ được thành lập mới đây (2002), Vườn Quốc gia Tam Đảo đã phân
biệt 8 kiểu rừng (Rừng giầu, Rừng trung bình, Rừng nghèo, Rừng non, Rừng tre nứa,
Rừng hồn giao, Rừng trồng, Rừng đặc sản), 2 kiểu đất phi lâm nghiệp (Đất trống cây
bụi và Đất nông nghiệp) và Mặt nước.
Trần Ninh (2005) đã chia thảm thực vật Tam Đảo thành các kiểu chính sau:
+ Rừng lùn trên đỉnh núi
+ Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, gió mùa vùng núi trung bình trên đường
đỉnh và sườn núi thoát nước gần đỉnh.
+ Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, gió mùa vùng núi trung bình trên đất
ngập nước (Ao Dứa)
+ Rừng kín thường xanh hỗn giao tre nứa – cây lá rộng /cây lá rộng – tre nứa
(800-1000)
+ Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, gió mùa, vùng đồi và núi thầp (400-800)
+ Rừng thưa, thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, khai thác
+ Rừng trồng (thông đuôi ngựa, bạch đàn,…)
+ Trảng cây bụi
+ Trảng cỏ

33
Hình 3.15: Bản đồ VQG Tam Đảo (2002). Nguồn: VQG Tam Đảo

Khi xây dựng Bản đồ sinh thái thảm thực vật khu vực Tam Đảo 2, dựa theo
bảng phân loại rừng cho vùng Đông nam Á và Thái Bình Dương do tổ chức FAO đưa
ra năm 1989, Lê Huy Cường (2006) đã chia VQG Tam Đảo thành hai kiểu vùng sinh
thái:
a) Kiểu vùng sinh thái núi cao trung bình nhiệt đới ẩm, mưa mùa ở độ cao từ 800m-
1500m, chịu ảnh hưởng của gioa mùa đông - bắc.
b) Kiểu vùng sinh thái núi thấp nhiệt đới ẩm mưa mùa ở độ cao nhỏ hơn 800m.
Khu vực Tam Đảo 2 thuộc kiểu a) vùng sinh thái núi cao trung bình nhiệt đới ẩm,
mưa mùa với 5 kiểu thảm thực vật rừng sau:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng thuộc họ Dầu, họ
Re, họ Giẻ, họ Chè, họ Mộc lan. Đất hình thành từ đá phun trào axit (riolit) vùng
núi cao trung bình 800-1500m.
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây họ Tre, phổ biến nhất là
Vầu đắng. Đất hình thành từ phun trào axit (riolit), vùng núi cao trung bình trên
800m.

34
- Kiểu rừng thứ sinh sau khai thác hà lạm vùng núi cao trung bình trên 800m. Thành
phần chủ yếu là các loài như Thích, Mạ Sưa, Bời lời, Trâm, Vầu đắng.
- Quần lạc cây bụi cỏ có cây gỗ rải rác vùng núi cao trung bình trên 800m. Chủ yếu
là các loài Cỏ lau, Cỏ tranh, Cỏ lá tre,…và một số cây gỗ rải rác thuộc họ Nen (Đỗ
quyên), họ Hoa hồng, họ Giẻ.
- Cây lùm bụi có cây gỗ mọc rải rác trên đất đá lộ đầu vùng núi cao trung bình trên
800m. Các loài chủ yếu thuộc họ Đỗ quyên, Giổi nhung, Hồi núi. Ngoài ra còn một
số loài thuộc họ Giẻ và họ Thích, họ Cỏ roi ngựa.
(Nguồn: Đặng Trung Thuận 2006: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ
Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vũng Tam Đảo 2).
Cách phân chia này hợp lí về mặt sinh thái và những kiểu rừng được kê ra ở đây
cũng cho thấy thảm thực vật vùng Tam Đảo 2 còn rất tốt, bao gồm nhiều kiểu rừng
khác nhau trong đó có cả các kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm đến các kiểu Trảng
cây bụi (ở đây tác giả gọi là quần lạc cây bụi). Kiểu rừng cuối cùng mà tác giả nêu ra
“Cây lùm bụi có cây gỗ mọc rải rác trên đất đá lộ đầu vùng núi cao trung bình trên
800m. Các loài chủ yếu thuộc họ Đỗ quyên, Giổi nhung, Hồi núi. Ngoài ra còn một số
loài thuộc họ Giẻ và họ Thích, họ Cỏ roi ngựa” mang các đặc điểm đặc thù của Rừng
lùn mà các nhà lâm học Việt Nam thường mô tả. (Ví dụ: FIPI, 1992: Báo cáo Lập địa
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo).
Các kiểu rừng nêu trên cũng là các kiểu rừng đặc sắc của VQG Tam Đảo, sẽ
được mô tả kỹ hơn để minh họa cho vẻ đẹp nguyên sơ của vùng đất này trên đường
đỉnh của dãy Tam Đảo.
3.2.1. Rừng lùn trên đỉnh núi và các dông núi hẹp.
Rừng lùn trên đỉnh núi là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á
nhiệt đới, núi thấp được hình thành trên các sườn dông dốc hay các đỉnh núi cao, đất
xương xẩu, trảng nắng gió, có mây ẩm và sương mù thường xuyên bao phủ quanh
năm. Rừng có cấu trúc đơn giản, tại các đỉnh núi thường chỉ có một tầng, chủ yếu gồm
các loài cây thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae như Hoa chuông (Enkianthus serrulatus),
Nên (Lyonia ovalifolia), Lá cứng (Leucothoe tonkinensis), Đỗ quyên hoa đỏ
(Rhododendron simsii),…), Giổi nhung (Michelia foveolata), Hồi núi (Illicium
griffithii). Các loài thuộc họ Đỗ quyên thường phân cành rất thấp, gần như không có
thân chính. Nhìn chung các cây cao trung bình từ 1,0 – 3,5m. Rêu phủ đầy trên thân,
cành và trên mặt đất. Đất dưới tầng rừng mỏng nhưng có tầng thảm mục khá dầy; có
nơi, như ở đỉnh Rùng Rình, tầng thảm mục dầy hơn 1m. Xuống thấp hơn, trên các
đường dông núi hẹp vùng đỉnh các loài thuộc họ Đỗ quyên giảm dần, các loài thuộc họ
Re (Lauraceae như Bời lời lá to (Litsea robusta)), Dẻ lá tre (Lithocarpus
bambusifolia), Thích (Acer flabellatum, Acer decandrum), Hồi núi (Illicium griffithii)
tăng lên về số lượng cá thể.
Trên dãy Tam Đảo rừng lùn gặp được ở một vùng dài từ đỉnh Rùng Rình
(khoảng 1290m), qua vùng dông núi chạy sang đỉnh Thạch Bàn (1385m) và kéo dài
sang đến đỉnh Thiên Thị (1300m) trên phần phía đông-nam của dãy Tam Đảo. Trên
phần phía tây- bắc rừng lùn tập trung chủ yếu tại vùng đỉnh 1590m trên địa giới ba
tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên và các giông núi dốc lân cận.

35
Hình 3.16. Rừng lùn trên đỉnh Rùng Rình Hình 3.17. Quang cảnh bên trong rừng
lùn

3.2.2. Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, gió mùa vùng núi cao trung bình
trên sườn dốc thoát nước và vùng đỉnh núi
Kiểu rừng này phân bố khá rộng trên dãy Tam Đảo, trên sườn núi có độ dốc từ
26 đến trên 35o và trên đường đỉnh có tầng đất nông, ở độ cao từ 800-1500m trên
o

mực nước biển. Đất feralit mầu vàng nhạt hình thành từ đá phun trào axit (riolit) rất
cứng, khó phong hóa. Đặc điểm đặc trưng của kiểu rừng này là hoàn toàn thiếu váng
các cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Các loài cây gỗ chủ yếu thuộc các họ Re
(Lauraceae, như Bời lời lá to (Litsea robusta)), họ Dẻ (Fagaceae như sồi đá
(Lithocarpus pseudosundaicus), Dẻ lá tre (Lithocarpus bambusifolia)), họ Chè
(Theaceae như Gò đồng Gordonia gigantìflora), họ Mộc lan (Magnoliaceae như Giổi
nhung (Michelia foveolata)), họ Sau sau (Hamamelidaceae như Sau sau (Liquidambar
formosana)), họ Hồng xiêm (Sapotaceae như Sến mật (Madhuca pasquierii). Đây là
vành đai của khu hệ thực vật á nhiệt đới núi trung bình, khí hậu mát mẻ, nhiều mây, độ
ẩm luôn luôn cao tạo điều kiện cho các loài cây bì sinh như rêu, địa y, ráy leo và
phong lan phát triển mạnh. Ngoài các loài cây thuộc các họ nêu trên, từ độ cao 1000m
trở lên xuất hiện một số loài cây thuộc ngành hạt trần như Sam bông (Armentotaxus
argotaenia), Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Pơ mu (Fokienia hodginsii),
Thông tre (Podocarpus neriifolius), Tùng la hán hay Thông tre lá ngắn (Podocarpus
brevifolius), Kim giao (Nageia fleuryii). Ở một số nơi trên sườn đông núi Tam Đảo,
mật độ cây hạt trần phát triển nhiều, chủ yếu là Pơ mu, tạo nên quần thể hỗn hợp giữa
cây lá rộng và lá kim gọi là kiểu phụ rừng hỗn giao cây lá rộng – lá kim.Dưới tán rừng
ở độ cao 1000m trở lên thường có vầu đắng(Phyllostachys pubescens),lên cao hơn
nữasặt gai (Arundinaria griffithiana) mọc đầy trên đường đỉnh. Nhưng ven theo suối
thường thấy các loài cây thảo thuộc các họ Cà phê (Rubiaceae), họ Sim (Myrtaceae),
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Ở Tam Đảo 2 kiểu rừng này chiếm diện tích rất lớn, bao quanh toàn bộ vùng đất
ướt tiềm năng (Ao dứa), chiếm toàn bộ vùng xây dựng các villa, nhà nghỉ,…và phần
đất dốc cho các trại sinh thái ở rìa phía nam của Dự án. Trong số các loài cây gỗ chủ
yếu nêu trên đã có tới 4 loài là đối tượng bảo tồn như Pơ mu (Fokienia hodginsii),
Tùng la hán hay Thông tre lá ngắn (Podocarpus brevifolius), Kim giao (Nageia

36
fleuryii) và Sến mật (Madhuca pasquierii). Kiểu rừng này cũng kéo dài theo sườn núi
về phía Tây thiên và là vùng rừng đẹp nhất của sườn tây dãy Tam Đảo.

Hình 3.18.Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, gió mùa Hình 3.19.Cấu trúc
vùng núi trung bình trên đường đỉnh và sườn núi thoát
bên trong của rừng
nước gần đỉnh

3.2.3. Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa vùng núi cao trung bình
trên đất ngập nước vùng đỉnh núi (vùng Rừng ma ao dứa),
Vùng đất ngập nước gần đỉnh núi là sinh cảnh đặc sắc trong các hệ sinh thái trên
đường đỉnh của dãy núi Tam Đảo, kéo dài từ độ cao gần 1100m bên trên Đền Thượng
(Tây Thiên) đến gần đỉnh quèn lối đi sang xã Ký Phú (Đại Từ, Thái Nguyên) rồi đến
sát suối Bòn Bọt (bắt nguồn từ đỉnh 3, chảy xuống Tây Thiên). Đây là vùng khá bằng
phẳng, gồm các đồi đất nhỏ, thấp, dạng bát úp xếp tương đối xa nhau để lại vùng chân
đồi khá rộng, luôn luôn săm sắp nước. Vùng này được biết đến với tên gọi dân gian do
những người thợ săn trước đây đã đặt ra là Rừng ma ao dứa.
Thảm thực vật Rừng ma ao dứa có cấu trúc đơn giả, điển hình của rừng thường
xanh trên các đường đỉnh, chỉ gồm hai tầng. Tầng cây gỗ chỉ cao 15-25m, ưu thế giẻ
đỏ (Lithocarpus corneus), sồi đá (Lithocarpus pseudosundaicus), gò đồng (Gordonia
grandiflora), thông tre (Podocarpus neriifolius), thông tre lá ngắn (=Tùng la hán,
Podocarpus brevifolius), đây đó còn gặp cả pơ-mu (Fokienia hodginsii) trên các sườn
không ngập nước hoặc ngập nước theo mùa. Tầng cây thảo cao 2-5m rất rậm rạp bao
gồm chủ yếu là các cây ưa sáng như sặt gai (Arundinaria griffithiana), dứa dại
(Pandanus humilis & Pandanus bipollicaris), kiết lợp (Carex stramentitia), gió đất
(Balanophora fungosa),... Trên đất ẩm còn gặp cả các loài thạch tùng (Huperzia
serrata), chùy đầu hình dương (Rhopalocnemis phalloides), rất hiếm gặp ở những nơi
khác trên dãy Tam Đảo. Ở khu phía đông vùng đất ngập nước, địa hình dốc về hướng
đông-nam, nước mặt chảy tràn trên mặt đất đổ vào thượng nguồn suối Bòn Bọt. Do bị
rửa trôi mạnh, đất kém mầu mỡ nên cấu trúc rừng thưa hơn, ít cây gỗ, chủ yếu là tre
sặt, đôi nơi gặp các bãi cỏ nhỏ, thấp, bám sát mặt đất như thường thấy ở vùng trung
du. Trong các loài nêu trên thì thông tre lá ngắn (hay Tùng la hán, Podocarpus

37
brevifolius), thạch tùng sóng (Huperzia serrata), chùy đầu hình dương
(Rhopalocnemis phaloides) là những loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.
Hai loài chùy đầu hình dương (Rhopalocnemis phaloides), gió đất (Balanophora
fungosa) thuộc họ Gió đất (Balanophoraceae) là một họ và hai loài đều mới được phát
hiện và bổ sung cho Danh lục thực vật VQG Tam Đảo (TĐN, 9/2006).
Rừng tuy có sự phân tầng đơn giản nhưng rất rậm rạp và khó đi do lá và gai dứa
đan bện vào nhau và hệ thống rễ chằng chịt không để lại các khoảng trống lớn trên mặt
đất, phải đi theo các rạch nước quá nhiều và quá giống nhau nên rất dễ bị lạc như có
ma ám. Hệ thống rễ cây chằng chịt cũng giữ lại đất bồi tụ và giúp cho một lượng lớn
nước bề mặt thấm xuống sâu hơn chuyển sang dạng nước ngầm. Đây cũng là vùng rất
thích hợp cho cá cóc (Paramesotriton deloustali) đẻ, nhưng số cá thể có kích thước lớn
ít gặp do cứ mỗi lần có mưa lớn thì dòng chảy lại cuốn chúng theo dòng nước đổ qua
thác vào suối Bòn Bọt chảy xuống Tây Thiên.
Đời sống của Rừng ma ao dứa thay đổi theo chu kỳ năm khá rõ rệt, theo những
người dân thì hàng năm vào tháng 4-5 hoa sồi giẻ nở rộ đưa các chùm hoa chĩa thẳng
lên trời, tháng 9-10 hoa gò đồng nở trắng cả tán cây và rơi trắng trên mặt đất, tháng 12
năm trước đến tháng 1 năm sau là mùa quả sồi giẻ chín thì thú kéo đến kiếm ăn và tìm
nguồn nước uống vì khi đó các nơi khác trên đường đỉnh không còn, sáng sớm rộn rã
tiếng vượn hót, tiếng cầy, sóc ríu rít. Rất tiếc chưa có nhà sinh học nào khảo sát và
nghiên cứu kỹ hiện tượng lý thú này của đời sống Rừng ma ao dứa.

Hình 3.20. Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, gió mùa Hình 3.21. Cấu trúc rừng
vùng núi trung bình trên đất ngập nước vùng Ao dứa dứa

3.2.4. Rừng kín thường xanh hỗn giao tre trúc - cây lá rộng (800-1000)
Rừng kín thưuờng xanh hỗn giao tre trúc – cây lá rộng phát triển trên các sườn
dốc trên 26o, có nơi đến 45-50o, tầng đất mỏng, nhiều ánh sáng, tạo thành vành đai bao
quanh vùng đỉnh núi và phát triển cả trên các đỉnh núi thấp. Thành phần thực vật chủ
yếu là các cây trong họ tre (Poaceae-Bambusoideae) và các loài cây gỗ đặc trưng cho
vành đai độ cao này thuộc các họ Dẻ (Fagceae), Re (Lauraceae), Chè

38
(Theaceae),…Vai trò và sự hiện diện của các loài tre trúc cũng có thay đổi theo độ
cao. Phổ biến nhất là Vầu (Phyllostachys pubescens), lên cao hơn nữa thì sặt gai
(Arundinaria griffithiana) chiếm ưu thế, mọc đầy trên đường đỉnh; còn xuống vùng
thấp 400-500m thì chủ yếu lại lá nứa.
Tại VQG Tam Đảo, kiểu rừng này chiếm diện tích tới 884 ha (1,8% diện tích
vườn), bao quanh các đỉnh núi ở độ cao 800-1000m, như vùng từ ngã ba Rùng Rình đi
lên đỉnh Phù Nghĩa. Ở Tam Đảo 2, gặp được tại vùng phía đông của Rừng ma ao dứa
và ngược lên đường dông ở phía bắc của khu vực này.
3.2.5. Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (cốt 400-800)
Phân bố ở các độ cao dưới 800m, trên đất feralit đỏ vàng hình thành từ đá rionit,
tầng mỏng, thịt nhẹ, nghèo dinh dưỡng, đá lộ nhiều. Thành phần loài cây phong phú,
gồm nhiều loài của các họ nhiệt đới như họ Đậu (Fabaceae), họ Dầu
(Dipterocarpaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Trám (Anacardiaceae), họ Sim
(Myrtaceae), họ Bứa (Burseraceae),… Nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Cấu trúc rừng gồm nhiều tầng, có chiều cao tới 20-30m, tán rừng kín với các loài
cây lá rộng thường xanh hợp thành.
Tầng vượt tán chủ yếu gồm các loài cây họ Dầu như Chò chỉ (Parashorea
chinensis), Chò nâu (Dipterocarpus petusus), Táu muối (Vatica fleuryiana), Giổi
(Michelia sp.), Trường mật (Paviesia annamensis).
Tầng ưu thế sinh thái gồm các cây thuộc họ Re (Lauraceae), họ Dẻ, họ Sim, họ
Cà phê.
Tầng dưới tán gồm các cây chịu bóng rải rác dưới tán rừng thuộc các họ Du, họ
Máu chó, họ Na.
Tầng cây bụi gồm chủ yếu các họ Cà phê, Đơn nem, Trúc đào
Tầng cỏ quyết, ở những nơi ẩm có Dương xỉ thân gỗ (Cyathea contaminans và C.
podophylla).
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới bao phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo, lại
có nhiều loài có giá trị kinh tế cao nên chịu tác động rất mạnh của con người. Nhiều
loài gỗ quý bị khai thác kiệt quệ.
3.2.6. Rừng thưa thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác
Kiểu rừng này bao gồm chủ yếu các cây thân gỗ, lá rộng, ưa sáng, sinh trưởng
nhanh và chất lượng gỗ kém (gỗ tạp). Hình thành trên các phần bị chặt phá, khai thác
hoắc đốt rừng làm rẫy, đôi khi xen kẽ dạng da báo ngay trong cac kiểu rừng nguyên
sinh hoắc dọc theo các suối, vùng đồi gần thôn bản.
3.2.7. Rừng trồng (thông đuôi ngựa, bạch đàn,…)
Rừng trồng ở Tam Đảo đã có từ thời Pháp thuộc, loài cây chủ yếu trồng ở đây là
Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana), Lim xanh (Erythrophloeum fordii). Từ những
năm 1960 ngành Lâm nghiệp đã trồng nhiều hecta Bạch đàn lá liễu (Eucalyptus
excerta), Bạch đàn đỏ (Eucalyptus robusta) ở các vùng đệm của vườn. Gần đây lại
tròng nhiầu loại Keo lá chàm (Acacia auriculiformis), keo tai tượng (Acacia mangium)
theo các hình thức trồng thuần loại hoặc xen kẽ với các loài cây khác. Rừng thông

39
trồng dọc theo tuyến đường lên thị trấn là một trong những cảnh sắc đẹp của VQG
Tam Đảo.
3.2.8. Trảng cây bụi
Kiểu này xuất hiện ở những nơi rừng đã bị chặt phá, khô hạn, nhiều ánh sáng.
Các loài thường gặp là Thàu táu (Aporosa dioica), Thao kén đực (Helicteres
angustifolia), Thao kén cái (Helicteres hirsuta), Me rừng (Phyllanthus emblica), Thổ
mật (Bridelia tomentosa).
3.2.9. Trảng cỏ
Trảng cỏ hình thành trên các phần đất rừng đã bị khai thác kiệt hoặc sau nương
rẫy, đất bị thoái hóa mạnh, tầng đất rất mỏng, xương xẩu, nghèo dinh dưỡng, hiện
tượng feralit hóa xả ra rất mạnh. Trong VQG Tam Đảo gặp cả hai loại Trảng cỏ cao và
Trảng cỏ thấp. Các loài đặc trưng đều là các cây họ Lúa (Poaceae) như Lách
(Saccharum spontaneum), Chít (Thysanolena maxima), Cỏ Lào (Chromolena
odorata), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), Cỏ sâu
róm (Setaria viridis),..

4. VAI TRÒ VQG TAM ĐẢO ĐỐI VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ VIỆT NAM

4.1. Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bối cảnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ
Vườn Quốc gia Tam Đảo bao gồm toàn bộ diện tích dãy núi Tam Đảo, là phần
kéo dài của hệ núi phía Bắc và Tây bắc Bắc Bộ đi sâu vào vùng đồng bằng châu thổ
Sông Hồng. Toàn bộ phần phía tây – nam, phía nam và phía đông Vườn Quốc gia được bao
quanh bởi vùng đồng bắng,
đồi trung du thuộc các tỉnh
nằm ở phía bắc đồng bằng
Bắc bộ như Tuyên Quang,
Vĩnh Phúc, Thái Nguyên,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà
Tây, Hà Nội. Với vị trí như
thế, dãy núi Tam Đảo đã
được đồng bằng và đồi núi
trung du tách ra khỏi các hệ
núi cao ở Tây Bắc và các
tỉnh phía bắc, trở thành hòn
đảo cao nằm giữa đồng
bằng. Đặc điểm này làm
cho hệ động, thực vật VQG
Tam Đảo giầu loài đặc hữu
hơn các nơi khác, và VQG
có giới hạn tự nhiên mà các
loài động vật không vượt Hình 4.1. Vị trí dãy núi Tam Đảo trong vùng đồng bằng và trung
qua để chạy đi nơi khác du Bắc Bộ
được. Còn đối với các vùng (Nguồn: trích từ Bản đồ Khí hậu Việt Nam (Miền Bắc), Nha Khí
đồng bằng xung quanh, tượng VNDCCH, 1971)
VQG Tam Đảo nằm trên

40
dãy núi cao hùng vĩ, đến gần 1600m trên mực nước biển, và hệ sinh thái rừng tự nhiên rộng
đến 21.982 ha, chia sẻ các dịch vụ hệ sinh thái cho cộng đồng ở địa phương cũng như các
vùng xung quanh, đặc biệt là các dịch vụ điều tiết như điều tiết khí hậu, điều tiết dịch bệnh,
điểu tiết lũ lụt, phân hủy độc tố trong môi trường (làm sạch nguồn nước).

DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI LÀ CÁC LỢI ÍCH MÀ CON


NGƯỜI NHẬN ĐƯỢC TỪ CÁC HỆ SINH THÁI

CUNG CẤP ĐIỀU TIẾT VĂN HÓA


Vật chất do HST tạo ra Các lợi ích thu được từ Các lợi ích phi vật thể
hoặc cung cấp việc điều tiết các quá nhận được từ HST
trình của HST

- Lương thực, thực - Điều tiết khí hậu - Tinh thần


phẩm - Điều tiết dịch bệnh - Giải trí
- Nước sạch - Điều tiết lũ lụt - Thẩm mỹ
- Củi đốt - Phân hủy các độc tố - Cảm hứng
- Cây có sợi - Giáo dục
- Các hóa chất - Công cộng
- Tài nguyên di - Tượng trưng
truyền

HỖ TRỢ
Các dịch vụ cần thiết để sinh ra các dịch vụ hệ sinh thái khác

- Hình thành đất


- Chu trình dinh dưỡng
- Các sản phẩm sơ cấp

Nguồn: Millenium Ecosystem Assessment overview, www.MAweb.org (2006)

4.2. Vai trò của VQG Tam Đảo đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Là vườn quốc gia rộng (36.883 ha) nằm trên độ cao 400-1590m cách li với các
vùng núi cao lân cận, có địa hình phân hóa phức tạp, nhiều sinh cảnh đa dạng và đặc
sắc, Vườn Quốc gia Tam Đảo là môi trường sinh sống tự nhiên của hàng ngàn loài
động, thực vật đã biết và còn rất nhiều loài, thậm chí là nhiều nhóm chưa biết hoặc
chưa được cập nhật (Các tư liêu về mối, động vật đất, nấm đã có nghiên cứu và công
bố nhưng chưa được cập nhật). Đối với bảo tồn đa dạng sinh học,Vườn quốc gia Tam
Đảo có vai trò quan trọng xuất phát từ những lợi thế to lớn của nó đối với đa dạng sinh
học và bảo tồn đa dạng sinh học. Đó là:
- Có giá trị đa dạng sinh học cao: đã biết gần 2500 loài động, thực vật; trong đó có
116 loài có giá trị bảo tồn (14 loài bậc E, 30 loài bậc V, 28 loài bậc T, 44 loài bậc

41
R) và 84 loài đặc hữu. Một số nhóm như thú, lưỡng cư và bò sát tỷ lệ loài quý hiếm
(có giá trị bảo tồn và đặc hữu) rất cao (Thú 30/70 = 42,8%), Lưỡng cư (15/60 =
25,0%), Bò sát (20/96 = 20,8%). Số lượng các loài rất nguy cấp (E) cao, tới 14 loài,
trong đó có đến 5 loài thú lớn, 1 loài chim (Gà lôi lông trắng) là những loài nhạy
cảm nhất trong công tác bảo tồn hiên nay. Tính cấp thiết của các hoạt động bảo tồn
đối với các nhóm này (thú, bò sát, lưỡng cư) là rất cao vì chúng đang phải đối mặt
với nạn săn bắt trái phép để phục vụ cho du lịch. Một số loài thú lớn nguy cấp đã bị
coi là tuyệt chủng trong VQG Tam Đảo trong những năm gần đây như Voọc mũi
hếch, Vượn đen tuyền (?), hổ, báo hoa mai, báo gấm, sói đỏ, cầy mực (?) và rái cá
thường (Nguồn: Nguyễn Xuân Đặng, 2006).
- Có nguồn gen của các loài thân thuộc với cây trồng: Đó là Chè Shan hoang dại và
tập đoàn các loài Trà hoa vàng. Bảo vệ các loài này trong trạng thái hoang dại cũng
là bảo vệ nguồn gen quý cho phát triển nông, lâm nghiệp trong tương lai, nguyên
liệu quý cho phát triển công nghệ sinh học và cho nền nông nghiệp kỹ thuật cao
sau này.
- Có sinh cảnh đa dạng: Sinh cảnh là môi trường sống tự nhiên của sinh vật, khi sinh
cảnh càng đa dạng thì số loài sinh vật có thể tồn tại tự nhiên, hoang dã trong vùng
càng nhiều. Mặt khác trong mỗi sinh cảnh thường có nhiều loài cùng chung sống,
tồn tại mạng lưới các quan hệ sinh học chằng chịt (hội sinh, cộng sinh, chuỗi thức
ăn và lưới thức ăn) điều chỉnh số lượng quần thể loài của chúng và tạo cơ hội bền
vững cho chúng cùng sống sót. Tính đa dạng các sinh cảnh của VQG Tam Đảo
được hình thành do các yếu tố tự nhiên sau:
Sự phân hóa khí hậu theo đai cao: (theo sự tương đồng của nhiệt độ) thành đai
khí hậu nhiệt đới từ độ cao 700-800m trở xuống và đai khí hậu á nhiệt đới ở độ cao từ
800 -1590m. Ngay trong cung một đai thì càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Sự phân hóa các dạng địa hình: Địa hình dãy núi Tam Đảo phân hóa rất mạnh và
rất đa dạng, nơi thì rất dốc (như sườn đông về phía Đại Từ, Thái Nguyên) nơi thì khá
bằng phẳng (như vùng Rừng ma ao dứa), nơi thì lọt vào hẻm sâu giữa hai nhánh núi.
Sự khác biệt đó làm cho khả năng tiếp nhận các yếu tố khí hậu môi trường (cường độ
ánh sáng, lượng nước mưa, khả năng giữ nước, gió mùa, độ kín của tán rừng,…) khác
nhau. Ví như giữa sườn đông và sườn tây dãy núi Tam Đảo thì sườn đông dốc hơn
sườn tây, lượng mưa trên sườn đông nhiều hơn sườn tây (Đại Từ 1906,2mm; Vĩnh
Yên 1603,5mm), lượng bốc hơi ở sườn đông thấp hơn sườn tây (Đại Từ 985,5mm;
Vĩnh Yên 1040,1mm),…Số lượng yếu tố tham gia vào tổ hợp càng nhiều thì tính đa
dạng sinh cảnh, môi trường càng lớn. Tính đa dạng và sự ổn định của các sinh cảnh là
điều kiện quan trọng nhất đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn. Bảo vệ
nghiêm ngặt các sinh cảnh, ngăn chặn mọi tác động vào các sinh cảnh tự nhiên làm
biến đổi nó là biện pháp tích cực và hữu hiệu nhất để bảo tồn đa dạng sinh học. Ở
VQG Tam Đảo tất cả các sinh cảnh này đều tồn tại trong vùng lõi, vùng được pháp
luật bảo vệ nghiêm ngặt, đó là điều kiện thận lợi cho công tác bảo tồn.
- Có cách li không gian với các vùng có điều kiện thiên nhiên tương tự ở các nơi
khác nhờ sự bao quanh của đồng bằng làm cho mức độ đặc hữu của VQG cao, các
loài động vật không có cơ hội bỏ đi ngay cả khi môi trường bị tác động. Vì vậy
việc bảo tồn sẽ hiệu quả hơn, trừ khi không ngăn chặn được nạn săn bắt bất hợp

42
pháp ngay chính trong vùng lõi và thiếu sự đồng thuận, hợp tác của cộng đồng địa
phương.
- Tính nguyên vẹn của dãy núi Tam Đảo, sự liên thông giữa các vùng, các môi
trường sống trong VQG. Dãy núi Tam Đảo liên tục suốt chiều dài cho tới đai cao
gần 1000m. Vùng đỉnh có tới gần 20 đỉnh sàn sàn nhau từ 1200m đến 1590m.
Không có những quèn thấp, những đứt gẫy địa hình cắt chúng ra thành những đoạn
nhỏ hay các khối núi riêng biệt. Diện tích rộng và liên tục của địa hình đảm bảo
cho sự liên tục của các sinh cảnh (nơi ở, nơi kiếm ăn, nơi sống của con mồi,…) và
sự di chuyển an toàn cho các loài động vật trong các hoạt động sống (kiếm mồi,
giao lưu sinh sản). Tính liên tục này cũng đảm bảo cho sự gặp gỡ giữa các nhóm
nhỏ trong quần thể loài sống ở các địa điểm khác nhau của VQG, làm tăng cơ hội
sinh sản và sự đa dạng di truyền, giúp cho quần thể đông hơn và khả năng sống sót
cao hơn. Hơn nữa, tính liên tục trên diện tích lớn cũng đảm bảo cho các điều kiện
sinh thái môi trường ổn định hơn, khả năng điều chỉnh các nhân tố môi trường
thông qua chức năng của hệ sinh thái (các dịch vụ hệ sinh thái) cao hơn.
- Gần thủ đô Hà Nội và điều kiện đi lại dễ dàng: Đây là điều kiện rất quan trọng để
thực hiện các nghiên cứu giám sát quần thể các đối tượng bảo tồn cũng như các
điều kiện môi trường sống của chúng.

4.3. Vai trò đối với môi trường


4.3.1. Điều tiết nguồn nước và cân bằng nước
Dãy núi Tam Đảo là một đơn vị lãnh thổ có cả các yếu tố hội tụ và các yếu tố
phát tán các nhân tố môi trường với các vùng lân cận và toàn bộ vùng đồng bằng và
trung du Bắc Bộ, đặc biệt là các nhân tố tham gia và khép kín vòng tuần hoàn nước
trong thiên nhiên (đưa vào đây sơ đồ vòng tuần hoàn nứớc). Các yếu tố hội tụ đó là sự
phân hóa theo độ cao của dãy núi Tam Đảo, hướng chắn gió làm hội tụ mây, gây mưa
tạo ra lượng mưa lớn trên vùng lãnh thổ này. Yếu tố phát tán là khả năng dự trũ, phân
chia lượng mưa vào hai dạng nước ngầm, nước bề mặt và hệ thống thủy văn phong
phú tham gia vào việc điều tiết, vận chuyển lượng nước thiên nhiên đó đến các vùng
lân cận phục vụ cho đời sống, sản xuất và ra đến tận biển đông.
Hướng núi chính của dẫy Tam Đảo là tây bắc – đông nam, vuông góc với hướng
gió mùa đông bắc. Các cánh núi phụ lại có hướng vuông góc với hướng chính, túc là
có hướng tây nam – đông bắc, vuông góc với hướng gió mùa đông nam vào mùa hè.
Như vậy các cánh núi của dẫy Tam Đảo chắn cả hai loại gió mùa chính của vùng Bắc
Bộ là gió đông-nam vào mùa hè và gió đông-bắc vào mùa đông, giữ mây lại và đem
đến lượng mưa lớn cho toàn bộ khu vực, càng lên cao càng mưa nhiều. Trong khi
lượng mưa trung bình năm của các vùng đồng bằng (Vĩnh Yên, Bắc Giang, Hải
Dương) đều vào khoảng 1700-1800mm thì ở chân núi Tam Đảo đã vượt ngưỡng
2000mm, ở độ cao 1000m trở lên đã vượt ngưỡng 2800mm/năm, cao nhất (gấp rưỡi)
trong các tỉnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Với diện tích rộng lớn của dẫy núi
này thì lượng nước mưa thu được là rất lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với cân bằng
nước toàn vùng (xem Hình 4.2).

43
Hình 4.2. Bản đổ lượng mưa trung bình năm vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ
(Nguồn: trích từ Bản đồ Khí hậu Việt Nam (Miền Bắc), Nha Khí tượng VNDCCH, 1971)

Khả năng dự trữ nước ở vùng đỉnh núi Tam Đảo rất cao, đặc biệt ở khu vực Rừng
ma ao dứa (Tam Đảo 2). Nhờ các loài cây ở đây có bộ rễ rất phát triển, lan rộng và dầy
đặc, xuyên sâu tạo điều kiện thuận lợi cho nước mưa chuyển sang dạng nước ngầm,
thấm sâu vào tầng đất, tăng cường khả năng dự trữ và điều tiết nước.
Hệ thống thủy văn của dẫy núi Tam Đảo rất phát triển, gần 50 con suối lớn nhỏ
bắt nguồn từ đây và gom góp nước đổ ra hai hệ thống sông Đáy (Vĩnh Phúc), sông
Công (Thái Nguyên), vào các hồ Hú Cốc, Làng Hà, Xạ Hương, Đại Lải, Vĩnh Linh,
Ký Phú, Núi Cốc, nối liền với các sông khác trong hệ thống sông đồng bằng Bắc Bộ,
cung cấp nước cho sản xuất và đời sống ở nhiều vùng thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc,
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nội,...Ước tính (theo ông Nguyễn Huy
Khoa, VietNamNet, 2/8/2007) khoảng hơn hai triệu người hưởng lợi và chịu ảnh
hưởng trực tiếp vào các biến động lượng nước của dãy Tam Đảo và các con suối và
hai hệ thống sông này.
4.3.2. Phân hóa khí hậu, tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Nằm trong vùng khí hậu gió mùa, khí hậu thay đổi rất nhanh và lệ thuộc chặt chẽ
vào gió mùa; hướng gió và hướng các địa hình chắn gió có ảnh hưởng rõ rệt đến sự
phân hóa khí hậu. Do hướng chủ đạo của dãy Tam Đảo là tây-bắc – đông-nam, sườn
đông là sườn đón gió mùa đông-bắc và gió đông từ biển thổi vào còn sườn tây là sườn
bị che khuất, đã tạo nên sự khác biệt giữa sườn đông và vùng đồng bằng kế cận (Đại

44
Từ, Thái Nguyên) với sườn tây và vùng đồng bằng thuộc hai tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh
Phúc trong một loạt các chỉ tiêu khí hậu (Bảng 4.1.). Các chỉ số về nhiệt độ (nhiệt độ
trung bình năm, nhiệt độ tối cao trung bình, nhiệt độ tối thấp trung bình) và yếu tố liên
quan đến nhiệt độ (lượng bốc hơi nước) ở sườn đông (Trạm Đại Từ) đều thấp hơn so
với sườn tây (các trạm Tuyên Quang và Vĩnh Yên), ngược lại các chỉ số về mưa ẩm lại cao
hơn sườn tây. Đây là kết quả tác động của gió mùa đông bắc, một thứ gió lạnh, ẩm, mang
nhiều hơi nước thổi vào mùa thu-đông, khi gặp dãy núi Tam Đảo nó để lại mưa ở sườn đông
(sườn đón gió ) nhiều hơn, khi đi qua đỉnh sang sườn tây do lượng hơi nước đã giảm nên mưa
nhỏ hợn có khi không mưa, còn gió do đã nhận được nhiệt độ từ khối núi và thảm thực vật
nên ấm hơn so với lúc nó gặp sườn đông. Cách lí giải này là hợp lí, dựa vào các số liệu chắc
chắn nhưng không phải là mới, vì từ lâu hiện tượng này đã được ghi nhận qua thơ ca dân
gian: “Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế (huyện Lục Yên, Yên Bái) Gió qua rừng Đèo Khế gió
sang”. (Gió lạnh và thổi theo hướng từ sườn đông sang sườn tây vào mùa đông, đó là gió mùa
đông bắc).

Bảng 4.1. Các thông số khí hậu-khí tượng từ các trạm đặt ở hai phía đông, tây dãy
Tam Đảo
Tên yếu tố Trạm Trạm Trạm Trạm
Tuyên Quang Vĩnh Yên Tam Đảo Đại Từ
Nhiệt độ trung bình năm (oC) 22,9 23,7 18,0 22,9
Nhiệt độ tối cao trung bình 41,4 41,5 33,1 41,3
Nhiệt độ tối thấp trung bình 0,4 3,2 -0,2 3,0
Lượng mưa trung bình năm 1641,4 1603,5 2630,9 1906,2
(mm)
Số ngày có mưa trong năm 143,5 142,5 193,7 193,4
Lượng mưa tối đa / ngày 350 284,0 295,5 352,9
Độ ẩm trung bình (%) 84 81 87 82
Độ ẩm cực tiểu (%) 15,0 14,0 6,0 16,0
Lượng bốc hơi nước (mm) 760,3 1040,1 561,5 985,5

(Nguồn: FIPI, 1992: Báo cáo Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo, có thay đổi vị
trí các cột).
Như vậy dãy Tam Đảo như một bức bình phong chắn gió đã tạo ra hai tiểu vùng
khí hậu trong vùng đồng bằng chân núi, khác biệt khá rõ ràng: tiểu vùng phía đông
(sườn đông) rét và mưa nhiều hơn, trong khi đó tiểu vùng phía tây thì ấm và khô hơn
(ít mưa hơn).
Tương tự như vậy, trong mỗi một tiểu vùng, hướng của các dông nhánh núi hợp
vào hướng chính của dãy Tam Đảo cũng có thể tạo ra sự khác nhau giữa hai sườn đó
và phát sinh các vi tiểu vùng khí hậu nhỏ hơn.
Sự phân hóa chế độ nhiệt theo đai cao cũng làm đa dạng hơn sự phân hóa khí
hậu.
4.3.3. Tai biến thiên nhiên:
Đối với tai biến thiên nhiên, dãy núi Tam Đảo có vai trò hai mặt. Với một số tai
biến, như hạn hán và sa mạc hóa thì điều hòa, làm giảm thiểu mức độ và các tác hại.
Với một số khác, như trượt lở đất đá, lũ quét, ngập lụt thì dãy núi này là kẻ thủ phạm

45
tiềm năng, hung dữ. Các yếu tố làm nên tính hai mặt này là cấu tạo địa chất; địa hình
núi cao sườn dốc; mưa nhiều ,cường độ dòng chảy mạnh; và lớp phủ thực vật.
Về cấu tạo địa chất: Dãy núi Tam Đảo được cấu tạo từ đá phun trào axít tuổi
Triat thuộc hệ tầng Tam Đảo (T2td). Hệ tầng phun trào axit Tam Đảo bao gồm chủ yếu
là đá riolit, riolit pocphia, riodacit và tuf của chúng, bề dày tổng cộng khoảng 800m.
Đá riolit chứa các ban tinh fenspat và thạch anh cỡ nhỏ đến vừa, chiếm khoảng 5-10%
khối lượng. Thành tạo riolit Tam Đảo bị phân cắt bởi hệ thống khe nứt, tạo ra các khối
kích thước khác nhau, bị ép thành tấm, đôi chỗ thành phiến, dập vỡ mạnh. Lấp đầy các
khe nứt trong đá là các mạch thạch anh. (Đặng Trung Thuận, 2006). Do các phun trào
axit được phun ra theo từng đợt dãn cách nhau theo thời gian nhiều hoặc ít, mỗi đợt
phun tạo thành một tầng hay lớp, lớp sau nằm trên lớp trước. Mặt tiếp giáp giữa hai
lớp thường có độ gắn kết thấp, dễ bị phong hóa, khi đã bị phong hóa thì độ gắn kết lại
giảm hơn và dễ bị trượt lở dọc theo độ dốc của mặt tiếp giáp. Theo thuật ngữ địa chất
học thì đó là mặt trượt. Khi các tầng bị phân cắt mạnh bởi hệ thống khe nứt, tạo ra các
khối kích thước khác nhau ngăn cách bới các mạch thạch anh và bị dập vỡ mạnh thì độ
gắn kết càng giảm và nguy cơ trượt lở càng tăng. Ngay đất hình thành từ các loại đá
gốc này cũng có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị xói mòn và rửa trôi, nhất là
những nơi có độ dốc cao hơn 35o. Đất bị xói mòn rất mạnh để trơ lại tầng đá gốc cứng
rắn. Nếu vì một lí do nào đó làm lớp phủ rừng bị phá hoại trên lập địa này, thì dù có
đầu tư cao cũng khó phục hồi lại lớp phủ rừng như xưa. (Nguồn: FIPI, 1992: Báo cáo
Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo).
Trong điều kiện địa hình miền núi, hướng và độ dốc của mặt trượt so với chiều
cao địa hình ảnh hưởng đến nhiều quá trình liên quan đến sự trượt lở và sụt lở. Trên
các sườn thoải hơn, mặt trượt cùng hướng với bề mặt địa hình, tầng phun trào trên che
phủ tầng ở dưới tạo nên cân bằng sườn giữ cho sườn dốc ổn định. Tuy nhiên khi các
tầng này bị dập vỡ mạnh, nước mặt len lỏi thấm vào các bề mặt trượt và thấm đầy các
kẽ nứt, độ gắn kết bị giảm đi có thể dẫn đến trượt lở. Quá trình trượt lở nhiều khi xảy
ra theo kiểu dây chuyền, khối ở trên trượt và va vào khối ở dưới, phá vỡ độ gắn kết của
mặt trượt làm khối này cũng trượt luôn, với động năng lớn hơn. Cứ như thế thì mặt
trượt càng lớn (diện tích của tầng càng lớn) thì hiện tượng trượt lở càng dữ dội. Đồng
thời cũng có thể kéo theo lũ quét, lũ bùn đất. Hiện tượng này sẽ mạnh hơn khi độ dốc
của mặt trượt càng cao. Trong khi đó, sườn dốc hơn nằm ở phía lưng mặt trượt; các
tầng phun trào như được chêm vào sườn dốc; đầu phía ngoài của các tầng tích tụ được
nước mưa, bị phong hóa mạnh và trở nên dễ gẫy vụn, gây nên hiện tượng sụt lở và lũ
ống do độ dốc của sườn quá lớn.
Lượng mưa nhiều và dự trữ nước ngầm cao tác động tích cực đến điều hòa dòng
chảy, giảm thiểu tác hại của hạn hán và sa mạc hóa như đã trình bày trong phần 4.3.1.
Tuy nhiên, lượng nước ngầm cao lấp đày các khe giữa cac khối phun trào và các bề
mặt trượt sẽ vừa làm giảm độ gắn kết vừa thúc đẩy quá trình phong hóa làm các khối
phun trào bở vụn cũng dễ gây ra trượt lở, lũ quét. Ngược lại, bề mặt thấm nước mặt
giảm (ví như sự bê tông hóa trong xây dựng) thì lượng nước mặt tăng lên, nguy cơ lũ
quét cũng sẽ rất lớn.
Vai trò của lớp phủ thực vật trong trường hợp cấu tạo địa chất yếu và địa hình
sườn dốc là rất quan trọng. Nó làm tăng sức gắn kết của các tầng, khối đá gốc, duy trì
cân bằng sườn và hạn chế nguy cơ trượt lở cũng như sụt lở.

46
5. VÙNG DỰ ÁN TAM ĐẢO 2, HIỆN TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

5.1. Dự án Quy hoạch xây dựng khu Du lịch sinh thái Tam Đảo (Tam Đảo 2) và
Tây Thiên
Tam Đảo 2 thuộc vùng núi Tam Đảo, là vùng đất tương đối bằng phẳng so với
các vùng xung quanh, gồm các đồi thưa có độ cao chênh lệch không lớn 20-30m, tạo
nên từ lòng chảo án ngữ bởi các đỉnh núi cao của dãy Tam Đảo, có điều kiện tự nhiên
và khí hậu tương tự như Tam Đảo 1, mát mẻ quanh năm, rất thích hợp cho du lịch sinh
thái.
Tam Đảo 2 là khu vực có diện tích khoảng 500-600 ha, có độ cao trung bình hơn
1100 m (cao hơn Tam Đảo 1 khoảng 150-200 m). Khu đất này theo đánh giá rất khó
phát triển vì khoảng cách phải đi đến và cung cấp các dịch vụ, độ dốc lớn ở phần lớn
diện tích và các yếu tố môi trường nhạy cảm tiềm năng.
Trước đây, khi xây dựng Tam Đảo 1, người Pháp đã phát hiện và xây dựng Tam
Đảo 2 thành khu du lịch sinh thái, hiện tại còn các dấu tích của con đường mòn từ Tam
Đảo 1 sang Tam Đảo 2 dùng cho đi bộ, tham quan nghiên cứu động, thực vật và tuần
rừng, song do thời gian đã bị sạt lở, xuống cấp.
Dự án này nằm trong khu đất thuộc địa phận Tam Đảo 2, rộng khoảng 300 ha,
tọa lạc trên đường đỉnh núi, tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên, là một phần của Vườn
Quốc gia Tam Đảo rộng 36.883 ha. Diện tích xây dựng dự kiến khoảng 53 ha tạo
thành các khu nhỏ tại các vùng đất cao bằng phẳng hoặc lòng chảo sẽ được sử dụng,
trong tổng số khu vực quy hoạch khoảng 300 ha, phần còn lại thấp hơn và dốc ở phía
Tây Nam.
Việc phân tích khu đất xác định được khoảng 53 ha phù hợp cho việc xây dựng,
hệ số sử dụng khoảng 18%. Phần đất không sử dụng phần lớn có độ dốc trên 30% và
khoảng 23 ha đất ướt. Diện tích đất ướt này được xác định là hệ sinh thái quan trọng
để bảo toàn và duy trì như vùng không gian mở đặc thù trong tất cả các định hướng
lựa chọn. (Có tất cả 3 ý tưởng quy hoạch để lựa chọn).
(Nguồn: Sở Tài nguyên-Môi trường Vĩnh Phúc, tháng 2 năm 2006).
Trên cơ sở các thông tin hạn chế cung cấp cho công tác tiền quy hoạch, các
chuyên gia của Belt Collin Hawaii Ltd. đã tiến hành phân tích xác định những vùng
phù hợp cho việc xây dựng có độ dốc nhỏ hơn 30%. Các vấn đề về thổ nhưỡng, địa
chất, thủy học, lượng nắng, các mẫu thực vật, quang cảnh, hệ động vật và môi trường
sống giới hạn, văn hóa, điều kiện hạ tầng, các vùng tiềm năng nguy hại chưa được xem
xét trong phân tích địa điểm (site analysis) này.
Việc phân tích này chỉ bao gồm những diện tích đất phù hợp với việc xây dựng
(có độ dốc nhỏ hơn 30%), không bao gồm các vùng đất ướt tiềm năng và vùng đệm
đất ướt. Các vùng xây dựng được cũng không bao gồm các đường thoát nước, mặc dù
các đường này có thể tích hợp tốt với việc sử dụng đất phù hợp làm cho diện tích tổng
thể sẽ lớn hơn. Kết quả của phối hợp phân tích địa điểm (site analysis composite) này
là:

47
- Diện tích đất sử dụng được: 53,3 ha. nằm bao quanh vùng đất ướt
- Diện tích đất ướt và vùng đệm: 23 ha. nằm ở trung tâm vùng dự án
- Bản vẽ phân tích địa điểm kèm theo (Hình 5.1.).

Hình 5.1. Phối hợp phân tích mảnh đất Dự án Tam Đảo 2
(Nguồn: Tư vấn ý tưởng Quy hoạch Tam Đảo 2 và Tây Thiên- Belt Collin Hawaii Ltd.-
Công ty Vietnam Partners LLC.).

Đường giao thông lên Tam Đảo 2 được quy hoạch theo 3 hướng:
- Đường chính nối với đường 314 tại một địa điểm sẽ được xây dựng thành thị trấn
mới, ở phía tây-nam hồ Hú Cóc; đi qua cầu (mới, sẽ xây dựng) vòng về phía đông
Hồ Hú Cóc, từ đây men theo sườn núi bằng những đoạn ngoằn ngoèo cho đến khi
đạt độ cao 1100 m của Tam Đảo 2, dài khoảng 19,8 km cho 2 làn xe cơ giới và các
bãi đỗ xe nằm ngoài phạm vi của Tam Đảo 2 (trong đó khoảng 12 km chạy trong
vùng bảo vệ nghiêm ngặt của VQG - Nguồn: VQG Tam Đảo).
- Đường từ Tam Đảo 1 sang Tam Đảo 2: Tuyến đường này gồm hai phần, phần đầu
kéo dài từ Tam Đảo 1 đến Ngã ba Rùng Rình (trong dự án gọi là đường phân thủy)
dài khoảng 3-4 km, đảm bảo tối thiểu cho giao thông xe cộ 2 chiều. Phần tiếp theo
từ ngã ba Rùng Rình qua Trạm đầu mối Tây Thiên đến Tam Đảo 2 (dài khoảng 11-
12 km) là đường nhỏ 1 chiều, cho 1 làn xe phục vụ cho việc sơ tán khẩn cấp bằng
xe từ các khu nghỉ đêna tỉnh lộ 314 và sang Tam Đảo 1 và cho các mục đích giải trí
như leo núi, xe đạp, tham quan bằng xe ngựa, cưỡi ngựa hoặc các xe nhỏ transit

48
đặc chủng theo lịch lập sẵn. Toàn bộ 16 km đường từ Tam Đảo 1 sang Tam Đảo 2
nằm trong khu bảo tồn nghiêm ngặt của VQG.
- Đường nối từ Trạm đầu mối Tây Thiên với vị trí di tích đền Thượng Tây Thiên,
khoảng 5-6 km đường mới mở chạy trong vùng bảo tồn nghiêm ngặt và nối với các
điểm di tích còn lại trong khu di tích lịch sử Tây Thiên bằng con đường leo núi có
sẵn lát đá.
(Nguồn: Tư vấn ý tưởng Quy hoạch Tam Đảo 2 và Tây Thiên – Belt Collin
Hawaii Ltd.-Công ty Vietnam Partners LLC.).
Như vậy, theo các ý tưởng này, có tới 16 km đường cho 2 làn xe cơ giới, gần 18
km đường cho 1 làn xe sẽ được xây dựng và vận hành trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt
của VQG liên quan trực tiếp đến Dự án này.

Hình 5.2. Quy hoạch đường lên Tam Đảo 2


(Nguồn: Tư vấn ý tưởng Quy hoạch Tam Đảo 2 và Tây Thiên- Belt Collin Hawaii Ltd.-Công
ty Vietnam Partners LLC )

5.2. Hiện trạng đa dạng sinh học và môi trường.


5.2.1. Cảnh quan rừng và các sinh cảnh
Thảm rừng tại vùng đất của Dự án Tam Đảo 2 đặc trưng cho kiểu rừng kín
thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa vùng núi cao trung bình, phát triển thành thục phù
hợp với các điều kiện khí hậu, môi trường, còn giữ được vẻ nguyên sơ, gần như chưa
chịu tác động của con người (ngoại trừ ngọn núi đã bị xan phẳng làm sân bay trực
thăng).
Cấu trúc rừng ở tầng cây gỗ gần như nhau, chủ yếu thuộc các họ Re (Lauraceae,
như Bời lời lá to (Litsea robusta)), họ Dẻ (Fagaceae như sồi đá (Lithocarpus
pseudosundaicus), Dẻ lá tre (Lithocarpus bambusifolia)), họ Chè (Theaceae như Gò

49
đồng Gordonia gigantìflora), họ Mộc lan (Magnoliaceae như Giổi nhung (Michelia
foveolata)), họ Sau sau (Hamamelidaceae như Sau sau (Liquidambar formosana)), họ
Hồng xiêm (Sapotaceae như Sến mật (Madhuca pasquierii)). Một số loài cây thuộc
ngành hạt trần như Sam bông (Armentotaxus argotaenia), Thông nàng (Podocarpus
imbricatus), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Tùng la
hán hay Thông tre lá ngắn (Podocarpus brevifolius), Kim giao (Nageia fleuryii). Độ
che phủ của tầng cây gỗ trên 80%. Ở tầng cây bụi và cây thảo có sự khác biệt lớn về
thành phần loài do thích nghi với các điều kiện môi trường đất (ngập nước và không
ngập nước). Cảnh quan dải rừng từ vùng đất ngập nước (vùng ngập nước tiềm năng,
vùng trũng trung tâm, vùng Ao dứa) đến vùng sườn và đỉnh đồi cao ở phần bắc của
mảnh đất được thể hiện khách quan trên ảnh chụp tại vị trí sân bay trực thăng (Hình
5.3.). Trong ảnh này phần phía trái là vùng đất ngập nước (mô tả rừng ở mục 3.2.2.)
còn phần bên phải là vùng sườn dốc thoát nước và đỉnh đồi (mô tả rừng ở mục 3.2.3.).
Trên phần phía nam cũng là những cánh rừng đẹp, thể hiện trên hình 5.4.

Hình 5.3. Cảnh quan rừng vùng Dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2
(Nguồn: Trần Đình Nghĩa, tháng 9.2007)

Rừng hỗn giao cây lá rộng-tre nứa gặp được trên diện tích rất hẹp ở phần phía
bắc của thửa đất của Dự án. Nơi đó có nhiều lạch nhỏ, nông chảy về hướng đông và
đông nam đổ vào suối Bòn Bọt (Phần thượng nguồn của Đông Thỏng, nhánh 2). Trong
phối hợp phân tích thửa đất phần
này được gọi là lưu vực tính toán
(critical watershed) (xem hình
5.1.)
Những cánh rừng này chắc
chắn được xếp vào loại Rừng giầu
theo cách phân loại lâm sinh hoặc
Rừng kín ẩm thường xanh chưa bị
hoặc bị tác động rất nhẹ do các
hoạt động của con người theo
quan niệm sinh thái bảo tồn. Tính
nguyên sơ và sự tồn tại của các
vùng rừng này là minh chứng về
giá trị to lớn của vùng bảo vệ Hình 5.4. Cảnh quan rừng kín thường xanh nhiệt đới
nghiêm ngặt trên các đai cao của ẩm trên núi trung bình tại phần phía nam khu đất Dự
án Tam Đảo 2. (Nguồn: Trần Ninh, 2006)
VQG Tam Đảo.

50
5.2.2. Vai trò đối với Bảo tồn đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học cao: Mảnh đất 300 ha của vùng dự án là vùng giầu có về đa
dạng sinh học. Mặc dù có những khó khăn cho công cuộc khảo cứu (xem mục 3.1.4.)
cũng đã ghi nhận không dưới 58 loài có giá trị bảo tồn, trong đó 40 loài có tên trong
sách đỏ Việt Nam và 18 loài đặc hữu, chiếm trên 28,29% số loài được thống kê(Bảng
3.6.). Các nhóm có mức độ rủi ro cao trong sự tồn vong như Thú lớn, Bó sát, Lưỡng
cư chiếm tỷ lệ rất lớn so với toàn bộ VQG Tam Đảo.
Nhóm Thú có tới 47/70 loài (67,14%) với 18 / 30 [(11+7)/(23+7)] (60,0%) loài
có giá trị bảo tồn.
Nhóm Lưỡng cư có 32/57 loài (56,14%) với 16/16 (100,0%) loài có giá trị bảo
tồn, trong đó có tới 8 loài đặc hữu (2 đặc hữu Tam Đảo và 6 đặc hữu Việt Nam).
Nhóm Bò sát có 83/124 (66,93%) loài của VQG, 11/27 [(8+3)/(24+3)] (40,74%).
. Số loài thực vật có giá trị bảo tồn (6 loài) chỉ là ghi nhận trong đợt khảo sát
chớp nhoáng (Trần Đình Nghĩa, tháng 9 .2006), ngoài ra chưa có bản danh lục thực vật
bậc cao có mạch sống trên các vùng sườn dốc thoát nước và đường đỉnh của mảnh đất
này. Những điều nêu trên đã chỉ ra vùng Dự án Tam Đảo 2 có giá trị đa dạng sinh học
cao.theo các hiểu biết hiện tại số loài có giá trị bảo tồn ở Tam Đảo 2 lên tới 58 loài,
chiếm 28,29% (58/205) so với toàn VQG, trong khi diện tích chỉ vào khoảng 1% so
với diện tích vườn hoặc 17,34% so với diện tích vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Tỷ lệ này
sẽ còn cao hơn nữa nếu được nghiên cứu chi tiết hơn. Minh chứng cho nhận định này
là việc bổ sung vào Danh lục thực vật VQG Tam Đảo một họ (Balanophoraceae) và 2
loài (Rhopalocnemis phalloides, Balanophora fungosa) mới (cho VQG Tam Đảo),
trong đó có 1 loài quý hiếm (Rhopalocnemis phalloides) cũng chỉ qua một đợt khảo sát
chớp nhoáng ở vùng trũng Ao dứa (Trần Đình Nghĩa, tháng 9.2006).
Nơi trú rét của các loài động vật sống trên đường đỉnh núi: Mảnh đất của Dự án
Tam Đảo 2 chiếm giữ toàn bộ vùng trũng trên đường đỉnh núi (Vùng đất ngập nước
tiềm năng, vùng trũng trung tâm). Đây là vùng có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống
động vật vùng đỉnh của toàn bộ dãy núi Tam Đảo. Môi trường sống trên vùng đỉnh các
núi cao rất khắc nghiệt: thiếu nước để uống, không có nơi để tránh giá rét mùa đông.
Vùng đỉnh núi Tam Đảo tuy có lượng mưa lớn (trên 2800 mm/năm) nhưng do địa hình
dốc (>35o), cấu trúc địa chất-thổ nhưỡng dễ thấm và thoát nước, vào thời kì ít mưa
(mùa đông) nước bề mặt không còn; các con suối của vùng trũng Ao Dứa được nuôi
dưỡng bằng nước ngầm từ các vùng cao hơn đưa xuống, là nơi duy nhất cung cấp
nước cho đời sống của các động vật trong vùng. Mặt khác vùng trũng Ao Dứa nằm
trên sườn phía tây của dãy Tam Đảo, cách đường đỉnh về độ cao từ 50-200 m nên
được che khuất khỏi ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc vào mùa đông. Gió
thổi tràn qua trên đỉnh tán rừng còn môi trường bên trong rừng được sưởi ấm bằng địa
nhiệt. Hơn thế nữa với trạng thái rừng nguyên vẹn, ít bị tác động, nhiều loài cây và
động vật làm nguồn thức ăn, động vật tìm kiếm được trong mùa đông giá rét. Sự tồn
tại của vùng trũng Ao Dứa giống hệt như một ốc đảo trên sa mạc, nơi che chở các
động vật trong những thời kì khắc nghiệt của môi trường sống giảm thiểu những rủi ro
của sự tồn vong (xem thêm mục 3.2.3.).

51
5.2.3. Vai trò đối với bảo vệ môi trường
Nón nước của dãy núi Tam Đảo. Vùng Dự án Tam Đảo 2 nằm trong vùng có
lượng mưa cao nhất của dãy núi Tam Đảo, giống như hình nón càng lên cao càng mưa
nhiều. Cân bằng nước dư thừa và là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các vùng
đồng bằng và trung du ở chân núi (xem mục 4.3.1.). Tỷ lệ lượng nước thấm vào các kẽ
nứt, các mạch trong lòng đất, giữa các khối đá mẹ và chuyển sang dạng nước ngầm ở
Tam Đảo 2 rất cao nhờ cấu trúc đặc trưng của nền địa chất. Nhờ vậy cường độ các
dòng chảy bề mặt giảm bớt, tuy trong mùa mưa nước lũ chảy mạnh nhưng chưa xảy ra
lũ quét với sức tàn phá cao.
Đảm bảo sự cân bằng của các yếu tố cấu trúc địa hình và sự ổn định của dãy núi.
Thảm thực vật vùng Dự án Tam Đảo 2 không chỉ là một bộ phận của vẻ đẹp kì vỹ cho
mục đích du lịch sinh thái mà còn là tác nhân gia cố cho các cấu trúc địa chất, địa hình
vốn đã ẩn chứa nhiều tiềm năng tai biến. Hệ rễ vững chắc và chằng chịt của các cây
rừng, tre nứa, thậm chí cả của dứa dại len lỏi theo các kẽ nứt giữa các khối đá, các tầng
phun trào, xuống tới các tầng đá gốc, đan bện với nhau tạo thành mạng lưới phức tạp
giữ cho các lớp đất đá này gắn chặt lại với nhau và giữ cho toàn bộ khối núi ổn định.
Bất kì một cây nào bị chặt đi, rễ chúng bị phân hủy thì cấu trúc gia cố này bị suy giảm
và nguy cơ mất cân bằng trong cấu trúc địa hình dẫn đến nguy cơ trượt lở và sụt lở sẽ
tăng lên mà sự gia cố bằng bê tông, nhựa đường không thể cứu vãn được. Ngay ở
những vùng có độ dốc nhỏ hơn và cấu tạo địa chất-địa hình ổn định hơn như Tam Đảo
1 sự sạt đường, lở núi khi không còn lớp phủ thực vật trong các tháng đầu năm 2007
cũng gây những thiệt hại to lớn cho con người và môi trường.

Hình 5.5. Con đường chính Hình 5.6. Núi lở, đường sạt, Hình 5.7. Những khối đá và
sang Tam Đảo 2 bị sạt lở đành phải trèo qua đống đá sườn núi này có thể trượt
quá nửa đường, xe cộ, máy và đi qua cây cầu khỉ này. xuống bất kì lúc nào (Nguồn:
móc làm đường không thể (Nguồn: Trần Đình Nghĩa, Trần Đình Nghĩa, 8.9.2007)
quay ra (Nguồn: 8.9.2007)
Thiennhien.Net 24.7.07)

52
5.3. Các nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học và môi trường tiểm ẩn trong Dự án xây
dựng khu Du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2.
Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2 đang đặt mảnh đất có
cảnh quan thiên nhiên đẹp, giá trị đa dạng sinh học cao ở chính trung tâm vùng bảo vệ
nghiêm ngặt của VQG Tam Đảo trước những nguy cơ đối với sự tồn vong của đa dạng
sinh học và những biến đổi khó lường của môi trường sống. Các nguy cơ tiểm ẩn đó
là:
- Mất đi một sinh cảnh đặc sắc, vùng đất ngập nước ngay trên đường đỉnh của dãy
núi cao. Vùng đất ngập nước trên đường đỉnh núi là môi trường đặc sắc, tách biệt
và cô lập với các hệ sinh thái đất ngập nước khác. Sự cô lập và các điều kiện tự
nhiên vùng núi cao là yếu tố tạo nên giá trị đặc hữu cao của khu hệ động vật sống
trong vùng đất ngập nước này. Mặt khác sinh cảnh đất ngập nước này cũng là môi
trường cần thiết cho rất nhiều loài côn trùng có giai đoạn ấu trùng sống trong môi
trường nước khép kín vòng đời, duy trì sự sống qua nhiều thế hệ. Các loài bò sát,
rắn, rùa cũng là các cư dân vùng đất ngập nước này nên khu hệ bò sát ở Tam Đảo 2
chiếm đến 66% so với toàn VQG. Trong rất nhiều các định hướng quy hoạch của
Dự án này, Diện tích đất ướt này được xác định là hệ sinh thái quan trọng để bảo
toàn và duy trì như vùng không gian mở đặc thù trong tất cả các định hướng lựa
chọn, trên bản đồ phối hợp phân tích địa điểm (Site analysis composite, hình 5.1)
được thể hiện như là vùng thiên nhiên với 4 đường vào khu vực môi trường sống
nhưng trong phương án 1 của các ý tưởng quy hoạch do công ty tư vấn và nhà đầu
tư đưa ra (Hình 5.8) thì vùng đất ngập nước này bị khép kín trong các đường giao
thông, các khu villa và là bất khả lai vãng đối với động vật hoang dã vốn đã từng
sống trong chính sinh cảnh này. Đây sẽ là tổn thất rất to lớn nhất đối với VQG, vì
bảo tồn sinh cảnh là biện pháp hữu hiệu nhất để bào vệ đồng thời nhiều loài, nhiều
mối quan hệ sinh học và các quá trình sinh thái bên trong giúp cho nhiều loài cùng
tồn tại.
- Không còn nơi trú rét, qua đông cho nhiều loài thú lớn, chim quý: Vùng đỉnh của
VQG Tam Đảo không có hang động lớn, các loài thú lớn và nhiều loài chim quý
phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt của mùa đông giá buốt, phải ẩn náu
trong tán lá rừng trong giá rét, vùng trũng Ao Dứa ấm áp là nơi lý tưởng cho chúng
qua đông, vừa kiếm được thức ăn, vừa tránh gió rét (xem phần 5.2.2.). Dự án này
sẽ làm mất đi cơ hội bảo vệ chúng, đặt chúng phải đối mặt với những khó khăn của
sự tồn vong.
- Môi trường sống bị chia cắt, một số chuỗi thức ăn bị phá vỡ, cơ hội kiếm mồi và
sinh sản giàm đi. Với gần 40 km đường giành cho các xe cơ giới được Dự án này
xây dựng và vận hành trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt, VQG sẽ bị cắt ra thành hai
phần tây bắc và đông nam, vùng nhỏ Đạo Trù - TĐ2 – TĐ1 - Hồ Sơn là vùng có
môi trường rùng tốt nhất cũng bị tách ra khỏi các vùng khác. Các cơ hội tìm kiếm
thức ăn, giao lưu sinh sản giảm sút, nhiều phần nhỏ của các quần thể động vật rừng
bị cách li và suy giảm hoặc không còn khả năng sinh sản, giống như các loài bị
nuôi nhốt.
- Động vật bị dồn vào trạng thái căng thẳng và đối mặt với những tác động của con
người ở ngay trong vùng bảo vệ nghiên ngặt. Trong thực tế bảo tồn ở Việt Nam,
với tác động ngày càng mạnh của con người vào môi trường thiên nhiên, động vật

53
hoang dã đã chuyển dần nơi sống lên các vùng có độ cao lớn hơn. Ở VQG Tam
Đảo cũng như vậy, hiện nay các loài quý hiếm tập trung chủ yếu ở các đai cao trên
800m. Kịch tính đối với động vật hoang dã ở Tam Đảo là ở chỗ, dãy núi này bị cô
lập và bị bao bọc bởi đồng bằng, và ngày càng thu hẹp do tác động của người dân
vào rừng ngày càng mạnh hơn. Dự án Tam Đảo 2 đưa các hoạt động của con người
lên vùng cao nhất của rừng, động vật hoang dã không còn biết chạy đi đâu khi tác
động của con người lên đến vùng cao yên tĩnh nhất của dãy núi này. Nơi ở cuối
cùng có được trong thiên nhiên này sẽ đã trở nên không an toàn và thợ săn phục vụ
thịt cho các món đặc sản đã rình rập, sẵn sàng.

Hình 5.8. Phương án quy hoạch số 1 Dự án Tam Đảo 2.


(Nguồn: Tư vấn ý tưởng Quy hoạch Tam Đảo 2 và Tây Thiên- Belt Collin Hawaii Ltd.-
Công ty Vietnam Partners LLC )

- Suy giảm khả năng điều tiết nước ngầm và cạn kiệt các dòng sông. Vùng Dự án
Tam Đảo 2 như một cái phễu gom góp nước từ các vùng cao hơn trên đỉnh núi,
chuyển chúng sang dạng nước ngầm cung cấp cho các dòng suối vùng chân núi,
nhờ vậy vào mùa đông ít mưa các dòng suối trong vùng vẫn không hết nước. Toàn
bộ bề mặt dất Tam Đảo 2 là vùng thấm nước bề mặt rất hữu hiệu. Dự án này với
đường giao thông 2 làn xe cơ giới, các khách sạn cao cấp, sòng bạc,… sẽ bê tông
hóa gần như toàn bộ bề mặt Tam Đảo 2, diện tích thấm nước mặt giảm chẳng
những làm sông suối cạn kiệt, ảnh hưởng đến nhiều vùng cả đồng bằng và trung du
bắc bộ mà còn làm cho lượng nước chảy bề mặt nhiều hơn, dòng chảy mạnh gây ra
lũ lụt cho cả vùng sườn và chân núi, trong đó có khi danh thắng Tây Thiên.
- Sạt lở sườn núi phá hủy những cánh rừng đẹp nhất còn lại trên dãy núi Tam Đảo.

54
Địa hình hiện đại cho thấy Tam Đảo là một vùng núi khối tảng nâng trồi mạnh
hiện nay với các hệ thống đứt gãy địa chất phức tạp, tạo ra nhiều vách dốc đứng, các
đới phiến hóa, kaolin hóa, nhất là ở phần phía nam của dự án Tam Đảo 2. Các nghiên
cứu chi tiết mang tính cảnh báo đã cho biết ở Tam Đảo 2 như sau:
- Vùng có nguy cơ trượt lở cao ở các sườn núi dốc, chiếm diện tích đáng kể.
- Vùng có nguy cơ trượt lở trung bình ở các sườn đồi dốc thoải, phân bố hẹp hơn
- Vùng có nguy cơ trượt lở thấp gồm các bề mặt đỉnh, vai địa hình và trung tâm lòng
chảo, chiếm diện tích lớn nhất.
- Vùng có nguy cơ ngập lụt ở trung tâm lòng chảo (Dự án gọi là vùng đất ướt tiềm
năng). (Xem thêm trên bản đồ các dạng Địa hình sườn dốc, số kí hiệu 7, 8, 9, 10)
- Vùng có nguy cơ bị lũ quét ở phần phía nam của Dự án và khu di tích Tây Thiên,
Đại Đình.
Như vậy nguy cơ trượt lở ở đây là rất cao. Việc xây dựng TĐ2 sẽ phá hủy mối
cân bằng của địa hình do thiên nhiên tạo ra, do đó sẽ khởi phát các quá trình tai biến
động lực như trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá gây ảnh hưởng khó lường đến vùng sườn và
chân núi trên một diện tích chắc chắn gấp nhiều lần lớn hơn diện tích xây dựng. Có thể
thấy rõ điều này khi quan sát đoạn đường ô tô đang được mở từ TĐ1 lên TĐ2.
Nằm trên đỉnh cao, các quá trình tai biến khởi phát từ TĐ2 rất có thể kết hợp với
việc rò rỉ các chất thải từ việc chăm sóc cỏ sân golf và từ khu nghỉ dưỡng cao cấp gây
thiệt hại khó tính hết đối với dân cư và hoạt động nông lâm nghiệp vùng chân núi.
Những rủi ro mà Dự án Tam Đảo 2 gây ra nếu được thực thi sẽ là những khó
khăn vô cùng to lớn cho VQG Tam Đảo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu
của Vườn là:
- Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo
- Bảo vệ nguồn gen các loài động, thực vật rừng quý hiếm. Đặc biệt là các loài động,
thực vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên.
- Thực hiện vai trò giữ và điều tiết nước của khu vực đầu nguồn, góp phần cải thiện
môi sinh cho vùng đồng bằng, trung du bắc bộ và thủ đô Hà Nội .

5.4. Du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Tam Đảo


Có thể nói rằng Du lịch sinh thái đối với VQG Tam Đảo không phải là vấn đề
mới. Ngay từ năm 1914, người Pháp đã giới thiệu Trạm nghỉ mát mùa hè Tam Đảo
(tên của thị trấn Tam Đảo lúc bấy giờ) như là một vùng thiên nhiên đẹp với các tuyến
đi nguyên sơ nhưng rất thuận tiện cho việc khảo cứu động thực vật và thưởng ngoạn
cảnh rừng. Đối với vùng Tam Đảo 2, sau khi được phát hiện vào năm 1940 người
Pháp đã làm con đường mòn từ Tam Đảo 1 sang Tam Đảo 2 dùng cho đi bộ, tham
quan nghiên cứu động, thực vật và tuần rừng, song do thời gian đã bị sạt lở, xuống
cấp.
Ngay trong quyết định thành lập VQG, nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục phổ cập
lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân, tạo môi trường tốt phục vụ
công tác nghiên cứu khoa học, du lịch và nghỉ mát đã được xác định và được VQG
thực hiện khá thành công. Tuy không ồn ào nhưng hàng năm VQG đã tạo điều kiện
cho gần 200 sinh viên ngành sinh học của hai khoa đào tạo sinh học hàng đầu là Khoa
sinh ĐHKHTN và Khoa Sinh-kỹ thuật nông nghiệp ĐHSP Hà Nội 1 thực tập khảo sát

55
thiên nhiên. Hợp tác, tạo điều kiện cho các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu sinh học,
lâm học đã được chú ý thực hiện. Về thực chất đó cũng là hoạt động du lịch sinh thái.

Hình 5.9. Sinh viên ĐHKHTN thực tập sinh Hình 5.10. Các nhà khoa học ĐHTH Tokyo
học tại VQG Tam Đảo nghiên cứu thực vật tại đỉnh Rùng Rình

Gần đây (2004) VQG cũng đã chủ động lập Dự án xây dựng - phát triển du lịch
sinh thái và giáo dục môi trường tại VQG Tam Đảo, thực thi trong giai đoạn 2005 -
2010. Sự chủ động này là cách làm tốt để Du lịch sinh thái hoạt động theo đúng ý
nghĩa của nó, phù hợp với các luật bảo tồn và luật du lịch. Cơ quan này cũng đặt vấn
đề liên doanh liên kết để phát triển du lịch sinh thái. Có lẽ chỉ bằng cách như vậy thì sự
phát triển du lịch sinh thái mới thực chất và mới có thể phát triển bền vũng.

56
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Đặng Văn Bào, 2006: Nghiên cứu địa hình, địa mạo khu vực Tam Đảo 2 (Báo
cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.
2. Lê Huy Cường, 2006: Xây dựng bản đồ sinh thái thảm thực vật rừng khu vực
Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.
3. Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Xuân Nghĩa, 2006: Kết quả
điều tra khu hệ thú của Vườn quốc gia Tam Đảo; Tạp chí Sinh học, 28(3): 9-14.
4. Hội đồng hương Tam Đảo ở Hà Nội, 1994: Tam Đảo, Khu nghỉ mát Tam Đảo.
Hà Nội, 1994
5. Lê Vũ Khôi, 2006a: Khu hệ Bò sát, đánh giá những giá trị bảo tồn tại khu vực
Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.
6. Lê Vũ Khôi, 2006b: Khu hệ Lưỡng cư, đánh giá những giá trị bảo tồn tại khu vực
Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.
7. Lê Vũ Khôi, 2006c: Tính đặc hữu địa-động vật, đánh giá những giá trị bảo tồn tại
khu vực Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.
8. Đặng Mai, 2006: Địa chất và vỏ phong hóa khu vực Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên
đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.
9. Monatyrskii A.L., Vũ Văn Liên, Đặng Thị Đáp, 2000: Khu hệ Bướm Vườn quốc
gia Tam Đảo. Báo cáo tại Hội thảo khoa học Đa dạng sinh học Vườn quốc gia
Tam Đảo. Tam Đảo, 11/2000.
10. Trần Nghi, 2006: Xác định cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi trường phục
vụ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vũng Tam Đảo 2 (Tóm tắt báo cáo
tổng kết đề tài). Hà Nội, 2006.
11. Chu văn Ngợi, 2006: Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ tai biến tại khu vực
Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.
12. Trần Ninh, 2002a: Kết quả nghiên cứu phân loại các loài Trà hoa vàng của Việt
Nam. Proceeding of the First National Symposium on yellow Camellias of
Vietnam. Tamdao-Vietnam, Jan.2002. p.20-26
13. Trần Ninh, 2002b: Đa dạng sinh học của chi Trà Camellia mọc hoang dại ở Vườn
quốc gia Tam Đảo. Proceeding of the First National Symposium on yellow
Camellias of Vietnam. Tamdao-Vietnam, Jan.2002. p.20-26
14. Trần Ninh, 2005: Bảo tồn nguồn gen một số loài động, thực vật quý hiếm ở Vườn
quốc gia Tam Đảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và du lịch sinh
thái (Đề tài mã số QG-03-08). Hà Nội, 2006.
15. Trần Ninh, 2006: Đa dạng sinh học các loài thực vật thủy sinh ở khu vực Tam
Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.
16. Nguyễn Thanh Sơn, 2006: Điều kiện thủy văn và tài nguyên nước mặt khu vực
Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.

57
17. Đỗ Đình Tiến, 2002: Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Tam Đảo. Proceeding of
the First National Symposium on yellow Camellias ò Vietnam. Tâmdao-Vietnam,
Jan.2002. p.15-19
18. Đặng Trung Thuận, 2006: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ Dự án
xây dựng khu du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2 (Báo cáo chuyên đề cho đề
tài Xác định cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi trường phục vụ Dự án xây
dựng khu du lịch sinh thái bền vũng Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.
19. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc: Báo cáo khái quát về Dự án QHXD khu du
lịch sinh thái Tam Đảo (Tam Đảo 2) và Tây Thiên. Vĩnh Yên, tháng 2/2006.
20. Viện Điều tra Quy hoach Lâm nghiệp (Bộ Lâm Nghiệp), 1992: Báo cao Lập địa
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo. Hà Nội, 1992.
21. Viện Điều tra Quy hoach Lâm nghiệp (Bộ Lâm Nghiệp), 1995: Dự án khả thi
Xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo. Hà Nội, 1995.
22. Vườn quốc gia Tam Đảo, 2004: Đề án xây dựn-phát triển du lịch sinh thái và giáo
dục môi trường tai Vườn quốc gia Tam Đảo. Tam Đảo, tháng 9/2004.

58

You might also like