You are on page 1of 3

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang;

là một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ
cứu nước. Các sáng tác của ông hầu như chỉ nói về cuộc sống và con người Nam
Bộ trong hai cuộc chiến tranh cũng như sau hòa bình. Truyện ngắn “Chiếc lược
ngà” là một tác phẩm đặc sắc, được viết năm 1966, khi ông hoạt động ở chiến
trường Nam Bộ. Xoay quanh hai nhân vật chính ông Sáu và bé Thu, truyện đã tập
trung diễn tả, khai thác tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng giữa chiến tranh éo
le, khốc liệt…

“Chiếc lược ngà” là một tác phẩm xuất sắc viết về đề tài cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Không phải là cảnh tượng nơi chiến trường
khốc liệt, giữa trận chiến cam go, truyện thể hiện thành công, sâu sắc những tâm
tư, tình cảm tự nhiên giữa con người với con người; nổi bật hơn cả là tình cha con
cao đẹp. Tình cảm đặc biệt, đáng trân trọng ấy đã được Nguyễn Quang Sáng gửi
gắm qua hai nhân vật chính: ông Sáu và bé Thu, qua nhiều tình huống trớ trêu và
cả những chi tiết thật cảm động…

Ông Sáu, một người con của đất Nam Bộ, sinh ra và lớn lên trong những
năm tháng thực dân Pháp xâm lược, đô hộ nhân dân ta. Kháng chiến chống Pháp
bùng nổ, ông cũng như bao thanh niên Việt Nam đương thời khác, để lại sau lưng
vợ con, thoát li đi kháng chiến theo tiếng gọi của Tổ quốc. Ngày ông ra đi, đứa con
gái đầu lòng – và cũng là đứa con gái duy nhất của ông, chưa đầy một tuổi. Ông
Sáu nhớ con lắm; suốt mấy năm chiến đấu, chị Sáu có đến thăm ông mấy lần,
nhưng không thể nào dẫn con theo ra chiến trường được. Ông chỉ được ngắm con
qua tấm ảnh nhỏ. Hòa bình vừa lập lại, đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn
nao trong lòng ông. Xuồng chưa kịp cập bến, thấy con đang chơi trước sân, ông đã
nhảy thót lên. Niềm khao khát mãnh liệt được ôm ấp con, được con xô vào lòng, âu
yếm ôm chặt lấy cổ thúc giục ông vội vã bước những bước dài, rồi dừng lại kêu
lớn: “Thu! Con”. Lòng mong nhớ, yêu thương con thúc đẩy ông tiếp tục tiến gần,
dang hai tay sẵn sàng đón nhận; giọng lặp bặp, run lên vì xúc động: “Ba đây con!”.
Một chi tiết lạ cùng lúc xuất hiện: vết thẹo đỏ trên má ông Sáu đỏ ửng lên, giần
giật dễ sợ. Thu là một cô bé đã tám năm không có cha che chở, tám năm rồi chỉ
được biết cha qua lời kể của má và tấm hình má chụp với cha; theo phản xạ tự
nhiên, đáng lẽ Thu cũng phải chạy xô tới ông mà ôm thắm thiết. Bất ngờ, Nguyễn
Quang Sáng lại đổi chiều ngòi bút: “mặt nó tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “Má!
Má!”. Thấy con bỏ chạy sợ hãi, người ông Sáu như lạnh đi tê tái: ông đứng sững
đấy, mặt sầm lại thật đáng thương, hai tay buông thõng như bị gãy. Ông bàng
hoàng, nhói đau thất vọng. Nỗi khao khát tìm lại yêu thương ủ ấp bấy lâu nay bị
dội gáo nước lạnh phũ phàng, sửng sốt…

Trong ba ngày ở nhà ngắn ngủi sau đó, ông Sáu chẳng đi đâu xa, suốt ngày ở
nhà vỗ về con, mong chờ con lại bên gần gũi, mong mỏi đợi một tiếng “ba” thân
thương. Nhưng ông càng vỗ về, càng cố gắng bày tỏ tình cảm, “chứng minh mình”
bao nhiêu, bé Thu lại càng cố gắng đẩy ra, rời xa anh, càng ruồng rẫy anh bấy
nhiêu. Má quơ đũa bếp dọa đánh bắt Thu phải gọi tiếng “ba”, cô bé vẫn cứng đầu,
chỉ chịu nói trổng. Đến đây, nhà văn viết: “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc
đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy
thôi”. Thật đúng như vậy, ông cười vì lòng đầy đau xót, ông không muốn tin rằng
sau tám năm trời xa cách lại để “mất con”, ông cười để xoa dịu đi nỗi khổ tâm của
mình, hi vọng tình cha con nồng ấm còn tồn tại. Và sự hi vọng quá ư mãnh liệt đó
đã được thể hiện trong bữa cơm gia đình: ông Sáu gắp một cái trứng cá to vàng vào
chén bé Thu. Cô bé lấy đũa xoi vào chén, rồi bất thần hất cái trứng cá ra. Giận quá
và không kịp suy nghĩ, ông vung tay đánh và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy,
hả?”. Ngỡ ngàng, thất vọng đến tràn trề, sự đau đớn đến cao độ đã làm ông suy
sụp, mất tự chủ. Còn Thu chạy vụt xuống bến, lấy dầm bơi qua sông. Trong tiếng
khua lòi tói rổn rảng, khua thật to đầy căm ghét của Thu, dường như ta nghe thấy
tiếng ông Sáu thở dài bất lực. Ông đã thực sự “mất con”, mọi nỗ lực gần con đã đổ
xuống sông xuống biển...

Sáng hôm sau là ngày ông Sáu phải rời xa nhà trở về đơn vị, họ hàng đến rất
đông, cả bé Thu cũng theo bà ngoại về nữa. Mải lo tiếp khách và cũng bởi vết
thương lòng đã làm ông quên mất sự xuất hiện của con. Bất chợt, Nguyễn Quang
Sáng hướng ngòi bút về cô bé tám tuổi: “Vẻ mặt của nó có gì hơi khác, nó không
bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa...Với đô mi dài uốn con, và dường như
không bao giờ chớp...nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Phải chăng lòng Thu đang
có một sự biến chuyển? Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, ông Sáu mới nhìn về
con với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, thì đôi mắt mênh mông của cô bé cũng xôn
xao khác lạ. Đúng lúc ấy, Thu bỗng kêu thét lên: “Ba...a...a...ba!”, tiếng kêu xé ruột
gan mọi người và xé tan sự im lặng. Tiếng “ba” ấy bé đã đè nén, hằng ủ ấp biết bao
nhiêu năm nay, tiếng “ba” ấy như vỡ tung ra từ tận sâu đáy lòng, một tiếng “ba”
đầy xót xa, ân hận. Cô bé chạy xô tới, ôm chặt lấy cổ ba mình, hôn ba cùng khắp,
hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài đỏ. Trong lúc nó, ngoại mới kể tại sao
bé đã không chịu nhận; hóa ra chính là do cái vết thẹo. Chỉ được nhìn ngắm ba qua
tấm ảnh chụp chung với má, nên trong thâm tâm bé, ba đẹp hơn cơ. Nhưng qua
tình tiết này, ta mới thấy được rằng: Bé Thu nhung yêu ba, trân trọng cái tiếng “ba”
biết nhường nào. Khi tưởng nhầm ông Sáu là người lạ, mặc dù mẹ đã bảo, nhưng
vì nhớ ghi sâu hình ảnh của ba (ở cái ảnh) trong tâm trí, nên Thu cứng đầu, quyết
không chịu gọi “ba”. Bé căm ghét, bực bội, không thèm để ý, ngỏ lời với “người
đàn ông lạ cứ nhận là ba mình”; chứng tỏ bé yêu thương ba hết lòng, khao khát
ngày cha trở về đến mãnh liệt. Nhưng rồi khi ngoại nói cho rằng, vết theo dễ sợ ấy
chính là vết thương của ba bị Tây nó bắn, Thu dần đổi khác: “Nó nằm im, lăn lộn,
thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Nằm im vì nhận ra ba là ông Sáu, thương
ba bị Tây bắn; lăn lộn, thở dài vì ân hận đã nỡ đối xử không tốt với ba, để rồi đây
nuối tiếc thấy được ba mình thì đã quá muộn. Tình yêu cha của Thu thật sâu nặng
và cảm động. Trở lại với giây phút chia li ấy, Thu giữ ba thật chặt vì xót thương,
đau đớn không muốn ba ra đi, nhưng rồi ông Sáu cũng phải từ biệt con trở lại chiến
trường, mang theo lời hứa về cây lược...

Những ngày kháng chiến, ông Sáu vẫn cứ ân hận sao hồi ấy lại nỡ đánh con.
Nhưng rồi từ khi có việc làm “chiếc lược ngà” tặng con đã làm ông phần nào vơi đi
ân hận, nỗi nhớ con. Cảnh tượng ông tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược, rồi gò lưng
khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” thật đáng quý trọng và cảm động.
Nhưng thật không may ông đã không được sống gặp con để trao tận tay chiếc lược:
trong một trận càn lớn của Mĩ, ông Sáu hi sinh. Trong giờ phút cuối cùng, dường
như chỉ còn tình cha con mãnh liệt, thiêng liêng là không thể chết được, ông móc
cây lược, giao nó cho người bạn thân rồi mới dần nhắm mắt...

You might also like