You are on page 1of 9

Bài Tập Cá Nhân Các Bên Liên Quan Tới Nhà Xuất Khẩu

Mục 1: Các cơ quan chính quyền pháp luật nhà nước hay quốc tế.

1.1 Tổng quát

Trước hết bất kể nhà xuất khẩu ở đâu, làm gì … thì bên có liên quan đầu tiên dễ
dàng nhận thấy đó là các cơ quan chính quyền, hành chính của đất nước mà nhà
xuất khẩu có liên quan tới - nước xuất khẩu, nước nhà nhập khẩu, nước khác
nếu có liên quan, và các tổ chức pháp luật quốc tế.

Các cơ quan chính quyền này bao gồm:

Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính, Bộ công thương, Bộ thương mại,
Bộ đầu tư, Bộ y tế …Tòa án, Cảnh sát, Hải quan … của nước xuất khẩu hay của
nước nhập khẩu hay nước mà nhà xuất khẩu có hoạt động liên quan tới ….

Các cơ quan, bộ phận hành chánh này có vai trò điều tiết môi trường của đất
nước, đảm bảo đất nước theo đường lối chính trị họ vạch ra, đảm bảo pháp luật
được tuân thủ, đảm bảo kinh tế phát triển, đảm bảo môi trường kinh doanh ổn
định, công bằng và hấp dẫn để đầu tư... từ đó có thể thấy các bên này có liên
quan trực tiếp hay gián tiếp đến nhà xuất khẩu.

Tuỳ từng lúc mà sẽ có cơ quan có liên quan nhiều hay cơ quan liên quan ít tới
nhà xuất khẩu. Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mà các bên này sẽ có liên quan
trực tiếp hay gián tiếp đến nhà xuất khẩu.

Ví dụ:

Chính phủ nâng mức thuế xuất khẩu lên ở những mặt hàng chủ lực của đất nước
như các mặt hàng tài nguyên thiên nhiên … thì nhà xuất khẩu mặt hàng đó gặp
khó khăn;

Hải quan làm khó, không chịu thông quan cho lô hàng thì nhà xuất khẩu sẽ
không giao đúng thời gian quy định trong hợp đồng, kết quả mất uy tín trước
nhà nhập khẩu, bị kiện....

Trang 1
Bài Tập Cá Nhân Các Bên Liên Quan Tới Nhà Xuất Khẩu

1.2 Các cơ quan chính quyền có liên quan khá thường xuyên đến
nhà xuất khẩu là:

1.2.1. Các cơ quan hành chính nhà nước như Sở kế hoạch đầu
tư, Ủy ban nhân dân, các phòng công chứng …, các cơ quan này có liên
quan thường xuyên đến nhà xuất khẩu. Họ thực thi các việc theo quy
định nhà nước, theo yêu cầu của người dân trong đó có nhà xuất khẩu.
Họ giúp nhà xuất khẩu giải quyết một số các vấn đề liên quan đến các
quy định nhà nước ban ra hay nhằm đảm bảo tính hợp pháp cho các vấn
đề của nhà xuất khẩu trước pháp luật nhà nước, hay cung cấp những giấy
tờ mà nhà xuất khẩu yêu cầu…. Ví dụ như họ công chứng một số giấy tờ
của nhà xuất khẩu khi tiến hành ký kết các hợp đồng với nhà nhập khẩu
hay người vận tải hay …

1.2.2. Các cơ quan y tế kiểm dịch, kiểm tra đảm bảo chất
lượng … Nhiệm vụ của họ là kiểm tra đảm bảo chất lựơng vệ sinh an
toàn cho sản phẩm theo đúng như pháp luật quy định. Ngăn chặn việc
kinh doanh những sản phẩm kém chất lượng, dùng các chất độc hại, chất
mà nhà nước cấm … để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Họ cũng
hoạt động theo các quy định nhà nước ban hành, nhà xuất khẩu phải
chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khi theo yêu cầu. Ngoài ra, nhà xuất khẩu
cũng có thể yêu cầu các cơ quan này đảm bảo về chất lượng sản phẩm
của mình, yêu cầu cơ quan cung cấp các giấy tờ cần thiết cho hoạt động
kinh doanh, ký kết hợp đồng của mình.

1.2.3. Hải quan: Hải quan có liên quan thường xuyên đến nhà
xuất khẩu. Theo Luật Hải Quan 42/2005/QH11 “Điều 11. Nhiệm vụ của
Hải quan” là “thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải;
phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ
chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và
chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.”. Do vậy, Nhà

Trang 2
Bài Tập Cá Nhân Các Bên Liên Quan Tới Nhà Xuất Khẩu

xuất khẩu và Hải Quan có mối liên quan mật thiết với nhau, hình thành
do luật quốc gia quy định. Hải Quan đảm bảo an ninh cửa khẩu, đảm bảo
luật pháp quốc gia được thi hành thì nhà xuất khẩu phải tuân thủ pháp
luật, hoàn thành cung cấp đủ các thủ tục hồ sơ theo yêu cầu. Ngoài ra,
khi nhà xuất khẩu gặp các rủi ro sự cố như hàng bị mất tại cửa khẩu …
thì Hải Quan sẽ là cơ quan đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.

1.2.4. Toà án: Khi nhà xuất khẩu gặp rủi ro mà gây thiệt hại, bất
công cho nhà xuất khẩu ví dụ như nhà nhập khẩu từ chối thanh toán, tự ý
hủy hợp đồng không thông báo hay vi phạm điều khoản nào trong hợp
đồng hay …; hoặc ngược lại nhà xuất khẩu vi phạm lỗi bị các bên thưa
kiện … , thì tòa án là nơi sẽ phân xử các vụ tranh chấp, kiện cáo nhằm
giải quyết vấn đề theo luật và sao cho công bằng nhất, bảo vệ người
trong sạch. Nếu nhà xuất khẩu thật sự là người bị hại thì toà án sẽ bảo vệ
nhà xuất khẩu, ngược lại thì nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệm về
hành vi của mình. Tùy theo hợp đồng tùy theo trường hợp mà tòa án có
thể là tòa án nước xuất khẩu, nước ngoài hay quốc tế …

1.2.5. Cảnh sát: Họ là những người cùng với các cơ quan chức
năng khác đảm bảo cho pháp luật thực thi, đảm bảo sự thật, công bằng.
Khi nhà xuất khẩu là người bị hại thì họ sẽ bảo vệ nhà xuất khẩu, ngược
lại nhà xuất khẩu phải chịu giải trình trước họ.

Mục 2: Các bên có liên quan theo quy trình hoạt động ngoại thương mà
không thuộc mục 1 (theo thời gian là trước lúc ký kết hợp đồng đến lúc đàm
phán ký kết hợp đồng với bên nhập khẩu rồi đến xuất hàng cho đến khi hàng
đến tay nhà nhập khẩu, từ phạm vi là trong nước đến nước ngoài và trong một
số trường hợp).

2.1. Với việc trả lời cho câu hỏi: “Nhà xuất khẩu lấy hàng từ đâu?” sẽ có
chủ yếu hai trường hợp chính đó là nhà xuất khẩu kinh doanh chính mặt hàng
của mình sản xuất ra và trường hợp còn lại là hàng kinh doanh không phải do

Trang 3
Bài Tập Cá Nhân Các Bên Liên Quan Tới Nhà Xuất Khẩu

nhà xuất khẩu sản xuất ra, thì khi đó các bên có liên quan đến nhà xuất khẩu sẽ
là:

2.1.1. Nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất cho nhà xuất khẩu
sản xuất. nhiệm vụ của họ là cung cấp nguyên vật liệu cho nhà xuất khẩu
sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu. Họ cung cấp nguyên liệu nhà xuất khẩu
giao tiền theo đúng hợp đồng ký kết.

2.1.2. Người cung cấp hàng hóa cho nhà xuất khẩu để xuất
khẩu. Đó có thể là người gửi hàng nhờ kinh doanh, người sản xuất một
mặt hàng nào đó mà nhà xuất khẩu mua về bán lại …. Họ cung cấp hàng
hóa cho nhà xuất khẩu và ngược lại nhà xuất khẩu trả tiền theo hợp đồng
ký kết. Hàng hóa sẽ chuyển giao quyền sở hữu sang nhà xuất khẩu.

2.2. Nhà nhập khẩu:

Khi nhà xuất khẩu có hàng hóa xuất khẩu trong tay thì một bên không thể thiếu
để từ đó hình thành kinh doanh ngoại thương đó là nhà nhập khẩu. Nhà nhập
khẩu là người mua hàng của nhà xuất khẩu. Họ có nhiệm vụ xem xét hàng hóa
họ cần mua, đàm phán thương lượng đặt hàng, ký kết hợp đồng ngoại thương
thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng và đúng theo luật, chi trả tiền đúng
cách thức, thời gian … quy định cho nhà xuất khẩu khi đã có hàng đạt yêu cầu
trong tay. Nhà xuất khẩu có nhiệm vụ cung cấp các thông tin theo yêu cầu của
nhà nhập khẩu, làm đúng theo các điều khoản hợp đồng quy định, chuẩn bị và
giao hàng hóa theo hợp đồng ….

2.3. Các công ty hỗ trợ trong quá trình đàm phán hợp đồng của nhà
xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

Các công ty này có thể là các công ty tư vấn, công ty đại diện đàm phán của
chính nhà xuất khẩu hay của nhà nhà nhập khẩu. Họ giúp cho quá trình đàm
phán tiến tới thành công đi đến việc ký kết hợp đồng dựa trên mục tiêu đôi bên
cùng có lợi.

Các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ ví dụ như khách sạn, nhà hàng … nơi mà
thực tế một số nhà xuất khẩu dùng để tiếp nhà nhập khẩu trong quá trình đàm

Trang 4
Bài Tập Cá Nhân Các Bên Liên Quan Tới Nhà Xuất Khẩu

phán, chiêu đãi nhà nhập khẩu …. Hay như công ty dịch vụ bưu chính, chuyển
phát … những công ty này giúp nhà xuất khẩu liên lạc, chuyển gởi những thông
tin cần thiết đến nhà nhập khẩu ….

2.4. Công ty giám định:

Công ty giám định là những công ty có vai trò giám định hàng hóa, xem coi
hàng hóa đang trong loại tình trạng nào. Công ty giám định mà nhà xuất khẩu
có thể có liên quan là công ty giám định mà chính nhà xuất khẩu nhơ giám định
hàng hóa chứng minh hàng hóa của mình đạt chuẩn theo yêu cầu nhà nhập khẩu
trước khi giao hàng cho người vận tải hay cũng có thể là công ty giám định
nước nhập khẩu trong trường hợp khi hàng chuyển sang nước nhập khẩu gặp
rủi ro. Công ty giám định cung cấp thông tin chính xác, đảm bảo về tình trạng
hàng hóa như thế nào. Đây là cơ sở để nhà xuất khẩu chứng minh người xuất
cung cấp hàng đúng yêu cầu và là cơ sở để nhà nhập khẩu tin tưởng. Do đó nhà
xuất khẩu sau khi được cung cấp giấy tờ chứng thực về tình trạng hàng hóa
trước khi giao hàng cho nhà vận chuyển thì phải trả phí cho công ty giám định.
Còn khi hàng hóa gặp bất trắc khi sang nước nhập khẩu và lỗi đó là do nhà xuất
khẩu thì nhà xuất khẩu phải trả phí cho công ty giám định mà đã giám định lô
hàng lúc bấy giờ.

2.5. Công ty bảo hiểm:

Nhà xuất khẩu làm ăn với công ty bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi
của chính mình, bảo hiểm cho lô hàng của mình, bảo vệ quyền lợi cho nhà nhập
khẩu theo thương lượng trong hợp đồng ngoại thương dã ký kết… .

Nhà xuất khẩu tiếp xúc, liên quan tới chính công ty bảo hiểm của mình, ngoài
ra sẽ có thể có tiếp xúc liên quan đến công ty bảo hiểm của các bên khác.

Công ty bảo hiểm sẽ thực hiện công việc của mình khi có rủi ro đã được bảo
hiểm xảy ra trên thực tế. Họ sẽ phân tích tình hình, số liệu, các bên …, điều tra.
Nếu trường hợp nguyên nhân tổn thất không phải do lỗi bên nhà bảo hiểm hay
khách hàng của họ, nhà bảo hiểm sẽ tìm cách bảo vệ chính mình, khách hàng
mua bảo hiểm của mình và đòi tiền của các bên gây ra sự cố thiệt hại. Nếu

Trang 5
Bài Tập Cá Nhân Các Bên Liên Quan Tới Nhà Xuất Khẩu

trường hợp ngược lại họ cũng chịu trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại nếu như
nguyên nhân thụôc các điều khoản bảo hiểm phải chịu hay từ chối chi trả bảo
hiểm nếu như nguyên nhân không thụôc về các điều khoản quy định trong hợp
đồng bảo hiểm. Nhà xuất khẩu cân nhắc khi mua bảo hiểm, chi trả phí mua bảo
hiểm, thực hiện các quyền mà mình có được sau khi đã mua bảo hiểm.

2.6. Nhà vận chuyển:

Nhà vận chuyển ở đây sẽ được phân thành hai nhóm chính đó là nhà vận
chuyển hàng hóa cho nhà xuất khẩu trong nước và vận chuyển hàng hóa xuất
khẩu qua nước nhà nhập khẩu.

2.6.1. Ngừơi vận chuyển hàng hóa cho nhà xuất khẩu ở phạm
vi trong nước. Ví dụ như: nhà xuất khẩu mua nguyên vật liệu về sản
xuất họ cũng cần có người vận chuyển nguyên vật liệu; hay như khi nhà
xuất khẩu mua hàng hóa đề xuất khẩu như lúa, họ phải mua ở nhiều nơi
như Long An, Cần Thơ … và cần vận chuyển về kho trữ …, hay khi nhà
xuất khẩu xuất hàng nguyên công và họ cần người tới cảng lấy container
rồi chuểyn container đầy hàng đến cảng giao cho hãng tàu hay chuyển
hàng từ kho đến cảng để đưa hàng vô container xuất đi ….

2.6.2. Người vận chuyển hàng hóa cho nhà xuất khẩu khi xuất
hàng hóa qua nước nhập khẩu. Tại đây thực tế có hai loại người vận
chuyển:

2.6.2.1. Nhà vận chuyển trung gian. Khi nhà xuất khẩu
xuất nguyên container hàng thì hình thức người vận chuyển này
có thể hay không cần tồn tại. Nếu họ có thì chỉ ăn phí trung gian
hay làm một số dịch vụ, còn nếu không là do nhà xuất khẩu thực
hiện hợp đồng vận tải ngay với hãng tàu. Thực tế vai trò của họ
chỉ phát huy hết mức khi nhà xuất khẩu xuất hàng lẻ container.
Họ là những nhà trung gian giữa những nhà xuất khẩu hàng lẻ
container với hãng tàu. Hãng tàu thường không nhận hàng lẽ. Các
nhà vận chuyển trung gian này sẽ tập hợp các hàng lẻ sao cho đủ

Trang 6
Bài Tập Cá Nhân Các Bên Liên Quan Tới Nhà Xuất Khẩu

container và ký kết hợp đồng vận chuyển hàng đủ container với


hãng tàu. Ngoài ra, họ cũng thực hiện một số dịch vụ giúp việc
vận chuyển hàng diễn tiện lợi, ra mau chóng hơn như dịch vụ
door to door, góp mặt trong việc vận chuyển đa phương thức. Khi
nhà xuất khẩu đưa hàng đến cho họ, họ sẽ cấp vận đơn nhà cho
nhà xuất khẩu. Đây là một trong giấy tờ nhà xuất khẩu cần
chuyển cho nhà nhập khẩu trừ trường hợp hàng đi bằng đường
hàng không (vì do thời gian đi nhanh nên vận đơn được gửi kèm
cùng hàng hóa).

2.6.2.2. Nhà vận chuyển chính thức. Họ là những người


thực sự tiến hành việc vận chuyển hàng của nhà xuất khẩu sang
nước nhập khẩu như là hãng tàu Maersk, NYK … , các hãng máy
bay …. Họ có thể ký hợp đồng vận tải trực tiếp với nhà xuất khẩu
thường là xuất hàng nguyên container; hoặc họ ký hợp đồng với
nhà vận chuyển trung gian, gián tiếp làm ăn với nhà xuất khẩu.
Khi nhà xuất khẩu hay nàh vận chuyển trung gian đưa hàng đến
cho họ, họ sẽ cấp vận đơn gốc cho nhà xuất khẩu hay người vận
chuyển trung gian. Đây là một trong giấy tờ cần chuyển cho nhà
nhập khẩu trừ trường hợp hàng đi bằng đường hàng không (vì do
thời gian đi nhanh nên vận đơn được gửi kèm cùng hàng hóa).

Tuy nhà vận chuyển chia làm nhiều loại nhưng quan hệ của họ đến với nhà xuất
khẩu vẫn tương đối giống nhau. Nhiệm vụ của họ là nhận hàng của nhà xuất
khẩu đảm bảo hàng an toàn đi đến nơi mà nhà xuất khẩu mong muốn ngựơc lại
nhà xuất khẩu sẽ hoàn tất các thủ tục nghĩa vụ điều khoản đã quy định thương
lượng với nhà vận tải và nhà nhập khẩu.

2.7. Các công ty lưu trữ hàng hóa: kho bãi và cảng…

Nhà xuất khẩu có quan hệ thường xuyên với nhóm này. Họ cần nơi chứa hàng
ngay cả việc kinh doanh trong nước, và cũng cần nơi chứa hàng khi xuất hàng
sang nước nhập khẩu.

Trang 7
Bài Tập Cá Nhân Các Bên Liên Quan Tới Nhà Xuất Khẩu

Khi nhà xuất khẩu gửi hàng đến kho bãi thì kho bãi có trách nhiệm nhận và bảo
quản hàng hóa sao cho tốt, an toàn; đối ứng lại thì nhà xuất khẩu phải trả tiền
phí lưu kho bãi.

Các cảng cũng có các kho bãi riêng dùng chứa các hàng xuất hay nhập, cần lưu
thông. Kho bãi và cảng cũng có nhiều loại. Cảng có mối liên hệ mật thiết với
hàng tàu. Có thể nói cảng chỉ biết mỗi hàng tàu do đó nếu nhà xuất khẩu cần
làm việc liên quan đến xuất hàng tại cảng thì nên mang các giấy tờ từ hãng tàu
cấp ví dụ như lấy container về sắp hàng thì phải có lệnh cấp container của hãng
tàu, hay muốn lấy hàng bắt buộc phải có vận đơn đường biển gốc, lệnh giao
hàng gốc do hãng tàu cấp …. Khi nhà xuất khẩu làm ăn trực tiếp với người vận
tải chính thì sẽ có liên hệ với cảng. Cảng đảm bảo lưu trữ hàng hóa cho nhà
xuất khẩu để xuất đi, thực hiện các dịch vụ cảng, cung cấp các cơ sở vật chất
cho cho việc bốc, dỡ… thì ngước lại nhà xuất khẩu cũng phải đóng các ph1i
kho bãi, phí cảng …

2.8. Phía các ngân hàng:

Ngân hàng là trung gian thúc đẩy cho việc thanh toán, chuyển tiền không chỉ ở
nghiệp vụ ngoại thương không thôi giữa nhà xuất và nhập mà còn ở các các bên
khác liên quan đến nhà xuất khẩu diễn ra tốt đẹp, trôi chảy và nhanh hơn.

Bình thường, trong hoạt động ở trong nước của nhà xuất khẩu thì ngân hàng
cũng có liên hệ. Họ cung cấp, hỗ trợ vốn cho nhà xuất khẩu, cung cấp các dịch
vụ giúp nhà xuất khẩu thuận tiện trong việc chuyển giao, nhận tiền….

Trong ngoại thương, dù trong bất cứ phương thức thanh toán nào mà nhà xuất
khẩu hay nhà nhập khẩu chọn lựa thì ngân hàng cũng hiện diện với vai trò trung
gian của mình.

Tùy các phương thức mà công việc, vai trò của ngân hàng là đơn giản hay phức
tạp. Phương thức thanh toán tính dụng chứng từ là một trong các phương thức
phổ biến hiện nay. Trong phương thức này, “Ngân hàng đã trực tiếp tham gia
vào quá trình thanh toán bằng cách cam kết với người xuất khẩu sẽ thanh toán
tiền cho họ hoặc theo sự chỉ định của họ nếu người xuất khẩu thực hiện đúng

Trang 8
Bài Tập Cá Nhân Các Bên Liên Quan Tới Nhà Xuất Khẩu

nghĩa vụ của thư tín dụng quy định (điều này khác với các phương thức thanh
toán khác: ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền, chuyển hộ hoặc
thanh toán hộ)” (nguồn: Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu – GS.TS Võ
Thanh Thu). Đó là quan hệ giữa nhà xuất khẩu và ngân hàng.

Trang 9

You might also like