You are on page 1of 8

Ngày 1: CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Sáng ngày 10/02/2008 ( mùng 4 tết),nhóm một số anh em trong CD Club đã lên
đường xuất hành đầu năm mới hướng về Miền Tây để lấy khí thế đầu năm cho
Hoangtuden.com. Ra uống café tiễn anh em trong đoàn xuất phát có a.Jimmy và
a.Be_Ur_Hun.
Chia tay mọi người, chia tay SG, đoàn hướng ra đại lộ Nguyễn Văn Linh, rẽ trái quốc
lộ 50 bắt đầu một hành trình dài về Miền Tây sông nước. Dẫn đầu là a.Mandalat và
chạy cuối là Tuanrocker.
Hành trình chặng đầu tiên của đoàn: TPHCM –
Cần Giuộc – Cần Đước – phà Mỹ Lợi – Gò
Công – Vĩnh Bình – Chợ Gạo – Trung Lương –
Mỹ Tho – phà Rạch Miễu - TX Bến Tre – phà
Hàm Luông – Mỏ Cày – Cái Mơn – Cái Nhum –
Chợ Lách – An Bình – phà Đình Khao – TX
Vĩnh Long – Ba Càng – Bình Minh – phà Cần
Thơ – TP Cần Thơ.
Gọi chặng này là con đường tơ lụa vì đọan đường từ cầu Ông Thìn đến gần Chợ Gạo
rất xấu mà xe lại đông. Chạy CD và Recop mà có cảm giác như là phi Cào Cào vượt
chướng ngại vật vậy.
Ăn sáng xong, đoàn tiếp tục theo hướng phà Rạch Miễu để qua Bến Tre.
Qua phà Rạch Miễu,đoàn đặt chân đến TX Bến Tre.
Từ TX Bến Tre,đoàn đi phà Hàm Luông về Huyện Mỏ Cày
Qua phà Hàm Luông,đoàn di chuyển trên con đường 2 bên là cây cối xanh mát để đến
Cái Mơn.
Bến Tre nước ngọt lắm dừa,
Ruộng vườn màu mỡ, biển thừa cá tôm.
Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn,
Nghêu sò Cồn Lọi, thuốc ngon Mõ Cày
Đến Bến Tre mà không làm ngụm nước dừa thì thất là thiếu sót.Cả đoàn quyết định
dừng lại ngay ngã ba Cây Trâm để thưởng thức ngụm nước dừa mát lạnh của xứ dừa
Bến Tre.
đến nhà thờ Cái Mơn,nhà thờ lớn nhất tại Bến Tre đòan ghé vào thăm nhà một người
bạn của TheHuy và tham quan trại nuôi gà của anh này.
Đoàn đặt chân đến Chợ Lách.
Qua phà Đình Khao để đến TX Vĩnh Long
Đoàn ghé thăm chụp hình lưu niệm tại khu tưởng niệm cố chủ tịch Hội Đồng Bộ
Trưởng PHẠM HÙNG
Sau đó ghé TX Vĩnh Long đón thêm thành viên Womandalat tham gia với đoàn và
tiếp tục thẳng tiến xuống Cần Thơ.
Đến 18h30 thì đoàn tới Cần Thơ an toàn.Nhận được lời mời của pác Rat, mọi người
ghé vào quán cafe của Ratlina uống cafe nghỉ ngơi chuẩn bị cho tiết mục ẩm thực hấp
dẫn về đêm.Nhân đây em cũng xin thay mặt cả đoàn một lần nữa cám ơn pác Rat và
Ratlina đã giúp đỡ đoàn khi đoàn đến tp Cần Thơ.
Mọi người kéo nhau làm cái lẩu Vịt nấu chao.

Ăn uống no nê xong cả nhà bắt đầu bách phố,ra bến Ninh Kiều hóng gió mát từ dòng
Hậu Giang.
"Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân."
Du thuyền đêm trên sông Hậu.
Trước khi về nghỉ sau một ngày rong ruỗi,mọi người không quên book ghe để sáng
sớm hơm sau đi tham quan chợ nổi Cái răng,vào khu trái cây miệt vuờn...
Ngày đầu của cả đoàn thật sự là thử thách vì đường đầy sóng trâu,ổ gà,ổ voi,bụi và
phải vượt qua 5 lần phà(Mỹ Lợi,Rạch Miễu,Hàm Luông,Đình Khao và Bình Minh)tội
nhất là Recop không có đề,đạp mà khi nhắc lại vẫn còn ám ảnh vụ lên xuống phà :cry:
:cry:
Xin cảm ơn Jimmy,Be-ur-Hun và những anh em đã đưa tiễn,động viên cả đoàn trong
ngày đầu xuất phát.
Hình thời sự đã được Tuanrocker post chi tiết về ngày đầu tiên của chuyến "ê mông kí
sự" này.Mandalat chỉ post thêm vài tấm ngoài lề thôi nhé
Qua phà Rạch Miễu,cả đoàn đi ngang Cồn Phụng,nơi ở của Đạo trưởng Đạo Dừa khi
xưa,nay đã trở thành điểm du lịch lý thú của những ai muốn tìm hiểu về đạo Dừa.
Cầu Rạch Miễu đang dần nên hình,nối liền Bến Tre với Mỹ Tho và các thành phố lớn
bằng đường bộ.
tên địa danh: nhà thờ Cái Mơn thì phải

Ngày thứ 2: Bềnh bồng sông nước Cửu Long.


Từ mờ sáng, cả đoàn đã í ới gọi nhau dậy để chuẩn bị cho chuyến tham quan chợ nổi
Cái Răng trên sông Hậu, vào khu trái cây miệt vườn, đi dạo một vòng kênh rạch nội
thành của tp Cần Thơ..

Hành trình ngày thứ 2 : Bến Ninh Kiều – Chợ


Nổi Cái Răng – Phong Điền - vườn Trái Cây -
Kênh Nhỏ - TP. Cần Thơ –Cái Răng – Cái Tắc -
Ngã Bảy ( chợ nổi Phụng Hiệp) – Sóc Trăng –
Chùa Mahatup ( chùa Dơi) – Nhu Gia – Phú
Lộc – TX Bạc Liêu ( thăm nhà công tử Bạc
Liêu) – Vĩnh Lợi – Giá Rai – Hộ Phòng – Tắc
Vân – TP Cà Mau.
Chợ nổi Cái Răng thộc quận Cái Răng, cách bến Ninh Kiều gần 30’ di chuyển bằng
ghe.Chợ họp từ mờ sáng đến tầm 8, 9h thì vãn,nhưng sau này do kết hợp với các tour
du lịch cho khách trong và ngoài nước nên chợ tan trễ hơn.Đây là chợ trên sông nổi
tiếng ở miền Tây Nam Bộ.Chuyên mua bán các loại trái cây nông sản của vùng.
Bình minh trên sông Hậu
Bến tàu Cần Thơ,từ đây có thể đi về SG bằng tàu cánh ngầm.
Ăn sáng trên sông.
Sau khi đi hết chợ nổi Cái Răng,đoàn tiếp tục đi vào vườn trái cây và đi một vòng các
kênh rạch.
Cầu khỉ (Warning: Trước khi qua cầu phải mua bảo hiểm.... cho cây cầu)
Tham quan một vòng các kênh rạch xong cả đòan đón thêm 2 thành viên là Bộ trưởng
Rờ Tắc vừa đi công tác đầu năm ở Long Xuyên xong và Lina của Bộ trưởng từ Sài
Gòn xuống tháp tùng cùng đòan.Mọi người về khách sạn chuẩn bị hành lý để tiếp tục
cuộc hành trình xuống vùng đất Mũi còn a.Mandalat thì tranh thủ đi làm lại cái chân
cho Recop.

Đến Sóc Trăng, từ QLộ 1A đoàn rẽ vào tham quan chùa Dơi của người Khơ Me.
Chùa Dơi còn được gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Ma-ha-tuc nằm cách TX chưa đầy
2km.Những bảo vật quý thờ trong chùa : tượng Phật, tượng tứ linh : Long, Lân, Quy,
Phượng…đều nặn từ đất sét.Chùa được xây dựng cách đây gần 400 năm,là nơi tụ tập
của dày đặt các loài dơi, quạ.
Cổng chính vào chùa Dơi
Ghe Ngo
Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer thường diễn ra vào ngày rằm tháng mười âm lịch
hàng năm, vốn bắt nguồn từ tục đưa nước, và cuối mùa mưa cũng là mùa thu hoạch
lúa nếp (giã làm cốm dẹp), hoa màu các loại. Là dịp vui chơi sau những ngày lao
động vất vả và tạ ơn "thần mặt trăng" đã ưu đãi một năm mưa thuận gió hoà. Trước
đây đua ghe ngo được tổ chức trên đoạn sông Nhu Gia, xã Thạnh Phú (huyện Mỹ
Xuyên, Sóc Trăng).
Chặng dừng tiếp theo của đoàn là dinh thự của công tử Bạc Liêu.Hiện nay khu vực
này được Sở Thương Mại và Du Lịch tỉnh Bạc Liêu khai thác làm nhà hàng,khách sạn
phục vụ du khách tham quan.
đặt chân đến dinh thự của công tử Bạc Liêu.
Cuối cùng thì đòan cũng xuống đến Tp Cà Mau an toàn lúc 20h và được một anh bạn
học của a.Mandalat & Womandalat tiếp đón giúp đỡ rất nhiệt tình.Nhân đây cũng xin
cảm ơn anh ấy một lần nữa vì đã giúp đỡ đòan rất nhiều khi đòan đến Tp Cà Mau.
Cuộc sống ven sông của người dân tuy còn vất vả nhưng đi đến đâu,dù là ai:cụ
già,thanh niên hay em bé...cả đoàn đều nhận được từ họ những nụ cười,những cái vẫy
tay chào hoặc thậm chí là những tiếng "hello,good morning" rất chân thật,tình cảm.

Rời Cần Thơ,thủ phủ miền Tây Nam Bộ,cả đoàn ghé thăm Sóc Trăng với Chùa Dơi
điêu tàn sau cơn hỏa hoạn nhưng vẫn không mất đi sự tôn nghiêm,cồ kính.

Ngày thứ 3: Mũi Cà Mau, vùng đất tận cùng phía Nam trên
bản đồ Đất Nước.
Sáng ngày thứ 3, cả đoàn ai ai cũng có tâm trạng rất háo hức để chuẩn bị cho chuyến
hành trình xuống Đất Mũi,vùng đất tận cùng của Tổ Quốc.Từ Tp Cà Mau đi ra Mũi
khoảng 125km đường thủy.Có 2 cách để đi ra: Thuê canô đi từ Tp ra đến ngay Mũi
( đi ca nô giờ giấc tự do) hoặc là mua vé đi tàu cao tốc ra đến bến tàu ngay chợ Đất
Mũi rồi đón xe ôm ra đến khu du lịch Đất Mũi (một ngày có một chuyến tàu ra lúc 8h
và chuyến về 14h).
Hành trình của đòan ngày thứ 3: Tp Cà Mau –
Cái Nước – Đầm Cùng – Năm Căm – sông Cái
Lớn – Đất Mũi - quay về Tp Cà Mau – đi Qlộ 63
qua Thới Bình – Huyện Sử - Vĩnh Thuận – Ngã
Năm – Công Sự - ghé rừng U Minh Thượng -
Thị trấn Thứ Bảy – TT. Thứ Ba – Tắc Cậu ( qua
phà Tắc Cậu) – Châu Thành – Rạch Sỏi – Rạch
Giá ( Kiên Giang).
Sau khi ăn sáng uống cafe xong, đúng 8h30 cả đòan tập kết tại bến tàu B để lên canô
đã book trước từ tối hôm trước để thẳng tiến xuống Đất Mũi.
Sau hơn 2h cùng canô lướt trên sông,trải qua những cảm giác rất Yooooo! thì đoàn
cũng đã đến được vùng đất cực nam của Tổ Quốc.
Đường vào bên trong khu du lịch Đất Mũi.
Cột mốc tọa độ quốc gia.
Cả đoàn ăn mừng trên Vọng Hải Lầu lộng gió.
“ Mũi đất xanh trên biển mênh mông
Đang rẽ sóng lao về phía trước…” ( Xuân Quỳnh)
mũi tàu,biểu tượng của Mũi Cà Mau.
Đặt chân đến vùng đất tận cùng của đất nuớc xong,cả đoàn về lại Tp Cà Mau lúc 14h
và chuẩn bị lên đường theo hướng Quốc lộ 63 qua Rạch Giá Kiên Giang.
Đòan ghé vào chụp ảnh tại chùa Cao Vân của người Khơ Me.

Chùa Cao Vân tại xã Tân Lộc huyện Thới Bình là khu vực có mật độ người Khơme
tương đối đông.Sống bằng nghề buôn bán tại chợ Cà Mau, các khu vực chợ huyện,
chợ thị trấn.

Có thông tin là tuyến đường này hay có


bắn tốc độ nên đòan di chuyển tốc độ
vừa phải trong buổi chiều nắng đẹp.
Đến Vĩnh Thuận đòan ghé vào rừng quốc gia U Minh Thượng.
Dòng sông Trẹm chia U Minh thành hai vùng thượng và hạ. U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà
Mau, U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang.Vì thời gian không cho phép nên đòan
chỉ dừng chân được tại rừng U Minh Thượng mà không ghé vào U Minh Hạ được.

Rừng U Minh (U Minh Thượng và U Minh Hạ) là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp
hạng độc đáo và quí hiếm trên thế giới.
Do nhiều nguyên nhân tác động, rừng tập trung ở U Minh Thượng nhiều hơn và loại
rừng nguyên sinh chiếm phần lớn ở đây. Rừng U Minh Thượng được công nhận là
vườn quốc gia vào tháng 1 năm 2002, với diện tích 8.053 hécta. Rừng nằm trong địa
giới của các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang, thuộc vùng
bán đảo Cà Mau.
Đường vào rừng U Minh Thượng.
Bông lục bình.

Chia tay rừng U Minh Thượng,đoàn tiếp tuc lên đường hướng về Rạch Giá.''
Qua phà Tắc Cậu để đến Châu Thành.
Cảng cá Xẻo Rô về đêm nhộn nhịp ghe tàu.

Và đến 19h đoàn đã đến TP Rạch Giá tỉnh Kiên Giang an toàn.
Cổng Tam Quan Tp Rạch Giá
Từ Cà Mau về Đất Mũi không có đường bộ,phương tiện đi lại chỉ có thể là tàu,bè,vỏ
lãi,cano...chiếc thuyền cao tốc này tương đương tốc hành 16 chỗ trên bộ,tốc độ có thể
lên tới 70-80 km/h trên mặt nước 8O
Năm Căn-TT lớn nhất vùng cực Nam-là điểm nối giao thương giữa Cà Mau với các
TT nhỏ(ông Trang,Ngọc Hiển,Đất Mũi...)
Chùa Cao Vân
Cả đoàn dừng lại trước vẻ đẹp thanh bình của "dòng sông lục bình"
tượng đài trung tâm Tp Cà Mau

Ngày thứ 4: Hành Trình dọc đường biên giới Tây Nam
Một ngày mới lại bắt đầu, mọi người lại chất hành lý lên em CD và tiếp tục cuộc hành
trình của mình.Chặng đường ngày hôm nay khá dài, ghé rất nhiều nơi nên đòan tranh
thu ăn sáng uống cafe nhanh gọn.Ale Ale, lệnh xuất phát quen thuộc của trưởng đoàn
a.Mandalat vang lên thế là cả đòan chia tay vùng đất lấn biển,chia tay Tp Rạch Giá
thẳng tiến hướng Hà Tiên.

Hành trình ngày thứ 4: Tp Rạch Giá – Sóc Sơn


– Hòn Đất – Vàm Rầy – đi QL 80 qua Kiên
Lương – Ba Hòn – Dương Hòa – Hà Tiên (Tham
quan Vịnh Thái Lan, Động Thạch Sanh Lý
Thông,khu du lịch Mũi Nai) – Cửa khẩu Xà Xía
– Chợ TX Hà Tiên – đi dọc theo đường biên
giới, kênh Vĩnh Tế - Phú Mỹ - Gia Thành – Tịnh
Biên – Cửa Khẩu Phnômđen – Châu Đốc – Cái
Dầu – An Châu – Tp Long Xuyên.
Nơi dùng chân đầu tiên của đòan là chùa Vạn Hòa nằm ngay Vịnh Thái Lan.
Vịnh Thái Lan nằm ở biển Đông, được bao bọc bởi các quốc gia như Malaysia, Thái
Lan, Campuchia và Việt Nam.Vịnh này có diện tích khoảng 320.000 km².
Qua cầu Tô Châu đến TX Hà Tiên
TX Hà Tiên nhìn từ Cầu Tô Châu.

Từ TX Hà Tiên đi thẳng tiếp sẽ đến Xà Xía và cửa khẩu biên giới Hà Tiên.
Tiếp tục đoàn ghé vào Thạch Động ( động Thạch Sanh Lý Thông)
Thạch Động,Thạch Động Thôn Vân hay còn gọi là Tiên Sơn Động, là một động đá
khá đẹp. Bên trong động có hẳn một ngôi chùa, tên là Tiên Sơn Tự được xây dựng
cách đây 217 năm.Bên trong động có nhiều di tích mang tính huyền thoại, nào là sợi
dây leo mà ngày xưa Thạch Sanh đu mình xuống đánh chằn tinh cứu nàng công chúa
xinh đẹp, nào là hình ảnh nàng tiên áo xanh trên vách đá, nào là cái giếng không đáy-
lối đi thông xuống biển... và sau lưng Thạch Động, nhìn sẽ thấy hiện lên rất rõ một
gương mặt trầm tư khắc khổ.
Đoàn ghé vào khu du lịch Mũi Nai
Chụp ngay đầu kênh Vĩnh Tế

KÊNH VĨNH TẾ là công trình lớn về giao thông, vận tải, thuỷ lợi. Bắt đầu đào từ
1819, Gia Long giao cho trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thọai phụ trách. Thời
Minh Mạng tiếp tục, sau 5 năm mới hoàn thành (1819 - 24). KVT nối liền Châu Đốc
với cửa biển Hà Tiên, chiều dài 87 km. Vua Minh Mạng lấy tên vợ của Nguyễn Văn
Thoại là Châu Vĩnh Tế đặt tên kênh là Vĩnh Tế.
Đường ven vùng biên giới và song song với kênh Vĩnh Tế
Bên kia kênh là vùng Biên Giới Việt Nam - Campuchia.
14h đòan đến cửa khẩu biên giới Phnômđen ( Tịnh Biên)
Cầu Xuân Tô,cây cầu ở biên giới Việt – Cam
Ghé chợ cửa khẩu Tịnh Biên.
Đến Châu Đốc, đoàn ghé chùa Bà và chạy CD,Recop lên đỉnh núi Sam
Nơi ngự của Bà Chúa Xứ trên núi.
TX Châu Đốc nhìn từ đỉnh núi Sam.

Từ Châu Đốc đòan di chuyển tiếp về TP Long Xuyên và đến trung tâm Tp Long
Xuyên lúc 19h.
Tiếp nhé....
Rời TP Rạch Giá với những công trình lấn biển quy mô,chúng tôi về Dương Hòa,tiếp
giáp Vịnh Thái Lan với điểm dừng chân là chùa Vạn Hòa.
Xuyên thị xã Hà Tiên,cả đoàn đến cửa khẩu Xà Xía(cửa khẩu quốc tế Hà Tiên)
chùa Bà Châu Đốc trong nắng chiều

Ngày thứ 5: Về lại đô thị Ba Thê thăm di tích VĂN HÓA ÓC


EO!
Sáng sớm sau khi chia tay Bộ trưởng Rờ tắc cùng lina đi về SG sớm vì còn phải
chuẩn bị cho chuyến đi công tác ở Hà Thành ngay hôm sau ( làm bộ trưởng bận rộn
nhể ). Cả đoàn lại lên đường tiến thẳng vào vùng đô thị cổ Ba Thê để khám phá di
tích văn hóa Óc Eo.

Hành trình ngày thứ 5 : Tp Long Xuyên – Phú


Hòa – Thọai Sơn ( Núi Sập) – Óc Eo – quay về
Tp Long Xuyên – phà Vàm Cống – Lắp Vò –
Lai Vung – TX Sa Đéc – Cái Tàu Hạ – TX Vĩnh
Long – Cầu Mỹ Thuận – theo QL1A Cái Bè –
Cai Lậy – Mỹ Tho – ngã ba Trung Lương – Tân
Hiệp – Tân An – Bến Lức – Gò Đen – Đại lộ
Nguyễn văn Linh.
Sau khi ăn sáng nạp đầy đủ năng lượng cho người và xe xong thì đòan bắt đầu chinh
phục đỉnh núi Sập nằm cách tp Long Xuyên khoảng 25km với đường lên khá dốc và
cua gấp.
Đường lên dốc,cua liên tục.
Từ núi Sập di chuyển thêm 10km đòan đặt chân đến thị trấn Óc Eo, Tiếp tục đưa em
Cd và Recop chinh phục đỉnh Ba Thê và tham quan di tích Văn Hóa Óc Eo.

Núi Ba Thê ban đầu có tên là Vọng Thê hay Hoa Thê Sơn. Vào triều Minh Mạng, do
húy kỵ tên Hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên Hoa Thê Sơn đổi thành núi Ba Thê. Diện mạo
núi có 3 chóp đứng,trên có chùa Sơn Tiên Tự,xuống triền núi chục mét là nơi trưng
bày Văn Hóa Óc Eo.Từ đây nhìn thấy chóp Ông Tà và chóp có cây Thạch Đại
Đao.Mặt trước là những cánh đồng thẳng cánh cò bay,nhìn về phía xa sẽ thấy dãy
Thất Sơn hùng vĩ. Do thời gian không cho phép nên đòan không vào đến khu Bảy
Núi,đành hẹn một dịp sau
công việc mỗi buổi sáng: xem bản đồ và vạch ra lộ trình cho ngày, very funny!
Đoàn vào thăm quan nhà trưng bày di tích Văn Hóa Óc Eo.
Đô thị Ba Thê - Óc Eo được thiết lập từ thế kỷ thứ I và tồn tại cho đến thế kỷ thứ VII
khi đồng bằng Nam bộ chịu ảnh hưởng của đỉnh cao hải xâm Đông Hải trong khoảng
năm 650 sau Công nguyên. Đã có thời Ba Thê - Óc Eo là đô thị của Vương quốc Phù
Nam, nằm bên bờ vịnh Rạch Giá, ăn sâu vào đất liền tận Thoại Sơn

Văn Hóa Óc Eo phân bố chủ yếu trong phạm vi các tỉnh Nam Bộ. Các di tích bao
gồm: di chỉ cư trú có tầng văn hoá dày trên dưới 3 m, các công trình kiến trúc tôn giáo
và các khu mộ táng. Hiện vật vô cùng phong phú. Nhóm tượng thờ có tượng Phật,
tượng thần bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng; tượng linh vật có yoni và linga, có hiện
vật được làm bằng vàng. Nhóm phù điêu và con dấu khắc trên gốm, đá, thuỷ tinh, kim
loại. Nhóm tiền kim khí đúc bằng vàng, đồng, chì thiếc, chì sắt. Nhiều hiện vật bằng
vàng và vàng lá có hình chạm khắc, nhiều đồ trang sức bằng đá quý, đá màu, thuỷ
tinh, kim loại, nhiều loại đồ gốm và những vật dụng bằng đất nung, đá, gỗ.
Những phát hiện mới đã làm rõ thêm vai trò của Văn Hóa Óc Eo và cảng thị Óc Eo
theo con đường tơ lụa trên biển đối với vùng Đông Nam Á hải đảo và sang tận Địa
Trung Hải. Nhiều tư liệu phong phú của Văn Hóa Óc Eo đã đóng góp vào nhận thức
về một nền nghệ thuật Phật giáo và Hinđu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long vào thế
kỉ 5. Văn Hóa Óc Eo có sự kế thừa và phát triển lên từ các nền văn hoá tiền Óc Eo
ngay trên mảnh đất Nam Bộ từ cuối thời đại đồ đồng.
Sau đó đoàn đến khu di tích Gò Cây Thị, nắm trên cánh đồng Óc Eo,cách núi Ba Thê
khỏang 2km.Cấu trúc Gò Cây Thị gồm 36 đường tường móng gạch tạo thành,nhiều
cầu trúc bên trong gồm: Tiền diện, chính diện, các ô ngăn lơn và nhỏ...Đây cũng là
nơi được khai quật và tìm thấy một số tượng phật bằng đồng.Cách đó 20m là Gò cây
Thị B gồm kiến trúc mộ hỏa táng xây bằng gạch và đá.
Tham quan xong khu di tích Gò Cây Thị xong,nhìn lại đồng hồ cũng đã đến gấn đến
ngọ rồi mà quãng đường thì còn dài nên cả đòan tranh thủ làm vài ổ bành mì (bành mì
và mì gói là các món ăn chủ đạo của đoàn trong tour nay :lol: ) để khi lên phà Vàm
Cóng vừa nghỉ vừa gặm tiết kiệm thời gian.
Qua phà Vàm Cống,đòan lại một lần nửa được đi trên con đường tơ lụa,và chìm trong
sương mù "màu đỏ" từ Lắp Vò về TX Sa Đéc.Tham quan một vòng vườn hoa Sa
Đéc,khu trồng hoa kiểng của TX này rồi thẳng tiến về TX Vĩnh Long để dùng bữa
cơm gia đình với nhà của chị Womandalat.

17h45 cả đòan chia tay TX Vĩnh Long và thẳng tiến về sài Gòn, nơi có các anh em
Hoangtuden khác đang chờ đón đòan trở về.Đường tối,xe đông cả đòan di chuyển
bám sát nhau và về đến đại lộ Nguyễn Văn Linh an tòan lúc 20h.

You might also like