You are on page 1of 7

Một số kiến thức về công ty hợp danh

( Bình chọn: 1 -- Thảo luận: 2 -- Số lần đọc: 2469)


Hiện nay, nước ta trong nền kinh tế hội nhập thế giới, việc kinh doanh ngày càng phát triển, nhu cầu mở rộng quy
mô, phạm vi kinh doanh dẫn đến nhu cầu cần có sự góp sức, kinh nghiệm, khả năng, vốn liếng của nhiều người hơn.
Những nhà đầu tư riêng lẻ bắt đầu tìm cách liên kết kinh doanh để nhanh chóng tập hợp một số vốn lớn để phục vụ
cho nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh, có thể giảm chi phí sản xuất thu lợi nhuận cao hơn, khả nănh cạnh
tranh tốt hơn, bên cạnh đó các nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro. Công ty là mô hình kinh doanh nhiều chủ bắt đầu
được ra đời. Một trong những công ty đó là công ty hợp danh.
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch
sử loài người. Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong
pháp luật của Việt Nam chưa lâu. Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp
này được ghi nhận là ở Luật Doanh nghiệp năm 1999. Những quy
định hiện hành về công ty hợp danh tập trung trong Luật Doanh
nghiệp năm 2005. Để hiểu rõ về loại hình công ty này chúng ta cùng
đi tìm hiểu bên trong .
Công ty hợp danh: Là loại hình doanh nghiệp được thành lập tại Việt
Nam từ ngày 01/01/2000 theo luật doanh nghiệp 12/6/1999.
Theo thống kê doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hồ Chí
Minh hiện nay có 9 công ty. Cho đến ngày 20/11/2007, Hà Nội chỉ có
17 công ty hợp danh so với 33.327 công ty trách nhiệm hữu hạn,
21.061 công ty cổ phần, 2.921 doanh nghiệp tư nhân, 2.137 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Như vậy,
có thể thấy số lượng công ty hợp danh là quá ít ỏi so với số lượng các doanh nghiệp thuộc các loại hình khác.
Theo luật công chứng 2006 thì văn phòng công chứng (nếu từ 2 công chứng viên) phải thành lập dưới dạng công ty
hợp danh.
Sau đây là một số công ty hợp danh mà nhóm đã tìm được:
Công ty hợp danh dịch vụ vận tải thủy - bộ (Tầng 4, tòa nhà số 20 Láng Hạ, phường Láng Hạ, Quận Đống Đa).
Công ty hợp danh kiểm toán và tư vấn tài chính Việt Nam (Số 1603, tầng 16, tòa nhà 24T1, phường Trung Hòa,
quận Cầu Giấy).
Công ty hợp danh kiểm toán và định giá Việt Nam (Số 202, ngõ Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, Quận Đống Đa).
Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam (Số 17, lô 2C, khu đô thị Trung Yên, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy).

Thông tin chi tiết của một công ty hợp danh :

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN - TƯ VẤN ABC
Tên giao dịch: ABC AUDITING - CONSULTANCY PARTNERSHIP COMPANY
Tên viết tắt: ACC - ABC
Địa chỉ trụ sở: 13/24, PHỐ ĐÀO TẤN, PHƯỜNG CỐNG VỊ, QUẬN BA ĐÌNH
Điện thoại: 7963840
Số Đăng ký kinh doanh: 0105000016
Ngày cấp: 29/07/2005
Tình trạng hoạt động: ĐANG HOẠT ĐỘNG
Loại hình doanh nghiệp: CÔNG TY HỢP DANH
Loại hình hoạt động: DOANH NGHIỆP
Người đại diện theo pháp
Giám đốc: NGUYỄN VĂN NGUYỄN
luật:
Vốn điều lệ: : 2.000.000.000,00

Ngành nghề kinh doanh:


• - KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH;
• - KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÌ MỤC ĐÍCH THUẾ VÀ
DỊCH VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ;
• - KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG;
• - KIỂM TOÁN TUÂN THỦ;
• - KIỂM TOÁN NỘI BỘ
• - KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN
THÀNH ( KỂ CẢ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HÀNG NĂM);
• - KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN;
• - KIỂM TOÁN THÔNG TIN TÀI CHÍNH;
• - KIỂM TRA THÔNG TIN TÀI CHÍNH TRÊN CƠ SỞ CÁC THỦ
TỤC THOẢ THUẬN TRƯỚC;
• - TƯ VẤN TÀI CHÍNH;
• - TƯ VẤN THUẾ;
• - TƯ VẤN NGUỒN NHÂN LỰC;
• - TƯ VẤN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN;
• - TƯ VẤN QUẢN LÝ;
• - DỊCH VỤ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN;
• - DỊCH VỤ KẾ TOÁN;
• - DỊCH VỤ BỒI DƯỠNG, CẬP NHẬT CÁC KIẾN THỨC TÀI
CHÍNH, KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN;
• - CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN KHÁC VỀ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN,
THUẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT)
• - DỊCH VỤ SOÁT XÉT BÁO CÁO TÀI CHÍNH./.
• (DOANH NGHIỆP CHỈ KINH DOANH KHI CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT)

I.Khái niệm, đặc điểm


Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó :
• Thành viên: có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới
một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
• Chế độ trách nhiệm trong công ty: Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
• Tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
• Công ty hợp danh không được phát hành bất kì chứng khoán nào.
II.Địa vị pháp lý của thành viên công ty hợp danh:
1. Thành viên hợp danh:
a. Điều kiện pháp lý:
• Thành viên hợp danh là một cá nhân: Công dân Việt Nam, nước ngoài.
• Thành viên hợp danh phải thỏa mãn điều kiện về người quản lý doanh nghiệp.
• Chuyên môn: nếu thành viên hợp danh thực hiện hành vi kinh doanh có yêu cầu về chuyên môn thì thành
viên phải thỏa mãn các quy định của pháp luật về chuyên môn.
b. Quyền:
Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về vấn đề của công ty. Mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc
có số phiếu biểu quyết khác quy định tại điều lệ công ty.
Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký, đàm phán và ký
hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty.
Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký. Nếu ứng
trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số
tiền cả góc và lãi thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước.
Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai
sót của cá nhân của chính thành viên đó.
Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty, kiểm tra tài sản,
số kế toán và các tài liệu khác của công ty bất kì lúc nào nếu xét thấy cần thiết.
Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuận quy định tại điều lệ công ty.
Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại theo tỷ lệ góp vốn vào công ty nếu điều
lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.
Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của thành viên được
hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế
có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được hội đồng thành viên chấp nhận.
Các quyền khác theo quy định của luật này và điều lệ công ty.
c. Nghĩa vụ:
Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số
nợ của công ty.
Tiến hành quản lý và thực hiện kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối
đa cho công ty và tấc cả thành viên.
Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty và quyết
định của hội đồng thành viên. Nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại.
Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công
ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh các
ngành, nghề đã đăng ký của công ty mà không đem nộp cho công ty.
Chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại điều lệ công ty trong trường hợp
công ty kinh doanh thua lỗ.
Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công
ty, cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh cuả mình cho thành viên có yêu cầu.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật này và điều lệ công ty.
d. Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh:
Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh
khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng
ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại các công ty cho
người khác nếu không được sự chấp nhận của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên góp vốn :
a. Quyền :
Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại hội đồng thành viên về việc sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, sửa đổi, bổ
sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn. Về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của điều
lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
Được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong vốn điều lệ công ty.
Được cung cấp báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Có quyền yêu cầu chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên
hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty, xem xét sổ kế
toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty.
Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty.
Định đoạt phần góp vốn của mình bằng cách thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy
định của pháp luật và điều lệ công ty. Trường hợp chết hoặc bị tòa tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế
thành viên đã chết trở thành thanh viên góp vốn công ty.
Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công
ty giải thể hoặc phá sản.
Các quyền khác theo quy định của luật này và điều lệ công ty.
b. Nghĩa vụ:
Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty.
Tuân thủ điều lệ, nội quy và quyết định của hội đồng thành viên.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật này và điều lệ công ty.
3. Xác lập và thay đổi tư cách thành viên của công ty
a. Tư cách thành viên của công ty được xác lập khi:
Tham gia thành lập công ty.
Được tiếp nhận vào công ty (khi công ty quyết định tăng thêm số lượng thành viên, tăng vốn điều lệ…).
Nhận chuyển nhượng phần góp vốn từ thành viên góp vốn của công ty hợp danh (chỉ áp dụng đối với thành viên góp
vốn ).
Nhận phần góp vốn từ thừa kế, cho tặng từ thành viên góp vốn.
b. Chấm dứt tư cách thành viên:
Chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết.
Tự nguyện rút vốn khỏi công ty nếu được hội đồng thành viên chấp thuận.
Trong trường hợp này thành viên muốn rút khỏi công ty phải thông báo bằng
văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn.
Bị tòa án tuyên bố mất tích, hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Bị khai trừ khỏi công ty khi: Không thực hiện nghĩa vụ góp vốn, vi phạm các
nghĩa vụ của thành viên.
Chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. Việc chuyển
nhượng của thành viên hợp danh phải được hội đồng thành viên chấp thuận.
Tự nguyện rút vốn khỏi công ty nếu được đa số thành viên hợp danh đồng ý.
III.Tổ chức quản lý trong công ty hợp danh
1.Hội đồng thành viên:
Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Thành phần hội
đồng thành viên là tất cả các thành viên hợp danh.
Người đứng đầu hội đồng thành viên là chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch được các thành viên hợp danh bầu ra.
Thẩm quyền: hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty.
b. Cuộc họp HĐTV:
Yêu cầu triệu tập cuộc họp: Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triều tập họp HĐTV. Người yêu cầu phải chuẩn
bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.
Triệu tập cuộc họp: Chủ tịch HĐTV hoặc thành viên hợp danh đều có quyền triệu tập cuộc họp HĐTV.
• Thông báo mời họp.
• Tài liệu thảo luận được gửi tới trước các thành viên.
• Điều kiện tiến hành cuộc họp: theo qui định tại điều lệ công ty.
c. Quyết định của HĐTV:
Các quyết định của HĐTV được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận. Trong trường
hợp công ty có thành viên nhiều hơn một phiếu biểu quyết thì điều lệ sẽ quy định cụ thể.
Những quyết định phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận (nếu điều lệ không được quy định
cụ thể):
• Phương hướng phát triển công ty.
• Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.
• Tiếp nhận thành viên hợp danh mới.
• Chấp nhậnh thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên.
• Quyết định dự án đầu tư.
Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ
của công ty (trừ trường hợp điều lệ của công ty có quy định một tỷ lệ khác cao hơn).
• Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty ( trừ trường hợp điều lệ
của công ty có quy định một tỷ lệ khác cao hơn ).
• Quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho
từng thành viên.
• Quyết định giải thể công ty.
2. Chủ tịch HĐTV và giám đốc (Tổng GĐ):
Chủ tịch HĐTV đồng thời có thể kiêm giám đốc (TGĐ) công ty. Nhiệm vụ của chủ tịch và giám đốc (TGĐ) :
Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty (với tư cách là thành viên hợp danh).
Triệu tập và tổ chức họp hội đồng thành viên. Ký các quyết định hoặc nghị quyết của HĐTV.
Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh, ký các quyết định về quy chế, nội quy và
các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty.
Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo
quy định của pháp luật.
Đại diện cho công ty trong quan hệ với các cơ quan nhà nước, đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc
nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc tranh chấp khác.
Các nhiệm vụ khác do điều lệ công ty quy định.
IV.Điều hành kinh doanh công ty hợp danh
Giám đốc phân công công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh.
Các thành viên hợp danh cùng nhau điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong hoạt động kinh doanh của công ty, tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ
chức thực hiện hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
Thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm các chức danh quản lý, kiểm soát hoạt động công ty.
Mỗi thành viên hợp danh đều có quyền kiểm tra, giám sát, yêu cầu cung cấp thông tin từ công ty và thành viên hợp
danh khác về tình hình kinh doanh, tài sản, sổ sách kế toán và các thông tin khác khi cần thiết.
© www.saga.vn

File gắn kèm:


File download:

Điểm trung bình: Tổng điểm: 5/ 1 lượt bình chọn

Bình chọn:

D?~Thu?ng~T?m

Cảm ơn bạn đã tham gia bình chọn.


14836 0 1

+ Thêm vào Bài viết ưa thích + Bài viết đã được thêm vào danh sách ưa thích của bạn

+ Xóa bỏ việc nhận tin nhắn thông báo khi có thảo luận mới cho bài viết này + Yêu cầu đã
được xử lý

Bổ sung nội dung cho bài viết và tranh


luận( 2)

Có ích: 0/0
minhphu_dhnh (12/01/2009 02:08 AM) Có ích Không có ích
© SAGA - Mô hình công ty hợp danh - Theo mình nghĩ thì các công ty kiểm toán thường chọn mô hình công
ty hợp danh để thành lập so với các mô hình công ty khác bởi vì những đặc điểm của công ty hợp danh rất
phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Có thể nêu ra một số đặc điểm như sau:

Công ty hợp danh là công ty đối nhân, được thành lập bởi những thành viên hợp danh có quan hệ thân thiết, hiểu
biết về nhau...

Bạn thử nghĩ xem, nếu bạn thành lập công ty TNHH, hay công ty cổ phần...thì việc bạn hoạt động kinh doanh chịu
ảnh hưởng rất lớn từ quyết định của tổng giám đốc (giám đốc)... tức là tính tự chủ trong công việc của bạn sẽ rất
hạn chế, không phát huy hết năng lực. Nhưng nếu thành lập công ty hợp danh thì các thành viên sẽ tự chủ hơn.

Các thành viên hợp danh có thể nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành nghề mà cụ thể
ở đây là dịch vụ kiểm toán. Điều này nó thể hiện được tính linh hoạt trong công việc rất nhiều, việc các thành viên
hợp danh đều có thể tự chủ hoạt động theo khả năng của mình (không chịu nhiều ảnh hưởng của các thành viên
khác) sẽ giúp các thành viên hợp danh phát huy được hết năng lực chuyên môn của mình.

Ngoài ra việc phân chia lợi nhuân kiếm được giữa các thành viên hợp danh không nhất thiết phải phân chia theo tỷ
lệ vốn góp mà có thể theo thỏa thuận giữa các thành viên. Chẳng hạn có thể phân chia theo năng lực, làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Do đó các thành viên sẽ rất tâm huyết với nghề, cố gắng phát huy hết và khả năng
chuyên môn của mình nhiều hơn, làm việc thận trọng và hiệu quả hơn. Điều này rất quan trọng trong lĩnh vực kiểm
toán, một công việc đòi hỏi khả năng chuyên môn của các thành viên là rất cao và nhất là tính hiệu quả của mỗi
thành viên.

Mặt khác công việc kiểm toán đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ,tham vấn chuyên môn của những thành viên còn lại
(đều có chứng chỉ hành nghề kiểm toán) sẽ giúp bạn giải quyết công việc có hiệu quả hơn, giúp tránh được thiếu
sót trong hoạt động kiểm toán. Do đó thành lập công ty hợp danh sẽ giải quyết được yêu cầu này vì để trở thành
thành viên hợp danh thì các thành viên phải có chửng chỉ kiểm toán viên độc lâp. Nói chung là công ty hợp danh
sẽ là thích hợp nhất nếu bạn muốn kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Có ích: 0/0
ladyfirsttdbcn (30/12/2008 11:07 PM) Có ích Không có ích
© SAGA - Về việc cho tặng phần góp vốn - Em muốn hỏi một chút là tại sao các công ty về kiểm toán lại chọn
hình thức công ty hợp danh thay vì công ty TNHH vì em thấy công ty hợp danh có một số điểm bất lợi cho chủ
doanh nghiệp:

1. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn.

2. Việc cho tặng phần góp vốn của các thành viên hợp danh rắc rối và chỉ được thực hiện nếu được sự đồng ý của
Hội đồng Thành viên (HĐTV).

Trong khi đó, công ty TNHH thì khắc phục được tất cả các yếu tố trên rõ ràng có lợi hơn cho chủ doanh nghiệp.
Vậy thì tại sao các công ty hợp danh vẫn tồn tại mặc dù rất ít.

Nhân đây, em muốn hỏi vấn đề nữa đó là tại sao thành viên hợp danh không thể cho tặng phần góp vốn của mình
cho người khác nếu không được sự đồng ý của HĐTV.

You might also like